1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều

Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều

Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều: Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi

montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều, một công cụ hỗ trợ học sinh ôn luyện và đánh giá năng lực bản thân trước kỳ thi quan trọng. Đề thi được biên soạn bám sát chương trình học và cấu trúc đề thi chính thức.

Với đề thi này, các em học sinh có thể làm quen với các dạng bài tập thường gặp, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và tự tin hơn khi bước vào phòng thi.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Một toà nhà cao \(24{\rm{\;m}}\), đổ bóng nắng dài \(36{\rm{\;m}}\) trên đường như hình sau. Một người cao 1,6 m muốn đứng trong bóng râm của toà nhà. Hỏi người đó có thể đứng cách toà nhà xa nhất bao nhiêu mét?

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều 0 1

    • A.
      \(36,3{\rm{\;m}}\)
    • B.
      \(33,6{\rm{\;m}}\)
    • C.
      \(36{\rm{\;m}}\)
    • D.
      \(36,6{\rm{\;m}}\)
    Câu 2 :

    Bạn Băng tung đồng xu 10 lần liên tiếp và được kết quả như bảng sau, biết mặt ngửa (N) và mặt sấp \(\left( {\rm{S}} \right)\).

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều 0 2

    • A.
      \(\frac{1}{2}\)
    • B.
      \(\frac{1}{{10}}\)
    • C.
      \(\frac{2}{{10}}\)
    • D.
      \(\frac{2}{3}\)
    Câu 3 :

    Cho biểu đồ lượng mưa (đơn vị: \({\rm{mm}}\) ) ở Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 4 đến tháng 10 trong một năm như hình bên. Trong các phát biểu sau, chọn phát biểu đúng.

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều 0 3

    • A.
      Lượng mưa mỗi tháng đều trên \(250{\rm{\;mm}}\)
    • B.
      Lượng mưa tháng 5 tăng gấp khoảng 4 lần so với tháng 4
    • C.
      Tháng 9 có lượng mưa cao nhất
    • D.
      Không có tháng nào có lượng mưa cao hơn \(325{\rm{\;mm}}\)
    Câu 4 :

    Tìm \(x\) trong hình dưới đây:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều 0 4

    • A.
      3,25
    • B.
      3,125
    • C.
      3,2
    • D.
      3,1
    Câu 5 :

    Giải phương trình \(\frac{1}{2}\left( {x + 5} \right) - 4 = \frac{1}{3}\left( {2x - 1} \right)\) ta được:

    • A.
      \(x = \frac{{ - 11}}{7}\)
    • B.
      \(x = \frac{{11}}{7}\)
    • C.
      \(x = - 7\)
    • D.
      \(x = 7\)
    Câu 6 :

    Cho \(\Delta ABC\) có \(AB = 6{\rm{\;cm}},AC = 8{\rm{\;cm}},BC = 10{\rm{\;cm}}\). Gọi \({\rm{H}},I,{\rm{\;K}}\) lần lượt là trung điểm của \({\rm{AB}},{\rm{BC}},{\rm{AC}}\). Chu vi tứ giác \({\rm{AHIK}}\) bằng:

    • A.
      \(7{\rm{\;cm}}\)
    • B.
      \(14{\rm{\;cm}}\)
    • C.
      \(24{\rm{\;cm}}\)
    • D.
      \(12{\rm{\;cm}}\)
    Câu 7 :

    Cho hình vẽ, biết \({\rm{MN}}//{\rm{DE}},{\rm{MN}} = 6{\rm{\;cm}},{\rm{MP}} = 3{\rm{\;cm}},{\rm{PE}} = 5{\rm{\;cm}}\). Độ dài đoạn thẳng \({\rm{DE}}\) là:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều 0 5

    • A.
      \(6{\rm{\;cm}}\)
    • B.
      \(5{\rm{\;cm}}\)
    • C.
      \(8{\rm{\;cm}}\)
    • D.
      \(10{\rm{\;cm}}\)
    Câu 8 :

    Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn?

