1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2

Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2

Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2: Cập nhật mới nhất năm học

montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2, được biên soạn theo cấu trúc đề thi chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề thi này là tài liệu ôn tập lý tưởng giúp các em học sinh làm quen với dạng đề và rèn luyện kỹ năng giải toán.

Đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, bao phủ đầy đủ các chủ đề quan trọng trong chương trình học kì 1 Toán 12. Đi kèm với đề thi là đáp án chi tiết, giúp các em tự đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm.

Đề bài

    Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
    Câu 1 :

    Cho hàm số f(x) liên tục trên R có bảng biến thiên như sau:

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 0 1

    Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng nào sau đây?

    • A.

      \(( - \infty ;3)\)

    • B.

      \((5; + \infty )\)

    • C.

      \((3;5)\)

    • D.

      \(\mathbb{R}\)

    Câu 2 :

    Đường cong dưới đây là đồ thị hàm số nào?

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 0 2

    • A.

      \(y = \frac{{2x - 1}}{{x + 1}}\)

    • B.

      \(y = \frac{{2x + 1}}{{x - 1}}\)

    • C.

      \(y = \frac{{2x + 1}}{{x + 1}}\)

    • D.

      \(y = \frac{{1 - 2x}}{{x - 1}}\)

    Câu 3 :

    Cho hàm số f(x) có đồ thị như hình dưới đây:

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 0 3

    Giá trị lớn nhất của hàm số đã cho trên [-1;3] là:

    • A.

      y = 1

    • B.

      y = 2

    • C.

      y = -2

    • D.

      y = 3

    Câu 4 :

    Đồ thị hàm số dưới đây có bao nhiêu đường tiệm cận?

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 0 4

    • A.

      0

    • B.

      2

    • C.

      1

    • D.

      4

    Câu 5 :

    Đồ thị \(y = \frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{x - 1}}\) có tất cả bao nhiêu đường tiệm cận đứng?

    • A.

      3

    • B.

      1

    • C.

      0

    • D.

      2

    Câu 6 :

    Tọa độ tâm đối xứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{2x + 1}}{{x - 3}}\) là?

    • A.

      (3;2)

    • B.

      (-3;2)

    • C.

      (-1;3)

    • D.

      (1;-3)

    Câu 7 :

    Trong không gian cho điểm O và bốn điểm A, B, C, D không thẳng hàng. Điều kiện cần và đủ để A, B, C, D tạo thành hình bình hành là?

    • A.

      \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} + \overrightarrow {OD} = \overrightarrow 0 \)

    • B.

      \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OC} = \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OD} \)

    • C.

      \(\overrightarrow {OA} + \frac{1}{2}\overrightarrow {OB} = \overrightarrow {OC} + \frac{1}{2}\overrightarrow {OD} \)

    • D.

      \(\overrightarrow {OA} + \frac{1}{2}\overrightarrow {OC} = \overrightarrow {OB} + \frac{1}{2}\overrightarrow {OD} \)

    Câu 8 :

    Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như trong hình dưới?

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 0 5

    • A.

      \(y = {x^3} - 3{x^2} + 2\)

    • B.

      \(y = - {x^3} + 3{x^2} + 2\)

    • C.

      \(y = {x^3} + 3{x^2} + 2\)

    • D.

      \(y = - {x^3} - 3{x^2} + 2\)

    Câu 9 :

    Giá trị lớn nhất của hàm số \(\frac{{2x + 1}}{{x - 2}}\) trên đoạn \([ - \frac{1}{2};1]\) bằng:

    • A.

      0

    • B.

      \(\frac{1}{2}\)

    • C.

      -3

    • D.

      1

    Câu 10 :

    Cho hàm số \(f(x) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có bảng biến thiên như hình vẽ:

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 0 6

    Xác định công thức của hàm số.

    • A.

      \(y = {x^3} - 3{x^2} + 1\)

    • B.

      \(y = - {x^3} - 3{x^2} + 1\)

    • C.

      \(y = {x^3} - 3{x^2} + 2\)

    • D.

      \(y = - {x^3} - 3{x^2} - 1\)

    Câu 11 :

    Công thức tính tích vô hướng của 2 vecto là?

    • A.

      \(\overrightarrow {a.} \overrightarrow b = \left| {\overrightarrow {a.} \overrightarrow b } \right|.\cos \left( {\overrightarrow {a,} \overrightarrow b } \right)\)

    • B.

      \(\overrightarrow {a.} \overrightarrow b = \left| {\overrightarrow a } \right|.\left| {\overrightarrow b } \right|.\cos \left( {\overrightarrow {a,} \overrightarrow b } \right)\)

    • C.

      \(\overrightarrow {a.} \overrightarrow b = \left| {\overrightarrow a } \right|.\left| {\overrightarrow b } \right|.\sin \left( {\overrightarrow {a,} \overrightarrow b } \right)\)

    • D.

