1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9

Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9

Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9

Chào mừng các em học sinh lớp 8 đến với đề thi giữa kì 2 môn Toán chương trình Kết nối tri thức - Đề số 9.

Đề thi này được biên soạn bám sát nội dung chương trình học, giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải toán.

Đề bài

    Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
    Câu 1 :

    Phân thức \(\frac{{x + 1}}{{2x - y}}\) là phân thức nghịch đảo của:

    • A.

      \(\frac{{x + 1}}{{2x}}\).

    • B.

      \(\frac{{x - 1}}{{2x - 1}}\).

    • C.

      \(\frac{{2x - y}}{{x + 1}}\).

    • D.

      \(\frac{{2y - x}}{{x + 1}}\).

    Câu 2 :

    Điều kiện xác định của phân thức \(\frac{{x - 3}}{{2 + x}}\) là

    • A.

      \(x \ne 3\).

    • B.

      \(x \ne 2\).

    • C.

      \(x \ne - 2\).

    • D.

      \(x \ne - 3\).

    Câu 3 :

    Trong các khẳng định sau, khẳng định sai

    • A.

      \(\frac{{5{x^2}y}}{{x{y^2}}} = \frac{{5x}}{y}\).

    • B.

      \(\frac{{{x^3} - 8}}{{x - 2}} = {x^2} + 2x + 4\).

    • C.

      \(\frac{{x - 5}}{{2 - x}} = \frac{{5 - x}}{{x - 2}}\).

    • D.

      \(\frac{{3 - x}}{{x + 2}} = \frac{{x - 3}}{{x + 2}}\).

    Câu 4 :

    Kết quả của phép tính \(\frac{{x - 1}}{{xy}} + \frac{1}{{yz}} + \frac{1}{{xy}} + \frac{{y - 1}}{{yz}}\) bằng

    • A.

      \(\frac{{x + y}}{{xyz}}\).

    • B.

      \(\frac{{({\rm{x}} - 1)({\rm{y}} - 1)}}{{{{({\rm{xyz}})}^2}}}\).

    • C.

      \(\frac{{({\rm{x}} - 1)({\rm{y}} - 1)}}{{2{\rm{xyz}}}}\).

    • D.

      \(\frac{{y + z}}{{yz}}\).

    Câu 5 :

    Tích của hai phân thức \(\frac{{x(x + 3)}}{{5(x - 3)}}\) và \(\frac{{2(x - 3)}}{{{{(x + 3)}^2}}}\) bằng

    • A.

      \(\frac{{2{\rm{x}}}}{5}\).

    • B.

      \(\frac{{2{\rm{x}}}}{{{\rm{x}} + 3}}\).

    • C.

      \(\frac{{2x}}{{5(x + 3)}}\).

    • D.

      \(\frac{{x + 2}}{{5(x + 3)}}\).

    Câu 6 :

    Trong đẳng thức \(\frac{{{x^2} + x}}{{4{x^2} - 1}}:\frac{{x + 1}}{{2x - 1}} = \frac{x}{Q}\). Khi đó đa thức Q là

    • A.

      \(2x - 1\).

    • B.

      \(2x\).

    • C.

      \(1 - 2x\).

    • D.

      \(2x + 1\).

    Câu 7 :

    Cho $\Delta ABC\backsim \Delta XYZ$ theo tỉ số đồng dạng \(k = 3\). Kết luận nào sau đây đủng?

    • A.

      \(AB = 3XY\).

    • B.

      \(AB = 3YZ\).

    • C.

      \(XY = 3AB\).

    • D.

      \(\,\widehat A = 3\widehat X\).

    Câu 8 :

    Cho hình vẽ, biết \(\frac{{AD}}{{BD}} = \frac{{BD}}{{BC}} = \frac{{AB}}{{DC}} = \frac{1}{2}\). Hãy cho biết hai tam giác nào đồng dạng?

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9 0 1

    • A.

      $\Delta ABC\backsim \Delta DBC$.

    • B.

      $\Delta ADB\backsim \Delta DBC$.

    • C.

      $\Delta ABD\backsim \Delta BDC$.

    • D.

      $\Delta ADC\backsim \Delta ABC$.

    Câu 9 :

    Một người cắm một cái cọc vuông góc với mặt đất sao cho bóng của đỉnh cọc trùng với bóng của ngọn cây (như hình vẽ). Biết cọc cao 1,5m so với mặt đất, chân cọc cách gốc cây 8m và cách bóng của đỉnh cọc 2m. Khi đó, chiều cao AB của cây là:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9 0 2

    • A.

      3m.

    • B.

      7,5m.

    • C.

      6m.

    • D.

      13,3m.

    Câu 10 :

    Một tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường. Biết chu vi tứ giác đó là \(52\;{\rm{cm}}\) và một đường chéo là \(10\;{\rm{cm}}\). Độ dài đường chéo còn lại là

    • A.

      \(12\;{\rm{cm}}\).

    • B.

      \(18\;{\rm{cm}}\).

    • C.

      \(16\;{\rm{cm}}\).

    • D.

      \(24\;{\rm{cm}}\).

    Câu 11 :

    Nếu $\Delta ABC\backsim \Delta MNP$ theo tỉ số đồng dạng là \(k = \frac{2}{5}\) thì $\Delta MNP\backsim \Delta ABC$ theo tỉ số đồng dạng là

    • A.

      \(k' = 2\).

    • B.

      \(k' = 5\).

    • C.

      \(k' = \frac{2}{5}\).

    • D.

      \(k' = \frac{5}{2}\).

    Câu 12 :

    Cho các hình sau:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9 0 3

    Hình đồng dạng với hình H là

    • A.

      hình 1.

    • B.

      hình 2.

    • C.

      hình 3.

    • D.

      hình 4.

    Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
    Câu 1 :

    Cho biểu thức \(A = \frac{{8x}}{{4{x^2} - 1}}:\frac{{4x}}{{10x - {\rm{ }}5}}\).

    a) Điều kiện xác định của phân thức A là \(x \ne \frac{1}{2}\).

    Đúng
    Sai

    b) Rút gọn biểu thức A ta được kết quả \(\frac{{10}}{{2x + 1}}\).

    Đúng
    Sai

    c) Khi \(x = 2\) thì giá trị của biểu thức \(A = 2\).

    Đúng
    Sai

    d) Các giá trị \(x\) nguyên để A nguyên là \(x \in \left\{ { - 3; - 1;0;2} \right\}\).

    Đúng
    Sai
    Câu 2 :

    Cho hình bình hành ABCD (AB > BC), điểm \(M \in AB\). Đường thẳng DM cắt AC tại K, cắt BC tại N. Cho AB = 10cm, AD = 9cm, AM = 6cm.

    a) $\Delta ADK\backsim \Delta CNK$.

    Đúng
    Sai

    b) \(\frac{{KM}}{{KD}} = \frac{{KA}}{{KC}}\).

    Đúng
    Sai

    c) \(K{D^2} = KM.MN\).

    Đúng
    Sai

    d) \(CN = 10cm\).

    Đúng
    Sai
    Phần III. Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn
    Thí sinh trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
    Câu 1 :

    Tính giá trị của biểu thức \(B = \frac{{x + 1}}{{x - 3}}\) khi \(\left| {x - 2} \right| = 1\).

    Đáp án: 

    Câu 2 :

    Một con thuyền đang neo ở một điểm cách chân tháp hải đăng 180m. Biết tháp hải đăng cao \(25\;{\rm{m}}\). Khoảng cách từ thuyền đến đỉnh tháp hải đăng bằng (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị):

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9 0 4

    Đáp án:

    Câu 3 :

    Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A có \(AB = 12cm,AC = 16cm\). Đường cao AH. Độ dài đoạn thẳng AH là …cm. (viết dưới dạng số thập phân)

    Đáp án:

    Câu 4 :

    Giá trị nhỏ nhất của \(D = \frac{6}{{ - {x^2} + 2x - 3}}\) là

    Đáp án:

    Phần IV. Tự luận
    Câu 1 :

    Cho biểu thức \(P = \frac{{{x^2} + 4x + 4}}{{4 - {x^2}}} + \frac{{6x + 8}}{{x - 2}}\) với \(x \ne \pm 2\).

    a) Rút gọn biểu thức P.

    b) Tính giá trị của biểu thức P tại \(x = 6\).

    Câu 2 :

    Cho \(\Delta ABC\) có AB = 9cm, AC = 12cm, BC = 15cm. Trên cạnh AC lấy điểm D sao cho CD = 4cm, trên cạnh BC lấy điểm M sao cho BM = 10cm. Kẻ đoạn thẳng MD.

    a) Chứng tỏ rằng DM // AB.

    b) Chứng minh $\Delta BAC\backsim \Delta MDC$.

    c) Xác định tỉ số giữa diện tích của tam giác MDC với diện tích tam giác ABC.

    Câu 3 :

    Cho các số \(x,y,z \ne 0\) thỏa mãn \(x + y + z = xyz\) và \(\frac{1}{x} + \frac{1}{y} + \frac{1}{z} = 3\). Tính giá trị biểu thức \(B = \frac{1}{{{x^2}}} + \frac{1}{{{y^2}}} + \frac{1}{{{z^2}}}\).

    Lời giải và đáp án

      Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
      Câu 1 :

      Phân thức \(\frac{{x + 1}}{{2x - y}}\) là phân thức nghịch đảo của:

      • A.

        \(\frac{{x + 1}}{{2x}}\).

      • B.

        \(\frac{{x - 1}}{{2x - 1}}\).

      • C.

        \(\frac{{2x - y}}{{x + 1}}\).

      • D.

        \(\frac{{2y - x}}{{x + 1}}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Hai phân thức nghịch đảo nếu tích của chúng bằng 1.

      Lời giải chi tiết :

      Vì \(\frac{{x + 1}}{{2x - y}}.\frac{{2x - y}}{{x + 1}} = 1\) nên phân thức nghịch đảo của phân thức \(\frac{{x + 1}}{{2x - y}}\) là \(\frac{{2x - y}}{{x + 1}}\).

      Đáp án C

      Câu 2 :

      Điều kiện xác định của phân thức \(\frac{{x - 3}}{{2 + x}}\) là

      • A.

        \(x \ne 3\).

      • B.

        \(x \ne 2\).

      • C.

        \(x \ne - 2\).

      • D.

        \(x \ne - 3\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Phân thức \(\frac{A}{B}\) xác định khi \(B \ne 0\).

      Lời giải chi tiết :

      Điều kiện xác định của phân thức \(\frac{{x - 3}}{{2 + x}}\) là \(2 + x \ne 0\) hay \(x \ne - 2\).

      Đáp án C

      Câu 3 :

      Trong các khẳng định sau, khẳng định sai

      • A.

        \(\frac{{5{x^2}y}}{{x{y^2}}} = \frac{{5x}}{y}\).

      • B.

        \(\frac{{{x^3} - 8}}{{x - 2}} = {x^2} + 2x + 4\).

      • C.

        \(\frac{{x - 5}}{{2 - x}} = \frac{{5 - x}}{{x - 2}}\).

      • D.

        \(\frac{{3 - x}}{{x + 2}} = \frac{{x - 3}}{{x + 2}}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng tính chất của phân thức đại số:

      \(\frac{A}{B} = \frac{{A.M}}{{B.M}}\) (M là một đa thức khác 0)

      \(\frac{A}{B} = \frac{{A:N}}{{B:N}}\) (N là một nhân tử chung)

      \(\frac{A}{B} = \frac{{ - A}}{{ - B}}\)

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\frac{{5{x^2}y}}{{x{y^2}}} = \frac{{5{x^2}y:xy}}{{x{y^2}:xy}} = \frac{{5x}}{y}\) nên A đúng.

      \(\frac{{{x^3} - 8}}{{x - 2}} = \frac{{\left( {x - 2} \right)\left( {{x^2} + 2x + 4} \right)}}{{x - 2}} = {x^2} + 2x + 4\) nên B đúng.

      \(\frac{{x - 5}}{{2 - x}} = \frac{{ - \left( {x - 5} \right)}}{{ - \left( {2 - x} \right)}} = \frac{{5 - x}}{{x - 2}}\) nên C đúng.

      \(\frac{{3 - x}}{{x + 2}} = \frac{{ - \left( {3 - x} \right)}}{{ - \left( {x + 2} \right)}} = \frac{{x - 3}}{{ - x - 2}} \ne \frac{{x - 3}}{{x + 2}}\) nên D sai.

      Đáp án D

      Câu 4 :

      Kết quả của phép tính \(\frac{{x - 1}}{{xy}} + \frac{1}{{yz}} + \frac{1}{{xy}} + \frac{{y - 1}}{{yz}}\) bằng

      • A.

        \(\frac{{x + y}}{{xyz}}\).

      • B.

        \(\frac{{({\rm{x}} - 1)({\rm{y}} - 1)}}{{{{({\rm{xyz}})}^2}}}\).

      • C.

        \(\frac{{({\rm{x}} - 1)({\rm{y}} - 1)}}{{2{\rm{xyz}}}}\).

      • D.

        \(\frac{{y + z}}{{yz}}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Nhóm các phân thức cùng mẫu vào để cộng phân thức cùng mẫu: \(\frac{A}{B} + \frac{C}{B} = \frac{{A + C}}{B}\)

      Sau đó cộng các phân thức khác mẫu vừa tính được: \(\frac{A}{B} + \frac{C}{D} = \frac{{AD + BC}}{{BD}}\)

      Lời giải chi tiết :

      \(\begin{array}{l}\frac{{x - 1}}{{xy}} + \frac{1}{{yz}} + \frac{1}{{xy}} + \frac{{y - 1}}{{yz}}\\ = \left( {\frac{{x - 1}}{{xy}} + \frac{1}{{xy}}} \right) + \left( {\frac{1}{{yz}} + \frac{{y - 1}}{{yz}}} \right)\\ = \frac{{x - 1 + 1}}{{xy}} + \frac{{1 + y - 1}}{{yz}}\\ = \frac{x}{{xy}} + \frac{y}{{yz}}\\ = \frac{1}{y} + \frac{1}{z}\\ = \frac{{y + z}}{{yz}}\end{array}\)

      Đáp án D

      Câu 5 :

      Tích của hai phân thức \(\frac{{x(x + 3)}}{{5(x - 3)}}\) và \(\frac{{2(x - 3)}}{{{{(x + 3)}^2}}}\) bằng

      • A.

        \(\frac{{2{\rm{x}}}}{5}\).

      • B.

        \(\frac{{2{\rm{x}}}}{{{\rm{x}} + 3}}\).

      • C.

        \(\frac{{2x}}{{5(x + 3)}}\).

      • D.

        \(\frac{{x + 2}}{{5(x + 3)}}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc nhân phân thức: \(\frac{A}{B}.\frac{C}{D} = \frac{{AC}}{{BD}}\)

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\frac{{x(x + 3)}}{{5(x - 3)}}.\frac{{2(x - 3)}}{{{{(x + 3)}^2}}} = \frac{{2x\left( {x + 3} \right)\left( {x - 3} \right)}}{{5\left( {x - 3} \right){{\left( {x + 3} \right)}^2}}} = \frac{{2x}}{{5\left( {x + 3} \right)}}\)

      Đáp án C

      Câu 6 :

      Trong đẳng thức \(\frac{{{x^2} + x}}{{4{x^2} - 1}}:\frac{{x + 1}}{{2x - 1}} = \frac{x}{Q}\). Khi đó đa thức Q là

      • A.

        \(2x - 1\).

      • B.

        \(2x\).

      • C.

        \(1 - 2x\).

      • D.

        \(2x + 1\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc chia phân thức để tính vế trái.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}\frac{{{x^2} + x}}{{4{x^2} - 1}}:\frac{{x + 1}}{{2x - 1}}\\ = \frac{{x\left( {x + 1} \right)}}{{\left( {2x - 1} \right)\left( {2x + 1} \right)}}.\frac{{2x - 1}}{{x + 1}}\\ = \frac{{x\left( {x + 1} \right)\left( {2x - 1} \right)}}{{\left( {2x - 1} \right)\left( {2x + 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}\\ = \frac{x}{{2x + 1}} = \frac{x}{Q}\end{array}\)

      Suy ra \(Q = 2x + 1\).

      Đáp án D

      Câu 7 :

      Cho $\Delta ABC\backsim \Delta XYZ$ theo tỉ số đồng dạng \(k = 3\). Kết luận nào sau đây đủng?

      • A.

        \(AB = 3XY\).

      • B.

        \(AB = 3YZ\).

      • C.

        \(XY = 3AB\).

      • D.

        \(\,\widehat A = 3\widehat X\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      $\Delta ABC\backsim \Delta A'B'C'$ theo hệ số tỉ lệ k thì \(\frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{AC}}{{A'C'}} = \frac{{BC}}{{B'C'}} = k\).

      Lời giải chi tiết :

      $\Delta ABC\backsim \Delta XYZ$ theo tỉ số đồng dạng \(k = 3\) nên \(\frac{{AB}}{{XY}} = 3\).

      Do đó \(AB = 3XY\).

      Đáp án A

      Câu 8 :

      Cho hình vẽ, biết \(\frac{{AD}}{{BD}} = \frac{{BD}}{{BC}} = \frac{{AB}}{{DC}} = \frac{1}{2}\). Hãy cho biết hai tam giác nào đồng dạng?

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9 1 1

      • A.

        $\Delta ABC\backsim \Delta DBC$.

      • B.

        $\Delta ADB\backsim \Delta DBC$.

      • C.

        $\Delta ABD\backsim \Delta BDC$.

      • D.

        $\Delta ADC\backsim \Delta ABC$.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Nếu \(\frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{AC}}{{A'C'}} = \frac{{BC}}{{B'C'}}\) thì $\Delta ABC\backsim \Delta A'B'C'$ (c.c.c).

      Lời giải chi tiết :

      Vì \(\frac{{AD}}{{BD}} = \frac{{BD}}{{BC}} = \frac{{AB}}{{DC}} = \frac{1}{2}\) nên $\Delta ADB\backsim \Delta DBC\left( c.c.c \right)$,

      Đáp án B

      Câu 9 :

      Một người cắm một cái cọc vuông góc với mặt đất sao cho bóng của đỉnh cọc trùng với bóng của ngọn cây (như hình vẽ). Biết cọc cao 1,5m so với mặt đất, chân cọc cách gốc cây 8m và cách bóng của đỉnh cọc 2m. Khi đó, chiều cao AB của cây là:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9 1 2

      • A.

        3m.

      • B.

        7,5m.

      • C.

        6m.

      • D.

        13,3m.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Sử dụng định lí hai tam giác đồng dạng: Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác là song song với cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới đồng dạng với tam giác đã cho.

      Lời giải chi tiết :

      Vì cây và cọc cùng vuông góc với mặt đất nên \(DC//AB\).

      Do đó $\Delta ABE\backsim \Delta CDE$ (định lí tam giác đồng dạng)

      Suy ra \(\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{{AE}}{{CE}}\) nên \(AB = \frac{{AE.CD}}{{CE}} = \frac{{\left( {AC + CE} \right).CD}}{{CE}} = \frac{{\left( {8 + 2} \right).1,5}}{2} = 7,5\)

      Vậy chiều cao AB của cây là 7,5m.

      Đáp án B

      Câu 10 :

      Một tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường. Biết chu vi tứ giác đó là \(52\;{\rm{cm}}\) và một đường chéo là \(10\;{\rm{cm}}\). Độ dài đường chéo còn lại là

      • A.

        \(12\;{\rm{cm}}\).

      • B.

        \(18\;{\rm{cm}}\).

      • C.

        \(16\;{\rm{cm}}\).

      • D.

        \(24\;{\rm{cm}}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Chứng minh tứ giác là hình thoi.

      Từ chu vi hình thoi suy ra cạnh = chu vi : 4.

      Sử dụng định lí Pythagore để tính đường chéo còn lại.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9 1 3

      Vì tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường nên ABCD là hình thoi.

      Độ dài cạnh của hình thoi ABCD là: \(AB = 52:4 = 13\left( {cm} \right)\)

      Giả sử đường chéo \(BD = 10cm\) và O là giao điểm của hai đường chéo thì \(BO = \frac{1}{2}BD = \frac{1}{2}.10 = 5\left( {cm} \right)\)

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABO vuông tại O, ta có:

      \(A{B^2} = A{O^2} + B{O^2}\) suy ra \(AO = \sqrt {{{13}^2} - {5^2}} = 12\left( {cm} \right)\)

      Do O là trung điểm của AC nên \(AC = 2AO = 2.12 = 24\left( {cm} \right)\)

      Đáp án D

      Câu 11 :

      Nếu $\Delta ABC\backsim \Delta MNP$ theo tỉ số đồng dạng là \(k = \frac{2}{5}\) thì $\Delta MNP\backsim \Delta ABC$ theo tỉ số đồng dạng là

      • A.

        \(k' = 2\).

      • B.

        \(k' = 5\).

      • C.

        \(k' = \frac{2}{5}\).

      • D.

        \(k' = \frac{5}{2}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Nếu $\Delta ABC\backsim \Delta A'B'C'$ theo tỉ số đồng dạng k thì $\Delta A'B'C'\backsim \Delta ABC$ theo tỉ số đồng dạng \(\frac{1}{k}\).

      Lời giải chi tiết :

      Nếu $\Delta ABC\backsim \Delta MNP$ theo tỉ số đồng dạng là \(k = \frac{2}{5}\) thì $\Delta MNP\backsim \Delta ABC$ theo tỉ số đồng dạng là \(k' = \frac{5}{2}\).

      Đáp án D

      Câu 12 :

      Cho các hình sau:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9 1 4

      Hình đồng dạng với hình H là

      • A.

        hình 1.

      • B.

        hình 2.

      • C.

        hình 3.

      • D.

        hình 4.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Quan sát xem hình nào giống với hình H.

      Lời giải chi tiết :

      Hình đồng dạng với hình H là hình 3.

      Đáp án C

      Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
      Câu 1 :

      Cho biểu thức \(A = \frac{{8x}}{{4{x^2} - 1}}:\frac{{4x}}{{10x - {\rm{ }}5}}\).

      a) Điều kiện xác định của phân thức A là \(x \ne \frac{1}{2}\).

      Đúng
      Sai

      b) Rút gọn biểu thức A ta được kết quả \(\frac{{10}}{{2x + 1}}\).

      Đúng
      Sai

      c) Khi \(x = 2\) thì giá trị của biểu thức \(A = 2\).

      Đúng
      Sai

      d) Các giá trị \(x\) nguyên để A nguyên là \(x \in \left\{ { - 3; - 1;0;2} \right\}\).

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) Điều kiện xác định của phân thức A là \(x \ne \frac{1}{2}\).

      Đúng
      Sai

      b) Rút gọn biểu thức A ta được kết quả \(\frac{{10}}{{2x + 1}}\).

      Đúng
      Sai

      c) Khi \(x = 2\) thì giá trị của biểu thức \(A = 2\).

      Đúng
      Sai

      d) Các giá trị \(x\) nguyên để A nguyên là \(x \in \left\{ { - 3; - 1;0;2} \right\}\).

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      a) Xác định giá trị của x để mẫu thức khác 0, phân thức chia khác 0.

      b) Sử dụng quy tắc chia hai phân thức để rút gọn biểu thức A.

      c) Thay \(x = 2\) vào biểu thức A để tính giá trị của A.

      d) Để \(A = \frac{k}{{g\left( x \right)}}\,\) nguyên thì \(k \vdots g\left( x \right)\).

      Lập bảng để tìm các giá trị của x.

      a) Xác định giá trị của x để mẫu thức khác 0, phân thức chia khác 0.

      b) Sử dụng quy tắc chia hai phân thức để rút gọn biểu thức A.

      c) Thay \(x = 2\) vào biểu thức A để tính giá trị của A.

      d) Để \(A = \frac{k}{{g\left( x \right)}}\,\) nguyên thì \(k \vdots g\left( x \right)\).

      Lập bảng để tìm các giá trị của x.

      Lời giải chi tiết :

      a) Sai

      Biểu thức A xác định khi:

      \(4{x^2} - 1 \ne 0\) và \(10x - 5 \ne 0\) và \(4x \ne 0\) (do \(\frac{{4x}}{{10x - {\rm{ }}5}}\) là phân thức chia)

      +) \(4{x^2} - 1 \ne 0\)

      \(4{x^2} \ne 1\)

      \({x^2} \ne \frac{1}{4}\)

      \(x \ne \pm \frac{1}{2}\)

      +) \(10x - 5 \ne 0\)

      \(10x \ne 5\)

      \(x \ne \frac{1}{2}\)

      +) \(4x \ne 0\) nên \(x \ne 0\)

      Vậy điều kiện xác định của phân thức A là \(x \ne \pm \frac{1}{2}\); \(x \ne 0\).

      b) Đúng

      Ta có: \(A = \frac{{8x}}{{4{x^2} - 1}}:\frac{{4x}}{{10x - {\rm{ }}5}}\)\(\left( {x \ne \pm \frac{1}{2}} \right)\)

      \(\begin{array}{l}A = \frac{{8x}}{{4{x^2} - 1}}.\frac{{10x - {\rm{ }}5}}{{4x}}\\A = \frac{{8x\left( {10x - {\rm{ }}5} \right)}}{{4x\left( {4{x^2} - 1} \right)}}\\A = \frac{{40x\left( {2x - {\rm{ 1}}} \right)}}{{4x\left( {2x - {\rm{ 1}}} \right)\left( {2x + {\rm{ 1}}} \right)}}\\A = \frac{{10}}{{2x + 1}}\end{array}\)

      Vậy \(A = \frac{{10}}{{2x + 1}}\).

      c) Đúng

      Thay \(x = 2\) vào A, ta được:

      \(A = \frac{{10}}{{2.2 + 1}} = \frac{{10}}{5} = 2\)

      d) Sai

      Để A nguyên thì \(\frac{{10}}{{2x + 1}}\) nguyên, khi đó \(10 \vdots \left( {2x + 1} \right)\) hay \(\left( {2x + 1} \right) \in \)Ư(10) = \(\left\{ { \pm 1; \pm 2; \pm 5; \pm 10} \right\}\).

      Ta có bảng sau:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9 1 5

      Vậy \(x \in \left\{ { - 3; - 1;2} \right\}\) thì A nguyên.

      Đáp án: SĐĐS

      Câu 2 :

      Cho hình bình hành ABCD (AB > BC), điểm \(M \in AB\). Đường thẳng DM cắt AC tại K, cắt BC tại N. Cho AB = 10cm, AD = 9cm, AM = 6cm.

      a) $\Delta ADK\backsim \Delta CNK$.

      Đúng
      Sai

      b) \(\frac{{KM}}{{KD}} = \frac{{KA}}{{KC}}\).

      Đúng
      Sai

      c) \(K{D^2} = KM.MN\).

      Đúng
      Sai

      d) \(CN = 10cm\).

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) $\Delta ADK\backsim \Delta CNK$.

      Đúng
      Sai

      b) \(\frac{{KM}}{{KD}} = \frac{{KA}}{{KC}}\).

      Đúng
      Sai

      c) \(K{D^2} = KM.MN\).

      Đúng
      Sai

      d) \(CN = 10cm\).

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      a) Chứng minh AD // CN.

      Sử dụng định lí tam giác đồng dạng để chứng minh hai tam giác đồng dạng.

      b) Chứng minh AM // CD.

      Sử dụng định lí tam giác đồng dạng để chứng minh hai tam giác đồng dạng.

      Từ đó suy ra tỉ lệ cạnh tương ứng bằng nhau.

      c) Đưa các cạnh về tam giác đồng dạng để kiểm tra.

      d) Dựa vào tỉ số đồng dạng của hai tam giác để tính NC.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9 1 6

      a) Đúng

      Vì ABCD là hình bình hành nên AB // CD, AD // BC.

      Vì AD // NC (AD // BC) nên $\Delta ADK\backsim \Delta CNK$ (định lí tam giác đồng dạng)

      b) Đúng

      Vì AM // CD (AB // CD) nên $\Delta AKM\backsim \Delta CKD$ (định lí tam giác đồng dạng)

      Suy ra \(\frac{{KM}}{{KD}} = \frac{{KA}}{{KC}}\) (tỉ lệ giữa các cạnh tương ứng) (1)

      c) Sai

      Từ $\Delta ADK\backsim \Delta CNK$, ta có: \(\frac{{AK}}{{KC}} = \frac{{KD}}{{KN}}\) (2)

      Từ (1) và (2) suy ra \(\frac{{KM}}{{KD}} = \frac{{KD}}{{KN}}\) nên \(K{D^2} = KM.KN \ne KM.MN\) nên c sai.

      d) Sai

      Xét \(\Delta ADM\) và \(\Delta CND\) có:

      \(\widehat {AMD} = \widehat {NDC}\) (2 góc so le trong)

      \(\widehat {ADM} = \widehat {DNC}\) (2 góc so le trong)

      nên $\Delta ADM\backsim \Delta CND\left( g.g \right)$,

      Suy ra \(\frac{{AM}}{{AD}} = \frac{{CD}}{{CN}}\).

      Vì ABCD là hình bình hành nên CD = AB = 10cm.

      Do đó \(CN = \frac{{CD.AD}}{{AM}} = \frac{{10.9}}{6} = 15\left( {cm} \right)\)

      Đáp án: ĐĐSS

      Phần III. Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn
      Thí sinh trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
      Câu 1 :

      Tính giá trị của biểu thức \(B = \frac{{x + 1}}{{x - 3}}\) khi \(\left| {x - 2} \right| = 1\).

      Đáp án: 

      Đáp án

      Đáp án: 

      Phương pháp giải :

      Tính giá trị của x thoả mãn \(\left| {x - 2} \right| = 1\), kiểm tra với điều kiện xác định của B.

      Sau đó thay x tìm được vào B.

      Lời giải chi tiết :

      ĐKXĐ của B là: \(x - 3 \ne 0\) hay \(x \ne 3\).

      Ta có: \(\left| {x - 2} \right| = 1\) nên:

      \(x - 2 = 1\) hoặc \(x - 2 = - 1\)

      \(x = 3\) (L) hoặc \(x = 1\) (TM)

      Thay \(x = 1\) vào \(B = \frac{{x + 1}}{{x - 3}}\), ta được:

      \(B = \frac{{1 + 1}}{{1 - 3}} = - 1\)

      Đáp án: -1

      Câu 2 :

      Một con thuyền đang neo ở một điểm cách chân tháp hải đăng 180m. Biết tháp hải đăng cao \(25\;{\rm{m}}\). Khoảng cách từ thuyền đến đỉnh tháp hải đăng bằng (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị):

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9 1 7

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Sử dụng định lí Pythagore để tính khoảng cách từ thuyền đến đỉnh tháp hải đăng.

      Lời giải chi tiết :

      Khoảng cách từ thuyền đến đỉnh tháp hải đăng là: \(\sqrt {{{25}^2} + {{180}^2}} = 182\left( m \right)\)

      Đáp án: 182

      Câu 3 :

      Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A có \(AB = 12cm,AC = 16cm\). Đường cao AH. Độ dài đoạn thẳng AH là …cm. (viết dưới dạng số thập phân)

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Sử dụng định lí Pythagore vào tam giác ABC để tính BC.

      Chứng minh \(\Delta HBA\backsim \Delta ABC\) \(\left( g-g \right)\) suy ra tỉ số của các cạnh tương ứng để tính AH.

      Lời giải chi tiết :

      Áp dụng định lí Pythagore vào \(\Delta ABC\) vuông tại A, ta có: \(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}\).

      Do đó: \(BC = \sqrt {A{B^2} + A{C^2}} \)

      Hay \(BC = \sqrt {{{12}^2} + {{16}^2}} = \sqrt {144 + 256} = \sqrt {400} = 20cm\).

      Xét \(\Delta HBA\) và \(\Delta ABC\) có:

      \(\widehat {\rm H} = \widehat {\rm A} = 90^\circ \)

      \(\widehat {\rm B}\) chung

      nên \(\Delta HBA\backsim \Delta ABC\) \(\left( {g - g} \right)\)

      Suy ra \(\frac{{AH}}{{AB}} = \frac{{AC}}{{BC}}\) nên \(AH = \frac{{AC.AB}}{{BC}} = \frac{{16.12}}{{20}} = 9,6\left( {cm} \right)\)

      Đáp án: 9,6

      Câu 4 :

      Giá trị nhỏ nhất của \(D = \frac{6}{{ - {x^2} + 2x - 3}}\) là

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Để biểu thức \(D = \frac{k}{{f\left( x \right)}}\) đạt giá trị nhỏ nhất thì \(f\left( x \right)\) phải đạt giá trị lớn nhất.

      Tìm giá trị lớn nhất của \(f\left( x \right)\) để tính giá trị nhỏ nhất của D.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \( - {x^2} + 2x - 3 = - \left( {{x^2} - 2x + 3} \right) = - {\left( {x - 1} \right)^2} - 2 \le - 2\)

      Để \(D = \frac{6}{{ - {x^2} + 2x - 3}}\) đạt giá trị nhỏ nhất thì \( - {x^2} + 2x - 3\) đạt giá trị lớn nhất.

      Ta có: \( - {x^2} + 2x - 3 = - \left( {{x^2} - 2x + 3} \right) = - {\left( {x - 1} \right)^2} - 2 \le - 2\)

      Suy ra giá trị lớn nhất của \( - {x^2} + 2x - 3\) là -2.

      Khi đó \(\frac{6}{{ - {x^2} + 2x - 3}} \ge \frac{6}{{ - 2}} = - 3\).

      Dấu “=” xảy ra là giá trị nhỏ nhất của \(D = \frac{6}{{ - {x^2} + 2x - 3}}\).

      Vậy giá trị nhỏ nhất của D là -3.

      Đáp án: -3

      Phần IV. Tự luận
      Câu 1 :

      Cho biểu thức \(P = \frac{{{x^2} + 4x + 4}}{{4 - {x^2}}} + \frac{{6x + 8}}{{x - 2}}\) với \(x \ne \pm 2\).

      a) Rút gọn biểu thức P.

      b) Tính giá trị của biểu thức P tại \(x = 6\).

      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng quy tắc cộng phân thức khác mẫu để rút gọn P.

      b) Kiểm tra xem \(x = 6\) có thoả mãn điều kiện xác định không.

      Nếu thoả mãn, thay \(x = 6\) vào P.

      Lời giải chi tiết :

      a) Với \(x \ne \pm 2\), ta có:

      \(\begin{array}{l}P = \frac{{{x^2} + 4x + 4}}{{4 - {x^2}}} + \frac{{6x + 8}}{{x - 2}}\\ = \frac{{{{\left( {x + 2} \right)}^2}}}{{\left( {2 + x} \right)\left( {2 - x} \right)}} + \frac{{6x + 8}}{{x - 2}}\\ = \frac{{x + 2}}{{2 - x}} + \frac{{6x + 8}}{{x - 2}}\\ = \frac{{ - \left( {x + 2} \right)}}{{x - 2}} + \frac{{6x + 8}}{{x - 2}}\\ = \frac{{ - x - 2 + 6x + 8}}{{x - 2}}\\ = \frac{{5x + 6}}{{x - 2}}\end{array}\)

      Vậy \(P = \frac{{5x + 6}}{{x - 2}}\)

      b) Với \(x = 6\) (TMĐK), thay vào biểu thức \(P = \frac{{5x + 6}}{{x - 2}}\), ta được:

      \(P = \frac{{5.6 + 6}}{{6 - 2}} = \frac{{30 + 6}}{4} = \frac{{36}}{4} = 9\)

      Vậy \(P = 9\) khi \(x = 6\).

      Câu 2 :

      Cho \(\Delta ABC\) có AB = 9cm, AC = 12cm, BC = 15cm. Trên cạnh AC lấy điểm D sao cho CD = 4cm, trên cạnh BC lấy điểm M sao cho BM = 10cm. Kẻ đoạn thẳng MD.

      a) Chứng tỏ rằng DM // AB.

      b) Chứng minh $\Delta BAC\backsim \Delta MDC$.

      c) Xác định tỉ số giữa diện tích của tam giác MDC với diện tích tam giác ABC.

      Phương pháp giải :

      a) Chứng minh \(\frac{{CM}}{{CB}} = \frac{{CD}}{{CA}}\), ta được DM // AB (theo định lí Thalès đảo)

      b) Áp dụng định lí tam giác đồng dạng: Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác là song song với cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới đồng dạng với tam giác đã cho.

      c) Áp dụng tỉ số diện tích tương ứng của hai tam giác đồng dạng bằng bình phương tỉ số đồng dạng từ đó tính được \(\frac{{{S_{\Delta MDC}}}}{{{S_{\Delta BAC}}}}\).

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9 1 8

      a) Vì M thuộc đoạn BC nên BM + CM = BC

      suy ra CM = BC – BM = 15 – 10 = 5 (cm)

      Ta có: \(\frac{{CM}}{{CB}} = \frac{5}{{15}} = \frac{1}{3}\) và \(\frac{{CD}}{{CA}} = \frac{4}{{12}} = \frac{1}{3}\) suy ra \(\frac{{CM}}{{CB}} = \frac{{CD}}{{CA}}\) nên DM // AB (theo định lí Thalès đảo)

      b) Vì DM // AB nên $\Delta BAC\backsim \Delta MDC$ (định lí tam giác đồng dạng)

      c) Vì $\Delta BAC\backsim \Delta MDC$ nên \(\frac{{{S_{\Delta MDC}}}}{{{S_{\Delta BAC}}}} = \frac{{C{D^2}}}{{A{C^2}}} = {\left( {\frac{{CD}}{{AC}}} \right)^2} = {\left( {\frac{4}{{12}}} \right)^2} = {\left( {\frac{1}{3}} \right)^2} = \frac{1}{9}\).

      Câu 3 :

      Cho các số \(x,y,z \ne 0\) thỏa mãn \(x + y + z = xyz\) và \(\frac{1}{x} + \frac{1}{y} + \frac{1}{z} = 3\). Tính giá trị biểu thức \(B = \frac{1}{{{x^2}}} + \frac{1}{{{y^2}}} + \frac{1}{{{z^2}}}\).

      Phương pháp giải :

      Từ giả thiết \(x + y + z = xyz\) suy ra \(\frac{1}{{xy}} + \frac{1}{{yz}} + \frac{1}{{zx}} = 1\).

      Biến đổi B thành biểu thức chứa \(\frac{1}{{xy}} + \frac{1}{{yz}} + \frac{1}{{zx}}\) và \(\frac{1}{x} + \frac{1}{y} + \frac{1}{z}\).

      Khi đó thay số ta tính được B.

      Lời giải chi tiết :

      Do \(x,y,z \ne 0\) và \(x + y + z = xyz\) nên ta có:

      \(\begin{array}{l}x + y + z = xyz\\\frac{{x + y + z}}{{xyz}} = 1\\\frac{x}{{xyz}} + \frac{y}{{xyz}} + \frac{z}{{xyz}} = 1\\\frac{1}{{xy}} + \frac{1}{{yz}} + \frac{1}{{zx}} = 1\end{array}\).

      Xét biểu thức:

      \(B = \frac{1}{{{x^2}}} + \frac{1}{{{y^2}}} + \frac{1}{{{z^2}}} = {\left( {\frac{1}{x} + \frac{1}{y} + \frac{1}{z}} \right)^2} - 2\left( {\frac{1}{{xy}} + \frac{1}{{yz}} + \frac{1}{{zx}}} \right)\)

      Khi đó: \(B = {3^2} - 2.1 = 9 - 2 = 7\).

      Vậy \(B = 7\).

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9 trong chuyên mục sgk toán 8 trên nền tảng toán math. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán thcs này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 8 cho học sinh, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9: Tổng quan và Hướng dẫn Giải Chi Tiết

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9 là một công cụ đánh giá quan trọng giúp học sinh kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức đã học trong nửa học kỳ. Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, từ trắc nghiệm đến tự luận, tập trung vào các chủ đề chính như đa thức, phân thức đại số, phương trình bậc nhất một ẩn, bất phương trình bậc nhất một ẩn, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, và các ứng dụng thực tế của đại số.

      Cấu trúc Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9

      Thông thường, đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9 sẽ có cấu trúc như sau:

      • Phần trắc nghiệm: Khoảng 5-7 câu, chiếm 30-40% tổng điểm. Các câu hỏi trắc nghiệm thường kiểm tra kiến thức cơ bản, khả năng nhận biết và vận dụng các định nghĩa, định lý đã học.
      • Phần tự luận: Khoảng 3-5 câu, chiếm 60-70% tổng điểm. Các câu hỏi tự luận yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết, vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã học để giải quyết các bài toán cụ thể.

      Các Chủ đề Chính trong Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9

      1. Đa thức: Các phép toán trên đa thức (cộng, trừ, nhân, chia), phân tích đa thức thành nhân tử, nghiệm của đa thức.
      2. Phân thức đại số: Các phép toán trên phân thức đại số (cộng, trừ, nhân, chia), rút gọn phân thức, quy đồng mẫu số.
      3. Phương trình bậc nhất một ẩn: Giải phương trình bậc nhất một ẩn, ứng dụng phương trình bậc nhất một ẩn để giải bài toán thực tế.
      4. Bất phương trình bậc nhất một ẩn: Giải bất phương trình bậc nhất một ẩn, ứng dụng bất phương trình bậc nhất một ẩn để giải bài toán thực tế.
      5. Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn: Giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế và phương pháp cộng đại số, ứng dụng hệ phương trình bậc nhất hai ẩn để giải bài toán thực tế.

      Hướng dẫn Giải Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9

      Để đạt kết quả tốt trong kỳ thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9, học sinh cần:

      • Nắm vững kiến thức cơ bản: Hiểu rõ các định nghĩa, định lý, quy tắc đã học trong chương trình.
      • Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng giải toán.
      • Đọc kỹ đề bài: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài trước khi bắt đầu giải.
      • Trình bày lời giải rõ ràng, mạch lạc: Viết các bước giải một cách logic và dễ hiểu.
      • Kiểm tra lại kết quả: Sau khi giải xong, hãy kiểm tra lại kết quả để đảm bảo tính chính xác.

      Ví dụ Minh họa

      Bài toán: Giải phương trình: 2x + 3 = 7

      Lời giải:

      1. Chuyển 3 sang vế phải: 2x = 7 - 3
      2. Rút gọn: 2x = 4
      3. Chia cả hai vế cho 2: x = 2

      Kết luận: Phương trình có nghiệm x = 2

      Tài liệu Tham khảo

      Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9, học sinh có thể tham khảo các tài liệu sau:

      • Sách giáo khoa Toán 8 Kết nối tri thức
      • Sách bài tập Toán 8 Kết nối tri thức
      • Các đề thi thử giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức
      • Các trang web học toán online uy tín như montoan.com.vn

      Lời khuyên

      Hãy dành thời gian ôn tập kiến thức một cách hệ thống và luyện tập giải nhiều bài tập khác nhau. Đừng ngần ngại hỏi thầy cô giáo hoặc bạn bè nếu gặp khó khăn. Chúc các em học sinh đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 9!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8