1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 1 Toán 8 Cánh diều - Đề số 7

Đề thi học kì 1 Toán 8 Cánh diều - Đề số 7

Đề thi học kì 1 Toán 8 Cánh diều - Đề số 7: Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi

montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi học kì 1 Toán 8 Cánh diều - Đề số 7, một công cụ ôn tập hiệu quả giúp học sinh nắm vững kiến thức và tự tin bước vào kỳ thi. Đề thi được biên soạn theo chương trình học mới, bám sát nội dung sách giáo khoa Cánh diều.

Đề thi bao gồm các dạng bài tập đa dạng, từ trắc nghiệm đến tự luận, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy logic. Đi kèm với đề thi là đáp án chi tiết, giúp học sinh tự đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
    Câu 1 :

    Bậc của đơn thức \(2023x{y^3}{z^4}\) là:

    • A.

      7.

    • B.

      12.

    • C.

      8.

    • D.

      9.

    Câu 2 :

    Đồ thị hàm số \(y = - 2x + 3\) song song với đồ thị hàm số:

    • A.

      \(y = - 2x + 1\).

    • B.

      \(y = 2x + 3\).

    • C.

      \(y = - 2x + 3\).

    • D.

      \(y = 4x + 3\).

    Câu 3 :

    Điều kiện xác định của biểu thức \(Q = \frac{{2024}}{{x - 2}}\) là:

    • A.

      \(x \ne 0\).

    • B.

      \(x \ne 0;x \ne 2\).

    • C.

      \(x \ne - 2\).

    • D.

      \(x \ne 2\).

    Câu 4 :

    Kết quả của phép nhân \(\left( {x - 2y} \right)\left( {2x + y} \right)\) là:

    • A.

      \(2{x^2} - 2{y^2}\).

    • B.

      \(2{x^2} - 3xy - 2{y^2}\).

    • C.

      \(2{x^2} - 3xy + 2{y^2}\).

    • D.

      \(2{x^2} - 5xy - 2{y^2}\).

    Câu 5 :

    Trong các hàm số sau, hàm số bậc nhất là:

    • A.

      \(y = - 4x + 3\).

    • B.

      \(y = \frac{2}{x} + 3\).

    • C.

      \(y = 2{x^2} + 1\).

    • D.

      \(y = \left| x \right| - 2\).

    Câu 6 :

    Cho đa thức P thỏa mãn \(\left( {x - 1} \right).P = {x^3} - 1\). Khi đó đa thức P là:

    • A.

      \({x^2} - x + 1\).

    • B.

      \({x^2} + 2x + 1\).

    • C.

      \({x^2} + x + 1\).

    • D.

      \({x^2} - 2x + 1\).

    Câu 7 :

    Hình nào sau đây là hình vuông?

    • A.

      Tứ giác có ba góc vuông.

    • B.

      Hình bình hành có một góc vuông.

    • C.

      Hình thang cân có một góc vuông.

    • D.

      Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau.

    Câu 8 :

    Cho một hình chóp tam giác đều có diện tích đáy là \(15c{m^2}\) và chiều cao là 8cm. Khi đó thể tích của hình chóp tam giác đều đó là:

    • A.

      \(48c{m^3}\).

    • B.

      \(30c{m^3}\).

    • C.

      \(60c{m^3}\).

    • D.

      \(40c{m^3}\).

    Câu 9 :

    Cho hình chữ nhật MNPQ. Đoạn thẳng MP bằng đoạn thẳng nào sau đây?

    • A.

      MN.

    • B.

      NQ.

    • C.

      MQ.

    • D.

      NP.

    Câu 10 :

    Tứ giác ABCD có \(\widehat A = 60^\circ ;\widehat B = 70^\circ ;\widehat C = 80^\circ \). Khi đó \(\widehat D\) bằng

    • A.

      \(130^\circ \).

    • B.

      \(160^\circ \).

    • C.

      \(150^\circ \).

    • D.

      \(140^\circ \).

    Câu 11 :

    Cho hình thoi ABCD có \(AC = 6cm;BD = 8cm\). Khi đó cạnh của hình thoi bằng:

    • A.

      5cm.

    • B.

      6cm.

    • C.

      8cm.

    • D.

      10cm.

