1. Môn Toán
  2. Đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Nội

Đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Nội

Đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Nội: Cập nhật mới nhất

montoan.com.vn xin giới thiệu bộ đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm học 2024 - 2025 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành. Đây là tài liệu ôn tập vô cùng quan trọng giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải toán.

Bộ đề này bao gồm các dạng bài tập đa dạng, bám sát chương trình học và có độ khó tăng dần, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Việc luyện tập thường xuyên với các đề khảo sát này sẽ giúp các em tự tin hơn trong các kỳ thi sắp tới.

Đề bài

    Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
    Câu 1 :

    Với a là số thực dương tùy ý, \({\log _3}\frac{a}{3}\) bằng

    • A.

      \(1 - {\log _3}a\)

    • B.

      \(1 + {\log _3}a\)

    • C.

      \(\frac{{{{\log }_2}a}}{3}\)

    • D.

      \({\log _3}a - 1\)

    Câu 2 :

    Cho tứ diện ABCD. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng BC. Giao tuyến của hai mặt phẳng (AMD) và (BCD) là đường thẳng nào dưới đây?

    • A.

      CD

    • B.

      BC

    • C.

      MA

    • D.

      MD

    Câu 3 :

    Cho hàm số y = cos 2x có đồ thị như hình vẽ:

    Đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Nội 0 1

    Số nghiệm của phương trình \(\cos 2x = \frac{1}{3}\) trên đoạn \([ - \pi ;\pi ]\) là

    • A.

      6

    • B.

      2

    • C.

      4

    • D.

      Vô số

    Câu 4 :

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Hai điểm M, N lần lượt là trung điểm của SB và SC. Đường thẳng MN song song với mặt phẳng nào sau đây?

    Đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Nội 0 2

    • A.

      (SAB)

    • B.

      (SCD)

    • C.

      (SAD)

    • D.

      (SBD)

    Câu 5 :

    Điểm thi môn Toán trong Kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông của 690 học sinh trường THPT X được thống kê bởi bảng số liệu như sau:

    Đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Nội 0 3

    Điểm trung bình môn Toán của mẫu số liệu trên xấp xỉ bằng

    • A.

      5,4

    • B.

      6,4

    • C.

      7,4

    • D.

      7,0

    Câu 6 :

    Giá trị của \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {\rm{ \;}} + \infty } \frac{{{2^n} + 1}}{{{3^n}}}\) bằng

    • A.

      2

    • B.

      1

    • C.

      -1

    • D.

      0

    Câu 7 :

    Từ thành phố A đến thành phố B có 4 con đường đi, từ thành phố B đến thành phố C có 3 con đường đi. Số cách đi từ thành phố A đến thành phố C mà phải đi qua thành phố B là

    • A.

      12

    • B.

      1

    • C.

      42

    • D.

      7

    Câu 8 :

    Tập xác định của hàm số \(y = \frac{4}{{\sin x}}\) là

    • A.

      \(D = R\backslash \left\{ {k\pi ,k \in Z} \right\}\)

    • B.

      \(D = \mathbb{R}\)

    • C.

      \(D = R\backslash \left\{ {k2\pi ,k \in Z} \right\}\)

    • D.

      \(D = R\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in Z} \right\}\)

    Câu 9 :

    Cho dãy số \(({u_n})\) với \({u_n} = 3n + 1,\forall n \in {N^*}\). Giá trị của \({u_3}\) bằng

    • A.

      7

    • B.

      28

    • C.

      10

    • D.

      12

    Câu 10 :

    Thống kê thời gian hoàn thành một đề thi online của 25 học sinh, ta được bảng sau:

    Đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Nội 0 4

    Mốt của mẫu số liệu ghép nhóm trên thuộc nhóm nào dưới đây?

    • A.

      [25; 30)

    • B.

      [15; 20)

    • C.

      [5; 10)

    • D.

      [10; 15)

    Câu 11 :

    Cho cấp số nhân \(({u_n})\) với \({u_2} = 3\) và \({u_3} = 6\). Công bội của cấp số nhân đã cho là

    • A.

      \(\frac{1}{2}\)

    • B.

      2

    • C.

      -2

    • D.

      \( - \frac{1}{2}\)

    Câu 12 :

    Hàm số nào dưới đây có đồ thị là đường cong như hình vẽ?

    Đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Nội 0 5

    • A.

      \(y = {\left( {\frac{1}{3}} \right)^x}\)

    • B.

      \(y = {\log _3}x\)

    • C.

      \(y = {\log _{\frac{1}{3}}}x\)

    • D.

      \(y = {3^x}\)

    Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai.
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
    Câu 1 :

    Cho hàm số \(f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{x - 2}}}\\1\end{array}} \right.\) \(\begin{array}{*{20}{l}}{khi}\\{khi}\end{array}\) \(\begin{array}{*{20}{l}}{x \ne 2}\\{x = 2}\end{array}\).

    a) Giá trị của \(f(2)\) bằng 1.

    Đúng
    Sai

    b) Giá trị của \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} f(x)\) bằng -1.

    Đúng
    Sai

    c) Hàm số đã cho liên tục trên \(\mathbb{R}\).

    Đúng
    Sai

    d) Giá trị của \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {\rm{\;}} - \infty } \frac{{\sqrt {xf(x) + 1} }}{{x + 1}}\) bằng 1.

    Đúng
    Sai
    Câu 2 :

    Cho hình H là một tam giác đều cạnha) Người ta lần lượt thực hiện các bước như sau:

    Bước 1: Chia mỗi cạnh của hình H thành ba đoạn thẳng bằng nhau. Trên mỗi đoạn thẳng ở giữa, dựng một tam giác đều nằm ngoài hình H, sau đó xóa bỏ đoạn ở giữa, ta được hình \({H_1}\) (tham khảo hình vẽ).

    Bước 2: Tiếp tục lặp lại quá trình trên với mỗi cạnh của hình \({H_1}\) ta được hình \({H_2}\).

    Sau nhiều bước thực hiện như trên, ta được một hình giống như bông tuyết, gọi là bông tuyết Von Koch.

    Đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Nội 0 6

    a) Độ dài mỗi cạnh của hình \({H_1}\) là \(\frac{a}{3}\).

