1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8

Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8

Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8: Cập nhật mới nhất năm học

montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8, được biên soạn theo cấu trúc đề thi chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề thi này là tài liệu ôn tập lý tưởng giúp các em học sinh làm quen với dạng đề và rèn luyện kỹ năng giải toán.

Đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, bao phủ đầy đủ các chủ đề quan trọng trong chương trình học kì 1 Toán 12. Đi kèm với đề thi là đáp án chi tiết, giúp các em tự đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm.

Đề bài

    Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
    Câu 1 :

    Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R và có bảng biến thiên như hình vẽ. Hàm số đồng biến trên khoảng

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 0 1

    • A.

      \(( - 1;1)\)

    • B.

      \(( - \infty ; - 2)\)

    • C.

      \((1; + \infty )\)

    • D.

      \(( - 2;1)\)

    Câu 2 :

    Đường cong trong hình vẽ bên dưới là đồ thị của hàm số nào sau đây?

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 0 2

    • A.

      \(y = {x^3} - 3{x^2} - 1\)

    • B.

      \(y = - {x^4} + 2{x^2} - 1\)

    • C.

      \(y = {x^4} - 2{x^2} - 1\)

    • D.

      \(y = - {x^3} + 3{x^2} - 1\)

    Câu 3 :

    Cho hàm số y = f(x) có đồ thị như hình vẽ bên.

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 0 3

    Gọi M và m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số trên đoạn [0;2]. Tính M - m.

    • A.

      1

    • B.

      2

    • C.

      3

    • D.

      4

    Câu 4 :

    Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như hình vẽ dưới đây. Hỏi đồ thị của hàm số đã cho có bao nhiêu đường tiệm cận?

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 0 4

    • A.

      1

    • B.

      4

    • C.

      2

    • D.

      3

    Câu 5 :

    Đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số \(y = \frac{{{x^2} + 2x - 1}}{x}\) là:

    • A.

      \(y = x + 2\)

    • B.

      \(y = - x - 2\)

    • C.

      \(y = 2x\)

    • D.

      \(y = 2\)

    Câu 6 :

    Tọa độ tâm đối xứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{3x - 7}}{{x + 2}}\) là:

    • A.

      (3;-2)

    • B.

      (-2;3)

    • C.

      (2;-3)

    • D.

      (-3;2)

    Câu 7 :

    Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

    • A.

      Vì I là trung điểm đoạn AB nên từ O bất kì ta có: \(\overrightarrow {OI} = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} } \right)\)

    • B.

      Vì \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} + \overrightarrow {CD} + \overrightarrow {DA} = \overrightarrow 0 \) nên bốn điểm A, B, C, D đồng phẳng

    • C.

      Vì \(\overrightarrow {NM} + \overrightarrow {NP} = \overrightarrow 0 \) nên N là trung điểm của đoạn NP

    • D.

      Từ hệ thức \(\overrightarrow {AB} = 2\overrightarrow {AC} - 8\overrightarrow {AD} \) ta suy ra ba vecto \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} ,\overrightarrow {AD} \) đồng phẳng

    Câu 8 :

    Cho hàm số \(y = \frac{{ax + b}}{{cx + d}}\) có bảng biến thiên như hình vẽ bên. Hỏi hàm số đã cho là hàm số nào?

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 0 5

    • A.

      \(y = \frac{{2x + 1}}{{x - 3}}\)

    • B.

      \(y = \frac{{2 - x}}{{x + 3}}\)

    • C.

      \(y = \frac{{2x + 7}}{{x + 3}}\)

    • D.

      \(y = \frac{{2x - 1}}{{x + 3}}\)

    Câu 9 :

    Đường cong hình bên là đồ thị của hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\). Khẳng định nào sau đây đúng?

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 0 6

    • A.

      a < 0, b < 0, c > 0, d < 0

    • B.

      a > 0, b > 0, c < 0, d < 0

    • C.

      a < 0, b < 0, c < 0, d > 0

    • D.

      a < 0, b > 0, c < 0, d < 0

    Câu 10 :

    Cho hàm số y = f(x) xác định và liên tục trên R và có đô thị của đạo hàm y = f’(x) như hình bên dưới. Chọn phát biểu đúng khi nói về hàm số y = f(x).

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 0 7

    • A.

      Hàm số y = f(x) có hai điểm cực trị

    • B.

      Hàm số nghịch biến trên khoảng (-3;0)

    • C.

      f(0) > f(3)

    • D.

      \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f(x) = + \infty \) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f(x) = - \infty \)

    Câu 11 :

    Cho hình lập phương ABCD.EFGH. Hãy xác định góc giữa cặp vecto \(\overrightarrow {AB} \) và \(\overrightarrow {EG} \)?

