1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 1 Toán 9 - Đề số 1

Đề thi giữa kì 1 Toán 9 - Đề số 1

Đề thi giữa kì 1 Toán 9 - Đề số 1: Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi

montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 1 Toán 9 - Đề số 1, một công cụ hữu ích giúp các em học sinh ôn luyện và đánh giá năng lực bản thân trước kỳ thi quan trọng. Đề thi được biên soạn theo chuẩn chương trình học, bao gồm các dạng bài tập thường gặp và có đáp án chi tiết.

Với đề thi này, các em có thể tự tin làm bài và đạt kết quả tốt nhất. Hãy cùng montoan.com.vn chinh phục môn Toán 9!

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
    Câu 1 :

    Trong các phương trình sau, phương trình nào không phải là phương trình bậc nhất hai ẩn?

    • A.

      \(2x + 3y = 5\).

    • B.

      \(0x + 2y = 8\).

    • C.

      \(2x - 0y = 5\).

    • D.

      \(0x - 0y = 6\).

    Câu 2 :

    Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x + y = 2\\x + y = 1\end{array} \right.\) có nghiệm là:

    • A.

      \(\left( {x;y} \right) = \left( {0;0} \right)\).

    • B.

      \(\left( {x;y} \right) = \left( {1;0} \right)\).

    • C.

      \(\left( {x;y} \right) = \left( {1;1} \right)\).

    • D.

      \(\left( {x;y} \right) = \left( { - 1; - 1} \right)\).

    Câu 3 :

    Người ta cần chở một số lượng hàng. Nếu xếp vào mỗi xe 12 tấn thì thừa 3 tấn, nếu xếp vào mỗi xe 15 tấn thì có thể chở thêm 12 tấn nữa. Gọi x là số hàng cần vận chuyển và y là số xe tham gia chở hàng. Hệ phương trình thỏa mãn là:

    • A.

      \(\left\{ \begin{array}{l}x + 12y = 3\\x - 15y = 12\end{array} \right.\).

    • B.

      \(\left\{ \begin{array}{l}x - 12y = 3\\ - x + 15y = 12\end{array} \right.\).

    • C.

      \(\left\{ \begin{array}{l}x - 12y = 3\\x + 15y = 12\end{array} \right.\).

    • D.

      \(\left\{ \begin{array}{l}x + 12y = 3\\ - x + 15y = 12\end{array} \right.\).

    Câu 4 :

    Biến đổi phương trình \({x^2} - 4x + 3 = 0\) về phương trình tích, ta được:

    • A.

      \(\left( {x + 1} \right)\left( {x - 3} \right) = 0\).

    • B.

      \(\left( {x + 1} \right)\left( {x + 3} \right) = 0\).

    • C.

      \(\left( {x - 1} \right)\left( {x - 3} \right) = 0\).

    • D.

      \(\left( {x - 1} \right)\left( {x + 3} \right) = 0\).

    Câu 5 :

    Hệ thức \(2a \le a + 1\) là một bất đẳng thức và

    • A.

      \(a + 1\) là vế trái, \(2a\) là vế phải.

    • B.

      \(a + 1\) là vế trước, \(2a\) là vế sau.

    • C.

      \(a + 1\) là vế sau, \(2a\) là vế trước.

    • D.

      \(2a\) là vế trái, \(a + 1\) là vế phải.

    Câu 6 :

    Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng:

    • A.

      \(a < b\) và \(c > d\) thì \(a + b < c + d\).

    • B.

      \(a < b\) và \(c < d\) thì \(a + c < b + d\).

    • C.

      \(a > b\) và \(c > d\) thì \(ac > bd\).

    • D.

      \(a > b\) và \(c > d\) thì \(a + c < b + d\).

    Câu 7 :

    Bất phương trình dạng \(ax + b > 0\) (hoặc \(ax + b < 0\), \(ax + b \ge 0\), \(ax + b \le 0\)) là bất phương trình bậc nhất một ẩn (ẩn là \(x\)) với điều kiện:

    • A.

      a, b là hai số đã cho.

    • B.

      a, b là hai số đã cho và \(a \ne 0\).

    • C.

      \(a \ne 0\).

    • D.

      a và b khác 0.

    Câu 8 :

    Nghiệm của bất phương trình \(x - 2 > 0\) là:

    • A.

      \(x > 2\).

    • B.

      \(x < 2\).

    • C.

      \(x < - 2\).

    • D.

      \(x > - 2\).

    Câu 9 :

    Cho \(\alpha \) và \(\beta \) là hai góc phụ nhau, khi đó:

    • A.

      \(\sin \alpha = \cos \beta \).

    • B.

      \(\sin \alpha = \cot \beta \).

    • C.

      \(\sin \alpha = \tan \beta \).

    • D.

      \(\cos \alpha = \cot \beta \).

