1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4

Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4

Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4: Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi

montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4, một công cụ ôn tập hiệu quả giúp các em học sinh nắm vững kiến thức và tự tin bước vào kỳ thi. Đề thi được biên soạn theo sát chương trình học, bao gồm các dạng bài tập thường gặp và có đáp án chi tiết.

Với đề thi này, các em có thể tự đánh giá năng lực, rèn luyện kỹ năng giải đề và làm quen với cấu trúc đề thi thực tế.

Đề bài

    Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
    Câu 1 :

    Muốn so sánh hai tập dữ liệu với nhau, ta nên dùng

    • A.

      biểu đồ quạt tròn.

    • B.

      biểu đồ cột kép.

    • C.

      biểu đồ tranh.

    • D.

      biểu đồ cột.

    Câu 2 :

    Cho bảng tần số - tần số tương đối điểm kiểm tra của lớp 9B như sau:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 0 1

    Tần số tương đối của điểm 8 là bao nhiêu?

    • A.

      7%.

    • B.

      12,5%.

    • C.

      20%.

    • D.

      17,5%.

    Câu 3 :

    Giáo viên ghi lại thời gian bơi cự ly 50 mét của học sinh lớp 9A cho kết quả trong bảng sau:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 0 2

    Tần số tương đối của nhóm [45; 50) bằng

    • A.

      25%.

    • B.

      7,5%.

    • C.

      15%.

    • D.

      17,5%.

    Câu 4 :

    Có hai hộp đựng thẻ. Hộp \(1\) đựng \(6\) thẻ được đánh số thứ tự từ \(1\) đến \(6\), hộp \(2\) đựng \(5\) thẻ được đánh số thứ tự từ 1 đến 5. Từ mỗi hộp lấy ngẫu nhiên một thẻ. Gọi \(A\) là biến cố: “Lần đầu lấy được thẻ ghi số \(6\)”. Số phần tử của biến cố \(A\) là:

    • A.

      6.

    • B.

      10.

    • C.

      15.

    • D.

      5.

    Câu 5 :

    Tính bán kính đường tròn nội tiếp của tam giác đều có cạnh bằng 16cm.

    • A.

      \(4\sqrt 3 \)cm.

    • B.

      \(8\sqrt 3 \)cm.

    • C.

      \(\frac{{8\sqrt 3 }}{3}\)cm.

    • D.

      \(\frac{{16\sqrt 3 }}{3}\)cm.

    Câu 6 :

    Cho tứ giác \(MNPQ\) nội tiếp đường tròn (O). Biết \(\widehat {MNQ} = 60^\circ ,\widehat {QMP} = 40^\circ \). Số đo góc MQP là

    • A.

      \(40^\circ \).

    • B.

      \(25^\circ \).

    • C.

      \(80^\circ \).

    • D.

      \(60^\circ \).

    Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
    Câu 1 :

    Tại một hội nghị khoa học quốc tế năm 2022, ban tổ chức khảo sát số lượng ngôn ngữ mà mỗi đại biểu có thể sử dụng. Kết quả thu được như sau:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 0 3

    a) Bảng tần số tương đối cho dữ liệu trên như sau:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 0 4

    Đúng
    Sai

    b) Tỉ lệ phần trăm đại biểu sử dụng được ít nhất 2 ngoại ngữ là 35%.

    Đúng
    Sai

    c) Biểu đồ tần số tương đối cho dữ liệu trên là:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 0 5

    Đúng
    Sai

    d) Tại hội nghị khoa học quốc tế được tổ chức năm 2023, có 65 trong tổng số 180 đại biểu tham dự có thể sử dụng được từ 3 ngoại ngữ trở lên. Do đó tỉ lệ đại biểu sử dụng được từ 3 ngoại ngữ trở lên năm 2023 tăng so với năm 2022.

    Đúng
    Sai
    Câu 2 :

    Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn tâm \(\left( O \right)\), đường cao AH, đường kính AM. Gọi I là trung điểm BC. 

    a) \(\widehat {ACM} = 45^\circ \).