    • A.

      \({90^o}\)

    • B.

      \({60^o}\)

    • C.

      \({45^o}\)

    • D.

      \({120^o}\)

    Câu 12 :

    Cho hai vecto \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b \) thỏa mãn \(\left| {\overrightarrow a } \right| = 4\), \(\left| {\overrightarrow b } \right| = 3\), \(\left| {\overrightarrow a - \overrightarrow b } \right| = 4\). Gọi \(\alpha \) là góc giữa hai vecto \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b \). Chọn khẳng định đúng?

    • A.

      \(\cos \alpha = \frac{3}{8}\)

    • B.

      \(\alpha = {30^o}\)

    • C.

      \(\cos \alpha = \frac{1}{3}\)

    • D.

      \(\alpha = {60^o}\)

    Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai.
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
    Câu 1 :

    Cho hàm số f(x) xác định trên R có đồ thị như sau:

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 0 8

    a) Đồ thị hàm số đã cho có hai cực trị

    Đúng
    Sai

    b) Hàm số đã cho đồng biến trên R

    Đúng
    Sai

    c) Hàm số không có giá trị lớn nhất và nhỏ nhất

    Đúng
    Sai

    d) Đồ thị hàm số f(x) là \(y = \frac{{2{x^2} - 1}}{{x + 1}}\)

    Đúng
    Sai
    Câu 2 :

    Cho đồ thị của hàm số f(x) như sau:

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 0 9

    a) Đồ thị hàm số f(x) là đồ thị của hàm số \(y = \frac{{{x^2} - 2x - 3}}{{x - 1}}\)

    Đúng
    Sai

    b) Đồ thị hàm số nhận giao điểm I(2;2) của hai đường tiệm cận làm tâm đối xứng

    Đúng
    Sai

    c) Hàm số f(x) đồng biến trên mỗi khoảng \(( - \infty ;2)\) và \((2; + \infty )\)

    Đúng
    Sai

    d) Hàm số y = f(x) có hai cực trị

    Đúng
    Sai
    Câu 3 :

    Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’ tâm O.

    a) \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AA'} = \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {DD'} \)

    Đúng
    Sai

    b) \(\overrightarrow {AC'} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {AA'} \)

    Đúng
    Sai

    c) \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC'} + \overrightarrow {CD} + \overrightarrow {D'A} = \overrightarrow 0 \)

    Đúng
    Sai

    d) \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} + \overrightarrow {CC'} = \overrightarrow {AD'} + \overrightarrow {D'O} + \overrightarrow {OC'} \)

    Đúng
    Sai
    Câu 4 :

    Trong không gian Oxyz, biết \(\overrightarrow c = (x;y;z)\) vuông góc vối cả hai vecto \(\overrightarrow a = (1;3;4)\), \(\overrightarrow b = ( - 1;2;3)\).

    a) \(\overrightarrow a .\overrightarrow b = 15\)

    Đúng
    Sai

    b) \(\left| {\overrightarrow a } \right| = 5\)

    Đúng
    Sai

    c) \({\overrightarrow b ^2} = 14\)

    Đúng
    Sai

    d) \(7x + y = 0\)

    Đúng
    Sai
    Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
    Câu 1 :

    Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số \(2{\cos ^3}x - \frac{9}{2}{\cos ^2}x + 3\cos x + \frac{1}{2}\).

    Đáp án:

    Câu 2 :

    Với giá trị nào của tham số m để đồ thị hàm số \(y = \frac{{3x - 1}}{{2x - m}}\) có tiệm cận đứng đi qua điểm A(1;3)?

    Đáp án:

    Câu 3 :

    Trong không gian Oxyz, cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’ có A(-3;0;0), B(0;2;0), D(0;0;1), A’(1;2;3). Tính tổng của hoành độ, tung độ, cao độ đỉnh C’.

    Đáp án:

    Câu 4 :

    Một con cá hồi bơi ngược dòng để vượt một khoảng cách là 300 km. Vận tốc dòng nước là 6 km/h. Nếu vận tốc của cá bơi khi nước đứng yên là v (km/h) thì năng lượng tiêu hao của cá trong t giờ được cho bởi công thức \(E(v) = c{v^3}t\), trong đó c là một hằng số, E được tính bằng jun. Tìm vận tốc bơi của cá khi nước đứng yên để năng lượng tiêu hao là ít nhất.

