Chào mừng các em học sinh đến với đề thi học kì 2 môn Toán lớp 6 - Đề số 12, thuộc chương trình Cánh diều. Đề thi này được thiết kế để giúp các em ôn luyện và đánh giá kiến thức đã học trong học kì.
montoan.com.vn cung cấp đề thi với cấu trúc bám sát chương trình học, bao gồm các dạng bài tập khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em làm quen với nhiều dạng đề thi khác nhau.
Số đối của phân số \(\frac{{ - 5}}{4}\) là
Trong các cách viết sau, cách viết nào cho ta phân số là
Tìm số nguyên x, biết: \(\frac{{ - 7}}{5} = \frac{x}{5}\)
Cho hỗn số \(5\frac{1}{3}\). Cho biết đâu là câu trả lời đúng:
Viết phân số \(\frac{{ - 2023}}{{10}}\) dưới dạng số thập phân ta được
Viết số thập phân 0,15 dưới dạng phân số tối giản ta được
Điểm A thuộc đường thẳng d thì được kí hiệu là
Trong các hình vẽ sau, hình nào là hai đường thẳng cắt nhau?
Các điểm nằm trong góc mOn trong hình bên là
Điểm nào thuộc đường thẳng a?
Cho hai đường thẳng a, b. Khi đó a, b có thể:
Cho các góc sau \(\widehat A = {30^0};\widehat B = {60^0};\widehat C = {110^0};\widehat D = {90^0}\). Chọn câu sai.
So sánh các số sau:
a) \(\frac{{ - 2}}{7}\) và \(\frac{{ - 3}}{7}\)
b) 5,14 và 5,139
Thực hiện phép tính: \(\frac{1}{2} - \frac{5}{4}.\frac{{ - 7}}{{10}}\).
a) Hãy vẽ các đoạn thẳng sau: AB = 5 cm; CD = 3,5
b) So sánh độ dài hai đoạn thẳng AB và CD.
c) Nhìn hình vẽ, đọc số đo các góc xOt; tOt’; xOy.
Một lớp có 40 học sinh xếp loại học lực gồm ba loại: Giỏi, Khá, Trung bình và không có loại Yếu. Số học sinh Giỏi chiếm \(\frac{1}{5}\) số học sinh cả lớp. Số học sinh Trung bình bằng \(\frac{3}{{16}}\)số học sinh còn lại.
a) Tính số học sinh Giỏi.
b) Tính số học sinh Trung bình.
c) Tính tỉ số phần trăm số học sinh Khá so với cả lớp.
Tìm x biết \({x^3} - {x^2} + x - 1 = 0\)
Số đối của phân số \(\frac{{ - 5}}{4}\) là
Đáp án : C
Hai phân số được gọi là đối nhau nếu tổng của chúng bằng 0.
Số đối của phân số \(\frac{{ - 5}}{4}\) là \(\frac{5}{4}\).
Đáp án C.
Trong các cách viết sau, cách viết nào cho ta phân số là
Đáp án : D
Phân số có dạng \(\frac{a}{b}\) với \(a,b \in \mathbb{Z},b \ne 0\).
\(\frac{{ - 2}}{5}\) cho ta phân số.
Đáp án D.
Tìm số nguyên x, biết: \(\frac{{ - 7}}{5} = \frac{x}{5}\)
Đáp án : A
Hai phân số \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\left( {b,d \ne 0} \right)\) nếu \(a.d = c.b\)
\(\begin{array}{l}\frac{{ - 7}}{5} = \frac{x}{5}\\ - 7.5 = x.5\\5x = - 35\\x = - 7\end{array}\)
Đáp án A.
Cho hỗn số \(5\frac{1}{3}\). Cho biết đâu là câu trả lời đúng:
Đáp án : B
Dựa vào kiến thức về hỗn số.
Hỗn số \(5\frac{1}{3}\) có 5 là phần số nguyên và \(\frac{1}{3}\) là phần phân số nên ta chọn đáp án B.
Đáp án B.
Viết phân số \(\frac{{ - 2023}}{{10}}\) dưới dạng số thập phân ta được
Đáp án : D
Dựa vào kiến thức về số thập phân.
