1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Cánh diều

Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Cánh diều

Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Cánh diều: Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi

montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Cánh diều, một công cụ hỗ trợ học sinh ôn luyện và đánh giá năng lực một cách hiệu quả. Đề thi được biên soạn theo chương trình học kì 1 Toán 8, sách Cánh diều, bao gồm các dạng bài tập đa dạng và có đáp án chi tiết.

Với đề thi này, các em học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và làm quen với cấu trúc đề thi thực tế. Đây là bước chuẩn bị quan trọng để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi học kì sắp tới.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.
    Câu 1 :

    Kết quả thương của phép chia \(\left( {3x{y^2} - 2{x^2}y + {x^3}} \right):\left( { - \frac{1}{2}x} \right)\) là:

    • A.
      \( - \frac{3}{2}{y^2} + xy - \frac{1}{2}{x^2}\).
    • B.
      \(3{y^2} + 2xy + {x^2}\).
    • C.
      \( - 6{y^2} + 4xy - 2{x^2}\).
    • D.
      \(6{y^2} - 4xy + {x^2}\).
    Câu 2 :

    Giá trị của đa thức \({x^3}y - 14{y^3} - 6x{y^2} + y + 2\) tại x = -1 ; y = 0,5 là:

    • A.
      1.
    • B.
      0,75.
    • C.
      2,5.
    • D.
      1,75.
    Câu 3 :

    Phân thức \(\frac{2}{{x - 3}}\) không có nghĩa khi:

    • A.
      \(x = 3\).
    • B.
      \(x > 3\).
    • C.
      \(x < 3\).
    • D.
      \(x \ne 3\).
    Câu 4 :

    Phân thức nghịch đảo của phân thức \(\frac{2}{{x - 4}}\left( {x \ne 4} \right)\) là:

    • A.
      \(\frac{{x - 4}}{2}\).
    • B.
      \( - \frac{2}{{x - 4}}\).
    • C.
      x - 4.
    • D.
      \(\frac{{x - 4}}{{ - 2}}\).
    Câu 5 :

    Rút gọn phân thức \(\frac{{x - 3}}{{{x^2} - 9}}\left( {x \ne \pm 3} \right)\), ta được kết quả:

    • A.
      \(\frac{1}{{x - 3}}\).
    • B.
      \(\frac{1}{{x + 3}}\).
    • C.
      \(\frac{{ - 1}}{{x - 3}}\).
    • D.
      \(\frac{{ - 1}}{{x + 3}}\).
    Câu 6 :

    Hai đường chéo của hình chữ nhật

    • A.
      song song với nhau.
    • B.
      vuông góc với nhau.
    • C.
      bằng nhau.
    • D.
      là các đường phân giác của các góc.
    Câu 7 :

    Một tứ giác là hình bình hành nếu nó là:

    • A.
      Tứ giác có hai cạnh song song với nhau.
    • B.
      Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau.
    • C.
      Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau.
    • D.
      Tứ giác có hai góc đối bằng nhau.
    Câu 8 :

    Những tứ giác nào sau đây có hai đường chéo bằng nhau?

    • A.
      Hình chữ nhật, hình thang, hình vuông.
    • B.
      Hình chữ nhật, hình thang cân, hình vuông.
    • C.
      Hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật.
    • D.
      Hình thoi, hình chữ nhật, hình thang cân.
    Câu 9 :

    Độ dài một cạnh góc vuông và cạnh huyền của một tam giác vuông lần lượt là 3cm và 5cm. Diện tích của tam giác vuông đó là:

    • A.
      12cm2.
    • B.
      14cm2.
    • C.
      6cm2.
    • D.
      7cm2.
    Câu 10 :

    Cho hình khối chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a và cạnh bên bằng 2a. Tính thể tích V của khối chóp S.ABC.

