1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều

Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều

Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều: Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi

montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều, một công cụ hỗ trợ học sinh ôn luyện và đánh giá năng lực bản thân trước kỳ thi quan trọng. Đề thi được biên soạn theo chương trình học Toán 8, sách Cánh diều, đảm bảo tính chính xác và phù hợp với cấu trúc đề thi thực tế.

Với đề thi này, các em học sinh có thể làm quen với các dạng bài tập thường gặp, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và tự tin hơn khi bước vào phòng thi.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Thu gọn đa thức \(4{x^2}y + 6{x^3}{y^2} - 10{x^2}y + 4{x^3}{y^2}\) ta được

    • A.
      \(14{x^2}y + 10{x^3}{y^2}\).
    • B.
      \( - 14{x^2}y + 10{x^3}{y^2}\).
    • C.
      \(6{x^2}y - 10{x^3}{y^2}\).
    • D.
      \( - 6{x^2}y + 10{x^3}{y^2}\).
    Câu 2 :

    Giá trị của đa thức \(xy + 2{x^2}{y^3} - {x^4}y\) tại x = y = -1 là :

    • A.
      3.
    • B.
      1.
    • C.
      -1.
    • D.
      0.
    Câu 3 :

    Ghép mỗi ý ở cộtA với mỗi ý ở cột B để được kết quả đúng.

    1. \(\frac{{14x{y^5}\left( {2x - 3y} \right)}}{{21{x^2}y{{\left( {2x - 3y} \right)}^2}}}\)

    2. \(\frac{{{x^2} - \;2}}{{x{{(x - 1)}^2}}}\) + \(\frac{{2\; - \;x}}{{x{{(x - 1)}^2}}}\)

    3. \(\frac{{25{x^2}}}{{17{y^4}}}\;.\;\frac{{34{y^5}}}{{15{x^3}}}\)

    4. \(\frac{{{x^2} + \;8x\; + \;15}}{{{x^2} - \;9}}\) = \(\frac{{ \ldots \ldots \ldots \ldots ..}}{{x\; - \;3}}\) 

    a. \(\frac{{10y}}{{3x}}\)

    b. \(\frac{{2{y^4}}}{{3x\left( {2x - 3y} \right)}}\)

    c. x + 5

    d. \(\frac{1}{{x - 1}}\)

    Câu 4 :

    Tam giác ABC có đường trung tuyến AM = 2cm; cạnh BC = 4 cm. khi đó:

    • A.
      Tam giác ABC vuông tại A
    • B.
      Tam giác ABC vuông tại B
    • C.
      Tam giác ABC vuông tại C
    • D.
      Cả 3 câu trên đều sai
    Câu 5 :

    Một tứ giác có nhiều nhất :

    • A.
      1 góc nhọn.
    • B.
      2 góc nhọn
    • C.
      3 góc nhọn
    • D.
      4 góc nhọn
    Câu 6 :

    Hình bình hành là một tứ giác có:

    • A.
      Hai đường chéo bằng nhau.
    • B.
      Hai đường chéo vuông góc.
    • C.
      Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
    • D.
      Hai đường chéo bằng nhau và vuông góc với nhau.
    Câu 7 :

    Một tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông lần lượt là 6cm và 8cm thì độ dài đường cao ứng với cạnh huyền là:

    • A.
      3 cm
    • B.
      2,4 cm
    • C.
      4,8 cm
    • D.
      5 cm
    Câu 8 :

    Cho hình chóp S.ABCD đều có thể tích bằng 100cm\(^3\), chiều cao SO bằng 12cm. Độ dài cạnh đáy của hình chóp tứ giác đó là :

    • A.
      4cm
    • B.
      5cm
    • C.
      6cm
    • D.
      7cm
    Câu 9 :

    Cho hình chóp tam giác đều có độ dài cạnh đáy là 5cm, độ dài trung đoạn của hình chóp là 6cm. Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều đó là:

    • A.
      40 cm\(^2\).
    • B.
      36 cm\(^2\).
    • C.
      45 cm\(^2\).
    • D.
      50 cm\(^2\).
    Câu 10 :

    Cho hàm số \(y = f(x) = - {x^2} + 2.\) Tính \(f\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right);f\left( 0 \right)\) .

