1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6

Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6

Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6: Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi

montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6, một công cụ hữu ích giúp học sinh ôn luyện và đánh giá năng lực bản thân trước kỳ thi quan trọng. Đề thi được biên soạn bám sát chương trình học, đảm bảo tính chính xác và phù hợp với trình độ của học sinh.

Với cấu trúc đề thi đa dạng, bao gồm các dạng bài tập khác nhau, học sinh sẽ có cơ hội rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Trong cách viết sau, cách viết nào cho ta phân số?

    • A.
      \(\frac{{0,25}}{{ - 3}}\).
    • B.
      \(\frac{5}{0}\).
    • C.
      \(\frac{{25}}{{ - 3}}\).
    • D.
      \(\frac{5}{{4,3}}\).
    Câu 2 :

    Số đối của phân số \(\frac{5}{{ - 3}}\) là:

    • A.
      \(\frac{5}{3}\).
    • B.
      \(\frac{{ - 5}}{3}\).
    • C.
      \(\frac{3}{{ - 5}}\).
    • D.
      \(\frac{3}{5}\).
    Câu 3 :

    Phân số \(\frac{{ - 6}}{{15}}\) bằng:

    • A.
      \(\frac{2}{5}\).
    • B.
      \(\frac{{ - 2}}{5}\).
    • C.
      \(\frac{{ - 2}}{{15}}\).
    • D.
      \(\frac{{ - 6}}{5}\).
    Câu 4 :

    Chọn kết quả đúng:

    • A.
      \(\frac{3}{{10}}\) < \(\frac{3}{7}\).
    • B.
      \(\frac{3}{{10}}\) > \(\frac{3}{7}\).
    • C.
      \(\frac{8}{{15}}\) > \(\frac{3}{5}\).
    • D.
      \(\frac{{ - 8}}{{10}}\) > \(\frac{3}{{74}}\).
    Câu 5 :

    Mỗi đồng xu có 2 mặt (mặt S và mặt N). Tung đồng xu một lần. Mặt xuất hiện của đồng xu là?

    • A.
      Mặt S.
    • B.
      Mặt S hoặc mặt N.
    • C.
      Mặt N.
    • D.
      Không xuất hiện mặt nào.
    Câu 6 :

    Nếu tung đồng xu 5 lần liên tiếp, có 3 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng bao nhiêu?

    • A.
      \(\frac{3}{5}\).
    • B.
      \(\frac{2}{5}\).
    • C.
      \(\frac{5}{3}\).
    • D.
      \(\frac{5}{2}\).
    Câu 7 :

    Biểu đồ tranh dưới đây cho biết số quyển vở của cửa hàng sách - thiết bị trong tuần (cửa hàng nghỉ bán thứ bảy và chủ nhật).

    Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6 0 1

    Ngày bán được nhiều quyển vở nhất là?

    • A.
      Thứ năm.
    • B.
      Thứ sáu.
    • C.
      Thứ hai.
    • D.
      Thứ tư.
    Câu 8 :

    Một hộp có 7 quả bóng có 1 quả bóng xanh lá cây, 1 quả bóng đỏ, 1 quả bóng vàng, 1 quả màu tím, 1 quả màu nâu, 1 quả màu hồng, 1 quả màu xanh da trời, các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Mỗi lần bạn Hà lấy ngẫu nhiên một quả bóng ra và ghi lại màu của quả bóng lấy ra và bỏ lại quả bóng đó vào trong hộp. Nếu Hà lấy 25 lần liên tiếp có 5 lần xuất hiện màu tím thì xác suất thực nghiệm xuất hiện màu tím bằng bao nhiêu?

