1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 2

Đề thi học kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 2

Đề thi học kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 2

Chào mừng các em học sinh lớp 12 đến với đề thi học kì 2 môn Toán chương trình Kết nối tri thức - Đề số 2. Đề thi này được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm của montoan.com.vn, bám sát cấu trúc đề thi chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mục tiêu của đề thi là giúp các em làm quen với dạng đề, rèn luyện kỹ năng giải quyết bài toán và tự đánh giá năng lực của bản thân trước kỳ thi quan trọng.

Đề bài

    Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
    Câu 1 :

    Họ nguyên hàm của hàm số f(x) = 2x + 1 là

    • A.

      \({x^2} + 1 + C\)

    • B.

      \({x^2} + x + C\)

    • C.

      \({x^2} + C\)

    • D.

      \(2x + C\)

    Câu 2 :

    Cho hàm số F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên \(\mathbb{R}\). Các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

    • A.

      \(\int {f(x)dx} = F(x) + C\)

    • B.

      \(\left( {\int {f(x)dx} } \right)' = f(x)\)

    • C.

      \(\left( {\int {f(x)dx} } \right)' = f(x) + C\)

    • D.

      \(\left( {\int {f(x)dx} } \right)' = F'(x)\)

    Câu 3 :

    Mệnh đề nào dưới đây đúng?

    • A.

      \(\int {\cos xdx} = \sin x + C\)

    • B.

      \(\int {\cos xdx} = - \sin x + C\)

    • C.

      \(\int {\cos xdx} = - \cos x + C\)

    • D.

      \(\int {\cos xdx} = \frac{1}{2}{\cos ^2}x + C\)

    Câu 4 :

    Cho \(\int\limits_2^3 {f(x)dx} = 1\) và \(\int\limits_2^3 {g(x)dx} = 4\). Khi đó \(\int\limits_2^3 {\left[ {f(x) + g(x)} \right]dx} \) bằng

    • A.

      5

    • B.

      3

    • C.

      -3

    • D.

      4

    Câu 5 :

    Diện tích S của hình phẳng giới hạn bởi các đường thẳng \(y = {x^2}\), y = -1, x = 0, x = 1 được tính bởi công thức nào sau đây?

    • A.

      \(S = \int\limits_0^1 {\left( {{x^2} + 1} \right)dx} \)

    • B.

      \(S = \pi \int\limits_0^1 {\left( {{x^2} + 1} \right)dx} \)

    • C.

      \(S = \int\limits_0^1 {{{\left( {{x^2} + 1} \right)}^2}dx} \)

    • D.

      \(S = \pi \int\limits_0^1 {\left| {{x^2} - 1} \right|dx} \)

    Câu 6 :

    Trong không gian Oxyz, mặt phẳng (P): x – y + z – 1 = 0 có một vecto pháp tuyến là

    • A.

      \(\overrightarrow {{n_1}} = \left( { - 1;1;1} \right)\)

    • B.

      \(\overrightarrow {{n_2}} = \left( {1; - 1;1} \right)\)

    • C.

      \(\overrightarrow {{n_3}} = \left( {1;1;1} \right)\)

    • D.

      \(\overrightarrow {{n_4}} = \left( {1;1; - 1} \right)\)

    Câu 7 :

    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng d đi qua điểm M(1;1;1) và nhận vecto \(\overrightarrow u = (2;3;4)\) làm vecto chỉ phương. Phương trình tham số của d là

    • A.

      \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + 4t\\y = 1 + 3t\\z = 1 + 2t\end{array} \right.\) \((t \in \mathbb{R})\)

    • B.

      \(\left\{ \begin{array}{l}x = - 1 + 2t\\y = - 1 + 3t\\z = - 1 + 4t\end{array} \right.\) \((t \in \mathbb{R})\)

    • C.

      \(\left\{ \begin{array}{l}x = - 1 - 2t\\y = - 1 - 3t\\z = - 1 - 4t\end{array} \right.\) \((t \in \mathbb{R})\)

    • D.

      \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + 2t\\y = 1 + 3t\\z = 1 + 4t\end{array} \right.\) \((t \in \mathbb{R})\)

    Câu 8 :

    Trong không gian Oxyz, xác định tâm I và bán kính R của mặt cầu có phương trình \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} + {\left( {z + 2} \right)^2} = 9\).

    • A.

      I(1;4;-2); R = 3

    • B.

      I(-1;-4;2); R = 3

    • C.

      I(1;4;-2); R = 9

    • D.

      I(-1;-4;2); R = 9

    Câu 9 :

    Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng (P): x + 2y + 2z + 3 = 0 và mặt phẳng (Q): 3x – 4y + 5 = 0. Gọi \(\alpha \) là góc giữa hai mặt phẳng (P) và (Q). Tính giá trị \(\cos \alpha \).

    • A.

      \(\cos \alpha = \frac{{11}}{{15}}\)

    • B.

      \(\cos \alpha = - \frac{1}{3}\)

    • C.

      \(\cos \alpha = - \frac{{11}}{{15}}\)

    • D.

      \(\cos \alpha = \frac{1}{3}\)

    Câu 10 :

    Trong không gian Oxyz, điểm nào dưới đây thuộc đường thẳng d: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 3 + 2t\\y = 1 - 3t\\z = - 1 + t\end{array} \right.\)?

    • A.

      \({M_1}\left( {3;1; - 1} \right)\)

    • B.

      \({M_2}\left( {2; - 3;1} \right)\)

    • C.

      \({M_3}\left( {1;3; - 1} \right)\)

    • D.

