1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức

Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức

Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức

montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 chương trình Kết nối tri thức. Đề thi này được biên soạn bám sát chương trình học, giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải toán.

Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, từ trắc nghiệm đến tự luận, bao phủ các chủ đề quan trọng trong chương trình học kì 2 Toán 8. Kèm theo đề thi là đáp án chi tiết, giúp học sinh tự đánh giá kết quả và tìm ra những điểm cần cải thiện.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Khoanh tròn trước câu trả lời đúng.
    Câu 1 :

    Biểu thức nào sau đây không phải là phân thức đại số?

    • A.
      \(\frac{{5x - 6}}{{3x}}\) (với \(x \ne 0\)).
    • B.
      \(\frac{{\frac{1}{{2x}}}}{{x + 1}}\) (với \(x \ne 0;x \ne - 1\)).
    • C.
      \(\frac{{2x - 3y}}{{xyz}}\) (với \(xyz \ne 0\)).
    • D.
      \(6{x^2} - 5x + 7\).
    Câu 2 :

    Điều kiện xác định của phân thức \(\frac{{3x - 5}}{{2x + 1}}\) là:

    • A.
      \(x \ne \frac{{ - 1}}{2}\).
    • B.
      \(x \ne \frac{1}{2}\).
    • C.
      \(x \ne 0\).
    • D.
      \(x \ne \frac{5}{3}\).
    Câu 3 :

    Tính giá trị của phân thức \(A\left( x \right) = \frac{3}{{x - 1}}\) với \(x \ne 1\) tại x = 2

    • A.
      \(\frac{1}{3}\).
    • B.
      \( - 3\).
    • C.
      \(\frac{{ - 1}}{3}\).
    • D.
      \(3\).
    Câu 4 :

    Thực hiện phép tính sau: \(\frac{{2x - 3}}{7} + \frac{{5x + 3}}{7}\), ta được kết quả là:

    • A.
      \(x\).
    • B.
      \(\frac{{ - 3x}}{7}\).
    • C.
      \(\frac{x}{7}\).
    • D.
      \(\frac{{3x}}{7}\).
    Câu 5 :

    Kết quả phép tính \(\frac{{8x}}{{15{y^3}}}:\left( { - \frac{{4{x^2}}}{{3{y^2}}}} \right)\) là

    • A.
      \(\frac{{ - 1}}{{10xy}}\).
    • B.
      \(\frac{{ - 2}}{{5x{y^2}}}\).
    • C.
      \(\frac{{ - 2}}{{5xy}}\).
    • D.
      \(\frac{2}{{5xy}}\).
    Câu 6 :

    Cho hình vẽ sau, biết \(DE//BC\), số đo \(\widehat {AED}\) là:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức 0 1

    • A.
      \({80^0}\).
    • B.
      \({60^0}\).
    • C.
      \({50^0}\).
    • D.
      \({40^0}\).
    Câu 7 :

    Đâu là độ dài 3 cạnh của một tam giác vuông:

    • A.
      4cm, 7cm, 6cm.
    • B.
      6cm, 10cm, 8cm.
    • C.
      20cm, 12cm, 25cm.
    • D.
      6cm, 11cm, 9cm.
    Câu 8 :

    Một người cao 1,5 mét có bóng trên mặt đất dài 2,1 mét. Cùng lúc ấy, một cái cây gần đó có bóng trên mặt đất dài 4,2 mét. Tính chiều cao của cây.

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức 0 2

    • A.
      \(AB = 3m\).
    • B.
      \(AB = 0,75m\).
    • C.
      \(AB = 2,4m\).
    • D.
      \(AB = 2,25m\).
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Cho \(A = \left( {\frac{1}{{x - 1}} - \frac{1}{{x + 1}}} \right).\frac{{3x - 3}}{2}\) với \(x \ne \pm 1\).

    a) Rút gọn biểu thức A.

    b) Tính giá trị của biểu thức A tại x = 2.

    c) Với giá trị nguyên nào của x thì A nhận giá trị nguyên.

    Câu 2 :

    Một ca nô xuôi dòng từ bến A đến bến B dài 45 km. Khi ngược dòng từ bến B về bến A, ca nô gặp một ca nô khác tại vị trí C cách bến A 27 km. Biết vận tốc dòng nước là 3km/h. Gọi x (km/h) là tốc độ của ca nô ( x > 3).

    a) Viết phân thức biểu thị theo x thời gian ca nô đi từ bến A đến bến B.

    b) Viết phân thức biểu thị theo x thời gian ca nô đi từ bến B đến vị trí C.

    c) Viết phân thức biểu thị theo x tổng thời gian ca nô đi từ bến A đến bến B và từ bến B đến vị trí C.