    • A.
      \(V = \frac{{\sqrt {13} {a^3}}}{{12}}\).
    • B.
      \(V = \frac{{\sqrt {11} {a^3}}}{{12}}\).
    • C.
      \(V = \frac{{\sqrt {11} {a^3}}}{6}\).
    • D.
      \(V = \frac{{\sqrt {11} {a^3}}}{4}\).
    Câu 11 :

    Một hình chóp tứ giác đều S.ABCD có độ dài trung đoạn là 12cm và đáy là hình vuông có chu vi là 40cm. Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều đó là:

    • A.
      100 cm2.
    • B.
      120 cm2.
    • C.
      150 cm2.
    • D.
      240 cm2.
    Câu 12 :

    Nhà bác học Galileo Galilei(1564 – 1642) là người đầu tiên phát hiện ra quan hệ giữa quãng đường chuyển động y (m) và thời gian chuyển động x (giây) của một vật được biểu diễn gần đúng bởi hàm số \(y = 5{x^2}\). Quãng đường mà vật đó chuyển động được sau 3 giây là :

    • A.
      20m.
    • B.
      45m.
    • C.
      50m.
    • D.
      60.
    Câu 13 :

    Cho hình vẽ bên . Đường thẳng OK là đồ thị của hàm số:

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Cánh diều 0 1

    • A.
      y = - 2 x .
    • B.
      y = - 0,5x.
    • C.
      y = \(\frac{1}{2}\)x .
    • D.
      y = 2 x.
    Câu 14 :

    Xác định đường thẳng \(y = ax + b;(a \ne 0)\) có hệ số góc bằng 2 và đi qua điểm A (2;1)

    • A.
      \(y = - 2x + 3\).
    • B.
      \(y = 2x - 3\).
    • C.
      \(y = - 2x - 3\).
    • D.
      \(y = 2x + 5\).
    Câu 15 :

    “Trên mặt phẳng, ta vẽ hai trục số Ox, Oy …… với nhau và ……. tại gốc tọa độ O của mỗi trục. Khi đó ta có hệ trục tọa độ Oxy”. Các từ lần lượt cần điền đó là :

    • A.
      song song; vuông góc .
    • B.
      vuông góc; trùng nhau.
    • C.
      vuông góc; cắt nhau.
    • D.
      trùng; cắt nhau.
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Chứng tỏ rằng giá trị của các biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến.

    a) \(A = 2xy + \frac{1}{2}x.\left( {2x - 4y + 4} \right) - x\left( {x + 2} \right)\)

    b) \(B = {\left( {x + 2} \right)^2} - {\left( {x - 3} \right)^2} - 10x\)

    Câu 2 :

    Cho biểu thức \(M = \frac{{2\left( {1 - 9{x^2}} \right)}}{{3{x^2} + 6x}}:\frac{{2 - 6x}}{{3x}}\).

    a) Rút gọn M.

    b) Tìm các giá trị nguyên của x để M có giá trị nguyên.

    Câu 3 :

    Nhiệt độ sôi của nước không phải lúc nào cũng là \({100^0}C\) mà phụ thuộc vào độ cao của nơi đó so với mực nước biển. Chẳng hạn Thành phố Hồ Chí Minh có độ cao xem như ngang mực nước biển (x = 0m) thì nước có nhiệt độ số là y = \({100^0}C\)nhưng ở thủ đô La Paz của Bolivia, Nam Mỹ có độ cao x = 3600 m so với mực nước biển thì nhiệt độ sôi của nước là y = \({87^0}C\). Ở độ cao khoảng vài km, người ta thấy mối liên hệ giữa hai đại lượng này là một hàm số bậc nhất y = ax + b có đồ thị như hình bên :

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Cánh diều 0 2

    a) Xác định a và b.

    b) Thành phố Đà Lạt có độ cao 1500 m so với mực nước biển. Hỏi nhiệt độ sôi của nước ở thành phố này là bao nhiêu ?

    Câu 4 :

    1. Một giá đèn cầy có dạng hình chóp tứ giác đều như hình bên có độ dài cạnh đáy là 14cm; các cạnh bên có độ dài bằng \(17\sqrt 2 \)cm

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Cánh diều 0 3

    Tính thể tích của giá đèn cầy có dạng hình chóp tứ giác đều với kích thước như trên. (Làm tròn đến hàng đơn vị).

    2. Cho hình thang cân \(ABCD\) \((AB\parallel CD,AB < CD)\), các đường cao \(AH\), \(BK\).

    a) Tứ giác \(ABKH\) là hình gì? Vì sao?

    b) Chứng minh \(DH = CK\).

    c) Tứ giác \(ABCE\) là hình gì?