    • A.
      \(f\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right) = 0;f\left( 0 \right) = \frac{7}{4}\)
    • B.
      \(f\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right) = \frac{7}{4};f\left( 0 \right) = 2\)
    • C.
      \(f\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right) = \frac{{ - 7}}{4};f\left( 0 \right) = 2\)
    • D.
      \(f\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right) = \frac{7}{4};f\left( 0 \right) = - 2\)
    Câu 11 :

    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy như hình vẽ, tọa độ điểm Q là :

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 0 1

    • A.
      Q(0; -2)
    • B.
      Q(1; -2)
    • C.
      Q(0;2)
    • D.
      Q(-2;0)
    Câu 12 :

    Một cửa hàng gạo nhập vào kho 480 tấn. Mỗi ngày bán đi 20 tấn. Gọi y (tấn) là số gạo còn lại sau x (ngày) bán. Công thức biểu diễn y theo x là :

    • A.
      \(y = - 20x + 480\).
    • B.
      \(y = 20x + 480\).
    • C.
      \(y = - 480x - 20\).
    • D.
      \(y = - 480x + 2\).
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    a) Rút gọn biểu thức \(\frac{{{x^2} + 3xy + \;2{y^2}}}{{{x^3} + \;2{x^2}y - \;x{y^2} - \;2{y^3}}}\) rồi tính giá trị của biểu thức tại x = 5 và y = 3.

    b) Phân tích đa thức 2x – 2y – x2 + 2xy – y2 thành nhân tử.

    Câu 2 :

    Cho biểu thức \(\frac{{{x^2} + \;4x\; + \;4}}{{{x^3} + \;2{x^2} - 4x - 8}}\) (x \( \ne \) \( \pm \) 2)

    a) Rút gọn biểu thức.

    b) Tìm x \( \in \) Z để A là số nguyên.

    Câu 3 :

    Cho tam giác ABC như hình bên dưới.

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 0 2

    a) Xác định tọa độ các điểm A, B, C.

    b) Tam giác ABC có là tam giác vuông cân hay không ?

    c) Xác định tọa độ điểm D để tứ giác ABDC là hình vuông.

    Câu 4 :

    1. Nhà bạn An (vị trí A trên hình vẽ) cách nhà bạn Châu (vị trí C trên hình vẽ) 600m và cách nhà bạn Bình (vị trí B trên hình vẽ) 450m. Biết rằng 3 vị trí: nhà An, nhà Bình và nhà Châu là 3 đỉnh của một tam giác vuông (xem hình vẽ). Hãy tính khoảng cách từ nhà Bình đến nhà Châu.

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 0 3

    2. Cho hình thang cân ABCD có DC = 2AB. Gọi M là trung điểm của cạnh DC, N là điểm đối xứng với A qua DC.

    a) Chứng minh: Tứ giác ABCM là hình bình hành.

    b) Chứng minh: Tứ giác AMND là hình thoi.

    c) Khi tứ giác AMND là hình vuông thì góc ABC bằng bao nhiêu?

    Câu 5 :

    Cho các số x, y thoả mãn đẳng thức \(5{x^2} + 5{y^2} + 8xy - 2x + 2y + 2 = 0\).

    Tính giá trị của biểu thức M = \({(x + y)^{2017}} + {(x - 2)^{2018}} + {(y + 1)^{2019}}\)

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Thu gọn đa thức \(4{x^2}y + 6{x^3}{y^2} - 10{x^2}y + 4{x^3}{y^2}\) ta được

      • A.
        \(14{x^2}y + 10{x^3}{y^2}\).
      • B.
        \( - 14{x^2}y + 10{x^3}{y^2}\).
      • C.
        \(6{x^2}y - 10{x^3}{y^2}\).
      • D.
        \( - 6{x^2}y + 10{x^3}{y^2}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc tính với đa thức.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}4{x^2}y + 6{x^3}{y^2} - 10{x^2}y + 4{x^3}{y^2}\\ = \left( {4{x^2}y - 10{x^2}y} \right) + \left( {6{x^3}{y^2} + 4{x^3}{y^2}} \right)\\ = - 6{x^2}y + 10{x^3}{y^2}\end{array}\)

      Câu 2 :

      Giá trị của đa thức \(xy + 2{x^2}{y^3} - {x^4}y\) tại x = y = -1 là :

      • A.
        3.
      • B.
        1.
      • C.
        -1.
      • D.
        0.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Thay x = y = -1 vào đa thức rồi tính toán.

