1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 2 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức

Đề thi học kì 2 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức

Đề thi học kì 2 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức

Montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi học kì 2 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức, một công cụ hỗ trợ học sinh ôn luyện và đánh giá năng lực bản thân trước kỳ thi quan trọng. Đề thi được biên soạn bám sát chương trình học, đảm bảo tính chính xác và phù hợp với cấu trúc đề thi hiện hành.

Với đề thi này, các em học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng giải đề và làm quen với áp lực phòng thi.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Trong các phương trình sau, phương trình bậc nhất một ẩn là

    • A.
      \({x^2} - 1 = 0\).
    • B.
      \(3x + 2 = 0\).
    • C.
      \(\frac{1}{x} - 3x = 0\).
    • D.
      \(\frac{2}{{x - 3}} = 0\).
    Câu 2 :

    Nghiệm của phương trình \(4\left( {x - 1} \right) - \left( {x - 2} \right) = - x\) là?

    • A.
      \(x = 2\).
    • B.
      \(x = \frac{1}{2}\).
    • C.
      \(x = 1\).
    • D.
      \(x = - 1\).
    Câu 3 :

    Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc nhất một ẩn?

    • A.
      \(y = 0x + 3\).
    • B.
      \(y = x - 2\).
    • C.
      \(y = {x^2}\).
    • D.
      \(y = - 5\).
    Câu 4 :

    Giá trị của m để đường thẳng \(y = \left( {m - 3} \right)x - 1 + m\) và đường thẳng \(y = x + 1\) song song với nhau là:

    • A.
      \(m = 2\).
    • B.
      \(m = 3\).
    • C.
      \(m = 4\).
    • D.
      \(m = 5\).
    Câu 5 :

    Bạn An tung một đồng xu cân đối và đồng chất 20 lần, có 9 lần mặt ngửa, 11 lần mặt sấp. Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt sấp xuất hiện” là:

    • A.
      \(\frac{9}{{11}}\).
    • B.
      \(\frac{{11}}{9}\).
    • C.
      \(\frac{9}{{20}}\).
    • D.
      \(\frac{{11}}{{20}}\).
    Câu 6 :

    Một hộp có 10 tấm thẻ cùng loại được đánh số từ 5 đến 14. Bạn An lấy ra ngẫu nhiên 1 thẻ từ hộp. Xác suất của biến cố “Chọn ra thẻ ghi số chia hết cho 5” là bao nhiêu phần trăm?

    • A.
      20%.
    • B.
      30%.
    • C.
      40%.
    • D.
      50%.
    Câu 7 :

    Trong các miếng bìa sau, miếng bìa nào khi gấp và dán lại thì được một hình chóp tứ giác đều?

    Đề thi học kì 2 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 0 1

    • A.
      Hình 1.
    • B.
      Hình 2.
    • C.
      Hình 3.
    • D.
      Hình 4.
    Câu 8 :

    Tính thể tích khối rubik có dạng hình chóp tam giác đều (hình bên). Biết khối rubik này có bốn mặt là các tam giác đều bằng nhau cạnh 5,2cm và chiều cao của tam giác là 4,5cm; chiều cao của khối rubik bằng 4,2cm.

    Đề thi học kì 2 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 0 2

    • A.
      \(49,14c{m^3}\).
    • B.
      \(32,76c{m^3}\).
    • C.
      \(16,38c{m^3}\).
    • D.
      \(98,28c{m^3}\).
    Câu 9 :

    Trong hình dưới đây, các tam giác nào đồng dạng với nhau là

    Đề thi học kì 2 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 0 3

    • A.
      $\Delta DEF\backsim \Delta HIK$.
    • B.
      $\Delta DEF\backsim \Delta MNP$.
    • C.
      $\Delta HIK\backsim \Delta MNP$.
    • D.
      Cả 3 tam giác đồng dạng.
    Câu 10 :

    Cho hình vẽ sau, giá trị của x là:

    Đề thi học kì 2 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 0 4

    • A.
      6,4.
    • B.
      3,6.
    • C.
      17,7.
    • D.
      5,6.
    Câu 11 :

    Trong các hình sau, cặp hình nào không phải luôn đồng dạng?