    Đúng
    Sai

    b) \(\widehat {OAC} = \widehat {BAH}\).

    Đúng
    Sai

    c) \(OI{\mkern 1mu} {\rm{//}}{\mkern 1mu} AH\).

    Đúng
    Sai

    d) Gọi N là giao điểm của AH với đường tròn \(\left( O \right)\). Tứ giác BCMN là hình bình hành.

    Đúng
    Sai
    Phần III. Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn
    Thí sinh trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
    Câu 1 :

    Biểu đồ tần số ghép nhóm dưới đây ghi lại tốc độ (đơn vị: km/h) của 44 ô tô khi đi qua một trạm đo tốc độ.

    Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 0 6

    Tính tần số tương đối ghép nhóm của nhóm có số lượng ô tô nhiều nhất (đơn vị %, làm tròn đến hàng phần mười).

    Đáp án:

    Câu 2 :

    Một phường cho trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên tiêm vắc xin 6 in 1. Bảng sau thống kê số mũi vắc xin 6 in 1 mà 60 trẻ em từ 2 tháng tuối đến 24 tháng tuổi của phường này đã tiêm.

    Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 0 7

    Trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi cần hoàn thành 4 mũi tiêm của vắc xin 6 in 1. Hỏi có bao nhiêu trẻ em của phường trên cần phải hoàn thành lộ trình tiêm vắc xin này?

    Đáp án:

    Câu 3 :

    Bạn Long có n tấm thẻ cùng loại được đánh số từ 1 đến n. Bạn Long rút ngẫu nhiên một tấm thẻ. Biết rằng xác suất của biến cố "Lấy được tấm thẻ ghi số có một chữ số" là 0,25. Bạn Long có bao nhiêu tấm thẻ?

    Đáp án:

    Câu 4 :

    Cho tam giác ABC có CK và BD là hai đường cao. Biết \(\widehat {ACB} = 50^\circ \), số đo \(\widehat {AKD}\) bằng … (không cần ghi độ)

    Đáp án:

    Phần IV. Tự luận
    Câu 1 :

    Tỉ lệ học sinh bình chọn cho danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trong giải bóng đá của trường được cho trong bảng sau:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 0 8

    Biết rằng có 500 học sinh tham gia bình chọn.

    a) Lập bảng tần số học sinh bình chọn cho danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trong giải bóng đá của trường.

    b) Tính xác suất cầu thủ được chọn cho danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trong giải bóng đá của trường có tên bắt đầu bởi chữ cái B.

    Câu 2 :

    Cho \(\Delta ABC\) nhọn có \(\widehat {BAC} = 60^\circ \). Vẽ đường tròn đường kính BC tâm \(O\) cắt AB, AC lần lượt tại \(D\) và \(E\).

    a) Tính số đo $\overset\frown{DE}$.

    b) Tia DO cắt đường tròn tại \(K\). Tính góc EDK.

    Lời giải và đáp án

      Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
      Câu 1 :

      Muốn so sánh hai tập dữ liệu với nhau, ta nên dùng

      • A.

        biểu đồ quạt tròn.

      • B.

        biểu đồ cột kép.

      • C.

        biểu đồ tranh.

      • D.

        biểu đồ cột.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào mục đích của từng loại biểu đồ.

      Lời giải chi tiết :

      Để so sánh hai tập dữ liệu với nhau, ta nên dùng biểu đồ cột kép.

      Đáp án B

      Câu 2 :

      Cho bảng tần số - tần số tương đối điểm kiểm tra của lớp 9B như sau:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 1 1

      Tần số tương đối của điểm 8 là bao nhiêu?

      • A.

        7%.

      • B.

        12,5%.

      • C.

        20%.

      • D.

        17,5%.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Quan sát bảng tần số - tần số tương đối để xác định tần số tương đối của điểm 8.

      Lời giải chi tiết :

      Tần số tương đối của điểm 8 là 17,5%.

      Đáp án D

      Câu 3 :

      Giáo viên ghi lại thời gian bơi cự ly 50 mét của học sinh lớp 9A cho kết quả trong bảng sau:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 1 2

      Tần số tương đối của nhóm [45; 50) bằng

      • A.