      Lời giải chi tiết :

      Thay x = y = -1 vào đa thức \(xy + 2{x^2}{y^3} - {x^4}y\) ta được

      \(\begin{array}{l}\left( { - 1} \right).\left( { - 1} \right) + 2{\left( { - 1} \right)^2}.{\left( { - 1} \right)^3} - {\left( { - 1} \right)^4}\left( { - 1} \right)\\ = 1 - 2 + 1 = 0\end{array}\)

      Câu 3 :

      Ghép mỗi ý ở cộtA với mỗi ý ở cột B để được kết quả đúng.

      1. \(\frac{{14x{y^5}\left( {2x - 3y} \right)}}{{21{x^2}y{{\left( {2x - 3y} \right)}^2}}}\)

      2. \(\frac{{{x^2} - \;2}}{{x{{(x - 1)}^2}}}\) + \(\frac{{2\; - \;x}}{{x{{(x - 1)}^2}}}\)

      3. \(\frac{{25{x^2}}}{{17{y^4}}}\;.\;\frac{{34{y^5}}}{{15{x^3}}}\)

      4. \(\frac{{{x^2} + \;8x\; + \;15}}{{{x^2} - \;9}}\) = \(\frac{{ \ldots \ldots \ldots \ldots ..}}{{x\; - \;3}}\) 

      a. \(\frac{{10y}}{{3x}}\)

      b. \(\frac{{2{y^4}}}{{3x\left( {2x - 3y} \right)}}\)

      c. x + 5

      d. \(\frac{1}{{x - 1}}\)

      Đáp án

      1. \(\frac{{14x{y^5}\left( {2x - 3y} \right)}}{{21{x^2}y{{\left( {2x - 3y} \right)}^2}}}\)

      b. \(\frac{{2{y^4}}}{{3x\left( {2x - 3y} \right)}}\)

      2. \(\frac{{{x^2} - \;2}}{{x{{(x - 1)}^2}}}\) + \(\frac{{2\; - \;x}}{{x{{(x - 1)}^2}}}\)

      d. \(\frac{1}{{x - 1}}\)

      3. \(\frac{{25{x^2}}}{{17{y^4}}}\;.\;\frac{{34{y^5}}}{{15{x^3}}}\)

      a. \(\frac{{10y}}{{3x}}\)

      4. \(\frac{{{x^2} + \;8x\; + \;15}}{{{x^2} - \;9}}\) = \(\frac{{ \ldots \ldots \ldots \ldots ..}}{{x\; - \;3}}\) 

      c. x + 5

      Phương pháp giải :

      Sử dụng các phép tính với phân thức đại số để tìm kết quả đúng.

      Lời giải chi tiết :
      1. \(\frac{{14x{y^5}\left( {2x - 3y} \right)}}{{21{x^2}y{{\left( {2x - 3y} \right)}^2}}} = \frac{{2{y^4}}}{{3x\left( {2x - 3y} \right)}} \Rightarrow \)1 – b.
      2. \(\;\frac{{{x^2} - \;2}}{{x{{(x - 1)}^2}}} + \;\frac{{2\; - \;x}}{{x{{(x - 1)}^2}}} = \frac{{{x^2} - 2 + 2 - x}}{{x{{\left( {x - 1} \right)}^2}}} = \frac{{{x^2} - x}}{{x{{\left( {x - 1} \right)}^2}}} = \frac{{x\left( {x - 1} \right)}}{{x{{\left( {x - 1} \right)}^2}}} = \frac{1}{{x - 1}} \Rightarrow \) 2 – d.
      3. \(\frac{{25{x^2}}}{{17{y^4}}}\;.\;\frac{{34{y^5}}}{{15{x^3}}} = \frac{{25{x^2}.34{y^5}}}{{17{y^4}.15{x^3}}} = \frac{{5.2y}}{{3x}} = \frac{{10y}}{{3y}} \Rightarrow \) 3 – a.
      4. \(\frac{{{x^2} + \;8x\; + \;15}}{{{x^2} - \;9}} = \frac{{{x^2} + 3x + 5x + 15}}{{{x^2} - 9}} = \frac{{x\left( {x + 3} \right) + 5\left( {x + 3} \right)}}{{\left( {x - 3} \right)\left( {x + 3} \right)}} = \frac{{\left( {x + 5} \right)\left( {x + 3} \right)}}{{\left( {x - 3} \right)\left( {x + 3} \right)}} = \frac{{x + 5}}{{x - 3}} \Rightarrow ... = x + 5 \Rightarrow \)4 – c.

      Đáp án: 1 – b; 2 – d; 3 – a; 4 – c.

      Câu 4 :

      Tam giác ABC có đường trung tuyến AM = 2cm; cạnh BC = 4 cm. khi đó:

      • A.
        Tam giác ABC vuông tại A
      • B.
        Tam giác ABC vuông tại B
      • C.
        Tam giác ABC vuông tại C
      • D.
        Cả 3 câu trên đều sai

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: AM = 2cm; BC = 4cm \( \Rightarrow AM = \frac{1}{2}BC\). Mà AM là đường trung tuyến ứng với cạnh BC nên AM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC hay tam giác ABC vuông tại A.

      Câu 5 :

      Một tứ giác có nhiều nhất :

      • A.
        1 góc nhọn.
      • B.
        2 góc nhọn
      • C.
        3 góc nhọn
      • D.
        4 góc nhọn

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Áp dụng định lí tổng các góc của một tứ giác bằng \(360^0\).

      Lời giải chi tiết :

      - Nếu 4 góc trong tứ giác đều nhọn (nhỏ hơn \(90^0\)) => Tổng 4 góc < \(4.90^0\) = \(360^0\) => Vô lí vì tổng 4 góc trong tứ giác bằng \(360^0\).

      - Nếu có 3 góc nhỏ hơn \(90^0\) ; 1 góc > \(90^0\) => Tổng 3 góc đó < 3.\(90^0\) = \(270^0\) => góc còn lại lớn hơn \(360^0- 270^0 = 90^0\) (thỏa mãn)

      Vậy tứ giác có thể có nhiều nhất 3 góc nhọn.

      Câu 6 :

      Hình bình hành là một tứ giác có:

      • A.
        Hai đường chéo bằng nhau.
      • B.
        Hai đường chéo vuông góc.
      • C.
        Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
      • D.
        Hai đường chéo bằng nhau và vuông góc với nhau.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Ta sử dụng kiến thức về hình bình hành.

      Lời giải chi tiết :

      Hình bình hành là một tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên C đúng.

      Câu 7 :

      Một tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông lần lượt là 6cm và 8cm thì độ dài đường cao ứng với cạnh huyền là:

      • A.
        3 cm
      • B.
        2,4 cm
      • C.
        4,8 cm
      • D.
        5 cm

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng định lí Pythagore và công thức tính diện tích tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 1 1

      Giả sử tam giác ABC là tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông lần lượt là 6cm và 8cm thì độ dài cạnh huyền BC là: \(BC = \sqrt {A{B^2} + B{C^2}} = \sqrt {{6^2} + {8^2}} = 10\) (cm).

      Theo công thức tính diện tích tam giác, ta có: \({S_{\Delta ABC}} = \frac{1}{2}AB.AC = \frac{1}{2}AH.BC\)

      => AB.AC = AH.BC

      6.8 = AH.10

      48 = AH.10

      AH = 48:10 = 4,8 (cm).

      Câu 8 :

      Cho hình chóp S.ABCD đều có thể tích bằng 100cm\(^3\), chiều cao SO bằng 12cm. Độ dài cạnh đáy của hình chóp tứ giác đó là :

      • A.
        4cm
      • B.
        5cm
      • C.
        6cm
      • D.
        7cm

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào công thức tính thể tích hình chóp tứ giác để tính độ dài cạnh đáy của hình chóp đó.

      \(V = \frac{1}{3}{S_d}.h \) suy ra \( {S_d} = \frac{{3V}}{h}\)

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 1 2

      Xét hình chóp tứ giác đều S.ABCD có V = 100cm3, đường cao SH = 12cm.

      Ta có \(V = \frac{1}{3}{S_d}.h \) suy ra \( {S_d} = \frac{{3V}}{h}\)

      \({S_d} = \frac{{3.100}}{{12}} = 25\).

      Vì đáy hình chóp là hình vuông nên độ dài cạnh đáy là \(\sqrt {25} = 5\left( {cm} \right)\).

      Câu 9 :

      Cho hình chóp tam giác đều có độ dài cạnh đáy là 5cm, độ dài trung đoạn của hình chóp là 6cm. Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều đó là:

      • A.
        40 cm\(^2\).
      • B.
        36 cm\(^2\).
      • C.
        45 cm\(^2\).
      • D.
        50 cm\(^2\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều

      \(S_{xq} = pd\) trong đó p là nửa chu vi đáy, d là trung đoạn.

