1. Môn Toán
  2. Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình

Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình

Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình: Cập nhật mới nhất

montoan.com.vn xin giới thiệu bộ đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 do sở GD&ĐT Ninh Bình phát hành. Đây là tài liệu ôn tập vô cùng quan trọng giúp các em học sinh làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải đề.

Đề thi được biên soạn bám sát chương trình học, có độ khó phù hợp, giúp học sinh đánh giá năng lực bản thân và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới.

Đề bài

    Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
    Câu 1 :

    Cho cấp số nhân \(\left( {{u_n}} \right)\) có \({u_1} = 2\) và công bội q = 3. Số hạng \({u_3}\)của cấp số nhân đã cho là

    • A.

      18

    • B.

      5

    • C.

      6

    • D.

      8

    Câu 2 :

    Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’ (hình vẽ). Đẳng thức nào sau đây sai?

    Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình 0 1

    • A.

      \(\overrightarrow {AB'} + \overrightarrow {CB} = \overrightarrow {AC'} \)

    • B.

      \(\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {BB'} = \overrightarrow {AC'} \)

    • C.

      \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} = \overrightarrow {AC} \)

    • D.

      \(\overrightarrow {AD} + \overrightarrow {CC'} = \overrightarrow {AD'} \)

    Câu 3 :

    Tập nghiệm của bất phương trình \({(0,21)^x} < 1\) là

    • A.

      \(( - \infty ;0]\)

    • B.

      \([0; + \infty )\)

    • C.

      \(( - \infty ;0)\)

    • D.

      \((0; + \infty )\)

    Câu 4 :

    Cho hàm số \(y = \frac{{a{x^2} + bx + c}}{{mx + n}}\) (với \(a \ne 0\), \(m \ne 0\)) có đồ thị như hình vẽ dưới đây.

    Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình 0 2

    Phương trình đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số đã cho là

    • A.

      y = 2x + 2

    • B.

      y = x – 2

    • C.

      y = 2x – 2

    • D.

      y = x + 2

    Câu 5 :

    Cho hàm số bậc ba y = f(x) có đồ thị là đường cong trong hình vẽ dưới đây.

    Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình 0 3

    Hàm số y = f(x) đồng biến trên khoảng

    • A.

      \(( - \infty ;0)\)

    • B.

      \(( - 2;0)\)

    • C.

      \(( - 4; + \infty )\)

    • D.

      \((0; + \infty )\)

    Câu 6 :

    Nghiệm của phương trình \({\log _2}(x - 1) = 3\) là

    • A.

      9

    • B.

      8

    • C.

      10

    • D.

      7

    Câu 7 :

    Trong không gian Oxy, cho điểm A(-5;2;3) và B là điểm đối xứng với A qua trục Oy. Độ dài đoạn thẳng AB bằng

    • A.

      \(\sqrt {34} \)

    • B.

      \(\sqrt 8 \)

    • C.

      \(2\sqrt {34} \)

    • D.

      \(\sqrt {38} \)

    Câu 8 :

    Lớp 12A8 của trường THPT X có 41 học sinh được đánh số thứ tự từ 1 đến 41. Cô giáo chọn ngẫu nhiên 3 bạn để làm nhiệm vụ kiểm tra vở bài tập của các bạn trong lớp. Xác suất để 3 bạn được chọn có số thứ tự lập thành một cấp số cộng là \(\frac{a}{b}\) (với \(\frac{a}{b}\) là phân số tối giản). Tính S = 2a + b.

    • A.

      553

    • B.

      573

    • C.

      653

    • D.

      613

    Câu 9 :

    Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Mệnh đề nào dưới đây là sai?

    • A.

      (ADD’A’) // (BCC’B’)

    • B.

      (BDA’) // (B’D’C)

    • C.

      (ABA’) // (B’D’C)

    • D.

      (ABCD) // (A’B’C’D’)

    Câu 10 :

    Để chuẩn bị cho tiết học “Mạng xã hội: lợi và hại” (Hoạt động thực hành trải nghiệm môn Toán,lớp 10), giáo viên đã khảo sát thời gian sử dụng mạng xã hội trong một ngày của học sinh trong lớp 10A1mình dạy và thu được mẫu số liệu như sau:

    Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình 0 4

    Thời gian trung bình (phút) sử dụng mạng xã hội của học sinh lớp 10A1 xấp xỉ bằng

    • A.

      35

    • B.

      30,5

    • C.

      36,3

    • D.

      33,6

    Câu 11 :

    Phương trình tanx = -1 có tất cả các nghiệm là

    • A.

      \(\frac{\pi }{4} + k2\pi \) \((k \in \mathbb{Z})\).

    • B.

      \( - \frac{\pi }{4} + k2\pi \) \((k \in \mathbb{Z})\).

    • C.

      \(\frac{\pi }{4} + k\pi \) \((k \in \mathbb{Z})\).

    • D.

      \( - \frac{\pi }{4} + k\pi \) \((k \in \mathbb{Z})\).

    Câu 12 :

    Cho hàm số bậc ba có bảng biến thiên như hình vẽ dưới đây.

    Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình 0 5

    Giá trị cực tiểu của hàm số là

    • A.

      2

    • B.

      1

    • C.

      -1

    • D.

      -2

    Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai.
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
    Câu 1 :

    Cho hàm số \(y = f(x) = \frac{{a{x^2} + bx + c}}{{x + d}}\) có đồ thị là đường cong trong hình vẽ dưới đây, biết đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số đi qua hai điểm (0;1) và (1;0).

    Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình 0 6

    a) Hàm số đồng biến trên khoảng (-4;0).

    Đúng
    Sai

    b) Ta có a + b + c + d = -2.

    Đúng
    Sai

    c) Khoảng cách từ M(1;-8) đến đường thẳng đi qua các điểm cực trị của đồ thị hàm số là \(\sqrt 5 \).

    Đúng
    Sai

    d) Tập xác định của hàm số là \(\mathbb{R}\backslash \{ 2\} \).

    Đúng
    Sai
    Câu 2 :

    Cho hàm số \(y = f(x) = {e^{x + \sqrt {16 - {x^2}} }}\).

    a) f’(x) = 0 có hai nghiệm phân biệt.

    Đúng
    Sai

    b) \(f'(x) = \left( {1 - \frac{x}{{\sqrt {16 - {x^2}} }}} \right){e^{x + \sqrt {16 - {x^2}} }}\), \(\forall x \in [ - 4;4]\).

    Đúng
    Sai

    c) Tích của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số f(x) là \({e^{a + b\sqrt c }}\) (với \(a,b,c \in \mathbb{Z}\) và c là số nguyên tố). Khi đó a + 2b + 3c = 10.

    Đúng
    Sai

    d) \(f( - 4) = \frac{1}{{{e^4}}}\).