    • A.
      \(\frac{1}{5}\).
    • B.
      \(\frac{5}{{20}}\).
    • C.
      \(\frac{1}{4}\).
    • D.
      \(\frac{{10}}{{25}}\).
    Câu 9 :

    Cho hình 1, chọn khẳng định đúng:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6 0 2

    • A.
      A \( \in \) m.
    • B.
      B \( \in \) m, C \( \in \) m.
    • C.
      A \( \in \) m, C \( \in \) m.
    • D.
      B \( \in \) m, A \( \in \) m.
    Câu 10 :

    Chọn câu đúng 

    • A.
      Nếu ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó không thẳng hàng.
    • B.
      Nếu ba điểm không cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng.
    • C.
      Nếu ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng.
    • D.
      Cả ba đáp án trên đều sai.
    Câu 11 :

    Cho hình vẽ bên. Hình biểu diễn điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB là:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6 0 3

    • A.
      Hình 3.
    • B.
      Hình 2 và Hình 3.
    • C.
      Hình 1 và Hình 4.
    • D.
      Hình 1 và Hình 3.
    Câu 12 :

    Trong hình vẽ. Chọn khẳng định đúng

    Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6 0 4

    • A.
      Trong hình có 2 đoạn thẳng.
    • B.
      Trong hình có 1 đoạn thẳng.
    • C.
      Trong hình có 4 đoạn thẳng.
    • D.
      Trong hình có 3 đoạn thẳng.
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    1. Sắp xếp dãy phân số \(\frac{1}{2};\frac{1}{4};\frac{1}{6};\;\frac{1}{5}\;\) theo thứ tự từ tăng dần.

    2. Tìm x, biết:

    a) \(x - \frac{3}{4} = \frac{{ - 2}}{3}\)

    b) \(\frac{{ - 3}}{4}:x + 1 = \frac{{ - 2}}{3}\)

    c) \(\frac{{x - 3}}{{12}} = \frac{{ - 5}}{4}\)

    Câu 2 :

    Thực hiện phép tính (Tính hợp lí nếu có thể)

    a) \(\frac{{10}}{{11}} + \frac{3}{{11}}:3 - \frac{1}{7}\)

    b) \(\frac{{ - 3}}{7} + \frac{5}{{13}} + \frac{3}{7}\)

    c) \(\frac{5}{3} \cdot \frac{7}{{25}} + \frac{5}{3} \cdot \frac{{21}}{{25}} - \frac{5}{3} \cdot \frac{7}{{25}}\)

    Câu 3 :

    Biểu đồ cột kép dưới đây biểu diễn số học sinh giỏi hai môn Toán và Ngữ văn của các lớp 6A, 6B, 6C, 6D và 6E

    Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6 0 5

    a) Số học sinh giỏi Toán của lớp nào nhiều nhất? lớp nào ít nhất?

    b) Số học sinh giỏi Ngữ văn của lớp nào nhiều nhất? lớp nào ít nhất?

    Câu 4 :

    1. Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi sau:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6 0 6

    a) Kể tên các điểm thuộc đường thẳng a;

    b) Điểm nào thuộc cả hai đường thẳng a và b.

    2. Vẽ đoạn thẳng AB = 7cm. C là điểm nằm giữa A và B, AC = 3cm. M là trung điểm của BC. Tính BM.

    Câu 5 :

    So sánh hai phân số sau \({\rm{A}} = \frac{{{{10}^{2022}} + 1}}{{{{10}^{2023}} + 1}};{\rm{B}} = \frac{{{{10}^{2021}} + 1}}{{{{10}^{2022}} + 1}}\).

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Trong cách viết sau, cách viết nào cho ta phân số?

      • A.
        \(\frac{{0,25}}{{ - 3}}\).
      • B.
        \(\frac{5}{0}\).
      • C.
        \(\frac{{25}}{{ - 3}}\).
      • D.
        \(\frac{5}{{4,3}}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào khái niệm về phân số.

      Lời giải chi tiết :

      \(\frac{{0,25}}{{ - 3}}\) không phải phân số vì \(0,25 \notin \mathbb{Z}\).

      \(\frac{5}{0}\) không phải phân số vì 0 nằm ở mẫu.