      \(\overrightarrow {a.} \overrightarrow b = - \left| {\overrightarrow a } \right|.\left| {\overrightarrow b } \right|.\cos \left( {\overrightarrow {a,} \overrightarrow b } \right)\)

    Câu 12 :

    Cho ba vecto \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b ,\overrightarrow c \) không đồng phẳng. Xét các vecto \(\overrightarrow x = 2\overrightarrow a - \overrightarrow b \); \(\overrightarrow y = - 4\overrightarrow a + 2\overrightarrow b \); \(\overrightarrow z = - 3\overrightarrow b - 2\overrightarrow c \). Chọn khẳng định đúng?

    • A.

      Hai vecto \(\overrightarrow y ,\overrightarrow z \) cùng phương

    • B.

      Hai vecto \(\overrightarrow x ,\overrightarrow y \) cùng phương

    • C.

      Hai vecto \(\overrightarrow x ,\overrightarrow z \) cùng phương

    • D.

      Ba vecto \(\overrightarrow x ,\overrightarrow y ,\overrightarrow z \) đồng phẳng.

    Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai.
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
    Câu 1 :

    Cho hàm số f(x) xác định trên R có bảng biến thiên như sau:

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 0 7

    a) Hàm số f(x) đồng biến trên mỗi khoảng (-1;0) và (0;1)

    Đúng
    Sai

    b) Số điểm cực trị của hàm số đã cho là 3

    Đúng
    Sai

    c) Hàm số f(x) có giá trị lớn nhất bằng -3

    Đúng
    Sai

    d) Đồ thị hàm số không có đường tiệm cận

    Đúng
    Sai
    Câu 2 :

    Cho hàm số \(y=x - \sqrt {{x^2} + 1} \).

    a) Hàm số đã cho nghịch biến trên R

    Đúng
    Sai

    b) Đồ thị hàm số đã cho có cực tiểu

    Đúng
    Sai

    c) Đồ thị hàm số đã cho có 1 tiệm cận ngang

    Đúng
    Sai

    d) Đồ thị hàm số đã cho không đi qua gốc tọa độ

    Đúng
    Sai
    Câu 3 :

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O.

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 0 8

    a) \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {DC} \)

    Đúng
    Sai

    b) \(\overrightarrow {AC} = \overrightarrow {BD} \)

    Đúng
    Sai

    c) \(\overrightarrow {SA} + \overrightarrow {SC} = \overrightarrow {SO} \)

    Đúng
    Sai

    d) \(\overrightarrow {SA} + \overrightarrow {SB} + \overrightarrow {SC} + \overrightarrow {SD} = 2\overrightarrow {SO} \)

    Đúng
    Sai
    Câu 4 :

    Cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.{A_1}{B_1}{C_1}{D_1}\) có \(AB = a\), \(BC = 2a\), \(A{A_1} = 3a\).

    a) \(\left( {\overrightarrow {A{B_1}} ;\overrightarrow {{C_1}D} } \right) = {45^o}\)

    Đúng
    Sai

    b) \(\overrightarrow {{A_1}B} .\overrightarrow {{D_1}D} = 9{a^2}\)

    Đúng
    Sai

    c) \(\overrightarrow {AC} .\overrightarrow {AD} = \overrightarrow {{C_1}{A_1}} .\overrightarrow {{C_1}{B_1}} \)

    Đúng
    Sai

    d) \(\overrightarrow {{A_1}{D_1}} .\overrightarrow {{C_1}C} = 0\)

    Đúng
    Sai
    Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
    Câu 1 :

    Giá trị lớn nhất của hàm số \(y = x{(5 - 2x)^2}\) trên [0;3] là một phân số có dạng \(\frac{a}{b}\). Tính a + 2b.

    Đáp án:

    Câu 2 :

    Khoảng cách từ điểm A(-5;1) đến đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{\sqrt {1 - {x^2}} }}{{{x^2} + 2x}}\) là bao nhiêu?

    Đáp án:

    Câu 3 :

    Trong không gian Oxyz, cho hình bình hành ABCD. Biết A(1;0;1), B(2;1;2), và D(1;-1;1). Tọa độ điểm C là (a;b;c). Tính tổng a + b + c.

    Đáp án:

    Câu 4 :

    Độ giảm huyết áp của một bệnh nhân được cho bởi công thức \(G(x) = 0,025{x^2}(30 - x)\), trong đó x là liều lượng thuốc được tiêm cho bênh nhân (x được tính bằng milligram). Tính liều lượng thuốc cần tiêm cho bệnh nhân để huyết áp giảm nhiều nhất.

    Đáp án:

    Câu 5 :

    Một con nhện đang treo mình dưới một sợi tơ theo phương thẳng đứng thì bị một cơn gió thổi theo phương ngang làm dây treo lệch đi so với phương thẳng đứng một góc \({30^o}\). Biết trọng lượng của con nhện là P = 0,1 N. Xác định độ lớn của lực mà gió tác dụng lên con nhện ở vị trí cân bằng (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm).