        25%.

      • B.

        7,5%.

      • C.

        15%.

      • D.

        17,5%.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Quan sát bảng, xác định số học sinh thuộc nhóm [45; 50).

      Tính tần số tương đối = số học sinh thuộc nhóm [45; 50) : tổng số học sinh lớp 9A.100%

      Lời giải chi tiết :

      Có 7 học sinh thuộc nhóm [45; 50).

      Tổng số học sinh lớp 9A là: 3 + 7 + 10 + 20 = 40 (học sinh)

      Tần số tương đối của nhóm [45; 50) là:

      \(\frac{7}{{40}}.100\% = 17,5\% \).

      Đáp án D

      Câu 4 :

      Có hai hộp đựng thẻ. Hộp \(1\) đựng \(6\) thẻ được đánh số thứ tự từ \(1\) đến \(6\), hộp \(2\) đựng \(5\) thẻ được đánh số thứ tự từ 1 đến 5. Từ mỗi hộp lấy ngẫu nhiên một thẻ. Gọi \(A\) là biến cố: “Lần đầu lấy được thẻ ghi số \(6\)”. Số phần tử của biến cố \(A\) là:

      • A.

        6.

      • B.

        10.

      • C.

        15.

      • D.

        5.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Xác định các kết quả thuận lợi của biến cố A.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(A = \left\{ {(6,1);(6,2);(6,3);(6,4);(6,5)} \right\}\). Do đó số phần tử của biến cố \(A\) là 5.

      Đáp án D

      Câu 5 :

      Tính bán kính đường tròn nội tiếp của tam giác đều có cạnh bằng 16cm.

      • A.

        \(4\sqrt 3 \)cm.

      • B.

        \(8\sqrt 3 \)cm.

      • C.

        \(\frac{{8\sqrt 3 }}{3}\)cm.

      • D.

        \(\frac{{16\sqrt 3 }}{3}\)cm.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng công thức tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác đều cạnh a: \(r = \frac{{\sqrt 3 }}{6}a\).

      Lời giải chi tiết :

      Bán kính đường tròn nội tiếp của tam giác đều cạnh bằng 16cm là: \(r = \frac{{\sqrt 3 }}{6} \cdot 16 = \frac{{8\sqrt 3 }}{3}\)cm

      Đáp án C

      Câu 6 :

      Cho tứ giác \(MNPQ\) nội tiếp đường tròn (O). Biết \(\widehat {MNQ} = 60^\circ ,\widehat {QMP} = 40^\circ \). Số đo góc MQP là

      • A.

        \(40^\circ \).

      • B.

        \(25^\circ \).

      • C.

        \(80^\circ \).

      • D.

        \(60^\circ \).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào hai góc nội tiếp cùng chắn một cung để tính \(\widehat {QNP}\), suy ra \(\widehat {MNP}\).

      Từ định lí tổng hai góc đối của tứ giác nội tiếp, tính \(\widehat {MQP}\).

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 1 3

      Vì tứ giác MNPQ nội tiếp đường tròn (O) nên \(\widehat {QMP} = \widehat {QNP}\) (hai góc nội tiếp chắn cung PQ), suy ra \(\widehat {QNP} = 40^\circ \).

      Ta có: \(\widehat {MNP} = \widehat {MPQ} + \widehat {QNP} = 60^\circ + 40^\circ = 100^\circ \).

      Áp dụng định lí tổng hai góc đối của tứ giác nội tiếp, ta có: \(\widehat {MQP} + \widehat {MNP} = 180^\circ \)

      Suy ra \(\widehat {MQP} = 180^\circ - \widehat {MNP} = 180^\circ - 100^\circ = 80^\circ \).