    Đúng
    Sai

    b) Với mọi số tự nhiên\(\;n \ge 2\) thì độ dài mỗi cạnh của hình \({H_{n - 1}}\) gấp 3 lần độ dài mỗi cạnh của hình \({H_n}\).

    Đúng
    Sai

    c) Gọi \({u_1},{u_2},.....,{u_n},....\) lần lượt là số cạnh của các hình \({H_1},{H_2},....{H_n},...\). Khi đó, dãy số \({u_1},{u_2},{u_3},{u_4},....\) theo thứ tự lập thành một cấp số nhân có công bội \(q = 4\).

    Đúng
    Sai

    d) Chu vi của hình bông tuyết Von Koch \({H_{16}}\) lớn hơn 100 lần chu vi của hìnhH.

    Đúng
    Sai
    Câu 3 :

    Giả sử số lượng của một quần thể vi sinh vật tại môi trường nuôi cấy trong phòng thí nghiệm (phụ thuộc vào thời gian nuôi cấy) được mô hình hóa bằng hàm số \(P(t) = \frac{{25}}{{a + {e^{ - 0.8t}}}}\;\) trong đó thời gian t được tính bằng giờ, a là hệ số điều chỉnh mật độ vi sinh vật ban đầu. Biết rằng, tại thời điểm ban đầu \(t = 0\) quần thể có 20 vi sinh vật.

    a) Giá trị của \(a\) bằng 0,25.

    Đúng
    Sai

    b) Sau 2 giờ, quần thể có nhiều hơn 60 vi sinh vật.

    Đúng
    Sai

    c) Với quy trình nuôi cấy theo mô hình trên thì số lượng vi khuẩn trong quần thể không lớn hơn 100.

    Đúng
    Sai

    d) Để số lượng vi sinh vật trong quần thể lớn hơn 90 thì cần nuôi cấy ít nhất 6 giờ.

    Đúng
    Sai
    Câu 4 :

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang cân, AD // BC, AD = 2BC. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD, điểm M là trung điểm của đoạn thẳng SC.

    a) Đường thẳng AM nằm trong mặt phẳng (SAC).

    Đúng
    Sai

    b) Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) là đường thẳng SO.

    Đúng
    Sai

    c) Giao điểm của đường thẳng AM và mặt phẳng (SBD) là giao điểm của AM và SO.

    Đúng
    Sai

    d) Gọi \(\left( {\alpha {\rm{\;}}} \right)\) là mặt phẳng chứa đường thẳng AM và song song với đường thẳng BD. Mặt phẳng \(\left( {\alpha {\rm{\;}}} \right)\) cắt SB tại P. Khi đó \(\frac{{SP}}{{SB}} = \frac{2}{3}\).

    Đúng
    Sai
    Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
    Câu 1 :

    Cho cấp số cộng (\({u_n}\)) có \({u_3} = 9\) và \({u_7} = 17\). Tổng của 20 số hạng đầu tiên của cấp số cộng đã cho bằng bao nhiêu?

    Đáp án:

    Câu 2 :

    Anh An gửi 100 triệu vào ngân hàng với kì hạn 1 năm và hưởng lãi suất 5,4%/năm theo thể thức lãi kép. Sau khi gửi được tròn 9 tháng, anh cần dùng đến 100 triệu trên để sửa nhà. Nhân viên ngân hàng đã đưa ra cho anh hai phương án như sau:

    *Phương án 1: Anh rút hết tiền trước kì hạn. Khi đó toàn bộ số tiền anh gửi sẽ được tính lãi với lãi suất không kì hạn là \(0,2\% \)/năm (tính theo thể thức lãi kép với kì hạn 1 tháng).

    *Phương án 2: Anh thế chấp sổ tiết kiệm đó để vay ngân hàng 100 triệu. Khi đó, toàn bộ số tiền vay sẽ phải chịu lãi suất \(8\% \)/năm (tính theo thể thức lãi kép với kì hạn 1 tháng). Đủ kì hạn 1 năm của khoản tiền gửi, anh sẽ rút hết tiền và trả hết nợ cho ngân hàng.

    Nếu làm theo phương án 2 thì anh được lợi bao nhiêu triệu đồng so với phương án 1 (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm)?

    Đáp án:

    Câu 3 :

    Một khu phố có kế hoạch tu sửa một sân chơi hình tròn, bán kính 10m. Theo bản thiết kế dự kiến thì công (như hình vẽ), người ta lát gạch trang trí ở phần kẻ sọc (với \({0^\circ } < \alpha {\rm{ \;}} < {45^\circ }\)) và phần còn lại đổ xi măng. Chi phí lát gạch là 1 triệu đồng/\(1{m^2}\) và chi phí đổ xi măng là 300 nghìn đồng/\(1{m^2}\) (giả sử phần chi phí khác không đáng kể). Hỏi góc \(\alpha \) lớn nhất là bao nhiêu độ để chi phí tu sửa không lớn hơn 150 triệu đồng (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).

    Đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Nội 0 7

    Đáp án:

    Câu 4 :

    Trong kỳ thi vấn đáp, bạn Bình phải bốc thăm ngẫu nhiên và trả lời 3 chủ đề trong số 10 chủ đề đã được chuẩn bị trước. Bạn Bình chỉ chuẩn bị được 7 trong 10 chủ đề trên. Xác suất để Bình bốc được ít nhất hai chủ đề trong những chủ đề đã chuẩn bị bằng bao nhiêu (làm tròn đến hàng phần trăm)?

    Đáp án:

    Câu 5 :

    Bất phương trình \({\log _2}(2x - 1) < {\log _2}(14 - x)\) có bao nhiêu nghiệm nguyên?

    Đáp án:

    Câu 6 :

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh bằng 6. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng SB và điểm N thuộc đoạn thẳng SC sao cho NS = 2NC. Phép chiếu song song lên mặt phẳng (SCD) theo phương chiếu BD biến điểm M thành điểm P. Phép chiếu song song lên mặt phẳng (ABCD) theo phương chiếu SA biến tam giác MNP thành hình T. Khi đó diện tích hình T bằng bao nhiêu?

    Đáp án:

    Lời giải và đáp án

      Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
      Câu 1 :

      Với a là số thực dương tùy ý, \({\log _3}\frac{a}{3}\) bằng

      • A.

        \(1 - {\log _3}a\)

      • B.

        \(1 + {\log _3}a\)

      • C.

        \(\frac{{{{\log }_2}a}}{3}\)

      • D.

