1. Môn Toán
  2. Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 5 - Kết nối tri thức

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 5 - Kết nối tri thức

Ôn tập Toán 5 Kết nối tri thức hiệu quả cùng Montoan

Bạn đang tìm kiếm một tài liệu ôn tập toàn diện cho kỳ thi học kỳ 1 môn Toán 5 chương trình Kết nối tri thức? Montoan.com.vn cung cấp đề cương ôn tập Toán 5 Kết nối tri thức được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, giúp học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài.

Đề cương bao gồm đầy đủ các chủ đề trọng tâm, bài tập đa dạng và đáp án chi tiết, phù hợp với mọi trình độ học sinh.

Bác Chu cắt một tấm kính dạng hình thang có độ dài hai đáy là 60 cm và 12 cm Chu vi của tấm thảm dạng hình tròn có bán kính 50 dm là:

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Số và phép tính

- Phân số thập phân

- Phép cộng, phép trừ phân số

- Hỗn số

- Đọc, viết, so sánh, làm tròn số thập phân

- Phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia số thập phân

- Nhân, chia số thập phân với 10, 100, 1 000; …. Hoặc với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; ….

2. Đo lường

- Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân

- Ki-lô-mét vuông. Héc-ta

- Các đơn vị đo diện tích. Đại lượng

3. Hình học

- Hình tam giác. Diện tích hình tam giác

- Hình thang, diện tích hình thang

- Đường tròn. Chu vi và diện tích hình tròn

B. BÀI TẬP

Đề bài

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1. Số thập phân có mười bảy đơn vị, năm phần trăm, ba phần nghìn được viết là:

A. 17,53 B. 17,053 C. 17,530 D. 170,53

Câu 2. Chữ số 9 trong số thập phân 26,958 có giá trị là:

A. $\frac{9}{{1000}}$ B. $\frac{9}{{100}}$C. $\frac{9}{{10}}$ D. $\frac{9}{{10000}}$

Câu 3. Chữ số 7 trong số thập phân 123,547 có giá trị là:

A. $\frac{7}{{10}}$ B. $\frac{7}{{100}}$ C. $\frac{7}{{1000}}$ D. $\frac{7}{{10000}}$

Câu 4. Hỗn số $2\frac{{17}}{{1000}}$ chuyển thành số thập phân là:

A. 2017 B. 2,17 C. 2,170 D. 2,017

Câu 5. Số lớn nhất trong các số 5,798 ; 5,897 ; 5,978 ; 5,879 là:

A. 5,798 B. 5,897 C. 5,978 D. 5,879

Câu 6. Làm tròn số 37,456 đến hàng phần trăm ta được:

A. 37,45 B. 37,46 C. 37,40 D. 37,50

Câu 7. Tìm chữ số y, biết 5,789 < 5,7y9

A. y = 6 B. y = 7 C. y = 8 D. y = 9

Câu 8. Phép nhân nhẩm 28,964 x 100 có kết quả là:

A. 289,64 B. 2896,4 C. 2,8964 D. 0,28964

Câu 9. Phép nhân nhẩm 34,245 : 0,01 có kết quả là:

A. 3,4245 B. 342,45 C. 3424,5 D. 0,34245

Câu 10. Kết quả của phép tính 876,543 x 0,001 là:

A. 876 543 B. 87654,3 C. 0,876543 D. 87,6543

Câu 11. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 6 cm2 8 mm2 = ...... cm2

A. 68 B. 6,8 C. 6,08 D. 6,008

Câu 12. 2,7km2 = ....... ha. Số điền vào chỗ chấm là:

A. 27 B. 270 C. 2700 D. 27000

Câu 13. 1654m2 = ......... ha

A. 1654 B. 16,54 C. 0,1654 D. 1,654

Câu 14. 5,07 ha = ……. m2. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:

A. 50700 B. 50070 C. 57000 D. 50007

Câu 15. 3 ha 45 m2 = ……. m2

A. 345 m2 B. 30045 m2C. 3045 m2D. 3450 m2

Câu 16. Phép tính 78,542 – 42,632 có kết quả là:

A. 35,92 B. 35,91 C. 3,591 D. 359,1

Câu 17. Giá trị của biểu thức 13,57 x 5,5 + 13,57 x 3,5 + 13,57 là:

A. 1,357 B. 13,57 C. 135,7 D. 1357

Câu 18. Hình tam giác có độ dài đáy là 10m và chiều cao là 7m. Vậy diện tích của tam giác là:

A. 375m2 B. 387m2C. 378m2D. 35m2

Câu 19. Tam giác ABC có diện tích 40 cm2. Chiều cao AH có độ dài 0,8 dm. Độ dài đáy BC của tam giác ABC là:

A. 5 cm B. 10 cm C. 15 cm D. 20 cm

Câu 20. Bác Chu cắt một tấm kính dạng hình thang có độ dài hai đáy là 60 cm và 12 cm; chiều cao là 40 cm để làm mặt bàn. Diện tích tấm kính làm mặt bàn đó là:

A. 3 600 dm2 B. 3 600 cm2C. 7 200 m2D. 1 440 cm2

Câu 21.Một mảnh đất hình thang có độ dài đáy lớn là 45 m, độ dài đáy lớn gấp 5 lần độ dài đáy nhỏ, và chiều cao bằng 0,1 lần đáy lớn. Diện tích của mảnh đất đó là:

A. 121,5 m2B. 122 m2C. 122,5 m2D. 121 m2

Câu 22. Chu vi của tấm thảm dạng hình tròn có bán kính 50 dm là:

A. 157 dm B. 314 dm C. 78,5 dm D. 3,14 m

Câu 23. Biết hình tròn lớn có bán kính gấp 4 lần bán kính hình tròn bé. Hỏi chu vi hình tròn lớn gấp mấy lần chu vi hình tròn bé?

A. 2 lần B. 4 lần C. 8 lần D. 16 lần

Câu 24. Vườn hoa trung tâm của một khu dân cư dạng hình tròn có bán kính 6 m. Diện tích của vườn hoa đó là:

A. 37,68 m2B. 18,84 m2C. 113,04 m2 D. 45,28 m2

II. Phần tự luận

Câu 1. Tính.

a) $\frac{3}{5} + \frac{2}{7}$ b) $\frac{9}{4} - \frac{2}{5}$ c) $\frac{2}{3} + \frac{2}{5}$ d) $3\frac{3}{4} - \frac{5}{9}$

Câu 2. Viết số hoặc số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 5 - Kết nối tri thức 1

Câu 3. Đặt tính rồi tính:

a) 658,3 + 96,28 b) 93,813 – 46,47 c) 37,14 x 82 d) 308 : 5,5

Câu 4. Tính giá trị biểu thức (tính bằng cách thuận tiện nếu có thể)

a) 619,52 – 0,52 x (9 + 11) b) 8,65 + 7,6 + 1,35 + 0,4

c) 1,25 x 2,5 x 36 x 0,4 x 80 d) 14,4 x 0,6 + 15 x 0,6 + 18,6 x 0,6

Câu 5. Người ta trồng lúa trên một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 300m, chiều rộng ngắn hơn chiều dài 50m.

a) Tính diện tích thửa ruộng đó?

b) Trung bình cứ 10m2 thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?

Câu 6. Tam giác ABC có diện tích 200cm2 và chiều cao AH = 25 cm. Tính độ dài đoạn thẳng BC.

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 5 - Kết nối tri thức 2

Câu 7. Hình chữ nhật MNPQ có diện tích 1600cm2. Tính diện tích hình tam giác MEQ.

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 5 - Kết nối tri thức 3

Câu 8. Tính diện tích hình thang IJGH biết diện tích hình tam giác IHF là 6 cm2.

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 5 - Kết nối tri thức 4

Câu 9. Hình thang ABCD có đáy CD = 16cm, đáy bé AB = 9cm. Biết DM = 7cm, diện tích tam giác BMC bằng 37,8cm2. Tính diện tích hình thang ABCD.

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 5 - Kết nối tri thức 5

Câu 10. Đường kính của một bánh xe đạp là 60 cm. Để người đi xe đạp đi được quãng đường 1884m thì mỗi bánh xe phải lăn bao nhiêu vòng?

Câu 11. Mai đo mặt bàn ăn có dạng hình tròn được đường kính dài 140 cm. Hỏi mặt bàn đó có diện tích là bao nhiêu mét vuông?

Câu 12. Cho hình vuông ABCD có chu vi 48dm. Tính diện tích phần tô đậm trong hình dưới đây.

