1. Môn Toán
  2. giải bài tập sgk hình học 12 cơ bản: phương trình mặt phẳng
giải bài tập sgk hình học 12 cơ bản: phương trình mặt phẳng
Ngày đăng: 13/02/2020

giải bài tập sgk hình học 12 cơ bản: phương trình mặt phẳng

Quý thầy cô và học sinh đang tham khảo giải bài tập sgk hình học 12 cơ bản: phương trình mặt phẳng, bộ đề thi được xây dựng bám sát chuẩn đề thi toán cập nhật nhất. Cấu trúc đề bảo đảm độ phủ kiến thức đồng đều, mức độ câu hỏi được cân chỉnh từ nhận biết đến vận dụng cao, phù hợp kiểm tra toàn diện năng lực. Hãy khai thác triệt để tài liệu này để đánh giá chính xác trình độ hiện tại và tối ưu chiến lược luyện thi của bạn.

Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc một tài liệu hướng dẫn chi tiết và đầy đủ về cách giải các bài tập trong chương "Phương trình mặt phẳng" thuộc sách giáo khoa Hình học 12 cơ bản. Tài liệu này bao gồm phần giải chi tiết cho tất cả các bài tập trong mục "Câu hỏi và Bài tập" cũng như phần "Luyện tập", giúp học sinh nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải toán.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Các bài tập sau đây đều xét trong không gian \(Oxyz\).

Bài 1. Viết phương trình của mặt phẳng:

  • a) Đi qua điểm \(M(1; – 2;4)\) và nhận \(\vec n = (2;3;5)\) làm vectơ pháp tuyến.
  • b) Đi qua điểm \(A(0; – 1;2)\) và song song với giá của hai vectơ \(\overrightarrow u = (3;2;1)\) và \(\overrightarrow v = ( – 3;0;1)\).
  • c) Đi qua ba điểm \(A( – 3;0;0)\), \(B(0; – 2;0)\) và \(C(0;0; – 1)\).

Lời giải:

a) Mặt phẳng \((\alpha )\) đi qua điểm \(M(1; – 2;4)\) và nhận \(\overrightarrow n = (2;3;5)\) làm vectơ pháp tuyến có phương trình:

\(2(x – 1) + 3(y + 2) + 5(z – 4) = 0\) hay \(2x + 3y + 5z – 16 = 0\).

b) Do mặt phẳng \((\beta )\) cần tìm đi qua \(A(0; – 1;2)\) và song song với giá của hai vectơ \(\overrightarrow u = (3;2;1)\) và \(\overrightarrow v = ( – 3;0;1)\) nên \((\beta )\) có một vectơ pháp tuyến:

\(\vec n = \vec u \wedge \vec v\) \( = \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{l}}

2&1\

0&1

\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{r}}

1&3\

1&{ – 3}

\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{r}}

3&2\

{ – 3}&0

\end{array}} \right|} \right)\) \( = (2; – 6;6)\).

Suy ra \((\beta )\) có phương trình: \(2(x – 0) – 6(y + 1) + 6(z – 2) = 0\) hay \(x – 3y + 3z – 9 = 0\).

c) Ta có \(\overrightarrow {AB} = (3; – 2;0)\), \(\overrightarrow {AC} = (3;0; – 1)\).

Do \((\gamma )\) đi qua ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) nên \((\gamma )\) có một vectơ pháp tuyến là:

\(\overrightarrow n = \overrightarrow {AB} \wedge \overrightarrow {AC} \) \( = \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{c}}

{ – 2}&0\

0&{ – 1}

\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}

0&3\

{ – 1}&3

\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}

3&{ – 2}\

3&0

\end{array}} \right|} \right)\) \( = (2;3;6)\).

Suy ra \((\gamma )\) có phương trình \(2(x + 3) + 3(y – 0) + 6(z – 0) = 0\) hay \(2x + 3y + 6z + 6 = 0\).

Bài 2. Viết phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\) với \(A(2;3;7)\), \(B(4;1;3)\).