        \({\log _3}a - 1\)

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Tính chất của logarit.

      Lời giải chi tiết :

      \({\log _3}\frac{a}{3} = {\log _3}a - {\log _3}3 = {\log _3}a - 1\).

      Câu 2 :

      Cho tứ diện ABCD. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng BC. Giao tuyến của hai mặt phẳng (AMD) và (BCD) là đường thẳng nào dưới đây?

      • A.

        CD

      • B.

        BC

      • C.

        MA

      • D.

        MD

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Tìm 2 điểm chung của 2 mặt phẳng.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có (AMD) và (BCD) có điểm chung là M, D nên giao tuyến là MD.

      Câu 3 :

      Cho hàm số y = cos 2x có đồ thị như hình vẽ:

      Đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Nội 1 1

      Số nghiệm của phương trình \(\cos 2x = \frac{1}{3}\) trên đoạn \([ - \pi ;\pi ]\) là

      • A.

        6

      • B.

        2

      • C.

        4

      • D.

        Vô số

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dung tương giao đồ thị hàm số.

      Lời giải chi tiết :

      Ta thấy đồ thị hàm số cắt \(y = \frac{1}{3}\) tại 4 điểm trong \([ - \pi ;\pi ]\) nên có tất cả 4 nghiệm.

      Đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Nội 1 2

      Câu 4 :

      Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Hai điểm M, N lần lượt là trung điểm của SB và SC. Đường thẳng MN song song với mặt phẳng nào sau đây?

      Đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Nội 1 3

      • A.

        (SAB)

      • B.

        (SCD)

      • C.

        (SAD)

      • D.

        (SBD)

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Tính chất đường trung bình.

      Lời giải chi tiết :

      Ta thấy MN là đường trung bình của \(\Delta SBC \Rightarrow\) MN // BC // AD, suy ra MN // (SAD).

      Câu 5 :

      Điểm thi môn Toán trong Kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông của 690 học sinh trường THPT X được thống kê bởi bảng số liệu như sau:

      Đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Nội 1 4

      Điểm trung bình môn Toán của mẫu số liệu trên xấp xỉ bằng

      • A.

        5,4

      • B.

        6,4

      • C.

        7,4

      • D.

        7,0

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Công thức tìm giá trị trung bình.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có \(\bar x = \frac{{15.1 + 55.3 + 190.5 + 290.7 + 140.9}}{{15 + 55 + 190 + 290 + 140}} = 6,4\).

      Câu 6 :

      Giá trị của \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {\rm{ \;}} + \infty } \frac{{{2^n} + 1}}{{{3^n}}}\) bằng

      • A.

        2

      • B.

        1

      • C.

        -1

      • D.

        0

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Chia cả tử và mẫu cho \({3^n}\).

      Lời giải chi tiết :

      \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {\rm{ \;}} + \infty } \frac{{{2^n} + 1}}{{{3^n}}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {\rm{ \;}} + \infty } \frac{{{{\left( {\frac{2}{3}} \right)}^n} + {{\left( {\frac{1}{3}} \right)}^n}}}{1} = 0\).

      Câu 7 :

      Từ thành phố A đến thành phố B có 4 con đường đi, từ thành phố B đến thành phố C có 3 con đường đi. Số cách đi từ thành phố A đến thành phố C mà phải đi qua thành phố B là

      • A.

        12

      • B.

        1

      • C.

        42

      • D.

        7

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Quy tắc cộng xác suất.

      Lời giải chi tiết :

      Theo quy tắc cộng có tất cả 4 + 3 = 7 cách.

      Câu 8 :

      Tập xác định của hàm số \(y = \frac{4}{{\sin x}}\) là

      • A.

        \(D = R\backslash \left\{ {k\pi ,k \in Z} \right\}\)

      • B.

        \(D = \mathbb{R}\)

      • C.

        \(D = R\backslash \left\{ {k2\pi ,k \in Z} \right\}\)

      • D.

        \(D = R\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in Z} \right\}\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Giải phương trình \(\sin x \ne 0\).

      Lời giải chi tiết :

      Ta có \(\sin x \ne 0 \Leftrightarrow x \ne k\pi {\rm{ \;}} \Rightarrow D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {k\pi ,k \in Z} \right\}\).

      Câu 9 :

      Cho dãy số \(({u_n})\) với \({u_n} = 3n + 1,\forall n \in {N^*}\). Giá trị của \({u_3}\) bằng

      • A.

        7

      • B.

        28

      • C.

        10

      • D.

        12

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Thay \(n = 3\) vào \({u_n} = 3n + 1,\forall n \in {N^*}\).

      Lời giải chi tiết :

      Thay \(n = 3\) vào \({u_n} = 3n + 1,\forall n \in {N^*}\) ta được \({u_4} = 3.3 + 1 = 10\).

      Câu 10 :

      Thống kê thời gian hoàn thành một đề thi online của 25 học sinh, ta được bảng sau:

      Đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Nội 1 5

      Mốt của mẫu số liệu ghép nhóm trên thuộc nhóm nào dưới đây?

      • A.

        [25; 30)

      • B.

        [15; 20)

      • C.

        [5; 10)

      • D.

        [10; 15)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Tìm nhóm có tần số lớn nhất.

      Lời giải chi tiết :

      Nhóm [15;20] có 10 học sinh nhiều nhất nên là nhóm chứa mốt.

      Câu 11 :

      Cho cấp số nhân \(({u_n})\) với \({u_2} = 3\) và \({u_3} = 6\). Công bội của cấp số nhân đã cho là

      • A.

        \(\frac{1}{2}\)

      • B.

        2

      • C.

        -2

      • D.

        \( - \frac{1}{2}\)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Công bội \(q = \frac{{{u_{n + 1}}}}{{{u_n}}}\).

      Lời giải chi tiết :

      Công bội \(q = \frac{{{u_{n + 1}}}}{{{u_n}}} = \frac{6}{3} = 2\).

      Câu 12 :

      Hàm số nào dưới đây có đồ thị là đường cong như hình vẽ?

      Đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Nội 1 6

      • A.

        \(y = {\left( {\frac{1}{3}} \right)^x}\)

      • B.

        \(y = {\log _3}x\)

      • C.

        \(y = {\log _{\frac{1}{3}}}x\)

      • D.