    • A.
      \(5x + 2y - 9 = 0\).
    • B.
      \(7{\rm{x}} - 9 = 0\).
    • C.
      \({x^2} = 9\).
    • D.
      \({y^2} - 3x + 3 = 0\).
    Câu 9 :

    Người ta đặt các trạm đo mưa tự động trên toàn quốc để phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai của các tỉnh, thành phố, các hồ thủy lợi, thuỷ điện trên toàn quốc. Dữ liệu gừi về từ các trạm được hiển thị trên một website với các thông tin: Địa điểm, Lượng mưa (đo bằng mm) và Mức độ mưa (Không mưa, mưa nhỏ, mưa vừa, mưa to).

    Người ta đã thực hiện thu thập dữ liệu bằng cách:

    • A.
      Thu thập trực tiếp thông qua quan sát
    • B.
      Thu thập trực tiếp thông qua làm thí nghiệm
    • C.
      Thu thập trực tiếp bằng cách lập bảng hỏi
    • D.
      Thu thập gián tiếp
    Câu 10 :

    Một công ty nước giải khát quảng cáo soda cam của họ là "có hương vị tự nhiên", mặc dù nó chỉ chứa \(5{\rm{\% }}\) nước cam. Theo quy định, một nước uống được gọi là "có hương vị tự nhiên" phải chứa ít nhất \(10{\rm{\% }}\) nước trái cây. Nhà sản xuất này phải thêm ít nhất bao nhiêu mililít nước cam nguyên chất vào 900ml soda cam để đảm bảo yêu cầu này?

    • A.
      \(50{\rm{ml}}\)
    • B.
      \(60{\rm{ml}}\)
    • C.
      \(65{\rm{ml}}\)
    • D.
      \(68{\rm{ml}}\)
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Giải các phương trình sau:a) \(4x - 2 = x + 5\);b) \( - 2x - 5 = 5x - 7\);c) \(2\left( {2x - 1} \right) = 5\left( {x - 1} \right)\).

    Câu 2 :

    Hai tổ sản xuất cùng may một loại áo. Nếu tổ thứ nhất may trong 5 ngày, tổ thứ hai may trong 7 ngày thì cả hai tổ may được 1000 chiếc áo. Biết rằng năng suất lao động của tổ thứ nhất hơn tổ thứ hai là 8 chiếc áo/ngày. Tính năng suất lao động của mối tỗ.

    Câu 3 :

    Một tấm bìa cứng hình tròn được chia thành 20 hình quạt như nhau, đánh số 1;2;..;20 và được gắn vào trục quay có mũi tên cố định ở tâm. Quay tấm bìa và quan sát xem mũi tên chỉ vào hình quạt nào khi tấm bìa dừng lại.

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều 0 6

    Tính xác suất để mũi tên:

    a) Chỉ vào hình quạt ghi số chia hết cho 4 .

    b) Chỉ vào hình quạt ghi số không phải là số nguyên tố.

    Câu 4 :

    Một hộp chứa 3 viên bi xanh, 4 viên bi đỏ và 5 viên bi vàng có kích thước và khối lượng giống nhau. Lấy ra ngẫu nhiên 1 viên bi từ hộp. Tính xác suất của các biến cố:

    a) A: "Viên bi lấy ra có màu xanh";

    b) B: "Viên bi lấy ra không có màu đỏ".

    Câu 5 :

    Cho tam giác \({\rm{ABC}}\) vuông tại \(A(AB < AC)\), kẻ đường cao \({\rm{AH}}\), đường trung tuyến \({\rm{AM}}\). Đường thẳng vuông góc với \({\rm{AM}}\) tại \(A\) cắt đường thẳng \({\rm{BC}}\) tại \(D\). Chứng minh rằng:a) \({\rm{AB}}\) là tia phân giác của \(\widehat {DAH}\).b) \(BH.CD = BD.CH\).

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Một toà nhà cao \(24{\rm{\;m}}\), đổ bóng nắng dài \(36{\rm{\;m}}\) trên đường như hình sau. Một người cao 1,6 m muốn đứng trong bóng râm của toà nhà. Hỏi người đó có thể đứng cách toà nhà xa nhất bao nhiêu mét?