    Câu 10 :

    Cho \(\alpha \) là góc nhọn bất kì có \(\tan \alpha = \frac{1}{5}\), khi đó \(\cot \alpha \) bằng:

    • A.

      \(\frac{1}{5}\).

    • B.

      \( - \frac{1}{5}\).

    • C.

      \(5\).

    • D.

      \( - 5\).

    Câu 11 :

    Cho tam giác ABC vuông tại B có \(\widehat A = 45^\circ \), \(AC = \sqrt 2 \). Độ dài cạnh BC là:

    • A.

      \(BC = 3\).

    • B.

      \(BC = 2\).

    • C.

      \(BC = \sqrt 2 \).

    • D.

      \(BC = 1\).

    Câu 12 :

    Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 5, BC = 8. Số đo góc C là: (làm tròn đến độ)

    • A.

      \(\widehat C \approx 52^\circ \).

    • B.

      \(\widehat C \approx 38^\circ \).

    • C.

      \(\widehat C \approx 51^\circ \).

    • D.

      \(\widehat C \approx 39^\circ \).

    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Giải các phương trình và bất phương trình sau:

    a) \(\left( {x - 1} \right)\left( {3x - 6} \right) = 0\)

    b) \(\frac{2}{{x + 3}} - \frac{1}{{x - 2}} = \frac{{2x - 13}}{{\left( {x + 3} \right)\left( {x - 2} \right)}}\)

    c) \(2x - 4 > 0\)

    d) \(2 - 3x \le 4x + 5\)

    Câu 2 :

    a) Giải hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}3x - 2y = 5\\2x + y = 1\end{array} \right.\).

    b) Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình:

    Hai xí nghiệp theo kế hoạch phải làm tổng cộng 360 công cụ. Nhờ sắp xếp hợp lý dấy chuyền sản xuất nên xí nghiệp I đã vượt mức 12% kế hoạch, xí nghiệp II đã vượt mức 10% kế hoạch. Do đó cả xí nghiệp đã làm được 400 công cụ. Tính số công cụ mỗi xí nghiệp phải làm theo kế hoạch.

    Câu 3 :

    Tượng đài chiến thắng là một công trình kiến trúc độc đáo được thi công nhằm kỷ niệm ngày giải phóng thị xã Long Khánh, ngày 21/04/1975 – thể hiện ý chí quyết thắng của quân và dân ta. Em hãy tính chiều cao của công trình này biết rằng khi tia nắng của mặt trời tạo với mặt đất một góc \(52^\circ \) thì bóng của nó trên mặt đất là 16m. (Làm tròn đến số thập phân thứ hai). (Giả sử chu vi mặt đáy khối chóp tam giác không đáng kể)

    Đề thi giữa kì 1 Toán 9 - Đề số 1 0 1

    Câu 4 :

    Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH.

    a) Biết \(AB = 2\sqrt 3 cm\); \(AC = 6cm\). Giải tam giác ABC.

    b) Gọi D, E lần lượt là hình chiếu của điểm H trên AB, AC. Chứng minh \(BD.DA + CE.EA = A{H^2}\).

    c) Lấy điểm M nằm giữa E và C, kẻ AI vuông góc với MB tại I.

    Chứng minh \(\sin \widehat {AMB}.\sin \widehat {ACB} = \frac{{HI}}{{CM}}\).

    Câu 5 :

    Một lão nông chia đất cho con trai để người con canh tác riêng, biết rằng người con sẽ được chọn miếng đất hình chữ nhật có chu vi 800 m. Hỏi anh ta phải chọn mảnh đất có kích thước như thế nào để diện tích đất canh tác là lớn nhất.

    (HD: Sử dụng bất đẳng thức \(ab \le \frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{4}\)).

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
      Câu 1 :

      Trong các phương trình sau, phương trình nào không phải là phương trình bậc nhất hai ẩn?

      • A.

        \(2x + 3y = 5\).

      • B.

        \(0x + 2y = 8\).

      • C.

        \(2x - 0y = 5\).

      • D.

        \(0x - 0y = 6\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là hệ thức dạng \(ax + by = c\), trong đó a, b và c là các số đã biết (\(a \ne 0\) hoặc \(b \ne 0\)).

      Lời giải chi tiết :

      Phương trình \(0x - 0y = 6\) là phương trình bậc nhất vì hệ số \(a = b = 0\).

      Đáp án D.

      Câu 2 :

      Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x + y = 2\\x + y = 1\end{array} \right.\) có nghiệm là:

      • A.

        \(\left( {x;y} \right) = \left( {0;0} \right)\).

      • B.

        \(\left( {x;y} \right) = \left( {1;0} \right)\).

      • C.

        \(\left( {x;y} \right) = \left( {1;1} \right)\).

      • D.

        \(\left( {x;y} \right) = \left( { - 1; - 1} \right)\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Hệ phương trình có nghiệm là cặp số \(\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) nếu \(\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) là nghiệm của hai phương trình của hệ.