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 0 9

    Đáp án:

    Câu 6 :

    Hình vẽ dưới đây mô tả một sân cầu long với kích thước theo chuẩn quốc tế. Ta chọn hệ trục Oxyz cho sân đó như hình vẽ (đơn vị trên mỗi trục là mét). Giả sử AB là một trụ cầu lông để căng lưới. Gọi (x;y;z) là tọa độ của \(\overrightarrow {AB} \). Tính x + y + x.

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 0 10

    Đáp án:

    Lời giải và đáp án

      Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
      Câu 1 :

      Cho hàm số f(x) liên tục trên R có bảng biến thiên như sau:

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 1 1

      Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng nào sau đây?

      • A.

        \(( - \infty ;3)\)

      • B.

        \((5; + \infty )\)

      • C.

        \((3;5)\)

      • D.

        \(\mathbb{R}\)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Quan sát bảng biến thiên và nhận xét.

      Lời giải chi tiết :

      Quan sát bảng biến thiên thấy y’ < 0 trên khoảng (3;5) nên hàm số nghịch biến trên khoảng (3;5).

      Câu 2 :

      Đường cong dưới đây là đồ thị hàm số nào?

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 1 2

      • A.

        \(y = \frac{{2x - 1}}{{x + 1}}\)

      • B.

        \(y = \frac{{2x + 1}}{{x - 1}}\)

      • C.

        \(y = \frac{{2x + 1}}{{x + 1}}\)

      • D.

        \(y = \frac{{1 - 2x}}{{x - 1}}\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Quan sát đồ thị và nhận xét.

      Lời giải chi tiết :

      Nhìn vào đồ thị thấy ngay tiệm cận đứng x = -1, tiệm cận ngang y = 2. Loại đáp án B, D.

      Đồ thị hàm số đi qua điểm (0;-1). Thay x = 0 vào đáp án A, C để tính y, thấy ở đồ thị đáp án A y = -1.

      Câu 3 :

      Cho hàm số f(x) có đồ thị như hình dưới đây:

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 1 3

      Giá trị lớn nhất của hàm số đã cho trên [-1;3] là:

      • A.

        y = 1

      • B.

        y = 2

      • C.

        y = -2

      • D.

        y = 3

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Quan sát đồ thị và nhận xét.

      Lời giải chi tiết :

      Hàm số đạt giá trị lớn nhất y = 3.

      Câu 4 :

      Đồ thị hàm số dưới đây có bao nhiêu đường tiệm cận?

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 1 4

      • A.

        0

      • B.

        2

      • C.

        1

      • D.

        4

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Quan sát đồ thị và nhận xét.

      Lời giải chi tiết :

      Có tất cả 4 đường tiệm cận.

      Câu 5 :

      Đồ thị \(y = \frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{x - 1}}\) có tất cả bao nhiêu đường tiệm cận đứng?

      • A.

        3

      • B.

        1

      • C.

        0

      • D.

        2

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Tìm đường tiệm cận đứng thông qua giới hạn của hàm số.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(y = \frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{{x^2} - 1}} = \frac{{(x - 1)(x - 2)}}{{(x - 1)(x + 1)}} = \frac{{x - 2}}{{x + 1}}.\)

      \( \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} \frac{{x - 2}}{{x + 1}} = - \infty .\)

      Vậy x = -1 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

      Câu 6 :

      Tọa độ tâm đối xứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{2x + 1}}{{x - 3}}\) là?

      • A.

        (3;2)

      • B.

        (-3;2)

      • C.

        (-1;3)

      • D.

        (1;-3)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Tìm giao điểm hai đường tiệm cận của đồ thị hàm số.

      Lời giải chi tiết :

      Vậy tâm đối xứng của đồ thị có tọa độ (3;2).

      Ta có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } y = 2\) suy ra đuờng thẳng y = 2 là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.

      Ta có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ + }} y = + \infty ;\) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ - }} y = - \infty \) suy ra đường thẳng x = 3 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

      Vậy tâm đối xứng của đồ thị có tọa độ (3;2).

      Câu 7 :

      Trong không gian cho điểm O và bốn điểm A, B, C, D không thẳng hàng. Điều kiện cần và đủ để A, B, C, D tạo thành hình bình hành là?

      • A.

        \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} + \overrightarrow {OD} = \overrightarrow 0 \)

      • B.

        \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OC} = \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OD} \)

      • C.

        \(\overrightarrow {OA} + \frac{1}{2}\overrightarrow {OB} = \overrightarrow {OC} + \frac{1}{2}\overrightarrow {OD} \)

      • D.

        \(\overrightarrow {OA} + \frac{1}{2}\overrightarrow {OC} = \overrightarrow {OB} + \frac{1}{2}\overrightarrow {OD} \)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào lí thuyết phép cộng (trừ) các vecto trong không gian, các vecto bằng nhau, đối nhau, quy tắc hình bình hành.

