1. Môn Toán
  2. giải bài tập sgk giải tích 12 nâng cao: cực trị của hàm số
giải bài tập sgk giải tích 12 nâng cao: cực trị của hàm số
Ngày đăng: 02/12/2019

giải bài tập sgk giải tích 12 nâng cao: cực trị của hàm số

Quý thầy cô và học sinh đang tham khảo giải bài tập sgk giải tích 12 nâng cao: cực trị của hàm số, bộ đề thi được xây dựng bám sát chuẩn soạn toán cập nhật nhất. Cấu trúc đề bảo đảm độ phủ kiến thức đồng đều, mức độ câu hỏi được cân chỉnh từ nhận biết đến vận dụng cao, phù hợp kiểm tra toàn diện năng lực. Hãy khai thác triệt để tài liệu này để đánh giá chính xác trình độ hiện tại và tối ưu chiến lược luyện thi của bạn.

Bài viết này cung cấp hướng dẫn chi tiết giải các bài tập về cực trị của hàm số trong sách giáo khoa Giải tích 12 nâng cao, bao gồm cả phần "Câu hỏi và bài tập" và phần "Luyện tập". Điểm nổi bật của tài liệu này là trình bày lời giải một cách rõ ràng, dễ hiểu, đi kèm với các phân tích và nhận xét giúp học sinh nắm vững kiến thức.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Bài 11. Tìm cực trị của các hàm số sau:

  • a) \(f(x) = \frac{1}{3}{x^3} + 2{x^2} + 3x – 1.\)
  • b) \(f(x) = \frac{1}{3}{x^3} – {x^2} + 2x – 10.\)
  • c) \(f(x) = x + \frac{1}{x}.\)
  • d) \(f(x) = |x|(x + 2).\)
  • e) \(f(x) = \frac{{{x^5}}}{5} – \frac{{{x^3}}}{3} + 2.\)
  • f) \(f(x) = \frac{{{x^2} – 3x + 2}}{{x – 1}}.\)

a) Hàm số đã cho xác định trên \(R.\)

Ta có: \(f'(x) = {x^2} + 4x + 3.\)

Từ đó \(f'(x) = 0\) \( \Leftrightarrow x = – 1\) hoặc \(x = – 3.\)

Cách 1. Bảng biến thiên:

giải bài tập sgk giải tích 12 nâng cao: cực trị của hàm số

Vậy hàm số đạt cực đại tại điểm \(x = -3\), giá trị cực đại của hàm số là \({f_{CĐ}} = f( – 3) = – 1\), hàm số đạt cực tiểu tại điểm \(x = -1\), giá trị cực tiểu của hàm số là \({f_{CT}} = f( – 1) = – \frac{7}{3}.\)

Cách 2. \(f”(x) = 2x + 4\) \( \Rightarrow f”( – 3) = – 2 < 0\), \(f”( – 1) = 2 /> 0.\)

Vậy hàm số đạt cực đại tại điểm \(x = -3\), giá trị cực đại của hàm số là: \({f_{CĐ}} = f( – 3) = – 1\), hàm số đạt cực tiểu tại điểm \(x = -1\), \({f_{CT}} = f( – 1) = – \frac{7}{3}.\)

b) Tập xác định: \(R.\)

\(f'(x) = {x^2} – 2x + 2\) \( = {(x – 1)^2} + 1 /> 0\), \(\forall x \in R\) \( \Rightarrow f(x)\) luôn đồng biến nên hàm số không có cực trị.

c) Tập xác định: \(R\backslash 0\} .\)

\(f'(x) = 1 – \frac{1}{{{x^2}}}\) \( = \frac{{{x^2} – 1}}{{{x^2}}}\), \(f'(x) = 0\) \( \Leftrightarrow x = \pm 1.\)

Cách 1. Bảng biến thiên:

giải bài tập sgk giải tích 12 nâng cao: cực trị của hàm số

Vậy hàm số đạt cực đại tại \(x = – 1\), \({f_{CĐ}} = f( – 1) = – 2\), hàm số đạt cực tiểu tại \(x = 1\), \({f_{CT}} = f(1) = 2.\)

Cách 2. \(f”(x) = \frac{{2x}}{{{x^4}}} = \frac{2}{{{x^3}}}.\)