    Câu 5 :

    Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:\(A = 4{x^2} - 12x + 15\).

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.
      Câu 1 :

      Kết quả thương của phép chia \(\left( {3x{y^2} - 2{x^2}y + {x^3}} \right):\left( { - \frac{1}{2}x} \right)\) là:

      • A.
        \( - \frac{3}{2}{y^2} + xy - \frac{1}{2}{x^2}\).
      • B.
        \(3{y^2} + 2xy + {x^2}\).
      • C.
        \( - 6{y^2} + 4xy - 2{x^2}\).
      • D.
        \(6{y^2} - 4xy + {x^2}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc chia đa thức cho đơn thức.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}\left( {3x{y^2} - 2{x^2}y + {x^3}} \right):\left( { - \frac{1}{2}x} \right)\\ = 3x{y^2}:\left( { - \frac{1}{2}x} \right) - 2{x^2}y:\left( { - \frac{1}{2}x} \right) + {x^3}:\left( { - \frac{1}{2}x} \right)\\ = - 6{y^2} + 4xy - 2{x^2}\end{array}\)

      Câu 2 :

      Giá trị của đa thức \({x^3}y - 14{y^3} - 6x{y^2} + y + 2\) tại x = -1 ; y = 0,5 là:

      • A.
        1.
      • B.
        0,75.
      • C.
        2,5.
      • D.
        1,75.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Thay x = -1 ; y = 0,5 vào biểu thức để tính giá trị.

      Lời giải chi tiết :

      Thay x = -1 ; y = 0,5 vào biểu thức, ta được:

      \(\begin{array}{l}{( - 1)^3}.0,5 - 14{(0,5)^3} - 6( - 1){(0,5)^2} + 0,5 + 2\\ = - 0,5 - 14.0,125 + 6.0,25 + 0,5 + 2\\ = - 0,5 - 1,75 + 1,5 + 0,5 + 2\\ = 1,75\end{array}\)

      Câu 3 :

      Phân thức \(\frac{2}{{x - 3}}\) không có nghĩa khi:

      • A.
        \(x = 3\).
      • B.
        \(x > 3\).
      • C.
        \(x < 3\).
      • D.
        \(x \ne 3\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Phân thức không có nghĩa khi mẫu thức bằng 0.

      Lời giải chi tiết :

      Phân thức \(\frac{2}{{x - 3}}\) không có nghĩa khi x – 3 = 0 hay x = 3.

      Câu 4 :

      Phân thức nghịch đảo của phân thức \(\frac{2}{{x - 4}}\left( {x \ne 4} \right)\) là:

      • A.
        \(\frac{{x - 4}}{2}\).
      • B.
        \( - \frac{2}{{x - 4}}\).
      • C.
        x - 4.
      • D.
        \(\frac{{x - 4}}{{ - 2}}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Hai phân thức được gọi là nghịch đảo nếu tích của chúng bằng 1.

      Lời giải chi tiết :

      Phân thức nghịch đảo của phân thức \(\frac{2}{{x - 4}}\) là: \(1:\frac{2}{{x - 4}} = \frac{{x - 4}}{2}\).

      Câu 5 :

      Rút gọn phân thức \(\frac{{x - 3}}{{{x^2} - 9}}\left( {x \ne \pm 3} \right)\), ta được kết quả:

      • A.
        \(\frac{1}{{x - 3}}\).
      • B.
        \(\frac{1}{{x + 3}}\).
      • C.
        \(\frac{{ - 1}}{{x - 3}}\).
      • D.
        \(\frac{{ - 1}}{{x + 3}}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Sử dụng các quy tắc tính với phân thức để rút gọn.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\frac{{x - 3}}{{{x^2} - 9}} = \frac{{x - 3}}{{\left( {x - 3} \right)\left( {x + 3} \right)}} = \frac{1}{{x + 3}}\).

      Câu 6 :

      Hai đường chéo của hình chữ nhật

      • A.
        song song với nhau.
      • B.
        vuông góc với nhau.
      • C.
        bằng nhau.
      • D.
        là các đường phân giác của các góc.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng tính chất của hình chữ nhật.

      Lời giải chi tiết :

      Hai đường chéo của hình chữ nhật bằng nhau nên chọn đáp án C.