Lời giải:

Ta có \(\overrightarrow {AB} = (4 – 2;1 – 3;3 – 7)\) \( = (2; – 2; – 4)\) \( = 2(1; – 1; – 2)\).

Gọi \(I\) là trung điểm \(AB\) \( \Rightarrow I = (3;2;5)\).

Gọi \((\alpha )\) là mặt phẳng trung trực của \(AB\) \( \Rightarrow (\alpha )\) nhận \(\overrightarrow n = \frac{1}{2}\overrightarrow {AB} = (1; – 1; – 2)\) làm một vectơ pháp tuyến và \((\alpha )\) đi qua \(I\), nên \((\alpha )\) có phương trình:

\(1(x – 3) – 1(y – 2) – 2(z – 5) = 0\) hay \(x – y – 2z + 9 = 0\).

Bài 3.

  • a) Lập phương trình của các mặt phẳng tọa độ \((Oxy)\), \((Oyz)\), \((Oxz)\).
  • b) Lập phương trình của các mặt phẳng đi qua điểm \(M(2;6;-3)\) và lần lượt song song với các mặt phẳng tọa độ.

Lời giải:

a) Mặt phẳng \((Oxy)\).

Mặt phẳng \((Oxy)\) đi qua \(O(0;0;0)\) và nhận vectơ \(\vec n = \vec i \wedge \vec j\) làm một vectơ pháp tuyến (\(\overrightarrow i \), \(\overrightarrow j \) lần lượt là hai vectơ đơn vị trên hai trục \(Ox\), \(Oy\)).

Mà \(\vec n = \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{l}}

0&0\

1&0

\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{l}}

0&1\

0&0

\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{l}}

1&0\

0&1

\end{array}} \right|} \right) = (0;0;1)\).

Do đó mặt phẳng \((Oxy)\) có phương trình: \(0(x – 0) + 0(y – 0) + 1(z – 0) = 0\) hay \(z = 0\).

Hoàn toàn tương tự ta có mặt phẳng \((Oyz)\) có phương trình \(x = 0\), mặt phẳng \((Ozx)\) có phương trình \(y = 0\).

b) Phương trình mặt phẳng \(\left( {{\alpha _1}} \right)\) đi qua điểm \(M(2;6; – 3)\) và song song với mặt phẳng \((Oxy)\) nên nhận \(\overrightarrow {{n_1}} = \overrightarrow k = (0;0;1)\) làm vectơ pháp tuyến. Do vậy \(\left( {{\alpha _1}} \right)\) có phương trình:

\(0(x – 2) + 0(y – 6) + 1(z + 3) = 0\) hay \(z + 3 = 0\).

Hoàn toàn tương tự, ta có phương trình mặt phẳng \(\left( {{\alpha _2}} \right)\), \(\left( {{\alpha _3}} \right)\) đi qua điểm \(M\) và lần lượt song song với mặt phẳng \((Oyz)\), \((Oxz)\) có phương trình là: \(x – 2 = 0\); \(y – 6 = 0\).

Lưu ý: Ở câu a, ta cũng chỉ cần làm như sau là đủ:

Ta có \(Oz \bot (Oxy)\) \( \Rightarrow \) mặt phẳng \((Oxy)\) nhận vectơ \(\overrightarrow k = (0;0;1)\) làm một vectơ pháp tuyến, mà \((Oxy)\) đi qua \(O(0;0;0)\), nên mặt phẳng \((Oxy)\) có phương trình: \(z = 0\).

Bài 4. Lập phương trình của mặt phẳng:

  • a) Chứa trục \(Ox\) và điểm \(P(4;-1; 2)\).
  • b) Chứa trục \(Oy\) và điểm \(Q(1; 4; -3)\).
  • c) Chứa trục \(Oz\) và điểm \(R(3; -4; 7)\).

