montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi học kì 2 Toán 11 - Đề số 2, một tài liệu ôn tập quan trọng dành cho học sinh lớp 11. Đề thi được biên soạn theo cấu trúc chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm các dạng bài tập thường gặp trong kỳ thi học kì.
Đề thi này không chỉ giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi mà còn rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy logic và khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế.
Cho hàm số \(f(x) = \frac{{{x^3}}}{3} - \frac{3}{2}{x^2} - 4x + 6.\) Phương trình \(f'(x) = 0\) có nghiệm là
Gọi (d) là tiếp tuyến của đồ thị hàm số\(y = f(x) = - {x^3} + x\) tại điểm \(M( - 2;6).\) Phương trình của (d) là
Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 3} \frac{{\sqrt {x + 1} - 2}}{{9 - {x^2}}}\) bằng
Cho \(u = u\left( x \right),v = v\left( x \right),v\left( x \right) \ne 0\); với k là hằng số. Hãy chọn khẳng định sai?
Đạo hàm của hàm số \(y = \frac{{2x - 1}}{{1 - x}}\) là
Cho hàm số: \(f(x) = \left\{ \begin{array}{l}\frac{{{x^2} - 1}}{{x - 1}}\quad khi\;x \ne 1\\m\quad \quad \quad khi\;x = 1\end{array} \right.\) . Để f(x) liên tục tại điểm \({x_0} = 1\)thì m bằng:
Tìm đạo hàm của hàm số sau\(y = {x^4} - 3{x^2} + 2x - 1\)
Cho hàm số \(f(x) = \frac{{a{x^2} + 4x + 3}}{{3x - 2a{x^2}}},(a \in R,a \ne 0)\). Khi đó \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f(x)\) bằng
Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy ABC là tam giác vuông tại B và SA vuông góc mặt đáy \(\left( {ABC} \right)\), \(SB = 2a\), \(AB = a\)( tham khảo hình vẽ). Tính góc giữa SB và \(mp\left( {ABC} \right)\)
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, cạnh bên SA vuông góc với đáy. Khẳng định nào sau đây đúng?
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O và SA = SC, SB = SD. Khẳng định nào sau đây đúng ?
\(AC \bot (SBD)\)
\(AB \bot (SAD)\)
\(AC \bot (SBD)\)
\(SO \bot (ABCD)\)
Với hàm số \(g\left( x \right) = \frac{{\left( {2x + 1} \right){{\left( {2 - 3x} \right)}^2}}}{{x - 1}}\); g'(2) bằng
Trong một chiếc hộp có 20 viên bi, trong đó có 8 viên bi màu đỏ, 7 viên bi màu xanh và 5 viên bi màu vàng. Lấy ngẫu nhiên ra 3 viên bi
a) Xác suất để 3 viên bi lấy ra đều màu đỏ là \(\frac{{14}}{{285}}\)
b) Xác suất để 3 viên bi lấy ra có không quá hai màu là \(\frac{{43}}{{57}}\)
c) Xác suất để 3 viên bi lấy ra đều có màu vàng là \(\frac{1}{7}\)
d) Xác suất để 3 viên bi lấy ra có đủ cả ba màu là \(\frac{{14}}{{57}}\)
Cho hàm số có đồ thị (C): \(y = f(x) = \frac{{x - 2}}{{x - 1}}\)
a) Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M có tung độ bằng 4 là : \(y = 9x - 2\)
b) Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M là giao của đồ thị hàm số với trục hoành là\(y = x + 2\)
c) Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M là giao của đồ thị hàm số với trục tung là:\(y = x + 2\)
d) Phương trình tiếp tuyến của (C) biết tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng \((d):y = - x + 1\) là \(y = - \frac{2}{5}x + 1\)
Cho hình chóp S.ABC có SA ⊥ (ABC), SA = h. Gọi M, N, P tương ứng là trung điểm của SA, SB, SC.
a) \(d((MNP),(ABC)) = h\)
b) \(d(NP,(ABC)) = \frac{h}{2}\)
c) \(d(A,(SBC)) = \frac{{ah}}{{\sqrt {{a^2} + {h^2}} }}\)
d) \((MNP)//(ABC)\)
Cho hàm số \(y = \sin x\)
a) Đạo hàm của hàm số là \(y' = - cosx\)
b) Biểu thức \(y'(\frac{\pi }{2}) = 0\)
c) Biểu thức \(y''(\frac{\pi }{2}) = 0\)
d) Biểu thức \({y^{(2024)}} = \sin (x + 1012\pi )\)
Tính giới hạn: \(\mathop {lim}\limits_{x \to 2} \frac{{\sqrt {4x + 1} - 3}}{{x - 2}}\).