    Câu 12 :

    Rút gọn phân thức \(\frac{{3{{\left( {b - a} \right)}^2}}}{{9\left( {a - b} \right)}}\), ta được kết quả là:

    • A.

      \(\frac{{b - a}}{3}\).

    • B.

      \(\frac{{a - b}}{6}\).

    • C.

      \(3\left( {a - b} \right)\).

    • D.

      \(\frac{{a - b}}{3}\).

    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Cho biểu thức \(P = \frac{x}{{x - 1}} + \frac{3}{{x + 1}} - \frac{{6x - 4}}{{{x^2} - 1}}\) với \(x \ne \pm 1\).

    a) Rút gọn P.

    b) Tính giá trị của P khi \(x = 2\).

    Câu 2 :

    Phân tích mỗi đa thức sau thành nhân tử:

    a) \(3{x^2}y - 9x{y^2}\)

    b) \({x^2} - 2x - {y^2} + 2y\)

    Câu 3 :

    Biết rằng đồ thị hàm số \(y = ax - 2\) đi qua điểm \(K\left( {\frac{1}{2}; - 1} \right)\). Tìm a và vẽ đồ thị của hàm số với giá trị a vừa tìm được.

    Câu 4 :

    1. Sau trận bão lớn, một cái cây bị gãy ngang (như hình vẽ). Ngọn cây chạm mặt đất cách gốc 3m. Đoạn thân cây còn lại (vuông góc với mặt đất) người ta đo được là 4m. Hỏi lúc đầu cây cao bao nhiêu mét?

    Đề thi học kì 1 Toán 8 Cánh diều - Đề số 7 0 1

    2. Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A có AB < AC, đường cao AH \(\left( {H \in BC} \right)\). Kẻ \(HM \bot AB\left( {M \in AB} \right)\), \(HN \bot AC\left( {N \in AC} \right)\).

    a) Chứng minh AMHN là hình chữ nhật.

    b) Gọi I là trung điểm của HC, trên tia đối của tia IA lấy điểm K sao cho I là trung điểm của AK. Chứng minh KH // AC và MN = CK.

    c) Gọi O là giao điểm của AH và MN, gọi D là giao điểm của CO và AK. Chứng minh AK = 3AD.

    Câu 5 :

    Tính giá trị lớn nhất của biểu thức \(B = 2014 - 2{x^2} - {y^2} + 2xy - 8x + 2y\).

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
      Câu 1 :

      Bậc của đơn thức \(2023x{y^3}{z^4}\) là:

      • A.

        7.

      • B.

        12.

      • C.

        8.

      • D.

        9.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Bậc của đơn thức là tổng số mũ của các biến trong một đơn thức thu gọn với hệ số khác 0.

      Lời giải chi tiết :

      Đơn thức \(2023x{y^3}{z^4}\) có phần biến là \(x{y^3}{z^4}\) nên bậc là: \(1 + 3 + 4 = 8\).

      Đáp án C

      Câu 2 :

      Đồ thị hàm số \(y = - 2x + 3\) song song với đồ thị hàm số:

      • A.

        \(y = - 2x + 1\).

      • B.

        \(y = 2x + 3\).

      • C.

        \(y = - 2x + 3\).

      • D.

        \(y = 4x + 3\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Đồ thị hàm số \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) và \(y = a'x + b'\left( {a' \ne 0} \right)\) song song nếu \(a = a',b \ne b'\).

      Lời giải chi tiết :

      Đồ thị hàm số \(y = - 2x + 3\) song song với đồ thị hàm số \(y = - 2x + 1\) vì hệ số của x bằng nhau (\( = - 2\)) và hệ số tự do khác nhau (\(3 \ne 1\)).

      Đáp án A

      Câu 3 :

      Điều kiện xác định của biểu thức \(Q = \frac{{2024}}{{x - 2}}\) là:

      • A.

        \(x \ne 0\).

      • B.

        \(x \ne 0;x \ne 2\).

      • C.

        \(x \ne - 2\).

      • D.

        \(x \ne 2\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Phân thức xác định khi mẫu thức khác 0.

      Lời giải chi tiết :

      Phân thức \(Q = \frac{{2024}}{{x - 2}}\) xác định khi \(x - 2 \ne 0\), suy ra \(x \ne 2\).

