1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Cánh diều

Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Cánh diều

Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Cánh diều

Chào mừng các em học sinh đến với đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6 - Đề số 11, thuộc chương trình Cánh diều. Đề thi này được thiết kế để giúp các em ôn luyện và đánh giá kiến thức đã học trong học kì.

montoan.com.vn cung cấp đề thi với cấu trúc bám sát chương trình học, kèm theo đáp án chi tiết để các em tự kiểm tra và rút kinh nghiệm.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Tập hợp số tự nhiên được kí hiệu là:

    • A.
      \(\mathbb{N}\).
    • B.
      \(\mathbb{Q}\).
    • C.
      \(\mathbb{Z}\).
    • D.
      \(\mathbb{R}\).
    Câu 2 :

    Số nguyên âm có hai chữ số lớn nhất là:

    • A.
      -99.
    • B.
      -98.
    • C.
      -11.
    • D.
      -10.
    Câu 3 :

    Phát biểu nào sau đây là sai:

    • A.
      -44 < -34.
    • B.
      -3 < 3.
    • C.
      -10 < 0.
    • D.
      -9 > -8.
    Câu 4 :

    Tâm đối xứng của hình thoi là:

    • A.
      Giao điểm hai cạnh kề.
    • B.
      Giao điểm hai đường chéo.
    • C.
      Trung điểm một cạnh của hình thoi.
    • D.
      Hình thoi không có tâm đối xứng.
    Câu 5 :

    Hình bình hành có cạnh đáy 8 cm và đường cao tương ứng là 5 cm thì có diện tích là:

    • A.
      13 cm2 .
    • B.
      26 cm2.
    • C.
      40 cm2 .
    • D.
      20 cm2.
    Câu 6 :

    Kết quả của phép tính (-5).4 = …

    • A.
      -20.
    • B.
      20.
    • C.
      10.
    • D.
      -10.
    Câu 7 :

    Số nào là ước của 8:

    • A.
      4.
    • B.
      0.
    • C.
      5.
    • D.
      6.
    Câu 8 :

    Chữ cái in hoa nào sau đây vừa có tâm đối xứng, vừa có trục đối xứng ?

    • A.
      A.
    • B.
      M.
    • C.
      X.
    • D.
      U.
    Câu 9 :

    Để số \(\overline {47x} \) chia hết cho 3 thì \(x\) là số nào bên dưới:

    • A.
      0.
    • B.
      2.
    • C.
      5.
    • D.
      7.
    Câu 10 :

    Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng.

    • A.
      Hình thang cân có 2 đường chéo vuông nhau.
    • B.
      Hình bình hành có 2 đường chéo bằng nhau.
    • C.
      Hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng nhau.
    • D.
      Hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau.
    Câu 11 :

    Bội chung nhỏ nhất của 24 và 36 là:

    • A.
      100.
    • B.
      72.
    • C.
      148.
    • D.
      256.
    Câu 12 :

    Kết quả của phép tính (-8).(-125) = …

    • A.
      -133.
    • B.
      133.
    • C.
      -1000.
    • D.
      1000.
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    a) Tìm tập hợp A các số tự nhiên là bội của 6 và nhỏ hơn 20.

    b) Viết tập hợp B các ước của 10.

    c) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần: 12; –5; 0; –10; 3.

    d) Vào một buổi trưa nhiệt độ ở New York (Niu Óoc) là – 50 Nhiệt độ đêm hôm đó ở New York là bao nhiêu, biết nhiệt độ đêm đó giảm 70C so với buổi trưa?

    Câu 2 :

    a) Tính nhanh: 37.173 + 62.173 + 173.

    b) Tìm x biết: –3x + 15 = 3 \( \cdot \)( –5).

    c) Học sinh khối 6 của một trường THCS tham gia hoạt động theo chủ đề “Tháng an toàn giao thông” do trường tổ chức. Số học sinh trong khoảng từ 350 em đến 450 em. Khi xếp hàng, các em xếp hàng 9, hàng 10, hàng 12 đều thừa ra 3 học sinh. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh khối 6?

    Câu 3 :

    Khu vực đậu xe của một cửa hàng có dạng hình chữ nhật với chiều dài 14m, chiều rộng 10m. Trong đó một nửa khu vực dành cho quay đầu xe, hai góc tam giác để trồng hoa và phần còn lại chia đều cho bốn chỗ đậu ô tô (hình bên).

    Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Cánh diều 0 1

    a) Tính diện tích chỗ đậu xe dành cho một ô tô.

    b) Tính diện tích dành cho đậu xe và quay đầu xe.

    Câu 4 :

    Cho các hình sau:

    Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Cánh diều 0 2

    Em hãy quan sát các hình trên và cho biết :

    Hình nào có trục đối xứng ?

    Hình nào có tâm đối xứng ?