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 5 - Kết nối tri thức 6

Lời giải chi tiết

I. Phần trắc nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 5 - Kết nối tri thức 7

II. Phần tự luận

Câu 1. Tính.

a) $\frac{3}{5} + \frac{2}{7}$ b) $\frac{9}{4} - \frac{2}{5}$ c) $\frac{2}{3} + \frac{2}{5}$ d) $3\frac{3}{4} - \frac{5}{9}$

Phương pháp

- Muốn cộng (hoặc trừ) các phân số khác mẫu số ta quy đồng mẫu số rồi cộng (hoặc trừ) các phân số sau khi quy đồng. Lời giải

a) $\frac{3}{5} + \frac{2}{7} = \frac{{21}}{{35}} + \frac{{10}}{{35}} = \frac{{31}}{{35}}$

b) $\frac{9}{4} - \frac{2}{5} = \frac{{45}}{{20}} - \frac{8}{{20}} = \frac{{37}}{{20}}$

c) $\frac{2}{3} + \frac{2}{5} = \frac{{10}}{{15}} + \frac{6}{{15}} = \frac{{16}}{{15}}$

d) $3\frac{3}{4} - \frac{5}{9} = \frac{{15}}{4} - \frac{5}{9} = \frac{{135}}{{36}} - \frac{{20}}{{36}} = \frac{{115}}{{36}}$

Câu 2. Viết số hoặc số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 5 - Kết nối tri thức 8

Phương pháp

Áp dụng cách đổi:

1km2 = 100 ha ; 1 ha = 10 000 m2

1 tạ= 0,1 tấn ; 1 tấn = 1 000 kg

1 km = 1 000 m ; 1 m = 100 cm

Lời giải

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 5 - Kết nối tri thức 9

Câu 3. Đặt tính rồi tính:

a) 658,3 + 96,28 b) 93,813 – 46,47 c) 37,14 x 82 d) 308 : 5,5

Phương pháp

Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học

Lời giải

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 5 - Kết nối tri thức 10

Câu 4. Tính giá trị biểu thức (tính bằng cách thuận tiện nếu có thể)

a) 619,52 – 0,52 x (9 + 11) b) 8,65 + 7,6 + 1,35 + 0,4

c) 1,25 x 2,5 x 36 x 0,4 x 80 d) d) 14,4 x 0,6 + 15 x 0,6 + 18,6 x 0,6

Phương pháp

a) Thực hiện tính tỏng ngoặc trước

b) Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để nhóm các số có tổng là số tự nhiên

c) Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân

Lời giải

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 5 - Kết nối tri thức 11

Câu 5. Người ta trồng lúa trên một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 300m, chiều rộng ngắn hơn chiều dài 50m.

a) Tính diện tích thửa ruộng đó?

b) Biết rằng trung bình cứ 10m2 thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?

Phương pháp

a) - Tìm nửa chu vi thửa đất

- Tìm chiều dài và chiều rộng theo bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó

- Diện tích thửa ruộng = chiều dài x chiều rộng

b) Số kg thóc thu hoạch được = Diện tích thửa ruộng : 10 x 50

Lời giải

a) Nửa chu vi thửa ruộng đó là:

300 : 2 = 150 (m)

Chiều dài thửa ruộng đó là:

(150 + 50) : 2 = 100 (m)

Chiều rộng thửa ruộng đó là:

100 – 50 = 50 (m)

Diện tích thửa ruộng đó là:

100 x 50 = 5000 (m2)

b) Thửa ruộng thu hoạch được là:

5000 : 10 x 50 = 25000 (kg) = 250 tạ

Đáp số: a) 5000 m2

b) 25000 kg

Câu 6. Tam giác ABC có diện tích 200cm2 và chiều cao AH = 25 cm. Tính độ dài đoạn thẳng BC.

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 5 - Kết nối tri thức 12

Phương pháp

Độ dài đáy BC = Diện tích tam giác ABC x 2 : chiều cao

Lời giải

Độ dài đáy BC là:

200 x 2 : 25 = 16 (cm)

Đáp số: 16 cm

Câu 7. Hình chữ nhật MNPQ có diện tích 1600cm2. Tính diện tích hình tam giác MEQ.

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 5 - Kết nối tri thức 13

Phương pháp

- Tìm độ dài đoạn thẳng MN = Đoạn thẳng ME + đoạn thẳng EN

- Tìm độ dài đoạn MQ = Diện tích hình chữ nhật MNPQ : độ dài đoạn MN

- Diện tích hình tam giác MEQ = MQ x ME : 2

Lời giải

Độ dài đoạn thẳng MN là:

24 + 26 = 50 (cm)

Độ dài đoạn MQ là:

1600 : 50 = 32 (cm)

Diện tích hình tam giác MEQ là:

32 x 24 : 2 = 384 (cm2)

Đáp số: 384 cm2

Câu 8. Cho hình vẽ, tính diện tích hình thang IJGH biết diện tích hình tam giác IHF là 6 cm2.