      Câu 7 :

      Một tứ giác là hình bình hành nếu nó là:

      • A.
        Tứ giác có hai cạnh song song với nhau.
      • B.
        Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau.
      • C.
        Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau.
      • D.
        Tứ giác có hai góc đối bằng nhau.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hình bình hành.

      Lời giải chi tiết :

      Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành nên chọn đáp án C.

      Câu 8 :

      Những tứ giác nào sau đây có hai đường chéo bằng nhau?

      • A.
        Hình chữ nhật, hình thang, hình vuông.
      • B.
        Hình chữ nhật, hình thang cân, hình vuông.
      • C.
        Hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật.
      • D.
        Hình thoi, hình chữ nhật, hình thang cân.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về các hình đã học.

      Lời giải chi tiết :

      Những tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là: hình thang cân, hình chữ nhật, hình vuông nên chọn đáp án B.

      Câu 9 :

      Độ dài một cạnh góc vuông và cạnh huyền của một tam giác vuông lần lượt là 3cm và 5cm. Diện tích của tam giác vuông đó là:

      • A.
        12cm2.
      • B.
        14cm2.
      • C.
        6cm2.
      • D.
        7cm2.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng định lí Pythagore để tính.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Cánh diều 1 1

      Tam giác ABC vuông tại A có AC = 3cm, BC = 5cm. Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABC, ta có: \(A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\)

      \(\begin{array}{l} \Rightarrow A{B^2} = B{C^2} - A{C^2} = {5^2} - {3^2} = 16\\ \Rightarrow AB = \sqrt {16} = 4(cm)\end{array}\)

      Diện tích của tam giác vuông đó là: \({S_{ABC}} = \frac{1}{2}AB.AC = \frac{1}{2}4.3 = 6\left( {c{m^2}} \right)\).

      Câu 10 :

      Cho hình khối chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a và cạnh bên bằng 2a. Tính thể tích V của khối chóp S.ABC.

      • A.
        \(V = \frac{{\sqrt {13} {a^3}}}{{12}}\).
      • B.
        \(V = \frac{{\sqrt {11} {a^3}}}{{12}}\).
      • C.
        \(V = \frac{{\sqrt {11} {a^3}}}{6}\).
      • D.
        \(V = \frac{{\sqrt {11} {a^3}}}{4}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Sử dụng tính chất đường trung bình.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Cánh diều 1 2

      Gọi I là trung điểm của cạnh BC, vì tam giác ABC là tam giác đều nên AI là đường trung tuyến đồng thời là đường cao của tam giác ABC.

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABI, ta có:

      \(\begin{array}{l}A{I^2} = A{B^2} - B{I^2} = {a^2} - {\left( {\frac{a}{2}} \right)^2} = \frac{{3{a^2}}}{4}\\ \Rightarrow AI = \sqrt {\frac{{3{a^2}}}{4}} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\end{array}\)\(\)

      \(AO = \frac{2}{3}AI = \frac{2}{3}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\) (O là trọng tâm)

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác SOA, ta có:

      \(\begin{array}{l}S{O^2} = S{A^2} - A{O^2} = {\left( {2a} \right)^2} - {\left( {\frac{{a\sqrt 3 }}{3}} \right)^2} = \frac{{11{a^2}}}{3}\\ \Rightarrow SO = \sqrt {\frac{{11{a^2}}}{3}} = \frac{{a\sqrt {33} }}{3}\end{array}\)

      Vậy thể tích khối chóp S.ABC là:

      \(\begin{array}{l}V = \frac{1}{3}.SO.{S_{ABC}} = \frac{1}{3}.\frac{{a\sqrt {33} }}{3}\left( {\frac{1}{2}\frac{{a\sqrt 3 }}{2}.a} \right)\\ = \frac{{{a^3}\sqrt {11} }}{{12}}\end{array}\)

      Câu 11 :

      Một hình chóp tứ giác đều S.ABCD có độ dài trung đoạn là 12cm và đáy là hình vuông có chu vi là 40cm. Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều đó là:

      • A.
        100 cm2.
      • B.
        120 cm2.
      • C.
        150 cm2.
      • D.
        240 cm2.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều.