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều 1 1

      • A.
        \(36,3{\rm{\;m}}\)
      • B.
        \(33,6{\rm{\;m}}\)
      • C.
        \(36{\rm{\;m}}\)
      • D.
        \(36,6{\rm{\;m}}\)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựng các điểm lên hình vẽ.

      Áp dụng hệ quả định lí Thales: Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và song song với cạnh thứ ba thì tạo ra một tam giác mới có ba cạnh tương ứng tỉ lệ vơi ba cạnh của tam giác đã cho.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều 1 2

      Xét \(\Delta ABC\) có \(DE//BC\) nên theo hệ quả của định lí Thales ta có:

      \(\frac{{DE}}{{BC}} = \frac{{AE}}{{AC}} = \frac{{AC - CE}}{{AC}}\) hay \(\frac{{1,6}}{{24}} = \frac{{36 - x}}{{36}}\)

      Suy ra \(36 - x = \frac{{1,6.36}}{{24}}\) hay \(x = 36 - \frac{{1,6.36}}{{24}} = 33,6\)

      Vậy người đó có thể đứng xa tòa nhà nhất là \(33,6{\rm{\;m}}\).

      Đáp án B.

      Câu 2 :

      Bạn Băng tung đồng xu 10 lần liên tiếp và được kết quả như bảng sau, biết mặt ngửa (N) và mặt sấp \(\left( {\rm{S}} \right)\).

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều 1 3

      • A.
        \(\frac{1}{2}\)
      • B.
        \(\frac{1}{{10}}\)
      • C.
        \(\frac{2}{{10}}\)
      • D.
        \(\frac{2}{3}\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Xác suất thực nghiệm của biến cố “Tung được được mặt ngửa” bằng tỉ số số lần xuất hiện quả mặt \({\rm{N}}\) và số lần tung đồng \({\rm{xu}}\).

      Lời giải chi tiết :

      Trong 10 tung đồng xu liên tiếp, có 5 lần xuất hiện mặt ngửa.

      Xác suất thực nghiệm của biến cố: "Tung được được mặt ngửa” là \(\frac{5}{{10}} = \frac{1}{2}\)

      Đáp án A.

      Câu 3 :

      Cho biểu đồ lượng mưa (đơn vị: \({\rm{mm}}\) ) ở Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 4 đến tháng 10 trong một năm như hình bên. Trong các phát biểu sau, chọn phát biểu đúng.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều 1 4

      • A.
        Lượng mưa mỗi tháng đều trên \(250{\rm{\;mm}}\)
      • B.
        Lượng mưa tháng 5 tăng gấp khoảng 4 lần so với tháng 4
      • C.
        Tháng 9 có lượng mưa cao nhất
      • D.
        Không có tháng nào có lượng mưa cao hơn \(325{\rm{\;mm}}\)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Phân tích số liệu dựa vào biểu đồ.

      Lời giải chi tiết :

      Đáp án A sai vì: Lượng mưa tháng 4 là \(55{\rm{\;mm}}\); lượng mưa tháng 5 là \(231{\rm{\;mm}}\)

      Do đó lượng mưa tháng 4 và tháng 5 đều dưới \(250{\rm{\;mm}}\).

      Đáp án \(B\) đúng vì: lượng mưa tháng 5 gấp số lần lượng mưa tháng 4 là:

      \(231:55 = 4,2 \approx 4\) (lần)

      Đáp án \({\rm{C}}\) sai vì: Lượng mưa tháng 6 là 328 mm , lượng mưa tháng 9 là 325 mm mà 328(mm) > 325 (mm).

      Do đó tháng 9 không phải tháng có lượng mưa cao nhất.

      Đáp án D sai vì: lượng mưa tháng 6 cao hơn \(325{\rm{\;mm}}\).

      Đáp án B.

      Câu 4 :

      Tìm \(x\) trong hình dưới đây:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều 1 5

      • A.
        3,25
      • B.
        3,125
      • C.
        3,2
      • D.
        3,1

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Tính chất đường phân giác trong tam giác: Trong tam giác, đường phân giác của một góc chia cạnh đối diện thành hai đoạn thẳng tỉ lệ với hai cạnh kề đoạn ấy.