      \({M_4}\left( { - 3; - 1;1} \right)\)

    Câu 11 :

    Cho hai biến cố A, B với P(A) = 0,3, P(B) = 0,6, \(P(A \cap B) = 0,2\). Xác suất P(A|B) là

    • A.

      \(\frac{1}{2}\)

    • B.

      \(\frac{1}{3}\)

    • C.

      \(\frac{2}{3}\)

    • D.

      \(\frac{1}{6}\)

    Câu 12 :

    Gieo con xúc xắc 1 lần. Gọi A là biến cố xuất hiện mặt 2 chấm. B là biến cố xuất hiện mặt chẵn. Xác suất \(P\left( {A|B} \right)\) là

    • A.

      \(\frac{1}{2}\)

    • B.

      \(\frac{1}{3}\)

    • C.

      \(\frac{2}{3}\)

    • D.

      \(\frac{1}{6}\)

    Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai.
    Thí sinh trả lời câu 1, câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
    Câu 1 :

    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho mặt phẳng (P): x – 2y + 2z – 2 = 0 và điểm I(-1;2;-1). Biết mặt cầu (S) có tâm I và cắt mặt phẳng (P) theo giao tuyến là đường tròn (C) có diện tích là \(25\pi \).

    a) Bán kính đường tròn (C) là r = 5.

    Đúng
    Sai

    b) Khoảng cách từ I đến mặt phẳng (P) là 3.

    Đúng
    Sai

    c) Tâm đường tròn (C) có tọa độ là H(1;3;1).

    Đúng
    Sai

    d) Phương trình mặt cầu (S) là \({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = 16\).

    Đúng
    Sai
    Câu 2 :

    Lớp 11A1 có 45 học sinh, trong đó có 25 học sinh tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh, 16 học sinh tham gia câu lạc bộ Nhảy, 12 học sinh vừa tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh vừa tham gia câu lạc bộ Nhảy. Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh. Xét các biến cố sau:

    A: “Học sinh được chọn tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh”.

    B: “Học sinh được chọn tham gia câu lạc bộ Nhảy”.

    a) \(P\left( A \right) = \frac{5}{{10}}\).

    Đúng
    Sai

    b) \(P\left( B \right) = \frac{7}{{20}}\).

    Đúng
    Sai

    c) \(P\left( {A|B} \right) = 0,75\).

    Đúng
    Sai

    d) Xác suất chọn được học sinh tham gia câu lạc bộ Nhảy, biết học sinh đó tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh là 0,48.

    Đúng
    Sai
    Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4.
    Câu 1 :

    Một mảnh đất hình chữ nhật ABCD được quy hoạch như hình bên. Biết đường cong là đường hình sin của hàm số dạng y = asin(bx). Biết AB = \(2\pi \) (m) và AD = 4 (m). Phần tô đậm (giới hạn bởi đường cong và đoạn MN) được sử dụng để trồng hoa. Tính diện tích phần còn lại của mảnh vườn (đơn vị: \({m^2}\), làm tròn đến hàng phần chục).

    Đề thi học kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 2 0 1

    Câu 2 :

    Chuồng I có 5 con gà mái, 2 con gà trống. Chuồng II có 3 con gà mái, 5 con gà trống. Bác Mai bắt một con gà trong số đó theo cách sau: “Bác tung một con xúc xắc cân đối, đồng chất. Nếu số chấm chia hết cho 3 thì bác chọn chuồng I. Nếu số chấm không chia hết cho 3 thì bác chọn chuồng II. Sau đó, từ chuồng đã chọn bác bắt ngẫu nhiên một con gà”. Tính xác suất để bác Mai bắt được con gà mái (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm).

    Câu 3 :

    Một ô tô đang di chuyển với tốc độ 20 m/s thì hãm phanh nên tốc độ (m/s) của xe thay đổi theo thời gian t (giây) được tính theo công thức v(t) = 20 – 5t \((0 \le t \le 4)\). Kể từ lúc hãm phanh đến khi dừng, ô tô đi được quãng đường bao nhiêu?

    Câu 4 :

    Công nghệ hỗ trợ trọng tài VAR (Video Assistant Referee) thiết lập một hệ tọa độ Oxyz để theo dõi vị trí của quả bóng M. Cho biết M đang nằm trên mặt sân có phương trình z = 0 đồng thời thuộc mặt cầu \((S):{\left( {x - 32} \right)^2} + {\left( {y - 50} \right)^2} + {\left( {z - 10} \right)^2} = 109\) (đơn vị độ dài tính theo mét). Gọi J là hình chiếu vuông góc của tâm I mặt cầu trên mặt sân. Khoảng cách từ vị trí M của quả bóng đến điểm J bằng bao nhiêu?

    Đề thi học kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 2 0 2

    Phần IV: Tự luận.
    Thí sinh trình bày lời giải từ câu 1 đến câu 3.
    Câu 1 :

    Diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = {(x - 2)^2} - 1\), trục hoành và hai đường thẳng x = 1, x = 2 bằng bao nhiêu?

    Câu 2 :

    Trong không gian tọa độ (Oxyz), cho điểm M(1;2;-2) và mặt phẳng (P): 2x + y – 3z + 1 = 0. Phương trình của đường thẳng đi qua điểm M và vuông góc với (P) có phương trình tham số: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1 - 4t\\y = 2 + bt\\z = - 2 + ct\end{array} \right.\;\left( {t \in \mathbb{R}} \right)\). Khi đó giá trị của biểu thức \(P = {b^2} + {c^2}\) là bao nhiêu?

