1. Môn Toán
  2. chứng minh công thức lượng giác bằng số phức
chứng minh công thức lượng giác bằng số phức
Thể Loại: TIPS Giải Toán 12
Ngày đăng: 26/03/2020

chứng minh công thức lượng giác bằng số phức

Quý thầy cô và học sinh đang tham khảo chứng minh công thức lượng giác bằng số phức, bộ đề thi được xây dựng bám sát chuẩn đề thi toán cập nhật nhất. Cấu trúc đề bảo đảm độ phủ kiến thức đồng đều, mức độ câu hỏi được cân chỉnh từ nhận biết đến vận dụng cao, phù hợp kiểm tra toàn diện năng lực. Hãy khai thác triệt để tài liệu này để đánh giá chính xác trình độ hiện tại và tối ưu chiến lược luyện thi của bạn.

Có thể bạn chưa biết?

Ta đã làm quen với các công thức lượng giác từ chương trình Toán lớp 11, tuy nhiên có thể nhiều người trong chúng ta chưa biết cách chứng minh các công thức lượng giác đó như thế nào, vì thế trong chủ đề này, chúng ta sẽ đề cập tới một cách chứng minh các công thức lượng giác có sử dụng số phức, hay cụ thể hơn là công thức Euler.

chứng minh công thức lượng giác bằng số phức

Nhà toán học Leonhard Euler

Ta có công thức rất nổi tiếng do nhà toán học Euler phát biểu như sau: \({e^{i\varphi }} = \cos \varphi + i\sin \varphi \) (việc chứng minh công thức này sẽ được đề cập tới trong một bài viết khác).

Bây giờ áp dụng công thức này với các biểu thức lượng giác nhân đôi, nhân ba thì ta có:

\({e^{i.(2a)}} = \cos 2a + i\sin 2a.\)

\({e^{i(a + a)}} = {(\cos a + i\sin a)^2}\) \( = {\cos ^2}a – {\sin ^2}a + 2i\cos a\sin a.\)

Đến đây đồng nhất hệ số hai vế ta sẽ thu được công thức góc nhân đôi là:

\(\cos 2a = {\cos ^2}a – {\sin ^2}a.\)

\(\sin 2a = 2\sin a.\cos a.\)

Với công thức nhân ba thì cũng tương tự, ta có:

\({e^{i(3a)}} = \cos 3a + i\sin 3a.\)

\({e^{i(3a)}} = {\left( {{e^a}} \right)^3}\) \( = {(\cos a + i\sin a)^3}\) \( = {\cos ^3}a + 3i{\cos ^2}a – 3\cos a.{\sin ^2}a – i{\sin ^3}a.\)

Đến đây ta cũng đồng nhất hệ số như trên và sử dụng công thức lượng giác quen thuộc \({\sin ^2}x + {\cos ^2}x = 1\) thì ta cũng thu được hai công thức nhân ba như ta đã biết.

Tiếp theo ứng dụng công thức Euler, ta có biến đổi sau:

\({e^{i(a + b)}}\) \( = \cos (a + b) + i\sin (a + b)\)   \((1).\)

\({e^{ia}}.{e^{ib}}\) \( = [\cos a + i\sin a][\cos b + i\sin b].\)

\( = \cos a.\cos b – \sin a.\sin b\) \( + i(\sin a\cos b + \cos a\sin b)\)   \((2).\)

Đồng nhất hệ số ở hai đẳng thức \((1)\) và \((2)\) ta thu được hai công thức lượng giác quen thuộc:

\(\cos (a + b)\) \( = \cos a.\cos b – \sin a.\sin b.\)

\(\sin (a + b)\) \( = \sin a.\cos b + \cos a.\sin b.\)

Tương tự cho công thức hiệu, ta có:

\({e^{i(a – b)}}\) \( = \cos (a – b) + i\sin (a – b).\)

\(\frac{{{e^{ia}}}}{{{e^{ib}}}} = \frac{{\cos a + i\sin a}}{{\cos b + i\sin b}}.\)

\( = \frac{{(\cos a + i\sin a)(\cos b – i\sin b)}}{{{{\cos }^2}b + {{\sin }^2}b}}.\)

\( = \cos a\cos b + \sin a\sin b\) \( + i(\sin a\cos b – \cos a\sin b).\)

Vậy câu hỏi đặt ra là với công thức biến tổng thành tích thì ta sẽ làm như thế nào?

Trước tiên ta có:

\({e^{ia}} = \cos a + i\sin a\)   \((3).\)

\({e^{ib}} = \cos b + i\sin b\)   \((4).\)

Tiếp theo ta lại có:

\({e^{i\left( {\frac{{a + b}}{2}} \right)}}.{e^{i\left( {\frac{{a – b}}{2}} \right)}}\) \( = \left( {\cos \frac{{a + b}}{2} + i\sin \frac{{a + b}}{2}} \right)\left( {\cos \frac{{a – b}}{2} + i\sin \frac{{a – b}}{2}} \right).\)

\( = \cos \frac{{a + b}}{2}.\cos \frac{{a – b}}{2}\) \( – \sin \frac{{a + b}}{2}.\sin \frac{{a – b}}{2}\) \( + i\left( {\sin \frac{{a + b}}{2}.\cos \frac{{a – b}}{2} + \cos \frac{{a + b}}{2}.\sin \frac{{a – b}}{2}} \right).\)   \((5).\)

\({e^{i\left( {\frac{{a + b}}{2}} \right)}}.{e^{i\left( {\frac{{b – a}}{2}} \right)}}\) \( = \left( {\cos \frac{{a + b}}{2} + i\sin \frac{{a + b}}{2}} \right)\left( {\cos \frac{{b – a}}{2} + i\sin \frac{{b – a}}{2}} \right).\)

\( = \cos \frac{{a + b}}{2}.\cos \frac{{a – b}}{2}\) \( + \sin \frac{{a + b}}{2}.\sin \frac{{a – b}}{2}\) \( + i\left( {\sin \frac{{a + b}}{2}.\cos \frac{{a – b}}{2} – \cos \frac{{a + b}}{2}.\sin \frac{{a – b}}{2}} \right)\)   \((6).\)

Bây giờ lấy \((3)\) cộng (hoặc trừ) với \((4)\) và \((5)\) cộng (hoặc trừ) với \((6)\) ta có ngay các đẳng thức lượng giác quen thuộc. Từ công thức này ta suy ra công thức biến tích thành tổng.

Ngoài ra các công thức liên quan tới các hàm \(\tan x\) và \(\cot x\) ta cũng sử dụng các biến đổi đại số thuần túy và các công thức đã chứng minh ở trên để suy ra nó. Các bạn cũng có thể từ công thức Euler để suy ra các đẳng thức lượng giác khác phong phú hơn.

Cuối cùng mình xin kết thúc bài viết này tại đây, bài viết sau sẽ đề cập tới cách chứng minh công thức Euler, mong các bạn đón đọc!

Tác giả: Nguyễn Minh Tuấn (Tạp chí và Tư liệu Toán học)

Bạn đang khám phá nội dung chứng minh công thức lượng giác bằng số phức trong chuyên mục đề thi toán 12 trên nền tảng đề thi toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán thpt này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 12 cho học sinh THPT, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội, tạo nền tảng vững chắc cho Kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia và hành trang vào đại học.
Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
Facebook: MÔN TOÁN
Email: montoanmath@gmail.com

đánh giá tài liệu

5/5
( đánh giá)
5 sao
100%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%