      Lời giải chi tiết :

      Điều kiện cần và đủ để ABCD là hình bình hành là: \(\overrightarrow {BD} = \overrightarrow {BA} + \overrightarrow {BC} \) (quy tắc hình bình hành).

      Với mọi điểm O bất kì khác A, B, C, D, ta có:

      \(\overrightarrow {BD} = \overrightarrow {BA} + \overrightarrow {BC} \Leftrightarrow \overrightarrow {OD} - \overrightarrow {OB} = \overrightarrow {OA} - \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} - \overrightarrow {OB} \Leftrightarrow \overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OC} = \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OD} .\)\(\)

      Câu 8 :

      Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như trong hình dưới?

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 1 5

      • A.

        \(y = {x^3} - 3{x^2} + 2\)

      • B.

        \(y = - {x^3} + 3{x^2} + 2\)

      • C.

        \(y = {x^3} + 3{x^2} + 2\)

      • D.

        \(y = - {x^3} - 3{x^2} + 2\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Quan sát đồ thị và nhận xét.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = + \infty \) nên a > 0. Loại B, D.

      Hàm số đạt cực trị tại \({x_1} = 0\) và \({x_2} > 0\).

      Xét hàm số \(y = {x^3} + 3{x^2} + 2\) có \(y' = 3{x^2} + 6x = 0\) suy ra x = -2 hoặc x = 0.

      Suy ra \(y = {x^3} + 3{x^2} + 2\) đạt cực trị tại \({x_1} = 0\) và \({x_2} < 0\). Loại C.

      Câu 9 :

      Giá trị lớn nhất của hàm số \(\frac{{2x + 1}}{{x - 2}}\) trên đoạn \([ - \frac{1}{2};1]\) bằng:

      • A.

        0

      • B.

        \(\frac{1}{2}\)

      • C.

        -3

      • D.

        1

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Xét sự biến thiên và tìm các giá trị của y tại x khi y’ = 0, khi x với giá trị ở hai đầu mút.

      Lời giải chi tiết :

      Tập xác định \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 2 \right\}\).

      \(y' = \frac{{ - 5}}{{{{(x - 2)}^2}}} < 0,\forall x \in \left[ { - \frac{1}{2};1} \right]\)

      \(y\left( { - \frac{1}{2}} \right) = 0,\) \(y\left( 1 \right) = - 3\).

      Vậy giá trị lớn nhất của hàm số trên đoạn \([ - \frac{1}{2};1]\) bằng 0.

      Câu 10 :

      Cho hàm số \(f(x) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có bảng biến thiên như hình vẽ:

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 1 6

      Xác định công thức của hàm số.

      • A.

        \(y = {x^3} - 3{x^2} + 1\)

      • B.

        \(y = - {x^3} - 3{x^2} + 1\)

      • C.

        \(y = {x^3} - 3{x^2} + 2\)

      • D.

        \(y = - {x^3} - 3{x^2} - 1\)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Quan sát bảng biến thiên, tìm đạo hàm, xét các điểm cực trị và các giá trị của hàm số tại điểm đó, thay số vào f(x), f’(x) để tìm các hệ số của phương trình.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(f'(x) = 3a{x^2} + 2bx + c\). Đồ thị đạt cực trị tại các điểm (0;1) và (-2;-3) nên f’(0) = 0, f’(-2) = 0.

      Đồ thị hàm số đi qua các điểm (-2;-3) và (0;1) nên f(-2) = -3, f(0) = 1.

      Ta có hệ phương trình sau:

      \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{f'(0) = 0}\\{f(0) = 1}\\{f'( - 2) = 0}\\{f( - 2) = - 3}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{c = 0}\\{d = 1}\\{12a - 4b = 0}\\{ - 8a + 4b + 1 = - 3}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{c = 0}\\{d = 1}\\{a = - 1}\\{b = - 3}\end{array}} \right.\)

      Vậy hàm số cần tìm là: \(y = - {x^3} - 3{x^2} + 1\).

      Câu 11 :

      Công thức tính tích vô hướng của 2 vecto là?

      • A.

        \(\overrightarrow {a.} \overrightarrow b = \left| {\overrightarrow {a.} \overrightarrow b } \right|.\cos \left( {\overrightarrow {a,} \overrightarrow b } \right)\)

      • B.

        \(\overrightarrow {a.} \overrightarrow b = \left| {\overrightarrow a } \right|.\left| {\overrightarrow b } \right|.\cos \left( {\overrightarrow {a,} \overrightarrow b } \right)\)

      • C.

        \(\overrightarrow {a.} \overrightarrow b = \left| {\overrightarrow a } \right|.\left| {\overrightarrow b } \right|.\sin \left( {\overrightarrow {a,} \overrightarrow b } \right)\)

      • D.

        \(\overrightarrow {a.} \overrightarrow b = - \left| {\overrightarrow a } \right|.\left| {\overrightarrow b } \right|.\cos \left( {\overrightarrow {a,} \overrightarrow b } \right)\)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào lý thuyết công thức tính tích vô hướng.