Lời giải:

a) Mặt phẳng \(\left( {{\alpha _1}} \right)\) chứa trục \(Ox\) và điểm \(P(4; -1; 2)\), nên mặt phẳng \(\left( {{\alpha _1}} \right)\) nhận \({\vec n_1} = \vec i \wedge \overrightarrow {OP} \) với \(\vec i = (1;0;0)\) là vectơ đơn vị trên trục \(Ox\), \(\overrightarrow {OP} = (4; – 1;2)\) làm một vectơ pháp tuyến.

Ta có \({\vec n_1} = \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{c}}

0&0\

{ – 1}&2

\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}

0&1\

2&4

\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}

1&0\

4&{ – 1}

\end{array}} \right|} \right)\) \( = (0; – 2; – 1)\).

Suy ra \(\left( {{\alpha _1}} \right)\) có phương trình: \(0(x – 4) – 2(y + 1) – 1(z – 2) = 0\) hay \(2y + z = 0\).

b) Mặt phẳng \(\left( {{\alpha _2}} \right)\) chứa \(Oy\) và điểm \(Q(1;4; – 3)\), nên \(\left( {{\alpha _2}} \right)\) nhận vectơ \(\overrightarrow {{n_2}} = \overrightarrow j \wedge \overrightarrow {OQ} \) \( = \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{c}}

1&0\

4&{ – 3}

\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}

0&0\

{ – 3}&1

\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}

0&1\

1&4

\end{array}} \right|} \right)\) \( = ( – 3;0; – 1)\) làm một vectơ pháp tuyến.

Suy ra \(\left( {{\alpha _2}} \right)\) có phương trình: \( – 3(x – 1) + 0(y – 4) – 1(z + 3) = 0\) hay \(3x + z = 0\).

c) Mặt phẳng \(\left( {{\alpha _3}} \right)\) chứa \(Oz\) và điểm \(R(3; – 4;7)\) nên \(\left( {{\alpha _3}} \right)\) nhận vectơ \(\overrightarrow {{n_3}} = \overrightarrow k \wedge \overrightarrow {OR} \) \( = \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{c}}

0&1\

{ – 4}&7

\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}

1&0\

7&3

\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}

0&0\

3&{ – 4}

\end{array}} \right|} \right)\) \( = (4;3;0)\) làm một vectơ pháp tuyến.

Suy ra \(\left( {{\alpha _3}} \right)\) có phương trình: \(4(x – 3) + 3(y + 4) + 0(z – 7) = 0\) hay \(4x + 3y = 0\).

Bài 5. Cho tứ diện có các đỉnh là \(A(5;1;3)\), \(B(1;6;2)\), \(C(5;0;4)\), \(D(4;0;6)\).

  • a) Hãy viết phương trình của các mặt phẳng \((ACD)\) và \((BCD)\).
  • b) Hãy viết phương trình mặt phẳng \((\alpha )\) đi qua cạnh \(AB\) và song song với cạnh \(CD\).

Lời giải:

a) Ta có \(\overrightarrow {AC} = (0; – 1;1)\), \(\overrightarrow {AD} = ( – 1; – 1;3)\).

\( \Rightarrow \overrightarrow {AC} \wedge \overrightarrow {AD} \) \( = \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{c}}

{ – 1}&1\

{ – 1}&3

\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}

1&0\

3&{ – 1}

\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}

0&{ – 1}\

{ – 1}&{ – 1}

\end{array}} \right|} \right)\) \( = ( – 2; – 1; – 1)\) \( = – (2;1;1)\).

Suy ra mặt phẳng \((ACD)\) nhận \(\overrightarrow {{n_1}} = (2;1;1)\) làm vectơ pháp tuyến.

Vậy mặt phẳng \((ACD)\) có phương trình: \(2(x – 5) + 1(y – 1) + 1(z – 3) = 0\) hay \(2x + y + z – 14 = 0\).

Ta có \(\overrightarrow {BC} = (4; – 6;2)\), \(\overrightarrow {BD} = (3; – 6;4)\).