      Đáp án C

      Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
      Câu 1 :

      Tại một hội nghị khoa học quốc tế năm 2022, ban tổ chức khảo sát số lượng ngôn ngữ mà mỗi đại biểu có thể sử dụng. Kết quả thu được như sau:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 1 4

      a) Bảng tần số tương đối cho dữ liệu trên như sau:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 1 5

      Đúng
      Sai

      b) Tỉ lệ phần trăm đại biểu sử dụng được ít nhất 2 ngoại ngữ là 35%.

      Đúng
      Sai

      c) Biểu đồ tần số tương đối cho dữ liệu trên là:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 1 6

      Đúng
      Sai

      d) Tại hội nghị khoa học quốc tế được tổ chức năm 2023, có 65 trong tổng số 180 đại biểu tham dự có thể sử dụng được từ 3 ngoại ngữ trở lên. Do đó tỉ lệ đại biểu sử dụng được từ 3 ngoại ngữ trở lên năm 2023 tăng so với năm 2022.

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) Bảng tần số tương đối cho dữ liệu trên như sau:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 1 7

      Đúng
      Sai

      b) Tỉ lệ phần trăm đại biểu sử dụng được ít nhất 2 ngoại ngữ là 35%.

      Đúng
      Sai

      c) Biểu đồ tần số tương đối cho dữ liệu trên là:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 1 8

      Đúng
      Sai

      d) Tại hội nghị khoa học quốc tế được tổ chức năm 2023, có 65 trong tổng số 180 đại biểu tham dự có thể sử dụng được từ 3 ngoại ngữ trở lên. Do đó tỉ lệ đại biểu sử dụng được từ 3 ngoại ngữ trở lên năm 2023 tăng so với năm 2022.

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng công thức tính tần số tương đối cho dữ liệu: \(f = \frac{m}{N}.100\% \), trong đó m là tần số của giá trị và N là cỡ mẫu. Sau đó lập bảng tần số tương đối.

      b) Tính tổng tần số tương đối của các đại biểu sử dụng được ít nhất 2 ngoại ngữ.

      c) Từ bảng tần số tương đối đã lập để vẽ biểu đồ tần số tương đối phù hợp.

      Công thức đổi từ tần số tương đối sang độ: \(360^\circ .{f_i}\).

      d) Tính tần số tương đối của số đại biểu sử dụng được từ 3 ngoại ngữ trở nên trong năm 2022 và 2023.

      So sánh hai tần số tương đối với của số đại biểu sử dụng được từ 3 ngoại ngữ trong hai năm với nhau.

      Lời giải chi tiết :

      a) Sai

      Tổng số đại biểu là: \(72 + 58 + 34 + 20 + 16 = 200\)

      Tần số tương đối của các giá trị 1; 2; 3; 4; \( \ge \)5 lần lượt là:

      \(\begin{array}{l}\frac{{72}}{{200}}.100\% = 36\% ;\frac{{58}}{{200}}.100\% = 29\% ;\frac{{34}}{{200}}.100\% = 17\% ;\\\frac{{20}}{{200}}.100\% = 10\% ;\frac{{16}}{{200}}.100\% = 8\% \end{array}\)

      Vậy bảng tần số tương đối cho dữ liệu trên như sau:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 1 9

      b) Sai

      Tỉ lệ phần trăm đại biểu sử dụng được ít nhất 2 ngoại ngữ là:

      \(29 + 17 + 10 + 8 = 64\left( \% \right)\).

      c) Đúng

      Từ bảng tần số tương đối, ta có số độ tương ứng với các giá trị tần số là:

      \(\begin{array}{l}360^\circ .36\% \approx 130^\circ ;360^\circ .29\% \approx 104^\circ ;360^\circ .17\% \approx 61^\circ ;\\360^\circ .10\% = 36^\circ ;360^\circ .8\% = 29^\circ \end{array}\)

      Vẽ được biểu đồ tần số tương đối:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 1 10

      d) Đúng

      Tỉ lệ đại biểu sử dụng từ 3 ngôn ngữ trở lên trong hội nghị năm 2022 là: \(17\% + 10\% + 8\% = 35\% \)

      Tỉ lệ đại biểu sử dụng từ 3 ngôn ngữ trở lên trong hội nghị năm 2023 là: \(\frac{{65}}{{180}}.100\% \approx 36,1\% \)

      Ta thấy 36,1% > 35% nên tỉ lệ đại biểu sử dụng được từ 3 ngoại ngữ trở lên năm 2023 tăng so với năm 2022.