      Lời giải chi tiết :

      Nửa chu vi đáy là: p = \(\frac{{5 + 5 + 5}}{2} = 7,5\) (cm)

      Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều đó là:

      \({S_{xq}} = p.d = 7,5.6 = 45\) (cm\(^2\)).

      Câu 10 :

      Cho hàm số \(y = f(x) = - {x^2} + 2.\) Tính \(f\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right);f\left( 0 \right)\) .

      • A.
        \(f\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right) = 0;f\left( 0 \right) = \frac{7}{4}\)
      • B.
        \(f\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right) = \frac{7}{4};f\left( 0 \right) = 2\)
      • C.
        \(f\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right) = \frac{{ - 7}}{4};f\left( 0 \right) = 2\)
      • D.
        \(f\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right) = \frac{7}{4};f\left( 0 \right) = - 2\)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Thay \(x = \frac{{ - 1}}{2}\) và x = 0 vào hàm số để tính giá trị.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}f\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right) = - {\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right)^2} + 2 = - \frac{1}{4} + 2 = \frac{7}{4}\\f\left( 0 \right) = - {0^2} + 2 = 2\end{array}\)

      Câu 11 :

      Trong mặt phẳng tọa độ Oxy như hình vẽ, tọa độ điểm Q là :

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 1 3

      • A.
        Q(0; -2)
      • B.
        Q(1; -2)
      • C.
        Q(0;2)
      • D.
        Q(-2;0)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Quan sát đồ thị để xác định tọa độ điểm Q.

      Lời giải chi tiết :

      Điểm Q thuộc trục tung nên có hoành độ bằng 0 và hình chiếu của điểm Q trên trục tung là -2 nên \(Q\left( {0; - 2} \right)\).

      Câu 12 :

      Một cửa hàng gạo nhập vào kho 480 tấn. Mỗi ngày bán đi 20 tấn. Gọi y (tấn) là số gạo còn lại sau x (ngày) bán. Công thức biểu diễn y theo x là :

      • A.
        \(y = - 20x + 480\).
      • B.
        \(y = 20x + 480\).
      • C.
        \(y = - 480x - 20\).
      • D.
        \(y = - 480x + 2\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Biểu diễn y theo x.

      Lời giải chi tiết :

      Số gạo ban đầu là 480 tấn.

      Mỗi ngày của hàng bán được 20 tấn thì x ngày cửa hạng bán được 20.x (tấn).

      => Sau x ngày bán, cửa hàng còn lại: 480 – 20x (tấn).

      Vậy ta có công thức biểu diễn y theo x là: y = 480 – 20x.

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      a) Rút gọn biểu thức \(\frac{{{x^2} + 3xy + \;2{y^2}}}{{{x^3} + \;2{x^2}y - \;x{y^2} - \;2{y^3}}}\) rồi tính giá trị của biểu thức tại x = 5 và y = 3.

      b) Phân tích đa thức 2x – 2y – x2 + 2xy – y2 thành nhân tử.

      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử để rút gọn biểu thức.

      Thay x = 5 và y = 3 vào biểu thức để tính giá trị của biểu thức.

      b) Sử dụng các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.

      Lời giải chi tiết :

      a) \(\frac{{{x^2} + 3xy + \;2{y^2}}}{{{x^3} + \;2{x^2}y - \;x{y^2} - \;2{y^3}}}\)

      \(\begin{array}{l} = \frac{{{x^2} + xy + 2xy + 2{y^2}}}{{{x^3} + 2{x^2}y - x{y^2} - 2{y^3}}}\\ = \frac{{x\left( {x + y} \right) + 2y\left( {x + y} \right)}}{{{x^2}\left( {x + 2y} \right) - {y^2}\left( {x - 2y} \right)}}\\ = \frac{{\left( {x + 2y} \right)\left( {x + y} \right)}}{{\left( {{x^2} - {y^2}} \right)\left( {x + 2y} \right)}}\\ = \frac{{x + y}}{{\left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right)}}\\ = \frac{1}{{x - y}}\end{array}\)

      Điều kiện để \(\frac{1}{{x - y}}\) xác định là \(x - y \ne 0 \Leftrightarrow x \ne y\).

      Tại x = 5 và y = 3 (thỏa mãn điều kiện) thì giá trị của biểu thức \(\frac{1}{{x - y}}\) là: \(\frac{1}{{5 - 3}} = \frac{1}{2}\).