    Đáp án:

    Câu 5 :

    Giả sử một công ty du lịch bán tour với giá là x /khách thì doanh thu sẽ được biểu diễn qua hàm số \(f(x) = - 200{x^2} + 550x\). Công ty phải bán giá tour cho một khách là bao nhiêu (đơn vị: triệu đồng) để doanh thu từ tua xuyên Việt là lớn nhất (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm)?

    Đáp án:

    Câu 6 :

    Cho hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) \((a,b,c,d \in \mathbb{R})\) có đồ thị như hình:

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 0 10

    Có bao nhiêu số dương trong các số a, b, c, d?

    Đáp án:

    Lời giải và đáp án

      Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
      Câu 1 :

      Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R và có bảng biến thiên như hình vẽ. Hàm số đồng biến trên khoảng

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 1 1

      • A.

        \(( - 1;1)\)

      • B.

        \(( - \infty ; - 2)\)

      • C.

        \((1; + \infty )\)

      • D.

        \(( - 2;1)\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Quan sát đồ thị và nhận xét.

      Lời giải chi tiết :

      Nhìn vào đồ thị ta thấy đồ thị hàm số đã cho đồng biến trên khoảng (-1;1); nghịch biến trên khoảng (-∞;-1) và (1;+∞).

      Câu 2 :

      Đường cong trong hình vẽ bên dưới là đồ thị của hàm số nào sau đây?

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 1 2

      • A.

        \(y = {x^3} - 3{x^2} - 1\)

      • B.

        \(y = - {x^4} + 2{x^2} - 1\)

      • C.

        \(y = {x^4} - 2{x^2} - 1\)

      • D.

        \(y = - {x^3} + 3{x^2} - 1\)

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Quan sát đồ thị và nhận xét.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có đây là đồ thị hàm số bậc 3 dạng \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) vì có 2 điểm cực trị, hệ số a < 0 (vì nhánh cuối đồ thị đi xuống).

      Câu 3 :

      Cho hàm số y = f(x) có đồ thị như hình vẽ bên.

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 1 3

      Gọi M và m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số trên đoạn [0;2]. Tính M - m.

      • A.

        1

      • B.

        2

      • C.

        3

      • D.

        4

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Quan sát đồ thị và nhận xét.

      Lời giải chi tiết :

      Dựa vào đồ thị ta thấy:

      \(\mathop {\max }\limits_{[0;2]} f(x) = f(1) = 3\), \(\mathop {\min }\limits_{[0;2]} f(x) = f(0) = 0\). Vậy M – m = 3 – 0 = 3.

      Câu 4 :

      Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như hình vẽ dưới đây. Hỏi đồ thị của hàm số đã cho có bao nhiêu đường tiệm cận?

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 1 4

      • A.

        1

      • B.

        4

      • C.

        2

      • D.

        3

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Quan sát bảng biến thiên và nhận xét.

      Lời giải chi tiết :

      Dựa vào bảng biến thiên ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{( - 1)}^ + }} f(x) = + \infty \), \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f(x) = + \infty \) nên x = -1, x = 1 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

      Mặt khác: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f(x) = 3\) nên y = 3 là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.

      Vậy đồ thị có 3 tiệm cận.

      Câu 5 :

      Đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số \(y = \frac{{{x^2} + 2x - 1}}{x}\) là:

      • A.

        \(y = x + 2\)

      • B.

        \(y = - x - 2\)

      • C.

        \(y = 2x\)

      • D.

        \(y = 2\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Thực hiện phép chia đa thức (ở tử) cho đa thức (ở mẫu) ta được \(y = ax + b + \frac{M}{{cx + d}}\)(a≠0) với M là hằng số.

      Đường thẳng y = ax + b (a≠0) gọi là đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số y = f(x) nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left[ {f(x) - (ax + b)} \right] = 0\) hoặc \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left[ {f(x) - (ax + b)} \right] = 0\).

      Kết luận đường thẳng y = ax +b là đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(y = \frac{{{x^2} + 2x - 1}}{x} = x + 2 - \frac{1}{x} = f(x)\).

      Từ đó: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left[ {f(x) - \left( {x + 2} \right)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{ - 1}}{x} = 0\).

      Vậy đường thẳng \(y = x + 2\) là đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số đã cho.

      Câu 6 :

      Tọa độ tâm đối xứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{3x - 7}}{{x + 2}}\) là:

      • A.

        (3;-2)

      • B.

        (-2;3)

      • C.

        (2;-3)

      • D.

        (-3;2)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Tâm đối xứng của đồ thị là giao điểm của các đường tiệm cận.

      Lời giải chi tiết :

      Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng x = -2 và tiệm cận ngang y = 3, suy ra tâm đối xứng là giao điểm của hai tiệm cận có tọa độ (-2;3).

      Câu 7 :

      Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

      • A.