      Lời giải chi tiết :

      Xét \(\Delta ABC\) có \(AD\) là đường phân giác của \(\widehat {BAC}\).

      Theo định lí đường phân giác ta có: \(\frac{{BD}}{{AB}} = \frac{{DC}}{{AC}}\) hay \(\frac{x}{{4,5}} = \frac{5}{{7,2}}\) suy ra \(x = \frac{{4,5.5}}{{7,2}} = 3,125\)

      Vậy \(x = 3,125\).

      Đáp án B.

      Câu 5 :

      Giải phương trình \(\frac{1}{2}\left( {x + 5} \right) - 4 = \frac{1}{3}\left( {2x - 1} \right)\) ta được:

      • A.
        \(x = \frac{{ - 11}}{7}\)
      • B.
        \(x = \frac{{11}}{7}\)
      • C.
        \(x = - 7\)
      • D.
        \(x = 7\)

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Phương trình bậc nhất \(ax + b = 0\left( {a \ne 0} \right)\) được giải như sau:

      \(ax + b = 0\)

      \(ax = - b\)

      \(x = - \frac{b}{a}\)

      Lời giải chi tiết :

      \(\frac{1}{2}\left( {x + 5} \right) - 4 = \frac{1}{3}\left( {2x - 1} \right)\)

      \(\frac{{3\left( {x + 5} \right) - 24}}{6} = \frac{{2\left( {2x - 1} \right)}}{6}\)

      \(3\left( {x + 5} \right) - 24 = 2\left( {2x - 1} \right)\)

      \(3x + 15 - 24 = 4x - 2\)

      \(3x - 4x = - 2 - 15 + 24\)

      \( - x = 7\)

      \(x = - 7\)

      Đáp án C.

      Câu 6 :

      Cho \(\Delta ABC\) có \(AB = 6{\rm{\;cm}},AC = 8{\rm{\;cm}},BC = 10{\rm{\;cm}}\). Gọi \({\rm{H}},I,{\rm{\;K}}\) lần lượt là trung điểm của \({\rm{AB}},{\rm{BC}},{\rm{AC}}\). Chu vi tứ giác \({\rm{AHIK}}\) bằng:

      • A.
        \(7{\rm{\;cm}}\)
      • B.
        \(14{\rm{\;cm}}\)
      • C.
        \(24{\rm{\;cm}}\)
      • D.
        \(12{\rm{\;cm}}\)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Định nghĩa: Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.

      Tính chất: Đường trung bình của tam giác song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh đó.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều 1 6

      Vì \({\rm{K}},{\rm{H}}\) lần lượt là trung điểm của \({\rm{AB}},{\rm{AC}}\) nên \(AK = \frac{1}{2}AC = 4{\rm{\;cm}},AH = \frac{1}{2}AB = 3{\rm{\;cm}}\)

      Vì \(\Delta ABC\) có \(H,I\) lần lượt là trung điểm của \({\rm{AB}},{\rm{BC}}\)

      nên \({\rm{HI}}\) là đường trung bình của tam giác \({\rm{ABC}}\) nên \(HI = \frac{1}{2}AC = 4{\rm{\;cm}}\)

      Vì \(\Delta ABC\) có \({\rm{K}},{\rm{I}}\) lần lượt là trung điểm của \({\rm{AC}},{\rm{BC}}\)

      nên \({\rm{KI}}\) là đường trung bình của tam giác \({\rm{ABC}}\) nên \(KI = \frac{1}{2}AB = 3{\rm{\;cm}}\)

      Chu vi tứ giác AHIK là: \(KI + HI + AH + AK = 3 + 4 + 3 + 4 = 14\left( {{\rm{\;cm}}} \right)\)

      Đáp án B.

      Câu 7 :

      Cho hình vẽ, biết \({\rm{MN}}//{\rm{DE}},{\rm{MN}} = 6{\rm{\;cm}},{\rm{MP}} = 3{\rm{\;cm}},{\rm{PE}} = 5{\rm{\;cm}}\). Độ dài đoạn thẳng \({\rm{DE}}\) là:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều 1 7

      • A.
        \(6{\rm{\;cm}}\)
      • B.
        \(5{\rm{\;cm}}\)
      • C.
        \(8{\rm{\;cm}}\)
      • D.
        \(10{\rm{\;cm}}\)

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng hệ quả định lí Thales trong tam giác: Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác song song với cạnh thứ ba thì tạo ra một tam giác mới có ba cạnh tương ứng tỉ lệ với ba cạnh của tam giác đã cho.