    Đúng
    Sai
    Câu 3 :

    Một hạt chuyển động trên một đường thẳng có gắn một trục tọa độ với gốc tọa độ là vị trí hạt bắt đầu chuyển động. Tọa độ của hạt trên trục tại thời điểm t (đơn vị: giây) kể từ khi xuất phát được cho bởi công thức x(t) = 2t – 3ln(t + 1) (đơn vị: mét), \(t \ge 0\). Hàm số v(t) = x’(t) (đơn vị: mét/giây) biểu thị vận tốc chuyển động của hạt.

    a) Quãng đường mà hạt đi được trong 3 giây đầu tiên là 1,84 m (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).

    Đúng
    Sai

    b) Hạt đứng yên tại thời điểm t = 0,5 s.

    Đúng
    Sai

    c) \(v(t) = 2 - \frac{3}{{t + 1}}\).

    Đúng
    Sai

    d) Vận tốc ban đầu của hạt là 1 m/s.

    Đúng
    Sai
    Câu 4 :

    Một kho chứa hàng có dạng hình lăng trụ đứng ABFPE.DCGQH với ABFE là hình chữ nhật vàEFP là tam giác cân tại P. Gọi T là trung điểm của DC. Các kích thước của kho chứa lần lượt làAB = 6 m; AE = 5 m; AD = 8 m; QT = 7 m. Người ta mô hình hoá nhà kho bằng cách chọn hệ trục toạ độ cógốc toạ độ là điểm O thuộc đoạn AD sao cho OA = 2 m và các trục toạ độ tương ứng như hình vẽ dưới đây.

    Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình 0 7

    a) Tọa độ điểm Q là (-6;3;5).

    Đúng
    Sai

    b) Vecto \(\overrightarrow {OC} \) có tọa độ là (-6;6;0).

    Đúng
    Sai

    c) Người ta muốn lắp camera quan sát trong nhà kho tại vị trí trung điểm của FG và đầu thu dữ liệu đặt tại vị trí O. Người ta thiết kế đường dây cáp nối từ O đến K sau đó nối thẳng đến camera. Độ dài đoạn cáp nối tối thiểu bằng \(5 + 2\sqrt {10} \) m.

    Đúng
    Sai

    d) Mái nhà được lợp bằng tôn Hoa Sen, giá tiền mỗi mét vuông tôn là 130000 đồng. Số tiền cần bỏ ra để mua tôn lợp mái nhà là 3750000 đồng (không kể hao phí do việc cắt và ghép các miếng tôn, làm tròn kết quả đến hàng nghìn).

    Đúng
    Sai
    Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
    Câu 1 :

    Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O, SO vuông góc với mặt đáy. Biết cạnh hình thoi bằng 2024, góc BAD bằng \({120^o}\), khoảng cách từ điểm C đến mặt phẳng (SBD) bằng bao nhiêu?

    Đáp án:

    Câu 2 :

    Trong không gian Oxyz, một khinh khí cầu ở tọa độ A(-16;-10;10) bắt đầu bay với vecto vận tốckhông đổi \(\overrightarrow v = (4;3; - 1)\) (đơn vị vận tốc là km/h) và dự kiến bay trong thời gian 10 giờ. Biết trạm kiểm soát không lưu đặt ở vị trí gốc toạ độ O kiểm soát được các vật thể cách trạm một khoảng tối đa bằng 12 km. Thời gian kể từ khi trạm kiểm soát không lưu phát hiện ra khinh khí cầu đến khi khinh khí cầu ra khỏi vùng kiểm soát là bao nhiêu phút?

    Đáp án:

    Câu 3 :

    Một thanh dầm hình hộp chữ nhật được cắt từ một khúc gỗ hình trụ có bán kính đáy bằng 20 cm sao cho thanh dầm có diện tích mặt cắt ngang lớn nhất, tức là thanh dầm có mặt cắt ngang là hình vuông. Sau khi cắt thanh dầm đó, người ta lại cắt bốn tấm ván hình hộp chữ nhật từ bốn phần còn lại của khúc gỗ (tham khảo hình vẽ dưới đây). Xác định diện tích mặt cắt ngang tối đa của mỗi tấm ván (theo đơn vị \(c{m^2}\) và làm tròn kết quả đến hàng phần chục).

    Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình 0 8

    Đáp án:

    Câu 4 :

    Trong một chiếc hộp có 30 viên bi có cùng kích thước và khối lượng, trong đó có 6 viên bi màu đỏ, 7 viên bi màu xanh, 8 viên bi màu vàng và 9 viên bi màu trắng. Lấy ngẫu nhiên đồng thời 3 viên bi. Xác suất để 3 viên bi lấy ra có đúng hai màu bằng \(\frac{a}{b}\), với \(\frac{a}{b}\) là phân số tối giản. Tổng a + b bằng bao nhiêu?

    Đáp án:

    Câu 5 :

    Một nhà máy sản xuất x sản phẩm trong mỗi tháng. Chi phí sản xuất x sản phẩm được cho bởi hàm chi phí \(C(x) = 16000 + 500x - 1,6{x^2} + 0,004{x^3}\) (nghìn đồng). Biết giá bán của của mỗi sản phẩm là một hàm số phụ thuộc vào số lượng sản phẩm x và được cho bởi công thức \(p(x) = 1700 - 7x\) (nghìn đồng). Hỏi mỗi tháng nhà máy nên sản xuất bao nhiêu sản phẩm để lợi nhuận thu được là lớn nhất? Biết rằng kết quả khảo sát thị trường cho thấy sản phẩm sản xuất ra sẽ được tiêu thụ hết.

    Đáp án:

    Câu 6 :

    Một kỹ sư thiết kế mô hình trang trí cho một sân khấu nổi có dạng hình lập phương \(ABCD.{A_1}{B_1}{C_1}{D_1}\) với độ dài các cạnh bằng 5 m. Để tạo ra nét độc đáo cho sân khấu, người kỹ sư muốn thiết kế một dàn đèn ánh sáng nối từ một điểm M trên đường chéo \(A{D_1}\) xuống một điểm N trên mặt đất BD đồng thời AM = DB. Dàn đèn ánh sáng có chiều dài ngắn nhất là bao nhiêu mét (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).

    Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình 0 9

    Đáp án:

    Lời giải và đáp án

      Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
      Câu 1 :

      Cho cấp số nhân \(\left( {{u_n}} \right)\) có \({u_1} = 2\) và công bội q = 3. Số hạng \({u_3}\)của cấp số nhân đã cho là

      • A.

        18

      • B.

        5

      • C.

        6

      • D.

        8

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Áp dụng công thức số hạng tổng quát của cấp số nhân: \({u_n} = {u_1}{q^{n - 1}}\).

      Lời giải chi tiết :

      \({u_3} = {u_1}{q^2} = {2.3^2} = 18\).

      Câu 2 :

      Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’ (hình vẽ). Đẳng thức nào sau đây sai?

      Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình 1 1

      • A.

        \(\overrightarrow {AB'} + \overrightarrow {CB} = \overrightarrow {AC'} \)

      • B.

        \(\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {BB'} = \overrightarrow {AC'} \)

      • C.

        \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} = \overrightarrow {AC} \)

      • D.