        Vì I là trung điểm đoạn AB nên từ O bất kì ta có: \(\overrightarrow {OI} = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} } \right)\)

      • B.

        Vì \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} + \overrightarrow {CD} + \overrightarrow {DA} = \overrightarrow 0 \) nên bốn điểm A, B, C, D đồng phẳng

      • C.

        Vì \(\overrightarrow {NM} + \overrightarrow {NP} = \overrightarrow 0 \) nên N là trung điểm của đoạn NP

      • D.

        Từ hệ thức \(\overrightarrow {AB} = 2\overrightarrow {AC} - 8\overrightarrow {AD} \) ta suy ra ba vecto \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} ,\overrightarrow {AD} \) đồng phẳng

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào lý thuyết vecto cùng phương, vecto đồng phẳng, quy tắc trung điểm.

      Lời giải chi tiết :

      Câu B sai vì \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} + \overrightarrow {CD} + \overrightarrow {DA} = \overrightarrow 0 \) đúng với mọi điểm A, B, C, D.

      Câu 8 :

      Cho hàm số \(y = \frac{{ax + b}}{{cx + d}}\) có bảng biến thiên như hình vẽ bên. Hỏi hàm số đã cho là hàm số nào?

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 1 5

      • A.

        \(y = \frac{{2x + 1}}{{x - 3}}\)

      • B.

        \(y = \frac{{2 - x}}{{x + 3}}\)

      • C.

        \(y = \frac{{2x + 7}}{{x + 3}}\)

      • D.

        \(y = \frac{{2x - 1}}{{x + 3}}\)

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Quan sát bảng biến thiên và nhận xét.

      Lời giải chi tiết :

      Dựa vào bảng biến thiên ta thấy đồ thị nhận x = -3 là tiệm cận đứng và y = 2 là tiệm cận ngang. Loại A, B.

      Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng xác định.

      Xét hàm số \(y = \frac{{2x + 7}}{{x + 3}} \Rightarrow y' = \frac{{ - 1}}{{{{(x + 3)}^2}}} < 0\) \((\forall x \ne - 3)\), ta loại đáp án C.

      Câu 9 :

      Đường cong hình bên là đồ thị của hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\). Khẳng định nào sau đây đúng?

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 1 6

      • A.

        a < 0, b < 0, c > 0, d < 0

      • B.

        a > 0, b > 0, c < 0, d < 0

      • C.

        a < 0, b < 0, c < 0, d > 0

      • D.

        a < 0, b > 0, c < 0, d < 0

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào sự biến thiên và cực trị của hàm số để xét dấu.

      Lời giải chi tiết :

      Dựa vào đồ thị ta thấy \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = - \infty \) nên a < 0. Loại B.

      Đồ thị đi qua điểm (0;d) nên d < 0 (vì đồ thị cắt trục tung tại điểm có tung độ âm).

      Hàm số đạt cực trị tại hai điểm \({x_1},{x_2}\). Dựa vào hình vẽ ta thấy \({x_1} > 0,x{}_2 > 0\).

      Mặt khác, \(y' = 3a{x^2} + 2bx + c \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{x_1} + {x_2} = \frac{{ - 2b}}{{3a}} > 0 \Rightarrow b > 0}\\{{x_1}{x_2} = \frac{c}{{3a}} > 0 \Rightarrow c < 0}\end{array}} \right.\)

      Câu 10 :

      Cho hàm số y = f(x) xác định và liên tục trên R và có đô thị của đạo hàm y = f’(x) như hình bên dưới. Chọn phát biểu đúng khi nói về hàm số y = f(x).

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 1 7

      • A.

        Hàm số y = f(x) có hai điểm cực trị

      • B.

        Hàm số nghịch biến trên khoảng (-3;0)

      • C.

        f(0) > f(3)

      • D.

        \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f(x) = + \infty \) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f(x) = - \infty \)

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào sự biến thiên, cực trị, giới hạn thông qua đồ thị f’(x).

      Lời giải chi tiết :

      Ta thấy trên khoảng (0;3), f’(x) mang dấu âm nên hàm số nghịch biến trên (0;3). Suy ra f(0) > f(3).

      Câu 11 :

      Cho hình lập phương ABCD.EFGH. Hãy xác định góc giữa cặp vecto \(\overrightarrow {AB} \) và \(\overrightarrow {EG} \)?

      • A.

        \({90^o}\)

      • B.

        \({60^o}\)

      • C.

        \({45^o}\)

      • D.

        \({120^o}\)

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Đưa về hai vecto chung gốc để xác định góc.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 1 8

      Ta có: EG//AC (do ACGE là hình bình hành), suy ra \(\left( {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {EG} } \right) = \left( {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right) = \widehat {BAC} = {45^o}\).