        \(y = {3^x}\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào tập xác định và các điểm mà đồ thị đi qua.

      Lời giải chi tiết :

      Từ đồ thị ta thấy hàm số xác định trên \(\mathbb{R}\), nghịch biến và đi qua \(\left( { - 1,3} \right)\) nên \(y = {\left( {\frac{1}{3}} \right)^x}\).

      Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai.
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
      Câu 1 :

      Cho hàm số \(f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{x - 2}}}\\1\end{array}} \right.\) \(\begin{array}{*{20}{l}}{khi}\\{khi}\end{array}\) \(\begin{array}{*{20}{l}}{x \ne 2}\\{x = 2}\end{array}\).

      a) Giá trị của \(f(2)\) bằng 1.

      Đúng
      Sai

      b) Giá trị của \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} f(x)\) bằng -1.

      Đúng
      Sai

      c) Hàm số đã cho liên tục trên \(\mathbb{R}\).

      Đúng
      Sai

      d) Giá trị của \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {\rm{\;}} - \infty } \frac{{\sqrt {xf(x) + 1} }}{{x + 1}}\) bằng 1.

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) Giá trị của \(f(2)\) bằng 1.

      Đúng
      Sai

      b) Giá trị của \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} f(x)\) bằng -1.

      Đúng
      Sai

      c) Hàm số đã cho liên tục trên \(\mathbb{R}\).

      Đúng
      Sai

      d) Giá trị của \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {\rm{\;}} - \infty } \frac{{\sqrt {xf(x) + 1} }}{{x + 1}}\) bằng 1.

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      Tính biểu thức \(f(x)\) tại \(x = 2\).

      Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} f(x)\), xét tính liên tục của hàm số.

      Lời giải chi tiết :

      a) Đúng. Khi \(x = 2\) thì \(f(x) = 1\). Do đó \(f(2) = 1\).

      b) Sai. Có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{x - 2}}\)

      \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{(x - 2)(x - 1)}}{{x - 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} (x - 1) = 2 - 1 = 1\).

      c) Đúng. Ta có:

      \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} f(x) = 1}\\{f(2) = 1}\end{array}} \right.\) suy ra \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} f(x) = f(2) = 1\).

      Vậy hàm số liên tục trên \(\mathbb{R}\).

      d) Sai. Khi \(x \ne 2\) thì \(f(x) = \frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{x - 2}} = x - 1\) nên ta có:

      \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {\rm{\;}} - \infty } \frac{{\sqrt {xf(x) + 1} }}{{x + 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {\rm{\;}} - \infty } \frac{{\sqrt {x(x - 1) + 1} }}{{x + 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {\rm{\;}} - \infty } \frac{{\sqrt {{x^2} - x + 1} }}{{x + 1}}\)

      \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to {\rm{\;}} - \infty } \frac{{\sqrt {{x^2}\left( {1 - \frac{1}{x} + \frac{1}{{{x^2}}}} \right)} }}{{x + 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {\rm{\;}} - \infty } \frac{{\left| x \right|\sqrt {1 - \frac{1}{x} + \frac{1}{{{x^2}}}} }}{{x + 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {\rm{\;}} - \infty } \frac{{ - x\sqrt {1 - \frac{1}{x} + \frac{1}{{{x^2}}}} }}{{x + 1}} = {\rm{\;}} - 1\).

      Câu 2 :

      Cho hình H là một tam giác đều cạnha) Người ta lần lượt thực hiện các bước như sau:

      Bước 1: Chia mỗi cạnh của hình H thành ba đoạn thẳng bằng nhau. Trên mỗi đoạn thẳng ở giữa, dựng một tam giác đều nằm ngoài hình H, sau đó xóa bỏ đoạn ở giữa, ta được hình \({H_1}\) (tham khảo hình vẽ).

      Bước 2: Tiếp tục lặp lại quá trình trên với mỗi cạnh của hình \({H_1}\) ta được hình \({H_2}\).

      Sau nhiều bước thực hiện như trên, ta được một hình giống như bông tuyết, gọi là bông tuyết Von Koch.

      Đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Nội 1 7

      a) Độ dài mỗi cạnh của hình \({H_1}\) là \(\frac{a}{3}\).

      Đúng
      Sai

      b) Với mọi số tự nhiên\(\;n \ge 2\) thì độ dài mỗi cạnh của hình \({H_{n - 1}}\) gấp 3 lần độ dài mỗi cạnh của hình \({H_n}\).

      Đúng
      Sai

      c) Gọi \({u_1},{u_2},.....,{u_n},....\) lần lượt là số cạnh của các hình \({H_1},{H_2},....{H_n},...\). Khi đó, dãy số \({u_1},{u_2},{u_3},{u_4},....\) theo thứ tự lập thành một cấp số nhân có công bội \(q = 4\).

      Đúng
      Sai

      d) Chu vi của hình bông tuyết Von Koch \({H_{16}}\) lớn hơn 100 lần chu vi của hìnhH.

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) Độ dài mỗi cạnh của hình \({H_1}\) là \(\frac{a}{3}\).

      Đúng
      Sai

      b) Với mọi số tự nhiên\(\;n \ge 2\) thì độ dài mỗi cạnh của hình \({H_{n - 1}}\) gấp 3 lần độ dài mỗi cạnh của hình \({H_n}\).

      Đúng
      Sai

      c) Gọi \({u_1},{u_2},.....,{u_n},....\) lần lượt là số cạnh của các hình \({H_1},{H_2},....{H_n},...\). Khi đó, dãy số \({u_1},{u_2},{u_3},{u_4},....\) theo thứ tự lập thành một cấp số nhân có công bội \(q = 4\).

      Đúng
      Sai

      d) Chu vi của hình bông tuyết Von Koch \({H_{16}}\) lớn hơn 100 lần chu vi của hìnhH.

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      Phân tích đề bài, suy ra độ dài cạnh và số cạnh của các hình \({H_n}\).

      Lời giải chi tiết :

      a) Đúng. Chia mỗi cạnh của hình H thành ba đoạn thẳng bằng nhau nên mỗi đoạn là có độ dài \(\frac{a}{3}\) và trên mỗi đoạn thẳng đó, dựng một tam giác đều nằm ngoài hình H, ta được hình \({H_1}\) nên độ dài mỗi cạnh của hình \({H_1}\) là \(\frac{a}{3}\).

      b) Đúng. Độ dài mỗi cạnh của hình \({H_{n - 1}}\) là \(\frac{a}{{{3^{n - 1}}}}\).