        \(\overrightarrow {AD} + \overrightarrow {CC'} = \overrightarrow {AD'} \)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Áp dụng quy tắc cộng, trừ vecto, khái niệm hai vecto bằng nhau, quy tắc hình bình hành để chứng minh các đẳng thức trên đúng hoặc sai.

      Lời giải chi tiết :

      - Xét đáp án A:

      Giả sử đẳng thức đúng: \(\overrightarrow {AB'} + \overrightarrow {CB} = \overrightarrow {AC'} \Leftrightarrow \overrightarrow {AB'} - \overrightarrow {AC'} = - \overrightarrow {CB} \Leftrightarrow \overrightarrow {AB'} + \overrightarrow {C'A} = \overrightarrow {BC} \Leftrightarrow \overrightarrow {C'B'} = \overrightarrow {BC} \) (vô lí vì hai vecto này ngược hướng).

      Vậy đẳng thức A sai.

      - Xét đáp án B:

      \(\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {BB'} = \overrightarrow {AC} + \overrightarrow {CC'} = \overrightarrow {AC'} \).

      Vậy đẳng thức B đúng.

      - Xét đáp án C:

      \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} = \overrightarrow {AC} \) đúng theo quy tắc hình bình hành.

      Vậy đẳng thức C đúng.

      - Xét đáp án D:

      \(\overrightarrow {AD} + \overrightarrow {CC'} = \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {DD'} = \overrightarrow {AD'} \).

      Vậy đẳng thức D đúng.

      * Lưu ý: Đề bài hỏi đẳng thức nào sai, ta chọn đáp án A.

      Câu 3 :

      Tập nghiệm của bất phương trình \({(0,21)^x} < 1\) là

      • A.

        \(( - \infty ;0]\)

      • B.

        \([0; + \infty )\)

      • C.

        \(( - \infty ;0)\)

      • D.

        \((0; + \infty )\)

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Với 0 < a < 1 thì tập nghiệm của bất phương trình \({a^x} < b\) là \(({\log _a}b; + \infty )\).

      Lời giải chi tiết :

      TXĐ: \(D = \mathbb{R}\).

      \({(0,21)^x} < 1 \Leftrightarrow x > {\log _{0,21}}1 \Leftrightarrow x > 0\).

      Câu 4 :

      Cho hàm số \(y = \frac{{a{x^2} + bx + c}}{{mx + n}}\) (với \(a \ne 0\), \(m \ne 0\)) có đồ thị như hình vẽ dưới đây.

      Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình 1 2

      Phương trình đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số đã cho là

      • A.

        y = 2x + 2

      • B.

        y = x – 2

      • C.

        y = 2x – 2

      • D.

        y = x + 2

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào tọa độ các điểm mà đường tiệm cận đi qua, giải hệ phương trình tìm ra các hệ số.

      Lời giải chi tiết :

      Phương trình đường tiệm cận xiên có dạng y = ax + b \((a \ne 0)\).

      Đường tiệm cận xiên đi qua hai điểm có tọa độ (2;0) và (0;-2) nên ta có:

      \(\left\{ \begin{array}{l}0 = a.2 + b\\ - 2 = a.0 + b\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b = - 2\end{array} \right.\).

      Vậy phương trình đường tiệm cận xiên là y = x – 2.

      Câu 5 :

      Cho hàm số bậc ba y = f(x) có đồ thị là đường cong trong hình vẽ dưới đây.

      Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình 1 3

      Hàm số y = f(x) đồng biến trên khoảng

      • A.

        \(( - \infty ;0)\)

      • B.

        \(( - 2;0)\)

      • C.

        \(( - 4; + \infty )\)

      • D.

        \((0; + \infty )\)

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Hàm số đồng biến trên khoảng đồ thị đi lên từ trái sang.

      Lời giải chi tiết :

      Hàm số đồng biến trên khoảng \((0; + \infty )\).

      Câu 6 :

      Nghiệm của phương trình \({\log _2}(x - 1) = 3\) là

      • A.

        9

      • B.

        8

      • C.

        10

      • D.

        7

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      \({\log _a}x = b \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 0\\x = {a^b}\end{array} \right.\).

      Lời giải chi tiết :

      \({\log _2}(x - 1) = 3 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - 1 > 0\\x - 1 = {2^3}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 0\\x = 9\end{array} \right. \Leftrightarrow x = 9\).

      Câu 7 :

      Trong không gian Oxy, cho điểm A(-5;2;3) và B là điểm đối xứng với A qua trục Oy. Độ dài đoạn thẳng AB bằng

      • A.

        \(\sqrt {34} \)

      • B.

        \(\sqrt 8 \)

      • C.

        \(2\sqrt {34} \)

      • D.

        \(\sqrt {38} \)

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Điểm A’ đối xứng với A(a;b;c) qua trục Oy có tọa độ (-a;b;-c).

      Áp dụng công thức tính khoảng cách giữa hai điểm A, B: \(AB = \sqrt {{{({x_B} - {x_A})}^2} + {{({y_B} - {y_A})}^2} + {{({z_B} - {z_A})}^2}} \).

      Lời giải chi tiết :

      B đối xứng với A qua Oy nên B(5;2;-3).

      \(AB = \sqrt {{{(5 + 5)}^2} + {{(2 - 2)}^2} + {{( - 3 - 3)}^2}} = 2\sqrt {34} \).

      Câu 8 :

      Lớp 12A8 của trường THPT X có 41 học sinh được đánh số thứ tự từ 1 đến 41. Cô giáo chọn ngẫu nhiên 3 bạn để làm nhiệm vụ kiểm tra vở bài tập của các bạn trong lớp. Xác suất để 3 bạn được chọn có số thứ tự lập thành một cấp số cộng là \(\frac{a}{b}\) (với \(\frac{a}{b}\) là phân số tối giản). Tính S = 2a + b.

      • A.

        553

      • B.

        573

      • C.

        653

      • D.

        613

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Áp dụng tính chất của cấp số cộng: \({u_n} = \frac{{{u_{n - 1}} + {u_{n + 1}}}}{2}\).

      Lời giải chi tiết :

      Xét phép thử T: “Chọn ngẫu nhiên 3 học sinh trong 41 học sinh của lớp 12A8”.

      Ta có \(n(\Omega ) = C_{41}^3\).

      Gọi A là biến cố: “3 học sinh được chọn có số thứ tự lập thành một cấp số cộng”.

      Gọi a, b, c là ba số hạng liên tiếp của cấp số cộng. Vì \(b = \frac{{a + c}}{2}\) nên a và c có cùng tính chẵn, lẻ.

      Từ 1 đến 41 có 20 số chẵn và 21 số lẻ nên ta có \(n(A) = C_{20}^2 + C_{21}^2\).

      Do đó, xác suất của biến cố A là \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{{20}}{{533}}\).

      Vậy S = 2a + b = 2.20 + 533 = 573.

      Câu 9 :

      Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Mệnh đề nào dưới đây là sai?

      • A.

        (ADD’A’) // (BCC’B’)

      • B.