      Lời giải chi tiết :

      Áp dụng hệ quả định lí Thales có: \({\rm{MN}}//{\rm{DE}} \Rightarrow \frac{{MN}}{{DE}} = \frac{{MP}}{{PE}} \Rightarrow \frac{6}{{DE}} = \frac{3}{5} \Rightarrow DE = 10\left( {{\rm{\;cm}}} \right)\)

      Đáp án D.

      Câu 8 :

      Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn?

      • A.
        \(5x + 2y - 9 = 0\).
      • B.
        \(7{\rm{x}} - 9 = 0\).
      • C.
        \({x^2} = 9\).
      • D.
        \({y^2} - 3x + 3 = 0\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn có dạng \(ax + b = 0\left( {a \ne 0} \right)\)

      Lời giải chi tiết :

      \(7{\rm{x}} - 9 = 0\) là phương trình bậc nhất một ẩn

      Đáp án B.

      Câu 9 :

      Người ta đặt các trạm đo mưa tự động trên toàn quốc để phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai của các tỉnh, thành phố, các hồ thủy lợi, thuỷ điện trên toàn quốc. Dữ liệu gừi về từ các trạm được hiển thị trên một website với các thông tin: Địa điểm, Lượng mưa (đo bằng mm) và Mức độ mưa (Không mưa, mưa nhỏ, mưa vừa, mưa to).

      Người ta đã thực hiện thu thập dữ liệu bằng cách:

      • A.
        Thu thập trực tiếp thông qua quan sát
      • B.
        Thu thập trực tiếp thông qua làm thí nghiệm
      • C.
        Thu thập trực tiếp bằng cách lập bảng hỏi
      • D.
        Thu thập gián tiếp

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào phương pháp thu thập dữ liệu.

      Lời giải chi tiết :

      Người ta đã thực hiện thu thập dữ liệu bằng cách trực tiếp thông qua làm thí nghiệm.

      Đáp án B.

      Câu 10 :

      Một công ty nước giải khát quảng cáo soda cam của họ là "có hương vị tự nhiên", mặc dù nó chỉ chứa \(5{\rm{\% }}\) nước cam. Theo quy định, một nước uống được gọi là "có hương vị tự nhiên" phải chứa ít nhất \(10{\rm{\% }}\) nước trái cây. Nhà sản xuất này phải thêm ít nhất bao nhiêu mililít nước cam nguyên chất vào 900ml soda cam để đảm bảo yêu cầu này?

      • A.
        \(50{\rm{ml}}\)
      • B.
        \(60{\rm{ml}}\)
      • C.
        \(65{\rm{ml}}\)
      • D.
        \(68{\rm{ml}}\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Giải bài toán bằng cách lập phương trình.

      Bước 1: Lập phương trình:

      Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số;

      Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết;

      Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.

      Bước 2: Giải phương trình.

      Bước 3: Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận.

      Lời giải chi tiết :

      Gọi \({\rm{x}}\left( {{\rm{ml}}} \right)\) là lượng nước cam nguyên chất cần thêm vào. Điều kiện: \(x > 0\)

      Số mililít nước uống sau khi thêm \(x\left( {{\rm{ml}}} \right)\) nước cam nguyên chất là \(900 + x\left( {{\rm{ml}}} \right)\)

      Số mililít nước cam nguyên chất là \(900.5{\rm{\% }} + x\left( {{\rm{ml}}} \right)\)

      Nước uống có ít nhất 10% nước cam nguyên chất khi

      \(\frac{{900.5{\rm{\% }} + x}}{{900 + x}} = 10{\rm{\% }}\)

      \(45 + x = 90 + 0,1x\)

      \(x - 0,1x = 90 - 45\)

      \(0,9x = 45\)

      \(x = 50\) (thỏa mãn điều kiện)

      Vậy cần phải thêm ít nhất \(50{\rm{ml}}\) nước cam nguyên chất.