    Câu 3 :

    Trong một khu du lịch, người ta cho du khách trải nghiệm thiên nhiên bằng cách đu theo đường trượt zipline từ vị trí A cao 15 m của tháp 1 này sang vị trí B cao 10 m của tháp 2 trong khung cảnh tuyệt đẹp xung quanh. Với hệ trục toạ độ Oxyz cho trước (đơn vị: mét), toạ độ của A và B lần lượt là (3; 2,5; 15) và (21; 27,5; 10). Xác định toạ độ của du khách khi ở độ cao 12 mét.

    Đề thi học kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 2 0 3

    Lời giải và đáp án

      Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
      Câu 1 :

      Họ nguyên hàm của hàm số f(x) = 2x + 1 là

      • A.

        \({x^2} + 1 + C\)

      • B.

        \({x^2} + x + C\)

      • C.

        \({x^2} + C\)

      • D.

        \(2x + C\)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Áp dụng công thức nguyên hàm của hàm số lũy thừa \(\int {{x^\alpha }dx} = \frac{{{x^{\alpha + 1}}}}{{\alpha + 1}} + C\).

      Lời giải chi tiết :

      \(\int {(2x + 1)dx} = 2.\frac{{{x^2}}}{2} + x + C = {x^2} + x + C\).

      Câu 2 :

      Cho hàm số F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên \(\mathbb{R}\). Các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

      • A.

        \(\int {f(x)dx} = F(x) + C\)

      • B.

        \(\left( {\int {f(x)dx} } \right)' = f(x)\)

      • C.

        \(\left( {\int {f(x)dx} } \right)' = f(x) + C\)

      • D.

        \(\left( {\int {f(x)dx} } \right)' = F'(x)\)

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Áp dụng định nghĩa nguyên hàm.

      Lời giải chi tiết :

      Với F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên \(\mathbb{R}\): \(F'(x) = f(x)\) và \(\int {f(x)dx} = F(x) + C\).

      Vậy A đúng.

      Ta có: \(\left( {\int {f(x)dx} } \right)' = \left( {F(x) + C} \right)' = F'(x) = f(x)\).

      Vậy B, D đúng, C sai.

      Câu 3 :

      Mệnh đề nào dưới đây đúng?

      • A.

        \(\int {\cos xdx} = \sin x + C\)

      • B.

        \(\int {\cos xdx} = - \sin x + C\)

      • C.

        \(\int {\cos xdx} = - \cos x + C\)

      • D.

        \(\int {\cos xdx} = \frac{1}{2}{\cos ^2}x + C\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Áp dụng công thức nguyên hàm của hàm số lượng giác.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:\(\int {\cos xdx} = \sin x + C\).

      Câu 4 :

      Cho \(\int\limits_2^3 {f(x)dx} = 1\) và \(\int\limits_2^3 {g(x)dx} = 4\). Khi đó \(\int\limits_2^3 {\left[ {f(x) + g(x)} \right]dx} \) bằng

      • A.

        5

      • B.

        3

      • C.

        -3

      • D.

        4

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Áp dụng tính chất của tích phân.

      Lời giải chi tiết :

      \(\int\limits_2^3 {\left[ {f(x) + g(x)} \right]dx} = \int\limits_2^3 {f(x)dx} + \int\limits_2^3 {g(x)dx} = 1 + 4 = 5\).

      Câu 5 :

      Diện tích S của hình phẳng giới hạn bởi các đường thẳng \(y = {x^2}\), y = -1, x = 0, x = 1 được tính bởi công thức nào sau đây?

      • A.

        \(S = \int\limits_0^1 {\left( {{x^2} + 1} \right)dx} \)

      • B.

        \(S = \pi \int\limits_0^1 {\left( {{x^2} + 1} \right)dx} \)

      • C.

        \(S = \int\limits_0^1 {{{\left( {{x^2} + 1} \right)}^2}dx} \)

      • D.

        \(S = \pi \int\limits_0^1 {\left| {{x^2} - 1} \right|dx} \)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Áp dụng công thức tính diện tích hình phẳng: \(S = \int\limits_a^b {\left| {f(x) - g(x)} \right|dx} \).

      Lời giải chi tiết :

      Ta có \({x^2} + 1 > 0\) nên \(\left| {{x^2} + 1} \right| = {x^2} + 1\).

      \(S = \int\limits_0^1 {\left| {{x^2} - ( - 1)} \right|dx} = \int\limits_0^1 {\left| {{x^2} + 1} \right|dx} = \int\limits_0^1 {\left( {{x^2} + 1} \right)dx} \).

      Câu 6 :

      Trong không gian Oxyz, mặt phẳng (P): x – y + z – 1 = 0 có một vecto pháp tuyến là

      • A.

        \(\overrightarrow {{n_1}} = \left( { - 1;1;1} \right)\)

      • B.

        \(\overrightarrow {{n_2}} = \left( {1; - 1;1} \right)\)

      • C.

        \(\overrightarrow {{n_3}} = \left( {1;1;1} \right)\)

      • D.

        \(\overrightarrow {{n_4}} = \left( {1;1; - 1} \right)\)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Mặt phẳng Ax + By + Cz + D = 0 có một vecto pháp tuyến là \(\overrightarrow n = (A;B;C)\).

      Lời giải chi tiết :

      Mặt phẳng (P): x – y + z – 1 = 0 có một vecto pháp tuyến là \(\overrightarrow {{n_2}} = \left( {1; - 1;1} \right)\).

      Câu 7 :

      Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng d đi qua điểm M(1;1;1) và nhận vecto \(\overrightarrow u = (2;3;4)\) làm vecto chỉ phương. Phương trình tham số của d là

      • A.