      Đáp án D

      Câu 4 :

      Kết quả của phép nhân \(\left( {x - 2y} \right)\left( {2x + y} \right)\) là:

      • A.

        \(2{x^2} - 2{y^2}\).

      • B.

        \(2{x^2} - 3xy - 2{y^2}\).

      • C.

        \(2{x^2} - 3xy + 2{y^2}\).

      • D.

        \(2{x^2} - 5xy - 2{y^2}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Để nhân hai đa thức với nhau, ta nhân lần lượt các hạng tử của đa thức này với các hạng tử của đa thức kia.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\left( {x - 2y} \right)\left( {2x + y} \right) = 2{x^2} - 4xy + xy - 2{y^2} = 2{x^2} - 3xy - 2{y^2}\)

      Đáp án B

      Câu 5 :

      Trong các hàm số sau, hàm số bậc nhất là:

      • A.

        \(y = - 4x + 3\).

      • B.

        \(y = \frac{2}{x} + 3\).

      • C.

        \(y = 2{x^2} + 1\).

      • D.

        \(y = \left| x \right| - 2\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Hàm số bậc nhất có dạng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\).

      Lời giải chi tiết :

      Trong các hàm số trên, chỉ có hàm số \(y = - 4x + 3\) là hàm số bậc nhất.

      Đáp án A

      Câu 6 :

      Cho đa thức P thỏa mãn \(\left( {x - 1} \right).P = {x^3} - 1\). Khi đó đa thức P là:

      • A.

        \({x^2} - x + 1\).

      • B.

        \({x^2} + 2x + 1\).

      • C.

        \({x^2} + x + 1\).

      • D.

        \({x^2} - 2x + 1\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Thực hiện phân tích \({x^3} - 1\) theo hằng đẳng thức hiệu hai lập phương, sau đó chia cho \(x - 1\).

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}\left( {x - 1} \right).P = {x^3} - 1\\\left( {x - 1} \right).P = \left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right)\\P = \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right)\,}}{{x - 1}}\\P = {x^2} + x + 1\end{array}\)

      Đáp án C

      Câu 7 :

      Hình nào sau đây là hình vuông?

      • A.

        Tứ giác có ba góc vuông.

      • B.

        Hình bình hành có một góc vuông.

      • C.

        Hình thang cân có một góc vuông.

      • D.

        Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào dấu hiệu nhận biết hình vuông.

      Lời giải chi tiết :

      Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật nên A sai.

      Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật nên B sai.

      Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật nên C sai.

      Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông nên D đúng.

      Đáp án D

      Câu 8 :

      Cho một hình chóp tam giác đều có diện tích đáy là \(15c{m^2}\) và chiều cao là 8cm. Khi đó thể tích của hình chóp tam giác đều đó là:

      • A.

        \(48c{m^3}\).

      • B.

        \(30c{m^3}\).

      • C.

        \(60c{m^3}\).

      • D.

        \(40c{m^3}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Thể tích hình chóp tam giác đều bằng \(\frac{1}{3}\).Sđáy. chiều cao.

      Lời giải chi tiết :

      Thể tích hình chóp tam giác đều là:

      \(\frac{1}{3}.15.8 = 40\left( {c{m^3}} \right)\)

      Đáp án D

      Câu 9 :

      Cho hình chữ nhật MNPQ. Đoạn thẳng MP bằng đoạn thẳng nào sau đây?

      • A.

        MN.

      • B.

        NQ.

      • C.

        MQ.

      • D.

        NP.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào đặc điểm hình chữ nhật: hai đường chéo bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 8 Cánh diều - Đề số 7 1 1

      Vì MNPQ là hình chữ nhật nên hai đường chéo bằng nhau, do đó MP = NQ.

      Đáp án B

      Câu 10 :

      Tứ giác ABCD có \(\widehat A = 60^\circ ;\widehat B = 70^\circ ;\widehat C = 80^\circ \). Khi đó \(\widehat D\) bằng

      • A.

        \(130^\circ \).

      • B.

        \(160^\circ \).

      • C.

        \(150^\circ \).

      • D.

        \(140^\circ \).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng định lí Tổng bốn góc trong một tứ giác bằng \(360^\circ \).