    Tính tổng thời gian ca nô đi từ bến A đến bến B và từ bến B đến vị trí C nếu vận tốc của ca nô là 12km/h.

    Câu 3 :

    Hai cây B và C được trồng dọc trên đường, cách nhau 18m và cách đều cột đèn D. Ngôi trường A cách cột đèn D 12m theo hướng vuông góc với đường (xem hình vẽ). Tính khoảng cách từ mỗi cây đến ngôi trường.

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức 0 3

    Câu 4 :

    Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC). Kẻ đường cao AH (H thuộc BC).

    a) Chứng minh $\Delta ABH\backsim \Delta CBA$, suy ra \(A{B^2} = BH.BC\).

    b) Vẽ \(HE \bot AB\) tại E, \(HF \bot AC\) tại F. Chứng minh \(AB.AE = AC.AF\).

    c) Chứng minh $\Delta AEF\backsim \Delta ACB$.

    d) Qua A vẽ đường thẳng song song với BC cắt đường thẳng HF tại I. Vẽ \(IN \bot BC\) tại N. Chứng minh $\Delta HFN\backsim \Delta HCI$.

    Câu 5 :

    Cho \(\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c} = \frac{1}{{a + b + c}}\). Chứng minh rằng:

    \(\frac{1}{{{a^{2023}}}} + \frac{1}{{{b^{2023}}}} + \frac{1}{{{c^{2023}}}} = \frac{1}{{{a^{2023}} + {b^{2023}} + {c^{2023}}}}\).

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Khoanh tròn trước câu trả lời đúng.
      Câu 1 :

      Biểu thức nào sau đây không phải là phân thức đại số?

      • A.
        \(\frac{{5x - 6}}{{3x}}\) (với \(x \ne 0\)).
      • B.
        \(\frac{{\frac{1}{{2x}}}}{{x + 1}}\) (với \(x \ne 0;x \ne - 1\)).
      • C.
        \(\frac{{2x - 3y}}{{xyz}}\) (với \(xyz \ne 0\)).
      • D.
        \(6{x^2} - 5x + 7\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Phân thức đại số là biểu thức có dạng \(\frac{A}{B}\), trong đó A, B là những đa thức và B khác đa thức 0.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\frac{{5x - 6}}{{3x}}\) (với \(x \ne 0\)) là phân thức đại số vì 5x – 6; 3x là đa thức, 3x khác 0.

      \(\frac{{\frac{1}{{2x}}}}{{x + 1}}\) (với \(x \ne 0;x \ne - 1\)) không phải phân thức đại số vì \(\frac{1}{{2x}}\) không phải là đa thức.

      \(\frac{{2x - 3y}}{{xyz}}\) (với \(xyz \ne 0\)) là phân thức đại số vì 2x – 3y, xyz là đa thức và xyz khác 0.

      \(6{x^2} - 5x + 7 = \frac{{6{x^2} - 5x + 7}}{1}\) là phân thức đại số.

      Câu 2 :

      Điều kiện xác định của phân thức \(\frac{{3x - 5}}{{2x + 1}}\) là:

      • A.
        \(x \ne \frac{{ - 1}}{2}\).
      • B.
        \(x \ne \frac{1}{2}\).
      • C.
        \(x \ne 0\).
      • D.
        \(x \ne \frac{5}{3}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Để phân thức xác định thì mẫu thức khác 0.

      Lời giải chi tiết :

      Phân thức \(\frac{{3x - 5}}{{2x + 1}}\) xác định khi \(2x + 1 \ne 0\) hay \(x \ne \frac{{ - 1}}{2}\).

      Câu 3 :

      Tính giá trị của phân thức \(A\left( x \right) = \frac{3}{{x - 1}}\) với \(x \ne 1\) tại x = 2

      • A.
        \(\frac{1}{3}\).
      • B.
        \( - 3\).
      • C.
        \(\frac{{ - 1}}{3}\).
      • D.
        \(3\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Kiểm tra giá trị của x.

      Thay giá trị của x vào phân thức để tính giá trị của A.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(x = 2 \ne 1\) thỏa mãn điều kiện xác định của A.