Vì \(f”(x) = – 2 < 0\) nên hàm số đạt cực đại tại \(x = – 1\), \({f_{CĐ}} = f( – 1) = – 2.\) \(f”(1) = 2 /> 0\) nên hàm số đạt cực tiểu tại \(x = 1\), \({f_{CT}} = f(1) = 2.\)

d) \(f(x)\) xác định và liên tục trên \(R.\)

Ta có: \(f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {x(x + 2)}&{{\rm{với}}\:x \ge 0}\\ { – x(x + 2)}&{{\rm{với}}\:x < 0} \end{array}} \right.\) \( \Rightarrow f'(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {2x + 2}&{{\rm{với}}\:x /> 0}\\ { – 2x – 2}&{{\rm{với}}\:x < 0} \end{array}} \right..\)

Bảng biến thiên:

giải bài tập sgk giải tích 12 nâng cao: cực trị của hàm số

Hàm số đạt cực đại tại \(x = – 1\), \({f_{CĐ}} = f( – 1) = 1.\)

Hàm số đạt cực tiểu tại \(x = 0\), \({f_{CT}} = f(0) = 1.\)

e) Tập xác định: \(R.\)

\(f'(x) = {x^4} – {x^2}\), \(f'(x) = 0\) \( \Leftrightarrow x = 0\) hoặc \(x = \pm 1.\)

Bảng biến thiên:

giải bài tập sgk giải tích 12 nâng cao: cực trị của hàm số

Vậy:

Hàm số đạt cực đại tại \(x = – 1\), \({f_{CĐ}} = f( – 1) = \frac{{32}}{{15}}.\)

Hàm số đạt cực tiểu tại \(x = 1\), \({f_{CT}} = f(1) = \frac{{28}}{{15}}.\)

f) Tập xác định: \(R\backslash \{ 1\} .\)

Ta có: \(f'(x) = \frac{{(2x – 3)(x – 1) – \left( {{x^2} – 3x + 3} \right)}}{{{{(x – 1)}^2}}}\) \( = \frac{{{x^2} – 2x}}{{{{(x – 1)}^2}}}.\)

\(f'(x) = 0\) \( \Leftrightarrow x = 0\) hoặc \(x = 2.\)

Bảng biến thiên:

giải bài tập sgk giải tích 12 nâng cao: cực trị của hàm số

Vậy:

Hàm số đạt cực đại tại \(x = 0\), \({f_{CĐ}} = f(0) = – 3.\)

Hàm số đạt cực tiểu tại \(x = 2\), \({f_{CT}} = f(2) = 1.\)

Bài 12. Tìm cực trị của các hàm số sau:

  • a) \(y = x\sqrt {4 – {x^2}} .\)
  • b) \(y = \sqrt {8 – {x^2}} .\)
  • c) \(y = x – \sin 2x + 2.\)
  • d) \(y = 3 – 2\cos x – \cos 2x.\)

a) Tập xác định: \([ – 2;2].\)

\(y’ = \sqrt {4 – {x^2}} + x\frac{{ – 2x}}{{2\sqrt {4 – {x^2}} }}\) \( = \frac{{4 – 2{x^2}}}{{\sqrt {4 – {x^2}} }}.\)

\(y’ = 0\) \( \Leftrightarrow x = \pm \sqrt 2 .\)

Bảng biến thiên:

giải bài tập sgk giải tích 12 nâng cao: cực trị của hàm số

Hàm số đạt cực tiểu tại \(x = – \sqrt 2 \), \({y_{CT}} = y( – \sqrt 2 ) = – 2.\)

Hàm số đạt cực đại tại \(x = \sqrt 2 \), \({y_{CĐ}} = y(\sqrt 2 ) = 2.\)

b) Tập xác định: \([ – 2\sqrt 2 ;2\sqrt 2 ].\)

\(y’ = \frac{{ – x}}{{\sqrt {8 – {x^2}} }}\), \(y’ = 0\) \( \Leftrightarrow x = 0.\)

Bảng biến thiên:

giải bài tập sgk giải tích 12 nâng cao: cực trị của hàm số

Vậy:

Hàm số đạt cực đại tại \(x = 0\), \({y_{CĐ}} = y(0) = 2\sqrt 2 .\)

Hàm số không có cực tiểu.

c) Tập xác định: \(R.\)

\(y’ = (x – \sin 2x + 2)’\) \( = 1 – 2\cos 2x.\)

\(y’ = 0\) \( \Leftrightarrow 1 – 2\cos 2x = 0\) \( \Leftrightarrow x = \pm \frac{\pi }{6} + k\pi \), \(k \in Z.\)