      Lời giải chi tiết :

      Xét tứ giác ABCD có: \(\widehat A + \widehat B + \widehat C + \widehat D = 360^\circ \)

      Suy ra

      \(\begin{array}{c}\widehat D = 360^\circ - \widehat A - \widehat B - \widehat C\\ = 360^\circ - 60^\circ - 70^\circ - 80^\circ \\ = 150^\circ \end{array}\)

      Đáp án C

      Câu 11 :

      Cho hình thoi ABCD có \(AC = 6cm;BD = 8cm\). Khi đó cạnh của hình thoi bằng:

      • A.

        5cm.

      • B.

        6cm.

      • C.

        8cm.

      • D.

        10cm.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

      Gọi O là giao điểm của hai đường chéo, khi đó ta tính được độ dài hai cạnh góc vuông OA, OB.

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác AOB, ta tính được AB là cạnh của hình thoi.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 8 Cánh diều - Đề số 7 1 2

      Gọi O là giao điểm của hai đường chéo, khi đó \(AO = \frac{1}{2}AC = \frac{1}{2}.6 = 3\left( {cm} \right)\); \(BO = \frac{1}{2}BD = \frac{1}{2}.8 = 4\left( {cm} \right)\).

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác AOB vuông tại O, ta có:

      \(A{B^2} = A{O^2} + B{O^2} = {3^2} + {4^2} = 25\)

      Suy ra \(AB = 5\left( {cm} \right)\)

      Đáp án A

      Câu 12 :

      Rút gọn phân thức \(\frac{{3{{\left( {b - a} \right)}^2}}}{{9\left( {a - b} \right)}}\), ta được kết quả là:

      • A.

        \(\frac{{b - a}}{3}\).

      • B.

        \(\frac{{a - b}}{6}\).

      • C.

        \(3\left( {a - b} \right)\).

      • D.

        \(\frac{{a - b}}{3}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng đẳng thức \({\left( {a - b} \right)^2} = {\left( {b - a} \right)^2}\) và tính chất \(\frac{{A.M}}{{B.M}} = \frac{A}{B}\) để rút gọn phân thức.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\frac{{3{{\left( {b - a} \right)}^2}}}{{9\left( {a - b} \right)}} = \frac{{3{{\left( {a - b} \right)}^2}}}{{9\left( {a - b} \right)}} = \frac{{a - b}}{3}\).

      Đáp án D

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Cho biểu thức \(P = \frac{x}{{x - 1}} + \frac{3}{{x + 1}} - \frac{{6x - 4}}{{{x^2} - 1}}\) với \(x \ne \pm 1\).

      a) Rút gọn P.

      b) Tính giá trị của P khi \(x = 2\).

      Phương pháp giải :

      a) Thực hiện quy đồng mẫu để rút gọn P.

      b) Kiểm tra xem \(x = 2\) có thỏa mãn điều kiện hay không.

      Thay \(x = 2\) vào P để tính giá trị.

      Lời giải chi tiết :

      a) Ta có:

      \(\begin{array}{l}P = \frac{x}{{x - 1}} + \frac{3}{{x + 1}} - \frac{{6x - 4}}{{{x^2} - 1}}\\ = \frac{{x\left( {x + 1} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} + \frac{{3\left( {x - 1} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} - \frac{{6x - 4}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}\\ = \frac{{{x^2} + x + 3x - 3 - 6x + 4}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}\\ = \frac{{{x^2} + \left( {x + 3x - 6x} \right) + \left( { - 3 + 4} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}\\ = \frac{{{x^2} - 2x + 1}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}\\ = \frac{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}\\ = \frac{{x - 1}}{{x + 1}}\end{array}\)

      b) Ta thấy \(x = 2\) thỏa mãn điều kiện \(x \ne \pm 1\) của P.

      Thay \(x = 2\) vào biểu thức P, ta được:

      \(P = \frac{{2 - 1}}{{2 + 1}} = \frac{1}{3}\)

      Vậy với \(x = 2\) thì \(P = \frac{1}{3}\).