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 5 - Kết nối tri thức 14

Phương pháp

- Chiều cao IH = 2 x diện tích tam giác IHF : độ dài cạnh HF

- Diện tích hình thang = $\frac{{(IJ + HG) \times IH}}{2}$

Cách giải

Độ dài đường cao IH là: 6 x 2 : 2,4 = 5 (cm)

Diện tích hình thang IJGH là: (6 + 12) x 5 : 2 = 45 (cm2)

Đáp số: 45cm2

Câu 9. Hình thang ABCD có đáy CD = 16cm, đáy bé AB = 9cm. Biết DM = 7cm, diện tích tam giác BMC bằng 37,8cm2. Tính diện tích hình thang ABCD.

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 5 - Kết nối tri thức 15

Phương pháp

- Tìm độ dài MC = DC – DM

- Tìm độ dài đường cao của tam giác BMC = Diện tích tam giác BMC x 2 : độ dài MC

- Diện tích hình thang ABCD = (AB + CD) x chiều cao : 2

Cách giải

Độ dài đáy MC của tam giác BMC là

16 – 7 = 9 (cm)

Độ dài đường cao của tam giác MBC là

37,8 x 2 : 9 = 8,4 (cm)

Diện tích hình thang ABCD là

(16 + 9) x 8,4 : 2 = 105 (cm2)

Đáp số: 105 cm2

Câu 10. Đường kính của một bánh xe đạp là 60 cm. Để người đi xe đạp đi được quãng đường 1884m thì mỗi bánh xe phải lăn bao nhiêu vòng?

Phương pháp

- Tìm chu vi của bánh xe = Đường kính x 3,14

- Đổi sang đơn vị m

- Tìm số vòng = quãng đường : chu vi bánh xe

Cách giải

Chu vi của bánh xe là

60 x 3,14 = 188,4 (cm) = 1,884 m

Để đi được quãng đường 1884m thì mỗi bánh xe phải lăn số vòng là

1884 : 1,884 = 1000 (vòng)

Đáp số: 1000 vòng

Câu 11. Mai đo mặt bàn ăn có dạng hình tròn được đường kính dài 140 cm. Hỏi mặt bàn đó có diện tích là bao nhiêu mét vuông?

Phương pháp

- Đổi 140 cm sang đơn vị mét

- Tính bán kính hình tròn r = đường kính : 2

- Diện tích mặt bàn = bán kính x bán kính x 3,14

Lời giải

Đổi: 140 cm = 1,4 m

Bán kính hình tròn là:

1,4 : 2 = 0,7 (m)

Diện tích mặt bàn là:

0,7 x 0,7 x 3,14 = 1.5386 (m2)

Đáp số: 1,5386 m2

Câu 12. Cho hình vuông ABCD có chu vi 48dm. Tính diện tích phần tô đậm trong hình dưới đây.

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 5 - Kết nối tri thức 16

Phương pháp

- Tìm độ dài cạnh hình vuông = Chu vi : 4

- Tìm diện tích hình vuông = cạnh x cạnh

- Tìm bán kính hình tròn = Độ dài cạnh hình vuông : 2

- Diện tích hình tròn = r x r x 3,14

- Tìm diện tích phần tô đậm = Diện tích hình vuông – diện tích hình tròn

Cách giải

Cạnh của hình vuông là 48 : 4 = 12 (dm)

Diện tích hình vuông là 12 x 12 = 144 (dm2)

Bánh kính hình tròn là 12 : 2 = 6 (dm)

Diện tích hình tròn là 6 x 6 x 3,14 = 113,04 (dm2)

Diện tích phần tô đậm là 144 - 113,04 = 30,96 (dm2)

Đáp số: 30,96 dm2

Bạn đang tiếp cận nội dung Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 5 - Kết nối tri thức thuộc chuyên mục học toán lớp 5 trên nền tảng soạn toán. Bộ bài tập toán tiểu học này được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ khung chương trình sách giáo khoa hiện hành, nhằm tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 5 cho học sinh thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả vượt trội.
Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
Facebook: MÔN TOÁN
Email: montoanmath@gmail.com

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 5 - Kết nối tri thức: Tổng quan và Hướng dẫn

Kỳ thi học kỳ 1 Toán 5 là một bước quan trọng để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh sau một học kỳ học tập. Chương trình Kết nối tri thức với phương pháp tiếp cận hiện đại, tập trung vào việc phát triển tư duy logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế. Do đó, việc chuẩn bị kỹ lưỡng với một đề cương ôn tập Toán 5 Kết nối tri thức đầy đủ và chính xác là vô cùng cần thiết.