      Thay x = 2 vào A, ta được:

      \(A\left( 2 \right) = \frac{3}{{2 - 1}} = 3\).

      Câu 4 :

      Thực hiện phép tính sau: \(\frac{{2x - 3}}{7} + \frac{{5x + 3}}{7}\), ta được kết quả là:

      • A.
        \(x\).
      • B.
        \(\frac{{ - 3x}}{7}\).
      • C.
        \(\frac{x}{7}\).
      • D.
        \(\frac{{3x}}{7}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Để cộng hai phân thức cùng mẫu, ta cộng tử thức với nhau và giữ nguyên mẫu thức.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\frac{{2x - 3}}{7} + \frac{{5x + 3}}{7} = \frac{{2x - 3 + 5x + 3}}{7} = \frac{{7x}}{7} = x\)

      Câu 5 :

      Kết quả phép tính \(\frac{{8x}}{{15{y^3}}}:\left( { - \frac{{4{x^2}}}{{3{y^2}}}} \right)\) là

      • A.
        \(\frac{{ - 1}}{{10xy}}\).
      • B.
        \(\frac{{ - 2}}{{5x{y^2}}}\).
      • C.
        \(\frac{{ - 2}}{{5xy}}\).
      • D.
        \(\frac{2}{{5xy}}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc chia hai phân thức.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\frac{{8x}}{{15{y^3}}}:\left( { - \frac{{4{x^2}}}{{3{y^2}}}} \right)\)\( = \frac{{8x}}{{15{y^3}}}.\frac{{ - 3{y^2}}}{{4{x^2}}}\)\( = \frac{{2.4.\left( { - 3} \right)x{y^2}}}{{3.5.4{x^2}{y^3}}}\)\( = \frac{{ - 2}}{{5xy}}\).

      Câu 6 :

      Cho hình vẽ sau, biết \(DE//BC\), số đo \(\widehat {AED}\) là:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức 1 1

      • A.
        \({80^0}\).
      • B.
        \({60^0}\).
      • C.
        \({50^0}\).
      • D.
        \({40^0}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào định lí hai tam giác đồng dạng.

      Định lí tổng ba góc trong một tam giác bằng \({180^0}\).

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: DE // BC nên $\Delta ADE\backsim \Delta ABC$ (định lí hai tam giác đồng dạng)

      \( \Rightarrow \widehat D = \widehat B = {80^0}\), \(\widehat E = \widehat C\)\( = {180^0} - \widehat A - \widehat B\)\( = {180^0} - {60^0} - {80^0}\)\( = {40^0}\)

      Câu 7 :

      Đâu là độ dài 3 cạnh của một tam giác vuông:

      • A.
        4cm, 7cm, 6cm.
      • B.
        6cm, 10cm, 8cm.
      • C.
        20cm, 12cm, 25cm.
      • D.
        6cm, 11cm, 9cm.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Áp dụng định lí Pythagore đảo trong tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \({4^2} + {6^2} = 52 \ne 49 = {7^2}\) nên tam giác này không phải là tam giác vuông.

      \({6^2} + {8^2} = 100 = {10^2}\) nên tam giác này là tam giác vuông.

      \({12^2} + {20^2} = 544 \ne 625 = {25^2}\) nên tam giác này không phải là tam giác vuông.

      \({6^2} + {9^2} = 117 \ne 121 = {11^2}\) nên tam giác này không phải là tam giác vuông.

      Câu 8 :

      Một người cao 1,5 mét có bóng trên mặt đất dài 2,1 mét. Cùng lúc ấy, một cái cây gần đó có bóng trên mặt đất dài 4,2 mét. Tính chiều cao của cây.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức 1 2

      • A.
        \(AB = 3m\).
      • B.
        \(AB = 0,75m\).
      • C.
        \(AB = 2,4m\).
      • D.
        \(AB = 2,25m\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông.

      Lời giải chi tiết :

      Vì cùng thời điểm nên ta có \(\widehat F = \widehat C\).

      Xét \(\Delta DEF\) và \(\Delta ABC\) có:

      \(\widehat D = \widehat A\left( { = {{90}^0}} \right)\)

      \(\widehat F = \widehat C\)

      nên $\Delta DEF\backsim \Delta ABC\left( g.g \right)$

      suy ra \(\frac{{DE}}{{AB}} = \frac{{DF}}{{AC}}\)

      \(\frac{{1,5}}{{2,1}} = \frac{{AB}}{{4,2}} \)

      Do đó \(AB = 4,2.\frac{{1,5}}{{2,1}} = 3\left( m \right)\).