      Lời giải chi tiết :

      Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều đó là:

      \({S_{xq}} = \frac{{40}}{2}.12 = 240\left( {c{m^2}} \right)\)

      Câu 12 :

      Nhà bác học Galileo Galilei(1564 – 1642) là người đầu tiên phát hiện ra quan hệ giữa quãng đường chuyển động y (m) và thời gian chuyển động x (giây) của một vật được biểu diễn gần đúng bởi hàm số \(y = 5{x^2}\). Quãng đường mà vật đó chuyển động được sau 3 giây là :

      • A.
        20m.
      • B.
        45m.
      • C.
        50m.
      • D.
        60.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Thay x = 3 vào hàm số.

      Lời giải chi tiết :

      Với x = 3 thì \(y = {5.3^2} = 45\)(m).

      Vậy quãng đường mà vật đó chuyển động được sau 3 giây là 45m.

      Câu 13 :

      Cho hình vẽ bên . Đường thẳng OK là đồ thị của hàm số:

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Cánh diều 1 3

      • A.
        y = - 2 x .
      • B.
        y = - 0,5x.
      • C.
        y = \(\frac{1}{2}\)x .
      • D.
        y = 2 x.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Quan sát đồ thị để xác định điểm O; K.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có tọa độ điểm O là O(0; 0); tọa độ điểm K là K(2; -1).

      Gọi hàm số cần tìm là \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\).

      Vì đồ thị của hàm số đi qua điểm O(0; 0) và điểm K nên ta có:

      \(0 = a.0 + b\)\( \Leftrightarrow \)\(b = 0 \Rightarrow y = ax\)

      \( - 1 = a.2\)\( \Leftrightarrow \)\(a = \frac{{ - 1}}{2}\)\( \Rightarrow y = - \frac{1}{2}x = y = - 0,5x\).

      * Học sinh cũng có thể thay tọa độ điểm O và K vào các hàm số trong đáp án để tìm hàm số.

      Câu 14 :

      Xác định đường thẳng \(y = ax + b;(a \ne 0)\) có hệ số góc bằng 2 và đi qua điểm A (2;1)

      • A.
        \(y = - 2x + 3\).
      • B.
        \(y = 2x - 3\).
      • C.
        \(y = - 2x - 3\).
      • D.
        \(y = 2x + 5\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hệ số góc và hàm số bậc nhất để xác định.

      Lời giải chi tiết :

      Vì đường thẳng có hệ số góc bằng 2 nên a = 2 => y = 2x + b.

      Vì đường thẳng đi qua điểm A(2; 1) nên 1 = 2.2 + b hay b = -3 => y = 2x - 3.

      Câu 15 :

      “Trên mặt phẳng, ta vẽ hai trục số Ox, Oy …… với nhau và ……. tại gốc tọa độ O của mỗi trục. Khi đó ta có hệ trục tọa độ Oxy”. Các từ lần lượt cần điền đó là :

      • A.
        song song; vuông góc .
      • B.
        vuông góc; trùng nhau.
      • C.
        vuông góc; cắt nhau.
      • D.
        trùng; cắt nhau.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về mặt phẳng tọa độ.

      Lời giải chi tiết :

      “Trên mặt phẳng, ta vẽ hai trục số Ox, Oy vuông góc với nhau và cắt nhau tại gốc tọa độ O của mỗi trục. Khi đó ta có hệ trục tọa độ Oxy”

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Chứng tỏ rằng giá trị của các biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến.

      a) \(A = 2xy + \frac{1}{2}x.\left( {2x - 4y + 4} \right) - x\left( {x + 2} \right)\)

      b) \(B = {\left( {x + 2} \right)^2} - {\left( {x - 3} \right)^2} - 10x\)

      Phương pháp giải :

      Sử dụng các phép tính với đa thức để rút gọn biểu thức.

      Lời giải chi tiết :

      a) \(A = 2xy + \frac{1}{2}x.\left( {2x - 4y + 4} \right) - x\left( {x + 2} \right)\)

      \(\begin{array}{l} = 2xy + {x^2} - 2xy + 2x - {x^2} - 2x\\ = 0\end{array}\)

      Vì A = 0 nên biểu thức A không phụ thuộc vào giá trị của biến.

      b) \(B = {\left( {x + 2} \right)^2} - {\left( {x - 3} \right)^2} - 10x\)

      \(\begin{array}{l} = {\left( {x + 2} \right)^2} - {\left( {x - 3} \right)^2} - 10x\\ = \left( {x + 2 - x + 3} \right)\left( {x + 2 + x - 3} \right) - 10x\\ = 5\left( {2x - 1} \right) - 10x\\ = 10x - 5 - 10x\\ = - 5\end{array}\)

      Vì B = -5 nên biểu thức B không phụ thuộc vào giá trị của biến.