Cho hàm số: \(y = {\left( {{x^4} - 1} \right)^4}\). Tính \(y'(1)\)
Tìm m để hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{x - 1}}\,\,\,\;khi\,\,x \ne 1\\1 - mx\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x = 1\end{array} \right.\)liên tục tại điểm\({x_0} = 1\)
Cho hình chóp S.ABCD đáy là hình vuông cạnh a , cạnh bên SA \( \bot \)(ABCD) và
SA = a\(\sqrt 2 \). Tính tan của góc giữa hai mp (SBC) và (ABCD).
Cho hàm số \(y = \frac{{2x - 1}}{{x + 1}}\). Tìm tọa độ điểm M thuộc đồ thị sao cho khoảng cách từ điểm \(I( - 1;2)\)tới tiếp tuyến của đồ thị tại M là lớn nhất.
Với mức tiêu thụ thức ăn cho cá hàng ngày của hộ gia đình A không đổi như dự định thì lượng thức ăn dự trữ sẽ hết sau 50 ngày. Nhưng trên thực tế, mức tiêu thụ thức ăn tăng thêm 3% từ ngày đầu tiên và cứ tiếp tục như vậy, ngày sau tăng thêm 3% so với ngày kề trước đó. Hỏi thực tế, lượng thức ăn dự trữ đó sẽ hết sau bao nhiêu ngày? (làm tròn đến hàng đơn vị).
Cho hàm số \(f(x) = \frac{{{x^3}}}{3} - \frac{3}{2}{x^2} - 4x + 6.\) Phương trình \(f'(x) = 0\) có nghiệm là
Đáp án : C
Sử dụng công thức đạo hàm.
\(\begin{array}{l}f'(x) = (\frac{{{x^3}}}{3} - \frac{3}{2}{x^2} - 4x + 6)' = {x^2} - 3x - 4\\f'(x) = 0\,\,hay\,\,{x^2} - 3x - 4 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - 1\\x = 4\end{array} \right.\end{array}\)
Đáp án C.
Gọi (d) là tiếp tuyến của đồ thị hàm số\(y = f(x) = - {x^3} + x\) tại điểm \(M( - 2;6).\) Phương trình của (d) là
Đáp án : C
Phương trình tiếp tuyến với đồ thị (C): \(y = f(x)\)tại điểm \(M({x_0};f({x_0}))\)là:
\(y = f'({x_0})(x - {x_0}) + f({x_0})\)
Trong đó:
\(M({x_0};f({x_0}))\)gọi là tiếp điểm.
\(k = f'({x_0})\)là hệ số góc.
\(y' = f'(x) = ( - {x^3} + x)' = - 3{x^2} + 1\)
Phương trình tiếp tuyến của đồ thị \(y = f(x) = - {x^3} + x\) tại điểm \(M( - 2;6).\)
\(y = f'( - 2)(x + 2) + 6\,\,hay\,\,y = - 11(x + 2) + 6 = - 11x - 16\)
Đáp án C.
Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 3} \frac{{\sqrt {x + 1} - 2}}{{9 - {x^2}}}\) bằng
Đáp án : A
Nhận biết dạng vô định \(\frac{0}{0}\): Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{f(x)}}{{g(x)}}\)trong đó \(f(x{}_0) = g({x_0}) = 0\)
Khử dạng vô định \(\frac{0}{0}\): Phân tích tử thức và mẫu thức sao cho xuất hiện nhân tử chung \((x - {x_0})\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 3} \frac{{\sqrt {x + 1} - 2}}{{9 - {x^2}}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 3} \frac{{x - 3}}{{(\sqrt {x + 1} + 2)(9 - {x^2})}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 3} \frac{{ - 1}}{{(\sqrt {x + 1} + 2)(3 + x)}} = \frac{{ - 1}}{{24}}\)
Đáp án A.
Cho \(u = u\left( x \right),v = v\left( x \right),v\left( x \right) \ne 0\); với k là hằng số. Hãy chọn khẳng định sai?
Đáp án : A
Áp dụng công thức tính đạo hàm
\({\left( {\frac{1}{v}} \right)^\prime } = - \frac{{v'}}{{{v^2}}}\)
\(\left( {u + v} \right)' = u' + v'\)
\({\left( {k.u} \right)^\prime } = k.u'\)
\(\left( {u.v} \right)' = u'.v + u.v'\)
Đáp án A.
