1. Môn Toán
  2. tính tích phân bằng phương pháp tích phân từng phần
tính tích phân bằng phương pháp tích phân từng phần
Thể Loại: TIPS Giải Toán 12
Ngày đăng: 03/06/2018

tính tích phân bằng phương pháp tích phân từng phần

Quý thầy cô và học sinh đang tham khảo tính tích phân bằng phương pháp tích phân từng phần, bộ đề thi được xây dựng bám sát chuẩn toán math cập nhật nhất. Cấu trúc đề bảo đảm độ phủ kiến thức đồng đều, mức độ câu hỏi được cân chỉnh từ nhận biết đến vận dụng cao, phù hợp kiểm tra toàn diện năng lực. Hãy khai thác triệt để tài liệu này để đánh giá chính xác trình độ hiện tại và tối ưu chiến lược luyện thi của bạn.

Bài viết hướng dẫn các bước tính tích phân bằng phương pháp tích phân từng phần, đồng thời nêu ra một số dạng toán thường gặp và kinh nghiệm đặt biến số thích hợp khi thực hiện tích phân từng phần.

Phương pháp tích phân từng phần:

Nếu \(u(x)\) và \(v(x)\) là các hàm số có đạo hàm liên tục trên \(\left[ {a;b} \right]\) thì:

\(\int\limits_a^b {u(x)v'(x)dx} \) \( = \left( {u(x)v(x)} \right)\left| \begin{array}{l}

b\\

a

\end{array} \right. – \int\limits_a^b {v(x)u'(x)dx} .\)

Hay: \(\int\limits_a^b {udv = uv\left| \begin{array}{l}

b\\

a

\end{array} \right. – \int\limits_a^b {vdu} } .\)

Áp dụng công thức trên ta có quy tắc tính \(\int\limits_a^b {f(x)dx} \) bằng phương pháp tích phân từng phần như sau:

+ Bước 1: Viết \(f(x)dx\) dưới dạng \(udv = uv’dx\) bằng cách chọn một phần thích hợp của \(f(x)\) làm \(u(x)\) và phần còn lại \(dv = v'(x)dx.\)

+ Bước 2: Tính \(du = u’dx\) và \(v = \int {dv} = \int {v'(x)dx} .\)

+ Bước 3: Tính \(\int\limits_a^b {vdu} = \int\limits_a^b {vu’dx} \) và \(uv\left| \begin{array}{l}

b\\

a

\end{array} \right. .\)

+ Bước 4: Áp dụng công thức \(\int\limits_a^b {f(x)dx} = \int\limits_a^b {udv = uv\left| \begin{array}{l}

b\\

a

\end{array} \right. – \int\limits_a^b {vdu} } .\)

Cách đặt \(u\) và \(dv\) trong phương pháp tích phân từng phần

Điều quan trọng khi sử dụng công thức tích phân từng phần là làm thế nào để chọn \(u\) và \(dv = v’dx\) thích hợp trong biểu thức dưới dấu tích phân \(f(x)dx\). Nói chung nên chọn \(u\) là phần của \(f(x)\) mà khi lấy đạo hàm thì đơn giản, chọn \(dv = v’dx\) là phần của \(f(x)dx\) là vi phân một hàm số đã biết hoặc có nguyên hàm dễ tìm.

tính tích phân bằng phương pháp tích phân từng phần

+ Nếu tính tích phân \(\int\limits_\alpha ^\beta {P(x)Q(x)dx} \) mà \(P(x)\) là đa thức chứa \(x\) và \(Q(x)\) là một trong những hàm số: \({e^{ax}}\), \(\sin ax\), \(\cos ax\) thì ta thường đặt:

\(\left\{ \begin{array}{l}

u = P(x)\\

dv = Q(x)dx

\end{array} \right.\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}

du = P'(x)dx\\

v = \int {Q(x)dx}

\end{array} \right. \)

+ Nếu tính tích phân \(\int\limits_\alpha ^\beta {P(x)Q(x)dx} \) mà \(P(x)\) là đa thức của \(x\) và \(Q(x)\) là hàm số \(ln(ax)\) thì ta đặt: \(\left\{ \begin{array}{l}

u = Q(x)\\

dv = P(x)dx

\end{array} \right.\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}

du = Q’\left( x \right)dx\\

v = \int {P(x)dx}

\end{array} \right. \)

+ Nếu tính tích phân \(J = \int\limits_\alpha ^\beta {{e^{ax}}\sin bxdx} \) thì ta đặt \(\left\{ \begin{array}{l}

u = {e^{ax}}\\

dv = \sin bxdx

\end{array} \right.\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}

du = a{e^{ax}}dx\\

v = – \frac{1}{b}\cos bx

\end{array} \right. \)

Tương tự với tích phân \(I = \int\limits_\alpha ^\beta {{e^{ax}}\cos bxdx} \), ta đặt \(\left\{ \begin{array}{l}

u = {e^{ax}}\\

dv = \cos bxdx

\end{array} \right.\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}

du = a{e^{ax}}dx\\

v = \frac{1}{b}\sin bx

\end{array} \right. \)

Trong trường hợp này, ta phải tính tích phân từng phần hai lần sau đó trở thành tích phân ban đầu. Từ đó suy ra kết quả tích phân cần tính.

[ads]

Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Tính các tích phân sau:

a. \(\int\limits_1^2 {\frac{{\ln x}}{{{x^5}}}dx} .\)

b. \(\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {x\cos xdx} .\)

c. \(\int\limits_0^1 {x{e^x}dx} .\)

d. \(\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{e^x}\cos xdx} .\)

a. Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}

u = \ln x\\

dv = \frac{1}{{{x^5}}}dx

\end{array} \right.\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}

du = \frac{{dx}}{x}\\

v = – \frac{1}{{4{x^4}}}

\end{array} \right.\)

Do đó: \(\int\limits_1^2 {\frac{{\ln x}}{{{x^5}}}dx} \) \( = \left. { – \frac{{\ln x}}{{4{x^4}}}} \right|_1^2 + \frac{1}{4}\int\limits_1^2 {\frac{{dx}}{{{x^5}}}} \) \( = – \frac{{\ln 2}}{{64}} + \left. {\frac{1}{4}\left( { – \frac{1}{{4{x^4}}}} \right)} \right|_1^2\) \( = \frac{{15 – 4\ln 2}}{{256}}.\)

b. Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}

u = x\\

dv = \cos xdx

\end{array} \right.\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}

du = dx\\

v = \sin x

\end{array} \right.\)

Do đó: \(\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {x\cos xdx} \) \( = \left( {x\sin x} \right)\left| \begin{array}{l}

\frac{\pi }{2}\\

0

\end{array} \right. – \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\sin xdx} \) \( = \frac{\pi }{2} + \cos x\left| \begin{array}{l}

\frac{\pi }{2}\\

0

\end{array} \right. = \frac{\pi }{2} – 1.\)

c. Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}

u = x\\

dv = {e^x}dx

\end{array} \right.\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}

du = dx\\

v = {e^x}

\end{array} \right.\)

Do đó: \(\int\limits_0^1 {x{e^x}dx} \) \( = x{e^x}\left| \begin{array}{l}

1\\

0

\end{array} \right. – \int\limits_0^1 {{e^x}dx} \) \( = e – {e^x}\left| \begin{array}{l}

1\\

0

\end{array} \right.\) \( = e – \left( {e – 1} \right) = 1.\)

d. Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}

u = {e^x}\\

dv = \cos xdx

\end{array} \right.\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}

du = {e^x}dx\\

v = \sin x

\end{array} \right.\) \( \Rightarrow \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{e^x}\cos xdx} \) \( = {e^x}\sin x\left| \begin{array}{l}

\frac{\pi }{2}\\

0

\end{array} \right. – \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{e^x}\sin xdx} .\)

Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}

{u_1} = {e^x}\\

d{v_1} = \sin xdx

\end{array} \right.\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}

d{u_1} = {e^x}dx\\

{v_1} = – \cos x

\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{e^x}\cos xdx} \) \( = {e^{\frac{\pi }{2}}} + {e^x}\cos x\left| \begin{array}{l}

\frac{\pi }{2}\\

0

\end{array} \right. – \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{e^x}\cos xdx} \)