        \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + 4t\\y = 1 + 3t\\z = 1 + 2t\end{array} \right.\) \((t \in \mathbb{R})\)

      • B.

        \(\left\{ \begin{array}{l}x = - 1 + 2t\\y = - 1 + 3t\\z = - 1 + 4t\end{array} \right.\) \((t \in \mathbb{R})\)

      • C.

        \(\left\{ \begin{array}{l}x = - 1 - 2t\\y = - 1 - 3t\\z = - 1 - 4t\end{array} \right.\) \((t \in \mathbb{R})\)

      • D.

        \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + 2t\\y = 1 + 3t\\z = 1 + 4t\end{array} \right.\) \((t \in \mathbb{R})\)

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Đường thẳng đi qua điểm \(M({x_0};{y_0};{z_0})\) có vecto chỉ phương \(\overrightarrow u = (a;b;c)\) có phương trình là \(\left\{ \begin{array}{l}x = {x_0} + at\\y = {y_0} + bt\\z = {z_0} + ct\end{array} \right.\) \((t \in \mathbb{R})\).

      Lời giải chi tiết :

      d đi qua điểm M(1;1;1) có vecto chỉ phương \(\overrightarrow u = (2;3;4)\) có phương trình là \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + 2t\\y = 1 + 3t\\z = 1 + 4t\end{array} \right.\) \((t \in \mathbb{R})\).

      Câu 8 :

      Trong không gian Oxyz, xác định tâm I và bán kính R của mặt cầu có phương trình \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} + {\left( {z + 2} \right)^2} = 9\).

      • A.

        I(1;4;-2); R = 3

      • B.

        I(-1;-4;2); R = 3

      • C.

        I(1;4;-2); R = 9

      • D.

        I(-1;-4;2); R = 9

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Mặt cầu phương trình \({\left( {x - a} \right)^2} + {\left( {y - b} \right)^2} + {\left( {z - c} \right)^2} = {R^2}\) có tâm I(a;b;c), bán kính R.

      Lời giải chi tiết :

      Mặt cầu phương trình \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} + {\left( {z + 2} \right)^2} = 9\) có tâm I(1;4;-2), bán kính R = 3.

      Câu 9 :

      Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng (P): x + 2y + 2z + 3 = 0 và mặt phẳng (Q): 3x – 4y + 5 = 0. Gọi \(\alpha \) là góc giữa hai mặt phẳng (P) và (Q). Tính giá trị \(\cos \alpha \).

      • A.

        \(\cos \alpha = \frac{{11}}{{15}}\)

      • B.

        \(\cos \alpha = - \frac{1}{3}\)

      • C.

        \(\cos \alpha = - \frac{{11}}{{15}}\)

      • D.

        \(\cos \alpha = \frac{1}{3}\)

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Hai mặt phẳng (P), (Q) có vecto pháp tuyến lần lượt là \(\overrightarrow n ,\overrightarrow {n'} \) có \(\cos \left( {(P),(Q)} \right) = \frac{{\left| {\overrightarrow n .\overrightarrow {n'} } \right|}}{{\left| {\overrightarrow n } \right|.\left| {\overrightarrow {n'} } \right|}}\).

      Lời giải chi tiết :

      Vecto pháp tuyến của (P), (Q) lần lượt là \({\rm{\;}}\overrightarrow n = (1;2;2)\) và \(\overrightarrow {n'} {\rm{\;}} = (3; - 4;0)\).

      \(\cos \alpha = \frac{{\left| {\overrightarrow n .\overrightarrow {n'} } \right|}}{{\left| {\overrightarrow n } \right|.\left| {\overrightarrow {n'} } \right|}} = \frac{{\left| {1.3 + 2.( - 4) + 2.0} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {2^2} + {2^2}} .\sqrt {{3^2} + {{( - 4)}^2} + {0^2}} }} = \frac{1}{3}\).

      Câu 10 :

      Trong không gian Oxyz, điểm nào dưới đây thuộc đường thẳng d: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 3 + 2t\\y = 1 - 3t\\z = - 1 + t\end{array} \right.\)?

      • A.

        \({M_1}\left( {3;1; - 1} \right)\)

      • B.

        \({M_2}\left( {2; - 3;1} \right)\)

      • C.

        \({M_3}\left( {1;3; - 1} \right)\)

      • D.

        \({M_4}\left( { - 3; - 1;1} \right)\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Thay tọa độ từng điểm vào phương trình của d, nếu tìm được một giá trị t thỏa mãn hệ phương trình thì điểm đó thuộc d.

      Lời giải chi tiết :

      Với \({M_1}\left( {3;1; - 1} \right)\), ta có \(\left\{ \begin{array}{l}3 = 3 + 2t\\1 = 1 - 3t\\ - 1 = - 1 + t\end{array} \right. \Leftrightarrow t = 0\). Vậy \({M_1}\left( {3;1; - 1} \right) \in d\).

      Câu 11 :

      Cho hai biến cố A, B với P(A) = 0,3, P(B) = 0,6, \(P(A \cap B) = 0,2\). Xác suất P(A|B) là

      • A.

        \(\frac{1}{2}\)

      • B.

        \(\frac{1}{3}\)

      • C.

        \(\frac{2}{3}\)

      • D.

        \(\frac{1}{6}\)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Áp dụng công thức tính xác suất có điều kiện: \(P(A|B) = \frac{{P(A \cap B)}}{{P(B)}}\).

      Lời giải chi tiết :

      Áp dụng công thức: \(P(A|B) = \frac{{P(A \cap B)}}{{P(B)}} = \frac{{0,2}}{{0,6}} = \frac{1}{3}\).