      Câu 12 :

      Cho hai vecto \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b \) thỏa mãn \(\left| {\overrightarrow a } \right| = 4\), \(\left| {\overrightarrow b } \right| = 3\), \(\left| {\overrightarrow a - \overrightarrow b } \right| = 4\). Gọi \(\alpha \) là góc giữa hai vecto \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b \). Chọn khẳng định đúng?

      • A.

        \(\cos \alpha = \frac{3}{8}\)

      • B.

        \(\alpha = {30^o}\)

      • C.

        \(\cos \alpha = \frac{1}{3}\)

      • D.

        \(\alpha = {60^o}\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng công thức tính tích góc giữa hai vecto.

      Lời giải chi tiết :

      \({\left( {\overrightarrow a - \overrightarrow b } \right)^2} = {\left| {\overrightarrow a } \right|^2} + {\left| {\overrightarrow b } \right|^2} - 2\overrightarrow a .\overrightarrow b \Rightarrow \overrightarrow a .\overrightarrow b = \frac{9}{2}\).

      Do đó: \(\cos (\overrightarrow a ,\overrightarrow b ) = \frac{{\overrightarrow a .\overrightarrow b }}{{\left| {\overrightarrow a } \right|.\left| {\overrightarrow b } \right|}} = \frac{3}{8}\).

      Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai.
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
      Câu 1 :

      Cho hàm số f(x) xác định trên R có đồ thị như sau:

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 1 9

      a) Đồ thị hàm số đã cho có hai cực trị

      Đúng
      Sai

      b) Hàm số đã cho đồng biến trên R

      Đúng
      Sai

      c) Hàm số không có giá trị lớn nhất và nhỏ nhất

      Đúng
      Sai

      d) Đồ thị hàm số f(x) là \(y = \frac{{2{x^2} - 1}}{{x + 1}}\)

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) Đồ thị hàm số đã cho có hai cực trị

      Đúng
      Sai

      b) Hàm số đã cho đồng biến trên R

      Đúng
      Sai

      c) Hàm số không có giá trị lớn nhất và nhỏ nhất

      Đúng
      Sai

      d) Đồ thị hàm số f(x) là \(y = \frac{{2{x^2} - 1}}{{x + 1}}\)

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      Quan sát đồ thị và nhận xét.

      Lời giải chi tiết :

      a)Đúng. Hàm số f(x) có hai cực trị.

      b) Sai. Hàm số có khoảng nghịch biến.

      c) Đúng. Hàm số không có giá trị lớn nhất và nhỏ nhất.

      d) Sai. Đồ thị có dạng của hàm số bậc 3.

      Câu 2 :

      Cho đồ thị của hàm số f(x) như sau:

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 1 10

      a) Đồ thị hàm số f(x) là đồ thị của hàm số \(y = \frac{{{x^2} - 2x - 3}}{{x - 1}}\)

      Đúng
      Sai

      b) Đồ thị hàm số nhận giao điểm I(2;2) của hai đường tiệm cận làm tâm đối xứng

      Đúng
      Sai

      c) Hàm số f(x) đồng biến trên mỗi khoảng \(( - \infty ;2)\) và \((2; + \infty )\)

      Đúng
      Sai

      d) Hàm số y = f(x) có hai cực trị

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) Đồ thị hàm số f(x) là đồ thị của hàm số \(y = \frac{{{x^2} - 2x - 3}}{{x - 1}}\)

      Đúng
      Sai

      b) Đồ thị hàm số nhận giao điểm I(2;2) của hai đường tiệm cận làm tâm đối xứng

      Đúng
      Sai

      c) Hàm số f(x) đồng biến trên mỗi khoảng \(( - \infty ;2)\) và \((2; + \infty )\)

      Đúng
      Sai

      d) Hàm số y = f(x) có hai cực trị

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      Quan sát đồ thị và nhận xét.

      Lời giải chi tiết :

      a)Sai. Đồ thị \(y = \frac{{{x^2} - 2x - 3}}{{x - 1}}\) có tiệm cận đứng là x = 1. Tiệm cận đứng của đồ thị trên hinh là x = 2.

      b) Đúng. Đồ thị hàm số nhận giao điểm I(2;2) của hai đường tiệm cận làm tâm đối xứng.

      c) Đúng. Hàm số f(x) đồng biến trên mỗi khoảng \(( - \infty ;2)\) và \((2; + \infty )\).

      d) Sai. Hàm số không có cực trị.