      Đáp án A.

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Giải các phương trình sau:a) \(4x - 2 = x + 5\);b) \( - 2x - 5 = 5x - 7\);c) \(2\left( {2x - 1} \right) = 5\left( {x - 1} \right)\).

      Phương pháp giải :

      Phương trình bậc nhất \(ax + b = 0\left( {a \ne 0} \right)\) được giải như sau:

      \(ax + b = 0\)

      \(ax = - b\)

      \(x = - \frac{b}{a}\)

      Lời giải chi tiết :

      a) \(4x - 2 = x + 5\)

      \(4x - x = 2 + 5\)

      \(3x = 7\)

      \(x = \frac{7}{3}\)

      Vậy phương trình có nghiệm là \(x = \frac{7}{3}\) b) \( - 2x - 5 = 5x - 7\)

      \(5x + 2x = 7 - 5\)

      \(7x = 2\)

      \(x = \frac{2}{7}\)

      Vậy nghiệm của phương trình là \(x = \frac{2}{7}\)c) \(2\left( {2x - 1} \right) = 5\left( {x - 1} \right)\)\(4x - 2 = 5x - 5\)\(5x - 4x = 5 - 2\)\(x = 3\)Vậy nghiệm của phương trình là \(x = 3\)

      Câu 2 :

      Hai tổ sản xuất cùng may một loại áo. Nếu tổ thứ nhất may trong 5 ngày, tổ thứ hai may trong 7 ngày thì cả hai tổ may được 1000 chiếc áo. Biết rằng năng suất lao động của tổ thứ nhất hơn tổ thứ hai là 8 chiếc áo/ngày. Tính năng suất lao động của mối tỗ.

      Phương pháp giải :

      Giải bài toán bằng cách lập phương trình.

      Bước 1: Lập phương trình:

      Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số;

      Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết;

      Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.

      Bước 2: Giải phương trình.

      Bước 3: Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận.

      Toán về năng suất lao động:

      Khối lượng công việc= Năng suất lao động \( \times \) Thời gian hoàn thành

      Lời giải chi tiết :

      Gọi năng suất lao động của tổ thứ hai là \(x\) (chiếc áo/ ngày). Điều kiện: \(x \in {\mathbb{N}^{\rm{*}}}\)

      Năng suất lao động của tổ thứ nhất là: \(x + 8\) (chiếc áo/ ngày)

      Trong 5 ngày, tổ thứ nhất may được: \(5\left( {x + 8} \right)\) (chiếc áo)

      Trong 7 ngày, tổ thứ hai may được: \(7{\rm{x}}\)

      Vì tổ thứ nhất may trong 5 ngày, tổ thứ hai may trong 7 ngày thì cả hai tổ may được 1000 chiếc áo nên ta có phương trình:

      \(5\left( {x + 8} \right) + 7x = 1000\)

      \(12x + 40 = 1000\)

      \(12x = 960\)

      \(x = 80\left( {{\rm{TM}}} \right)\)

      Vậy năng suất của tổ thứ nhất là 88 chiếc áo/ ngày, năng suất của tổ thứ hai là 80 chiếc áo/ ngày.

      Câu 3 :

      Một tấm bìa cứng hình tròn được chia thành 20 hình quạt như nhau, đánh số 1;2;..;20 và được gắn vào trục quay có mũi tên cố định ở tâm. Quay tấm bìa và quan sát xem mũi tên chỉ vào hình quạt nào khi tấm bìa dừng lại.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều 1 8

      Tính xác suất để mũi tên:

      a) Chỉ vào hình quạt ghi số chia hết cho 4 .

      b) Chỉ vào hình quạt ghi số không phải là số nguyên tố.

      Phương pháp giải :

      Trong trò chơi chọn ngẫu nhiên một đối tượng từ một nhóm đối tượng, xác suất của một biến cố bằng tỉ số của số kết quả thuận lợi cho biến cố và số các kết quả có thể xảy ra đối với đối tượng được chọn ra.