      Lời giải chi tiết :

      Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x + y = 2\\x + y = 1\end{array} \right.\) có nghiệm là \(\left( {x;y} \right) = \left( {1;0} \right)\) vì \(\left\{ \begin{array}{l}2.1 + 0 = 2\\1 + 0 = 1\end{array} \right.\).

      Đáp án B.

      Câu 3 :

      Người ta cần chở một số lượng hàng. Nếu xếp vào mỗi xe 12 tấn thì thừa 3 tấn, nếu xếp vào mỗi xe 15 tấn thì có thể chở thêm 12 tấn nữa. Gọi x là số hàng cần vận chuyển và y là số xe tham gia chở hàng. Hệ phương trình thỏa mãn là:

      • A.

        \(\left\{ \begin{array}{l}x + 12y = 3\\x - 15y = 12\end{array} \right.\).

      • B.

        \(\left\{ \begin{array}{l}x - 12y = 3\\ - x + 15y = 12\end{array} \right.\).

      • C.

        \(\left\{ \begin{array}{l}x - 12y = 3\\x + 15y = 12\end{array} \right.\).

      • D.

        \(\left\{ \begin{array}{l}x + 12y = 3\\ - x + 15y = 12\end{array} \right.\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào đề bài để viết hệ phương trình thỏa mãn đề bài.

      Lời giải chi tiết :

      Vì nếu xếp mỗi xe 12 tấn thì thừa 3 tấn nên ta có phương trình \(x - 12y = 3\).

      Vì nếu xếp vào mỗi xe 15 tấn thì có thể chở thêm 12 tấn nữa nên ta có phương trình \(15y - x = 12\) hay \( - x + 15y = 12\).

      Vậy hệ phương trình thỏa mãn là \(\left\{ \begin{array}{l}x - 12y = 3\\ - x + 15y = 12\end{array} \right.\).

      Đáp án B.

      Câu 4 :

      Biến đổi phương trình \({x^2} - 4x + 3 = 0\) về phương trình tích, ta được:

      • A.

        \(\left( {x + 1} \right)\left( {x - 3} \right) = 0\).

      • B.

        \(\left( {x + 1} \right)\left( {x + 3} \right) = 0\).

      • C.

        \(\left( {x - 1} \right)\left( {x - 3} \right) = 0\).

      • D.

        \(\left( {x - 1} \right)\left( {x + 3} \right) = 0\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Phân tích vế trái thành nhân tử để biến đổi phương trình về phương trình tích.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}{x^2} - 4x + 3 = 0\\{x^2} - x - 3x + 3 = 0\\\left( {{x^2} - x} \right) - \left( {3x - 3} \right) = 0\\x\left( {x - 1} \right) - 3\left( {x - 1} \right) = 0\\\left( {x - 3} \right)\left( {x - 1} \right) = 0\end{array}\)

      Đáp án C.

      Câu 5 :

      Hệ thức \(2a \le a + 1\) là một bất đẳng thức và

      • A.

        \(a + 1\) là vế trái, \(2a\) là vế phải.

      • B.

        \(a + 1\) là vế trước, \(2a\) là vế sau.

      • C.

        \(a + 1\) là vế sau, \(2a\) là vế trước.

      • D.

        \(2a\) là vế trái, \(a + 1\) là vế phải.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Ta gọi hệ thức dạng \(a > b\) (hay \(a < b\), \(a \ge b\), \(a \le b\)) là bất đẳng thức và gọi a là vế trái, b là vế phải của bất đẳng thức

      Lời giải chi tiết :

      Hệ thức \(2a \le a + 1\) có \(2a\) là vế trái, \(a + 1\) là vế phải.

      Đáp án D.

      Câu 6 :

      Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng:

      • A.

        \(a < b\) và \(c > d\) thì \(a + b < c + d\).

      • B.

        \(a < b\) và \(c < d\) thì \(a + c < b + d\).

      • C.

        \(a > b\) và \(c > d\) thì \(ac > bd\).

      • D.

        \(a > b\) và \(c > d\) thì \(a + c < b + d\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào các tính chất của bất đẳng thức.

      Lời giải chi tiết :

      Theo tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, với \(a < b\) và \(c < d\) thì \(a + c < b + d\) nên đáp án B đúng.

      Đáp án B.

      Câu 7 :

      Bất phương trình dạng \(ax + b > 0\) (hoặc \(ax + b < 0\), \(ax + b \ge 0\), \(ax + b \le 0\)) là bất phương trình bậc nhất một ẩn (ẩn là \(x\)) với điều kiện:

      • A.

        a, b là hai số đã cho.

      • B.

        a, b là hai số đã cho và \(a \ne 0\).

      • C.

        \(a \ne 0\).

      • D.

        a và b khác 0.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Bất phương trình dạng \(ax + b < 0\) (hoặc \(ax + b > 0\); \(ax + b \le 0\); \(ax + b \ge 0\)) trong đó a, b là hai số đã cho, \(a \ne 0\) được gọi là bất phương trình bậc nhất một ẩn x.