      \(\frac{5}{{4,3}}\) không phải phân số vì \(4,3 \notin \mathbb{Z}\).

      \(\frac{{25}}{{ - 3}}\) là phân số vì \(25; - 3 \in \mathbb{Z}; - 3 \ne 0\).

      Đáp án C.

      Câu 2 :

      Số đối của phân số \(\frac{5}{{ - 3}}\) là:

      • A.
        \(\frac{5}{3}\).
      • B.
        \(\frac{{ - 5}}{3}\).
      • C.
        \(\frac{3}{{ - 5}}\).
      • D.
        \(\frac{3}{5}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Số đối của phân số \(\frac{a}{b}\) là phân số \( - \frac{a}{b}\).

      Lời giải chi tiết :

      Số đối của phân số \(\frac{5}{{ - 3}}\) là\(\frac{5}{3}\).

      Đáp án A.

      Câu 3 :

      Phân số \(\frac{{ - 6}}{{15}}\) bằng:

      • A.
        \(\frac{2}{5}\).
      • B.
        \(\frac{{ - 2}}{5}\).
      • C.
        \(\frac{{ - 2}}{{15}}\).
      • D.
        \(\frac{{ - 6}}{5}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc rút gọn phân số.

      Bước 1: Tìm ƯCLN của tử và mẫu sau khi đã bỏ dấu – (nếu có)

      Bước 2: Chia cả tử và mẫu cho ước chung lớn nhất vừa tìm được, ta có phân số tối giản cần tìm

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\frac{{ - 6}}{{15}} = \frac{{ - 6:3}}{{15:3}} = \frac{{ - 2}}{5}\).

      Đáp án B.

      Câu 4 :

      Chọn kết quả đúng:

      • A.
        \(\frac{3}{{10}}\) < \(\frac{3}{7}\).
      • B.
        \(\frac{3}{{10}}\) > \(\frac{3}{7}\).
      • C.
        \(\frac{8}{{15}}\) > \(\frac{3}{5}\).
      • D.
        \(\frac{{ - 8}}{{10}}\) > \(\frac{3}{{74}}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào quy tắc so sánh phân số

      Lời giải chi tiết :

      So sánh \(\frac{3}{{10}}\) với \(\frac{3}{7}\): \(\frac{3}{{10}} = \frac{{3.7}}{{10.7}} = \frac{{21}}{{70}}\); \(\frac{3}{7} = \frac{{3.10}}{{7.10}} = \frac{{30}}{{70}}\). Vì \(21 < 30\) nên \(\frac{{21}}{{70}} < \frac{{30}}{{70}}\). Do đó \(\frac{3}{{10}} < \frac{3}{7}\).

      Nên A đúng, B sai.

      \(\frac{8}{{15}} < \frac{9}{{15}} = \frac{3}{5}\) nên C sai.

      \(\frac{{ - 8}}{{10}} < 0 < \frac{3}{{74}}\) nên D sai.

      Đáp án A.

      Câu 5 :

      Mỗi đồng xu có 2 mặt (mặt S và mặt N). Tung đồng xu một lần. Mặt xuất hiện của đồng xu là?

      • A.
        Mặt S.
      • B.
        Mặt S hoặc mặt N.
      • C.
        Mặt N.
      • D.
        Không xuất hiện mặt nào.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Khi tung đồng xu một lần có hai kết quả có thể xảy ra với mặt xuất hiện của đồng xu, đó là: mặt S; mặt N.

      Lời giải chi tiết :

      Mặt xuất hiện của đồng xu có thể là mặt S hoặc mặt N.

      Đáp án B.

      Câu 6 :

      Nếu tung đồng xu 5 lần liên tiếp, có 3 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng bao nhiêu?