      Lời giải chi tiết :

      Công thức tính tích vô hướng của 2 vecto là: \(\overrightarrow {a.} \overrightarrow b = \left| {\overrightarrow a } \right|.\left| {\overrightarrow b } \right|.\cos \left( {\overrightarrow {a,} \overrightarrow b } \right).\)

      Câu 12 :

      Cho ba vecto \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b ,\overrightarrow c \) không đồng phẳng. Xét các vecto \(\overrightarrow x = 2\overrightarrow a - \overrightarrow b \); \(\overrightarrow y = - 4\overrightarrow a + 2\overrightarrow b \); \(\overrightarrow z = - 3\overrightarrow b - 2\overrightarrow c \). Chọn khẳng định đúng?

      • A.

        Hai vecto \(\overrightarrow y ,\overrightarrow z \) cùng phương

      • B.

        Hai vecto \(\overrightarrow x ,\overrightarrow y \) cùng phương

      • C.

        Hai vecto \(\overrightarrow x ,\overrightarrow z \) cùng phương

      • D.

        Ba vecto \(\overrightarrow x ,\overrightarrow y ,\overrightarrow z \) đồng phẳng.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Sử dụng lí thuyết hai vecto cùng phương. \(\overrightarrow x \) cùng phương \(\overrightarrow y \) khi và chỉ khi \(\overrightarrow x = k\overrightarrow y \) với \(k \ne 0\).

      Lời giải chi tiết :

      Nhận thấy: \(\overrightarrow y = - 4\overrightarrow a + 2\overrightarrow b = - 2\left( {2\overrightarrow a + \overrightarrow b } \right) = - 2\overrightarrow x \) nên hai vecto \(\overrightarrow x ,\overrightarrow y \) cùng phương.

      Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai.
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
      Câu 1 :

      Cho hàm số f(x) xác định trên R có bảng biến thiên như sau:

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 1 7

      a) Hàm số f(x) đồng biến trên mỗi khoảng (-1;0) và (0;1)

      Đúng
      Sai

      b) Số điểm cực trị của hàm số đã cho là 3

      Đúng
      Sai

      c) Hàm số f(x) có giá trị lớn nhất bằng -3

      Đúng
      Sai

      d) Đồ thị hàm số không có đường tiệm cận

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) Hàm số f(x) đồng biến trên mỗi khoảng (-1;0) và (0;1)

      Đúng
      Sai

      b) Số điểm cực trị của hàm số đã cho là 3

      Đúng
      Sai

      c) Hàm số f(x) có giá trị lớn nhất bằng -3

      Đúng
      Sai

      d) Đồ thị hàm số không có đường tiệm cận

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      Quan sát đồ bảng biến thiên và nhận xét.

      Lời giải chi tiết :

      a) Sai. Hàm số f(x) nghịch biên trên (0;1) và đồng biến trên (-1;0).

      b) Đúng. Số điểm cực trị của hàm số đã cho là 3 (x = -1, x = 0, x = 1).

      c) Sai. Hàm số f(x) không có giá trị lớn nhất.

      d) Đúng. Đồ thị hàm số liên tục trên và không có tiệm cận.

      Câu 2 :

      Cho hàm số \(y=x - \sqrt {{x^2} + 1} \).

      a) Hàm số đã cho nghịch biến trên R

      Đúng
      Sai

      b) Đồ thị hàm số đã cho có cực tiểu

      Đúng
      Sai

      c) Đồ thị hàm số đã cho có 1 tiệm cận ngang

      Đúng
      Sai

      d) Đồ thị hàm số đã cho không đi qua gốc tọa độ

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) Hàm số đã cho nghịch biến trên R

      Đúng
      Sai

      b) Đồ thị hàm số đã cho có cực tiểu

      Đúng
      Sai

      c) Đồ thị hàm số đã cho có 1 tiệm cận ngang

      Đúng
      Sai

      d) Đồ thị hàm số đã cho không đi qua gốc tọa độ

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      Lập bảng biến thiên và nhận xét.

      Lời giải chi tiết :

      Tập xác định: \(D = \mathbb{R}\).

      \(y' = 1 - \frac{x}{{\sqrt {{x^2} + 1} }} = \frac{{\sqrt {{x^2} + 1} - x}}{{\sqrt {{x^2} + 1} }} \).

      Vì \(\sqrt {{x^2} + 1} > \sqrt {{x^2}} = \left| x \right| \Rightarrow \sqrt {{x^2} + 1} > x \Rightarrow \sqrt {{x^2} + 1} - x > 0\).

      Mà \(\sqrt {{x^2} + 1} > 0\).

      Vậy y’ > 0 với mọi x.