      Đáp án: SSĐĐ

      Câu 2 :

      Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn tâm \(\left( O \right)\), đường cao AH, đường kính AM. Gọi I là trung điểm BC. 

      a) \(\widehat {ACM} = 45^\circ \).

      Đúng
      Sai

      b) \(\widehat {OAC} = \widehat {BAH}\).

      Đúng
      Sai

      c) \(OI{\mkern 1mu} {\rm{//}}{\mkern 1mu} AH\).

      Đúng
      Sai

      d) Gọi N là giao điểm của AH với đường tròn \(\left( O \right)\). Tứ giác BCMN là hình bình hành.

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) \(\widehat {ACM} = 45^\circ \).

      Đúng
      Sai

      b) \(\widehat {OAC} = \widehat {BAH}\).

      Đúng
      Sai

      c) \(OI{\mkern 1mu} {\rm{//}}{\mkern 1mu} AH\).

      Đúng
      Sai

      d) Gọi N là giao điểm của AH với đường tròn \(\left( O \right)\). Tứ giác BCMN là hình bình hành.

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng hai góc nội tiếp chắn nửa đường tròn bằng \(90^\circ \).

      b) Sử dụng hai góc nội tiếp chắn cùng một cung thì bằng nhau để chứng minh \(\widehat {ABC} = \widehat {AMC}\).

      Kết hợp với tổng hai góc phụ nhau để suy ra \(\widehat {OAC} = \widehat {BAH}\).

      c) Chứng minh OI là đường cao nên \(OI \bot BC\), mà \(AH \bot BC\) nên \(AH//OI\).

      d) Sử dụng hai góc nội tiếp chắn nửa đường tròn bằng \(90^\circ \).

      Chứng minh MN // BC suy ra BCMN là hình thang. Chứng minh hai góc ở đáy \(\widehat {CBN} = \widehat {BCM}\) thông qua hai cung trên cùng một đường tròn gọi là bằng nhau nếu chúng có cùng số đo, suy ra BCMN là hình thang cân.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 1 11

      a) Sai

      Vì \(\widehat {ACM}\) là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn nên \(\widehat {ACM} = 90^\circ \).

      b) Đúng

      Xét (O) có: \(\widehat {ABC} = \widehat {AMC}\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AC).

      Mà \(\widehat {BAH} + \widehat {ABC} = 90^\circ \left( {AH \bot BC} \right)\)

      Lại có: \(\widehat {OAC} + \widehat {AMC} = 90^\circ \) (tam giác ACM có \(\widehat {ACM} = 90^\circ \)).

      Suy ra \(\widehat {BAH} + \widehat {ABC} = \widehat {OAC} + \widehat {AMC}\)

      nên \(\widehat {BAH} = \widehat {OAC}\)

      c) Đúng

      Tam giác BOC cân tại O (OB = OC = R) có I là trung điểm của BC nên OI là đường trung tuyến đồng thời là đường cao.

      Suy ra \(OI \bot BC\)

      Mà \(AH \bot BC\) nên \(OI//AH\).

      d) Sai

      Xét (O) có \(\widehat {ANM}\) là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn nên \(\widehat {ANM} = 90^\circ \) suy ra \(AN \bot NM\)

      Mà \(BC \bot AN\) suy ra \(MN//BC\). Do đó tứ giác BCMN là hình thang. (1)

      Ta lại có: \(\widehat {BAN} = \widehat {CAM}\) (vì \(\widehat {BAH} = \widehat {OAC}\))

      Do đó: $\overset\frown{BN}=\overset\frown{CM}$

      $\overset\frown{BN}+\overset\frown{MN}=\overset\frown{CM}+\overset\frown{MN}$

      $\overset\frown{BNM}=\overset\frown{CMN}$

      Do đó \(\widehat {BCM} = \widehat {CBN}\) (2)

      Từ (1) và (2) suy ra tứ giác BCMN là hình thang cân.