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Cho \(A = \left( {\frac{1}{{x - 1}} - \frac{1}{{x + 1}}} \right).\frac{{3x - 3}}{2}\) với \(x \ne \pm 1\).

      a) Rút gọn biểu thức A.

      b) Tính giá trị của biểu thức A tại x = 2.

      c) Với giá trị nguyên nào của x thì A nhận giá trị nguyên.

      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng các phép tính với phân thức để rút gọn A.

      b) Kiểm tra điều kiện của x. Thay x = 2 vào A để tính A.

      c) Để A nhận giá trị nguyên thì tử thức chia hết cho mẫu thức. Từ đó tìm giá trị của x.

      Lời giải chi tiết :

      a) Với \(x \ne \pm 1\), ta có:

      \(\begin{array}{l}A = \left( {\frac{1}{{x - 1}} - \frac{1}{{x + 1}}} \right).\frac{{3x - 3}}{2}\\ = \frac{{\left( {x + 1} \right) - \left( {x - 1} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}.\frac{{3\left( {x - 1} \right)}}{2}\\ = \frac{{x + 1 - x + 1}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}.\frac{{3\left( {x - 1} \right)}}{2}\\ = \frac{2}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}.\frac{{3\left( {x - 1} \right)}}{2}\\ = \frac{3}{{x + 1}}\end{array}\)

      b) Ta có: \(x = 2\) (tmđk) nên thay \(x = 2\) vào biểu thức A, ta được:

      \(A = \frac{3}{{2 + 1}} = \frac{3}{3} = 1\).

      Vậy A = 1 khi x = 2.

      c) Để A nhận giá trị nguyên thì \(3 \vdots \left( {x + 1} \right)\) hay \(x + 1 \in U\left( 3 \right)\). \(U\left( 3 \right) = \left\{ { \pm 1; \pm 3} \right\}\). Ta có bảng giá trị sau:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức 1 3

      Vậy \(x \in \left\{ { - 4; - 2;0;2} \right\}\) thì biểu thức A nhận giá trị nguyên.

      Câu 2 :

      Một ca nô xuôi dòng từ bến A đến bến B dài 45 km. Khi ngược dòng từ bến B về bến A, ca nô gặp một ca nô khác tại vị trí C cách bến A 27 km. Biết vận tốc dòng nước là 3km/h. Gọi x (km/h) là tốc độ của ca nô ( x > 3).

      a) Viết phân thức biểu thị theo x thời gian ca nô đi từ bến A đến bến B.

      b) Viết phân thức biểu thị theo x thời gian ca nô đi từ bến B đến vị trí C.

      c) Viết phân thức biểu thị theo x tổng thời gian ca nô đi từ bến A đến bến B và từ bến B đến vị trí C.

      Tính tổng thời gian ca nô đi từ bến A đến bến B và từ bến B đến vị trí C nếu vận tốc của ca nô là 12km/h.

      Phương pháp giải :

      a,b Thời gian ca nô đi = quãng đường : vận tốc.

      Vận tốc xuôi dòng = vận tốc thực + vận tốc dòng nước.

      Vận tốc ngược dòng = vận tốc thực – vận tốc dòng nước.

      c) Thời gian ca nô đi từ bến A đến bến B và từ bến B đến vị trí C = tổng thời gian đi hai đoạn đó.

      Kiểm tra điều kiện của x, thỏa mãn thì thay vận tốc bằng 12 vào phân thức.

      Lời giải chi tiết :

      a) Vì vận tốc của ca nô là x nên vận tốc xuôi dòng của ca nô là x + 3 (km/h)

      Vận tốc ngược dòng của ca nô là x -3 (km/h)

      Vì ca nô xuôi dòng từ bến A đến bến B nên phân thức biểu thị theo x thời gian ca nô đi từ bến A đến bến B là: \(\frac{{45}}{{x + 3}}\).

      b) Vì ca nô ngược dòng từ bến B đến vị trí A nên phân thức biểu thị theo x thời gian ca nô đi từ bến B đến vị trí A là: \(\frac{{45 - 27}}{{x - 3}} = \frac{{18}}{{x - 3}}\).

      c) Phân thức biểu thị theo x tổng thời gian ca nô đi từ bến A đến bến B và từ bến B đến vị trí C là: \(\frac{{45}}{{x + 3}} + \frac{{18}}{{x - 3}}\).