      Câu 12 :

      Gieo con xúc xắc 1 lần. Gọi A là biến cố xuất hiện mặt 2 chấm. B là biến cố xuất hiện mặt chẵn. Xác suất \(P\left( {A|B} \right)\) là

      • A.

        \(\frac{1}{2}\)

      • B.

        \(\frac{1}{3}\)

      • C.

        \(\frac{2}{3}\)

      • D.

        \(\frac{1}{6}\)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Áp dụng công thức tính xác suất có điều kiện: \(P(A|B) = \frac{{P(A \cap B)}}{{P(B)}}\).

      Lời giải chi tiết :

      Vì \(A \subset B \Rightarrow P(A \cap B) = P(A) = \frac{1}{6}\).

      Áp dụng công thức: \(P(A|B) = \frac{{P(A \cap B)}}{{P(B)}} = \frac{{\frac{1}{6}}}{{\frac{1}{2}}} = \frac{1}{3}\).

      Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai.
      Thí sinh trả lời câu 1, câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
      Câu 1 :

      Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho mặt phẳng (P): x – 2y + 2z – 2 = 0 và điểm I(-1;2;-1). Biết mặt cầu (S) có tâm I và cắt mặt phẳng (P) theo giao tuyến là đường tròn (C) có diện tích là \(25\pi \).

      a) Bán kính đường tròn (C) là r = 5.

      Đúng
      Sai

      b) Khoảng cách từ I đến mặt phẳng (P) là 3.

      Đúng
      Sai

      c) Tâm đường tròn (C) có tọa độ là H(1;3;1).

      Đúng
      Sai

      d) Phương trình mặt cầu (S) là \({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = 16\).

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) Bán kính đường tròn (C) là r = 5.

      Đúng
      Sai

      b) Khoảng cách từ I đến mặt phẳng (P) là 3.

      Đúng
      Sai

      c) Tâm đường tròn (C) có tọa độ là H(1;3;1).

      Đúng
      Sai

      d) Phương trình mặt cầu (S) là \({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = 16\).

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      a) Từ diện tích đường tròn, tìm bán kính.

      b) Áp dụng công thức tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng.

      c) H là tâm đường tròn (C) nên H là hình chiếu của I lên mặt phẳng (P).

      Lập phương trình đường thẳng IH, mà H thuộc (P) nên lập hệ phương trình tìm tọa độ điểm H.

      d) Áp dụng định lí Pythagore tìm bán kính mặt cầu rồi lập phương trình mặt cầu.

      Lời giải chi tiết :

      a) Đúng. Đường tròn (C) có diện tích là \(25\pi \) nên bán kính là r = 5.

      b) Đúng. \(d\left( {I;\left( P \right)} \right) = \frac{{\left| { - 1 - 2.2 + 2.\left( { - 1} \right) - 2} \right|}}{{\sqrt {1 + {{\left( { - 2} \right)}^2} + {2^2}} }} = 3\).

      c) Sai. H là tâm đường tròn (C) nên H là hình chiếu của I lên mặt phẳng (P).

      Phương trình đường thẳng IH là: \(\left\{ \begin{array}{l}x = - 1 + t\\y = 2 - 2t\\z = - 1 + 2t\end{array} \right.\).

      Vì H thuộc IH và mặt phẳng (P) nên tọa độ điểm H là nghiệm của hệ:

      \(\left\{ \begin{array}{l}x = - 1 + t\\y = 2 - 2t\\z = - 1 + 2t\\x - 2y + 2z - 2 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0\\y = 0\\z = 1\\t = 1\end{array} \right. \Rightarrow H\left( {0;0;1} \right)\).

      d) Sai. Bán kính R của mặt cầu là \({R^2} = {r^2} + I{H^2} \Leftrightarrow R = \sqrt {{r^2} + I{H^2}} = \sqrt {{5^2} + {3^2}} = \sqrt {34} \).

      Phương trình mặt cầu (S) tâm I(1;-2;1) bán kính \(R = \sqrt {34} \) là:

      \({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = 34\).

      Câu 2 :

      Lớp 11A1 có 45 học sinh, trong đó có 25 học sinh tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh, 16 học sinh tham gia câu lạc bộ Nhảy, 12 học sinh vừa tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh vừa tham gia câu lạc bộ Nhảy. Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh. Xét các biến cố sau:

      A: “Học sinh được chọn tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh”.

      B: “Học sinh được chọn tham gia câu lạc bộ Nhảy”.

      a) \(P\left( A \right) = \frac{5}{{10}}\).

      Đúng
      Sai

      b) \(P\left( B \right) = \frac{7}{{20}}\).

      Đúng
      Sai

      c) \(P\left( {A|B} \right) = 0,75\).

      Đúng
      Sai

      d) Xác suất chọn được học sinh tham gia câu lạc bộ Nhảy, biết học sinh đó tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh là 0,48.

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) \(P\left( A \right) = \frac{5}{{10}}\).

      Đúng
      Sai

      b) \(P\left( B \right) = \frac{7}{{20}}\).

      Đúng
      Sai

      c) \(P\left( {A|B} \right) = 0,75\).

      Đúng
      Sai

      d) Xác suất chọn được học sinh tham gia câu lạc bộ Nhảy, biết học sinh đó tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh là 0,48.

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      Áp dụng công thức tính xác suất có điều kiện: \(P(A|B) = \frac{{P(A \cap B)}}{{P(B)}}\).