\( \Leftrightarrow 2\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{e^x}\cos xdx} \) \( = {e^{\frac{\pi }{2}}} – 1\) \( \Leftrightarrow \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{e^x}\cos xdx} = \frac{{{e^{\frac{\pi }{2}}} – 1}}{2}.\)

Ví dụ 2: Tính các tích phân sau:

a. \(I = \int\limits_1^3 {\frac{{3 + \ln x}}{{{{(x + 1)}^2}}}dx} .\)

b. \(J = \int\limits_{ – 1}^0 {(2{x^2} + x + 1)\ln (x + 2)dx} .\)

a. Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}

u = 3 + \ln x\\

dv = \frac{{dx}}{{{{(x + 1)}^2}}}

\end{array} \right.\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}

du = \frac{{dx}}{x}\\

v = \frac{{ – 1}}{{x + 1}}

\end{array} \right.\)

\(I = – \left. {\frac{{3 + \ln x}}{{x + 1}}{\rm{ }}} \right|_1^3 + \int\limits_1^3 {\frac{{dx}}{{x(x + 1)}}} \) \( = – \frac{{3 + \ln 3}}{4} + \frac{3}{2} + \left. {\ln \left| {\frac{x}{{x + 1}}} \right|} \right|_1^3\) \( = \frac{{3 – \ln 3}}{4} + \ln \frac{3}{2}.\)

b. Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}

u = \ln (x + 2)\\

dv = (2{x^2} + x + 1)dx

\end{array} \right.\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}

du = \frac{1}{{x + 2}}dx\\

v = \frac{2}{3}{x^3} + \frac{1}{2}{x^2} + x

\end{array} \right.\)

\(J = (\frac{2}{3}{x^3} + \frac{1}{2}{x^2} + x)\ln (x + 2)\left| {_{ – 1}^0} \right.\) \( – \frac{1}{6}\int\limits_{ – 1}^0 {\frac{{4{x^3} + 3{x^2} + 6x}}{{x + 2}}dx} \)

\( = – \frac{1}{6}\int\limits_{ – 1}^0 {(4{x^2} – 5x + 16 – \frac{{32}}{{x + 2}})dx} \) \( = – \frac{1}{6}\left. {\left[ {\frac{4}{3}{x^3} – \frac{5}{2}{x^2} + 16x – 32\ln (x + 2)} \right]} \right|_{ – 1}^0\)

\( = \frac{{16}}{3}\ln 2 – \frac{{119}}{{36}}.\)

Ví dụ 3: Tính tích phân sau: \(I = \int\limits_0^{e – 1} {x\ln (x + 1)dx} .\)

Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}

u = \ln (x + 1)\\

dv = xdx

\end{array} \right.\) ta có \(\left\{ \begin{array}{l}

du = \frac{1}{{x + 1}}dx\\

v = \frac{{{x^2} – 1}}{2}

\end{array} \right.\)

Suy ra: \(I = \int\limits_0^{e – 1} {x\ln (x + 1)dx} \) \( = \left. {\left[ {\ln (x + 1)\frac{{{x^2} – 1}}{2}} \right]} \right|_0^{e – 1}\) \( – \frac{1}{2}\int\limits_0^{e – 1} {(x – 1)dx} \) \( = \frac{{{e^2} – 2e}}{2} – \frac{1}{2}\left( {\frac{{{x^2}}}{2} – x} \right)\left| {_0^{e – 1}} \right.\) \( = \frac{{{e^2} – 3}}{4}.\)

Chú ý: Trong ví dụ này, ta chọn \(v = \frac{{{x^2} – 1}}{2}\) thay vì \(v = \frac{{{x^2}}}{2}\) để việc tính tích phân \(\int\limits_0^{e – 1} {vdu} \) dễ dàng hơn, như vậy bạn đọc có thể chọn \(v\) một cách khéo léo để lời giải được ngắn gọn.

Bạn đang khám phá nội dung tính tích phân bằng phương pháp tích phân từng phần trong chuyên mục toán lớp 12 trên nền tảng toán math. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập lý thuyết toán thpt này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 12 cho học sinh THPT, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội, tạo nền tảng vững chắc cho Kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia và hành trang vào đại học.
Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
Facebook: MÔN TOÁN
Email: montoanmath@gmail.com

đánh giá tài liệu

5/5
( đánh giá)
5 sao
100%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%