Đạo hàm của hàm số \(y = \frac{{2x - 1}}{{1 - x}}\) là
Đáp án : B
Sử dụng công thức tính đạo hàm của hàm phân thức: \(y' = \left( {\frac{{ax + b}}{{cx + d}}} \right)' = \frac{{ad - bc}}{{{{\left( {cx + d} \right)}^2}}}\)
\(y' = \left( {\frac{{2x - 1}}{{1 - x}}} \right)' = \left( {\frac{{2x - 1}}{{ - x + 1}}} \right)' = \frac{{2.1 - ( - 1).( - 1)}}{{{{( - x + 1)}^2}}} = \frac{1}{{{{( - x + 1)}^2}}}\)
Đáp án B.
Cho hàm số: \(f(x) = \left\{ \begin{array}{l}\frac{{{x^2} - 1}}{{x - 1}}\quad khi\;x \ne 1\\m\quad \quad \quad khi\;x = 1\end{array} \right.\) . Để f(x) liên tục tại điểm \({x_0} = 1\)thì m bằng:
Đáp án : C
Bước 1: Tính f(x0) = f2(x0).
Bước 2: Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} {f_1}(x) = L\)
Bước 3: Nếu f2(x0) = L thì hàm số f(x) liên tục tại x0.
Nếu f2(x0) ≠ L thì hàm số f(x) không liên tục tại x0.
(Đối với bài toán tìm tham số m để hàm số liên tục tại x0, ta thay bước 3 thành: Giải phương trình L = f2(x0), tìm m)
Hàm số đã cho xác định trên R
Ta có:
\(\begin{array}{l}f(1) = m\\\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{{x^2} - 1}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{(x - 1)(x + 1)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} (x + 1) = 2\end{array}\)
Ta thấy \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f(x) = f(1)\)
Nên m = 2
Vậy khi m = 2 thì hàm số liên tục tại \({x_0} = 1\)
Đáp án C.
Tìm đạo hàm của hàm số sau\(y = {x^4} - 3{x^2} + 2x - 1\)
Đáp án : D
Sử dụng công thức tính đạo hàm của hàm hợp
\(y' = \left( {{x^4} - 3{x^2} + 2x - 1} \right)' = 4{x^3} - 6x + 2\)
Đáp án D.
Cho hàm số \(f(x) = \frac{{a{x^2} + 4x + 3}}{{3x - 2a{x^2}}},(a \in R,a \ne 0)\). Khi đó \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f(x)\) bằng
Đáp án : A
Nhận dạng: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } \frac{{f(x)}}{{g(x)}} = \)\(\frac{\infty }{\infty }\) với \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } f(x) = \pm \infty ,\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } g(x) = \pm \infty \)
TH1: Nếu f(x) , g(x) là các đa thức thì chia cả tử và mẫu cho lũy thừa cao nhất của x.
TH2: Nếu f(x) , g(x) chứa căn thì có thể chia cả tử và mẫu cho lũy thừa cao nhất của x hoặc nhân lượng liên hợp
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{{a{x^2} + 4x + 3}}{{3x - 2a{x^2}}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{{{x^2}(a + \frac{4}{x} + \frac{3}{{{x^2}}})}}{{{x^2}(\frac{3}{x} - 2a)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{{a + \frac{4}{x} + \frac{3}{{{x^2}}}}}{{\frac{3}{x} - 2a}} = \frac{a}{{ - 2a}} = - \frac{1}{2}\)
Đáp án A.
Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy ABC là tam giác vuông tại B và SA vuông góc mặt đáy \(\left( {ABC} \right)\), \(SB = 2a\), \(AB = a\)( tham khảo hình vẽ). Tính góc giữa SB và \(mp\left( {ABC} \right)\)
Đáp án : B
Bước 1: Tìm giao điểm O của đường thẳng a và \(\left( \alpha \right)\)
Bước 2: Xác định hình chiếu A’ của một điểm \(A \in \left( \alpha \right)\)xuống \(\left( \alpha \right)\)
Bước 3: Suy ra: \((a;\left( \alpha \right)) = (a;a') = \widehat {AOA'}\)
Do \(SA \bot (ABC)\) nên A là hình chiếu của S lên (ABC)
Ta có: \((SB,(ABC)) = (SB,AB) = \widehat {SBA}\)
Xét \(\Delta SAB:c{\rm{os}}\widehat {SBA} = \frac{{AB}}{{SB}} = \frac{a}{{2a}} = \frac{1}{2}\)
Suy ra: \(\widehat {SBA} = {60^0}\)
Đáp án B.
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, cạnh bên SA vuông góc với đáy. Khẳng định nào sau đây đúng?