      Câu 3 :

      Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’ tâm O.

      a) \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AA'} = \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {DD'} \)

      Đúng
      Sai

      b) \(\overrightarrow {AC'} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {AA'} \)

      Đúng
      Sai

      c) \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC'} + \overrightarrow {CD} + \overrightarrow {D'A} = \overrightarrow 0 \)

      Đúng
      Sai

      d) \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} + \overrightarrow {CC'} = \overrightarrow {AD'} + \overrightarrow {D'O} + \overrightarrow {OC'} \)

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AA'} = \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {DD'} \)

      Đúng
      Sai

      b) \(\overrightarrow {AC'} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {AA'} \)

      Đúng
      Sai

      c) \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC'} + \overrightarrow {CD} + \overrightarrow {D'A} = \overrightarrow 0 \)

      Đúng
      Sai

      d) \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} + \overrightarrow {CC'} = \overrightarrow {AD'} + \overrightarrow {D'O} + \overrightarrow {OC'} \)

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc cộng vecto, lý thuyết các vecto bằng nhau, vecto đối nhau, quy tắc ba điểm, quy tắc hình hộp.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 1 11

      a) Sai. \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AA'} = \overrightarrow {AB'} \), \(\overrightarrow {AD} + \overrightarrow {DD'} = \overrightarrow {AD'} \), mà \(\overrightarrow {AB'} \ne \overrightarrow {AD'} \) nên \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AA'} = \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {DD'} \) sai.

      b) Đúng. Theo quy tắc hình hộp: \(\overrightarrow {AC'} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {AA'} \).

      c) Đúng. \((\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CD} ) + (\overrightarrow {BC'} + \overrightarrow {D'A} ) = \overrightarrow 0 \Leftrightarrow \overrightarrow 0 + \overrightarrow 0 = \overrightarrow 0 \).

      d) Đúng. \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} + \overrightarrow {CC'} = \overrightarrow {AC'} \), \(\overrightarrow {AD'} + \overrightarrow {D'O} + \overrightarrow {OC'} = \overrightarrow {AC'} \), suy ra \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} + \overrightarrow {CC'} = \overrightarrow {AD'} + \overrightarrow {D'O} + \overrightarrow {OC'} \).

      Câu 4 :

      Trong không gian Oxyz, biết \(\overrightarrow c = (x;y;z)\) vuông góc vối cả hai vecto \(\overrightarrow a = (1;3;4)\), \(\overrightarrow b = ( - 1;2;3)\).

      a) \(\overrightarrow a .\overrightarrow b = 15\)

      Đúng
      Sai

      b) \(\left| {\overrightarrow a } \right| = 5\)

      Đúng
      Sai

      c) \({\overrightarrow b ^2} = 14\)

      Đúng
      Sai

      d) \(7x + y = 0\)

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) \(\overrightarrow a .\overrightarrow b = 15\)

      Đúng
      Sai

      b) \(\left| {\overrightarrow a } \right| = 5\)

      Đúng
      Sai

      c) \({\overrightarrow b ^2} = 14\)

      Đúng
      Sai

      d) \(7x + y = 0\)

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      Sử dụng các quy tắc cộng vecto, công thức tính tích vô hướng của hai vecto, độ dài vecto.

      Lời giải chi tiết :

      a) Sai. Vì \(\overrightarrow a .\overrightarrow b = 1.( - 1) + 3.2 + 4.3 = 17\).

      b) Sai. Vì \(\left| {\overrightarrow a } \right| = \sqrt {{1^2} + {3^2} + {4^2}} = \sqrt {26} \).

      c) Đúng. Vì \({\overrightarrow b ^2} = {\left| {\overrightarrow b } \right|^2} = {( - 1)^2} + {2^2} + {3^3} = 14\).

      d) Đúng. Theo giả thiết ta có \(\overrightarrow c = (x;y;z) \ne \overrightarrow 0 \) và vuông góc với cả hai vecto \(\overrightarrow a = (1;3;4)\) và \(\overrightarrow b = ( - 1;2;3)\) nên \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\overrightarrow c .\overrightarrow a = 0}\\{\overrightarrow c .\overrightarrow b = 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{1x + 3y + 4z = 0}\\{ - 1x + 2y + 3z = 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{1x + 3y + 4z = 0}\\{5y + 7z = 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{1x + 3y + 4\frac{{ - 5}}{7}y = 0}\\{z = \frac{{ - 5}}{7}y}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{7x + y = 0}\\{5y + 7z = 0}\end{array}} \right.\)

      Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
      Câu 1 :

      Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số \(2{\cos ^3}x - \frac{9}{2}{\cos ^2}x + 3\cos x + \frac{1}{2}\).