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Tập hợp số tự nhiên được kí hiệu là:

      • A.
        \(\mathbb{N}\).
      • B.
        \(\mathbb{Q}\).
      • C.
        \(\mathbb{Z}\).
      • D.
        \(\mathbb{R}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về các tập hợp.

      Lời giải chi tiết :

      Tập hợp số tự nhiên được kí hiệu là \(\mathbb{N}\).

      Câu 2 :

      Số nguyên âm có hai chữ số lớn nhất là:

      • A.
        -99.
      • B.
        -98.
      • C.
        -11.
      • D.
        -10.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về số nguyên âm.

      Lời giải chi tiết :

      Số nguyên âm có hai chữ số lớn nhất là -10.

      Câu 3 :

      Phát biểu nào sau đây là sai:

      • A.
        -44 < -34.
      • B.
        -3 < 3.
      • C.
        -10 < 0.
      • D.
        -9 > -8.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về số nguyên âm, số nguyên dương.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      +) 44 > 34 nên – 44 < - 34.

      +) -3 < 0 < 3 nên -3 < 3.

      +) -10 < 0.

      +) 9 > 8 nên -9 < -8.

      Vậy chỉ có D sai.

      Câu 4 :

      Tâm đối xứng của hình thoi là:

      • A.
        Giao điểm hai cạnh kề.
      • B.
        Giao điểm hai đường chéo.
      • C.
        Trung điểm một cạnh của hình thoi.
      • D.
        Hình thoi không có tâm đối xứng.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về tâm đối xứng của hình thoi.

      Lời giải chi tiết :

      Tâm đối xứng của hình thoi là giao điểm của hai đường chéo.

      Câu 5 :

      Hình bình hành có cạnh đáy 8 cm và đường cao tương ứng là 5 cm thì có diện tích là:

      • A.
        13 cm2 .
      • B.
        26 cm2.
      • C.
        40 cm2 .
      • D.
        20 cm2.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào công thức tính diện tích hình bình hành: S = cạnh.chiều cao tương ứng.

      Lời giải chi tiết :

      Diện tích hình bình hành đó là: \(S = 8.5 = 40\left( {c{m^2}} \right)\).

      Câu 6 :

      Kết quả của phép tính (-5).4 = …

      • A.
        -20.
      • B.
        20.
      • C.
        10.
      • D.
        -10.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: (-5).4 = -(5.4) = -20.

      Câu 7 :

      Số nào là ước của 8:

      • A.
        4.
      • B.
        0.
      • C.
        5.
      • D.
        6.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Kiểm tra xem 8 chia hết cho số nào có trong đáp án.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(8 \vdots 4;8 \not \vdots 5;8\not \vdots 6\); 0 không phải là ước của số nào nên A đúng.

      Câu 8 :

      Chữ cái in hoa nào sau đây vừa có tâm đối xứng, vừa có trục đối xứng ?

      • A.
        A.
      • B.
        M.
      • C.
        X.
      • D.
        U.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về trục đối xứng: Có một đường thẳng d chia hình thành hai phần mà khi ta “gấp” hình theo đường thẳng d thì hai phần đó “chồng khít” lên nhau.

      Dựa vào kiến thức về tâm đối xứng: Những hình có một điểm O sao cho khi quay nửa vòng quanh điểm O ta được vị trí mới của hình chồng khít với vị trí ban đầu (trước khi quay) thì được gọi là hình có tâm đối xứng và điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình.

      Lời giải chi tiết :

      Các chữ cái có trục đối xứng là A; M; X; U.

      Các chữ cái có tâm đối xứng là: X.

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Cánh diều 1 1

      Vậy chữ X vừa có tâm đối xứng, vừa có trục đối xứng.

      Câu 9 :

      Để số \(\overline {47x} \) chia hết cho 3 thì \(x\) là số nào bên dưới:

      • A.
        0.
      • B.
        2.
      • C.
        5.
      • D.
        7.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào dấu hiệu chia hết cho 3: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3 và chỉ những số đó chia hết cho 3.

      Lời giải chi tiết :

      Để số \(\overline {47x} \) chia hết cho 3 thì 4 + 7 + x chia hết cho 3 hay 11 + x chia hết cho 3.

      x có thể nhận các giá trị: 1; 4; 7. Vậy ta chọn đáp án D.

      Câu 10 :

      Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng.

      • A.
        Hình thang cân có 2 đường chéo vuông nhau.
      • B.
        Hình bình hành có 2 đường chéo bằng nhau.
      • C.
        Hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng nhau.
      • D.
        Hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào đặc điểm của các hình đã học.

      Lời giải chi tiết :

      Trong các khẳng định sau, chỉ có khẳng định: “Hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng nhau” là khẳng định đúng.