Đáp án : B
Sử dụng định lý đường thẳng vuông góc với mặt phẳng và hai mặt phẳng vuông góc với nhau
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}CD \bot AD\\CD \bot SA\,(do\,\,SA \bot (ABC{\rm{D}}))\\AD,SA \subset (SAD)\\AD \cap SA\end{array} \right. \Rightarrow CD \bot (SAD)\)
Mặt khác:
\(CD \subset (SCD) \Rightarrow (SCD) \bot (SAD)\)
Đáp án B.
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O và SA = SC, SB = SD. Khẳng định nào sau đây đúng ?
\(AC \bot (SBD)\)
\(AB \bot (SAD)\)
\(AC \bot (SBD)\)
\(SO \bot (ABCD)\)
Đáp án : C
Sử dụng định lý đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}AC \bot BD\\AC \bot SO\\BD,SO \subset (SBD)\\BD \cap SO\end{array} \right. \Rightarrow AC \bot (SBD)\)
Đáp án C.
Với hàm số \(g\left( x \right) = \frac{{\left( {2x + 1} \right){{\left( {2 - 3x} \right)}^2}}}{{x - 1}}\); g'(2) bằng
Đáp án : B
Sử dụng phương tính đạo hàm của hàm hợp.
\(g'\left( x \right) = \frac{{\left[ {\left( {2x + 1} \right){{\left( {2 - 3x} \right)}^2}} \right]'(x - 1) - \left( {2x + 1} \right){{\left( {2 - 3x} \right)}^2}.(x - 1)'}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}} \)
\(= \frac{{\left[ {2{{\left( {2 - 3x} \right)}^2} + (2x + 1).2\left( {2 - 3x} \right).( - 3)} \right] + \left( {2x + 1} \right){{\left( {2 - 3x} \right)}^2}}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}\)
\( = \frac{{3x(3x - 2)(4x - 5)}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}\)
\( \Rightarrow g'\left( 2 \right) = \frac{{3x(3x - 2)(4x - 5)}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}} = 72\).
Trong một chiếc hộp có 20 viên bi, trong đó có 8 viên bi màu đỏ, 7 viên bi màu xanh và 5 viên bi màu vàng. Lấy ngẫu nhiên ra 3 viên bi
a) Xác suất để 3 viên bi lấy ra đều màu đỏ là \(\frac{{14}}{{285}}\)
b) Xác suất để 3 viên bi lấy ra có không quá hai màu là \(\frac{{43}}{{57}}\)
c) Xác suất để 3 viên bi lấy ra đều có màu vàng là \(\frac{1}{7}\)
d) Xác suất để 3 viên bi lấy ra có đủ cả ba màu là \(\frac{{14}}{{57}}\)
a) Xác suất để 3 viên bi lấy ra đều màu đỏ là \(\frac{{14}}{{285}}\)
b) Xác suất để 3 viên bi lấy ra có không quá hai màu là \(\frac{{43}}{{57}}\)
c) Xác suất để 3 viên bi lấy ra đều có màu vàng là \(\frac{1}{7}\)
d) Xác suất để 3 viên bi lấy ra có đủ cả ba màu là \(\frac{{14}}{{57}}\)
Sử dụng các quy tắc đếm để xác định số phần tử của không gian mẫu và biến cố
Không gian mẫu: \((\Omega ) = C_{20}^3 = 1140\)
a) Gọi A là biến cố: “3 viên bi lấy ra đều màu đỏ”; \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{{C_8^3}}{{C_{20}^3}} = \frac{{56}}{{1140}} = \frac{{14}}{{285}}\)
b) B là biến cố: “3 viên bi lấy ra có không quá hai màu”
TH1: Số cách lấy ra 3 viên bi lấy ra chỉ có một màu: \(C_8^3 + C_7^3 + C_5^3 = 101\)
TH2: Số cách lấy ra 3 viên bi lấy ra chỉ có đúng hai màu: \(\left[ {C_{15}^3 - \left( {C_8^3 + C_7^3} \right)} \right] + \left[ {C_{13}^3 - \left( {C_8^3 + C_5^3} \right)} \right] + \left[ {C_{12}^3 - \left( {C_5^3 + C_7^3} \right)} \right] = 759\)
Nên: \(P(B) = \frac{{n(B)}}{{n(\Omega )}} = \frac{{101 + 759}}{{1140}} = \frac{{43}}{{57}}\)
c) C là biến cố: “3 viên bi lấy ra đều có màu vàng”; \(P(C) = \frac{{n(C)}}{{n(\Omega )}} = \frac{{C_5^3}}{{C_{20}^3}} = \frac{{10}}{{1140}} = \frac{1}{{114}}\)