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      - Tính y’, tìm các nghiệm của y’ = 0.

      - Tìm giá trị y tại các điểm cực trị của hàm số và hai đầu mút của đoạn.

      Lời giải chi tiết :

      Đặt \(t = \cos x \in [ - 1;1]\), khi đó \(y = f(t) = 2{t^3} - \frac{9}{2}{t^2} + 3t + \frac{1}{2}\).

      Ta có: \(f'(t) = 8{t^2} - 9t + 3 > 0\) \(\forall t\).

      Suy ra hàm f(t) đồng biến trên (-1;1), do đó giá trị nhỏ nhất của hàm số là f(-1) = 1.

      Câu 2 :

      Với giá trị nào của tham số m để đồ thị hàm số \(y = \frac{{3x - 1}}{{2x - m}}\) có tiệm cận đứng đi qua điểm A(1;3)?

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc tìm đường tiệm cận của hàm phân thức.

      Lời giải chi tiết :

      Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số là \(x = \frac{m}{2}\).

      Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số đi qua điểm A(1;3) nên \(\frac{m}{2} = 1 \Leftrightarrow m = 2\).

      Thử lại thấy thỏa mãn.

      Câu 3 :

      Trong không gian Oxyz, cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’ có A(-3;0;0), B(0;2;0), D(0;0;1), A’(1;2;3). Tính tổng của hoành độ, tung độ, cao độ đỉnh C’.

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc hình hộp.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 1 12

      Gọi C’(x;y;z). Ta có: \(\overrightarrow {AB} = (3;2;0)\), \(\overrightarrow {AD} = (3;0;1)\), \(\overrightarrow {AA'} = (4;2;3)\).

      Mà \(\overrightarrow {AC'} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {AA'} \), suy ra \(\overrightarrow {AC'} = (10;4;4)\).

      Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 10 + 3}\\{y = 4 - 0}\\{z = 4 - 0}\end{array}} \right.\), vậy C’(13;4;4).

      Vậy tổng cần tìm là 13 + 4 + 4 = 21.

      Câu 4 :

      Một con cá hồi bơi ngược dòng để vượt một khoảng cách là 300 km. Vận tốc dòng nước là 6 km/h. Nếu vận tốc của cá bơi khi nước đứng yên là v (km/h) thì năng lượng tiêu hao của cá trong t giờ được cho bởi công thức \(E(v) = c{v^3}t\), trong đó c là một hằng số, E được tính bằng jun. Tìm vận tốc bơi của cá khi nước đứng yên để năng lượng tiêu hao là ít nhất.

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Thiết lập hàm số tính năng lượng với thời gian t khi cá bơi ngược dòng. Lập bảng biến thiên và tìm giá trị lớn nhất của hàm số.

      Lời giải chi tiết :

      Vận tốc cá bơi khi ngược dòng là v – 6 (km/h). Thời gian cá bơi để vượt khoảng cách 300 km là \(t = \frac{{300}}{{v - 6}}\) (giờ).

      Năng lương tiêu hao của cá để vượt khoảng cách đó là \(E(v) = c{v^3}.\frac{{300}}{{v - 6}} = 300c.\frac{{{v^3}}}{{v - 6}}\) (jun), v > 6.

      Ta có: \(E'(v) = 600c{v^2}\frac{{v - 9}}{{{{(v - 6)}^2}}} = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{{20}{c}}{v = 0}\\{v = 9}\end{array}} \right.\)

      Loại v = 0 vì v > 6.

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 1 13

      Dựa vào bảng biến thiên, ta thấy để tiêu hao ít năng lượng nhất, cá phải bơi với vận tốc (khi nước đứng yên) là 9 (km/h).

      Câu 5 :

      Giả sử một công ty du lịch bán tour với giá là x /khách thì doanh thu sẽ được biểu diễn qua hàm số \(f(x) = - 200{x^2} + 550x\). Công ty phải bán giá tour cho một khách là bao nhiêu (đơn vị: triệu đồng) để doanh thu từ tua xuyên Việt là lớn nhất (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm)?

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Tìm giá trị lớn nhất của hàm số f(x).

      Lời giải chi tiết :

      Ta có \(f'(x) = - 400x + 550 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{{11}}{8}\).

      Bảng biến thiên:

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 1 14

      Ta thấy f(x) đạt giá trị lớn nhất khi \(x = \frac{{11}}{8} \approx 1,375\).

      Vậy công ty cần bán tour với giá 1,38 triệu đồng/khách để doanh thu cao nhất.

      Câu 6 :

      Cho hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) \((a,b,c,d \in \mathbb{R})\) có đồ thị như hình:

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 1 15

      Có bao nhiêu số dương trong các số a, b, c, d?