      Lời giải chi tiết :

      Điều kiện của a, b là a, b là hai số đã cho và \(a \ne 0\).

      Đáp án B.

      Câu 8 :

      Nghiệm của bất phương trình \(x - 2 > 0\) là:

      • A.

        \(x > 2\).

      • B.

        \(x < 2\).

      • C.

        \(x < - 2\).

      • D.

        \(x > - 2\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Giải bất phương trình để tìm nghiệm.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}x - 2 > 0\\x > 2\end{array}\)

      Đáp án A.

      Câu 9 :

      Cho \(\alpha \) và \(\beta \) là hai góc phụ nhau, khi đó:

      • A.

        \(\sin \alpha = \cos \beta \).

      • B.

        \(\sin \alpha = \cot \beta \).

      • C.

        \(\sin \alpha = \tan \beta \).

      • D.

        \(\cos \alpha = \cot \beta \).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng côsin góc kia, tang góc này bằng côtang góc kia.

      Lời giải chi tiết :

      Với \(\alpha \) và \(\beta \) là hai góc phụ nhau thì \(\sin \alpha = \cos \beta ;\tan \alpha = \cot \beta \) nên đáp án A đúng.

      Đáp án A.

      Câu 10 :

      Cho \(\alpha \) là góc nhọn bất kì có \(\tan \alpha = \frac{1}{5}\), khi đó \(\cot \alpha \) bằng:

      • A.

        \(\frac{1}{5}\).

      • B.

        \( - \frac{1}{5}\).

      • C.

        \(5\).

      • D.

        \( - 5\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức \(\cot \alpha = \frac{1}{{\tan \alpha }}\).

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\cot \alpha = \frac{1}{{\tan \alpha }} = \frac{1}{{\frac{1}{5}}} = 5\).

      Đáp án C.

      Câu 11 :

      Cho tam giác ABC vuông tại B có \(\widehat A = 45^\circ \), \(AC = \sqrt 2 \). Độ dài cạnh BC là:

      • A.

        \(BC = 3\).

      • B.

        \(BC = 2\).

      • C.

        \(BC = \sqrt 2 \).

      • D.

        \(BC = 1\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Biểu diễn BC theo AC và tỉ số lượng giác của góc A.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 1 Toán 9 - Đề số 1 1 1

      Ta có: \(\sin A = \frac{{BC}}{{AC}}\) suy ra \(BC = AC.\sin A = \sqrt 2 .\sin 45^\circ = 1\).

      Đáp án D.

      Câu 12 :

      Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 5, BC = 8. Số đo góc C là: (làm tròn đến độ)

      • A.

        \(\widehat C \approx 52^\circ \).

      • B.

        \(\widehat C \approx 38^\circ \).

      • C.

        \(\widehat C \approx 51^\circ \).

      • D.

        \(\widehat C \approx 39^\circ \).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Biểu diễn tỉ số lượng giác của góc C theo AB và BC.

      Sử dụng máy tính cầm tay để tính góc C theo tỉ số lượng giác của nó.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 1 Toán 9 - Đề số 1 1 2

      Ta có: \(\sin C = \frac{5}{8}\) suy ra \(\widehat C \approx 39^\circ \).

      Đáp án D.

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Giải các phương trình và bất phương trình sau:

      a) \(\left( {x - 1} \right)\left( {3x - 6} \right) = 0\)

      b) \(\frac{2}{{x + 3}} - \frac{1}{{x - 2}} = \frac{{2x - 13}}{{\left( {x + 3} \right)\left( {x - 2} \right)}}\)

      c) \(2x - 4 > 0\)

      d) \(2 - 3x \le 4x + 5\)

      Phương pháp giải :

      a) Để giải phương trình tích \(\left( {ax + b} \right)\left( {cx + d} \right) = 0\), ta giải hai phương trình \(ax + b = 0\) và \(cx + d = 0\). Sau đó lấy tất cả các nghiệm của chúng.

      b) Tìm điều kiện xác định, quy đồng mẫu và giải phương trình tìm được. Sau đó kiểm tra điều kiện của các nghiệm tìm được.

      c, d) Dựa vào cách giải bất phương trình bậc nhất một ẩn và phương trình đưa về dạng bất phương tình bậc nhất một ẩn.

      Lời giải chi tiết :

      a) \(\left( {x - 1} \right)\left( {3x - 6} \right) = 0\)

      +) \(x - 1 = 0\)

      \(x = 1\)

      +) \(3x - 6 = 0x = 1\)

      \(3x = 6\)

      \(x = 2\)

      Vậy phương trình có nghiệm là \(x = 1\); \(x = 2\).

      b) \(\frac{2}{{x + 3}} - \frac{1}{{x - 2}} = \frac{{2x - 13}}{{\left( {x + 3} \right)\left( {x - 2} \right)}}\)

      ĐKXĐ: \(x \ne - 3\) và \(x \ne 2\).