      Câu 11 :

      Bội chung nhỏ nhất của 24 và 36 là:

      • A.
        100.
      • B.
        72.
      • C.
        148.
      • D.
        256.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện theo ba bước sau :

      Bước 1 : Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.

      Bước 2 : Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.

      Bước 3 : Lập tích các thừa số đã chọnmỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(24 = {2^3}.3;36 = {2^2}{.3^2}\)

      Nên \(BCNN\left( {24;36} \right) = {2^3}{.3^2} = 72\).

      Câu 12 :

      Kết quả của phép tính (-8).(-125) = …

      • A.
        -133.
      • B.
        133.
      • C.
        -1000.
      • D.
        1000.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào quy tắc nhân hai số nguyên.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: (-8).(-125) = 8.125 = 1 000.

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      a) Tìm tập hợp A các số tự nhiên là bội của 6 và nhỏ hơn 20.

      b) Viết tập hợp B các ước của 10.

      c) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần: 12; –5; 0; –10; 3.

      d) Vào một buổi trưa nhiệt độ ở New York (Niu Óoc) là – 50 Nhiệt độ đêm hôm đó ở New York là bao nhiêu, biết nhiệt độ đêm đó giảm 70C so với buổi trưa?

      Phương pháp giải :

      a, b) Viết tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử.

      c) So sánh các số nguyên để sắp xếp.

      d) Thực hiện phép tính với số nguyên.

      Lời giải chi tiết :

      a) Tập hợp A các số tự nhiên là bội của 6 và nhỏ hơn 20 là: A = {0; 6; 12; 18}.

      b) Tập hợp B các ước của 10 là: B = Ư(10) = {1; –1; 2; –2; 5; –5; 10; –10}.

      c) Các số nguyên âm là: -5; -10. Vì 5 < 10 nên -5 > -10.

      Các số nguyên dương là 3; 12. Ta có: 3 < 12.

      Vậy các số nguyên theo thứ tự giảm dần là: 12; 3; 0; -5; -10.

      d) Nhiệt độ đêm hôm đó ở New York là: – 50C + (–70C) = –120

      Câu 2 :

      a) Tính nhanh: 37.173 + 62.173 + 173.

      b) Tìm x biết: –3x + 15 = 3 \( \cdot \)( –5).

      c) Học sinh khối 6 của một trường THCS tham gia hoạt động theo chủ đề “Tháng an toàn giao thông” do trường tổ chức. Số học sinh trong khoảng từ 350 em đến 450 em. Khi xếp hàng, các em xếp hàng 9, hàng 10, hàng 12 đều thừa ra 3 học sinh. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh khối 6?

      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân và phép cộng số tự nhiên.

      b) Sử dụng quy tắc tính với số nguyên.

      c) Tìm BC(9;10;12). Tìm bội chung của 9; 10 và 12 trong khoảng 350 đến 450.

      Lời giải chi tiết :

      a) 173 + 62.173 + 173 = 173.(37 + 62 + 1) = 173.100 = 17300

      b) - 3x + 15 = 3 \( \cdot \)( - 5).

      - 3x = - 15 – 15

      - 3x = - 30

      x = –30 : (–3)

      x = 10

      Vậy x = 10.

      c) Gọi số học sinh đi tham quan là x (học sinh) (x \( \in N*\))

      Vì số học sinh xếp hàng 9, hàng 10, hàng 12 đều thừa 3 học sinh nên \(\left( {x - 3} \right) \in BC(9;10;12)\). Mà số học sinh trong khoảng từ 350 em đến 450 em nên \(350 \le x \le 450\).

      Ta có: \(9 = {3^2};10 = 2.5;12 = {2^2}.3\) nên \(BCNN(9;10;12) = {2^2}{.3^2}.5 = 180\).

      \( \Rightarrow BC\left( {9;10;12} \right) = B\left( {180} \right) = \left\{ {180;360;540;...} \right\}\)

      Vì \(350 \le x \le 450\) nên x – 3 = 360 suy ra x = 363 (TM).

      Vậy số học sinh đi tham quan là 363 học sinh.

      Câu 3 :

      Khu vực đậu xe của một cửa hàng có dạng hình chữ nhật với chiều dài 14m, chiều rộng 10m. Trong đó một nửa khu vực dành cho quay đầu xe, hai góc tam giác để trồng hoa và phần còn lại chia đều cho bốn chỗ đậu ô tô (hình bên).

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Cánh diều 1 2

      a) Tính diện tích chỗ đậu xe dành cho một ô tô.

      b) Tính diện tích dành cho đậu xe và quay đầu xe.

      Phương pháp giải :

      a) Tính diện tích chỗ đậu xe dành cho một ô tô bằng công thức tính diện tích hình bình hành.

      b) Diện tích quay đầu xe tính bằng công thức tính diện tích hình chữ nhật.