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Dựa vào sự biến thiên, dấu của cực trị hàm số để xét dấu a, b, c, d.

      Lời giải chi tiết :

      Ta thấy \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = - \infty \) nên a < 0.

      Đồ thị cắt trục Oy tại điểm có tung độ dương nên d > 0.

      Ta có: \(y' = 3a{x^2} + 2bx + c\). Hàm số đạt cực trị tại hai điểm \({x_1},{x_2} < 0\) nên:

      \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{x_1} + {x_2} = \frac{{ - 2b}}{{3a}} \Rightarrow \frac{b}{a} > 0 \Rightarrow b < 0}\\{{x_1}.{x_2} = \frac{c}{{3a}} > 0 \Rightarrow c < 0}\end{array}} \right.\) (do a < 0)

      Vậy có 1 số dương d.

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 trong chuyên mục bài toán lớp 12 trên nền tảng toán math. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán trung học phổ thông này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 12 cho học sinh THPT, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội, tạo nền tảng vững chắc cho Kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia và hành trang vào đại học.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 là một bài kiểm tra quan trọng giúp đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh sau một thời gian học tập. Đề thi này thường bao gồm các dạng bài tập khác nhau, đòi hỏi học sinh phải có khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề.

      Cấu trúc đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8

      Cấu trúc đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 thường bao gồm hai phần chính:

      • Phần trắc nghiệm: Thường chiếm khoảng 40-50% tổng số điểm, bao gồm các câu hỏi về kiến thức cơ bản, công thức và kỹ năng giải toán nhanh.
      • Phần tự luận: Thường chiếm khoảng 50-60% tổng số điểm, bao gồm các bài toán yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết và chứng minh.

      Các chủ đề chính thường xuất hiện trong đề thi

      Các chủ đề chính thường xuất hiện trong đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 bao gồm:

      • Hàm số: Hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai, hàm số mũ, hàm số logarit.
      • Giới hạn: Giới hạn của hàm số tại một điểm, giới hạn vô cùng.
      • Đạo hàm: Đạo hàm của hàm số, ứng dụng của đạo hàm trong việc khảo sát hàm số.
      • Tích phân: Tích phân bất định, tích phân xác định, ứng dụng của tích phân trong việc tính diện tích.
      • Số phức: Các phép toán trên số phức, phương trình bậc hai với hệ số thực.

      Hướng dẫn giải một số dạng bài tập thường gặp

      Dưới đây là hướng dẫn giải một số dạng bài tập thường gặp trong đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8:

      Dạng 1: Tìm tập xác định của hàm số

      Để tìm tập xác định của hàm số, ta cần xác định các giá trị của x sao cho hàm số có nghĩa. Ví dụ, với hàm số y = √(x-1), tập xác định là x ≥ 1.

      Dạng 2: Giải phương trình bậc hai

      Để giải phương trình bậc hai ax² + bx + c = 0, ta tính delta (Δ) = b² - 4ac. Nếu Δ > 0, phương trình có hai nghiệm phân biệt. Nếu Δ = 0, phương trình có nghiệm kép. Nếu Δ < 0, phương trình vô nghiệm.

      Dạng 3: Tính đạo hàm của hàm số

      Để tính đạo hàm của hàm số, ta sử dụng các quy tắc đạo hàm cơ bản, như quy tắc đạo hàm của tổng, hiệu, tích, thương và hàm hợp.

      Luyện tập với các đề thi khác

      Để nâng cao khả năng giải toán và làm quen với nhiều dạng bài tập khác nhau, các em nên luyện tập với các đề thi giữa kì 1 Toán 12 khác. montoan.com.vn cung cấp một kho đề thi phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu ôn tập của mọi học sinh.

      Lời khuyên khi làm bài thi

      • Đọc kỹ đề bài trước khi làm.
      • Sử dụng thời gian hợp lý cho từng câu hỏi.
      • Kiểm tra lại bài làm sau khi hoàn thành.
      • Không nên bỏ trống bất kỳ câu hỏi nào.

      Tầm quan trọng của việc ôn tập Toán 12

      Toán 12 là một môn học quan trọng, đóng vai trò then chốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học. Việc ôn tập Toán 12 kỹ lưỡng sẽ giúp các em tự tin hơn trong kỳ thi và đạt được kết quả tốt nhất.

      Kết luận

      Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8 là một công cụ hữu ích giúp các em học sinh ôn tập và rèn luyện kỹ năng giải toán. Hãy sử dụng đề thi này một cách hiệu quả để đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi sắp tới.

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 12

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 12