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}\frac{2}{{x + 3}} - \frac{1}{{x - 2}} = \frac{{2x - 13}}{{\left( {x + 3} \right)\left( {x - 2} \right)}}\frac{2}{{x + 3}} - \frac{1}{{x - 2}} = \frac{{2x - 13}}{{\left( {x + 3} \right)\left( {x - 2} \right)}}\\\frac{{2\left( {x - 2} \right)}}{{\left( {x + 3} \right)\left( {x - 2} \right)}} - \frac{{x + 3}}{{\left( {x + 3} \right)\left( {x - 2} \right)}} = \frac{{2x - 13}}{{\left( {x + 3} \right)\left( {x - 2} \right)}}\\2\left( {x - 2} \right) - \left( {x + 3} \right) = 2x - 13\\2x - 4 - x - 3 = 2x - 13\\x - 7 = 2x - 13\\x - 2x = - 13 + 7\\ - x = - 6\\x = 6\left( {TM} \right)\end{array}\)

      Vậy phương trình có nghiệm là \(x = 6\).

      c) \(2x - 4 > 0\)

      \(\begin{array}{l}2x > 4\\x > 2\end{array}\)

      Vậy bất phương trình có nghiệm là \(x > 2\).

      d) \(2 - 3x \le 4x + 5\)

      \(\begin{array}{l} - 3x - 4x \le 5 - 2\\ - 7x \le 3\\x \ge \frac{{ - 3}}{7}\end{array}\)

      Vậy bất phương trình có nghiệm là \(x \ge \frac{{ - 3}}{7}\).

      Câu 2 :

      a) Giải hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}3x - 2y = 5\\2x + y = 1\end{array} \right.\).

      b) Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình:

      Hai xí nghiệp theo kế hoạch phải làm tổng cộng 360 công cụ. Nhờ sắp xếp hợp lý dấy chuyền sản xuất nên xí nghiệp I đã vượt mức 12% kế hoạch, xí nghiệp II đã vượt mức 10% kế hoạch. Do đó cả xí nghiệp đã làm được 400 công cụ. Tính số công cụ mỗi xí nghiệp phải làm theo kế hoạch.

      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng phương pháp cộng đại số để giải hệ phương trình.

      b) - Đặt ẩn và đặt điều kiện cho ẩn, lập hai phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa các ẩn, đưa về bài toán giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.

      - Giải hệ phương trình tìm được ẩn, sau đó kiểm tra điều kiện và chọn giá trị thỏa mãn.

      Lời giải chi tiết :

      a) Ta có:

      \(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}3x - 2y = 5\\2x + y = 1\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}3x - 2y = 5\\4x + 2y = 2\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}7x = 7\\2x + y = 1\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}x = 1\\2.1 + y = 1\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = - 1\end{array} \right.\end{array}\)

      Vậy hệ phương trình có nghiệm là \(\left( {x;y} \right) = \left( {1; - 1} \right)\).

      b) Gọi số dụng cụ mà xí nghiệp 1 và xí nghiệp II phải làm lần lượt là \(x,y\) \(\left( {x,y \in {N^*}} \right)\).

      Theo kế hoạch, hai xí nghiệp sản xuất phải làm tổng cộng 360 dụng cụ nên ta có:

      \(x + y = 360\) (1)

      Thực tế, xí nghiệp I đã vượt mức 12% kế hoạch, xí nghiệp II đã vượt mức 10% kế hoạch, do đó hai xí nghiệp đã làm được 400 dụng cụ nên ta có phương trình:

      \(\left( {x + 12\% x} \right) + \left( {y + 10\% y} \right) = 400\) hay \(1,12x + 1,1y = 400\) (2)

      Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 360\\1,12x + 1,1y = 400\end{array} \right.\).

      Giải hệ phương trình ta được: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 200\\y = 160\end{array} \right.\left( {TM} \right)\).

      Vậy theo kế hoạch xí nghiệp I làm được 200 dụng cụ và xí nghiệp II làm được 160 dụng cụ.

      Câu 3 :

      Tượng đài chiến thắng là một công trình kiến trúc độc đáo được thi công nhằm kỷ niệm ngày giải phóng thị xã Long Khánh, ngày 21/04/1975 – thể hiện ý chí quyết thắng của quân và dân ta. Em hãy tính chiều cao của công trình này biết rằng khi tia nắng của mặt trời tạo với mặt đất một góc \(52^\circ \) thì bóng của nó trên mặt đất là 16m. (Làm tròn đến số thập phân thứ hai). (Giả sử chu vi mặt đáy khối chóp tam giác không đáng kể)

      Đề thi giữa kì 1 Toán 9 - Đề số 1 1 3

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về tỉ số lượng giác để tính chiều cao của công trình.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 1 Toán 9 - Đề số 1 1 4

      Giả sử hình biểu diễn như hình vẽ.