\( \Rightarrow \overrightarrow {BC} \wedge \overrightarrow {BD} \) \( = \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{c}}

{ – 6}&2\

{ – 6}&4

\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}

2&4\

4&3

\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}

4&{ – 6}\

3&{ – 6}

\end{array}} \right|} \right)\) \( = ( – 12; – 10; – 6)\) \( = – 2(6;5;3)\).

Suy ra mặt phẳng \((BCD)\) nhận vectơ \({\vec n_2} = (6;5;3)\) làm một vectơ pháp tuyến.

Suy ra mặt phẳng \((BCD)\) có phương trình: \(6(x – 1) + 5(y – 6) + 3(z – 2) = 0\) hay \(6x + 5y + 3z – 42 = 0\).

b) Ta có \(\overrightarrow {AB} = ( – 4;5; – 1)\), \(\overrightarrow {CD} = ( – 1;0;2)\).

Ta có \(\overrightarrow {AB} \wedge \overrightarrow {CD} \) \( = \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{r}}

5&{ – 1}\

0&2

\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{r}}

{ – 1}&{ – 4}\

2&{ – 1}

\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{r}}

{ – 4}&5\

{ – 1}&0

\end{array}} \right|} \right)\) \( = (10;9;5)\).

Do mặt phẳng \((\alpha )\) chứa \(AB\) và song song với \(CD\) nên mặt phẳng \((\alpha )\) đi qua điểm \(A(5;1;3)\) và nhận vectơ \(\vec n = \overrightarrow {AB} \wedge \overrightarrow {CD} \) làm một vectơ pháp tuyến \( \Rightarrow (\alpha )\) có phương trình: \(10(x – 5) + 9(y – 1) + 5(z – 3) = 0\) hay \(10x + 9y + 5z – 74 = 0\).

Bài 6. Hãy viết phương trình mặt phẳng \((\alpha )\) đi qua điểm \(M(2;-1; 2)\) và song song với mặt phẳng \((\beta ):2x – y + 3z + 4 = 0\).

Lời giải:

Do mặt phẳng \((\alpha )\) song song với mặt phẳng \((\beta ):2x – y + 3z + 4 = 0\), nên mặt phẳng \((\alpha )\) nhận vectơ \(\overrightarrow n = (2; – 1;3)\) làm một vectơ pháp tuyến, mà \((\alpha )\) đi qua điểm \(M(2; -1; 2)\), nên mặt phẳng \((\alpha )\) có phương trình: \(2(x – 2) – 1(y + 1) + 3(z – 2) = 0\) hay \(2x – y + 3z – 11 = 0\).

Bài 7. Lập phương trình mặt phẳng \((\alpha )\) đi qua hai điểm \(A(1;0;1)\), \(B(5;2;3)\) và vuông góc với mặt phẳng \((\beta ):2x – y + z – 7 = 0\).

Lời giải:

\((\beta )\) có một vectơ pháp tuyến: \({\vec n_1} = (2; – 1;1)\), \(\overrightarrow {AB} = (4;2;2)\).

Do mặt phẳng \((\alpha )\) đi qua hai điểm \(A\), \(B\) và vuông góc với mặt phẳng \((\beta )\), nên mặt phẳng \((\alpha )\) nhận vectơ \(\vec n = {\vec n_1} \wedge \overrightarrow {AB} \) làm một vectơ pháp tuyến, mà \(\overrightarrow n = \overrightarrow {{n_1}} \wedge \overrightarrow {AB} \) \( = \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{c}}

{ – 1}&1\

2&2

\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}

1&2\

2&4

\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}

2&{ – 1}\

4&2

\end{array}} \right|} \right)\) \( = ( – 4;0;8)\).

Suy ra \((\alpha )\) có phương trình: \( – 4(x – 1) + 0(y – 0) + 8(z – 1) = 0\) hay \(x – 2z + 1 = 0\).