      Ta có bảng biến thiên:

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 1 8

      a) Sai. Hàm số đồng biến trên R.

      b) Sai. Đồ thị hàm số đã cho không có cực tiểu.

      c) Đúng. Đồ thị hàm số đã cho có tiệm cận ngang y = 0 vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = 0\).

      d) Đúng. Thay tọa độ x = 0, y = 0 của O(0;0) vào phương trình xem có thỏa mãn không:

      \(0 = 0 - \sqrt {{0^2} + 1} \) (vô lí).

      Vậy đồ thị hàm số không đi qua gốc tọa độ.

      Câu 3 :

      Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O.

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 1 9

      a) \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {DC} \)

      Đúng
      Sai

      b) \(\overrightarrow {AC} = \overrightarrow {BD} \)

      Đúng
      Sai

      c) \(\overrightarrow {SA} + \overrightarrow {SC} = \overrightarrow {SO} \)

      Đúng
      Sai

      d) \(\overrightarrow {SA} + \overrightarrow {SB} + \overrightarrow {SC} + \overrightarrow {SD} = 2\overrightarrow {SO} \)

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {DC} \)

      Đúng
      Sai

      b) \(\overrightarrow {AC} = \overrightarrow {BD} \)

      Đúng
      Sai

      c) \(\overrightarrow {SA} + \overrightarrow {SC} = \overrightarrow {SO} \)

      Đúng
      Sai

      d) \(\overrightarrow {SA} + \overrightarrow {SB} + \overrightarrow {SC} + \overrightarrow {SD} = 2\overrightarrow {SO} \)

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc cộng vecto, lý thuyết các vecto bằng nhau, vecto đối nhau, quy tắc trung điểm, quy tắc trọng tâm.

      Lời giải chi tiết :

      a) Đúng. Vì hai vecto trên cùng hướng và cùng độ dài.

      b) Sai. Vì hai vecto trên không cùng hướng.

      c) Sai. Vì O là trung điểm của AC nên \(\overrightarrow {SA} + \overrightarrow {SC} = 2\overrightarrow {SO} \).

      d) Sai. Vì \(\overrightarrow {SA} + \overrightarrow {SB} + \overrightarrow {SC} + \overrightarrow {SD} = \overrightarrow {SA} + \overrightarrow {SC} + \overrightarrow {SB} + \overrightarrow {SD} = 2\overrightarrow {SO} + 2\overrightarrow {SO} = 4\overrightarrow {SO} \).

      Câu 4 :

      Cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.{A_1}{B_1}{C_1}{D_1}\) có \(AB = a\), \(BC = 2a\), \(A{A_1} = 3a\).

      a) \(\left( {\overrightarrow {A{B_1}} ;\overrightarrow {{C_1}D} } \right) = {45^o}\)

      Đúng
      Sai

      b) \(\overrightarrow {{A_1}B} .\overrightarrow {{D_1}D} = 9{a^2}\)

      Đúng
      Sai

      c) \(\overrightarrow {AC} .\overrightarrow {AD} = \overrightarrow {{C_1}{A_1}} .\overrightarrow {{C_1}{B_1}} \)

      Đúng
      Sai

      d) \(\overrightarrow {{A_1}{D_1}} .\overrightarrow {{C_1}C} = 0\)

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) \(\left( {\overrightarrow {A{B_1}} ;\overrightarrow {{C_1}D} } \right) = {45^o}\)

      Đúng
      Sai

      b) \(\overrightarrow {{A_1}B} .\overrightarrow {{D_1}D} = 9{a^2}\)

      Đúng
      Sai

      c) \(\overrightarrow {AC} .\overrightarrow {AD} = \overrightarrow {{C_1}{A_1}} .\overrightarrow {{C_1}{B_1}} \)

      Đúng
      Sai

      d) \(\overrightarrow {{A_1}{D_1}} .\overrightarrow {{C_1}C} = 0\)

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      Sử dụng lý thuyết các vecto bằng nhau, các vecto đối nhau, góc giữa hai vecto.

      Lời giải chi tiết :

      a) Sai. Vì hai vecto trên ngược hướng nên \(\left( {\overrightarrow {A{B_1}} ;\overrightarrow {{C_1}D} } \right) = {180^o}\).

      b) Đúng. \(\overrightarrow {{A_1}B} .\overrightarrow {{D_1}D} = \overrightarrow {{A_1}B} .\overrightarrow {{A_1}A} = \left| {\overrightarrow {{A_1}B} } \right|.\left| {\overrightarrow {{A_1}A} } \right|\cos \left( {\overrightarrow {{A_1}B} ,\overrightarrow {{A_1}A} } \right) = a\sqrt {10} .3a.\frac{{3a}}{{a\sqrt {10} }} = 9{a^2}\).

      c) Đúng. \(\overrightarrow {AC} .\overrightarrow {AD} = - \overrightarrow {{C_1}{A_1}} .\left( { - \overrightarrow {{C_1}{B_1}} } \right) = \overrightarrow {{C_1}{A_1}} .\overrightarrow {{C_1}{B_1}} \).

      d) Đúng. \(\overrightarrow {{A_1}{D_1}} .\overrightarrow {{C_1}C} = \overrightarrow {{A_1}{D_1}} .\overrightarrow {{D_1}D} = 0\) (vì \(\overrightarrow {{A_1}{D_1}} \) và \(\overrightarrow {{D_1}D} \) vuông góc với nhau).

      Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
      Câu 1 :

      Giá trị lớn nhất của hàm số \(y = x{(5 - 2x)^2}\) trên [0;3] là một phân số có dạng \(\frac{a}{b}\). Tính a + 2b.

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      - Tính y’, tìm các nghiệm của y’ = 0

      - Tìm giá trị lớn nhất điểm cực đại, cực tiểu của hàm số

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(y' = 1{(5 - 2x)^2} + x.2(5 - 2x).(5 - 2x)' = 25 - 29x + 4{x^2} - 20x + 8{x^2} = 12{x^2} - 40x + 25\).

      \(y' = 0\) khi \(x = \frac{5}{2}\) hoặc \(x = \frac{5}{6}\).

      Ta có: \(y(0) = 0\); \(y\left( {\frac{5}{6}} \right) = \frac{{250}}{{27}}\); \(y\left( {\frac{5}{2}} \right) = 0\); \(y(3) = 3\).

      Vậy giá trị lớn nhất của hàm số trên [0;3] là \(\frac{{250}}{{27}}\) khi \(x = \frac{5}{6}\).

      Vậy \(a = 250,b = 27\). Khi đó \(a + 2b = 250 + 2.27 = 304.\)

      Câu 2 :

      Khoảng cách từ điểm A(-5;1) đến đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{\sqrt {1 - {x^2}} }}{{{x^2} + 2x}}\) là bao nhiêu?

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Tìm đường tiệm cận đứng của đồ thị bằng cách tìm giới hạn. Từ đó tính khoảng cách từ A đến tiệm cận.

      Lời giải chi tiết :

      Tập xác định: \(D = [ - 1;1]\backslash \{ 0\} \).

      Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{\sqrt {1 - {x^2}} }}{{{x^2} + 2x}} = + \infty \), \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{\sqrt {1 - {x^2}} }}{{{x^2} + 2x}} = - \infty \).

      Suy ra đường thẳng x = 0 (trục Oy) là đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

      Vì hoành độ điểm A là -5 nên khoảng cách \(d(A,Oy) = \left| { - 5} \right| = 5\).

      Câu 3 :

      Trong không gian Oxyz, cho hình bình hành ABCD. Biết A(1;0;1), B(2;1;2), và D(1;-1;1). Tọa độ điểm C là (a;b;c). Tính tổng a + b + c.

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc hình bình hành.

      Lời giải chi tiết :

      Vì ABCD là hình bình hành nên \(\overrightarrow {DC} = \overrightarrow {AB} \).

      Ta có: \(\overrightarrow {DC} = (a - 1;b + 1c - 1)\) và \(\overrightarrow {AB} = (1;1;1)\).

      Suy ra \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a - 1 = 1}\\{b + 1 = 1}\\{c - 1 = 1}\end{array} \Leftrightarrow } \right.\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 2}\\{b = 0}\\{c = 2}\end{array}} \right.\)

      Vậy \(a = 2,b = 0,c = 2\). Khi đó \(a + b + c = 2 + 0 + 2 = 4\).

      Câu 4 :

      Độ giảm huyết áp của một bệnh nhân được cho bởi công thức \(G(x) = 0,025{x^2}(30 - x)\), trong đó x là liều lượng thuốc được tiêm cho bênh nhân (x được tính bằng milligram). Tính liều lượng thuốc cần tiêm cho bệnh nhân để huyết áp giảm nhiều nhất.

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Lập bảng biến thiên cho hàm số tính độ giảm huyết áp đó rồi tìm giá trị lớn nhất của hàm số đó.

      Lời giải chi tiết :

      Xét hàm số \(G(x) = 0,75{x^2} - 0,025{x^3};x \in (0; + \infty )\).

      Ta có: \(G'(x) = 1,5x - 0,075{x^2} = 0 \Leftrightarrow \) x = 0 hoặc x = 20.

      Bảng biến thiên:

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 1 10

      Từ bảng biến thiên, hàm G(x) đạt giá trị lớn nhất tại x = 20. Khi đó, độ giảm huyết áp là 100.

      Câu 5 :

      Một con nhện đang treo mình dưới một sợi tơ theo phương thẳng đứng thì bị một cơn gió thổi theo phương ngang làm dây treo lệch đi so với phương thẳng đứng một góc \({30^o}\). Biết trọng lượng của con nhện là P = 0,1 N. Xác định độ lớn của lực mà gió tác dụng lên con nhện ở vị trí cân bằng (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm).

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 1 11

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Tính lực F thông qua góc lượng giác.