      Độ dài mỗi cạnh của hình \({H_n}\) là \(\frac{a}{{{3^n}}}\).

      Suy ra độ dài hình \({H_{n - 1}}\) gấp 3 lần độ dài mỗi cạnh của hình \({H_n}\).

      c) Đúng. \({u_1},{u_2},.....,{u_n},....\) lần lượt là số cạnh của các hình \({H_1},{H_2},....{H_n},...\)

      Có \(u = 3;{u_1} = 12 = 3.4;{u_2} = 48 = {3.4^2},...,{u_n} = {3.4^n}\).

      Vậy dãy số \({u_1},{u_2},{u_3},{u_4},....\) theo thứ tự lập thành một cấp số nhân có công bội q = 4.

      d) Sai. Hình \(H\) có chu vi là 3a.

      Hình \({H_{16}}\) có số cạnh là \({3.4^{16}}\) cạnh và độ dài mỗi cạnh là \(\frac{a}{{{3^{16}}}}\).

      Chu vi hình \({H_{16}}\) là \({3.4^{16}}.\frac{a}{{{3^{16}}}} \approx 299a\).

      Vậy hình \({H_{16}}\) có chu vi gấp 99,67 lần chu vi hình H.

      Câu 3 :

      Giả sử số lượng của một quần thể vi sinh vật tại môi trường nuôi cấy trong phòng thí nghiệm (phụ thuộc vào thời gian nuôi cấy) được mô hình hóa bằng hàm số \(P(t) = \frac{{25}}{{a + {e^{ - 0.8t}}}}\;\) trong đó thời gian t được tính bằng giờ, a là hệ số điều chỉnh mật độ vi sinh vật ban đầu. Biết rằng, tại thời điểm ban đầu \(t = 0\) quần thể có 20 vi sinh vật.

      a) Giá trị của \(a\) bằng 0,25.

      Đúng
      Sai

      b) Sau 2 giờ, quần thể có nhiều hơn 60 vi sinh vật.

      Đúng
      Sai

      c) Với quy trình nuôi cấy theo mô hình trên thì số lượng vi khuẩn trong quần thể không lớn hơn 100.

      Đúng
      Sai

      d) Để số lượng vi sinh vật trong quần thể lớn hơn 90 thì cần nuôi cấy ít nhất 6 giờ.

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) Giá trị của \(a\) bằng 0,25.

      Đúng
      Sai

      b) Sau 2 giờ, quần thể có nhiều hơn 60 vi sinh vật.

      Đúng
      Sai

      c) Với quy trình nuôi cấy theo mô hình trên thì số lượng vi khuẩn trong quần thể không lớn hơn 100.

      Đúng
      Sai

      d) Để số lượng vi sinh vật trong quần thể lớn hơn 90 thì cần nuôi cấy ít nhất 6 giờ.

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

       Có P(0) = 20, tính \(a\). Thay giá trị \(t\) để tính \(P(t).\)

      Tính giới hạn tại vô cùng của hàm \(P(t).\)

      Giải bất phương trình \(P(t) > 90.\)

      Lời giải chi tiết :

      a) Đúng. Ta có \(P(t) = \frac{{25}}{{a + {e^{ - 0.8t}}}}\), và \(P(0) = 20\) nên \(\frac{{25}}{{a + {e^{ - 0,8.0}}}} = 20 \Leftrightarrow a = \frac{{25}}{{20}} - 1 = 0,25\)

      b) Sai. Sau 2 giờ, số vi sinh vật là \(P(2) = \frac{{25}}{{0,25 + {e^{ - 0,8.2}}}} \approx 55,3\)

      c) Đúng. Ta cần tính \(\mathop {\lim }\limits_{t \to {\rm{\;}} + \infty } P(t) = \mathop {\lim }\limits_{t \to {\rm{\;}} + \infty } \frac{{25}}{{0,25 + {e^{ - 0,8.t}}}}\).

      Khi \(t \to {\rm{\;}} + \infty \) thì \({e^{ - 0,8t}} \to 0\), nên \(\mathop {\lim }\limits_{t \to {\rm{\;}} + \infty } P(t) = \mathop {\lim }\limits_{t \to {\rm{\;}} + \infty } \frac{{25}}{{0,25 + {e^{ - 0,8.t}}}} = \frac{{25}}{{0,25}} = 100\)

      Vậy số lượng vi khuẩn trong quần thể không lớn hơn 100.

      d) Sai. Ta có:

       \(\begin{array}{*{20}{l}}{P(t) = \frac{{25}}{{0,25 + {e^{ - 0.8t}}}} > 90 \Leftrightarrow {e^{ - 0,8.t}} < \frac{{25}}{{90}} - 0,25}\\{ \Leftrightarrow {e^{ - 0,8.t}} < \frac{1}{{36}} \Leftrightarrow t > 4,48}\end{array}\)

      Để số lượng vi sinh vật trong quần thể lớn hơn 90 thì cần nuôi cấy ít nhất 4,48 giờ.

      Câu 4 :

      Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang cân, AD // BC, AD = 2BC. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD, điểm M là trung điểm của đoạn thẳng SC.

      a) Đường thẳng AM nằm trong mặt phẳng (SAC).

      Đúng
      Sai

      b) Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) là đường thẳng SO.

      Đúng
      Sai

      c) Giao điểm của đường thẳng AM và mặt phẳng (SBD) là giao điểm của AM và SO.

      Đúng
      Sai

      d) Gọi \(\left( {\alpha {\rm{\;}}} \right)\) là mặt phẳng chứa đường thẳng AM và song song với đường thẳng BD. Mặt phẳng \(\left( {\alpha {\rm{\;}}} \right)\) cắt SB tại P. Khi đó \(\frac{{SP}}{{SB}} = \frac{2}{3}\).

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) Đường thẳng AM nằm trong mặt phẳng (SAC).

      Đúng
      Sai

      b) Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) là đường thẳng SO.

      Đúng
      Sai

      c) Giao điểm của đường thẳng AM và mặt phẳng (SBD) là giao điểm của AM và SO.