d) D là biến cố: “3 viên bi lấy ra có đủ cả ba màu”: \(P(D) = \frac{{n(D)}}{{n(\Omega )}} = \frac{{C_8^1.C_7^1.C_5^1}}{{C_{20}^3}} = \frac{{280}}{{1140}} = \frac{{14}}{{57}}\)
Cho hàm số có đồ thị (C): \(y = f(x) = \frac{{x - 2}}{{x - 1}}\)
a) Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M có tung độ bằng 4 là : \(y = 9x - 2\)
b) Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M là giao của đồ thị hàm số với trục hoành là\(y = x + 2\)
c) Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M là giao của đồ thị hàm số với trục tung là:\(y = x + 2\)
d) Phương trình tiếp tuyến của (C) biết tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng \((d):y = - x + 1\) là \(y = - \frac{2}{5}x + 1\)
a) Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M có tung độ bằng 4 là : \(y = 9x - 2\)
b) Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M là giao của đồ thị hàm số với trục hoành là\(y = x + 2\)
c) Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M là giao của đồ thị hàm số với trục tung là:\(y = x + 2\)
d) Phương trình tiếp tuyến của (C) biết tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng \((d):y = - x + 1\) là \(y = - \frac{2}{5}x + 1\)
Bước 1: Gọi M(x0; f(x0)) là tọa độ tiếp điểm của tiếp tuyến của (C) thì f'(x0) = k
Bước 2: Giải phương trình f'(x0) = k với ẩn là x0.
Bước 3:Phương trình tiếp tuyến của (C) có dạng y = k(x – x0) + f(x0)
\(y' = f'(x) = \left( {\frac{{x - 2}}{{x - 1}}} \right)' = \frac{1}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}\)
a) Gọi \(M({x_0};{y_0})\) là tiếp điểm. M có tung độ bằng 4 nên \(M(\frac{2}{3};4)\)
Gọi k là hệ số góc của tiếp tuyển tại M nên \(k = f'\left( {\frac{2}{3}} \right) = 9\)
Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm \(M(\frac{2}{3};4)\) là \(y = 9(x - \frac{2}{3}) + 4\,\,hay\,\,y = 9x - 2\)
b) Gọi \(M({x_0};{y_0})\) là tiếp điểm. M là giao của đồ thị với trục hoành nên \(M(2;0)\)
Gọi k là hệ số góc của tiếp tuyến tại M nên \(k = f'\left( 2 \right) = 1\)
Phương trình tiếp tuyến của (C) (C) tại điểm \(M(2;0)\) là \(\,y = x - 2\)
c) Gọi \(M({x_0};{y_0})\) là tiếp điểm.
M là giao điểm của đồ thị với trục tung nên \(M(0;2)\)
Gọi k là hệ số góc của tiếp tuyến tại M. Khi đó \(k = f'\left( 0 \right) = 1\)
Phương trình tiếp tuyến tại M là: \(\,y = (x - 0) + 2\,\,hay\,\,y = x + 2\)
d) Gọi k là hệ số góc của tiếp tuyến của đồ thị (C)
Do tiếp tuyến vuông góc với \((d):y = - x + 1\) nên \( - 1.k = - 1 \Leftrightarrow k = 1\)
Gọi \(M({x_0},{y_0}) \in (C)\)mà tiếp tuyến của (C) tại M có hệ số góc k = 1
\(f'({x_0}) = 1 \Rightarrow \frac{1}{{{{(x - 1)}^2}}} = 1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{x_0} = 2\\{x_0} = 0\end{array} \right.\)
* Với \({x_0} = 2\) ta có \({y_0} = f(2) = 0 \Rightarrow {M_1}(2;0) \in (C)\)
Phương trình tiếp tuyến của (C) tại \({M_1}(2;0)\)) là \(y = x - 2\)
* Với \({x_0} = 0\) ta có \({y_0} = f(0) = 2 \Rightarrow {M_2}(0;2) \in (C)\)
Phương trình tiếp tuyến của (C) tại \({M_2}(0;2)\) là \(\,y = x + 2\)
Cho hình chóp S.ABC có SA ⊥ (ABC), SA = h. Gọi M, N, P tương ứng là trung điểm của SA, SB, SC.