      Câu 2 :

      Cho biểu thức \(M = \frac{{2\left( {1 - 9{x^2}} \right)}}{{3{x^2} + 6x}}:\frac{{2 - 6x}}{{3x}}\).

      a) Rút gọn M.

      b) Tìm các giá trị nguyên của x để M có giá trị nguyên.

      Phương pháp giải :

      a) Xác định điều kiện xác định của M. Sử dụng các quy tắc tính của phân thức để rút gọn M.

      b) Để phân thức M nguyên thì tử thức chia hết cho mẫu thức.

      Lời giải chi tiết :

      a) Ta có: \(M = \frac{{2\left( {1 - 9{x^2}} \right)}}{{3{x^2} + 6x}}:\frac{{2 - 6x}}{{3x}}\left( {x \ne 0;x \ne - 2} \right)\)

      \(\begin{array}{l} = \frac{{2\left( {1 - 3x} \right)\left( {1 + 3x} \right)}}{{3x\left( {x + 2} \right)}}:\frac{{2(1 - 3x)}}{{3x}}\\ = \frac{{2\left( {1 - 3x} \right)\left( {1 + 3x} \right)}}{{3x\left( {x + 2} \right)}}.\frac{{3x}}{{2\left( {1 - 3x} \right)}}\\ = \frac{{1 + 3x}}{{x + 2}}\end{array}\)

      Vậy \(M = \frac{{1 + 3x}}{{x + 2}}\).

      b) Ta có: \(M = \frac{{1 + 3x}}{{x + 2}} = \frac{{3x + 6 - 5}}{{x + 2}} = 3 - \frac{5}{{x + 2}}\)

      Để M nguyên thì \(\frac{5}{{x + 2}}\) nguyên, hay \(\left( {x + 2} \right) \in U\left( 5 \right) = \left\{ { \pm 1; \pm 5} \right\}\).

      Ta có bảng giá trị sau:

      x + 2

      -1

      1

      -5

      5

      x

      -3 (TM)

      -1 (TM)

      -7 (TM)

      3 (TM)

      \(M = \frac{{1 + 3x}}{{x + 2}}\)

      8

      -2

      4

      2

      Vậy \(x \in \left\{ { - 3; - 2; - 7;3} \right\}\) thì M có giá trị nguyên.

      Câu 3 :

      Nhiệt độ sôi của nước không phải lúc nào cũng là \({100^0}C\) mà phụ thuộc vào độ cao của nơi đó so với mực nước biển. Chẳng hạn Thành phố Hồ Chí Minh có độ cao xem như ngang mực nước biển (x = 0m) thì nước có nhiệt độ số là y = \({100^0}C\)nhưng ở thủ đô La Paz của Bolivia, Nam Mỹ có độ cao x = 3600 m so với mực nước biển thì nhiệt độ sôi của nước là y = \({87^0}C\). Ở độ cao khoảng vài km, người ta thấy mối liên hệ giữa hai đại lượng này là một hàm số bậc nhất y = ax + b có đồ thị như hình bên :

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Cánh diều 1 4

      a) Xác định a và b.

      b) Thành phố Đà Lạt có độ cao 1500 m so với mực nước biển. Hỏi nhiệt độ sôi của nước ở thành phố này là bao nhiêu ?

      Phương pháp giải :

      a) Thay x = 0 và y = 100; x = 3600 và y = 87 vào hàm số y = ax + b để xác định a và b.

      b) Thay x = 1500 m để tính nhiệt độ sôi của nước ở thành phố này.

      Lời giải chi tiết :

      a) Thành phố Hồ Chí Minh có độ cao xem như ngang mực nước biển (x = 0m) thì nước có nhiệt độ số là y = \({100^0}C\) nên (0; 100) thuộc đồ thị hàm số y = ax + b => 100 = a.0 + b hay b = 100 => y = ax + 100.