      Câu 2 :

      Phân tích mỗi đa thức sau thành nhân tử:

      a) \(3{x^2}y - 9x{y^2}\)

      b) \({x^2} - 2x - {y^2} + 2y\)

      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng phương pháp đặt nhân tử chung để phân tích.

      b) Sử dụng kết hợp phương pháp nhóm hạng tử và sử dụng hằng đẳng thức để phân tích đa thức thành nhân tử.

      Lời giải chi tiết :

      a) \(3{x^2}y - 9x{y^2}\)\( = 3xy\left( {x - 3y} \right)\)

      b) \({x^2} - 2x - {y^2} + 2y\)

      \(\begin{array}{l}{x^2} - 2x - {y^2} + 2y\\ = \left( {{x^2} - {y^2}} \right) - \left( {2x - 2y} \right)\\ = \left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right) - 2\left( {x - y} \right)\\ = \left( {x - y} \right)\left( {x + y - 2} \right)\end{array}\)

      Câu 3 :

      Biết rằng đồ thị hàm số \(y = ax - 2\) đi qua điểm \(K\left( {\frac{1}{2}; - 1} \right)\). Tìm a và vẽ đồ thị của hàm số với giá trị a vừa tìm được.

      Phương pháp giải :

      - Thay tọa độ của K vào hàm số để tìm a.

      - Vẽ đồ thị hàm số:

      + Xác định tọa độ hai điểm thuộc đồ thị hàm số.

      + Vẽ trục tọa độ, xác định hai điểm trên trục tọa độ, vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đó, ta được đồ thị hàm số.

      Lời giải chi tiết :

      Do đồ thị hàm số \(y = ax - 2\) đi qua điểm \(K\left( {\frac{1}{2}; - 1} \right)\) nên thay \(x = \frac{1}{2};y = - 1\) vào \(y = ax - 2\) ta được:

      \(\begin{array}{l} - 1 = a.\frac{1}{2} - 2\\\frac{1}{2}a = - 1 + 2\\\frac{1}{2}a = 1\\a = 2\end{array}\)

      Vậy a = 2 là giá trị cần tìm.

      Với a = 2, ta có: \(y = 2x - 2\).

      + Cho \(x = 0\) suy ra \(y = 2.0 - 2 = - 2\). Đồ thị hàm số đi qua điểm \(A\left( {0; - 2} \right)\)

      + Cho \(y = 0\) suy ra \(2x - 2 = 0\), khi đó \(x = 1\). Đồ thị hàm số đi qua điểm \(B\left( {1;0} \right)\)

      Vẽ đồ thị hàm số.

      Đồ thị hàm số là đường thẳng đi qua hai điểm A và B.

      Đề thi học kì 1 Toán 8 Cánh diều - Đề số 7 1 3

      Câu 4 :

      1. Sau trận bão lớn, một cái cây bị gãy ngang (như hình vẽ). Ngọn cây chạm mặt đất cách gốc 3m. Đoạn thân cây còn lại (vuông góc với mặt đất) người ta đo được là 4m. Hỏi lúc đầu cây cao bao nhiêu mét?

      Đề thi học kì 1 Toán 8 Cánh diều - Đề số 7 1 4

      2. Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A có AB < AC, đường cao AH \(\left( {H \in BC} \right)\). Kẻ \(HM \bot AB\left( {M \in AB} \right)\), \(HN \bot AC\left( {N \in AC} \right)\).

      a) Chứng minh AMHN là hình chữ nhật.

      b) Gọi I là trung điểm của HC, trên tia đối của tia IA lấy điểm K sao cho I là trung điểm của AK. Chứng minh KH // AC và MN = CK.

      c) Gọi O là giao điểm của AH và MN, gọi D là giao điểm của CO và AK. Chứng minh AK = 3AD.

      Phương pháp giải :

      1. Áp dụng định lí Pythagore trong tam giác vuông để tính AB. Chiều cao của cây lúc đầu bằng tổng đoạn AB và AC.

      2.

      a) Chứng minh AMHN có 3 góc vuông nên là hình chữ nhật.

      b) - Chứng minh tứ giác AHKC là hình bình hành suy ra AC // HK và AH = CK.

      - Chỉ ra AH = MN (do AMHN là hình chữ nhật) suy ra CK = MN.

      c) Chỉ ra D là trọng tâm của tam giác AHC, suy ra AD = \(\frac{2}{3}\) AI.