      Xét tam giác ABC vuông tại A, ta có: \(\tan BCA = \frac{{AB}}{{AC}}\)

      Suy ra \(AB = AC.\tan BCA = 16.\tan 52^\circ \approx 20,48\left( m \right)\)

      Vậy chiều cao của công trình này là khoảng \(20,48m\).

      Câu 4 :

      Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH.

      a) Biết \(AB = 2\sqrt 3 cm\); \(AC = 6cm\). Giải tam giác ABC.

      b) Gọi D, E lần lượt là hình chiếu của điểm H trên AB, AC. Chứng minh \(BD.DA + CE.EA = A{H^2}\).

      c) Lấy điểm M nằm giữa E và C, kẻ AI vuông góc với MB tại I.

      Chứng minh \(\sin \widehat {AMB}.\sin \widehat {ACB} = \frac{{HI}}{{CM}}\).

      Phương pháp giải :

      a) Vận dụng các kiến thức về hệ thức lượng trong tam giác vuông để giải tam giác.

      b) Chứng minh $\Delta BHD\backsim \Delta HAD\left( g.g \right)$ suy ra \(BD.DA = D{H^2}\)

      Chứng minh $\Delta CHE\backsim \Delta HAE\left( g.g \right)$ suy ra \(CE.AE = H{E^2}\).

      \(BD.DA + CE.AE = D{H^2} + H{E^2}\)

      Chứng minh tứ giác ADHE là hình chữ nhật nên \(AH = DE\).

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác DHE vuông tại H, ta có: \(D{H^2} + H{E^2} = D{E^2}\).

      Suy ra \(D{H^2} + H{E^2} = A{H^2}\)

      Từ đó ta có \(BD.DA + CE.AE = A{H^2}\) (đpcm)

      c) Chứng minh $\Delta BIA\backsim \Delta BAM\left( g.g \right)$ suy ra \(BI.BM = A{B^2}\).

      Chứng minh $\Delta BHA\backsim \Delta BAC\left( g.g \right)$ suy ra \(BH.BC = A{B^2}\).

      Do đó \(BI.BM = BH.BC\) hay \(\frac{{BI}}{{BC}} = \frac{{BH}}{{BM}}\).

      Chứng minh $\Delta BHI\backsim \Delta BMC$ suy ra \(\frac{{HI}}{{MC}} = \frac{{BI}}{{BC}}\).

      Dựa vào kiến thức về tỉ số lượng giác, ta có: \(\sin \widehat {AMB} = \frac{{AB}}{{BM}}\); \(\sin \widehat {ACB} = \frac{{AB}}{{BC}}\).

      Biến đối \(\sin \widehat {AMB}.\sin \widehat {ACB} = \frac{{AB}}{{BM}}.\frac{{AB}}{{BC}} = \frac{{A{B^2}}}{{BM.BC}} = \frac{{BI}}{{BC}} = \frac{{HI}}{{CM}}\). Ta được điều phải chứng minh.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 1 Toán 9 - Đề số 1 1 5

      a) Xét tam giác ABC vuông tại A, áp dụng định lí Pythagore trong tam giác, ta có:

      \(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2} = {\left( {2\sqrt 3 } \right)^2} + {6^2} = 48\) suy ra \(BC = \sqrt {48} = 4\sqrt 3 \left( {cm} \right)\)

      Ta có: \(\sin B = \frac{{AC}}{{BC}} = \frac{6}{{4\sqrt 3 }} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\) suy ra \(\widehat B = 60^\circ \).

      \(\widehat C = 90^\circ - \widehat B = 90^\circ - 60^\circ = 30^\circ \).

      Vậy \(BC = 4\sqrt 3 cm;\widehat B = 60^\circ ;\widehat C = 30^\circ \).

      b) Xét tam giác BHD và tam giác HAD có:

      \(\widehat {BDH} = \widehat {HDA}\left( { = 90^\circ } \right)\)

      \(\widehat {BHD} = \widehat {HAD}\) (cùng phụ với \(\widehat {DBH}\))

      suy ra $\Delta BHD\backsim \Delta HAD\left( g.g \right)$ nên \(\frac{{BD}}{{DH}} = \frac{{DH}}{{DA}}\). Do đó \(BD.DA = D{H^2}\). (1)

      Xét tam giác CHE và tam giác HAE có:

      \(\widehat {CEH} = \widehat {HEA}\left( { = 90^\circ } \right)\)

      \(\widehat {CHE} = \widehat {HAE}\) (cùng phụ với \(\widehat {C}\))

      suy ra $\Delta CHE\backsim \Delta HAE\left( g.g \right)$ nên \(\frac{{CE}}{{HE}} = \frac{{HE}}{{AE}}\). Do đó \(CE.AE = H{E^2}\). (2)

      Từ (1) và (2) suy ra \(BD.DA + CE.AE = D{H^2} + H{E^2}\) (3).