      Thủ đô La Paz của Bolivia, Nam Mỹ có độ cao x = 3600 m so với mực nước biển thì nhiệt độ sôi của nước là y = \({87^0}C\) nên (3600; 87) thuộc đồ thị hàm số y = ax + 100 => 87 = a.3600 + 100 => a = \( - \frac{{13}}{{3600}}\).

      Do đó \(y = - \frac{{13}}{{3600}}x + 100\).

      b) Thành phố Đà Lạt có độ cao 1500 m so với mực nước biển nên x = 1500. Thay x = 1500, ta được:

      \(y = - \frac{{13}}{{3600}}.1500 + 100 \approx 95\left( {^0C} \right)\).

      Câu 4 :

      1. Một giá đèn cầy có dạng hình chóp tứ giác đều như hình bên có độ dài cạnh đáy là 14cm; các cạnh bên có độ dài bằng \(17\sqrt 2 \)cm

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Cánh diều 1 5

      Tính thể tích của giá đèn cầy có dạng hình chóp tứ giác đều với kích thước như trên. (Làm tròn đến hàng đơn vị).

      2. Cho hình thang cân \(ABCD\) \((AB\parallel CD,AB < CD)\), các đường cao \(AH\), \(BK\).

      a) Tứ giác \(ABKH\) là hình gì? Vì sao?

      b) Chứng minh \(DH = CK\).

      c) Tứ giác \(ABCE\) là hình gì?

      Phương pháp giải :

      1. Dựa vào định lí Pythagore và công thức tính thể tích giá đèn cầy để tính.

      2.

      a) Tứ giác \(ABKH\) là hình chữ nhật.

      b) \(\Delta ADH = \Delta BKC\) (ch - gn).

      Nên suy ra \(DH = KC\).

      c) Dễ thấy \(HE + EK = EK + KC\) \( \Rightarrow \) \(AB = EC\). Do đó, \(ABCE\) là hình bình hành.

      Lời giải chi tiết :

      1. 

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Cánh diều 1 6

      Hình chóp tứ giác đều S.ABCD có đáy là hình vuông, SO là đường cao của hình chóp S.ABCD.

      Xét tam giác ABC vuông tại B, áp dụng định lí Pythagore, ta có:

      \(A{C^2} = A{B^2} + B{C^2} = {14^2} + {14^2} = 128\) suy ra \(AC = \sqrt {128} = 14\sqrt 2 (cm)\)

      Do đó \(AO = \frac{{14\sqrt 2 }}{2} = 7\sqrt 2 (cm)\)

      Xét tam giác SAO vuông tại O, áp dụng định lí Pythagore, ta có:

      \(S{O^2} = S{A^2} - A{O^2} = {\left( {17\sqrt 2 } \right)^2} - {\left( {7\sqrt 2 } \right)^2} = 480\)

      suy ra \(SO = 4\sqrt {30}(cm)\)

      Thể tích giá đèn cầy S.ABCD là:

      \(V = \frac{1}{3}{.4\sqrt {30}.14^2} \approx 1431\left( {c{m^3}} \right)\)

      Vậy thể tích giá đèn cầy là 1431cm3.

      2. 

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Cánh diều 1 7

      a) Ta có: AB // CD (ABCD là hình thang cân), AH \( \bot \) CD => AH \( \bot \) AB => \(\widehat {BAH} = {90^0}\).

      Xét tứ giác ABKH có: \(\widehat {BAH} = {90^0};\widehat H = {90^0};\widehat K = {90^0}\) suy ra ABKH là hình chữ nhật.

      b) ABKH là hình chữ nhật => AH = BK.

      ABCD là hình thang cân nên AD = BC.

      Xét tam giác AHD và BKC có:

      \(\left\{ \begin{array}{l}AD = BC\\AH = BK(cmt)\\\widehat H = \widehat K = {90^0}\end{array} \right. \Rightarrow \Delta AHD = \Delta BKC(ch - cgv)\)

      => DH = CK. (đpcm)

      c) Ta có: AB = HK (ABKH là hình chữ nhật)

      Ta có E đối xứng với D qua H => DH = HE => HK = HE + EK = DH + EK = KC + EK = EC.