      Đáp án: SĐĐS

      Phần III. Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn
      Thí sinh trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
      Câu 1 :

      Biểu đồ tần số ghép nhóm dưới đây ghi lại tốc độ (đơn vị: km/h) của 44 ô tô khi đi qua một trạm đo tốc độ.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 1 12

      Tính tần số tương đối ghép nhóm của nhóm có số lượng ô tô nhiều nhất (đơn vị %, làm tròn đến hàng phần mười).

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Xác định nhóm có lượng ô tô nhiều nhất.

      Tính tần số tương đối ghép nhóm của nhóm bằng tỉ số phần trăm giữa tần số của nhóm với tổng tần số.

      Lời giải chi tiết :

      Nhóm [45;50) có tần số lớn nhất, đó là 14.

      Khi đó tần số tương đối ghép nhóm của nhóm [45;50) là: \(\frac{{14}}{{44}}.100\% \approx 31,8\% \)

      Đáp án: 31,8

      Câu 2 :

      Một phường cho trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên tiêm vắc xin 6 in 1. Bảng sau thống kê số mũi vắc xin 6 in 1 mà 60 trẻ em từ 2 tháng tuối đến 24 tháng tuổi của phường này đã tiêm.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 1 13

      Trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi cần hoàn thành 4 mũi tiêm của vắc xin 6 in 1. Hỏi có bao nhiêu trẻ em của phường trên cần phải hoàn thành lộ trình tiêm vắc xin này?

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Xác định tổng số trẻ em chưa hoàn thành lộ trình tiêm vắc xin dựa vào bảng tần số.

      Số trẻ em chưa hoàn thành lộ trình tiêm có số mũi tiêm nhỏ hơn 4.

      Lời giải chi tiết :

      Vì trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi cần hoàn thành 4 mũi tiêm của vắc xin 6 in 1 nên số trẻ em của phường cần phải hoàn thành lộ trình tiêm vắc xin là:

      \(7 + 8 + 18 + 15 = 48\) (trẻ em)

      Đáp án: 48

      Câu 3 :

      Bạn Long có n tấm thẻ cùng loại được đánh số từ 1 đến n. Bạn Long rút ngẫu nhiên một tấm thẻ. Biết rằng xác suất của biến cố "Lấy được tấm thẻ ghi số có một chữ số" là 0,25. Bạn Long có bao nhiêu tấm thẻ?

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      - Xác định số kết quả thuận lợi tương ứng với xác suất 0,25.

      - Sử dụng công thức tính xác suất của biến cố A, kí hiệu là P(A), được xác định bởi công thức \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\), trong đó n(A) là các kết quả thuận lợi cho A, n\(\left( \Omega \right)\) là số các kết quả của không gian mẫu. Từ đó tính n\(\left( \Omega \right)\).

      Lời giải chi tiết :

      Giả sử A là biến cố “Lấy được tấm thẻ ghi số có một chữ số”.

      Có 9 kết quả thuận lợi cho biến cố “Lấy được tấm thẻ ghi số có một chữ số” là: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 nên \(n\left( A \right) = 9\).

      Vì xác suất của biến cố A là 0,25 nên \(\frac{9}{{n\left( \Omega \right)}} = 0,25\).

      Suy ra \(n\left( \Omega \right) = 9:0,25 = 36\) (tấm thẻ)

      Đáp án: 36

      Câu 4 :

      Cho tam giác ABC có CK và BD là hai đường cao. Biết \(\widehat {ACB} = 50^\circ \), số đo \(\widehat {AKD}\) bằng … (không cần ghi độ)

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Chứng minh tứ giác BKDC là tứ giác nội tiếp, suy ra hai góc đối có tổng bằng \(180^\circ \).

      Kết hợp với hai góc kề bù có tổng bằng \(180^\circ \).

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 1 14

      Xét tam giác BKC và tam giác BDC có \(\widehat {BKC} = \widehat {BDC} = 90^\circ \) tam giác BKC và tam giác BDC nội tiếp đường tròn đường kính BC.