      Vậy tại x = 5 và y = 3 thì giá trị của biểu thức \(\frac{{{x^2} + 3xy + \;2{y^2}}}{{{x^3} + \;2{x^2}y - \;x{y^2} - \;2{y^3}}}\) là \(\frac{1}{2}\).

      b) Phân tích \(2x - 2y - {x^2} + 2xy - {y^2}\)thành nhân tử, ta được:

      \(\begin{array}{l}2x - 2y - {x^2} + 2xy - {y^2}\\ = \left( {2x - 2y} \right) - \left( {{x^2} - 2xy + {y^2}} \right)\\ = 2\left( {x - y} \right) - {\left( {x - y} \right)^2}\\ = \left( {x - y} \right)\left( {2 - x + y} \right)\end{array}\)

      Câu 2 :

      Cho biểu thức \(\frac{{{x^2} + \;4x\; + \;4}}{{{x^3} + \;2{x^2} - 4x - 8}}\) (x \( \ne \) \( \pm \) 2)

      a) Rút gọn biểu thức.

      b) Tìm x \( \in \) Z để A là số nguyên.

      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử để rút gọn biểu thức.

      b) Để A là số nguyên thì mẫu thức phải là ước của tử thức.

      Lời giải chi tiết :

      a) Ta có:

      \(\begin{array}{l}\frac{{{x^2} + \;4x\; + \;4}}{{{x^3} + \;2{x^2} - 4x - 8}}\\ = \frac{{{{\left( {x + 2} \right)}^2}}}{{{x^2}\left( {x + 2} \right) - 4\left( {x + 2} \right)}}\\ = \frac{{{{\left( {x + 2} \right)}^2}}}{{\left( {{x^2} - 4} \right)\left( {x + 2} \right)}}\\ = \frac{{x + 2}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}}\\ = \frac{1}{{x - 2}}\end{array}\)

      b) Để A là số nguyên thì \(\frac{1}{{x - 2}} \in \mathbb{Z}\) thì \(x - 2 \in \) Ư(1) \( \Rightarrow x - 2 \in \left\{ { \pm 1} \right\}\).

      Ta có: x – 2 = 1 \( \Rightarrow \) x = 3 (thỏa mãn điều kiện)

      x – 2 = -1 \( \Rightarrow \) x = 1 (thỏa mãn điều kiện)

      Vậy A là số nguyên khi \(x \in \left\{ {1;3} \right\}\).

      Câu 3 :

      Cho tam giác ABC như hình bên dưới.

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 1 4

      a) Xác định tọa độ các điểm A, B, C.

      b) Tam giác ABC có là tam giác vuông cân hay không ?

      c) Xác định tọa độ điểm D để tứ giác ABDC là hình vuông.

      Phương pháp giải :

      a) Quan sát đồ thị để xác định tọa độ của các điểm.

      b) Chứng minh AB \( \bot \) AC và AB = AC.

      c) Để ABDC là hình vuông thì \(\widehat {ACD} = \widehat {ABD} = {90^0}\) và \(AB = BC = CD = DA\).

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 1 5

      a) Hình chiếu của điểm A trên trục hoành là -3 và trên trục tung là 1. Do đó tọa độ của điểm A là \(A\left( { - 3;1} \right)\).

      Hình chiếu của điểm B trên trục hoành là -1 và trên trục tung là 1. Do đó tọa độ của điểm A là \(B\left( { - 1;1} \right)\).

      Hình chiếu của điểm C trên trục hoành là -3 và trên trục tung là 3. Do đó tọa độ của điểm A là \(C\left( { - 3;3} \right)\).

      Vậy tọa độ của các điểm là: \(A\left( { - 3;1} \right)\); \(B\left( { - 1;1} \right)\); \(C\left( { - 3;3} \right)\).

      b) Quan sát hình vẽ, ta thấy

      \(\left. \begin{array}{l}AB//Ox\\AC//Oy\\Ox \bot Oy\end{array} \right\} \Rightarrow AB \bot AC \Rightarrow \widehat A = {90^0}\)

      Mà AB = AC (= 2)

      \( \Rightarrow \Delta ABC\) vuông cân tại A.

      c) Ta có: \(\Delta ABC\) vuông cân tại A nên để ABDC là hình vuông thì \(\widehat {ACD} = \widehat {ABD} = {90^0}\) và AB = BC = CD = DA hay \(AC \bot CD;AB \bot BD\).