\(y” = 4\sin 2x.\)

Ta có: \(y”\left( {\frac{\pi }{6} + k\pi } \right)\) \( = 4\sin \left( {\frac{\pi }{3} + k2\pi } \right)\) \( = 2\sqrt 3 /> 0.\)

\(y”\left( { – \frac{\pi }{6} + k\pi } \right)\) \( = 4\sin \left( { – \frac{\pi }{3} + k2\pi } \right)\) \( = – 2\sqrt 3 < 0.\)

Vậy hàm số đạt cực đại tại các điểm \(x = – \frac{\pi }{6} + k\pi \), \(k \in Z.\)

\({y_{CĐ}} = y\left( {\frac{\pi }{6} + k\pi } \right)\) \( = 2 + \frac{{\sqrt 3 }}{2} – \frac{\pi }{6} + k\pi \), \(k \in Z.\)

Hàm số đạt cực tiểu tại điểm \(x = \frac{\pi }{6} + k\pi \), \(k \in Z.\)

\({y_{CT}} = y\left( {\frac{\pi }{6} + k\pi } \right)\) \( = 2 – \frac{{\sqrt 3 }}{2} + \frac{\pi }{6} + k\pi \), \(k \in Z.\)

d) Tập xác định: \(R.\)

\(y’ = 2\sin x + 2\sin 2x\) \( = 2\sin x(1 + 2\cos x).\)

\(y’ = 0\) \( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}} {\sin x = 0}\\ {\cos x = – \frac{1}{2}} \end{array}} \right.\) \( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}} {x = k\pi }\\ {x = \pm \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi } \end{array}} \right.\) (\(k \in Z\)).

\(y” = 2\cos x + 4\cos 2x.\)

Ta có: \(y”(k\pi ) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {2\:{\rm{nếu}}\:k\:{\rm{lẻ}}}\\ {6\:{\rm{nếu}}\:k\:{\rm{chẵn}}} \end{array}} \right.\) \( \Rightarrow y”(k\pi ) /> 0\) (có thể viết: \({y”(k\pi ) = 4 + 2\cos k\pi }\)).

Nên hàm số đạt cực tiểu tại các điểm \(x = k\pi \), \({y_{CT}} = y(kx)\) \( = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {0\:{\rm{nếu}}\:k\:{\rm{chẵn}}}\\ {4\:{\rm{nếu}}\:k\:{\rm{lẻ}}} \end{array}} \right..\)

\(y”\left( { \pm \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi } \right) = – 3 < 0\) nên hàm số đạt cực đại tại các điểm: \(x = \pm \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \), \(k \in Z\), \({y_{CĐ}} = y\left( { \pm \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi } \right) = \frac{9}{2}.\)

Bài 13. Tìm các hệ số \(a\), \(b\), \(c\), \(d\) của hàm số \(f(x) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) sao cho hàm số \(f\) đạt cực tiểu tại điểm \(x = 0\), \(f(0) = 0\) và đạt cực đại tại điểm \(x = 1\), \(f(1) = 1.\)

Ta có \(f'(x) = 3a{x^2} + 2bx + c\) \( \Rightarrow f'(0) = c\), \(f'(1) = 3a + 2b + c.\)

Vì \(f(0) = 0\) \( \Rightarrow d = 0.\)

Hàm số đạt cực tiểu tại \(x = 0\) nên \(f'(0) = 0\) \( \Rightarrow c = 0\), \(f(1) = 1\) \( \Rightarrow a + b = 1.\)

Hàm số đạt cực đại tại điểm \(x = 1\) nên \(f'(1) = 0\) \( \Rightarrow 3a + 2b = 0.\)

Giải hệ: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {a + b = 1}\\ {3a + 2b = 0} \end{array}} \right.\) ta được \(a = – 2\), \(b = 3.\)

Vậy \(f(x) = – 2{x^3} + 3{x^2}.\)

Thử lại \(f'(x) = – 6{x^2} + 6x\), \(f”(x) = – 12x + 6.\)

\(f”(0) = 6 /> 0.\) Hàm số đạt cực tiểu tại điểm \(x = 0.\)

\(f”(1) = – 6 < 0.\) Hàm số đạt cực đại tại \(x = 1.\)

Đáp số: \(a = -2\), \(b = 3\), \(c = 0\), \(d = 0.\)