      Lời giải chi tiết :

      a)Sai. Có 25 trong tổng số 45 học sinh tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh nên \(P(A) = \frac{{25}}{{45}} = \frac{5}{9}\).

      b) Sai. Có 16 trong tổng số 45 học sinh tham gia câu lạc bộ Nhảy nên \(P(B) = \frac{{16}}{{45}}\).

      c) Đúng. Xác suất chọn được học sinh tham gia cả hai câu lạc bộ là \(P(A \cap B) = \frac{{12}}{{45}} = \frac{4}{{15}}\).

      Ta có \(P(A|B) = \frac{{P(A \cap B)}}{{P(B)}} = \frac{{\frac{4}{{15}}}}{{\frac{{16}}{{45}}}} = 0,75\).

      d) Đúng. Ta có \(P(B|A) = \frac{{P(A \cap B)}}{{P(A)}} = \frac{{\frac{4}{{15}}}}{{\frac{5}{9}}} = 0,48\).

      Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4.
      Câu 1 :

      Một mảnh đất hình chữ nhật ABCD được quy hoạch như hình bên. Biết đường cong là đường hình sin của hàm số dạng y = asin(bx). Biết AB = \(2\pi \) (m) và AD = 4 (m). Phần tô đậm (giới hạn bởi đường cong và đoạn MN) được sử dụng để trồng hoa. Tính diện tích phần còn lại của mảnh vườn (đơn vị: \({m^2}\), làm tròn đến hàng phần chục).

      Đề thi học kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 2 1 1

      Phương pháp giải :

      Quan sát biên độ và chu kì của đồ thị để tìm hệ số a, b. Áp dụng công thức tính diện tích hình phẳng bẳng tích phân.

      Đáp án :
      Lời giải chi tiết :

      Gắn trục tọa độ Oxy sao cho O là trung điểm của MN, đoạn thẳng ON nằm trên trục Ox.

      Hàm số có biên độ là \(a = \frac{{AD}}{2} = \frac{4}{2} = 2\).

      Hàm số có chu kì \(2\pi \) nên \(2\pi = \frac{{2\pi }}{{\left| b \right|}} \Rightarrow \left| b \right| = 1\).

      Giả sử b = 1, ta có y = 2sinx. Với \(x = \frac{\pi }{2} \Rightarrow y = 2\sin \frac{\pi }{2} = 2\) (thõa mãn đồ thị).

      Giả sử b = -1, ta có y = -2sinx. Với \(x = \frac{\pi }{2} \Rightarrow y = - 2\sin \frac{\pi }{2} = - 2\) (không thõa mãn đồ thị).

      Do đó, hàm số y = asin(bx) đề bài cho là y = 2sinx.

      Diện tích phần trồng hoa là:

      \(\int\limits_{ - \pi }^\pi {\left| {2\sin x} \right|dx} = 2\int\limits_{ - \pi }^0 {( - \sin x)dx + 2} \int\limits_0^\pi {\sin xdx} = 8\) \(\left( {{m^2}} \right)\).

      Diện tích hình chữ nhật ABCD là \(AB.AD = 2\pi .4 = 8\pi \) \(\left( {{m^2}} \right)\).

      Diện tích phần còn lại của mảnh vườn là:

      \(S = 8\pi - 8 \approx 17,1\) \(\left( {{m^2}} \right)\).

      Câu 2 :

      Chuồng I có 5 con gà mái, 2 con gà trống. Chuồng II có 3 con gà mái, 5 con gà trống. Bác Mai bắt một con gà trong số đó theo cách sau: “Bác tung một con xúc xắc cân đối, đồng chất. Nếu số chấm chia hết cho 3 thì bác chọn chuồng I. Nếu số chấm không chia hết cho 3 thì bác chọn chuồng II. Sau đó, từ chuồng đã chọn bác bắt ngẫu nhiên một con gà”. Tính xác suất để bác Mai bắt được con gà mái (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm).

      Phương pháp giải :

      Áp dụng công thức xác suất toàn phần: \(P\left( B \right) = P\left( A \right).P\left( {B|A} \right) + P\left( {\bar A} \right).P\left( {B|\bar A} \right)\).

      Đáp án :
      Lời giải chi tiết :

      A: “Bắt được con gà mái”.

      B: “Gà được bắt ở chuồng I”, \(\overline B \) là biến cố “Gà được bắt ở chuồng II”.

      Nếu số chấm chia hết cho 3 (3 chấm hoặc 6 chấm) thì bác chọn chuồng I. Do đó, \(P\left( B \right) = \frac{2}{6} = \frac{1}{3}\).

      Suy ra \(P\left( {\overline B } \right) = 1 - P\left( B \right) = 1 - \frac{1}{3} = \frac{2}{3}\).

      Vì có 5 con gà mái trong tổng số 7 con gà ở chuồng I nên xác suất bắt được con gà mái nếu con gà đó ở chuồng I là:\(P\left( {A|B} \right) = \frac{5}{7}.\)

      Vì có 3 con gà mái trong tổng số 8 con gà ở chuồng II nên xác suất bắt được con gà mái nếu con gà đó ở chuồng II là: \(P\left( {A|\overline B } \right) = \frac{3}{8}.\)

      Theo công thức xác suất toàn phần ta có:

      \(P\left( A \right) = P\left( B \right).P\left( {A|B} \right) + P\left( {\overline B } \right).P\left( {A|\overline B } \right) = \frac{1}{3}.\frac{5}{7} + \frac{2}{3}.\frac{3}{8} = \frac{{41}}{{84}}. \approx 0,49\).