      Đúng
      Sai

      d) Gọi \(\left( {\alpha {\rm{\;}}} \right)\) là mặt phẳng chứa đường thẳng AM và song song với đường thẳng BD. Mặt phẳng \(\left( {\alpha {\rm{\;}}} \right)\) cắt SB tại P. Khi đó \(\frac{{SP}}{{SB}} = \frac{2}{3}\).

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      Vẽ hình.

      Xét điểm A, M có thuộc mặt phẳng (SAC) không.

      Xét hai điểm S, O cùng thuộc mặt phẳng (SAC) và mặt phẳng (SBD) không

      Gọi giao điểm của AM và SO là I, chứng minh \(I \in (SBD)\).

      Sử dụng phương pháp phản chứng: Giả sử \(\frac{{SP}}{{SB}} = \frac{2}{3}\) rồi chứng minh điều đó vô lí.

      Lời giải chi tiết :

      Đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Nội 1 8

      a) Đúng. Vì \(M \in SC\) nên \(M \in (SAC)\), lại có \(A \in (SAC)\) nên AM nằm trong mặt phẳng (SAC).

      b) Đúng. Ta có \(O \in AC\) nên \(O \in (SAC)\); \(O \in BD\) nên \(O \in (SBD)\). Do đó O thuộc cả hai mặt phẳng (SAC) và (SBD).

      Mà S cũng thuộc cả hai mặt phẳng (SAC) và (SBD).

      Vậy SO là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD).

      c) Đúng. Theo chứng minh ở các phần trên, SO và MA cùng thuộc mặt phẳng (SAC), hai đường thẳng đó không song song với nhau nên gọi giao điểm của chúng là I.

      Khi đó, \(I \in AM\) (1).

      Vì \(I \in SO\), mà \(SO \subset (SBD)\) nên \(I \in (SBD)\) (2).

      Từ (1) và (2) suy ra I là giao điểm của AM và mặt phẳng (SBD), đồng thời là giao điểm của SO và MA.

      d) Sai. Vì AD // BC nên theo hệ quả của định lý Thales, ta có:

      \(\frac{{CO}}{{OA}} = \frac{{BC}}{{AD}} = \frac{1}{2}\) (vì AD = 2BC theo giả thiết).

      Suy ra \(\frac{{CO}}{{CA}} = \frac{1}{3}\), tức O không phải trung điểm của AC.

      Gọi giao điểm của \(\left( {\alpha {\rm{\;}}} \right)\) và SD là Q. Khi đó, PQ là giao tuyến của \(\left( {\alpha {\rm{\;}}} \right)\) và (SBD).

      Ta có \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{(\alpha )//BD}\\\begin{array}{l}BD \subset (SBD)\\(SBD) \cap (\alpha ) = PQ\end{array}\end{array}} \right.\) suy ra BD // PQ (3).

      Vì \(I \in AM\) và \(AM \subset \left( {\alpha {\rm{\;}}} \right)\) nên \(I \in \left( {\alpha {\rm{\;}}} \right)\), mà \(I \in (SBD)\) nên I thuộc giao tuyến của \(\left( {\alpha {\rm{\;}}} \right)\) và (SBD), hay \(I \in PQ\) (4).

      Từ (3) và (4) suy ra PI // BO.

      Giả sử \(\frac{{SP}}{{SB}} = \frac{2}{3}\).

      Vì PI // BO nên theo định lí Thales ta có: \(\frac{{SI}}{{SO}} = \frac{{SP}}{{SB}} = \frac{2}{3}\).

      Vì M là trung điểm của SC suy ra AM là đường trung tuyến của \(\Delta SAC\).

      Mặt khác, \(I \in AM\) và \(\frac{{SI}}{{SO}} = \frac{2}{3}\) nên I là trọng tâm \(\Delta SAC\).

      Do đó, SO là đường trung tuyến của \(\Delta SAC\), hay O là trung điểm của AC (vô lí).

      Vậy \(\frac{{SP}}{{SB}} \ne \frac{2}{3}\).

      Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
      Câu 1 :

      Cho cấp số cộng (\({u_n}\)) có \({u_3} = 9\) và \({u_7} = 17\). Tổng của 20 số hạng đầu tiên của cấp số cộng đã cho bằng bao nhiêu?

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Áp dụng công thức số hạng tổng quát \({u_n} = {u_1} + (n - 1)d\) để tìm \({u_1}\) và \(d\).

      Áp dụng công thức tính tổng của n số hạng đầu của cấp số cộng.

      Lời giải chi tiết :

      Có \({u_3} = 9\) và \({u_7} = 17\) nên \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{u_1} + 2d = 9}\\{{u_1} + 6d = 17}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{u_1} = 5}\\{d = 2}\end{array}} \right.\).

      Áp dụng công thức tính tổng, có \({S_{20}} = \frac{{20}}{2}(2.5 + 19.2) = 480\).

      Câu 2 :

      Anh An gửi 100 triệu vào ngân hàng với kì hạn 1 năm và hưởng lãi suất 5,4%/năm theo thể thức lãi kép. Sau khi gửi được tròn 9 tháng, anh cần dùng đến 100 triệu trên để sửa nhà. Nhân viên ngân hàng đã đưa ra cho anh hai phương án như sau:

      *Phương án 1: Anh rút hết tiền trước kì hạn. Khi đó toàn bộ số tiền anh gửi sẽ được tính lãi với lãi suất không kì hạn là \(0,2\% \)/năm (tính theo thể thức lãi kép với kì hạn 1 tháng).

      *Phương án 2: Anh thế chấp sổ tiết kiệm đó để vay ngân hàng 100 triệu. Khi đó, toàn bộ số tiền vay sẽ phải chịu lãi suất \(8\% \)/năm (tính theo thể thức lãi kép với kì hạn 1 tháng). Đủ kì hạn 1 năm của khoản tiền gửi, anh sẽ rút hết tiền và trả hết nợ cho ngân hàng.

      Nếu làm theo phương án 2 thì anh được lợi bao nhiêu triệu đồng so với phương án 1 (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm)?

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Áp dụng công thức lãi kép \(T = A{\left( {1 + r} \right)^n}\).

      Lời giải chi tiết :

      Xét phương án 1: Với số tiền gửi là 100 triệu, lãi suất theo tháng là \(\frac{{5,4}}{{12}} = \frac{1}{{60}}\% \), gửi trong 6 tháng thì toàn bộ số tiền anh An nhận được sau 9 tháng là:

      \(T = A{\left( {1 + r} \right)^n} = 100{\left( {1 + \frac{1}{{60}}\% } \right)^9} = 100,1501\) triệu tức là lợi được 0,1501 triệu.