      Chỉ ra \(AI = \frac{1}{2}AK\) nên AK = 3AD.

      Lời giải chi tiết :

      1.

      Đề thi học kì 1 Toán 8 Cánh diều - Đề số 7 1 5

      Xét tam giác ABC vuông tại C. Áp dụng định lí Pythagore, ta có:

      \(A{B^2} = A{C^2} + B{C^2} = {4^2} + {3^2} = 25\)

      suy ra \(AB = 5\left( m \right)\) (vì \(AB > 0\))

      Chiều cao của cây lúc đầu là: AC + AB = 4 + 5 = 9 (m).

      2.

      Đề thi học kì 1 Toán 8 Cánh diều - Đề số 7 1 6

      a) Vì tam giác ABC vuông tại A nên \(\widehat A = 90^\circ \).

      Vì \(HM \bot AB\left( {M \in AB} \right)\) \(HN \bot AC\left( {N \in AC} \right)\) nên \(\widehat {HMA} = \widehat {HNA} = 90^\circ \).

      Tứ giác AMHN có: \(\widehat A = \widehat {HMA} = \widehat {HNA} = 90^\circ \) nên là hình chữ nhật.

      b) Xét tứ giác AHKC có: HC cắt AK tại I và AI = IK (gt), HI = IC (gt) suy ra tứ giác AHKC là hình bình hành, do đó \(AC//HK\) và AH = CK.

      Mà AH = MN (hai đường chéo của hình chữ nhật AMHN bằng nhau) nên MN = CK.

      c) Xét tam giác AHC có CO và AI là hai đường trung tuyến và CO cắt AI tại D nên D là trọng tâm của tam giác AHC. Do đó \(AD = \frac{2}{3}AI\) (tính chất của trọng tâm)

      Mà \(AI = \frac{1}{2}AK\) (do I là trung điểm của AK)

      Do đó \(AD = \frac{2}{3}.\frac{1}{2}AK = \frac{1}{3}AK\) hay \(AK = 3AD\).

      Câu 5 :

      Tính giá trị lớn nhất của biểu thức \(B = 2014 - 2{x^2} - {y^2} + 2xy - 8x + 2y\).

      Phương pháp giải :

      Sử dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ để biến đổi đưa biểu thức về dạng \(A - B\left( x \right) - C\left( x \right)\) với \(B\left( x \right),C\left( x \right)\) là hai biểu thức bậc hai.

      Khi đó \(A - B\left( x \right) - C\left( x \right) \le A\), khi đó giá trị giá trị lớn nhất của biểu thức là A khi \(B\left( x \right) = 0\) và \(C\left( x \right) = 0\).

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\begin{array}{c}B = 2014 - 2{x^2} - {y^2} + 2xy - 8x + 2y\\ = 2024 - 1 - 9 - {x^2} - {x^2} - {y^2} + 2xy - 8x + 2y\\ = 2024 - \left( {{x^2} - 2xy + {y^2}} \right) - 1 - {x^2} - 8x + 2y - 9\\ = 2024 - \left[ {{{\left( {x - y} \right)}^2} - 2x + 2y - 1} \right] - {x^2} - 6x - 9\\ = 2024 - \left[ {{{\left( {x - y} \right)}^2} + 2\left( {x - y} \right) + 1} \right] - \left( {{x^2} + 6x + 9} \right)\\ = 2024 - {\left( {x - y + 1} \right)^2} - {\left( {x + 3} \right)^2}\end{array}\)

      Vì \({\left( {x - y + 1} \right)^2} \ge 0\) với mọi x, y và \({\left( {x + 3} \right)^2} \ge 0\) với mọi x nên \(B = 2024 - {\left( {x - y + 1} \right)^2} - {\left( {x + 3} \right)^2} \le 0\) với mọi x, y.

      Dấu “=” xảy ra khi \(x + 3 = 0\) và \(x - y + 1 = 0\), suy ra \(x = - 3\) và \(y = - 2\).

      Vậy giá trị lớn nhất của B = 2024 khi \(x = - 3\) và \(y = - 2\).