Bài 8. Xác định các giá trị của \(m\) và \(n\) để mỗi cặp mặt phẳng sau đây là một cặp mặt phẳng song song với nhau:

  • a) \(2x + my + 3z – 5 = 0\) và \(nx – 8y – 6z + 2 = 0\).
  • b) \(3x – 5y + mz – 3 = 0\) và \(2x + ny – 3z + 1 = 0\).

Lời giải:

a) Ta có:

Mặt phẳng \(\left( {{\alpha _1}} \right):2x + my + 3z – 5 = 0\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow {{n_1}} = (2;m;3)\).

Mặt phẳng \(\left( {{\alpha _2}} \right):nx – 8y – 6z + 2 = 0\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow {{n_2}} = (n; – 8; – 6)\).

Để \(\left( {{\alpha _1}} \right)//\left( {{\alpha _2}} \right)\) thì \(\frac{2}{n} = \frac{m}{{ – 8}} = \frac{3}{{ – 6}} \ne \frac{{ – 5}}{2}\) \( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}

{\frac{2}{n} = – \frac{1}{2}}\\

{\frac{m}{{ – 8}} = – \frac{1}{2}}

\end{array}} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}

{n = – 4}\\

{m = 4}

\end{array}} \right..\)

Vậy với \(m = 4\), \(n = -4\) thì hai mặt phẳng \(2x + my + 3z – 5 = 0\) và \(nx – 8y – 6z + 2 = 0\) song song với nhau.

b) Để hai mặt phẳng \(\left( {{\beta _1}} \right):3x – 5y + mz – 3 = 0\) và \(\left( {{\beta _2}} \right):2x + ny – 3z + 1 = 0\) song song với nhau thì: \(\frac{3}{2} = \frac{{ – 5}}{n} = \frac{m}{{ – 3}} \ne \frac{{ – 3}}{1}\) \( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}

{\frac{{ – 5}}{n} = \frac{3}{2}}\\

{\frac{m}{{ – 3}} = \frac{3}{2}}

\end{array}} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}

{n = \frac{{ – 10}}{3}}\\

{m = \frac{{ – 9}}{2}}

\end{array}} \right..\)

Vậy với \(m = – \frac{9}{2}\), \(n = – \frac{{10}}{3}\) thì hai mặt phẳng \(\left( {{\beta _1}} \right)\) và \(\left( {{\beta _2}} \right)\) song song với nhau.

Bài 9. Tính khoảng cách từ điểm \(A(2; 4; -3)\) lần lượt đến các mặt phẳng sau:

  • a) \(2x – y + 2z – 9 = 0\).
  • b) \(12x – 5z + 5 = 0\).
  • c) \(x = 0\).

Lời giải:

a) Khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((\alpha ):2x – y + 2z – 9 = 0\) là:

\(d(A,(\alpha ))\) \( = \frac{{|2.2 – 4 + 2.( – 3) – 9|}}{{\sqrt {{2^2} + {{( – 1)}^2} + {2^2}} }}\) \( = \frac{{15}}{3} = 5\) (đvđd).

b) Khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((\beta ):12x – 5z + 5 = 0\) là:

\(d(A,(\beta ))\) \( = \frac{{|12.2 – 5.( – 3) + 5|}}{{\sqrt {{{12}^2} + {{( – 5)}^2}} }}\) \( = \frac{{44}}{{13}}\) (đvđd).

c) Khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((\gamma ):x = 0\) là:

\(d(A,(\gamma )) = \frac{{|2|}}{{\sqrt 1 }} = 2\) (đvđd).

Bài 10. Giải bài toán sau đây bằng phương pháp tọa độ:

Cho hình lập phương \(ABCD.A’B’C’D’\) cạnh bằng \(1\).

  • a) Chứng minh rằng hai mặt phẳng \((AB’D’)\) và \((BC’D)\) song song với nhau.
  • b) Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng nói trên.

Lời giải:

Chọn hệ trục tọa độ \(Oxyz\) như hình vẽ: \(A \equiv O(0;0;0)\), \(D(0;1;0)\), \(B(1;0;0)\), \(A'(0;0;1)\).