a) \(d((MNP),(ABC)) = h\)
b) \(d(NP,(ABC)) = \frac{h}{2}\)
c) \(d(A,(SBC)) = \frac{{ah}}{{\sqrt {{a^2} + {h^2}} }}\)
d) \((MNP)//(ABC)\)
a) \(d((MNP),(ABC)) = h\)
b) \(d(NP,(ABC)) = \frac{h}{2}\)
c) \(d(A,(SBC)) = \frac{{ah}}{{\sqrt {{a^2} + {h^2}} }}\)
d) \((MNP)//(ABC)\)
Sử dụng phương pháp tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng và khoảng cách từ đường thẳng đến mặt phẳng
a) Xét tam giác SAB có M là trung điểm của SA, N là trung điểm của SB nên MN là đường trung bình của tam giác SAB. Suy ra \(MN//AB\),do đó \(MN//(ABC)\)
Xét tam giác SBC có N là trung điểm của SB, P là trung điểm của SC nên PN là đường trung bình của tam giác SBC. Suy ra \(PN//BC\),do đó \(PN//(ABC)\)
Khi đó, \(d((MNP),(ABC)) = d(M,(ABC))\)
Vì \(SA \bot (ABC)\) nên \(MA \bot (ABC)\). Do đó \(d(M,(ABC)) = MA\)
Vì M là trung điểm SA nên \(AM = \frac{{SA}}{2} = \frac{h}{2}\)
Do đó \(d((MNP),(ABC)) = \frac{h}{2}\)
b) Vì \(PN//(ABC)\) nên \(d(NP,(ABC)) = d(N,(ABC))\)
Vì \(MN//(ABC)\) nên \(d(N,(ABC)) = d(M,(ABC)) = MA = \frac{h}{2}\)
Vậy \(d(N,(ABC)) = \frac{h}{2}\)
c) Vì tam giác ABC là tam giác vuông tại B nên \(BC \bot AB\)
Vì \(SA \bot (ABC)\) nên \(SA \bot BC\)mà \(BC \bot AB\) nên \(BC \bot (SAB)\), suy ra \((SBC) \bot (SAB)\)
Kẻ \(AH \bot SB\) tại H
Vì \(\left\{ \begin{array}{l}(SBC) \bot (SAB)\\(SBC) \cap (SAB) = SB\\AH \subset (SAB)\\AH \bot SB\end{array} \right. \Rightarrow AH \bot (SBC)\)
Khi đó \(d(A,(SBC)) = AH\)\(\)
Vì \(SA \bot (SBC)\) nên \(SA \bot AB\)
Xét tam giác SAB vuông tại A, AH là đường cao, có:
\(\frac{1}{{A{H^2}}} = \frac{1}{{S{A^2}}} + \frac{1}{{A{B^2}}} = \frac{1}{{{h^2}}} + \frac{1}{{{a^2}}} = \frac{{{a^2} + {h^2}}}{{{a^2}{h^2}}} \Rightarrow AH = \frac{{ah}}{{\sqrt {{a^2} + {h^2}} }}\)
Vậy \(d(A,(SBC)) = \frac{{ah}}{{\sqrt {{a^2} + {h^2}} }}\)
d)\(MN//(ABC)\) mà \(MN \subset (MNP) \Rightarrow (MNP)//(ABC)\)
Cho hàm số \(y = \sin x\)
a) Đạo hàm của hàm số là \(y' = - cosx\)
b) Biểu thức \(y'(\frac{\pi }{2}) = 0\)
c) Biểu thức \(y''(\frac{\pi }{2}) = 0\)
d) Biểu thức \({y^{(2024)}} = \sin (x + 1012\pi )\)
a) Đạo hàm của hàm số là \(y' = - cosx\)
b) Biểu thức \(y'(\frac{\pi }{2}) = 0\)
c) Biểu thức \(y''(\frac{\pi }{2}) = 0\)
d) Biểu thức \({y^{(2024)}} = \sin (x + 1012\pi )\)
Sử dụng công thức tính đạo hàm của hàm số lượng giác
a) \(y' = (\sin x)' = cosx\)
b) \(y'(\frac{\pi }{2}) = \cos \frac{\pi }{2} = 0\)
c) \(\begin{array}{l}y'' = \left( {cosx} \right)' = - \sin x\\y''\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = - 1\end{array}\)
d) \(\begin{array}{l}{y^{(n)}} = \sin (x + n\frac{\pi }{2})\\{y^{(2024)}} = \sin (x + 1012\pi )\end{array}\)
Tính giới hạn: \(\mathop {lim}\limits_{x \to 2} \frac{{\sqrt {4x + 1} - 3}}{{x - 2}}\).
Sử dụng phương pháp nhân liên hợp và phân tích thành nhân tử.