        (BDA’) // (B’D’C)

      • C.

        (ABA’) // (B’D’C)

      • D.

        (ABCD) // (A’B’C’D’)

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Hai mặt phẳng song song với nhau nếu một mặt phẳng chứa hai đường thẳng cắt nhau song song với mặt phẳng còn lại.

      Lời giải chi tiết :

      Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình 1 4

      Dễ thấy các mệnh đề ở đáp án A, D đúng (hai mặt phẳng đối diện của hình hộp song song với nhau).

      Xét đáp án B: \(\left\{ \begin{array}{l}BD//B'D' \Rightarrow BD//(B'D'C)\\A'B//D'C \Rightarrow A'B//(B'D'C)\\A'B \cap BD = \{ B\} \end{array} \right. \Rightarrow (BDA')//(B'D'C)\).

      Vậy mệnh đề đáp án B đúng.

      Xét đáp án C: (ABA’) chính là (ABB’A’). Mà (ABB’A’) giao (B’D’C) tại B’ nên hai mặt phẳng này không song song với nhau.

      Vậy mệnh đề đáp án C sai.

      Câu 10 :

      Để chuẩn bị cho tiết học “Mạng xã hội: lợi và hại” (Hoạt động thực hành trải nghiệm môn Toán,lớp 10), giáo viên đã khảo sát thời gian sử dụng mạng xã hội trong một ngày của học sinh trong lớp 10A1mình dạy và thu được mẫu số liệu như sau:

      Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình 1 5

      Thời gian trung bình (phút) sử dụng mạng xã hội của học sinh lớp 10A1 xấp xỉ bằng

      • A.

        35

      • B.

        30,5

      • C.

        36,3

      • D.

        33,6

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Tìm giá trị đại diện của từng nhóm rồi sử dụng công thức tính số trung bình của mẫu số liệu ghép nhóm.

      Lời giải chi tiết :

      Thời gian trung bình (phút) sử dụng mạng xã hội của học sinh lớp 10A1 xấp xỉ bằng:

      \(\overline x = \frac{{15.5 + 25.10 + 35.15 + 45.7 + 55.5 + 65.3}}{{5 + 10 + 15 + 7 + 5 + 3}} \approx 36,3\).

      Câu 11 :

      Phương trình tanx = -1 có tất cả các nghiệm là

      • A.

        \(\frac{\pi }{4} + k2\pi \) \((k \in \mathbb{Z})\).

      • B.

        \( - \frac{\pi }{4} + k2\pi \) \((k \in \mathbb{Z})\).

      • C.

        \(\frac{\pi }{4} + k\pi \) \((k \in \mathbb{Z})\).

      • D.

        \( - \frac{\pi }{4} + k\pi \) \((k \in \mathbb{Z})\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      \(\tan x = \tan \alpha \Leftrightarrow x = \alpha + k\pi \) \((k \in \mathbb{Z})\).

      Lời giải chi tiết :

      \(\tan x = - 1 \Leftrightarrow x = - \frac{\pi }{4} + k\pi \) \((k \in \mathbb{Z})\).

      Câu 12 :

      Cho hàm số bậc ba có bảng biến thiên như hình vẽ dưới đây.

      Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình 1 6

      Giá trị cực tiểu của hàm số là

      • A.

        2

      • B.

        1

      • C.

        -1

      • D.

        -2

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Quan sát bảng biến thiên và nhận xét.

      Lời giải chi tiết :

      Giá trị cực tiểu của hàm số là y = -2 tại x = -1.

      Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai.
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
      Câu 1 :

      Cho hàm số \(y = f(x) = \frac{{a{x^2} + bx + c}}{{x + d}}\) có đồ thị là đường cong trong hình vẽ dưới đây, biết đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số đi qua hai điểm (0;1) và (1;0).

      Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình 1 7

      a) Hàm số đồng biến trên khoảng (-4;0).

      Đúng
      Sai

      b) Ta có a + b + c + d = -2.

      Đúng
      Sai

      c) Khoảng cách từ M(1;-8) đến đường thẳng đi qua các điểm cực trị của đồ thị hàm số là \(\sqrt 5 \).

      Đúng
      Sai

      d) Tập xác định của hàm số là \(\mathbb{R}\backslash \{ 2\} \).

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) Hàm số đồng biến trên khoảng (-4;0).

      Đúng
      Sai

      b) Ta có a + b + c + d = -2.

      Đúng
      Sai

      c) Khoảng cách từ M(1;-8) đến đường thẳng đi qua các điểm cực trị của đồ thị hàm số là \(\sqrt 5 \).

      Đúng
      Sai

      d) Tập xác định của hàm số là \(\mathbb{R}\backslash \{ 2\} \).

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      Quan sát đồ thị, xét các điểm đồ thị đi qua và đường tiệm cận để tìm hàm số.

      Lời giải chi tiết :

      a) Sai. Hàm số không xác định trên khoảng (-4;0) nên không đồng biến trên khoảng (-4;0).

      b) Đúng. Đường tiệm cận xiên dạng y = mx + n \((m \ne 0)\) của đồ thị hàm số đi qua hai điểm (0;1) và (1;0) nên ta có \(\left\{ \begin{array}{l}1 = m.0 + n\\0 = m.1 + n\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m = - 1\\n = 1\end{array} \right.\).

      Do đó đường tiệm cận xiên có phương trình y= -x + 1, hệ số góc là m = -1.

      Suy ra \(\frac{a}{1} = - 1 \Leftrightarrow a = - 1\).

      Đường tiệm cận đứng có phương trình x = -2, suy ra d = 2.

      Ta có \(y = f(x) = \frac{{ - {x^2} + bx + c}}{{x + 2}}\) đi qua hai điểm có tọa độ (0;-1), (-4;7) nên:

      \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{{ - {0^2} + b.0 + c}}{{0 + 2}} = - 1\\\frac{{ - {{( - 4)}^2} + b.( - 4) + c}}{{( - 4) + 2}} = 7\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\frac{c}{2} = - 1\\\frac{{ - 16 - 4b + c}}{{ - 4 + 2}} = 7\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}c = - 2\\b = - 1\end{array} \right.\).

      Vậy a + b + c + d = -1 + (-1) + (-2) + 2 = -2.

      c) Đúng. Hai điểm cực trị của hàm số là A(0;-1) và B(-4;7) nên đường thẳng AB có phương trình \(y = - 2x - 1 \Leftrightarrow 2x + y + 1 = 0\).

      Khoảng cách từ M đến đường thẳng AB là \(d(M,AB) = \frac{{\left| {2 - 8 + 1} \right|}}{{\sqrt {4 + 1} }} = \sqrt 5 \).

      d) Sai. Hàm số \(y = f(x) = \frac{{ - {x^2} - x - 2}}{{x + 2}}\) có tập xác định là \(D = \mathbb{R}\backslash \{ - 2\} \).

      Câu 2 :

      Cho hàm số \(y = f(x) = {e^{x + \sqrt {16 - {x^2}} }}\).

      a) f’(x) = 0 có hai nghiệm phân biệt.