      Câu 3 :

      Một ô tô đang di chuyển với tốc độ 20 m/s thì hãm phanh nên tốc độ (m/s) của xe thay đổi theo thời gian t (giây) được tính theo công thức v(t) = 20 – 5t \((0 \le t \le 4)\). Kể từ lúc hãm phanh đến khi dừng, ô tô đi được quãng đường bao nhiêu?

      Phương pháp giải :

      Tìm nghiệm \({t_0}\) của phương trình v(t) = 0 và tính \(s = \int\limits_0^{{t_0}} {v(t)} \).

      Đáp án :
      Lời giải chi tiết :

      Xe dừng khi \(v(t) = 0 \Leftrightarrow 20 - 5t = 0 \Leftrightarrow t = 4\).

      Quãng đường xe di chuyển từ khi bắt đầu hãm phanh đến khi dừng hẳn là:

      \(s = \int\limits_0^4 {v(t)} = \int\limits_0^4 {\left( {20 - 5t} \right)dt} = \left. {\left( {20t - \frac{5}{2}{t^2}} \right)} \right|_0^4 = 40\) (m).

      Câu 4 :

      Công nghệ hỗ trợ trọng tài VAR (Video Assistant Referee) thiết lập một hệ tọa độ Oxyz để theo dõi vị trí của quả bóng M. Cho biết M đang nằm trên mặt sân có phương trình z = 0 đồng thời thuộc mặt cầu \((S):{\left( {x - 32} \right)^2} + {\left( {y - 50} \right)^2} + {\left( {z - 10} \right)^2} = 109\) (đơn vị độ dài tính theo mét). Gọi J là hình chiếu vuông góc của tâm I mặt cầu trên mặt sân. Khoảng cách từ vị trí M của quả bóng đến điểm J bằng bao nhiêu?

      Đề thi học kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 2 1 2

      Phương pháp giải :

      Tìm tọa độ của J. Tính \(JM = \sqrt {I{M^2} - I{J^2}} \) với IM bằng bán kính của mặt cầu (S).

      Đáp án :
      Lời giải chi tiết :

      Mặt cầu (S) có tâm I(32;50;10) và bán kính \(R = \sqrt {109} \).

      Trong không gian Oxyz, mặt sân có phương trình z = 0 trùng với mặt phẳng (Oxy), suy ra hình chiếu vuông góc của I xuống mặt sân có tọa độ J(32;50;0).

      Ta có \(IJ = \sqrt {{{(32 - 32)}^2} + {{(50 - 50)}^2} + {{(0 - 10)}^2}} = 10\).

      Xét tam giác vuông IJM có IJ = 10, \(IM = R = \sqrt {109} \), suy ra \(JM = \sqrt {I{M^2} - I{J^2}} = \sqrt {109 - 100} = 3\).

      Đề thi học kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 2 1 3

      Phần IV: Tự luận.
      Thí sinh trình bày lời giải từ câu 1 đến câu 3.
      Câu 1 :

      Diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = {(x - 2)^2} - 1\), trục hoành và hai đường thẳng x = 1, x = 2 bằng bao nhiêu?

      Phương pháp giải :

      Áp dụng công thức tính diện tích hình phẳng \(S = \int\limits_a^b {\left| {f(x)} \right|dx} \).

      Xét dấu của biết thức \({(x - 2)^2} - 1\) để phá dấu trị tuyệt đối.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có \({(x - 2)^2} - 1 = 0 \Leftrightarrow {(x - 2)^2} = 1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 2 = 1\\x - 1 = - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 3 \notin [1;2]\\x = 0 \notin [1;2]\end{array} \right.\)

      Trên đoạn [1;2] ta có \({(x - 2)^2} - 1 > 0\), suy ra \(\left| {{{(x - 2)}^2} - 1} \right| = {(x - 2)^2} - 1\).

      Vậy diện tích hình phẳng cần tìm là \(S = \int\limits_1^2 {\left| {{{(x - 2)}^2} - 1} \right|dx} = \int\limits_1^2 {\left[ {{{(x - 2)}^2} - 1} \right]dx} = \frac{2}{3}\).

      Câu 2 :

      Trong không gian tọa độ (Oxyz), cho điểm M(1;2;-2) và mặt phẳng (P): 2x + y – 3z + 1 = 0. Phương trình của đường thẳng đi qua điểm M và vuông góc với (P) có phương trình tham số: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1 - 4t\\y = 2 + bt\\z = - 2 + ct\end{array} \right.\;\left( {t \in \mathbb{R}} \right)\). Khi đó giá trị của biểu thức \(P = {b^2} + {c^2}\) là bao nhiêu?

      Phương pháp giải :

      Do đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (P) nên \(\overrightarrow u = \overrightarrow {{n_P}} \) là một vecto chỉ phương của đường thẳng cần tìm.

      Theo đề bài phương trình tham số của đường thẳng \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1 - 4t\\y = 2 + bt\\z = - 2 + ct\end{array} \right.\;\left( {t \in \mathbb{R}} \right)\) nên vecto chỉ phương của đường thẳng cần tìm có dạng \(\overrightarrow {u'} = \left( { - 4;b;c} \right)\).

      Tìm b, c sao cho \(\overrightarrow u \) và \(\overrightarrow {u'} \) cùng phương.

      Lời giải chi tiết :

      Mặt phẳng (P): 2x + y – 3z + 1 = 0 có vecto pháp tuyến là \(\overrightarrow {{n_P}} = \left( {2;1; - 3} \right)\).

      Do đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (P) nên \(\overrightarrow u = \overrightarrow {{n_P}} = \left( {2;1; - 3} \right)\) là một vecto chỉ phương của đường thẳng cần tìm.