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{\sqrt {4x + 1} - 3}}{{x - 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{\left( {\sqrt {4x + 1} - 3} \right)\left( {\sqrt {4x + 1} + 3} \right)}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {\sqrt {4x + 1} + 3} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{(4x + 1) - 9}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {\sqrt {4x + 1} + 3} \right)}}\)
\( = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{4x - 8}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {\sqrt {4x + 1} + 3} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{4(x - 2)}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {\sqrt {4x + 1} + 3} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{4}{{\sqrt {4x + 1} + 3}} = \frac{4}{{\sqrt {4.2 + 1} + 3}} = \frac{2}{3}\).
Cho hàm số: \(y = {\left( {{x^4} - 1} \right)^4}\). Tính \(y'(1)\)
Sử dụng công thức tính đạo hàm của hàm hợp
\(\begin{array}{l}y' = \left[ {{{\left( {{x^4} - 1} \right)}^4}} \right]' = 4.{\left( {{x^4} - 1} \right)^3}.4{x^3} = 16{x^3}{\left( {{x^4} - 1} \right)^3}\\y'(1) = 0\end{array}\)
Tìm m để hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{x - 1}}\,\,\,\;khi\,\,x \ne 1\\1 - mx\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x = 1\end{array} \right.\)liên tục tại điểm\({x_0} = 1\)
Bước 1:Tính \(f({x_0}) = {f_2}({x_0})\)
Bước 2: Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} {f_1}(x) = L\)
Bước 3: Nếu \({f_2}({x_0}) = L\) thì hàm số f(x) liên tục tại \({x_0}\)
Nếu \({f_2}({x_0}) \ne L\)thì hàm số f(x) không liên tục tại \({x_0}\).
(Đối với bài toán tìm tham số m để hàm số liên tục tại x0, ta thay bước 3 thành: Giải phương trình L = f2(x0), tìm m)
Hàm số đã cho xác định trên R
Ta có: \(f(1) = 1 - m\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{(x - 1)(x - 2)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} (x - 2) = - 1\)
Để hàm số liên tục tại x = 1 khi \(f(1) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{x - 1}} \Leftrightarrow 1 - m = - 1 \Leftrightarrow m = 2\)
Cho hình chóp S.ABCD đáy là hình vuông cạnh a , cạnh bên SA \( \bot \)(ABCD) và
SA = a\(\sqrt 2 \). Tính tan của góc giữa hai mp (SBC) và (ABCD).
Sử dụng phương pháp tính góc giữa hai mặt phẳng
\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}BC \bot AB\,\\BC \bot SA\,\,(Do\,\,SA \bot (ABCD))\\AB,SA \subset (SAB)\\AB \cap SA\end{array} \right. \Rightarrow BC \bot (SAB)\\ \Rightarrow BC \bot SB\end{array}\)\(SA \bot (ABCD) \Rightarrow SA \bot AB\)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}(SBC) \cap (ABCD) = BC\\SB \subset (SBC),SB \bot BC\\AB \subset (ABCD),AB \bot BC\end{array} \right. \Rightarrow \left( {(SBC),(ABCD)} \right) = (SB,AB)\)
Do \(SA \bot (ABCD) \Rightarrow SA \bot AB\). Xét tam giác SAB vuông tại A có:
\(\tan (SB,AB) = \tan \widehat {SBA} = \frac{{SA}}{{AB}} = \frac{{a\sqrt 2 }}{a} = \sqrt 2 \)
Cho hàm số \(y = \frac{{2x - 1}}{{x + 1}}\). Tìm tọa độ điểm M thuộc đồ thị sao cho khoảng cách từ điểm \(I( - 1;2)\)tới tiếp tuyến của đồ thị tại M là lớn nhất.