      Đúng
      Sai

      b) \(f'(x) = \left( {1 - \frac{x}{{\sqrt {16 - {x^2}} }}} \right){e^{x + \sqrt {16 - {x^2}} }}\), \(\forall x \in [ - 4;4]\).

      Đúng
      Sai

      c) Tích của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số f(x) là \({e^{a + b\sqrt c }}\) (với \(a,b,c \in \mathbb{Z}\) và c là số nguyên tố). Khi đó a + 2b + 3c = 10.

      Đúng
      Sai

      d) \(f( - 4) = \frac{1}{{{e^4}}}\).

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) f’(x) = 0 có hai nghiệm phân biệt.

      Đúng
      Sai

      b) \(f'(x) = \left( {1 - \frac{x}{{\sqrt {16 - {x^2}} }}} \right){e^{x + \sqrt {16 - {x^2}} }}\), \(\forall x \in [ - 4;4]\).

      Đúng
      Sai

      c) Tích của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số f(x) là \({e^{a + b\sqrt c }}\) (với \(a,b,c \in \mathbb{Z}\) và c là số nguyên tố). Khi đó a + 2b + 3c = 10.

      Đúng
      Sai

      d) \(f( - 4) = \frac{1}{{{e^4}}}\).

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      Tính đạo hàm f’(x) của hàm số theo quy tắc đạo hàm hàm số hợp \(\left( {{e^u}} \right)' = u'.{e^u}\).

      Tìm nghiệm của phương trình f’(x) = 0.

      Lời giải chi tiết :

      a) Sai. \(f'(x) = \left( {x + \sqrt {16 - {x^2}} } \right)'{e^{x + \sqrt {16 - {x^2}} }} = \left( {1 + \frac{{\left( {16 - {x^2}} \right)'}}{{2\sqrt {16 - {x^2}} }}} \right){e^{x + \sqrt {16 - {x^2}} }}\)

      \( = \left( {1 + \frac{{ - 2x}}{{2\sqrt {16 - {x^2}} }}} \right){e^{x + \sqrt {16 - {x^2}} }} = \left( {1 - \frac{x}{{\sqrt {16 - {x^2}} }}} \right){e^{x + \sqrt {16 - {x^2}} }}\) với \(16 - {x^2} > 0 \Leftrightarrow - 4 < x < 4\).

      \(f'(x) = 0 \Leftrightarrow \left( {1 - \frac{x}{{\sqrt {16 - {x^2}} }}} \right){e^{x + \sqrt {16 - {x^2}} }} = 0 \Leftrightarrow 1 - \frac{x}{{\sqrt {16 - {x^2}} }} = 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\sqrt {16 - {x^2}} = x\\16 - {x^2} > 0\end{array} \right.\)

      \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 0\\ - 4 < x < 4\\2{x^2} - 16 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}0 < x < 4\\2{x^2} - 16 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow x = 2\sqrt 2 \).

      Vậy phương trình f’(x) = 0 có một nghiệm.

      b) Sai. \(f'(x) = \left( {1 - \frac{x}{{\sqrt {16 - {x^2}} }}} \right){e^{x + \sqrt {16 - {x^2}} }}\) với \(x \in ( - 4;4)\).

      c) Đúng. \(y = f(x)\) liên tục trên đoạn [-4;4]; f’(x) = 0 có một nghiệm \(x = 2\sqrt 2 \) trên khoảng (-4;4).

      \(f( - 4) = {e^{ - 4}}\); \(f(2\sqrt 2 ) = {e^{4\sqrt 2 }}\); \(f(4) = {e^4}\).

      Suy ra \(\mathop {\min }\limits_{[ - 4;4]} f(x) = f( - 4) = {e^{ - 4}}\); \(\mathop {\max }\limits_{[ - 4;4]} f(x) = f(2\sqrt 2 ) = {e^{4\sqrt 2 }}\).

      Ta có \({e^{ - 4}}.{e^{4\sqrt 2 }} = {e^{ - 4 + 4\sqrt 2 }} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = - 4\\b = 4\\c = 2\end{array} \right. \Rightarrow a + 2b + 3c = - 4 + 2.4 + 3.2 = 10\).

      d) Đúng. \(f( - 4) = {e^{ - 4}} = \frac{1}{{{e^4}}}\).

      Câu 3 :

      Một hạt chuyển động trên một đường thẳng có gắn một trục tọa độ với gốc tọa độ là vị trí hạt bắt đầu chuyển động. Tọa độ của hạt trên trục tại thời điểm t (đơn vị: giây) kể từ khi xuất phát được cho bởi công thức x(t) = 2t – 3ln(t + 1) (đơn vị: mét), \(t \ge 0\). Hàm số v(t) = x’(t) (đơn vị: mét/giây) biểu thị vận tốc chuyển động của hạt.

      a) Quãng đường mà hạt đi được trong 3 giây đầu tiên là 1,84 m (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).

      Đúng
      Sai

      b) Hạt đứng yên tại thời điểm t = 0,5 s.

      Đúng
      Sai

      c) \(v(t) = 2 - \frac{3}{{t + 1}}\).

      Đúng
      Sai

      d) Vận tốc ban đầu của hạt là 1 m/s.

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) Quãng đường mà hạt đi được trong 3 giây đầu tiên là 1,84 m (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).

      Đúng
      Sai

      b) Hạt đứng yên tại thời điểm t = 0,5 s.

      Đúng
      Sai

      c) \(v(t) = 2 - \frac{3}{{t + 1}}\).

      Đúng
      Sai

      d) Vận tốc ban đầu của hạt là 1 m/s.

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      x’(t) = v(t).

      Lời giải chi tiết :

      a) Sai. \(v(t) = x'(t) = 2 - \frac{3}{{t + 1}}\).

      \(v(t) = 0 \Leftrightarrow 2 - \frac{3}{{t + 1}} = 0 \Leftrightarrow t = \frac{1}{2}\).

      Quãng đường hạt đi được trong 3 giây đầu là:

      \(2\left| {x\left( {\frac{1}{2}} \right)} \right| + x(3) = 1\left| {1 - 3\ln \frac{3}{2}} \right| + 6 - 3\ln 4 = 4 + 6\ln \frac{3}{2} - 3\ln 4 \approx 2,27\) (m).

      b) Đúng. Hạt đứng yên khi \(v(t) = 2 - \frac{3}{{t + 1}} = 0 \Leftrightarrow t = 0,5\) (s).

      c)Đúng. \(v(t) = x'(t) = 2 - \frac{3}{{t + 1}}\).

      d) Sai. Vận tốc ban đầu của hạt là \(v(0) = 2 - \frac{3}{{0 + 1}} = - 1\) (m/s).

      Câu 4 :

      Một kho chứa hàng có dạng hình lăng trụ đứng ABFPE.DCGQH với ABFE là hình chữ nhật vàEFP là tam giác cân tại P. Gọi T là trung điểm của DC. Các kích thước của kho chứa lần lượt làAB = 6 m; AE = 5 m; AD = 8 m; QT = 7 m. Người ta mô hình hoá nhà kho bằng cách chọn hệ trục toạ độ cógốc toạ độ là điểm O thuộc đoạn AD sao cho OA = 2 m và các trục toạ độ tương ứng như hình vẽ dưới đây.

      Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình 1 8

      a) Tọa độ điểm Q là (-6;3;5).

      Đúng
      Sai

      b) Vecto \(\overrightarrow {OC} \) có tọa độ là (-6;6;0).

      Đúng
      Sai

      c) Người ta muốn lắp camera quan sát trong nhà kho tại vị trí trung điểm của FG và đầu thu dữ liệu đặt tại vị trí O. Người ta thiết kế đường dây cáp nối từ O đến K sau đó nối thẳng đến camera. Độ dài đoạn cáp nối tối thiểu bằng \(5 + 2\sqrt {10} \) m.

      Đúng
      Sai

      d) Mái nhà được lợp bằng tôn Hoa Sen, giá tiền mỗi mét vuông tôn là 130000 đồng. Số tiền cần bỏ ra để mua tôn lợp mái nhà là 3750000 đồng (không kể hao phí do việc cắt và ghép các miếng tôn, làm tròn kết quả đến hàng nghìn).

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) Tọa độ điểm Q là (-6;3;5).

      Đúng
      Sai

      b) Vecto \(\overrightarrow {OC} \) có tọa độ là (-6;6;0).

      Đúng
      Sai

      c) Người ta muốn lắp camera quan sát trong nhà kho tại vị trí trung điểm của FG và đầu thu dữ liệu đặt tại vị trí O. Người ta thiết kế đường dây cáp nối từ O đến K sau đó nối thẳng đến camera. Độ dài đoạn cáp nối tối thiểu bằng \(5 + 2\sqrt {10} \) m.

      Đúng
      Sai

      d) Mái nhà được lợp bằng tôn Hoa Sen, giá tiền mỗi mét vuông tôn là 130000 đồng. Số tiền cần bỏ ra để mua tôn lợp mái nhà là 3750000 đồng (không kể hao phí do việc cắt và ghép các miếng tôn, làm tròn kết quả đến hàng nghìn).

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      Tìm tọa độ các điểm cần thiết để tính toán.

      Lời giải chi tiết :

      Từ các dữ kiện của bài toán ta có toạ độ các điểm A(2;0;0), D(-6;0;0), B(2;6;0), E(2;0;5) C(-6;6;0).

      a) Sai. Hình chiếu của Q lên mặt phẳng (Oxy) là T(-6;3;0) và QT = 7 nên có Q(-6;3;7).

      b) Đúng. \(\overrightarrow {OC} = ( - 6 - 0;6 - 0;0 - 0) = ( - 6;6;0)\).

      c) Đúng. Có K(0;0;5), F(2;6;5), G(-6;6;5). Gọi I là vị trí đạt camera, khi đó I là trung điểm của FG nên:

      \(\left\{ \begin{array}{l}{x_I} = \frac{{{x_F} + {x_G}}}{2} = \frac{{2 - 6}}{2} = - 2\\{y_I} = \frac{{{y_F} + {y_G}}}{2} = \frac{{6 + 6}}{2} = 6\\{z_I} = \frac{{{z_F} + {z_G}}}{2} = \frac{{5 + 5}}{2} = 5\end{array} \right. \Rightarrow I( - 2;6;5)\).

      Độ dài đoạn cáp tối thiểu là:

      \(OK + KI = 5 + \sqrt {{{( - 2 - 0)}^2} + {{(6 - 0)}^2} + {{(5 - 5)}^2}} = 5 + 2\sqrt {10} \) (m).

      d) Sai. Có H(-6;0;5), Q(-6;3;7) nên \(QH = \sqrt {13} \).

      Diện tích mái tôn là \(S = 2HQ.EH = 16\sqrt {13} \) \(({m^2})\).

      Số tiền cần bỏ ra là \(16\sqrt {13} .130000 \approx 7500000\) (đồng).

      Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
      Câu 1 :

      Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O, SO vuông góc với mặt đáy. Biết cạnh hình thoi bằng 2024, góc BAD bằng \({120^o}\), khoảng cách từ điểm C đến mặt phẳng (SBD) bằng bao nhiêu?

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình 1 9

      Lời giải chi tiết :

      Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}SO \bot (ABCD) \Rightarrow SO \bot OC\\AC \bot BD \Rightarrow OC \bot BD\end{array} \right. \Rightarrow OC \bot (SBD)\).

      Mà O thuộc (SBD) nên \(d(C,(SBD)) = OC\).

      Vì \(\widehat {BAD} = {120^o}\) nên \(\widehat {BAC} = \widehat {DAC} = {60^o}\). Do đó tam giác ABC là tam giác đều và AC = AB = 2024.

      Vậy \(d(C,(SBD)) = OC = \frac{{AC}}{2} = \frac{{2024}}{2} = 1012\).

      Câu 2 :

      Trong không gian Oxyz, một khinh khí cầu ở tọa độ A(-16;-10;10) bắt đầu bay với vecto vận tốckhông đổi \(\overrightarrow v = (4;3; - 1)\) (đơn vị vận tốc là km/h) và dự kiến bay trong thời gian 10 giờ. Biết trạm kiểm soát không lưu đặt ở vị trí gốc toạ độ O kiểm soát được các vật thể cách trạm một khoảng tối đa bằng 12 km. Thời gian kể từ khi trạm kiểm soát không lưu phát hiện ra khinh khí cầu đến khi khinh khí cầu ra khỏi vùng kiểm soát là bao nhiêu phút?

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Biểu diễn tọa độ vị trí M của khinh khí cầu theo thời gian t. Tìm điều kiện của t sao cho khoảng cách OM nhỏ hơn hoặc bằng 12.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có sau khoảng thời gian t (h) khinh khí cầu đang ở vị trí M thì toạ độ M được xác định bởi:

      \(\overrightarrow {AM} = t\overrightarrow v \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_M} - {x_A} = 4t\\{y_M} - {y_A} = 3t\\{z_M} - {z_A} = - t\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_M} = 4t + {x_A} = 4t - 16\\{y_M} = 3t + {y_A} = 3t - 10\\{z_M} = - t + {z_A} = - t + 10\end{array} \right. \Rightarrow M(4t - 16;3t - 10; - t + 10)\)Để hệ thống kiểm soát không lưu quan sát được khinh khí cầu ở vị trí M thì:

      \(OM \le 12 \Leftrightarrow \sqrt {{{( - 16 + 4t)}^2} + {{( - 10 + 3t)}^2} + {{(10 - t)}^2}} \le 12 \Leftrightarrow \sqrt {456 - 208t + 26{t^2}} \le 12 \Leftrightarrow 2 \le t \le 6\).

      Do đó hệ thống kiểm soát không lưu có thể quan sát khinh khí cầu trong khoảng thời gian 4 giờ hay 240 phút.