      => AB = EC.

      Mà AB // CE, do đó ABCE là hình bình hành.

      Câu 5 :

      Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:\(A = 4{x^2} - 12x + 15\).

      Phương pháp giải :

      Biến đổi biểu thức bằng cách sử dụng hằng đẳng thức.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(4{x^2} - 12x + 15 = \left( {4{x^2} - 2.2x.3 + 9} \right) + 6 = {\left( {2x - 3} \right)^2} + 6\).

      Vì \({\left( {2x - 3} \right)^2} \ge 0,\forall x \in \mathbb{R}\) nên \({\left( {2x - 3} \right)^2} + 6 \ge 6,\forall x \in \mathbb{R}\). Dấu “=” xảy ra là giá trị nhỏ nhất của biểu thức A.

      \(\min A = 6 \Leftrightarrow 2x - 3 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{3}{2}\).

      Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức A là 6 khi \(x = \frac{3}{2}\).

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Cánh diều trong chuyên mục toán lớp 8 trên nền tảng học toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập lý thuyết toán thcs này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 8 cho học sinh, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Cánh diều: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Cánh diều là một bài kiểm tra quan trọng giúp học sinh đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã học trong học kì. Đề thi bao gồm các chủ đề chính như số hữu tỉ, biểu thức đại số, phương trình bậc nhất một ẩn, bất đẳng thức, và các ứng dụng thực tế của đại số.

      Cấu trúc đề thi

      Đề thi thường được chia thành các phần:

      • Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng nhận biết các khái niệm toán học.
      • Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết cho các bài toán, thể hiện khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề.

      Nội dung đề thi chi tiết

      Dưới đây là phân tích chi tiết một số dạng bài tập thường xuất hiện trong đề thi:

      1. Số hữu tỉ

      Các bài tập về số hữu tỉ thường yêu cầu học sinh:

      • Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số.
      • So sánh và sắp xếp các số hữu tỉ.
      • Thực hiện các phép toán cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ.
      2. Biểu thức đại số

      Các bài tập về biểu thức đại số thường yêu cầu học sinh:

      • Thu gọn biểu thức đại số.
      • Tính giá trị của biểu thức đại số tại một giá trị cụ thể của biến.
      • Phân tích đa thức thành nhân tử.
      3. Phương trình bậc nhất một ẩn

      Các bài tập về phương trình bậc nhất một ẩn thường yêu cầu học sinh:

      • Giải phương trình bậc nhất một ẩn.
      • Áp dụng phương trình bậc nhất một ẩn để giải các bài toán thực tế.
      4. Bất đẳng thức

      Các bài tập về bất đẳng thức thường yêu cầu học sinh:

      • Giải bất đẳng thức bậc nhất một ẩn.
      • Biểu diễn tập nghiệm của bất đẳng thức trên trục số.

      Hướng dẫn giải một số bài tập mẫu

      Bài 1: Giải phương trình 2x + 3 = 7

      Lời giải:

      1. Chuyển 3 sang vế phải: 2x = 7 - 3
      2. Rút gọn: 2x = 4
      3. Chia cả hai vế cho 2: x = 2

      Bài 2: Thu gọn biểu thức 3x + 2y - x + 5y

      Lời giải:

      3x + 2y - x + 5y = (3x - x) + (2y + 5y) = 2x + 7y

      Lưu ý khi làm bài thi

      • Đọc kỹ đề bài trước khi làm.
      • Viết rõ ràng, trình bày mạch lạc.
      • Kiểm tra lại kết quả sau khi làm xong.
      • Sử dụng máy tính bỏ túi khi cần thiết.

      Tầm quan trọng của việc luyện tập

      Việc luyện tập thường xuyên với các đề thi thử như Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Cánh diều là rất quan trọng để học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và tự tin hơn trong kỳ thi thực tế. montoan.com.vn cung cấp nhiều đề thi khác nhau với các mức độ khó khác nhau, giúp học sinh có thể lựa chọn đề thi phù hợp với trình độ của mình.

      Kết luận

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Cánh diều là một công cụ hữu ích giúp học sinh ôn tập và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Hãy luyện tập chăm chỉ và áp dụng các kiến thức đã học để đạt kết quả tốt nhất!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8