Khi đó \(B’ = (1;0;1)\), \(D’ = (0;1;1)\), \(C’ = (1;1;1)\).

a) Phương trình mặt phẳng \((AB’D’)\).

Ta có \(\overrightarrow {AB’} = (1;0;1)\), \(\overrightarrow {AD’} = (0;1;1)\).

\( \Rightarrow \overrightarrow {AB’} \wedge \overrightarrow {AD’} \) \( = \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{l}}

0&1\

1&1

\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{l}}

1&1\

1&0

\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{l}}

1&0\

0&1

\end{array}} \right|} \right)\) \( = ( – 1; – 1;1)\).

Suy ra mặt phẳng \((AB’D’)\) nhận vectơ \({\vec n_1} = ( – 1; – 1;1)\) làm vectơ pháp tuyến.

Vậy \((AB’D’)\) có phương trình \( – 1(x – 0) – 1(y – 0) + 1(z – 0) = 0\) hay \(x + y – z = 0\).

Phương trình mặt phẳng \((BC’D)\).

Ta có \(\overrightarrow {BC’} = (0;1;1)\), \(\overrightarrow {BD} = ( – 1;1;0)\).

\( \Rightarrow \overrightarrow {BC’} \wedge \overrightarrow {BD} \) \( = \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{l}}

1&1\

1&0

\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}

1&0\

0&{ – 1}

\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}

0&1\

{ – 1}&1

\end{array}} \right|} \right)\) \( = ( – 1; – 1;1)\).

Suy ra mặt phẳng \((BC’D)\) nhận \(\overrightarrow {{n_2}} = ( – 1; – 1;1)\) làm một vectơ pháp tuyến.

Suy ra \((BC’D)\) có phương trình:

\( – 1(x – 1) – 1(y – 0) + 1(z – 0) = 0\) hay \(x + y – z – 1 = 0\).

Do \(\frac{1}{1} = \frac{1}{1} = \frac{{ – 1}}{{ – 1}} \ne \frac{0}{{ – 1}}\) \( \Rightarrow \left( {AB’D’} \right)//\left( {BC’D} \right).\)

b) Khoảng cách \(h\) giữa hai mặt phẳng song song \((AB’D’)\) và \((BC’D)\) là khoảng cách từ điểm \(B\) đến \((AB’D’)\).

\( \Rightarrow h = d\left( {B,\left( {AB’D’} \right)} \right)\) \( = \frac{{|1.1 + 1.0 – 1.0|}}{{\sqrt {{1^2} + {1^2} + {{( – 1)}^2}} }}\) \( = \frac{1}{{\sqrt 3 }}.\)

Ưu điểm của tài liệu:

  • Chi tiết và dễ hiểu: Các bài giải được trình bày một cách rõ ràng, từng bước một, giúp học sinh dễ dàng theo dõi và nắm bắt phương pháp giải.
  • Đầy đủ: Tài liệu bao gồm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa, đảm bảo học sinh không bỏ sót bất kỳ dạng bài nào.
  • Gợi ý và lưu ý: Bên cạnh các bài giải, tài liệu còn cung cấp các gợi ý, lưu ý quan trọng, giúp học sinh hiểu sâu hơn về bản chất của vấn đề và tránh các lỗi sai thường gặp.

Với tài liệu này, chúng tôi hy vọng sẽ giúp các em học sinh tự tin hơn trong quá trình học tập và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.

Bạn đang khám phá nội dung giải bài tập sgk hình học 12 cơ bản: phương trình mặt phẳng trong chuyên mục đề thi toán 12 trên nền tảng đề thi toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán thpt này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 12 cho học sinh THPT, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội, tạo nền tảng vững chắc cho Kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia và hành trang vào đại học.
Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
Facebook: MÔN TOÁN
Email: montoanmath@gmail.com

đánh giá tài liệu

5/5
( đánh giá)
5 sao
100%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%