Bài 14. Xác định các hệ số \(a\), \(b\), \(c\) sao cho hàm số \(f(x) = {x^3} + a{x^2} + bx + c\) đạt cực trị bằng \(0\) tại \(x = -2\) và đồ thị của hàm số đi qua \(A(1;0).\)

Cách 1. \(f'(x) = 3{x^2} + 2ax + b.\)

Điều kiện cần:

Hàm số đạt cực trị bằng \(0\) tại \(x = – 2\) \( \Rightarrow f'( – 2) = 0\) \(f( – 2) = 0.\)

Hay \( – 4a + b + 12 = 0\) \((1)\) và \(4a – 2b + c – 8 = 0\) \((2).\)

Đồ thị đi qua \(A(1;0)\) \( \Rightarrow a + b + c + 1 = 0.\)

Giải hệ gồm ba phương trình \((1)\), \((2)\), \((3)\) ta được \(a = 3\), \(b = 0\), \(c = -4.\)

Điều kiện đủ:

Xét \(f(x) = {x^3} + 3{x^2} – 4.\)

Ta có: đồ thị hàm số \(f(x)\) đi qua \(A(1;0).\)

\(f'(x) = 3{x^2} + 6x\) \( \Rightarrow f”(x) = 6x + 6.\)

\(f'( – 2) = 0\), \(f”( – 2) = – 6 < 0\) nên \(x = – 2\) là điểm cực đại và \(f( – 2) = 0.\)

Đáp số: \(a = 3\), \(b = 0\), \(c = -4.\)

Cách 2. Hướng dẫn:

Yêu cầu bài toán tương đương với: \(f( – 2) = 0\), \(f'( – 2) = 0\), \(f(1) = 0\), phương trình \(f'(x) = 0\) có hai nghiệm phân biệt trong đó có một nghiệm \(x = -2.\)

Bài 15. Chứng minh rằng với mọi giá trị của \(m\), hàm số \(y = \frac{{{x^2} – m(m + 1)x + {m^3} + 1}}{{x – m}}\) luôn có cực đại và cực tiểu.

Hàm số được viết lại là: \(y = x – {m^2} + \frac{1}{{x – m}}\), hàm số xác định với mọi \(x \ne m.\)

\(y’ = 1 – \frac{1}{{{{(x – m)}^2}}}\) với \(x \ne m\), \(y’ = 0\) \( \Leftrightarrow {(x – m)^2} = 1\) \( \Leftrightarrow x = m – 1\) hoặc \(x = m + 1.\)

Bảng biến thiên:

giải bài tập sgk giải tích 12 nâng cao: cực trị của hàm số

Vậy với mọi giá trị của \(m\), hàm số đạt cực đại tại \(x = m -1\) và đạt cực tiểu tại \(x = m + 1.\)

Ưu điểm nổi bật:

  • Chi tiết và đầy đủ: Giải quyết toàn bộ các bài tập trong phần "Câu hỏi và bài tập" của sách giáo khoa, đảm bảo không bỏ sót bất kỳ nội dung nào.
  • Trình bày khoa học: Các bước giải được trình bày rõ ràng, logic, giúp học sinh dễ dàng theo dõi và nắm bắt phương pháp giải.
  • Đa dạng phương pháp: Nhiều bài toán được giải bằng nhiều cách khác nhau (ví dụ: sử dụng bảng biến thiên và sử dụng đạo hàm cấp hai), giúp học sinh có cái nhìn toàn diện và lựa chọn phương pháp phù hợp.
  • Hình ảnh minh họa: Bảng biến thiên được trình bày trực quan, giúp học sinh dễ dàng hình dung sự biến thiên của hàm số và xác định các điểm cực trị.
  • Nhấn mạnh các điểm quan trọng: Các điều kiện cần và đủ để hàm số đạt cực trị được nhấn mạnh, giúp học sinh nắm vững lý thuyết.

Nhìn chung, đây là một tài liệu tham khảo hữu ích cho học sinh lớp 12 trong quá trình học tập và ôn luyện về chủ đề cực trị của hàm số.

Bạn đang khám phá nội dung giải bài tập sgk giải tích 12 nâng cao: cực trị của hàm số trong chuyên mục đề toán lớp 12 trên nền tảng soạn toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán thpt này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 12 cho học sinh THPT, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội, tạo nền tảng vững chắc cho Kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia và hành trang vào đại học.
Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
Facebook: MÔN TOÁN
Email: montoanmath@gmail.com

đánh giá tài liệu

5/5
( đánh giá)
5 sao
100%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%