      Qua điểm C kẻ đường thẳng vuông góc với Oy.

      Qua điểm B kẻ đường thẳng vuông góc với Ox.

      Hai đường thẳng này cắt nhau tại điểm D.

      CD cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3.

      BD cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng -1.

      => Tọa độ điểm D là \(D\left( { - 1;3} \right)\).

      Vậy để ABDC là hình vuông thì \(D\left( { - 1;3} \right)\).

      Câu 4 :

      1. Nhà bạn An (vị trí A trên hình vẽ) cách nhà bạn Châu (vị trí C trên hình vẽ) 600m và cách nhà bạn Bình (vị trí B trên hình vẽ) 450m. Biết rằng 3 vị trí: nhà An, nhà Bình và nhà Châu là 3 đỉnh của một tam giác vuông (xem hình vẽ). Hãy tính khoảng cách từ nhà Bình đến nhà Châu.

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 1 6

      2. Cho hình thang cân ABCD có DC = 2AB. Gọi M là trung điểm của cạnh DC, N là điểm đối xứng với A qua DC.

      a) Chứng minh: Tứ giác ABCM là hình bình hành.

      b) Chứng minh: Tứ giác AMND là hình thoi.

      c) Khi tứ giác AMND là hình vuông thì góc ABC bằng bao nhiêu?

      Phương pháp giải :

      1. Sử dụng định lí Pythagore.

      2. 

      a) Chứng minh tứ giác ABCM có cặp cạnh song song và bằng nhau.

      b) Chứng minh AMND là hình bình hành có một góc vuông.

      c) Khi tứ giác AMND là hình vuông suy ra các góc tương ứng để tính số đo góc ABC.

      Lời giải chi tiết :

      1. Xét tam giác ABC vuông tại A, ta có

      BC2 = AB2 + AC2(Định lí Pythagore)

      BC2 = 4502 + 6002

      BC2 = 562500

      => BC = 750m

      Khoảng cách từ thành phố B đến trạm phát sóng là 750 m

      2.

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 1 7

      a) Ta có: AB = CM (\( = \frac{1}{2}\)CD) và AB // CM (M \( \in \) CD) nên ABCM là hình bình hành. (đpcm)

      b) Ta có AM = BC (ABCM là hình bình hành)

      Mà AD = BC (ABCD là hình thang cân)

      => AM = AD. (1)

      Xét tam giác ADH và NDH có:

      \(\left\{ \begin{array}{l}AH = NH\\\widehat {AHD} = \widehat {NHD} = {90^0}\\DH\,chung\end{array} \right. \Rightarrow \Delta ADH = \Delta NDH(c.g.c)\)

      \( \Rightarrow AD = DN\) (hai cạnh tương ứng). (2)

      Tương tự, ta chứng minh được AM = MN. (3)

      Từ (1), (2) và (3) suy ra AM = MN = DN = AD => tứ giác AMND là hình thoi. (đpcm)

      c) Khi AMND là hình vuông thì \(\widehat {ADN} = {90^0}\). Trong hình vuông AMND, đường chéo DM là tia phân giác của góc ADN nên \(\widehat {ADM} = \widehat {MDN} = \frac{{{{90}^0}}}{2} = {45^0}\).

      Góc BAD và góc ADC là hai góc kề một cạnh bên của hình thang ABCD nên \(\widehat {BAD} + \widehat {ADC} = {180^0} \Rightarrow \widehat {BAD} = {180^0} - {45^0} = {135^0}\).

      Mà ABCD là hình thang cân nên \(\widehat {BAD} = \widehat {ABC} = {135^0}\). (đpcm)

      Câu 5 :

      Cho các số x, y thoả mãn đẳng thức \(5{x^2} + 5{y^2} + 8xy - 2x + 2y + 2 = 0\).

      Tính giá trị của biểu thức M = \({(x + y)^{2017}} + {(x - 2)^{2018}} + {(y + 1)^{2019}}\)

      Phương pháp giải :

      Dựa vào hằng đẳng thức \({a^2} + 2ab + {b^2} = {\left( {a + b} \right)^2}\); \({a^2} - 2ab + {b^2} = {\left( {a - b} \right)^2}\) để tìm x, y.