      Vì tứ giác ADHE có \(\widehat {DAE} = \widehat {ADH} = \widehat {AEH} = 90^\circ \) nên tứ giác ADHE là hình chữ nhật. Do đó \(AH = DE\).

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác DHE vuông tại H, ta có: \(D{H^2} + H{E^2} = D{E^2}\). Suy ra \(D{H^2} + H{E^2} = A{H^2}\) (4)

      Từ (3) và (4) suy ra \(BD.DA + CE.AE = A{H^2}\) (đpcm)

      c) Xét tam giác BIA và tam giác BAM có:

      \(\widehat {BIA} = \widehat {BAM}\left( { = 90^\circ } \right)\)

      \(\widehat B\) chung

      suy ra $\Delta BIA\backsim \Delta BAM\left( g.g \right)$ nên \(\frac{{BI}}{{AB}} = \frac{{AB}}{{BM}}\). Do đó \(BI.BM = A{B^2}\).

      Xét tam giác BHA và tam giác BAC có:

      \(\widehat {BHA} = \widehat {BAC}\left( { = 90^\circ } \right)\)

      \(\widehat B\) chung

      suy ra $\Delta BHA\backsim \Delta BAC\left( g.g \right)$ nên \(\frac{{BH}}{{AB}} = \frac{{AB}}{{BC}}\). Do đó \(BH.BC = A{B^2}\).

      Từ đó ta có \(BI.BM = BH.BC\) suy ra \(\frac{{BI}}{{BC}} = \frac{{BH}}{{BM}}\).

      Xét tam giác BHI và tam giác BMC có:

      \(\widehat B\) chung

      \(\frac{{BI}}{{BC}} = \frac{{BH}}{{BM}}\) (cmt)

      nên $\Delta BHI\backsim \Delta BMC$ (c.g.c) suy ra \(\frac{{HI}}{{MC}} = \frac{{BI}}{{BC}}\).

      Xét tam giác AMB vuông tại A, ta có: \(\sin \widehat {AMB} = \frac{{AB}}{{BM}}\).

      Xét tam giác ABC vuông tại A, ta có: \(\sin \widehat {ACB} = \frac{{AB}}{{BC}}\).

      Suy ra \(\sin \widehat {AMB}.\sin \widehat {ACB} = \frac{{AB}}{{BM}}.\frac{{AB}}{{BC}} = \frac{{A{B^2}}}{{BM.BC}} = \frac{{BI.BM}}{{BM.BC}} = \frac{{BI}}{{BC}} = \frac{{HI}}{{CM}}\).

      Vậy \(\sin \widehat {AMB}.\sin \widehat {ACB} = \frac{{HI}}{{CM}}\) (đpcm).

      Câu 5 :

      Một lão nông chia đất cho con trai để người con canh tác riêng, biết rằng người con sẽ được chọn miếng đất hình chữ nhật có chu vi 800 m. Hỏi anh ta phải chọn mảnh đất có kích thước như thế nào để diện tích đất canh tác là lớn nhất.

      (HD: Sử dụng bất đẳng thức \(ab \le \frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{4}\)).

      Phương pháp giải :

      Gọi hai cạnh của miếng đất là x, y.

      Sử dụng bất đẳng thức: \(ab \le \frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{4}\).

      Lời giải chi tiết :

      * Chứng minh bất đẳng thức \(ab \le \frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{4}\) hay \({\left( {a + b} \right)^2} - 4ab \ge 0\)

      Ta có: \({\left( {a + b} \right)^2} - 4ab \ge 0\) với mọi a, b.

      Vậy \(ab \le \frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{4}\).

      * Áp dụng bất đẳng thức trên để giải.

      Gọi hai cạnh của miếng đất lần lượt là x, y (m). (\(0 < x,y < 800\))

      Vì chu vi của mảnh đất là 800m nên ta có: \(2\left( {x + y} \right) = 800\) hay \(x + y = 800\).

      Diện tích đất canh tác là \(xy\).

      Ta có: \(xy \le \frac{{{{\left( {x + y} \right)}^2}}}{4} \le \frac{{{{400}^2}}}{4} = 40000\left( {{m^2}} \right)\).

      Dấu “=” xảy ra là giá trị lớn nhất của xy. Khi đó kích thước của mảnh đất thỏa mãn \(x + y = 400\) và \(xy = 40000\).

      Ta có \(x + y = 400\) nên \(y = 400 - x\).

      Thay vào \(xy = 40000\), ta được:

      \(\begin{array}{l}\left( {400 - x} \right)x = 40000\\ - {x^2} + 400x - 40000 = 0\\{x^2} - 400x + 40000 = 0\\{\left( {x - 200} \right)^2} = 0\\x = 200\end{array}\)

      Khi đó \(y = 400 - 200 = 200\).