      • A.
        \(\frac{3}{5}\).
      • B.
        \(\frac{2}{5}\).
      • C.
        \(\frac{5}{3}\).
      • D.
        \(\frac{5}{2}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N khi tung đồng xu nhiều lần bằng tỉ số giữa số lần mặt N xuất hiện với tổng số lần tung đồng xu.

      Lời giải chi tiết :

      Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N là: \(\frac{3}{5}\).

      Đáp án A.

      Câu 7 :

      Biểu đồ tranh dưới đây cho biết số quyển vở của cửa hàng sách - thiết bị trong tuần (cửa hàng nghỉ bán thứ bảy và chủ nhật).

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6 1 1

      Ngày bán được nhiều quyển vở nhất là?

      • A.
        Thứ năm.
      • B.
        Thứ sáu.
      • C.
        Thứ hai.
      • D.
        Thứ tư.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Quan sát biểu đồ để xác định.

      Lời giải chi tiết :

      Ngày thứ hai là ngày bán được nhiều quyển vở nhất (9.10 + 5 = 95 quyển)

      Đáp án C.

      Câu 8 :

      Một hộp có 7 quả bóng có 1 quả bóng xanh lá cây, 1 quả bóng đỏ, 1 quả bóng vàng, 1 quả màu tím, 1 quả màu nâu, 1 quả màu hồng, 1 quả màu xanh da trời, các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Mỗi lần bạn Hà lấy ngẫu nhiên một quả bóng ra và ghi lại màu của quả bóng lấy ra và bỏ lại quả bóng đó vào trong hộp. Nếu Hà lấy 25 lần liên tiếp có 5 lần xuất hiện màu tím thì xác suất thực nghiệm xuất hiện màu tím bằng bao nhiêu?

      • A.
        \(\frac{1}{5}\).
      • B.
        \(\frac{5}{{20}}\).
      • C.
        \(\frac{1}{4}\).
      • D.
        \(\frac{{10}}{{25}}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Xác suất thực nghiệm xuất hiện màu A khi lấy bóng nhiều lần bằng tỉ số giữa số lần màu A xuất hiện với tổng số lần lấy bóng.

      Lời giải chi tiết :

      Xác suất thực nghiệm xuất hiện màu tím là: \(\frac{5}{{25}} = \frac{1}{5}\).

      Đáp án A.

      Câu 9 :

      Cho hình 1, chọn khẳng định đúng:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6 1 2

      • A.
        A \( \in \) m.
      • B.
        B \( \in \) m, C \( \in \) m.
      • C.
        A \( \in \) m, C \( \in \) m.
      • D.
        B \( \in \) m, A \( \in \) m.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Quan sát hình vẽ để xác định.

      Lời giải chi tiết :

      Quan sát hình vẽ ta thấy điểm A không thuộc m, điểm B, C thuộc m nên ta có:

      \(A \notin m;b \in m;c \in m\). Vậy đáp án đúng là B.

      Đáp án B.

      Câu 10 :

      Chọn câu đúng 

      • A.
        Nếu ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó không thẳng hàng.
      • B.
        Nếu ba điểm không cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng.
      • C.
        Nếu ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng.
      • D.
        Cả ba đáp án trên đều sai.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về ba điểm thẳng hàng.

      Lời giải chi tiết :

      Nếu ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng nên C đúng.

      Đáp án C.

      Câu 11 :

      Cho hình vẽ bên. Hình biểu diễn điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB là:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6 1 3

      • A.
        Hình 3.
      • B.
        Hình 2 và Hình 3.
      • C.
        Hình 1 và Hình 4.
      • D.
        Hình 1 và Hình 3.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm giữa và cách đều hai đầu đoạn thẳng. Trung điểm của đoạn thẳng còn gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng.

      Lời giải chi tiết :

      Hình 1 và hình 3 biểu diễn điểm M là trung điểm của AB.

      Đáp án D.