      Lời giải chi tiết :

      a) Có 20 kết quả có thể xảy ra.

      Có 5 kết quả thuận lợi là \(4;8;12;16;20\)

      Xác suất để mũi tên chỉ vào hình quạt ghi số chia hết cho 4 là \(\frac{5}{{20}} = \frac{1}{4}\)

      b) Có 12 kết quả thuận lợi là \(1;4;6;8;9;10;12;14;15;16;18;20\)

      Xác suất để mũi tên chỉ vào hình quạt ghi số không phải số nguyên tố là \(\frac{{12}}{{20}} = \frac{3}{5}\)

      Câu 4 :

      Một hộp chứa 3 viên bi xanh, 4 viên bi đỏ và 5 viên bi vàng có kích thước và khối lượng giống nhau. Lấy ra ngẫu nhiên 1 viên bi từ hộp. Tính xác suất của các biến cố:

      a) A: "Viên bi lấy ra có màu xanh";

      b) B: "Viên bi lấy ra không có màu đỏ".

      Phương pháp giải :

      Trong trò chơi chọn ngẫu nhiên một đối tượng từ một nhóm đối tượng, xác suất của một biến cố bằng tỉ số của số kết quả thuận lợi cho biến cố và số các kết quả có thể xảy ra đối với đối tượng được chọn ra.

      Lời giải chi tiết :

      a) Có 12 kết quả có thể xảy ra.

      Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố A: "Viên bi lấy ra có màu xanh"

      Xác suất của biến cố \({\rm{A}}\) là \(\frac{3}{6} = \frac{1}{2}\)

      b) Có 8 kết quả thuận lợi cho biến cố B: "Viên bi lấy ra không có màu đỏ"

      Xác suất của biến cố \({\rm{B}}\) là \(\frac{8}{{12}} = \frac{2}{3}\)

      Câu 5 :

      Cho tam giác \({\rm{ABC}}\) vuông tại \(A(AB < AC)\), kẻ đường cao \({\rm{AH}}\), đường trung tuyến \({\rm{AM}}\). Đường thẳng vuông góc với \({\rm{AM}}\) tại \(A\) cắt đường thẳng \({\rm{BC}}\) tại \(D\). Chứng minh rằng:a) \({\rm{AB}}\) là tia phân giác của \(\widehat {DAH}\).b) \(BH.CD = BD.CH\).

      Phương pháp giải :

      a) Chứng minh bắc cầu: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\widehat {DAB} + \widehat {BAM} = \widehat {DAM} = {{90}^0}\left( {do\,AM \bot AD} \right)}\\{\widehat {BAH} + \widehat {ABH} = \widehat {AHB} = {{90}^0}\left( {do\,AH \bot BC} \right)}\end{array}} \right.\)

      Chứng minh được: \(\widehat {MBA} = \widehat {MAB}\)

      suy ra \(\widehat {DAB} = \widehat {BAH}\) (cùng phụ với hai góc bằng nhau)

      b) Sử dụng tính chất đường phân giác trong \({\rm{AB}}\) của tam giác \({\rm{ADH}}\)

      Sử dụng tính chất đường phân giác ngoài \({\rm{AC}}\) tại đỉnh \({\rm{A}}\) của tam giác \({\rm{ADH}}\).

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều 1 9

      a) \(\Delta ABC\) vuông tại \(A\), đường trung tuyến \(AM\) nên \(AM = MB\) suy ra \(\Delta AMB\) cân tại \(M\)

      suy ra \(\widehat {MBA} = \widehat {MAB}\) hay \(\widehat {BAM} = \widehat {ABH}\)

      Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\widehat {DAB} + \widehat {BAM} = \widehat {DAM} = {{90}^0}\left( {do\,AM \bot AD} \right)}\\{\widehat {BAH} + \widehat {ABH} = \widehat {AHB} = {{90}^0}\left( {do\,AH \bot BC} \right)}\end{array}} \right.\)

      suy ra \(\widehat {DAB} = \widehat {BAH}\) (cùng phụ với hai góc bằng nhau)

      suy ra \(AB\) là tia phân giác của \(\widehat {DAH}\).