      Câu 3 :

      Một thanh dầm hình hộp chữ nhật được cắt từ một khúc gỗ hình trụ có bán kính đáy bằng 20 cm sao cho thanh dầm có diện tích mặt cắt ngang lớn nhất, tức là thanh dầm có mặt cắt ngang là hình vuông. Sau khi cắt thanh dầm đó, người ta lại cắt bốn tấm ván hình hộp chữ nhật từ bốn phần còn lại của khúc gỗ (tham khảo hình vẽ dưới đây). Xác định diện tích mặt cắt ngang tối đa của mỗi tấm ván (theo đơn vị \(c{m^2}\) và làm tròn kết quả đến hàng phần chục).

      Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình 1 10

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Lập hàm số biểu diễn diện tích của mặt cắt ngang thông qua biến x. Tìm giá trị lớn nhất của hàm số vừa lập với điều kiện của x.

      Lời giải chi tiết :

      Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình 1 11

      Gọi mặt cắt ngang của tấm ván là hình chữ nhật ABCD; M, N lần lượt là trung điểm của AB, CD.

      Hình vuông có đường chéo dài 20 cm có độ dài cạnh là \(\frac{{40}}{{\sqrt 2 }} = 20\sqrt 2 \) cm.

      Đặt MN = x (cm), \(OM = \frac{1}{2}.20\sqrt 2 = 10\sqrt 2 \) (cm). Khi đó: \(ON = x + 10\sqrt 2 \)(cm).

      \(NC = \sqrt {O{C^2} - O{N^2}} = \sqrt {{{20}^2} - {{\left( {x + 10\sqrt 2 } \right)}^2}} = \sqrt { - {x^2} - 20\sqrt 2 x + 200} \)

      \( \Rightarrow AB = 2NC = 2\sqrt { - {x^2} - 20\sqrt 2 x + 200} \) \((0 < x < 20 - 10\sqrt 2 )\).

      Diện tích mặt cắt ngang hình chữ nhật của tấm ván là:

      \(S = AB.MN = 2x\sqrt { - {x^2} - 20\sqrt 2 x + 200} = 2\sqrt { - {x^4} - 20\sqrt 2 {x^3} + 200{x^2}} \).

      \(S' = \frac{{ - 4{x^3} - 60\sqrt 2 {x^2} + 400x}}{{\sqrt { - {x^4} - 20\sqrt 2 {x^3} + 200{x^2}} }}\); \(S' = 0 \Leftrightarrow - 4{x^3} - 60\sqrt 2 {x^2} + 400x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = \frac{{5\sqrt {34} - 15\sqrt 2 }}{2}\\x = \frac{{ - 5\sqrt {34} - 15\sqrt 2 }}{2}\end{array} \right.\).

      Kết hợp ĐK, ta có \(x = \frac{{5\sqrt {34} - 15\sqrt 2 }}{2}\) thỏa mãn.

      Bảng biến thiên:

      Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình 1 12

      Vậy diện tích mặt cắt lớn nhất là \(S\left( {\frac{{5\sqrt {34} - 15\sqrt 2 }}{2}} \right) \approx 67,3\) \((c{m^2})\).

      Câu 4 :

      Trong một chiếc hộp có 30 viên bi có cùng kích thước và khối lượng, trong đó có 6 viên bi màu đỏ, 7 viên bi màu xanh, 8 viên bi màu vàng và 9 viên bi màu trắng. Lấy ngẫu nhiên đồng thời 3 viên bi. Xác suất để 3 viên bi lấy ra có đúng hai màu bằng \(\frac{a}{b}\), với \(\frac{a}{b}\) là phân số tối giản. Tổng a + b bằng bao nhiêu?

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Sử dụng công thức tổ hợp.

      Chia các trường hợp cụ thể và tính số cách chọn cho từng trường hợp.

      Lời giải chi tiết :

      Số cách chọn 3 viên bi bất kì là: \(C_{30}^3 = 4060\).

      Số cách chọn 3 viên bi sao cho có 1 viên đỏ và 2 viên còn lại cùng màu là: \(6.(C_7^2 + C_8^2 + C_9^2) = 510\).

      Số cách chọn 3 viên bi sao cho có 1 viên xanh và 2 viên còn lại cùng màu là: \(7.(C_6^2 + C_8^2 + C_9^2) = 553\).

      Số cách chọn 3 viên bi sao cho có 1 viên vàng và 2 viên còn lại cùng màu là: \(8.(C_7^2 + C_6^2 + C_9^2) = 576\).

      Số cách chọn 3 viên bi sao cho có 1 viên trắng và 2 viên còn lại cùng màu là: \(9.(C_7^2 + C_8^2 + C_6^2) = 576\).

      Tổng số cách chọn 3 viên bi sao cho có đúng hai màu là: 510 + 553 + 576 + 576 = 2215.

      Xác suất để 3 viên bi lấy ra có đúng hai màu là: \(\frac{{2215}}{{4060}} = \frac{{443}}{{812}}\) nên a + b = 443 + 812 = 1255.

      Câu 5 :

      Một nhà máy sản xuất x sản phẩm trong mỗi tháng. Chi phí sản xuất x sản phẩm được cho bởi hàm chi phí \(C(x) = 16000 + 500x - 1,6{x^2} + 0,004{x^3}\) (nghìn đồng). Biết giá bán của của mỗi sản phẩm là một hàm số phụ thuộc vào số lượng sản phẩm x và được cho bởi công thức \(p(x) = 1700 - 7x\) (nghìn đồng). Hỏi mỗi tháng nhà máy nên sản xuất bao nhiêu sản phẩm để lợi nhuận thu được là lớn nhất? Biết rằng kết quả khảo sát thị trường cho thấy sản phẩm sản xuất ra sẽ được tiêu thụ hết.

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Lập hàm số biểu diễn lợi nhuận của công ty theo biến x. Tìm giá trị lớn nhất của hàm số và kết luận giá trị x tương ứng.

      Lời giải chi tiết :

      Điều kiện: \(\left\{ \begin{array}{l}x > 0\\1700 - 7x > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow 0 < x < \frac{{1700}}{7}\).

      Doanh thu của công ty tiêu thụ hết x sản phẩm là \(R(x) = xp(x) = 1700x - 7{x^2}\).

      Lợi nhuận của công ty khi bán hết x sản phẩm là \(P(x) = R(x) - C(x) = 1700x - 7{x^2} - \left( {16000 + 500x - 1,6{x^2} + 0,004{x^3}} \right)\)

      \( = - 0,004{x^3} - 5,4{x^2} + 1200x - 16000\) \(\left( {0 < x < \frac{{1700}}{7}} \right)\).\(P'(x) = - 0,012{x^2} - 10,8x + 1200 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - 1000\\x = 100\end{array} \right.\).

      Kết hợp ĐK, ta có x = 100 thỏa mãn.

      Bảng biến thiên:

      Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình 1 13

      Vậy mỗi tháng nhà máy nên sản xuất 100 sản phẩm để lợi nhuận thu được là lớn nhất.