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi học kì 1 Toán 8 Cánh diều - Đề số 7 trong chuyên mục toán 8 sgk trên nền tảng soạn toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập lý thuyết toán thcs này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 8 cho học sinh, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Tổng quan về Đề thi học kì 1 Toán 8 Cánh diều - Đề số 7

      Đề thi học kì 1 Toán 8 Cánh diều - Đề số 7 là một trong những đề thi được thiết kế để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh sau khi hoàn thành chương trình học kì 1 môn Toán lớp 8 theo chương trình Cánh diều. Đề thi này bao gồm các chủ đề chính như số thực, biểu thức đại số, phương trình bậc nhất một ẩn, bất đẳng thức, và các ứng dụng thực tế của đại số.

      Cấu trúc đề thi và các dạng bài tập

      Đề thi thường được chia thành hai phần chính: trắc nghiệm và tự luận. Phần trắc nghiệm thường chiếm khoảng 30-40% tổng số điểm, tập trung vào việc kiểm tra khả năng hiểu và vận dụng các khái niệm cơ bản. Phần tự luận chiếm khoảng 60-70% tổng số điểm, yêu cầu học sinh trình bày chi tiết các bước giải và chứng minh các kết quả.

      Các chủ đề chính trong đề thi

      • Số thực: Các phép toán trên số thực, so sánh số thực, giá trị tuyệt đối của số thực.
      • Biểu thức đại số: Thu gọn biểu thức, phân tích đa thức thành nhân tử, các phép toán trên đa thức.
      • Phương trình bậc nhất một ẩn: Giải phương trình, ứng dụng phương trình vào giải bài toán thực tế.
      • Bất đẳng thức: Giải bất đẳng thức, ứng dụng bất đẳng thức vào giải bài toán thực tế.
      • Ứng dụng thực tế: Các bài toán liên quan đến tính toán diện tích, thể tích, vận tốc, thời gian.

      Hướng dẫn giải đề thi hiệu quả

      1. Đọc kỹ đề bài: Đảm bảo hiểu rõ yêu cầu của từng câu hỏi trước khi bắt đầu giải.
      2. Lập kế hoạch giải: Xác định các bước cần thực hiện để giải quyết bài toán.
      3. Sử dụng kiến thức đã học: Vận dụng các công thức, định lý, và quy tắc đã học để giải bài toán.
      4. Kiểm tra lại kết quả: Đảm bảo kết quả cuối cùng là chính xác và hợp lý.
      5. Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều đề thi khác nhau để làm quen với các dạng bài tập và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề.

      Tầm quan trọng của việc luyện tập với đề thi

      Việc luyện tập với đề thi học kì 1 Toán 8 Cánh diều - Đề số 7 không chỉ giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi mà còn giúp họ đánh giá được mức độ hiểu biết của mình về các kiến thức đã học. Qua đó, học sinh có thể xác định được những điểm yếu và tập trung ôn tập để cải thiện kết quả.

      montoan.com.vn – Nguồn tài liệu học tập Toán 8 uy tín

      montoan.com.vn cung cấp đa dạng các tài liệu học tập Toán 8, bao gồm đề thi, bài tập, video bài giảng, và các tài liệu tham khảo khác. Chúng tôi cam kết cung cấp những tài liệu chất lượng, được biên soạn bởi các giáo viên giàu kinh nghiệm, giúp học sinh học tập hiệu quả và đạt kết quả cao.

      Ví dụ minh họa một bài toán trong đề thi

      Bài toán: Giải phương trình: 2x + 5 = 11

      Giải:

      2x + 5 = 11

      2x = 11 - 5

      2x = 6

      x = 6 / 2

      x = 3

      Vậy nghiệm của phương trình là x = 3.

      Lời khuyên cho học sinh khi làm bài thi

      Hãy giữ bình tĩnh, tự tin và đọc kỹ đề bài trước khi bắt đầu giải. Sử dụng thời gian hợp lý cho từng câu hỏi và kiểm tra lại kết quả trước khi nộp bài. Chúc các em học sinh đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi học kì 1!

      Bảng tổng hợp các dạng bài tập thường gặp

      Dạng bài tậpVí dụ
      Giải phương trình3x - 7 = 5
      Giải bất đẳng thức2x + 1 > 7
      Tính giá trị biểu thứcA = 2x2 + 3x - 1 khi x = 2

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8