      Xét phương án 2: Số tiền anh An nhận được khi gửi với lãi suất 5,4% trong 1 năm là

      \(T = 100.5,4\% {\rm{ \;}} = 105,4\) triệu.

      Anh An cần vay ngân hàng trong 3 tháng với lãi suất 8%/năm tức là \(\frac{8}{{12}}\% \)/tháng.

      \( \Rightarrow T = 100{\left( {1 + \frac{8}{{12}}\% } \right)^3}\).

      Vậy số tiền anh An dư sau khi trả ngân hàng là \(105,4 - 100{\left( {1 + \frac{8}{{12}}\% } \right)^3} = 3,386\) triệu.

      Khi đó so với phương án 1 thì anh An lợi được \(3,386 - 0,1501 \approx 3,24\) triệu.

      Câu 3 :

      Một khu phố có kế hoạch tu sửa một sân chơi hình tròn, bán kính 10m. Theo bản thiết kế dự kiến thì công (như hình vẽ), người ta lát gạch trang trí ở phần kẻ sọc (với \({0^\circ } < \alpha {\rm{ \;}} < {45^\circ }\)) và phần còn lại đổ xi măng. Chi phí lát gạch là 1 triệu đồng/\(1{m^2}\) và chi phí đổ xi măng là 300 nghìn đồng/\(1{m^2}\) (giả sử phần chi phí khác không đáng kể). Hỏi góc \(\alpha \) lớn nhất là bao nhiêu độ để chi phí tu sửa không lớn hơn 150 triệu đồng (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).

      Đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Nội 1 9

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Tính diện tích của phần làm gạch và phần còn lại theo \(\alpha \). Từ đó lập hàm chi phí và tìm GTNN.

      Lời giải chi tiết :

      Xét 1 phần gạch hình tam giác là \(\Delta OAB\) vuông tại A, có \(OB = 10,\angle AOB = \alpha \).

      \(\begin{array}{*{20}{l}}{ \Rightarrow OA = 10.\sin \alpha ;AB = 10.\cos \alpha }\\{ \Rightarrow {S_{\Delta OAB}} = \frac{1}{2}.10.\sin \alpha .10.\cos \alpha {\rm{ \;}} = 25\sin 2\alpha }\end{array}\)

      Khi đó diện tích phần gạch lát là \(S = 4.25\sin 2\alpha {\rm{ \;}} = 100\sin 2\alpha \).

      Diện tích của cả hình tròn là \(S = \pi {.10^2} = 100\pi \).

      Diện tích phần lát xi măng là \(S = 100\pi {\rm{ \;}} - 100.\sin 2\alpha \).

      Vậy chi phí cần bỏ ra là \(T = 100.\sin 2\alpha .1 + \left( {100 - 100\sin 2\alpha } \right).0,3 = 70\sin 2\alpha {\rm{ \;}} + 30\pi \).

      Do chi phí nhỏ hơn 150 triệu nên ta có

      \(\begin{array}{*{20}{l}}{70\sin 2\alpha {\rm{ \;}} + 30\pi {\rm{ \;}} < 150}\\{ \Leftrightarrow \sin 2\alpha {\rm{ \;}} < 0,79}\\{ \Leftrightarrow 2\alpha {\rm{ \;}} < 52,{{79}^o}}\\{ \Leftrightarrow \alpha {\rm{ \;}} < 26,{{39}^o}}\end{array}\)

      Vậy góc \(\alpha \) nhỏ nhất bằng \({26^o}\).

      Câu 4 :

      Trong kỳ thi vấn đáp, bạn Bình phải bốc thăm ngẫu nhiên và trả lời 3 chủ đề trong số 10 chủ đề đã được chuẩn bị trước. Bạn Bình chỉ chuẩn bị được 7 trong 10 chủ đề trên. Xác suất để Bình bốc được ít nhất hai chủ đề trong những chủ đề đã chuẩn bị bằng bao nhiêu (làm tròn đến hàng phần trăm)?

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Ta chia thành 2 trường hợp:

      TH1: Bình bốc trúng hai chủ đề trong 7 chủ đề đã chuẩn bị và 1 chủ đề trong 3 chủ đề không chuẩn bị.

      TH2: Bình bốc trúng ba chủ đề trong 7 chủ đề đã chuẩn bị.

      Lời giải chi tiết :

      Không gian mẫu là \(C_{10}^3\).

      Để Bình bốc được ít nhất hai chủ đề trong những chủ đề đã chuẩn bị thì có 2 TH

      TH1: Bình bốc trúng hai chủ đề trong 7 chủ đề đã chuẩn bị và 1 chủ đề trong 3 chủ đề không chuẩn bị. Khi đó có \(C_7^2.C_3^1\) cách.

      TH2: Bình bốc trúng ba chủ đề trong 7 chủ đề đã chuẩn bị \( \Rightarrow \) Có \(C_7^3\) cách.

      Vậy xác suất cần tính là \(P = \frac{{C_7^2.C_3^1 + C_7^3}}{{C_{10}^3}} = 0,8166 \approx 0,82\).

      Câu 5 :

      Bất phương trình \({\log _2}(2x - 1) < {\log _2}(14 - x)\) có bao nhiêu nghiệm nguyên?

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Tìm ĐKXĐ và giải bất phương trình cơ bản.

      Lời giải chi tiết :

      ĐKXĐ: \(\frac{1}{2} < x < 14\).

      \(\begin{array}{*{20}{l}}{{{\log }_2}(2x - 1) < {{\log }_2}(14 - x)}\\{ \Leftrightarrow 2x - 1 < 14 - x}\\{ \Leftrightarrow 3x < 15}\\{ \Leftrightarrow x < 5}\end{array}\)

      \( \Rightarrow \frac{1}{2} < x < 5\).

      Do \(x \in \mathbb{Z} \Rightarrow x \in \left\{ {1,2,3,4} \right\}\).

      Vậy có tất cả 4 nghiệm nguyên.