      Diện tích dành cho đậu xe và quay đầu xe = diện tích bốn chỗ đậu xe + diện tích quay đầu xe.

      Lời giải chi tiết :

      a) Chỗ đậu xe là hình bình hành có chiều cao là: 10:2 = 5 (m).

      Diện tích mỗi chỗ đậu xe là: 3.5 = 15 (m2).

      Vậy diện tích chỗ đậu xe dành cho một ô tô là: 15m2.

      b) Chiều rộng khu vực dành cho quay đầu xe là: 10:2 = 5(m)

      Diện tích khu vực dành cho quay đầu xe là: 5.14 = 70(m2).

      Diện tích dành cho đậu xe và quay đầu xe là: 70 + 15.4 = 130(m2).

      Vậy diện tích dành cho việc đậu xe và quay đầu xe là 130 m2.

      Câu 4 :

      Cho các hình sau:

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Cánh diều 1 3

      Em hãy quan sát các hình trên và cho biết :

      Hình nào có trục đối xứng ?

      Hình nào có tâm đối xứng ?

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về trục đối xứng: Có một đường thẳng d chia hình thành hai phần mà khi ta “gấp” hình theo đường thẳng d thì hai phần đó “chồng khít” lên nhau.

      Dựa vào kiến thức về tâm đối xứng: Những hình có một điểm O sao cho khi quay nửa vòng quanh điểm O ta được vị trí mới của hình chồng khít với vị trí ban đầu (trước khi quay) thì được gọi là hình có tâm đối xứng và điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình.

      Lời giải chi tiết :

      Hình có trục đối xứng là : hình 1; hình 2; hình 3.

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Cánh diều 1 4

      Hình có tâm đối xứng là : hình 3.

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Cánh diều 1 5

      Bạn đang tiếp cận nội dung Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Cánh diều thuộc chuyên mục toán lớp 6 trên nền tảng học toán. Bộ bài tập lý thuyết toán thcs này được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ khung chương trình sách giáo khoa hiện hành, nhằm tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 6 cho học sinh thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Cánh diều: Tổng quan và Hướng dẫn Giải chi tiết

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11, chương trình Cánh diều, là một bài kiểm tra quan trọng giúp đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh sau một học kì học tập. Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao, tập trung vào các chủ đề chính đã được học trong chương trình Toán 6.

      Nội dung chính của đề thi

      Đề thi thường bao gồm các nội dung sau:

      • Số học: Các phép toán với số tự nhiên, số nguyên, phân số, tỉ số, phần trăm.
      • Hình học: Các khái niệm cơ bản về điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, góc, tam giác, hình vuông, hình chữ nhật.
      • Đại số: Biểu thức đại số đơn giản, giải phương trình bậc nhất một ẩn.
      • Bài toán thực tế: Các bài toán ứng dụng kiến thức Toán học vào giải quyết các tình huống thực tế.

      Cấu trúc đề thi

      Cấu trúc đề thi thường bao gồm:

      1. Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng nhận biết các khái niệm Toán học.
      2. Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết cho các bài toán.

      Hướng dẫn giải chi tiết một số dạng bài tập thường gặp

      1. Bài tập về số học

      Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức: 12 + 3 x 4 - 5

      Lời giải: Áp dụng quy tắc ưu tiên các phép toán (nhân, chia trước; cộng, trừ sau), ta có:

      12 + 3 x 4 - 5 = 12 + 12 - 5 = 24 - 5 = 19

      2. Bài tập về hình học

      Ví dụ: Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 3cm, AC = 4cm. Tính độ dài cạnh BC.

      Lời giải: Áp dụng định lý Pitago trong tam giác vuông ABC, ta có:

      BC2 = AB2 + AC2 = 32 + 42 = 9 + 16 = 25

      Suy ra BC = √25 = 5cm

      3. Bài tập về đại số

      Ví dụ: Giải phương trình: x + 5 = 12

      Lời giải: Để giải phương trình, ta cần chuyển vế các hạng tử để đưa x về một vế và các số về vế còn lại:

      x = 12 - 5 = 7

      Lưu ý khi làm bài thi

      • Đọc kỹ đề bài trước khi làm.
      • Trình bày lời giải rõ ràng, mạch lạc.
      • Kiểm tra lại kết quả sau khi làm xong.
      • Sử dụng máy tính bỏ túi khi cần thiết.

      Tầm quan trọng của việc luyện tập

      Việc luyện tập thường xuyên với các đề thi thử là rất quan trọng để giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và tự tin hơn khi bước vào kỳ thi chính thức. montoan.com.vn cung cấp nhiều đề thi khác nhau với các mức độ khó khác nhau để đáp ứng nhu cầu luyện tập của mọi học sinh.

      Kết luận

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Cánh diều là một cơ hội tốt để các em học sinh đánh giá năng lực của mình và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6