      Do đó \(B,K,D,C\) thuộc đường tròn đường kính BC hay tứ giác BKDC nội tiếp đường tròn đường kính BC.

      Suy ra \(\widehat {BKD} + \widehat {BCD} = 180^\circ \) (định lí tổng hai góc đối của tứ giác nội tiếp)

      Mà \(\widehat {BKD} + \widehat {AKD} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)

      Do đó \(\widehat {BCD} = \widehat {AKD}\) (cùng bù với \(\widehat {BKD}\))

      Mà \(\widehat {BCD} = \widehat {BCA} = 50^\circ \) nên \(\widehat {AKD} = 50^\circ \).

      Đáp án: 50

      Phần IV. Tự luận
      Câu 1 :

      Tỉ lệ học sinh bình chọn cho danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trong giải bóng đá của trường được cho trong bảng sau:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 1 15

      Biết rằng có 500 học sinh tham gia bình chọn.

      a) Lập bảng tần số học sinh bình chọn cho danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trong giải bóng đá của trường.

      b) Tính xác suất cầu thủ được chọn cho danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trong giải bóng đá của trường có tên bắt đầu bởi chữ cái B.

      Phương pháp giải :

      a) Tần số bình chọn cho mỗi cầu thủ là: 500. Tỉ lệ học sinh bình chọn (học sinh)

      b) Xác định các cầu thủ có tên bắt đầu bởi chữ cái B.

      Xác suất bằng tỉ số giữa số học sinh bình chọn cho các cầu thủ có tên bắt đầu bởi chữ cái B với tổng số học sinh tham gia bình chọn.

      Lời giải chi tiết :

      Số học sinh bình chọn An là cầu thủ xuất sắc nhất là: \(500.30\% = 150\) (học sinh)

      Số học sinh bình chọn Bình là cầu thủ xuất sắc nhất là: \(500.25\% = 125\) (học sinh)

      Số học sinh bình chọn Nam là cầu thủ xuất sắc nhất là: \(500.10\% = 50\) (học sinh)

      Số học sinh bình chọn Bắc là cầu thủ xuất sắc nhất là: \(500.35\% = 175\) (học sinh)

      Ta có bảng tần số biểu diễn số học sinh bình chọn cho danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trong giải bóng đá của trường là:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 1 16

      b) Các cầu thủ có tên bắt đầu bởi chữ cái B là: Bình, Bắc.

      Tổng số học sinh bình chọn Bình hoặc Bắc cho danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trong giải bóng đá của trường là: 125 + 175 = 300 (học sinh)

      Khi đó xác suất cầu thủ được chọn cho danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trong giải bóng đá của trường có tên bắt đầu bởi chữ cái B là: \(\frac{{300}}{{500}} = \frac{3}{5} = 0,6\).

      Câu 2 :

      Cho \(\Delta ABC\) nhọn có \(\widehat {BAC} = 60^\circ \). Vẽ đường tròn đường kính BC tâm \(O\) cắt AB, AC lần lượt tại \(D\) và \(E\).

      a) Tính số đo $\overset\frown{DE}$.

      b) Tia DO cắt đường tròn tại \(K\). Tính góc EDK.

      Phương pháp giải :

      a) Từ góc nội tiếp chắn nửa đường tròn để chứng minh tam giác ADC vuông tại D.

      Kết hợp với \(\widehat {BAC} = 60^\circ \) suy ra góc \(\widehat {ECD}\) chắn cung DE.

      b) Chứng minh tam giác ODE cân tại O có \(\widehat {DOE} = 60^\circ \) nên tam giác ODE đều.

      Suy ra số đo góc EDK

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 1 17

      a) Ta có: \(\widehat {BDC} = 90^\circ \) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) nên \(\Delta BDC\) vuông tại D.

      Mà \(\widehat A = 60^\circ \) (gt) suy ra \(\widehat {ACD} = 90^\circ - 60^\circ = 30^\circ \) hay \(\widehat {ECD} = 30^\circ \).