      Vậy người đó phải chọn mảnh đất có kích thước 200m x 200m để diện tích đất canh tác là lớn nhất.

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi giữa kì 1 Toán 9 - Đề số 1 trong chuyên mục giải bài tập toán 9 trên nền tảng môn toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán thcs này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 9 cho học sinh, đặc biệt là chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi giữa kì 1 Toán 9 - Đề số 1: Tổng quan và Hướng dẫn

      Kỳ thi giữa học kỳ 1 Toán 9 đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá quá trình học tập của học sinh trong nửa học kỳ đầu tiên. Đề thi giữa kì 1 Toán 9 - Đề số 1 là một bài kiểm tra tổng hợp kiến thức các chương học từ đầu năm, bao gồm các chủ đề chính như đại số, hình học và các bài toán thực tế. Việc làm quen với cấu trúc đề thi và luyện tập thường xuyên là chìa khóa để đạt kết quả cao.

      Nội dung chính của Đề thi giữa kì 1 Toán 9 - Đề số 1

      Đề thi thường bao gồm các dạng bài tập sau:

      • Đại số: Các bài toán về phương trình bậc nhất một ẩn, phương trình bậc hai một ẩn, hệ phương trình, bất phương trình, và các bài toán ứng dụng.
      • Hình học: Các bài toán về hệ thức lượng trong tam giác vuông, tam giác đồng dạng, đường tròn, và các bài toán chứng minh hình học.
      • Bài toán thực tế: Các bài toán liên quan đến ứng dụng toán học trong đời sống, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề.

      Cấu trúc đề thi và thời gian làm bài

      Thông thường, đề thi giữa kì 1 Toán 9 - Đề số 1 có thời gian làm bài khoảng 60-90 phút. Đề thi có thể được chia thành các phần nhỏ, mỗi phần tương ứng với một chủ đề hoặc dạng bài tập khác nhau. Học sinh cần phân bổ thời gian hợp lý cho từng phần để đảm bảo hoàn thành bài thi trong thời gian quy định.

      Làm thế nào để ôn thi hiệu quả cho Đề thi giữa kì 1 Toán 9 - Đề số 1?

      Để ôn thi hiệu quả, học sinh cần:

      1. Nắm vững kiến thức lý thuyết: Đọc kỹ sách giáo khoa, ghi chép đầy đủ các công thức, định lý và tính chất quan trọng.
      2. Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau, từ dễ đến khó, để rèn luyện kỹ năng giải toán.
      3. Tìm hiểu các dạng bài tập thường gặp: Phân tích các đề thi cũ để nắm bắt các dạng bài tập thường xuất hiện trong đề thi.
      4. Sử dụng các tài liệu ôn thi: Tham khảo các sách tham khảo, đề thi thử và các tài liệu ôn thi trực tuyến.
      5. Hỏi thầy cô giáo và bạn bè: Nếu gặp khó khăn trong quá trình ôn thi, hãy hỏi thầy cô giáo và bạn bè để được giúp đỡ.

      Ví dụ minh họa một số dạng bài tập thường gặp

      Ví dụ 1: Giải phương trình bậc hai

      Giải phương trình: 2x2 - 5x + 2 = 0

      Hướng dẫn: Sử dụng công thức nghiệm của phương trình bậc hai để tìm ra các nghiệm của phương trình.

      Ví dụ 2: Chứng minh tam giác đồng dạng

      Cho tam giác ABC vuông tại A, có đường cao AH. Chứng minh tam giác ABH đồng dạng với tam giác ACB.

      Hướng dẫn: Sử dụng các tiêu chuẩn đồng dạng tam giác để chứng minh hai tam giác đồng dạng.

      Tầm quan trọng của việc luyện đề thi

      Luyện đề thi không chỉ giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi mà còn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài, quản lý thời gian và phát hiện ra những lỗ hổng kiến thức. Việc luyện đề thi thường xuyên sẽ giúp học sinh tự tin hơn khi bước vào phòng thi và đạt kết quả tốt nhất.

      montoan.com.vn: Nguồn tài liệu ôn thi Toán 9 uy tín

      montoan.com.vn cung cấp một kho tài liệu ôn thi Toán 9 phong phú và đa dạng, bao gồm các đề thi giữa kì, đề thi cuối kì, đề thi thử, bài giảng video và các bài tập luyện tập. Chúng tôi cam kết cung cấp cho học sinh những tài liệu chất lượng cao, được biên soạn bởi các giáo viên giàu kinh nghiệm. Hãy truy cập montoan.com.vn để khám phá và tận dụng những tài liệu ôn thi hữu ích này.

      Kết luận

      Đề thi giữa kì 1 Toán 9 - Đề số 1 là một cơ hội để học sinh đánh giá năng lực bản thân và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và luyện tập thường xuyên, các em học sinh sẽ tự tin chinh phục môn Toán 9 và đạt được thành công.

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9