Lập biểu thức tính khoảng cách từ điểm \(I( - 1;2)\) tới tiếp tuyển của đồ thị
Sử dụng BĐT Cauchy để tìm giá trị lớn nhất của biểu thức
Giả sử \(M({x_0};2 - \frac{3}{{{x_0} + 1}}) \in (C)\). PTTT của (C) tại M là:
\(y = \frac{3}{{{{({x_0} + 1)}^2}}}(x - {x_0}) + 2 - \frac{3}{{{x_0} + 1}}\,\,\,(\Delta )\)
Hay \(\begin{array}{l}(\Delta ):\,\,\,\frac{3}{{{{({x_0} + 1)}^2}}}x - y + \left[ {\frac{{3{x_0}}}{{{{({x_0} + 1)}^2}}} + 2 - \frac{3}{{{x_0} + 1}}} \right] = 0\,\,\,\\(\Delta ):\,\frac{3}{{{{({x_0} + 1)}^2}}}x - y + 2 - \frac{3}{{{{({x_0} + 1)}^2}}} = 0\\d(I,\Delta ) = \frac{{|\frac{3}{{{{({x_0} + 1)}^2}}}{x_0} - (2 - \frac{3}{{{x_0} + 1}}) + 2 - \frac{3}{{{{({x_0} + 1)}^2}}}|}}{{\sqrt {\frac{9}{{{{({x_0} + 1)}^4}}} + 1} }} = \frac{{6|{x_0} + 1|}}{{\sqrt {9 + {{({x_0} + 1)}^4}} }} = \frac{6}{{\sqrt {\frac{9}{{{{({x_0} + 1)}^2}}} + {{({x_0} + 1)}^2}} }}\end{array}\)
Áp dụng BĐT Cauchy: \(\frac{9}{{{{({x_0} + 1)}^2}}} + {({x_0} + 1)^2} \ge 2\sqrt 9 = 6 \Rightarrow d \le \sqrt 6 \)
Dấu “=” xảy ra khi \(\frac{9}{{{{({x_0} + 1)}^2}}} = {({x_0} + 1)^2} \Leftrightarrow {x_0} = - 1 \pm \sqrt 3 \)
Vậy có hai điểm cần tìm là \(M( - 1 + \sqrt 3 ;2 - \sqrt 3 )\) hoặc \(M( - 1 - \sqrt 3 ;2 + \sqrt 3 )\)
Với mức tiêu thụ thức ăn cho cá hàng ngày của hộ gia đình A không đổi như dự định thì lượng thức ăn dự trữ sẽ hết sau 50 ngày. Nhưng trên thực tế, mức tiêu thụ thức ăn tăng thêm 3% từ ngày đầu tiên và cứ tiếp tục như vậy, ngày sau tăng thêm 3% so với ngày kề trước đó. Hỏi thực tế, lượng thức ăn dự trữ đó sẽ hết sau bao nhiêu ngày? (làm tròn đến hàng đơn vị).
Lượng thức ăn mà trang trại ăn hết ở ngày thứ k là: \(M{(1 + r\% )^{k - 1}},k \in N*\)
Trong đó:
M: là lượng thứ ăn trang trại ăn hết trong mỗi ngày
r (%): là % mức tiêu thụ thức ăn tăng thêm mỗi ngày
Theo dự định, mỗi ngày, trang trại ăn hết: \(1:50 = \frac{1}{{50}}\)(lượng thức ăn)
Lượng thức ăn mà trang trại ăn hết ở ngày thứ k là: \(\frac{1}{{50}}{(1 + 3\% )^{k - 1}},k \in N*\)
Xác định số tự nhiên n nhỏ nhât để:
\(\begin{array}{l}\frac{1}{{50}} + \frac{1}{{50}}(1 + 3\% ) + \frac{1}{{50}}{(1 + 3\% )^2} + ... + \frac{1}{{50}}{(1 + 3\% )^{n - 1}} \ge 1\\ \Leftrightarrow \frac{1}{{50}}(1 + 1,03 + 1,{03^2} + ... + 1,{03^{n - 1}}) \ge 1\\ \Leftrightarrow \frac{1}{{50}}.\frac{{1,{{03}^{n - 1}} - 1}}{{1,03 - 1}} \ge 1 \Leftrightarrow 1,{03^{n - 1}} - 1 \ge 1,5 \Leftrightarrow 1,{03^{n - 1}} \ge 2,5 \Leftrightarrow n - 1 \ge {\log _{1,03}}2,5 \Leftrightarrow n \ge 31,99 \Rightarrow {n_{Min}} = 32\end{array}\)
Đề thi học kì 2 Toán 11 - Đề số 2 là một bài kiểm tra quan trọng đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và kỹ năng của học sinh sau một học kỳ học tập. Đề thi thường bao gồm các chủ đề chính như hàm số, đạo hàm, tích phân, hình học không gian và hình học giải tích. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi này là rất cần thiết để đạt được kết quả tốt nhất.
Thông thường, đề thi học kì 2 Toán 11 - Đề số 2 có cấu trúc gồm hai phần chính:
Để giải tốt đề thi học kì 2 Toán 11 - Đề số 2, học sinh cần:
Việc luyện thi với Đề thi học kì 2 Toán 11 - Đề số 2 mang lại nhiều lợi ích cho học sinh:
Đề thi học kì 2 Toán 11 - Đề số 2 là một tài liệu ôn tập quan trọng và hữu ích cho học sinh lớp 11. Việc luyện thi kỹ lưỡng với đề thi này sẽ giúp học sinh đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi học kì. Chúc các em học sinh ôn tập tốt và đạt được thành công!