      Vì x > 3 nên x = 12 thỏa mãn điều kiện.

      Nếu vận tốc của ca nô là 12km/h thì thời gian ca nô đi từ bến A đến bến B và từ bến B đến vị trí C là:

      \(\frac{{45}}{{12 + 3}} + \frac{{18}}{{12 - 3}} = 5\left( h \right)\)Vậy nếu vận tốc của ca nô là 12km/h thì thời gian ca nô đi từ bến A đến bến B và từ bến B đến vị trí C là 5h.

      Câu 3 :

      Hai cây B và C được trồng dọc trên đường, cách nhau 18m và cách đều cột đèn D. Ngôi trường A cách cột đèn D 12m theo hướng vuông góc với đường (xem hình vẽ). Tính khoảng cách từ mỗi cây đến ngôi trường.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức 1 4

      Phương pháp giải :

      Chứng minh \(\Delta ABD = \Delta ACD\) suy ra AB = AC.

      Áp dụng định lí Pythagore để tính khoảng cách.

      Lời giải chi tiết :

      Vì hai cây B và C được trồng cách đều cột đèn D nên BD = CD = \(\frac{1}{2}\)BC = \(\frac{1}{2}\).18 = 9(m)

      Vì ngôi trường A cách cột đèn D 12m theo hướng vuông góc nên \(\widehat {ADC} = {90^o}\).

      Xét \(\Delta ABD\) và \(\Delta ACD\) có:

      \(AD\) chung

      \(\widehat {ADB} = \widehat {ADC} = \left( {{{90}^0}} \right)\)

      BD = DC (cmt)

      \( \Rightarrow \Delta ABD = \Delta ACD\) (hai cạnh góc vuông)

      \( \Rightarrow AB = AC\)

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác vuông ADC, ta có:

      \(\begin{array}{l}A{C^2} = A{D^2} + D{C^2} = {12^2} + {9^2} = 225\\ \Rightarrow AC = \sqrt {225} = 15\left( m \right)\end{array}\)

      Vậy khoảng cách từ mỗi cây đến ngôi trường là 15m.

      Câu 4 :

      Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC). Kẻ đường cao AH (H thuộc BC).

      a) Chứng minh $\Delta ABH\backsim \Delta CBA$, suy ra \(A{B^2} = BH.BC\).

      b) Vẽ \(HE \bot AB\) tại E, \(HF \bot AC\) tại F. Chứng minh \(AB.AE = AC.AF\).

      c) Chứng minh $\Delta AEF\backsim \Delta ACB$.

      d) Qua A vẽ đường thẳng song song với BC cắt đường thẳng HF tại I. Vẽ \(IN \bot BC\) tại N. Chứng minh $\Delta HFN\backsim \Delta HCI$.

      Phương pháp giải :

      a) $\Delta ABH\backsim \Delta CBA$ (g.g) suy ra tỉ số các cạnh tương ứng của hai tam giác.

      b) Chứng minh \(AB.AE = AC.AF = A{H^2}\) thông qua chứng minh $\Delta AHE\backsim \Delta ABH$, $\Delta AHF\backsim \Delta ACH$.

      c) Dựa vào b ta có tỉ số bằng nhau. Chứng minh $\Delta AEF\backsim \Delta ACB$ (c.g.c)

      d) Chứng minh $\Delta HNI\backsim \Delta HFC\Rightarrow \frac{HN}{HI}=\frac{HF}{HC}$ suy ra $\Delta HFN\backsim \Delta HCI$.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức 1 5

      a) Xét \(\Delta ABH\) và \(\Delta CBA\) có:

      \(\widehat B\) chung

      \(\widehat H = \widehat A = \left( {{{90}^0}} \right)\)

      $\Rightarrow \Delta ABH\backsim \Delta CBA\left( g.g \right)$ (đpcm)

      \( \Rightarrow \frac{{AB}}{{BH}} = \frac{{BC}}{{AB}} \Rightarrow A{B^2} = BH.BC\) (đpcm)

      b) Xét \(\Delta AHE\) và \(\Delta ABH\) có:

      \(\widehat A\) chung

      \(\widehat E = \widehat H\left( { = {{90}^0}} \right)\)