      Câu 6 :

      Một kỹ sư thiết kế mô hình trang trí cho một sân khấu nổi có dạng hình lập phương \(ABCD.{A_1}{B_1}{C_1}{D_1}\) với độ dài các cạnh bằng 5 m. Để tạo ra nét độc đáo cho sân khấu, người kỹ sư muốn thiết kế một dàn đèn ánh sáng nối từ một điểm M trên đường chéo \(A{D_1}\) xuống một điểm N trên mặt đất BD đồng thời AM = DB. Dàn đèn ánh sáng có chiều dài ngắn nhất là bao nhiêu mét (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).

      Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình 1 14

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Sử dụng phương pháp tọa độ hóa và ứng dụng đạo hàm để tìm giá trị nhỏ nhất.

      Lời giải chi tiết :

      Chọn hệ trục tọa độ Oxyz có gốc O trùng với điểm A, B thuộc tia Ox, D thuộc tia Oy, \({A_1}\) thuộc tia Oz.

      Đặt \(AM = DN = x\sqrt 2 \).

      Ứng dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông, ta tính được M(0;x;x) và N(x;5 – x;0).

      Khi đó \(M{N^2} = {(x - 0)^2} + {(5 - x - x)^2} + {(0 - x)^2} = 6{x^2} - 20x + 25 = f(x)\).

      \(f'(x) = 12x - 20 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{5}{3}\).

      Vậy dàn đèn có chiều dài ngắn nhất bằng \(f\left( {\frac{5}{3}} \right) = \frac{{5\sqrt 3 }}{3} \approx 2,89\).

      Bạn đang khám phá nội dung Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình trong chuyên mục đề toán lớp 12 trên nền tảng môn toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán thpt này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 12 cho học sinh THPT, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội, tạo nền tảng vững chắc cho Kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia và hành trang vào đại học.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Ninh Bình: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

      Đề khảo sát chất lượng Toán 12 lần 1 năm 2024 - 2025 của sở GD&ĐT Ninh Bình đóng vai trò quan trọng trong quá trình ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia. Đề thi không chỉ đánh giá kiến thức mà còn rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy logic và khả năng áp dụng công thức vào thực tế.

      Cấu trúc đề thi khảo sát chất lượng Toán 12 Ninh Bình

      Cấu trúc đề thi thường bao gồm các phần sau:

      1. Phần trắc nghiệm: Thường chiếm khoảng 40% tổng số điểm, tập trung vào các kiến thức cơ bản, công thức và kỹ năng tính toán nhanh.
      2. Phần tự luận: Chiếm khoảng 60% tổng số điểm, yêu cầu học sinh trình bày chi tiết lời giải, chứng minh và áp dụng kiến thức vào các bài toán phức tạp.

      Các chủ đề thường xuất hiện trong đề thi bao gồm:

      • Đại số: Hàm số, phương trình, bất phương trình, dãy số, cấp số cộng, cấp số nhân, tổ hợp, xác suất.
      • Hình học: Vectơ, hình học phẳng, hình học không gian, phương pháp tọa độ trong không gian.
      • Giải tích: Giới hạn, đạo hàm, tích phân, ứng dụng đạo hàm và tích phân.

      Tầm quan trọng của việc luyện tập với đề khảo sát chất lượng

      Việc luyện tập với đề khảo sát chất lượng Toán 12 Ninh Bình mang lại nhiều lợi ích:

      • Làm quen với cấu trúc đề thi: Giúp học sinh hiểu rõ dạng đề, số lượng câu hỏi, phân bổ điểm và thời gian làm bài.
      • Rèn luyện kỹ năng giải đề: Giúp học sinh làm quen với các dạng bài tập thường gặp, cải thiện tốc độ giải đề và giảm thiểu sai sót.
      • Đánh giá năng lực bản thân: Giúp học sinh xác định điểm mạnh, điểm yếu và có kế hoạch ôn tập phù hợp.
      • Tăng cường sự tự tin: Giúp học sinh tự tin hơn khi bước vào kỳ thi THPT Quốc gia.

      Hướng dẫn giải đề khảo sát chất lượng Toán 12 hiệu quả

      Để giải đề khảo sát chất lượng Toán 12 hiệu quả, học sinh cần:

      1. Đọc kỹ đề bài: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài trước khi bắt đầu giải.
      2. Lập kế hoạch giải bài: Xác định các bước cần thực hiện để giải bài.
      3. Sử dụng công thức và kiến thức đã học: Áp dụng các công thức và kiến thức đã học để giải bài.
      4. Kiểm tra lại kết quả: Đảm bảo kết quả giải bài chính xác và hợp lý.
      5. Phân tích lỗi sai: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra lỗi sai và rút kinh nghiệm để tránh lặp lại.

      montoan.com.vn – Nguồn tài liệu ôn thi Toán 12 uy tín

      montoan.com.vn là địa chỉ tin cậy cung cấp các tài liệu ôn thi Toán 12 chất lượng, bao gồm:

      • Đề thi thử THPT Quốc gia
      • Đề khảo sát chất lượng các tỉnh thành
      • Bài giảng video
      • Bài tập trắc nghiệm
      • Lộ trình ôn thi hiệu quả

      Chúng tôi cam kết mang đến cho học sinh những tài liệu ôn thi tốt nhất, giúp các em đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia.

      Phân tích một số câu hỏi điển hình trong đề khảo sát chất lượng Toán 12 Ninh Bình

      Để giúp học sinh hiểu rõ hơn về đề thi, chúng ta sẽ phân tích một số câu hỏi điển hình:

      Ví dụ 1: (Trích từ đề khảo sát chất lượng Toán 12 Ninh Bình)

      Cho hàm số y = x3 - 3x2 + 2. Tìm giá trị cực đại và cực tiểu của hàm số.

      Hướng dẫn giải:

      1. Tính đạo hàm y' = 3x2 - 6x.
      2. Giải phương trình y' = 0 để tìm các điểm cực trị: 3x2 - 6x = 0 => x = 0 hoặc x = 2.
      3. Xác định dấu của y' trên các khoảng xác định để xác định điểm cực đại và cực tiểu.
      4. Tính giá trị của hàm số tại các điểm cực trị để tìm giá trị cực đại và cực tiểu.

      Ví dụ 2: (Trích từ đề khảo sát chất lượng Toán 12 Ninh Bình)

      Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai điểm A(1; 2; 3) và B(3; 4; 5). Tính độ dài đoạn thẳng AB.

      Hướng dẫn giải:

      Sử dụng công thức tính khoảng cách giữa hai điểm trong không gian: AB = √((x2 - x1)2 + (y2 - y1)2 + (z2 - z1)2)

      Thay tọa độ của A và B vào công thức, ta được: AB = √((3 - 1)2 + (4 - 2)2 + (5 - 3)2) = √(22 + 22 + 22) = √12 = 2√3

      Hy vọng những phân tích trên sẽ giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về đề khảo sát chất lượng Toán 12 Ninh Bình và có kế hoạch ôn tập hiệu quả.

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 12

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 12