Nội dung chính của đề cương ôn tập

Đề cương ôn tập học kỳ 1 Toán 5 Kết nối tri thức thường bao gồm các chủ đề sau:

  • Số tự nhiên và các phép tính: Ôn tập về cấu tạo số tự nhiên, các phép cộng, trừ, nhân, chia, tính chất của các phép tính, và ứng dụng vào giải toán.
  • Phân số: Khái niệm phân số, so sánh phân số, các phép cộng, trừ, nhân, chia phân số, rút gọn phân số, và ứng dụng.
  • Số thập phân: Khái niệm số thập phân, so sánh số thập phân, các phép cộng, trừ, nhân, chia số thập phân, và ứng dụng.
  • Hình học: Ôn tập về các hình cơ bản (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác), tính diện tích và chu vi của các hình, và nhận biết các yếu tố của hình.
  • Đo lường: Ôn tập về đo độ dài, đo diện tích, đo thể tích, đo thời gian, và đổi đơn vị đo.

Phương pháp ôn tập hiệu quả

Để ôn tập Toán 5 Kết nối tri thức hiệu quả, học sinh nên:

  1. Nắm vững lý thuyết: Đọc kỹ sách giáo khoa, ghi chép đầy đủ các kiến thức trọng tâm, và hiểu rõ các khái niệm.
  2. Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau, từ dễ đến khó, để rèn luyện kỹ năng và củng cố kiến thức.
  3. Sử dụng đề cương ôn tập: Làm đầy đủ các bài tập trong đề cương ôn tập để làm quen với cấu trúc đề thi và đánh giá năng lực bản thân.
  4. Hỏi thầy cô giáo: Nếu gặp khó khăn trong quá trình ôn tập, hãy hỏi thầy cô giáo để được giải đáp và hướng dẫn.
  5. Ôn tập nhóm: Học tập cùng bạn bè có thể giúp bạn hiểu bài sâu hơn và giải quyết các vấn đề khó khăn.

Các dạng bài tập thường gặp trong đề thi

Trong đề thi học kỳ 1 Toán 5 Kết nối tri thức, học sinh thường gặp các dạng bài tập sau:

  • Bài tập tính toán: Tính giá trị biểu thức, giải phương trình đơn giản, và ứng dụng các phép tính vào giải toán.
  • Bài tập về phân số và số thập phân: So sánh phân số, thực hiện các phép tính với phân số và số thập phân, và giải toán có liên quan.
  • Bài tập về hình học: Tính diện tích và chu vi của các hình, nhận biết các yếu tố của hình, và giải toán có liên quan.
  • Bài tập về đo lường: Đổi đơn vị đo, tính toán các đại lượng đo lường, và giải toán có liên quan.
  • Bài tập ứng dụng: Giải các bài toán thực tế liên quan đến các kiến thức đã học.

Tài liệu ôn tập hữu ích

Ngoài sách giáo khoa và đề cương ôn tập, học sinh có thể tham khảo thêm các tài liệu ôn tập hữu ích sau:

  • Sách bài tập Toán 5: Cung cấp nhiều bài tập đa dạng và phong phú để luyện tập.
  • Đề thi thử Toán 5: Giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi và đánh giá năng lực bản thân.
  • Các trang web học toán online: Cung cấp các bài giảng, bài tập, và đề thi trực tuyến.

Lời khuyên

Hãy dành thời gian ôn tập Toán 5 Kết nối tri thức một cách nghiêm túc và có kế hoạch. Đừng ngại hỏi thầy cô giáo hoặc bạn bè nếu gặp khó khăn. Chúc các em học sinh đạt kết quả tốt trong kỳ thi học kỳ 1!

Ví dụ minh họa

Bài tập 1: Tính giá trị biểu thức: (12 + 8) x 5 - 20

Bài tập 2: Một hình chữ nhật có chiều dài 10cm và chiều rộng 5cm. Tính diện tích và chu vi của hình chữ nhật đó.

Chủ đềNội dung chính
Số tự nhiênCấu tạo số, các phép tính, tính chất.
Phân sốKhái niệm, so sánh, các phép tính.