Ta có: \(\frac{{ - 2023}}{{10}} = - 202,3\).
Đáp án D.
Viết số thập phân 0,15 dưới dạng phân số tối giản ta được
Đáp án : D
Dựa vào kiến thức về số thập phân.
Ta có: \(0,15 = \frac{{15}}{{100}} = \frac{{3.5}}{{20.5}} = \frac{3}{{20}}\).
Đáp án D.
Điểm A thuộc đường thẳng d thì được kí hiệu là
Đáp án : A
Dựa vào kiến thức về điểm và đường thẳng.
Điểm A thuộc đường thẳng d thì được kí hiệu là \(A \in d\).
Đáp án A.
Trong các hình vẽ sau, hình nào là hai đường thẳng cắt nhau?
Đáp án : D
Quan sát xem hình vẽ nào biểu diễn hai đường thẳng cắt nhau.
Hình a là hình biểu diễn đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD.
Hình b là hình biểu diễn đoạn thẳng EF cắt tia Ox.
Hình c là hình biểu diễn đường thẳng xy cắt tia Ox’.
Hình d là hình biểu diễn đường thẳng xy cắt đường thẳng a nên chọn đáp án D.
Đáp án D.
Các điểm nằm trong góc mOn trong hình bên là
Đáp án : C
Quan sát hình vẽ để trả lời.
Các điểm B, C nằm trong góc mOn.
Đáp án C.
Điểm nào thuộc đường thẳng a?
Đáp án : C
Quan sát hình vẽ để trả lời.
Hai điểm M và S thuộc đường thẳng a nên ta chọn đáp án C.
Đáp án C.
Cho hai đường thẳng a, b. Khi đó a, b có thể:
Đáp án : D
Dựa vào kiến thức về đường thẳng.
Hai đường thẳng a, b bất kì có thể song song, cắt nhau hoặc trùng nhau nên đáp án D đúng.
Đáp án D.
Cho các góc sau \(\widehat A = {30^0};\widehat B = {60^0};\widehat C = {110^0};\widehat D = {90^0}\). Chọn câu sai.
Đáp án : C
So sánh số đo các góc trên để chọn câu sai.
Vì \({60^0} < {90^0}\) nên \(\widehat B < \widehat D\).
Vì \({30^0} < {60^0}\) nên \(\widehat A < \widehat B\).
Vì \({110^0} > {90^0}\) nên \(\widehat C > \widehat D\) (C sai).
Vì \({60^0} < {110^0}\) nên \(\widehat B < \widehat C\).
Đáp án C.
So sánh các số sau:
a) \(\frac{{ - 2}}{7}\) và \(\frac{{ - 3}}{7}\)
b) 5,14 và 5,139
Sử dụng quy tắc so sánh phân số và số thập phân.
a) Vì 2 < 3 nên -2 > -3
Do đó \(\frac{{ - 2}}{7} > \frac{{ - 3}}{7}\)
b) Vì 5,140 > 5,139 nên 5,14 > 5,139.
Thực hiện phép tính: \(\frac{1}{2} - \frac{5}{4}.\frac{{ - 7}}{{10}}\).
Sử dụng quy tắc tính với phân số.
\(\begin{array}{l}\frac{1}{2} - \frac{5}{4}.\frac{{ - 7}}{{10}}\\ = \frac{1}{2} - \frac{{ - 7}}{8}\\ = \frac{1}{2} + \frac{7}{8}\\ = \frac{4}{8} + \frac{7}{8}\\ = \frac{{11}}{8}\end{array}\)
a) Hãy vẽ các đoạn thẳng sau: AB = 5 cm; CD = 3,5
b) So sánh độ dài hai đoạn thẳng AB và CD.
c) Nhìn hình vẽ, đọc số đo các góc xOt; tOt’; xOy.
a) Sử dụng thước kẻ để vẽ đoạn thẳng.
b) Sử dụng quy tắc so sánh số thập phân để so sánh AB và CD.
c) Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.