      Xét đường tròn (O) có \(\widehat {ECD}\) là góc nội tiếp chắn cung DE nên sđ$\overset\frown{DE}=2.\widehat{ECD}=2.30{}^\circ =60{}^\circ $.

      b) Vì OD = OE (bán kính đường tròn) nên \(\Delta ODE\) cân tại O.

      Mà \(\widehat {DOE} = \)sđ$\overset\frown{DE}$\( = 60^\circ \) (góc ở tâm chắn cung DE)

      Suy ra \(\Delta ODE\) đều.

      Do đó \(\widehat {EDO} = 60^\circ \) hay \(\widehat {EDK} = 60^\circ \).

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 trong chuyên mục toán 9 sgk trên nền tảng môn toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập lý thuyết toán thcs này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 9 cho học sinh, đặc biệt là chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

      Kỳ thi giữa học kỳ 2 Toán 9 đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá quá trình học tập của học sinh. Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 là một bài kiểm tra toàn diện, bao gồm các chủ đề chính như hàm số bậc nhất, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, phương trình bậc hai một ẩn, và ứng dụng của phương trình bậc hai trong thực tế.

      Cấu trúc đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4

      Đề thi thường được chia thành các phần sau:

      • Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng vận dụng nhanh các công thức, định lý.
      • Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày chi tiết lời giải, thể hiện khả năng phân tích và giải quyết vấn đề.

      Nội dung chi tiết đề thi và hướng dẫn giải

      Câu 1: (Trắc nghiệm)

      Đề bài: Hàm số y = 2x + 3 có đồ thị là đường thẳng nào?

      Đáp án: Đường thẳng đi qua các điểm (0; 3) và (-1.5; 0).

      Giải thích: Để xác định đồ thị của hàm số y = 2x + 3, ta có thể tìm hai điểm thuộc đồ thị bằng cách chọn giá trị x và tính giá trị y tương ứng.

      Câu 2: (Tự luận)

      Đề bài: Giải hệ phương trình sau: { x + y = 5 2x - y = 1 }

      Đáp án: x = 2, y = 3

      Giải thích: Có thể giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số hoặc phương pháp thế. Trong trường hợp này, phương pháp cộng đại số là phù hợp nhất. Cộng hai phương trình, ta được 3x = 6, suy ra x = 2. Thay x = 2 vào phương trình x + y = 5, ta được y = 3.

      Câu 3: (Tự luận)

      Đề bài: Giải phương trình bậc hai: x2 - 5x + 6 = 0

      Đáp án: x = 2, x = 3

      Giải thích: Phương trình có thể được giải bằng cách phân tích thành nhân tử hoặc sử dụng công thức nghiệm của phương trình bậc hai. Trong trường hợp này, ta có thể phân tích thành nhân tử như sau: (x - 2)(x - 3) = 0, suy ra x = 2 hoặc x = 3.

      Mẹo làm bài thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều hiệu quả

      • Nắm vững kiến thức cơ bản: Hiểu rõ các định nghĩa, định lý, công thức và phương pháp giải các dạng bài tập.
      • Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều đề thi và bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng và làm quen với các dạng bài tập.
      • Quản lý thời gian: Phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu hỏi và tránh dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi khó.
      • Kiểm tra lại bài làm: Sau khi làm xong bài, hãy kiểm tra lại kỹ lưỡng để tránh các lỗi sai không đáng có.

      Tài liệu ôn thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều

      Ngoài đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4, các em có thể tham khảo thêm các tài liệu ôn thi sau:

      • Sách giáo khoa Toán 9 Cánh diều
      • Sách bài tập Toán 9 Cánh diều
      • Các đề thi thử giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều
      • Các video bài giảng Toán 9 Cánh diều trên montoan.com.vn

      Kết luận

      Đề thi giữa kì 2 Toán 9 Cánh diều - Đề số 4 là một công cụ hữu ích giúp các em học sinh ôn tập và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Chúc các em đạt kết quả cao!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9