      Lời giải chi tiết :

      Khi con nhện và sợi tơ cân bằng như hình dưới:

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 1 12

      Ta có: \(\tan {30^o} = \frac{F}{P}\), suy ra \(F = P.\tan {30^o} = 0,1.\frac{1}{{\sqrt 3 }} \approx 0,06\) (N).

      Câu 6 :

      Hình vẽ dưới đây mô tả một sân cầu long với kích thước theo chuẩn quốc tế. Ta chọn hệ trục Oxyz cho sân đó như hình vẽ (đơn vị trên mỗi trục là mét). Giả sử AB là một trụ cầu lông để căng lưới. Gọi (x;y;z) là tọa độ của \(\overrightarrow {AB} \). Tính x + y + x.

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 1 13

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Tìm tọa độ của A, B bằng cách quan sát hình vẽ, từ đó tính tọa độ \(\overrightarrow {AB} \).

      Lời giải chi tiết :

      Quan sát hình vẽ, thấy điểm A có tọa độ \(\left( {6,1;\frac{{13,4}}{2};0} \right) = \left( {6,1;6,7;0} \right)\).

      Điểm B có tọa độ \(\left( {6,1;\frac{{13,4}}{2};1,55} \right) = \left( {6,1;6,7;1,55} \right)\).

      Suy ra \(\overrightarrow {AB} = (0;0;1,55)\).

      Vậy x + y + z = 0 + 0 + 1,55 = 1,55.

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 trong chuyên mục giải sgk toán 12 trên nền tảng toán học. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán trung học phổ thông này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 12 cho học sinh THPT, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội, tạo nền tảng vững chắc cho Kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia và hành trang vào đại học.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực học tập của học sinh sau một nửa học kì. Việc nắm vững kiến thức và kỹ năng giải đề là yếu tố then chốt để đạt kết quả tốt. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết cấu trúc đề thi, các dạng bài tập thường gặp và cung cấp hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi.

      Cấu trúc đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2

      Thông thường, đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 bao gồm hai phần chính: phần trắc nghiệm và phần tự luận. Phần trắc nghiệm thường chiếm khoảng 40-50% tổng số điểm, tập trung vào các kiến thức cơ bản và khả năng vận dụng nhanh. Phần tự luận chiếm khoảng 50-60% tổng số điểm, đòi hỏi học sinh phải trình bày bài giải một cách logic và chính xác.

      Các chủ đề chính trong đề thi

      • Đại số: Hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai, phương trình và bất phương trình bậc hai, hệ phương trình, dãy số, cấp số cộng, cấp số nhân.
      • Hình học: Vectơ, tích vô hướng, ứng dụng của tích vô hướng, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian.
      • Giải tích: Giới hạn, đạo hàm, ứng dụng của đạo hàm để khảo sát hàm số.

      Dạng bài tập thường gặp

      1. Bài tập trắc nghiệm: Câu hỏi lựa chọn đáp án đúng về kiến thức lý thuyết, câu hỏi tính toán nhanh, câu hỏi tìm điểm cực trị của hàm số.
      2. Bài tập tự luận: Giải phương trình, bất phương trình, chứng minh đẳng thức, tìm tập xác định của hàm số, khảo sát hàm số.
      3. Bài tập kết hợp: Bài tập đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức của nhiều chủ đề khác nhau để giải quyết.

      Hướng dẫn giải chi tiết một số câu hỏi mẫu

      Câu 1: Giải phương trình 2x2 - 5x + 3 = 0

      Hướng dẫn: Sử dụng công thức nghiệm của phương trình bậc hai: x = (-b ± √(b2 - 4ac)) / 2a. Trong trường hợp này, a = 2, b = -5, c = 3. Thay các giá trị này vào công thức, ta được x = (5 ± √((-5)2 - 4 * 2 * 3)) / (2 * 2) = (5 ± √1) / 4. Vậy, x1 = 1 và x2 = 3/2.

      Câu 2: Tìm đạo hàm của hàm số y = x3 - 2x2 + 5x - 1

      Hướng dẫn: Sử dụng quy tắc đạo hàm của tổng và hiệu, cũng như quy tắc đạo hàm của lũy thừa: y' = 3x2 - 4x + 5.

      Mẹo làm bài thi hiệu quả

      • Đọc kỹ đề bài trước khi bắt đầu giải.
      • Phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu hỏi.
      • Sử dụng máy tính bỏ túi khi cần thiết.
      • Kiểm tra lại bài làm trước khi nộp.

      Tài liệu ôn tập hữu ích

      Ngoài đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2, các em học sinh có thể tham khảo thêm các tài liệu ôn tập sau:

      • Sách giáo khoa Toán 12
      • Sách bài tập Toán 12
      • Các đề thi thử Toán 12
      • Các video bài giảng Toán 12 online

      Kết luận

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 2 là cơ hội để các em học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi tiếp theo. Hy vọng với những phân tích và hướng dẫn giải chi tiết trong bài viết này, các em sẽ tự tin hơn khi làm bài thi và đạt kết quả cao.

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 12

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 12