a) Vẽ đúng kích thước các đoạn thẳng có độ dài: AB = 5cm; CD = 3,5
b) Vì 5 > 3,5 nên AB > CD.
c) Số đo các góc xOt; tOt’; xOy là:
\(\begin{array}{l}\widehat {xOt} = {30^0}\\\widehat {tOt'} = \widehat {xOt'} - \widehat {xOt} = {120^0} - {30^0} = {90^0}\\\widehat {xOy} = {180^0}\end{array}\)
Một lớp có 40 học sinh xếp loại học lực gồm ba loại: Giỏi, Khá, Trung bình và không có loại Yếu. Số học sinh Giỏi chiếm \(\frac{1}{5}\) số học sinh cả lớp. Số học sinh Trung bình bằng \(\frac{3}{{16}}\)số học sinh còn lại.
a) Tính số học sinh Giỏi.
b) Tính số học sinh Trung bình.
c) Tính tỉ số phần trăm số học sinh Khá so với cả lớp.
\(\frac{m}{n}\) của a là \(\frac{m}{n}.a\).
a) Số học sinh giỏi là: \(40.\frac{1}{5} = 8\) ( học sinh)
b) Số học sinh khá và trung bình là: 40 – 8 = 32 (học sinh)
Số học sinh trung bình là: \(32.\frac{3}{{16}} = 6\) ( học sinh)
c) Số học sinh khá là: 32 - 6 = 26 ( học sinh)
Tỉ số phần trăm số học sinh khá so với cả lớp là:
\(\frac{{26}}{{40}}.100\% = 65\% \)
Tìm x biết \({x^3} - {x^2} + x - 1 = 0\)
Nhóm thừa số chung để tìm x.
\(\begin{array}{l}{x^3} - {x^2} + x - 1 = 0\\{x^2}(x - 1) + (x - 1) = 0\\(x - 1)({x^2} + 1) = 0\end{array}\)
Suy ra x - 1= 0 hoặc \({x^2} + 1 = 0\)
Mà \({x^2} \ge 0\) với mọi x nên \({x^2} + 1\)> 0
Vậy x = 1
Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 12, chương trình Cánh diều, là một bài kiểm tra quan trọng giúp đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh sau một học kì học tập. Đề thi này thường bao gồm các chủ đề chính như số tự nhiên, số nguyên, phân số, tỉ số, phần trăm, hình học cơ bản và đại số sơ cấp. Việc ôn tập kỹ lưỡng và làm quen với các dạng bài tập khác nhau là chìa khóa để đạt kết quả tốt trong kỳ thi này.
Thông thường, đề thi học kì 2 Toán 6 - Cánh diều sẽ được chia thành các phần sau:
Tỷ lệ điểm giữa các phần có thể khác nhau tùy theo quy định của từng trường, nhưng thường phần tự luận chiếm tỷ lệ cao hơn.
Dưới đây là hướng dẫn giải một số dạng bài tập thường gặp trong đề thi học kì 2 Toán 6 - Cánh diều:
Để giải các bài tập này, học sinh cần nắm vững các quy tắc thực hiện các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, đồng thời chú ý đến thứ tự thực hiện các phép toán.
Khi giải bài toán về phân số, học sinh cần quy đồng mẫu số các phân số trước khi thực hiện các phép toán cộng, trừ. Đối với phép nhân và chia phân số, học sinh cần thực hiện theo quy tắc nhân và chia phân số.
Để giải bài toán về tỉ số và phần trăm, học sinh cần hiểu rõ khái niệm tỉ số và tỉ số phần trăm, đồng thời biết cách chuyển đổi giữa tỉ số và phần trăm.
Khi giải bài toán về hình học, học sinh cần vẽ hình minh họa và sử dụng các công thức tính diện tích, chu vi của các hình cơ bản.
Để đạt kết quả tốt trong đề thi học kì 2 Toán 6 - Cánh diều, học sinh cần:
montoan.com.vn hy vọng với những chia sẻ trên, các em học sinh sẽ có thêm kiến thức và kỹ năng để tự tin bước vào kỳ thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 12 - Cánh diều. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao!