1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 1

Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 1

Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 1: Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi

montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 1, một công cụ hỗ trợ học sinh ôn luyện và đánh giá năng lực trước kỳ thi quan trọng. Đề thi được biên soạn theo cấu trúc chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm nhiều dạng bài tập khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao.

Với đề thi này, các em học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng giải đề và làm quen với áp lực thời gian thi cử. Đồng thời, đáp án chi tiết đi kèm sẽ giúp các em hiểu rõ phương pháp giải và khắc phục những sai lầm.

Đề bài

    Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
    Câu 1 :

    Hàm số nào dưới đây có đồ thị nằm hoàn toàn phía dưới trục hoành?

    • A.

      \(y = 2x + 4\).

    • B.

      \(y = 2{x^2}\).

    • C.

      \(y = - 2{x^2}\).

    • D.

      \(y = - 2x + 4\).

    Câu 2 :

    Phương trình \({x^2} - 6x + 1 - 3m = 0\) (với m là tham số) có nghiệm là -1 khi

    • A.

      \(m = \frac{{ - 4}}{3}\).

    • B.

      \(m = \frac{4}{3}\).

    • C.

      \(m = \frac{8}{3}\).

    • D.

      \(m = \frac{{ - 8}}{3}\).

    Câu 3 :

    Nếu hai số có tổng S = –5 và tích P = –14 thì hai số đó là nghiệm của phương trình:

    • A.

      \({x^2} + 5x + 14 = 0\).

    • B.

      \({x^2} - 5x + 14 = 0\).

    • C.

      \({x^2} + 5x - 14 = 0\).

    • D.

      \({x^2} - 5x - 14 = 0\).

    Câu 4 :

    Khảo sát các bạn học sinh khối 9 của một trường THCS về thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình trong một ngày (đơn vị: giờ) thu được kết quả như biểu đồ tần số ghép nhóm sau:

    Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 1 0 1

    Có bao nhiêu bạn tham gia khảo sát? Biết rằng có 4 bạn sử dụng mạng xã hội từ 4,5 giờ trở lên.

    • A.

      50.

    • B.

      40.

    • C.

      100.

    • D.

      46.

    Câu 5 :

    Xét phép thử “Gieo một đồng xu hai lần liên tiếp”. Số phần tử của không gian mẫu là

    • A.

      \(1\).

    • B.

      \(2\).

    • C.

      \(3\).

    • D.

      \(4\).

    Câu 6 :

    Cho tam giác ABC vuông tại A, có \(AB = 3\) cm, \(AC = 4\) cm. Độ dài của bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là

    • A.

      \(5cm\).

    • B.

      \(2cm\).

    • C.

      \(3,5cm\).

    • D.

      \(2,5cm\).

    Câu 7 :

    Trong các phát biểu sau phát biểu nào sai?

    • A.

      Hình vuông nội tiếp đường tròn.

    • B.

      Mọi tứ giác đều nội tiếp đường tròn.

    • C.

      Hình chữ nhật là tứ giác nội tiếp.

    • D.

      Tổng số đo hai góc đối trong tứ giác nội tiếp bằng \(180^\circ \).

    Câu 8 :

    Cho lục giác đều ABCDEF nội tiếp đường tròn bán kính 5. Độ dài cạnh AB bằng:

    • A.

      5.

    • B.

      \(5\sqrt 3 \).

    • C.

      \(\frac{{5\sqrt 3 }}{2}\).

    • D.

      \(\frac{{5\sqrt 3 }}{6}\).

    Câu 9 :

    Phép quay bao nhiêu độ sẽ giữ nguyên mọi điểm?

    • A.

      \(0^\circ \).

    • B.

      \(90^\circ \).

    • C.

      \(100^\circ \).

    • D.

      \(180^\circ \).

    Câu 10 :

    Cho hình chữ nhật có chiều dài 3cm, chiều rộng 2cm. Quay hình chữ nhật đó một vòng quanh chiều dài của nó ta được một hình trụ có diện tích xung quanh bằng

    • A.

      \(6\pi \)\(\left( {c{m^2}} \right)\).

    • B.

      \(8\pi \)\(\left( {c{m^2}} \right)\).

    • C.

      \(12\pi \)\(\left( {c{m^2}} \right)\).

    • D.

      \(18\pi \)\(\left( {c{m^2}} \right)\).

    Câu 11 :

    Cho hình nón có độ dài đường sinh là \(5\), bán kính đáy là \(3\). Diện tích toàn phần của hình nón bằng:

    • A.

      \(15\pi \).

    • B.

      \(48\pi \).

    • C.

      \(39\pi \).

    • D.

      \(24\pi \).

    Câu 12 :

    Một mặt phẳng đi qua tâm hình cầu, cắt hình cầu theo một hình tròn có diện tích \(9\pi c{m^2}.\) Thể tích của hình cầu bằng

    • A.

      $927\pi c{{m}^{3}}$.

    • B.

      $36\pi c{{m}^{3}}$.

    • C.

      $6\pi c{{m}^{3}}$.

    • D.

      $81\pi c{{m}^{3}}$.

    Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
    Thí sinh trả lời câu 1, 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
    Câu 1 :

    Quãng đường AB dài \(90km\). Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc và thời gian dự định. Thực tế sau khi đi được \(\frac{1}{3}\) quãng đường AB với vận tốc dự định thì ô tô đó nghỉ lại \(20\) phút. Vì vậy để đến đúng dự định, trên quãng đường còn lại ô tô phải tăng vận tốc thêm \(6km/h\).

    a) Quãng đường còn lại sau khi ô tô nghỉ là \(60km\).

    Đúng
    Sai

    b) Gọi vận tốc dự định của ô tô là \(x\left( {km/h,{\rm{ }}x > 0} \right)\) thì thời gian ô tô đi hết \(\frac{1}{3}\) quãng đường đầu là \(30x\left( h \right)\).

    Đúng
    Sai

    c) Vận tốc dự định của ô tô bằng \(30km/h\).

    Đúng
    Sai

    d) Thời gian ô tô đi hết quãng đường còn lại là \(2,5h\).

    Đúng
    Sai
    Câu 2 :

    Một ly nước có dạng hình trụ với bán kính đáy 4 cm và chiều cao 12 cm. Hiện tại, ly đang chứa nước với mực nước cao 7 cm. (lấy \(\pi \approx 3,14\), làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)

    Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 1 0 2

    a) Chiếc ly có thể chứa tối đa 600 ml nước.

    Đúng
    Sai

    b) Thể tích nước hiện tại trong ly khoảng 352 ml.

    Đúng
    Sai

    c) Nếu thả một viên bi sắt dạng hình cầu có đường kính 5 cm vào ly thì nước không tràn ra ngoài.

    Đúng
    Sai

    d) Nếu thả một viên bi sắt dạng hình cầu có đường kính 6 cm vào ly thì nước sẽ tràn ra ngoài.

    Đúng
    Sai
    Phần III. Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn
    Thí sinh trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
    Câu 1 :

    Phương trình \(\frac{{2x}}{{x - 2}} - \frac{5}{{x - 3}} = \frac{{ - 9}}{{{x^2} - 5x + 6}}\) \(\left( {x \ne 2;x \ne 3} \right)\) có bao nhiêu nghiệm?

    Đáp án:

    Câu 2 :

    Khảo sát độ tuổi nhân viên của công ty S được chia ra làm 4 nhóm chính: từ 20 tuổi đến dưới 30 tuổi, từ 30 tuổi đến dưới 40 tuổi, từ 40 tuổi đến dưới 50 tuổi và từ 50 tuổi đến dưới 60 tuổi và kết quả được biểu diễn qua biểu đồ đoạn thẳng như hình vẽ dưới đây. Biết tổng số nhân viên có độ tuổi từ 20 đến dưới 40 tuổi là 430 người. Tính số nhân viên có độ tuổi từ 20 đến dưới 30 tuổi.

    Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 1 0 3

    Đáp án:

    Câu 3 :

    Một nhóm bạn có 4 bạn gồm 2 bạn nam là Hiếu, An và hai bạn nữ là Linh, Ngọc. Chọn ngẫu nhiên 2 bạn để tham gia lao động. Số phần tử của không gian mẫu bằng bao nhiêu?

    Đáp án:

    Câu 4 :

    Cạnh của một ngũ giác đều nội tiếp đường tròn bán kính \(4cm\) (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất) là bao nhiêu cm?

    Đáp án:

    Phần IV. Tự luận
    Câu 1 :

    a) Tìm \(a\) để đồ thị hàm số \(y = a{x^2}\) đi qua điểm \(M\left( {\sqrt 2 \,;{\rm{ }}2} \right).\)

    b) Cho phương trình \({x^2} - 7x + 12 = 0\) có hai nghiệm phân biệt \({x_1};{x_2}\). Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức \(M = \left( {1 - 25{x_1}} \right){x_1} - {x_2}\left( {25{x_2} - {x_1} - 1} \right)\).

    Câu 2 :

    Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB. Điểm M nằm trên nửa đường tròn (M \( \ne \) A; B). Tiếp tuyến tại M cắt tiếp tuyến tại A và B của đường tròn (O) lần lượt tại C và D.

    a) Chứng minh rằng tứ giác ACMO nội tiếp.

    b) Chứng minh rằng \(\widehat {CAM} = \widehat {ODM}\).

    c) Gọi P là giao điểm CD và AB; E là giao điểm của AM và BD; F là giao điểm của AC và BM. Chứng minh PA.PO = PC.PM và E, F, P thẳng hàng.

    Câu 3 :

    Một cốc thuỷ tinh đựng đầy nước có chiều cao 10cm và thể tích \(90\pi c{m^3}\). Người ta thả vào cốc một viên bi sắt hình cầu có bán kính bằng bán kính đáy cốc nước, viên bi sắt ngập toàn bộ trong nước. Tính lượng nước bị tràn ra ngoài. (lấy \(\pi \approx 3,14\))

    Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 1 0 4

    Lời giải và đáp án

      Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
      Câu 1 :

      Hàm số nào dưới đây có đồ thị nằm hoàn toàn phía dưới trục hoành?

      • A.

        \(y = 2x + 4\).

      • B.

        \(y = 2{x^2}\).

      • C.

        \(y = - 2{x^2}\).

      • D.

        \(y = - 2x + 4\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Hàm số \(y = a{x^2}\left( {a \ne 0} \right)\) nằm dưới trục hoành nếu \(a < 0\).

      Lời giải chi tiết :

      Đồ thị hàm số \(y = 2x + 4\) và \(y = - 2x + 4\) không nằm hoàn toàn phía dưới trục hoành.

      Hàm số \(y = 2{x^2}\) có a = 2 > 0 nên đồ thị nằm hoàn toàn phía trên trục hoành.

      Hàm số \(y = - 2{x^2}\) có a = -2 < 0 nên đồ thị nằm hoàn toàn phía dưới trục hoành.

      Đáp án C

      Câu 2 :

      Phương trình \({x^2} - 6x + 1 - 3m = 0\) (với m là tham số) có nghiệm là -1 khi

      • A.

        \(m = \frac{{ - 4}}{3}\).

      • B.

        \(m = \frac{4}{3}\).

      • C.

        \(m = \frac{8}{3}\).

      • D.

        \(m = \frac{{ - 8}}{3}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\) \((a \ne 0)\) có nghiệm là \({x_0}\) nếu \(a{x_0}^2 + b{x_0} + c = 0\).

      Thay \(x = {x_0}\) vào phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\) để tìm m.

      Lời giải chi tiết :

      Thay \(x = - 1\) vào phương trình, ta được:

      \(\begin{array}{l}{\left( { - 1} \right)^2} - 6.\left( { - 1} \right) + 1 - 3m = 0\\1 + 6 + 1 - 3m = 0\\3m = 8\\m = \frac{8}{3}\end{array}\)

      Vậy \(m = \frac{8}{3}\).

      Đáp án C

      Câu 3 :

      Nếu hai số có tổng S = –5 và tích P = –14 thì hai số đó là nghiệm của phương trình:

      • A.

        \({x^2} + 5x + 14 = 0\).

      • B.

        \({x^2} - 5x + 14 = 0\).

      • C.

        \({x^2} + 5x - 14 = 0\).

      • D.

        \({x^2} - 5x - 14 = 0\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Nếu hai số có tổng bằng S và tích bằng P thì hai số đó là hai nghiệm của phương trình bậc hai:

      \({x^2} - Sx + P = 0\)

      Lời giải chi tiết :

      Hai số có tổng S = –5 và tích P = –14 thì hai số đó là nghiệm của phương trình \({x^2} + 5x - 14 = 0\).

      Đáp án C

      Câu 4 :

      Khảo sát các bạn học sinh khối 9 của một trường THCS về thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình trong một ngày (đơn vị: giờ) thu được kết quả như biểu đồ tần số ghép nhóm sau:

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 1 1 1

      Có bao nhiêu bạn tham gia khảo sát? Biết rằng có 4 bạn sử dụng mạng xã hội từ 4,5 giờ trở lên.

      • A.

        50.

      • B.

        40.

      • C.

        100.

      • D.

        46.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Xác định tần số tương đối tương ứng với số bạn sử dụng mạng xã hội từ 4,5 giờ trở lên.

      Từ đó tính được số bạn tham gia khảo sát theo công thức tìm một số a khi biết giá trị m% của nó bằng b:

      \(a = b:m\% \)

      Lời giải chi tiết :

      Tần số tương đối tương ứng với số bạn sử dụng mạng xã hội từ 4,5 giờ trở lên là 4%.

      Do đó 4 bạn học sinh tương ứng với tần số tương đối 4%.

      Suy ra số bạn tham gia khảo sát là: \(4:4\% = 100\) (bạn)

      Đáp án C

      Câu 5 :

      Xét phép thử “Gieo một đồng xu hai lần liên tiếp”. Số phần tử của không gian mẫu là

      • A.

        \(1\).

      • B.

        \(2\).

      • C.

        \(3\).

      • D.

        \(4\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Xác định các phần tử của không gian mẫu.

      Lời giải chi tiết :

      Không gian mẫu của phép thử là: \(\Omega = \left\{ {SS,SN,NS,NN} \right\}\).

      Số phần tử của không gian mẫu là 4.

      Đáp án D

      Câu 6 :

      Cho tam giác ABC vuông tại A, có \(AB = 3\) cm, \(AC = 4\) cm. Độ dài của bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là

      • A.

        \(5cm\).

      • B.

        \(2cm\).

      • C.

        \(3,5cm\).

      • D.

        \(2,5cm\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Tính cạnh huyền của tam giác bằng định lí Pythagore.

      Bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông bằng một nửa cạnh huyền.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 1 1 2

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:

      \(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2} = {3^2} + {4^2} = 25\) suy ra \(BC = \sqrt {25} = 5\left( {cm} \right)\)

      Do đó độ dài bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là: \(\frac{5}{2} = 2,5\left( {cm} \right)\).

      Đáp án D

      Câu 7 :

      Trong các phát biểu sau phát biểu nào sai?

      • A.

        Hình vuông nội tiếp đường tròn.

      • B.

        Mọi tứ giác đều nội tiếp đường tròn.

      • C.

        Hình chữ nhật là tứ giác nội tiếp.

      • D.

        Tổng số đo hai góc đối trong tứ giác nội tiếp bằng \(180^\circ \).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào các kiến thức về tứ giác nội tiếp.

      Lời giải chi tiết :

      A. Hình vuông nội tiếp đường tròn là khẳng định đúng.

      B. Mọi tứ giác đều nội tiếp đường tròn là khẳng định sai vì không phải tứ giác nào cũng nội tiếp đường tròn.

      C. Hình chữ nhật là tứ giác nội tiếp là khẳng định đúng.

      D. Tổng số đo hai góc đối trong tứ giác nội tiếp bằng \(180^\circ \) là khẳng định đúng theo tính chất tổng hai góc đối của tứ giác nội tiếp.

      Đáp án B

      Câu 8 :

      Cho lục giác đều ABCDEF nội tiếp đường tròn bán kính 5. Độ dài cạnh AB bằng:

      • A.

        5.

      • B.

        \(5\sqrt 3 \).

      • C.

        \(\frac{{5\sqrt 3 }}{2}\).

      • D.

        \(\frac{{5\sqrt 3 }}{6}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Chia hình lục giác đều thành 6 tam giác đều thì ta tính được cạnh của lục giác đều.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 1 1 3

      Lục giác đều chia thành 6 tam giác đều bằng nhau nên mỗi cạnh của tam giác có độ dài bằng bán kính.

      Do đó AB = 5 (= bán kính).

      Đáp án A

      Câu 9 :

      Phép quay bao nhiêu độ sẽ giữ nguyên mọi điểm?

      • A.

        \(0^\circ \).

      • B.

        \(90^\circ \).

      • C.

        \(100^\circ \).

      • D.

        \(180^\circ \).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức: Phép quay 0° và phép quay 360° giữ nguyên mọi điểm.

      Lời giải chi tiết :

      Vì phép quay 0° và phép quay 360° giữ nguyên mọi điểm nên ta chọn đáp án A.

      Đáp án A

      Câu 10 :

      Cho hình chữ nhật có chiều dài 3cm, chiều rộng 2cm. Quay hình chữ nhật đó một vòng quanh chiều dài của nó ta được một hình trụ có diện tích xung quanh bằng

      • A.

        \(6\pi \)\(\left( {c{m^2}} \right)\).

      • B.

        \(8\pi \)\(\left( {c{m^2}} \right)\).

      • C.

        \(12\pi \)\(\left( {c{m^2}} \right)\).

      • D.

        \(18\pi \)\(\left( {c{m^2}} \right)\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Xác định chiều cao và bán kính đáy của hình trụ tạp thành.

      Sử dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình trụ: \({S_{xq}} = 2\pi rh\)

      Lời giải chi tiết :

      Ta có hình vẽ:

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 1 1 4Qua hình vẽ ta thấy hình trụ được sinh ra có chiều cao h = 3 cm và bán kính đáy r = 2 cm.Diện tích xung quanh của hình trụ là: \({S_{xq}} = 2\pi .2.3 = 12\pi \left( {c{m^2}} \right)\)

      Đáp án C

      Câu 11 :

      Cho hình nón có độ dài đường sinh là \(5\), bán kính đáy là \(3\). Diện tích toàn phần của hình nón bằng:

      • A.

        \(15\pi \).

      • B.

        \(48\pi \).

      • C.

        \(39\pi \).

      • D.

        \(24\pi \).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng công thức tính diện tích toàn phần của hình nón: ${{S}_{tp}}={{S}_{xq}}+{{S}_{đáy}}=\pi rl+\pi {{r}^{2}}$.

      Lời giải chi tiết :

      Diện tích toàn phần của hình nón là:

      ${{S}_{tp}}={{S}_{xq}}+{{S}_{đáy}}=\pi .3.5+\pi {{.3}^{2}}=15\pi +9\pi =24\pi $.

      Đáp án D

      Câu 12 :

      Một mặt phẳng đi qua tâm hình cầu, cắt hình cầu theo một hình tròn có diện tích \(9\pi c{m^2}.\) Thể tích của hình cầu bằng

      • A.

        $927\pi c{{m}^{3}}$.

      • B.

        $36\pi c{{m}^{3}}$.

      • C.

        $6\pi c{{m}^{3}}$.

      • D.

        $81\pi c{{m}^{3}}$.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào diện tích hình tròn ta tính được bán kính của hình cầu: \(S = \pi {r^2}\).

      Sử dụng công thức tính thể tích hình cầu: \(V = \frac{4}{3}\pi {r^3}\).

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 1 1 5

      Vì diện tích của hình tròn là \(9\pi c{m^2}\) nên ta có: \(\pi {r^2} = 9\pi \)

      Suy ra bán kính của hình cầu là: \(r = \sqrt 9 = 3\left( {cm} \right)\)

      Do đó thể tích của hình cầu là: \(V = \frac{4}{3}\pi {r^3} = \frac{4}{3}\pi {.3^3} = 36\pi \left( {c{m^3}} \right)\)

      Đáp án B

      Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
      Thí sinh trả lời câu 1, 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
      Câu 1 :

      Quãng đường AB dài \(90km\). Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc và thời gian dự định. Thực tế sau khi đi được \(\frac{1}{3}\) quãng đường AB với vận tốc dự định thì ô tô đó nghỉ lại \(20\) phút. Vì vậy để đến đúng dự định, trên quãng đường còn lại ô tô phải tăng vận tốc thêm \(6km/h\).

      a) Quãng đường còn lại sau khi ô tô nghỉ là \(60km\).

      Đúng
      Sai

      b) Gọi vận tốc dự định của ô tô là \(x\left( {km/h,{\rm{ }}x > 0} \right)\) thì thời gian ô tô đi hết \(\frac{1}{3}\) quãng đường đầu là \(30x\left( h \right)\).

      Đúng
      Sai

      c) Vận tốc dự định của ô tô bằng \(30km/h\).

      Đúng
      Sai

      d) Thời gian ô tô đi hết quãng đường còn lại là \(2,5h\).

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) Quãng đường còn lại sau khi ô tô nghỉ là \(60km\).

      Đúng
      Sai

      b) Gọi vận tốc dự định của ô tô là \(x\left( {km/h,{\rm{ }}x > 0} \right)\) thì thời gian ô tô đi hết \(\frac{1}{3}\) quãng đường đầu là \(30x\left( h \right)\).

      Đúng
      Sai

      c) Vận tốc dự định của ô tô bằng \(30km/h\).

      Đúng
      Sai

      d) Thời gian ô tô đi hết quãng đường còn lại là \(2,5h\).

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      a) Tính quãng đường ô tô đã đi = \(\frac{1}{3}\). quãng đường AB.

      Quãng đường còn lại sau khi ô tô nghỉ = quãng đường AB – quãng đường đã đi.

      b) Sử dụng công thức: Thời gian = Quãng đường : Vận tốc

      c) Gọi vận tốc dự định của ô tô là \(x\left( {km/h,{\rm{ }}x > 0} \right)\)

      Biểu diễn vận tốc ô tô đi quãng đường còn lại sau khi ô tô nghỉ theo x

      Biểu diễn thời gian ô tô dự định và thực tế ô tô đi.

      Vì thời gian dự định và thời gian thực tế ô tô đi là như nhau nên ta lập được phương trình.

      Giải phương trình tìm x. Kiểm tra lại điều kiện.

      d) Thay giá trị x vừa tìm được vào công thức biểu diễn thời gian ô tô đi hết quãng đường còn lại.

      Lời giải chi tiết :

      a) Đúng

      Quãng đường ô tô đã đi là: \(90.\frac{1}{3} = 30\left( {km} \right)\)

      Quãng đường còn lại sau khi ô tô nghỉ là: \(90 - 30 = 60\left( {km} \right)\)

      b) Sai

      Thời gian ô tô đi hết \(\frac{1}{3}\) quãng đường đầu là: \(\frac{{30}}{x}\) (h)

      c) Đúng

      Gọi vận tốc dự định của ô tô là \(x\left( {km/h,{\rm{ }}x > 0} \right)\)

      Vận tốc ô tô đi quãng đường còn lại sau khi ô tô nghỉ là: \(x + 6\left( {km/h} \right)\)

      Thời gian ô tô dự định đi là: \(\frac{{90}}{x}\) (h)

      Thực tế:

      +) Thời gian ô tô đi hết \(\frac{1}{3}\) quãng đường đầu là: \(\frac{{30}}{x}\) (h)

      +) Thời gian ô tô nghỉ là: 20 phút = \(\frac{1}{3}\) h

      +) Thời gian ô tô đi quãng đường còn lại là: \(\frac{{60}}{{x + 6}}\) (h)

      Vì thời gian dự định và thời gian thực tế ô tô đi là như nhau nên ta có phương trình:

      \(\frac{{90}}{x} = \frac{{30}}{x} + \frac{1}{3} + \frac{{60}}{{x + 6}}\)

      \(\frac{{60}}{x} - \frac{{60}}{{x + 6}} - \frac{1}{3} = 0\)

      \(\begin{array}{l}60.3.\left( {x + 6} \right) - 60.3.x - x\left( {x + 6} \right) = 0\\180x + 1080 - 180x - {x^2} - 6x = 0\\ - {x^2} - 6x + 1080 = 0\end{array}\)

      Giải phương trình ta được: \({x_1} = 30\left( {TM} \right);{x_2} = - 36\left( {KTM} \right)\).

      Vậy vận tốc dự định của ô tô là 30km/h.

      d) Sai

      Thời gian ô tô đi hết quãng đường còn lại là:

      \(\frac{{60}}{{30 + 6}} = \frac{5}{3} \approx 1,67\left( h \right) \ne 2,5\left( h \right)\)

      Đáp án: ĐSĐS

      Câu 2 :

      Một ly nước có dạng hình trụ với bán kính đáy 4 cm và chiều cao 12 cm. Hiện tại, ly đang chứa nước với mực nước cao 7 cm. (lấy \(\pi \approx 3,14\), làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 1 1 6

      a) Chiếc ly có thể chứa tối đa 600 ml nước.

      Đúng
      Sai

      b) Thể tích nước hiện tại trong ly khoảng 352 ml.

      Đúng
      Sai

      c) Nếu thả một viên bi sắt dạng hình cầu có đường kính 5 cm vào ly thì nước không tràn ra ngoài.

      Đúng
      Sai

      d) Nếu thả một viên bi sắt dạng hình cầu có đường kính 6 cm vào ly thì nước sẽ tràn ra ngoài.

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) Chiếc ly có thể chứa tối đa 600 ml nước.

      Đúng
      Sai

      b) Thể tích nước hiện tại trong ly khoảng 352 ml.

      Đúng
      Sai

      c) Nếu thả một viên bi sắt dạng hình cầu có đường kính 5 cm vào ly thì nước không tràn ra ngoài.

      Đúng
      Sai

      d) Nếu thả một viên bi sắt dạng hình cầu có đường kính 6 cm vào ly thì nước sẽ tràn ra ngoài.

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      a) Lượng nước có thể chứa tối đa chính là thể tích của ly nước: \(V = \pi {r^2}h\).

      b) Tính thể tích nước trong ly: \(V = \pi {r^2}h\) (h là chiều cao mực nước)

      c, d) Tính thể tích viên bi sắt: \({V_{bi}} = \frac{4}{3}\pi {r^3}\).

      Lời giải chi tiết :

      a) Sai

      Lượng nước có thể chứa tối đa chính là thể tích của ly nước.

      Chiếc ly có thể chứa tối đa lượng nước là:

      \(V = \pi {r^2}h = 3,{14.4^2}.12 \approx 603\left( {c{m^3}} \right) = 603\left( {ml} \right)\)

      b) Đúng

      Thể tích nước hiện tại trong ly là:

      \({V_{nc}} = \pi {r^2}h = 3,{14.4^2}.7 \approx 352\left( {c{m^3}} \right) = 352\left( {ml} \right)\)

      c) Đúng

      Bán kính viên bi sắt là: \(\frac{5}{2} = 2,5\left( {cm} \right)\)

      Thể tích viên bi sắt là:

      \(V = \frac{4}{3}\pi {r^3} = \frac{4}{3}.3,14.2,{5^3} \approx 65\left( {c{m^3}} \right)\)

      Khi đó thể tích nước và viên bi là:

      \(352 + 65 = 417\left( {c{m^3}} \right)\)

      Vì \(417c{m^3} < 603c{m^3}\) nên nước không tràn ra ngoài.d) Sai

      Bán kính viên bi sắt là: \(\frac{6}{2} = 3\left( {cm} \right)\)

      Thể tích viên bi sắt là: \(V = \frac{4}{3}\pi {r^3} = \frac{4}{3}.3,{14.3^3} \approx 113\left( {c{m^3}} \right)\)

      Khi đó thể tích nước và viên bi là: \(352 + 113 = 465\left( {c{m^3}} \right)\)

      Vì \(465c{m^3} < 603c{m^3}\) nên nước không tràn ra ngoài.Đáp án: SĐĐS

      Phần III. Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn
      Thí sinh trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
      Câu 1 :

      Phương trình \(\frac{{2x}}{{x - 2}} - \frac{5}{{x - 3}} = \frac{{ - 9}}{{{x^2} - 5x + 6}}\) \(\left( {x \ne 2;x \ne 3} \right)\) có bao nhiêu nghiệm?

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Đưa phương trình về phương trình bậc hai một ẩn.

      Tính \(\Delta \) để xác định số nghiệm.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\frac{{2x}}{{x - 2}} - \frac{5}{{x - 3}} = \frac{{ - 9}}{{{x^2} - 5x + 6}}\)

      \(\frac{{2x}}{{x - 2}} - \frac{5}{{x - 3}} = \frac{{ - 9}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x - 3} \right)}}\)

      \(\frac{{2x\left( {x - 3} \right)}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x - 3} \right)}} - \frac{{5\left( {x - 2} \right)}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x - 3} \right)}} = \frac{{ - 9}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x - 3} \right)}}\)

      \(2{x^2} - 6x - 5x + 10 + 9 = 0\)

      \(2{x^2} - 11x + 19 = 0\)

      Ta có: \(\Delta = {\left( { - 11} \right)^2} - 4.2.19 = - 31 < 0\) nên phương trình đã cho vô nghiệm.

      Đáp án: 0

      Câu 2 :

      Khảo sát độ tuổi nhân viên của công ty S được chia ra làm 4 nhóm chính: từ 20 tuổi đến dưới 30 tuổi, từ 30 tuổi đến dưới 40 tuổi, từ 40 tuổi đến dưới 50 tuổi và từ 50 tuổi đến dưới 60 tuổi và kết quả được biểu diễn qua biểu đồ đoạn thẳng như hình vẽ dưới đây. Biết tổng số nhân viên có độ tuổi từ 20 đến dưới 40 tuổi là 430 người. Tính số nhân viên có độ tuổi từ 20 đến dưới 30 tuổi.

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 1 1 7

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Xác định tần số tương đối tương ứng với số nhân viên có độ tuổi từ 20 đến dưới 40 tuổi.

      Ta tính được tổng số nhân viên của công ty S.

      Từ đó tính được số nhân viên có độ tuổi từ 20 đến dưới 30 tuổi.

      Lời giải chi tiết :

      Tần số tương đối của số nhân viên có độ tuổi từ 20 đến dưới 40 tuổi là:

      \(25\% + 28,75\% = 53,75\% \).

      Vì tổng số nhân viên có độ tuổi từ 20 đến dưới 40 tuổi là 430 người nên 430 ứng với \(53,75\% \).

      Do đó số nhân viên của công ty S là: \(430:53,75\% = 800\) (người)

      Vậy số nhân viên có độ tuổi từ 20 đến dưới 30 tuổi là: \(800.25\% = 200\) người.

      Đáp án: 200

      Câu 3 :

      Một nhóm bạn có 4 bạn gồm 2 bạn nam là Hiếu, An và hai bạn nữ là Linh, Ngọc. Chọn ngẫu nhiên 2 bạn để tham gia lao động. Số phần tử của không gian mẫu bằng bao nhiêu?

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Liệt kê các phần tử của không gian mẫu.

      Lời giải chi tiết :

      Không gian mẫu “Chọn ngẫu nhiên 2 bạn để tham gia lao động” là:

      \(\Omega \) = {(Hiếu, An), (Hiếu, Linh), (Hiếu, Ngọc), (An, Linh), (An, Ngọc), (Linh, Ngọc)}

      Vậy số phần tử của không gian mẫu là 6.

      Đáp án: 6

      Câu 4 :

      Cạnh của một ngũ giác đều nội tiếp đường tròn bán kính \(4cm\) (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất) là bao nhiêu cm?

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Tính số đo mỗi góc ở tâm ứng với một cạnh: \(\frac{{360^\circ }}{n}\) (với n là số cạnh của đa giác) suy ra số đo \(\widehat {AOH}\).

      Áp dụng tỉ số lượng giác vào tam giác \(\Delta AOH\) để tính AH, suy ra AB.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 1 1 8

      Giả sử ta có tam giác OAB như hình vẽ với O là tâm của ngũ giác đều.

      Khi đó tam giác OAB cân tại O.

      Kẻ \(OH \bot AB\), khi đó OH là đường cao đồng thời là đường trung tuyến và đường phân giác của tam giác OAB.

      Do đó \(AH = \frac{1}{2}AB,\widehat {AOH} = \frac{1}{2}\widehat {AOB}\).

      Ta có mỗi góc ở tâm ứng với mỗi cạnh của ngũ giác đều là:

      \(\widehat {AOB} = \frac{{360^\circ }}{5} = 72^\circ \).

      Suy ra \(\widehat {AOH} = \frac{1}{2}\widehat {AOB} = \frac{1}{2}.72^\circ = 36^\circ \) (cmt)

      Xét \(\Delta AOH\) vuông tại \(H\) có: \(\sin AOH = \frac{{AH}}{{AO}}\)

      Suy ra \(AH = AO.\sin AOH = 4.\sin 36^\circ \)

      Do đó \(AB = 2AH = 2.4\sin 36^\circ \approx 4,7\) (cm)

      Đáp án: 4,7

      Phần IV. Tự luận
      Câu 1 :

      a) Tìm \(a\) để đồ thị hàm số \(y = a{x^2}\) đi qua điểm \(M\left( {\sqrt 2 \,;{\rm{ }}2} \right).\)

      b) Cho phương trình \({x^2} - 7x + 12 = 0\) có hai nghiệm phân biệt \({x_1};{x_2}\). Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức \(M = \left( {1 - 25{x_1}} \right){x_1} - {x_2}\left( {25{x_2} - {x_1} - 1} \right)\).

      Phương pháp giải :

      a) Thay toạ độ của điểm M vào hàm số để tìm a.

      b) Dùng \(\Delta = {b^2} - 4ac\) để xác định số nghiệm của phương trình.

      Tính tổng và tích của hai nghiệm \({x_1},{x_2}\) theo định lí Viète: \(\left\{ \begin{array}{l}S = {x_1} + {x_2} = \frac{{ - b}}{a}\\P = {x_1}{x_2} = \frac{c}{a}\end{array} \right.\).

      Biến đổi biểu thức M để xuất hiện tổng và tích của hai nghiệm.

      Lời giải chi tiết :

      a) Để đồ thị hàm số \(y = a{x^2}\) đi qua \(M\left( {\sqrt 2 \,;{\rm{ }}2} \right)\) thì

      \(2 = a.{(\sqrt 2 )^2}\)

      \(2 = a.2\)

      \(a = 1\)

      Vậy với \(a = 1\) thì đồ thị hàm số \(y = a{x^2}\) đi qua \(M\left( {\sqrt 2 \,;{\rm{ }}2} \right).\)

      b) Xét phương trình \({x^2} - 7x + 12 = 0\) có: \(\Delta = {\left( { - 7} \right)^2} - 4.12 = 49 - 48 = 1 > 0\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt \({x_1},{x_2}\).

      Áp dụng định lí Viète, ta có:

      \(\left\{ \begin{array}{l}S = {x_1} + {x_2} = \frac{{ - \left( { - 7} \right)}}{1} = 7\\P = {x_1}{x_2} = \frac{{12}}{1} = 12\end{array} \right.\)

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}M = \left( {1 - 25{x_1}} \right){x_1} - {x_2}\left( {25{x_2} - {x_1} - 1} \right)\\ = {x_1} - 25x_1^2 - 25x_2^2 + {x_1}{x_2} + {x_2}\\ = - 25x_1^2 - 25x_2^2 - 50{x_1}{x_2} + 50{x_1}{x_2} + {x_1}{x_2} + {x_1} + {x_2}\\ = - 25\left( {{x_1}^2 + 2{x_1}{x_2} + x_2^2} \right) + 51{x_1}{x_2} + \left( {{x_1} + {x_2}} \right)\\ = - 25{\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} + 51{x_1}{x_2} + \left( {{x_1} + {x_2}} \right)\\ = - {25.7^2} + 51.12 + 7\\ = - 606\end{array}\)

      Vậy \(M = - 606\)

      Câu 2 :

      Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB. Điểm M nằm trên nửa đường tròn (M \( \ne \) A; B). Tiếp tuyến tại M cắt tiếp tuyến tại A và B của đường tròn (O) lần lượt tại C và D.

      a) Chứng minh rằng tứ giác ACMO nội tiếp.

      b) Chứng minh rằng \(\widehat {CAM} = \widehat {ODM}\).

      c) Gọi P là giao điểm CD và AB; E là giao điểm của AM và BD; F là giao điểm của AC và BM. Chứng minh PA.PO = PC.PM và E, F, P thẳng hàng.

      Phương pháp giải :

      a) Chứng minh $\Delta CAO$ và $\Delta CMO$ cùng thuộc đường tròn đường kính CO.

      Do đó A, C, M, O cùng thuộc đường tròn đường kính CO hay tứ giác ACMO nội tiếp đường tròn đường kính CO.

      b) Chứng minh $\widehat{CAM}=\widehat{ABM}$

      Chứng minh tứ giác DMOB nội tiếp nên $\widehat{ABM}=\widehat{ODM}$.

      Suy ra $\widehat{CAM}=\widehat{ODM}$.

      c) Chứng minh PA.PO = PC.PM

      Chứng minh $\Delta PAC\backsim \Delta PMO$ (g.g) suy ra PA.PO = PC.PM.

      Chứng minh E, F, P thẳng hàng

      Sử dụng kiến thức về đường trung trực của đoạn thẳng để chứng minh C là trung điểm của AF, D là trung điểm của BE.

      Chứng minh \(\frac{PC}{PD}=\frac{CF}{DE}\)

      Giả sử E’ là giao điểm của PF và BD.

      Chứng minh $\frac{PC}{PD}=\frac{CF}{DE'}$ (hai cặp cạnh tương ứng) (6)

      Suy ra chứng minh được $BD=DE'$.

      Do đó D là trung điểm của BE’ nên E trùng với E’.

      Vậy E, F, P thẳng hàng.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 1 1 9

      a) Vì AC và MC là hai tiếp tuyến của đường tròn (O) nên \(\widehat {CAO} = 90^\circ ,\widehat {CMO} = 90^\circ \).

      Xét \(\Delta CAO\) vuông tại A \(\left( {\widehat {CAO} = 90^\circ } \right)\) nên \(\Delta CAO\) nội tiếp đường tròn đường kính CO, suy ra C, A, O thuộc đường tròn đường kính CO.

      Xét \(\Delta CMO\) vuông tại M \(\left( {\widehat {CMO} = 90^\circ } \right)\) nên \(\Delta CMO\) nội tiếp đường tròn đường kính CO, suy ra C, M, O thuộc đường tròn đường kính CO.

      Do đó A, C, M, O cùng thuộc đường tròn đường kính CO hay tứ giác ACMO nội tiếp đường tròn đường kính CO.

      b) Ta có: \(\widehat {CAM} + \widehat {MAB} = \widehat {CAB} = 90^\circ \) (1)

      Vì \(\widehat {AMB} = 90^\circ \) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) nên \(\Delta AMB\) vuông tại M, suy ra \(\widehat {MAB} + \widehat {ABM} = 90^\circ \) (2)

      Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat {CAM} = \widehat {ABM}\) (3)

      Xét \(\Delta DMO\) vuông tại M \(\left( {\widehat {DMO} = 90^\circ } \right)\) nên D, M, O thuộc đường tròn đường kính OD.

      Xét \(\Delta DBO\) vuông tại B \(\left( {\widehat {DBO} = 90^\circ } \right)\) nên D, B, O thuộc đường tròn đường kính OD.

      Do đó D, M, O, B cùng thuộc đường tròn đường kính OD hay tứ giác DMOB nội tiếp đường tròn đường kính OD.

      Do đó \(\widehat {ABM} = \widehat {ODM}\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung OM) (4)

      Từ (3) và (4) suy ra \(\widehat {CAM} = \widehat {ODM}\).

      c) Chứng minh PA.PO = PC.PM

      Xét \(\Delta PAC\) và \(\Delta PMO\) có:

      \(\widehat P\) chung

      \(\widehat {PAC} = \widehat {PMO}\left( { = 90^\circ } \right)\)

      suy ra $\Delta PAC\backsim \Delta PMO$ (g.g)

      Suy ra \(\frac{{PA}}{{PC}} = \frac{{PM}}{{PO}}\) (tỉ lệ các cặp cạnh tương ứng)

      Suy ra PA.PO = PC.PM.

      Chứng minh E, F, P thẳng hàng

      Vì CA và CM là hai tiếp tuyến cắt nhau của đường tròn (O) nên CA = CM, do đó C thuộc đường trung trực của AM.

      OA = OM nên O thuộc đường trung trực của AM.

      Do đó OC là đường trung trực của AM, hay $OC\bot AM$.

      Mà $BM\bot AM$ (do $\widehat{AMB}$ là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

      Nên OC // BM hay OC // BF.

      Mà O là trung điểm của AB nên C là trung điểm của AF.

      Chứng minh tương tự, ta được D là trung điểm của BE.

      Vì $AC\bot AB,BD\bot AB$ (hai tiếp tuyến của đường tròn) nên $AC//BD$ suy ra $\Delta PAC\backsim \Delta PBD$ (định lí hai tam giác đồng dạng)

      Do đó \(\frac{PC}{PD}=\frac{AC}{BD}=\frac{CF}{DE}\) (vì C là trung điểm của AF, D là trung điểm của BE) (5)

      Giả sử E’ là giao điểm của PF và BD.

      Vì $AC//BD$ nên CF // DE’.

      suy ra $\Delta PCF\backsim \Delta PDE'$ (định lí hai tam giác đồng dạng)

      Do đó $\frac{PC}{PD}=\frac{CF}{DE'}$ (hai cặp cạnh tương ứng) (6)

      Từ (5) và (6) suy ra $\frac{CF}{DE}=\frac{CF}{DE'}$ hay $DE=DE'$ nên $BD=DE'$.

      Do đó D là trung điểm của BE’. Mà D là trung điểm của BE nên E trùng với E’.

      Vậy E, F, P thẳng hàng.

      Câu 3 :

      Một cốc thuỷ tinh đựng đầy nước có chiều cao 10cm và thể tích \(90\pi c{m^3}\). Người ta thả vào cốc một viên bi sắt hình cầu có bán kính bằng bán kính đáy cốc nước, viên bi sắt ngập toàn bộ trong nước. Tính lượng nước bị tràn ra ngoài. (lấy \(\pi \approx 3,14\))

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 1 1 10

      Phương pháp giải :

      Sử dụng công thức tính thể tích hình trụ để tính bán kính đáy: \({V_T} = \pi {r^2}h\).

      Sử dụng công thức tính thể tích hình cầu để tính lượng nước bị tràn ra ngoài (vì thể tích viên bi bằng thể tích nước bị tràn ra ngoài): \({V_C} = \frac{4}{3}\pi {r^3}\).

      Lời giải chi tiết :

      Ta có thể tích của cốc thuỷ tinh là: \({V_T} = \pi {r^2}h\) hay \(90\pi = \pi {r^2}.10\)

      suy ra \({r^2} = \frac{{90\pi }}{{10\pi }} = 9\) nên \(r = \sqrt 9 = 3\left( {cm} \right)\)

      Vì bán kính viên bi sắt bằng bán kính đáy cốc nên thể tích viên bi sắt là: \({V_C} = \frac{4}{3}\pi {r^3} \approx \frac{4}{3}.3,{14.3^3} = 113,04\left( {c{m^3}} \right)\)

      Vì thể tích viên bi sắt bằng lượng nước bị tràn ra ngoài nên lượng nước bị tràn ra ngoài khoảng \(113,04c{m^3}\).

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 1 trong chuyên mục toán 9 sgk trên nền tảng môn toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán trung học cơ sở này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 9 cho học sinh, đặc biệt là chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 1: Tổng quan và cấu trúc

      Kỳ thi học kì 2 Toán 9 đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học. Đề thi thường bao gồm các chủ đề chính như Đại số (Phương trình bậc hai, Hàm số bậc nhất, Hệ phương trình) và Hình học (Hệ thức lượng trong tam giác vuông, Đường tròn). Việc nắm vững kiến thức và kỹ năng giải quyết các dạng bài tập khác nhau là yếu tố then chốt để đạt kết quả cao trong kỳ thi này.

      Nội dung chi tiết Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 1

      Đề thi này bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, được phân bố đều các chủ đề kiến thức. Cụ thể:

      • Phần trắc nghiệm: 10 câu, tập trung vào các khái niệm cơ bản, định lý và công thức quan trọng.
      • Phần tự luận: 3 bài toán lớn, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng để giải quyết các vấn đề thực tế.

      Hướng dẫn giải chi tiết và phân tích đề thi

      Sau khi hoàn thành đề thi, học sinh có thể tham khảo đáp án chi tiết và lời giải của từng câu hỏi. Đáp án không chỉ cung cấp kết quả đúng mà còn giải thích rõ ràng phương pháp giải, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về kiến thức và kỹ năng đã học. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích các câu hỏi khó, các lỗi thường gặp và cách khắc phục để học sinh có thể tự tin hơn khi làm bài thi.

      Lợi ích khi luyện tập với Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 1

      Việc luyện tập thường xuyên với đề thi này mang lại nhiều lợi ích cho học sinh:

      • Nâng cao kiến thức: Giúp học sinh củng cố và hệ thống hóa kiến thức đã học.
      • Rèn luyện kỹ năng: Phát triển kỹ năng giải đề, tư duy logic và khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế.
      • Làm quen với cấu trúc đề thi: Giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, phân bổ thời gian hợp lý và giảm bớt áp lực khi thi cử.
      • Đánh giá năng lực: Giúp học sinh tự đánh giá năng lực của mình và xác định những kiến thức còn yếu để tập trung ôn luyện.

      Mẹo làm bài thi học kì 2 Toán 9 hiệu quả

      Để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi học kì 2 Toán 9, học sinh cần lưu ý một số mẹo sau:

      1. Đọc kỹ đề bài: Đảm bảo hiểu rõ yêu cầu của từng câu hỏi trước khi bắt đầu giải.
      2. Lập kế hoạch giải bài: Xác định các bước cần thực hiện để giải quyết từng bài toán.
      3. Sử dụng công cụ hỗ trợ: Sử dụng máy tính bỏ túi, thước kẻ, compa khi cần thiết.
      4. Kiểm tra lại bài làm: Sau khi hoàn thành bài thi, hãy dành thời gian kiểm tra lại để phát hiện và sửa chữa các lỗi sai.
      5. Giữ bình tĩnh: Trong quá trình làm bài, hãy giữ bình tĩnh và tự tin để đạt hiệu quả tốt nhất.

      Các tài liệu ôn thi Toán 9 khác tại montoan.com.vn

      Ngoài Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 1, montoan.com.vn còn cung cấp nhiều tài liệu ôn thi Toán 9 khác, bao gồm:

      • Các đề thi học kì khác
      • Bài tập trắc nghiệm theo chủ đề
      • Bài giảng video
      • Công thức và định lý quan trọng

      Kết luận

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 1 là một tài liệu ôn thi hữu ích và cần thiết cho học sinh lớp 9. Hãy luyện tập thường xuyên với đề thi này và các tài liệu khác tại montoan.com.vn để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi sắp tới!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9