      Theo đề bài phương trình tham số của đường thẳng \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1 - 4t\\y = 2 + bt\\z = - 2 + ct\end{array} \right.\;\left( {t \in \mathbb{R}} \right)\) nên vecto chỉ phương của đường thẳng cần tìm có dạng \(\overrightarrow {u'} = \left( { - 4;b;c} \right)\) (2).

      Vì \(\overrightarrow u \) và \(\overrightarrow {u'} \) đều là vecto chỉ phương của đường thẳng cần tìm nên chúng cùng phương với nhau.

      Suy ra \(\frac{2}{{ - 4}} = \frac{1}{b} = \frac{{ - 3}}{c} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = - 2\\c = 6\end{array} \right.\)

      Vậy \(P = {b^2} + {c^2} = {( - 2)^2} + {6^2} = 40\).

      Câu 3 :

      Trong một khu du lịch, người ta cho du khách trải nghiệm thiên nhiên bằng cách đu theo đường trượt zipline từ vị trí A cao 15 m của tháp 1 này sang vị trí B cao 10 m của tháp 2 trong khung cảnh tuyệt đẹp xung quanh. Với hệ trục toạ độ Oxyz cho trước (đơn vị: mét), toạ độ của A và B lần lượt là (3; 2,5; 15) và (21; 27,5; 10). Xác định toạ độ của du khách khi ở độ cao 12 mét.

      Đề thi học kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 2 1 4

      Phương pháp giải :

      Lập phương trình tham số của đường thẳng d chứa đường trượt zipline. Cho z = 12, tìm t, sau đó thay t tìm x, y.

      Lời giải chi tiết :

      Đường thẳng d chứa đường trượt zipline đi qua điểm A(3; 2,5; 15) và có vecto chỉ phương là \(\overrightarrow {AB} = \left( {18;25; - 5} \right)\). Do đó, phương trình của d là: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 3 + 18t\\y = 2,5 + 25t\\z = 15 - 5t\end{array} \right.\) \((t \in \mathbb{R})\).

      Khi du khách khi ở độ cao 12 mét, ta có \(z = 12 \Leftrightarrow 15 - 5t = 12 \Leftrightarrow t = 0,6\).

      Thay t vào phương trình đường thẳng, ta được tọa độ du khách là M(13,8; 17,5; 12).

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi học kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 2 trong chuyên mục sgk toán 12 trên nền tảng tài liệu toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập lý thuyết toán thpt này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 12 cho học sinh THPT, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội, tạo nền tảng vững chắc cho Kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia và hành trang vào đại học.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi học kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 2: Tổng quan và Hướng dẫn

      Kỳ thi học kì 2 Toán 12 đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học. Đề thi không chỉ kiểm tra kiến thức mà còn đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế. Do đó, việc chuẩn bị kỹ lưỡng là vô cùng cần thiết.

      Cấu trúc đề thi học kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức

      Đề thi học kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức thường bao gồm các dạng câu hỏi sau:

      • Câu hỏi trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản, khả năng nhận biết và hiểu các khái niệm toán học.
      • Câu hỏi tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết, vận dụng kiến thức để giải quyết các bài toán phức tạp.

      Tỷ lệ câu hỏi trắc nghiệm và tự luận có thể thay đổi tùy theo quy định của từng trường. Tuy nhiên, đề thi thường tập trung vào các chủ đề chính như:

      • Giải tích (Đạo hàm, tích phân, ứng dụng đạo hàm và tích phân)
      • Hình học (Hình không gian, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian)
      • Số phức
      • Thống kê và xác suất

      Phân tích Đề thi học kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 2

      Đề thi số 2 này được xây dựng dựa trên cấu trúc đề thi tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, tập trung vào các chủ đề quan trọng như giải tích, hình học không gian và số phức. Độ khó của đề thi được phân loại từ dễ đến khó, giúp học sinh có thể tự đánh giá năng lực của bản thân.

      Hướng dẫn giải đề thi và các lưu ý quan trọng

      Để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi học kì 2, học sinh cần:

      1. Nắm vững kiến thức cơ bản: Hiểu rõ các định nghĩa, định lý và công thức toán học.
      2. Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng giải quyết bài toán.
      3. Quản lý thời gian hiệu quả: Phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu hỏi trong đề thi.
      4. Kiểm tra lại bài làm: Đảm bảo không mắc lỗi sai trong quá trình giải bài.

      Đáp án và lời giải chi tiết

      Đáp án và lời giải chi tiết của Đề thi học kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 2 sẽ được cung cấp sau khi học sinh hoàn thành bài thi. Các em có thể tham khảo đáp án để tự đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm cho những lần thi sau.

      Tầm quan trọng của việc luyện đề thi

      Luyện đề thi là một bước quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi học kì 2. Việc luyện đề thi giúp học sinh:

      • Làm quen với cấu trúc đề thi và dạng câu hỏi.
      • Rèn luyện kỹ năng giải quyết bài toán trong thời gian giới hạn.
      • Tăng cường sự tự tin và giảm căng thẳng trong quá trình thi.

      Các nguồn tài liệu ôn thi Toán 12 khác

      Ngoài Đề thi học kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 2, các em có thể tham khảo thêm các nguồn tài liệu ôn thi khác như:

      • Sách giáo khoa Toán 12
      • Sách bài tập Toán 12
      • Các đề thi thử Toán 12
      • Các video bài giảng Toán 12 trên YouTube

      Kết luận

      Đề thi học kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 2 là một công cụ hữu ích giúp học sinh ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Chúc các em học sinh đạt kết quả tốt nhất!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 12

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 12