      Thay x, y vào biểu thức M để tính giá trị của biểu thức M.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}5{x^2} + 5{y^2} + 8xy - 2x + 2y + 2 = 0\\\left( {4{x^2} + 8xy + 4{y^2}} \right) + ({x^2} - 2x + 1) + ({y^2} + 2y + 1) = 0\\4{\left( {x + y} \right)^2} + {\left( {x-1} \right)^2} + {(y + 1)^2} = 0\left( * \right)\end{array}\)

      Vì \(4{\left( {x + y} \right)^2} \ge 0;{\left( {x-1} \right)^2} \ge 0;{(y + 1)^2} \ge \;0\) với mọi x, y

      Nên (*) xảy ra khi \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 0\\x - 1 = 0\\y + 1 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = - y\\x = 1\\y = - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = - 1\end{array} \right.\).

      Thay x = 1 và y = -1 vào biểu thức M, ta được:

      \(M = {(1 - 1)^{2017}} + {(1 - 2)^{2018}} + {( - 1 + 1)^{2019}} = {\left( { - 1} \right)^{2018}} = 1\) .

      Vậy M = 1 .

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều trong chuyên mục giải toán 8 trên nền tảng toán math. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập lý thuyết toán thcs này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 8 cho học sinh, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

      Kỳ thi học kì 1 Toán 8 là một bước quan trọng trong quá trình học tập của các em học sinh. Để đạt kết quả tốt nhất, việc chuẩn bị kỹ lưỡng là vô cùng cần thiết. Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều do montoan.com.vn cung cấp là một tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập thường gặp.

      Cấu trúc đề thi và các dạng bài tập chính

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều thường bao gồm các dạng bài tập sau:

      • Bài tập trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng nhận biết các khái niệm toán học.
      • Bài tập tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết, thể hiện khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề.
      • Bài tập ứng dụng thực tế: Liên hệ kiến thức toán học với các tình huống thực tế, giúp học sinh hiểu rõ hơn về ứng dụng của toán học trong cuộc sống.

      Nội dung chi tiết đề thi

      Đề thi bao gồm các chủ đề chính sau:

      1. Số hữu tỉ và số thực: Các phép toán trên số hữu tỉ, số thực, so sánh số thực, giá trị tuyệt đối của một số thực.
      2. Đa thức: Các khái niệm về đa thức, thu gọn đa thức, cộng trừ đa thức, nhân đa thức, chia đa thức.
      3. Phân tích đa thức thành nhân tử: Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử, ứng dụng của phân tích đa thức thành nhân tử.
      4. Hình học: Các kiến thức về tam giác, tứ giác, đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc.

      Hướng dẫn giải chi tiết

      montoan.com.vn cung cấp đáp án và lời giải chi tiết cho từng câu hỏi trong đề thi. Các em học sinh có thể tham khảo lời giải để hiểu rõ hơn về cách giải quyết các bài tập và tự kiểm tra kết quả của mình.

      Lợi ích khi sử dụng đề thi

      • Ôn tập hiệu quả: Đề thi giúp các em ôn tập lại kiến thức đã học trong học kì 1.
      • Làm quen với cấu trúc đề thi: Đề thi giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi thực tế, từ đó giảm bớt áp lực khi bước vào phòng thi.
      • Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề: Đề thi giúp các em rèn luyện kỹ năng giải quyết các bài tập toán học.
      • Tự đánh giá năng lực: Đề thi giúp các em tự đánh giá năng lực của mình và xác định những kiến thức còn yếu để tập trung ôn tập.

      Mẹo làm bài thi hiệu quả

      Để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi học kì 1 Toán 8, các em học sinh nên:

      • Đọc kỹ đề bài: Trước khi bắt đầu giải bài, hãy đọc kỹ đề bài để hiểu rõ yêu cầu của bài toán.
      • Lập kế hoạch giải bài: Xác định các bước cần thực hiện để giải bài toán.
      • Trình bày lời giải rõ ràng: Trình bày lời giải một cách rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu.
      • Kiểm tra lại kết quả: Sau khi giải xong bài, hãy kiểm tra lại kết quả để đảm bảo tính chính xác.

      Kết luận

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều là một tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các em học sinh chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Hãy sử dụng đề thi này một cách hiệu quả để đạt kết quả tốt nhất!

      Chủ đềSố câu hỏi
      Số hữu tỉ và số thực5
      Đa thức5
      Phân tích đa thức thành nhân tử5
      Hình học5
      Tổng20

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8