      Câu 12 :

      Trong hình vẽ. Chọn khẳng định đúng

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6 1 4

      • A.
        Trong hình có 2 đoạn thẳng.
      • B.
        Trong hình có 1 đoạn thẳng.
      • C.
        Trong hình có 4 đoạn thẳng.
      • D.
        Trong hình có 3 đoạn thẳng.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về đoạn thẳng.

      Lời giải chi tiết :

      Hình vẽ có 3 đoạn thẳng, đó là: AO, OB, AB.

      Đáp án D.

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      1. Sắp xếp dãy phân số \(\frac{1}{2};\frac{1}{4};\frac{1}{6};\;\frac{1}{5}\;\) theo thứ tự từ tăng dần.

      2. Tìm x, biết:

      a) \(x - \frac{3}{4} = \frac{{ - 2}}{3}\)

      b) \(\frac{{ - 3}}{4}:x + 1 = \frac{{ - 2}}{3}\)

      c) \(\frac{{x - 3}}{{12}} = \frac{{ - 5}}{4}\)

      Phương pháp giải :

      1. Dựa vào quy tắc so sánh các phân số cùng tử số.

      2. Sử dụng quy tắc tính với số thập phân để tìm x.

      Lời giải chi tiết :

      1. Vì 2 < 4 < 5 < 6 nên \(\frac{1}{2} > \frac{1}{4} > \frac{1}{5} > \;\frac{1}{6}\)

      2. 

      a) \(x - \frac{3}{4} = \frac{{ - 2}}{3}\)

      \(\begin{array}{l}x = \frac{{ - 2}}{3} + \frac{3}{4}\\x = \frac{1}{{12}}\end{array}\)

      Vậy \(x = \frac{1}{{12}}\).

      b) \(\frac{{ - 3}}{4}:x + 1 = \frac{{ - 2}}{3}\)

      \(\begin{array}{l}\frac{{ - 3}}{4}:x = \frac{{ - 2}}{3} - 1\\\frac{{ - 3}}{4}:x = \frac{{ - 5}}{3}\\x = \frac{{ - 3}}{4}:\frac{{ - 5}}{3}\\x = \frac{9}{{20}}\end{array}\)

      Vậy \(x = \frac{9}{{20}}\).

      c) \(\frac{{x - 3}}{{12}} = \frac{{ - 5}}{4}\)

      \(\begin{array}{l}\left( {x - 3} \right).4 = - 5.12\\4\left( {x - 3} \right) = - 60\\x - 3 = - 60:4\\x - 3 = - 15\\x = - 15 + 3\\x = - 12\end{array}\)

      Vậy \(x = - 12\).

      Câu 2 :

      Thực hiện phép tính (Tính hợp lí nếu có thể)

      a) \(\frac{{10}}{{11}} + \frac{3}{{11}}:3 - \frac{1}{7}\)

      b) \(\frac{{ - 3}}{7} + \frac{5}{{13}} + \frac{3}{7}\)

      c) \(\frac{5}{3} \cdot \frac{7}{{25}} + \frac{5}{3} \cdot \frac{{21}}{{25}} - \frac{5}{3} \cdot \frac{7}{{25}}\)

      Phương pháp giải :

      Dựa vào quy tắc tính với phân số.

      Lời giải chi tiết :

      a) \(\frac{{10}}{{11}} + \frac{3}{{11}}:3 - \frac{1}{7}\)\( = \frac{{10}}{{11}} + \frac{1}{{11}} - \frac{1}{7}\)\( = \frac{{11}}{{11}} - \frac{1}{7}\)\( = 1 - \frac{1}{7}\)\( = \frac{6}{7}\)

      b) \(\frac{{ - 3}}{7} + \frac{5}{{13}} + \frac{3}{7}\)\( = \left( {\frac{{ - 3}}{7} + \frac{3}{7}} \right) + \frac{5}{{13}}\)\( = 0 + \frac{5}{{13}}\)\( = \frac{5}{{13}}\)

      c) \(\frac{5}{3} \cdot \frac{7}{{25}} + \frac{5}{3} \cdot \frac{{21}}{{25}} - \frac{5}{3} \cdot \frac{7}{{25}}\)\( = \frac{5}{3}.\left( {\frac{7}{{25}} + \frac{{21}}{{25}} - \frac{7}{{25}}} \right)\)\( = \frac{5}{3}.\frac{{21}}{{25}}\)\( = \frac{7}{5}\)

      Câu 3 :

      Biểu đồ cột kép dưới đây biểu diễn số học sinh giỏi hai môn Toán và Ngữ văn của các lớp 6A, 6B, 6C, 6D và 6E

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6 1 5

      a) Số học sinh giỏi Toán của lớp nào nhiều nhất? lớp nào ít nhất?

      b) Số học sinh giỏi Ngữ văn của lớp nào nhiều nhất? lớp nào ít nhất?

      Phương pháp giải :

      Quan sát biểu đồ để xác định.

      Lời giải chi tiết :

      a) Số học sinh giỏi Toán của lớp 6E nhiều nhất (20 học sinh)

      Số học sinh giỏi Toán của lớp 6A ít nhất (9 học sinh)

      b) Số học sinh giỏi Ngữ văn của lớp 6D nhiều nhất (17 học sinh)

      Số học sinh giỏi Ngữ văn của lớp 6A ít nhất (7 học sinh)

      Câu 4 :

      1. Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi sau:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6 1 6

      a) Kể tên các điểm thuộc đường thẳng a;

      b) Điểm nào thuộc cả hai đường thẳng a và b.

      2. Vẽ đoạn thẳng AB = 7cm. C là điểm nằm giữa A và B, AC = 3cm. M là trung điểm của BC. Tính BM.

      Phương pháp giải :

      1. Quan sát hình vẽ để trả lời.

      2. Sử dụng kiến thức về trung điểm của một đoạn thẳng.

      Lời giải chi tiết :

      1. 

      a) Điểm C, O thuộc đường thẳng a.

      b) Điểm O thuộc đường thẳng a và b.

      2. 

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6 1 7

      Ta có \(C\) nằm giữa \(A\) và \(B\) nên \(AC + BC = AB\)

      Hay \(BC = AB - AC = 7 - 3 = 4cm\).

      Vì \(M\) là trung điểm \(BC\) nên \(BM = \frac{{BC}}{2} = \frac{4}{2} = 2(cm)\).

      Vậy BM = 2cm.

      Câu 5 :

      So sánh hai phân số sau \({\rm{A}} = \frac{{{{10}^{2022}} + 1}}{{{{10}^{2023}} + 1}};{\rm{B}} = \frac{{{{10}^{2021}} + 1}}{{{{10}^{2022}} + 1}}\).

      Phương pháp giải :

      Lấy 1 – A; 1 – B.

      So sánh 1 – A và 1 – B từ đó ta so sánh được A và B.

      Lời giải chi tiết :

      +) \(1 - A = 1 - \frac{{{{10}^{2022}} + 1}}{{{{10}^{2023}} + 1}} = \frac{{{{10}^{2023}} + 1}}{{{{10}^{2023}} + 1}} - \frac{{{{10}^{2022}} + 1}}{{{{10}^{2023}} + 1}} = \frac{{{{10}^{2023}} - {{10}^{2022}}}}{{{{10}^{2023}} + 1}} = \frac{{{{10}^{2022}}.9}}{{{{10}^{2023}} + 1}}\)

      +) \(1 - B = 1 - \frac{{{{10}^{2021}} + 1}}{{{{10}^{2022}} + 1}} = \frac{{{{10}^{2022}} + 1}}{{{{10}^{2022}} + 1}} - \frac{{{{10}^{2021}} + 1}}{{{{10}^{2022}} + 1}} = \frac{{{{10}^{2022}} - {{10}^{2021}}}}{{{{10}^{2022}} + 1}} = \frac{{{{10}^{2021}}.9}}{{{{10}^{2022}} + 1}}\)