    • A.
      Tam giác cân.
    • B.
      Hình tròn.
    • C.
      Tam giác đều.
    • D.
      Hình vuông.
    Câu 12 :

    Hình ABCD đồng dạng phối cảnh với hình EFGH theo tỉ số đồng dạng là

    Đề thi học kì 2 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 0 5

    • A.
      \(k = \frac{1}{2}\).
    • B.
      \(k = 1\).
    • C.
      \(k = 2\).
    • D.
      \(k = 4\).
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    1. Giải các phương trình sau:

    a) \(3\left( {x - 1} \right) - 7 = 5\left( {x + 2} \right)\)

    b) \(\frac{{x + 4}}{5} - x + 4 = \frac{x}{3} - \frac{{x - 2}}{2}\)

    2. Cho hàm số \(\left( d \right):y = \left( {m - 1} \right)x + 4\) (m là tham số, \(m \ne 1\)).

    a) Tìm m để đường thẳng (d) song song với đường thẳng \(\left( {{d_1}} \right):y = 3 - 2x\).

    b) Tìm m để đường thẳng (d) cắt đường thẳng \(\left( {{d_2}} \right):y = x + m\) tại một điểm nằm trên trục tung.

    Câu 2 :

    Giải bài toán bằng cách lập phương trình

    Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 7m. Nếu tăng chiều rộng lên gấp 3 lần và tăng chiều dài thêm 5m thì mảnh đất trở thành hình vuông. Tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật lúc đầu.

    Câu 3 :

    1. Khu bảo tồn Muttart là một phần biểu tượng của cảnh quan thành phố Edmonton, Canada với bốn nhà kính dạng kim tự tháp. Mỗi tòa nhà đều có từng chủ đề riêng. Hai nhà kính lớn đều có dạng hình chóp tứ giác đều với chiều cao 24m và diện tích đáy mỗi nhà kính khoảng \(660{m^2}\). Tính tổng thể tích hai nhà kính này.

    Đề thi học kì 2 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 0 6

    2. Cho \(\Delta ABC\) nhọn (AB < AC). Hai đường cao BE và CF.

    a) Chứng minh $\Delta ABE\backsim \Delta ACF$ và \(AE.AC = AF.AB\)

    b) Trên tia BE lấy điểm N sao cho \(\widehat {ANC} = {90^0}\) (E nằm giữa B và N). Chứng minh $\Delta ANE\backsim \Delta ACN$ và \(A{N^2} = AE.AC\).

    c) Trên cạnh CF lấy điểm M sao cho AM = AN. Tính số đo \(\widehat {AMB}\).

    Câu 4 :

    Số học sinh tham gia Câu lạc bộ Cờ tướng của một trường được biểu diễn ở biểu đồ sau:

    Đề thi học kì 2 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 0 7

    Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh Câu lạc bộ Cờ tướng của trường đó. Tính xác suất của biến cố “Học sinh được chọn là nam và không học lớp 7”.

    Câu 5 :

    Giải phương trình \(\left( {3x - 2} \right){\left( {x + 1} \right)^2}\left( {3x + 8} \right) = - 16\).

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Trong các phương trình sau, phương trình bậc nhất một ẩn là

      • A.
        \({x^2} - 1 = 0\).
      • B.
        \(3x + 2 = 0\).
      • C.
        \(\frac{1}{x} - 3x = 0\).
      • D.
        \(\frac{2}{{x - 3}} = 0\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Phương trình bậc nhất một ẩn có dạng \(ax + b = 0\) với \(a \ne 0\).

      Lời giải chi tiết :

      Phương trình bậc nhất một ẩn là phương trình \(3x + 2 = 0\).

      Đáp án B.

      Câu 2 :

      Nghiệm của phương trình \(4\left( {x - 1} \right) - \left( {x - 2} \right) = - x\) là?

      • A.
        \(x = 2\).
      • B.
        \(x = \frac{1}{2}\).
      • C.
        \(x = 1\).
      • D.
        \(x = - 1\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Đưa phương trình về dạng \(ax + b = 0\) để giải.

      Lời giải chi tiết :

      \(\begin{array}{l}4\left( {x - 1} \right) - \left( {x - 2} \right) = - x\\4x - 4 - x + 2 = - x\\3x - 2 = - x\\3x + x = 2\\4x = 2\\x = \frac{1}{2}\end{array}\)

      Vậy \(x = \frac{1}{2}\)

      Đáp án B.

      Câu 3 :

      Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc nhất một ẩn?

      • A.
        \(y = 0x + 3\).
      • B.
        \(y = x - 2\).
      • C.
        \(y = {x^2}\).
      • D.
        \(y = - 5\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Hàm số bậc nhất một ẩn có dạng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\).

      Lời giải chi tiết :

      Hàm số bậc nhất một ẩn là \(y = x - 2\).

      Đáp án B.

      Câu 4 :

      Giá trị của m để đường thẳng \(y = \left( {m - 3} \right)x - 1 + m\) và đường thẳng \(y = x + 1\) song song với nhau là:

      • A.
        \(m = 2\).
      • B.
        \(m = 3\).
      • C.
        \(m = 4\).
      • D.
        \(m = 5\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Hai hàm số \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) và \(y = a'x + b'\left( {a' \ne 0} \right)\) song song với nhau nếu \(a = a';b \ne b'\).

      Lời giải chi tiết :

      Đường thẳng \(y = \left( {m - 3} \right)x - 1 + m\) và đường thẳng \(y = x + 1\) song song với nhau nếu:

      \(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}m - 3 = 1\\ - 1 + m \ne 1\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}m = 4\\m \ne 2\end{array} \right.\end{array}\)

      Vậy \(m = 4\) thì đường thẳng \(y = \left( {m - 3} \right)x - 1 + m\) và đường thẳng \(y = x + 1\) song song với nhau.

      Đáp án C.

      Câu 5 :

      Bạn An tung một đồng xu cân đối và đồng chất 20 lần, có 9 lần mặt ngửa, 11 lần mặt sấp. Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt sấp xuất hiện” là:

      • A.
        \(\frac{9}{{11}}\).
      • B.
        \(\frac{{11}}{9}\).
      • C.
        \(\frac{9}{{20}}\).
      • D.
        \(\frac{{11}}{{20}}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Xác định số lần mặt sấp xuất hiện.

      Xác suất thực nghiệm của biến cố bằng tỉ số giữa số lần mặt sấp xuất hiện với tổng số lần tung.

      Lời giải chi tiết :

      Mặt sấp xuất hiện 11 lần nên xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt sấp xuất hiện” là \(\frac{{11}}{{20}}\).

      Đáp án D.

      Câu 6 :

      Một hộp có 10 tấm thẻ cùng loại được đánh số từ 5 đến 14. Bạn An lấy ra ngẫu nhiên 1 thẻ từ hộp. Xác suất của biến cố “Chọn ra thẻ ghi số chia hết cho 5” là bao nhiêu phần trăm?

      • A.
        20%.
      • B.
        30%.
      • C.
        40%.
      • D.
        50%.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Xác định kết quả thuận lợi cho biến cố.

      Tính xác suất của biến cố bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố với tổng số kết quả.

      Lời giải chi tiết :

      Các thẻ ghi số chia hết cho 5 là: 5; 10.

      Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố “Chọn ra thẻ ghi số chia hết cho 5”.

      Xác suất của biến cố “Chọn ra thẻ ghi số chia hết cho 5” là:

      \(\frac{2}{{10}} = 0,2 = 20\% \)

      Đáp án A.

      Câu 7 :

      Trong các miếng bìa sau, miếng bìa nào khi gấp và dán lại thì được một hình chóp tứ giác đều?

      Đề thi học kì 2 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 1 1

      • A.
        Hình 1.
      • B.
        Hình 2.
      • C.
        Hình 3.
      • D.
        Hình 4.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào đặc điểm của hình chóp tứ giác đều.

      Lời giải chi tiết :

      Miếng bìa gấp và dán lại được một tứ giác đều là hình 1 vì hình chóp tứ giác đều có 4 mặt bên là các tam giác vuông và 1 mặt đáy là hình vuông.

      Đáp án A.

      Câu 8 :

      Tính thể tích khối rubik có dạng hình chóp tam giác đều (hình bên). Biết khối rubik này có bốn mặt là các tam giác đều bằng nhau cạnh 5,2cm và chiều cao của tam giác là 4,5cm; chiều cao của khối rubik bằng 4,2cm.

      Đề thi học kì 2 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 1 2

      • A.
        \(49,14c{m^3}\).
      • B.
        \(32,76c{m^3}\).
      • C.
        \(16,38c{m^3}\).
      • D.
        \(98,28c{m^3}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào công thức tính thể tích hình chóp tam giác đều.

      Lời giải chi tiết :

      Thể tích của khối rubik là:

      \(V = \frac{1}{3}.4,2.\left( {\frac{1}{2}.4,5.5,2} \right) = 16,38\left( {{m^3}} \right)\).

      Đáp án C.

      Câu 9 :

      Trong hình dưới đây, các tam giác nào đồng dạng với nhau là

      Đề thi học kì 2 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 1 3

      • A.
        $\Delta DEF\backsim \Delta HIK$.
      • B.
        $\Delta DEF\backsim \Delta MNP$.
      • C.
        $\Delta HIK\backsim \Delta MNP$.
      • D.
        Cả 3 tam giác đồng dạng.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông.

      Lời giải chi tiết :

      Xét \(\Delta DEF\) và \(\Delta MNP\) có:

      \(\begin{array}{l}\widehat D = \widehat M = {90^0}\\\frac{{DE}}{{MN}} = \frac{{EF}}{{NP}}\left( {\frac{8}{{12}} = \frac{{12}}{{18}}\left( { = \frac{2}{3}} \right)} \right)\end{array}\)

      nên $\Delta DEF\backsim \Delta MNP$(cạnh huyền – cạnh góc vuông)

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác HIK có:

      \(KI = \sqrt {{{18}^2} + {{24}^2}} = 30\)

      Vì \(\frac{8}{{12}} = \frac{2}{3} \ne \frac{{18}}{{30}} = \frac{3}{5}\) nên \(\Delta DEF\) không đồng dạng với \(\Delta HIK\).

      Điều này dẫn đến \(\Delta MNP\) không đồng dạng với \(\Delta HIK\)(vì $\Delta DEF\backsim \Delta MNP$)

      Đáp án B.

      Câu 10 :

      Cho hình vẽ sau, giá trị của x là:

      Đề thi học kì 2 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 1 4

      • A.
        6,4.
      • B.
        3,6.
      • C.
        17,7.
      • D.
        5,6.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hai tam giác vuông đồng dạng để tìm x.

      Lời giải chi tiết :

      Xét \(\Delta ABC\) và \(\Delta ADE\) có:

      \(\widehat B = \widehat D = {90^0}\)

      \(\widehat A\) chung

      Suy ra $\Delta ABC\backsim \Delta ADE$ (g.g)

      Do đó \(\frac{{AB}}{{BC}} = \frac{{AD}}{{DE}}\) hay \(\frac{{10}}{{9,6 + 5,4}} = \frac{{AD}}{{9,6}}\)

      Suy ra \(AD = 9,6.\frac{{10}}{{9,6 + 5,4}} = 6,4\)

      Vậy \(x = AB - AD = 10 - 6,4 = 3,6\).

      Đáp án B.

      Câu 11 :

      Trong các hình sau, cặp hình nào không phải luôn đồng dạng?

      • A.
        Tam giác cân.
      • B.
        Hình tròn.
      • C.
        Tam giác đều.
      • D.
        Hình vuông.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào đặc điểm của các hình để xác định.

      Lời giải chi tiết :

      Tam giác cân không phải luôn đồng dạng.

      Đáp án A.

      Câu 12 :

      Hình ABCD đồng dạng phối cảnh với hình EFGH theo tỉ số đồng dạng là

      Đề thi học kì 2 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 1 5

      • A.
        \(k = \frac{1}{2}\).
      • B.
        \(k = 1\).
      • C.
        \(k = 2\).
      • D.
        \(k = 4\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào số đo các cạnh để tìm tỉ số.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\frac{3}{6} = \frac{4}{8} = \frac{1}{2}\) nên hình ABCD đồng dạng phối cảnh với hình EFGH theo tỉ số đồng dạng là \(k = \frac{1}{2}\).

      Đáp án A.

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      1. Giải các phương trình sau:

      a) \(3\left( {x - 1} \right) - 7 = 5\left( {x + 2} \right)\)

      b) \(\frac{{x + 4}}{5} - x + 4 = \frac{x}{3} - \frac{{x - 2}}{2}\)

      2. Cho hàm số \(\left( d \right):y = \left( {m - 1} \right)x + 4\) (m là tham số, \(m \ne 1\)).

      a) Tìm m để đường thẳng (d) song song với đường thẳng \(\left( {{d_1}} \right):y = 3 - 2x\).

      b) Tìm m để đường thẳng (d) cắt đường thẳng \(\left( {{d_2}} \right):y = x + m\) tại một điểm nằm trên trục tung.

      Phương pháp giải :

      1. Đưa phương trình về dạng \(ax + b = 0\) để giải.

      a) Hai đường thẳng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) và \(y = a'x + b'\left( {a' \ne 0} \right)\) song song nếu \(a = a';b \ne b'\).

      b) Viết phương trình hoành độ giao điểm của hai đường thẳng.

      2. Điểm nằm trên trục tung có hoành độ bằng 0.

      Lời giải chi tiết :

      1. a) \(3\left( {x - 1} \right) - 7 = 5\left( {x + 2} \right)\)

      \(\begin{array}{l}3x - 3 - 7 = 5x + 10\\3x - 5x = 10 + 3 + 7\\ - 2x = 20\\x = - 10\end{array}\)

      Vậy \(x = - 10\)

      b) \(\frac{{x + 4}}{5} - x + 4 = \frac{x}{3} - \frac{{x - 2}}{2}\)

      \(\begin{array}{l}\frac{{6\left( {x + 4} \right)}}{{30}} - \frac{{30\left( {x - 4} \right)}}{{30}} = \frac{{10x}}{{30}} - \frac{{15\left( {x - 2} \right)}}{{30}}\\6\left( {x + 4} \right) - 30\left( {x - 4} \right) = 10x - 15\left( {x - 2} \right)\\6x + 24 - 30x + 120 = 10x - 15x + 30\\6x - 30x - 10x + 15x = 30 - 24 - 120\\ - 19x = - 114\\x = 6\end{array}\)

      Vậy \(x = 6\)

      2. a) Để đường thẳng (d) song song với đường thẳng \(\left( {{d_1}} \right):y = 3 - 2x\) thì \(\left\{ \begin{array}{l}m - 1 = - 2\\4 \ne 3\end{array} \right.\) hay \(m = - 1\).

      b) Phương trình hoành độ giao điểm hai đường thẳng \(\left( d \right)\) và \(\left( {{d_2}} \right)\) là:

      \(\begin{array}{l}\left( {m - 1} \right)x + 4 = x + m\\mx - x + 4 = x + m\\mx - x - x = m - 4\\x\left( {m - 2} \right) = m - 4\\x = \frac{{m - 4}}{{m - 2}}\end{array}\)

      Vì đường thẳng (d) cắt đường thẳng \(\left( {{d_2}} \right):y = x + m\) tại một điểm nằm trên trục tung nên giao điểm của hai đường thẳng có hoành độ bằng 0, hay \(\frac{{m - 4}}{{m - 2}} = 0\) suy ra \(m = 4\).

      Vậy với m = 4 thì đường thẳng (d) cắt đường thẳng \(\left( {{d_2}} \right):y = x + m\) tại một điểm nằm trên trục tung.

      Câu 2 :

      Giải bài toán bằng cách lập phương trình

      Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 7m. Nếu tăng chiều rộng lên gấp 3 lần và tăng chiều dài thêm 5m thì mảnh đất trở thành hình vuông. Tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật lúc đầu.

      Phương pháp giải :

      Giải bài toán bằng cách lập phương trình.

      Gọi chiều rộng của hình chữ nhật là x (x > 0)

      Biểu diễn chiều dài của hình chữ nhật, các cạnh của hình chữ nhật sau khi thay đổi và lập phương trình.

      Giải phương trình và kiểm tra nghiệm.

      Lời giải chi tiết :

      Gọi chiều rộng của hình chữ nhật là x (m) (x > 0).

      Vì chiều dài hơn chiều rộng 7m nên đồ dài chiều dài là: x + 7 (m)

      Khi đó diện tích hình chữ nhật lúc đầu là: x(x + 7)

      Vì khi tăng chiều rộng lên gấp 3 lần và tăng chiều dài thêm 5m thì mảnh đất thành hình vuông nên ta có phương trình:

      3x = x + 7 + 5 hay 2x – 12 = 0

      Giải phương trình ta được x = 6 (m) (TM)

      Vậy diện tích hình chữ nhật lúc đầu là: 6.(6 + 7) = 78\({m^2}\).

      Câu 3 :

      1. Khu bảo tồn Muttart là một phần biểu tượng của cảnh quan thành phố Edmonton, Canada với bốn nhà kính dạng kim tự tháp. Mỗi tòa nhà đều có từng chủ đề riêng. Hai nhà kính lớn đều có dạng hình chóp tứ giác đều với chiều cao 24m và diện tích đáy mỗi nhà kính khoảng \(660{m^2}\). Tính tổng thể tích hai nhà kính này.

      Đề thi học kì 2 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 1 6

      2. Cho \(\Delta ABC\) nhọn (AB < AC). Hai đường cao BE và CF.

      a) Chứng minh $\Delta ABE\backsim \Delta ACF$ và \(AE.AC = AF.AB\)

      b) Trên tia BE lấy điểm N sao cho \(\widehat {ANC} = {90^0}\) (E nằm giữa B và N). Chứng minh $\Delta ANE\backsim \Delta ACN$ và \(A{N^2} = AE.AC\).

      c) Trên cạnh CF lấy điểm M sao cho AM = AN. Tính số đo \(\widehat {AMB}\).

      Phương pháp giải :

      1. Tính thể tích của một nhà kính bằng công thức tính thể tích hình chóp tứ giác đều.

      2. a) Chứng minh $\Delta ABE\backsim \Delta ACF$ theo trường hợp góc – góc suy ra tỉ số các cạnh tương ứng suy ra \(AE.AC = AF.AB\).

      b) Chứng minh $\Delta ANB\backsim \Delta ENA$ (g.g) suy ra tỉ số các cặp cạnh tương ứng bằng nhau suy ra \(A{N^2} = NE.NB\).

      c) Dựa vào các tỉ số của câu a và b suy ra \(\frac{{AM}}{{AF}} = \frac{{AB}}{{AM}}\) suy ra $\Delta AMF\backsim \Delta ABM\left( c.g.c \right)$.

      Từ đó suy ra số đo góc AMB.

      Lời giải chi tiết :

      1. 

      Vì mỗi nhà kính lớn có dạng hình chóp tứ giác đều nên thể tích một nhà kính là:

      \(\frac{1}{3}.24.660 = 5280\left( {{m^3}} \right)\)

      Thể tích hai nhà kính này là:

      \(2.5280 = 10560\left( {{m^3}} \right)\)

      2.

      Đề thi học kì 2 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 1 7

      a) Xét \(\Delta ABE\) và \(\Delta ACF\) có:

      \(\widehat {AEB} = \widehat {AFC} = {90^0}\)

      \(\widehat {BAC}\) chung

      Suy ra $\Delta ABE\backsim \Delta ACF$ (g.g). (đpcm)

      Suy ra \(\frac{{AB}}{{AC}} = \frac{{AE}}{{AF}}\) hay \(AB.AF = AE.AC\)(đpcm) (1)

      b) Xét \(\Delta ANE\) và \(\Delta ACN\) có:

      \(\widehat {AEN} = \widehat {ANC} = {90^0}\)

      \(\widehat {NAC}\) chung

      Suy ra $\Delta ANE\backsim \Delta ACN$ (g.g).

      Suy ra \(\frac{{AN}}{{AC}} = \frac{{AE}}{{AN}}\) hay \(A{N^2} = AC.AE\) (đpcm). (2)

      c) Từ (1) và (2) suy ra \(AB.AF = A{N^2}\).

      Mà AM = AN (gt) suy ra \(AM = AB.AF\) hay \(\frac{{AM}}{{AF}} = \frac{{AB}}{{AM}}\).

      Xét \(\Delta AMF\) và \(\Delta ABM\) có:

      \(\widehat {BAM}\) chung

      \(\frac{{AM}}{{AF}} = \frac{{AB}}{{AM}}\) (cmt)

      Suy ra $\Delta AMF\backsim \Delta ABM\left( c.g.c \right)$

      Suy ra \(\widehat {AMB} = \widehat {AFM} = {90^0}\).

      Câu 4 :

      Số học sinh tham gia Câu lạc bộ Cờ tướng của một trường được biểu diễn ở biểu đồ sau:

      Đề thi học kì 2 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 1 8

      Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh Câu lạc bộ Cờ tướng của trường đó. Tính xác suất của biến cố “Học sinh được chọn là nam và không học lớp 7”.

      Phương pháp giải :

      Tính số kết quả thuận lợi cho biến cố “Học sinh được chọn là nam và không học lớp 7”.

      Tính xác suất của biến cố bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi với tổng số kết quả có thể.

      Lời giải chi tiết :

      Số học sinh là nam và không học lớp 7 là:

      8 + 4 + 4 = 16 (học sinh)

      Có 16 kết quả thuận lợi cho biến cố “Học sinh được chọn là nam và không học lớp 7”.

      Tổng số kết quả có thể là:

      8 + 9 + 6 + 8 + 4 + 5 + 4 + 3 = 47

      Vậy xác suất của biến cố “Học sinh được chọn là nam và không học lớp 7” là: \(\frac{{16}}{{47}}\).

      Câu 5 :

      Giải phương trình \(\left( {3x - 2} \right){\left( {x + 1} \right)^2}\left( {3x + 8} \right) = - 16\).

      Phương pháp giải :

      Nhân cả hai vế của phương trình với 9, phương trình trở thành \(\left( {3x - 2} \right){\left( {3x + 3} \right)^2}\left( {3x + 8} \right) = - 144\).

      Đặt \(3x + 3 = t\), biến đổi phương trình thành \(\left( {t - 5} \right){t^2}\left( {t + 5} \right) = - 144\).

      Giải phương trình ta được các giá trị của t.

      Thay \(t = 3x + 3\) ta tìm đc x.

      Lời giải chi tiết :

      Nhân cả hai vế của phương trình \(\left( {3x - 2} \right){\left( {x + 1} \right)^2}\left( {3x + 8} \right) = - 16\) với 9, ta được:

      \(\begin{array}{l}9.\left( {3x - 2} \right){\left( {x + 1} \right)^2}\left( {3x + 8} \right) = - 16.9\\\left( {3x - 2} \right){\left[ {3\left( {x + 1} \right)} \right]^2}\left( {3x + 8} \right) = - 144\\\left( {3x - 2} \right){\left( {3x + 3} \right)^2}\left( {3x + 8} \right) = - 144\end{array}\)

      Đặt \(3x + 3 = t\) suy ra \(3x - 2 = t - 5\); \(3x + 8 = t + 5\)

      Ta được phương trình biến t như sau:

      \(\left( {t - 5} \right){t^2}\left( {t + 5} \right) = - 144\)

      \(\begin{array}{l}{t^4} - 25{t^2} + 144 = 0\\\left( {{t^2} - 9} \right)\left( {{t^2} - 16} \right) = 0\\\left[ \begin{array}{l}{t^2} = 9\\{t^2} = 16\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}t = \pm 3\\t = \pm 4\end{array} \right.\end{array}\)

      Thay \(t = 3x + 3\) ta được:

      Đề thi học kì 2 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 1 9

      Vậy nghiệm của phương trình là \(x \in \left\{ {0; - 2;\frac{1}{3};\frac{{ - 7}}{3}} \right\}\).

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi học kì 2 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức trong chuyên mục giải toán 8 trên nền tảng soạn toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán thcs này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 8 cho học sinh, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi học kì 2 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

      Kỳ thi học kì 2 Toán 8 đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trong suốt một học kỳ. Để giúp các em học sinh ôn tập và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi này, montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi học kì 2 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết cấu trúc đề thi, các dạng bài tập thường gặp và cung cấp hướng dẫn giải chi tiết để các em có thể tự tin làm bài.

      Cấu trúc đề thi học kì 2 Toán 8 - Kết nối tri thức

      Đề thi học kì 2 Toán 8 - Kết nối tri thức thường bao gồm các dạng bài tập sau:

      • Bài tập trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng vận dụng nhanh các công thức, định lý.
      • Bài tập tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết, thể hiện khả năng phân tích, suy luận và giải quyết vấn đề.
      • Bài tập thực tế: Ứng dụng kiến thức Toán học vào giải quyết các tình huống thực tế, giúp học sinh hiểu rõ hơn về tính ứng dụng của môn học.

      Các dạng bài tập thường gặp trong đề thi

      1. Đại số: Các bài tập về đa thức, phân thức đại số, phương trình bậc nhất một ẩn, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.
      2. Hình học: Các bài tập về tứ giác, hình thang cân, hình bình hành, tam giác đồng dạng, định lý Thales.
      3. Hàm số: Các bài tập về hàm số bậc nhất, đồ thị hàm số.
      4. Giải bài toán bằng phương pháp đại số: Các bài toán về chuyển động, năng suất, hỗn hợp.

      Hướng dẫn giải chi tiết một số bài tập trong đề thi

      Để giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về cách giải các bài tập trong đề thi, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích và giải chi tiết một số bài tập tiêu biểu.

      Ví dụ 1: Bài tập về đa thức

      Cho đa thức P(x) = x2 - 3x + 2. Tìm nghiệm của đa thức.

      Giải:

      Để tìm nghiệm của đa thức P(x), ta giải phương trình P(x) = 0:

      x2 - 3x + 2 = 0

      Phương trình có hai nghiệm là x1 = 1 và x2 = 2.

      Ví dụ 2: Bài tập về hình học

      Cho hình thang cân ABCD (AB // CD). Gọi M là trung điểm của AD, N là trung điểm của BC. Chứng minh rằng MN là đường trung bình của hình thang.

      Giải:

      Vì M là trung điểm của AD và N là trung điểm của BC nên AM = MD và BN = NC.

      Xét tam giác ADC, M là trung điểm của AD và MN cắt DC tại I. Áp dụng định lý Thales, ta có: MI // DC và MI = 1/2 DC.

      Tương tự, xét tam giác BCD, N là trung điểm của BC và MN cắt DC tại I. Áp dụng định lý Thales, ta có: NI // DC và NI = 1/2 DC.

      Do đó, MI = NI và MN = MI + NI = 1/2 DC + 1/2 DC = DC.

      Vậy MN là đường trung bình của hình thang ABCD.

      Lời khuyên khi làm bài thi học kì 2 Toán 8

      • Đọc kỹ đề bài trước khi làm.
      • Phân tích đề bài và xác định các dữ kiện đã cho và yêu cầu của bài toán.
      • Lập kế hoạch giải bài và trình bày lời giải một cách rõ ràng, logic.
      • Kiểm tra lại kết quả sau khi làm xong.
      • Sử dụng máy tính bỏ túi khi cần thiết.

      Kết luận

      Đề thi học kì 2 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức là một công cụ hữu ích giúp các em học sinh ôn tập và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Hy vọng rằng với những phân tích chi tiết và hướng dẫn giải trong bài viết này, các em sẽ tự tin hơn khi làm bài và đạt kết quả tốt nhất.

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8