      b) Vì \(AB\) là tia phân giác của \(\widehat {DAH}\) nên \(\frac{{BH}}{{BD}} = \frac{{AH}}{{AD}}\) (tính chất đường phân giác)

      Vì \(AC \bot AB,\widehat {DAH}\) kề bù với \(\widehat {HAx}\) nên \(AC\) là tia phân giác \(\widehat {HAx}\) suy ra \(\frac{{CH}}{{CD}} = \frac{{AH}}{{AD}}\)

      Suy ra \(\frac{{BH}}{{BD}} = \frac{{AH}}{{AD}} = \frac{{CH}}{{CD}}\). Do đó \(BH \cdot CD = CH \cdot BD\).

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều trong chuyên mục sgk toán 8 trên nền tảng soạn toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán trung học cơ sở này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 8 cho học sinh, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều là một bài kiểm tra quan trọng giúp đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh sau một nửa học kỳ. Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, tập trung vào các chủ đề chính như biểu thức đại số, phương trình bậc nhất một ẩn, bất đẳng thức, hệ phương trình, hàm số bậc nhất, và các ứng dụng thực tế của đại số.

      Cấu trúc đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều

      Thông thường, đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Cánh diều có cấu trúc gồm các phần sau:

      1. Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng nhận biết các khái niệm toán học.
      2. Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết cho các bài toán, thể hiện khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề.

      Nội dung chi tiết đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều

      Dưới đây là một số dạng bài tập thường xuất hiện trong đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều:

      • Bài tập về biểu thức đại số: Tính giá trị của biểu thức, thu gọn biểu thức, phân tích đa thức thành nhân tử.
      • Bài tập về phương trình bậc nhất một ẩn: Giải phương trình, tìm nghiệm của phương trình, ứng dụng phương trình để giải quyết bài toán thực tế.
      • Bài tập về bất đẳng thức: Giải bất đẳng thức, tìm tập nghiệm của bất đẳng thức, so sánh các số thực.
      • Bài tập về hệ phương trình: Giải hệ phương trình, tìm nghiệm của hệ phương trình, ứng dụng hệ phương trình để giải quyết bài toán thực tế.
      • Bài tập về hàm số bậc nhất: Xác định hàm số, vẽ đồ thị hàm số, tìm giá trị của hàm số tại một điểm cho trước.

      Hướng dẫn giải đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều

      Để giải tốt đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều, học sinh cần:

      • Nắm vững kiến thức cơ bản: Hiểu rõ các định nghĩa, định lý, công thức và quy tắc trong chương trình học.
      • Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và làm quen với các dạng bài tập thường gặp.
      • Đọc kỹ đề bài: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài trước khi bắt đầu giải.
      • Trình bày lời giải rõ ràng, mạch lạc: Viết các bước giải một cách chi tiết và dễ hiểu.
      • Kiểm tra lại kết quả: Đảm bảo rằng kết quả của mình là chính xác.

      Tầm quan trọng của việc luyện tập với đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều

      Việc luyện tập với đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 7 - Cánh diều không chỉ giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi mà còn giúp các em:

      • Đánh giá năng lực bản thân: Xác định những kiến thức và kỹ năng còn yếu để tập trung ôn luyện.
      • Rèn luyện kỹ năng làm bài thi: Quản lý thời gian, phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu hỏi, và tránh những sai sót không đáng có.
      • Tăng cường sự tự tin: Khi đã làm quen với các dạng bài tập và tự tin vào khả năng của mình, học sinh sẽ cảm thấy tự tin hơn khi bước vào phòng thi.

      montoan.com.vn: Nguồn tài liệu học toán 8 uy tín

      montoan.com.vn là một website học toán online uy tín, cung cấp đầy đủ các tài liệu học tập, bài giảng, đề thi và đáp án cho học sinh lớp 8. Chúng tôi cam kết mang đến cho học sinh những trải nghiệm học tập tốt nhất, giúp các em đạt kết quả cao trong học tập.

      Hãy truy cập montoan.com.vn ngay hôm nay để khám phá thêm nhiều tài liệu học toán 8 hữu ích khác!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8