      +) Để so sánh \(1 - A\) và \(1 - B\) ta so sánh \(\frac{{10}}{{{{10}^{2023}} + 1}}\) và \(\frac{1}{{{{10}^{2022}} + 1}}\)

      \(\frac{1}{{{{10}^{2022}} + 1}} = \frac{{10}}{{{{10}^{2023}} + 10}} < \frac{{10}}{{{{10}^{2023}} + 1}}\)

      Suy ra \(1 - B < 1 - A\)

      Suy ra \(A < B\).

      Vậy A < B.

      Bạn đang tiếp cận nội dung Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6 thuộc chuyên mục giải toán lớp 6 trên nền tảng toán math. Bộ bài tập toán thcs này được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ khung chương trình sách giáo khoa hiện hành, nhằm tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 6 cho học sinh thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Tổng quan về Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6 là một bài kiểm tra đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh sau khi hoàn thành chương trình học kì 2 môn Toán lớp 6 theo chương trình Cánh diều. Đề thi bao gồm các nội dung chính như số tự nhiên, số nguyên, phân số, phép tính với phân số, tỉ số, tỉ lệ, hình học cơ bản và các bài toán thực tế liên quan.

      Cấu trúc đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6

      Cấu trúc đề thi thường bao gồm các phần sau:

      • Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng nhận biết các khái niệm toán học.
      • Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết cho các bài toán, thể hiện khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề.

      Nội dung chi tiết đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6

      Dưới đây là một số dạng bài tập thường xuất hiện trong đề thi:

      1. Bài tập về số tự nhiên: Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, tìm ước, bội, phân tích ra thừa số nguyên tố.
      2. Bài tập về số nguyên: Thực hiện các phép tính với số nguyên âm, dương, so sánh số nguyên, tìm giá trị tuyệt đối.
      3. Bài tập về phân số: Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số, so sánh phân số, tìm phân số tối giản.
      4. Bài tập về tỉ số, tỉ lệ: Giải các bài toán về tỉ số, tỉ lệ, chia tỉ lệ, tìm giá trị chưa biết.
      5. Bài tập về hình học: Tính diện tích, chu vi các hình cơ bản như hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn.

      Lợi ích của việc luyện tập với Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6

      Việc luyện tập với đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6 mang lại nhiều lợi ích cho học sinh:

      • Ôn tập kiến thức: Giúp học sinh ôn lại các kiến thức đã học trong chương trình học kì 2.
      • Rèn luyện kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, áp dụng kiến thức vào thực tế.
      • Đánh giá năng lực: Đánh giá năng lực bản thân và xác định những kiến thức còn yếu để tập trung ôn luyện.
      • Tăng sự tự tin: Tăng sự tự tin khi bước vào kỳ thi thực tế.

      Hướng dẫn giải đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6

      Để giải đề thi hiệu quả, học sinh cần:

      • Đọc kỹ đề bài: Đọc kỹ đề bài để hiểu rõ yêu cầu của bài toán.
      • Xác định kiến thức cần sử dụng: Xác định kiến thức và công thức cần sử dụng để giải bài toán.
      • Trình bày lời giải rõ ràng: Trình bày lời giải một cách rõ ràng, logic và dễ hiểu.
      • Kiểm tra lại kết quả: Kiểm tra lại kết quả để đảm bảo tính chính xác.

      Tài liệu tham khảo hữu ích

      Ngoài đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6, học sinh có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:

      • Sách giáo khoa Toán 6 Cánh diều
      • Sách bài tập Toán 6 Cánh diều
      • Các bài giảng trực tuyến về Toán 6
      • Các trang web học toán online

      Kết luận

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6 là một công cụ hữu ích giúp học sinh ôn tập và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Hãy luyện tập thường xuyên và áp dụng các kiến thức đã học để đạt kết quả tốt nhất!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6