      Câu 6 :

      Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh bằng 6. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng SB và điểm N thuộc đoạn thẳng SC sao cho NS = 2NC. Phép chiếu song song lên mặt phẳng (SCD) theo phương chiếu BD biến điểm M thành điểm P. Phép chiếu song song lên mặt phẳng (ABCD) theo phương chiếu SA biến tam giác MNP thành hình T. Khi đó diện tích hình T bằng bao nhiêu?

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Sử dụng tính chất đường trung bình kẻ các đường thẳng song song tìm M, N, P. Từ đó tính diện tích tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Nội 1 10

      Xét trong (SBD) kẻ \(MP\parallel BD\) với \(P \in SD\).

      Khi đó P là hình chiếu của M xuống (SBD) với phương chiếu BD.

      Do M là trung điểm của SB nên MP là đường trung bình của \(\Delta SBD\).

      Suy ra P là trung điểm của SD.

      Tương tự xét trong (SAB) kẻ \(ME\parallel SA \Rightarrow E\) là trung điểm AB.

      Trong (SAD) kẻ \(PF\parallel SA \Rightarrow F\) là trung điểm AD.

      Trong \(\left( {SAC} \right)\) kẻ \(NG\parallel SA \Rightarrow \frac{{GC}}{{GA}} = \frac{{NC}}{{SC}} = \frac{1}{3}\) (Thales).

      Khi đó hình chiếu của M, N, P xuống (ABCD) theo phương chiếu SA lần lượt là E, G, F.

      Ta sẽ tính diện tích \(\Delta GEF\).

      Đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Nội 1 11

      Ta có \(\Delta GEF\) cân tại G nên \({S_{\Delta GEF}} = \frac{1}{2}GK.EF\).

      \(AF = AE = \frac{1}{2}AB = 3 \Rightarrow EF = 3\sqrt 2 ;AK = \frac{1}{2}EF = \frac{3}{2}\sqrt 2 \).

      \(AC = 6\sqrt 2 ;AG = \frac{2}{3}.6\sqrt 2 {\rm{ \;}} = 4\sqrt 2 {\rm{ \;}} \Rightarrow GK = 4\sqrt 2 {\rm{ \;}} - \frac{3}{2}\sqrt 2 {\rm{ \;}} = \frac{5}{2}\sqrt 2 \).

      \( \Rightarrow {S_{\Delta GEF}} = \frac{1}{2}GK.EF = \frac{1}{2}.\frac{5}{2}\sqrt 2 .3\sqrt 2 {\rm{ \;}} = \frac{{15}}{2} = 7,5\).

      Bạn đang khám phá nội dung Đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Nội trong chuyên mục giải sgk toán 12 trên nền tảng toán học. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán thpt này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 12 cho học sinh THPT, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội, tạo nền tảng vững chắc cho Kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia và hành trang vào đại học.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Nội: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

      Đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực học tập của học sinh, đồng thời giúp giáo viên có cái nhìn tổng quan về chất lượng giảng dạy. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết cấu trúc đề thi, các dạng bài tập thường gặp và cung cấp hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể ôn luyện hiệu quả.

      Cấu trúc đề khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025

      Đề khảo sát thường bao gồm các phần sau:

      • Phần trắc nghiệm: Thường chiếm khoảng 30-40% tổng số điểm, tập trung vào các kiến thức cơ bản, công thức và kỹ năng tính toán nhanh.
      • Phần tự luận: Chiếm khoảng 60-70% tổng số điểm, yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết, vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán phức tạp.

      Các chủ đề thường xuất hiện trong đề khảo sát bao gồm:

      • Đại số: Hàm số bậc hai, phương trình và bất phương trình, dãy số, cấp số cộng và cấp số nhân.
      • Hình học: Vectơ, tích vô hướng, hàm số lượng giác, đường thẳng và đường tròn.

      Các dạng bài tập thường gặp

      1. Bài tập về hàm số bậc hai: Xác định các yếu tố của hàm số, tìm tập xác định, tập giá trị, điểm cực trị, vẽ đồ thị hàm số.
      2. Bài tập về phương trình và bất phương trình: Giải phương trình bậc hai, phương trình vô tỷ, bất phương trình bậc hai, bất phương trình vô tỷ.
      3. Bài tập về tích vô hướng: Tính tích vô hướng của hai vectơ, chứng minh vuông góc, tính độ dài vectơ.
      4. Bài tập về đường thẳng và đường tròn: Viết phương trình đường thẳng, phương trình đường tròn, xác định giao điểm của đường thẳng và đường tròn.

      Hướng dẫn giải một số bài tập điển hình

      Ví dụ 1: Cho hàm số y = x2 - 4x + 3. Tìm tọa độ đỉnh của parabol.

      Giải: Hàm số có dạng y = ax2 + bx + c với a = 1, b = -4, c = 3. Tọa độ đỉnh của parabol là:

      xđỉnh = -b / (2a) = -(-4) / (2 * 1) = 2

      yđỉnh = f(xđỉnh) = f(2) = 22 - 4 * 2 + 3 = -1

      Vậy tọa độ đỉnh của parabol là (2; -1).

      Ví dụ 2: Giải phương trình x2 - 5x + 6 = 0.

      Giải: Phương trình có dạng ax2 + bx + c = 0 với a = 1, b = -5, c = 6. Tính delta:

      Δ = b2 - 4ac = (-5)2 - 4 * 1 * 6 = 1

      Vì Δ > 0, phương trình có hai nghiệm phân biệt:

      x1 = (-b + √Δ) / (2a) = (5 + 1) / (2 * 1) = 3

      x2 = (-b - √Δ) / (2a) = (5 - 1) / (2 * 1) = 2

      Vậy phương trình có hai nghiệm là x1 = 3 và x2 = 2.

      Lời khuyên khi ôn luyện

      Để đạt kết quả tốt trong kỳ khảo sát chất lượng Toán 11, học sinh cần:

      • Nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
      • Luyện tập thường xuyên với các bài tập đa dạng.
      • Tìm hiểu các dạng bài tập thường gặp và phương pháp giải.
      • Rèn luyện kỹ năng trình bày lời giải rõ ràng, mạch lạc.
      • Sử dụng các tài liệu ôn tập chất lượng, như sách tham khảo, đề thi thử, video bài giảng.

      Hy vọng với những phân tích và hướng dẫn trên, các em học sinh sẽ có thêm động lực và phương pháp ôn luyện hiệu quả để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ khảo sát chất lượng Toán 11 năm 2024 - 2025.

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 12

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 12