      $\Rightarrow \Delta AHE\backsim \Delta ABH\left( g.g \right)$

      \( \Rightarrow \frac{{AE}}{{AH}} = \frac{{AH}}{{AB}} \Rightarrow AE.AB = A{H^2}\) (1)

      Xét \(\Delta AHF\) và \(\Delta ACH\) có:

      \(\widehat A\) chung

      \(\widehat F = \widehat H\left( { = {{90}^0}} \right)\)

      $\Delta AHF\backsim \Delta ACH\left( g.g \right)$

      \( \Rightarrow \frac{{AF}}{{AH}} = \frac{{AH}}{{AC}} \Rightarrow AF.AC = A{H^2}\) (2)

      Từ (1) và (2) suy ra AE.AB = AF.AC (đpcm)

      c) Theo ý b, ta có \(AE.AB = AF.AC \Rightarrow \frac{{AE}}{{AF}} = \frac{{AC}}{{AB}}\).

      Xét \(\Delta AEF\) và \(\Delta ACB\) có:

      \(\widehat A\) chung

      \(\frac{{AE}}{{AF}} = \frac{{AC}}{{AB}}\) (cmt)

      $\Rightarrow \Delta AEF\backsim \Delta ACB$ (c.g.c) (đpcm)

      d) Xét \(\Delta HNI\) và \(\Delta HFC\) có:

      \(\widehat H\) chung

      \(\widehat N = \widehat F = \left( {{{90}^0}} \right)\)

      $\Rightarrow \Delta HNI\backsim \Delta HFC\left( g.g \right)$

      \( \Rightarrow \frac{{HN}}{{HI}} = \frac{{HF}}{{HC}}\)

      Xét \(\Delta HFN\) và \(\Delta HCI\) có:

      \(\widehat H\) chung

      \(\frac{{HN}}{{HI}} = \frac{{HF}}{{HC}}\) (cmt)

      $\Rightarrow \Delta HFN\backsim \Delta HCI\left( c.g.c \right)$ (đpcm)

      Câu 5 :

      Cho \(\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c} = \frac{1}{{a + b + c}}\). Chứng minh rằng:

      \(\frac{1}{{{a^{2023}}}} + \frac{1}{{{b^{2023}}}} + \frac{1}{{{c^{2023}}}} = \frac{1}{{{a^{2023}} + {b^{2023}} + {c^{2023}}}}\).

      Phương pháp giải :

      Từ \(\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c} = \frac{1}{{a + b + c}}\), sử dụng quy tắc tính với phân thức, đa thức để rút gọn tìm ra a, b, c.

      Lời giải chi tiết :

      Theo đề bài ta có:

      \(\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c} = \frac{1}{{a + b + c}}\)

      \(\begin{array}{l}\frac{{bc + ac + ab}}{{abc}} = \frac{1}{{a + b + c}}\\\left( {bc + ac + ab} \right)\left( {a + b + c} \right) = abc\\bc\left( {a + b} \right) + b{c^2} + ac\left( {a + b} \right) + a{c^2} + ab\left( {a + b} \right) + abc - abc = 0\\bc\left( {a + b} \right) + ac\left( {a + b} \right) + ab\left( {a + b} \right) + \left( {b{c^2} + a{c^2}} \right) = 0\\bc\left( {a + b} \right) + ac\left( {a + b} \right) + ab\left( {a + b} \right) + {c^2}\left( {a + b} \right) = 0\\\left( {bc + ac + ab + {c^2}} \right)\left( {a + b} \right) = 0\\\left[ {\left( {bc + ab} \right) + \left( {ac + {c^2}} \right)} \right]\left( {a + b} \right) = 0\\\left[ {b\left( {a + c} \right) + c\left( {a + c} \right)} \right]\left( {a + b} \right) = 0\\\left( {b + c} \right)\left( {a + c} \right)\left( {a + b} \right) = 0\\ \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}b + c = 0\\a + c = 0\\a + b = 0\end{array} \right.\\ \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}b = - c\\a = - c\\a = - b\end{array} \right.\end{array}\)

      Trường hợp 1. Với \(b = - c\), ta có:

      \(\begin{array}{l}VT = \frac{1}{{{a^{2023}}}} + \frac{1}{{{b^{2023}}}} + \frac{1}{{{c^{2023}}}}\\ = \frac{1}{{{a^{2023}}}} + \frac{1}{{{{\left( { - c} \right)}^{2023}}}} + \frac{1}{{{c^{2023}}}}\\ = \frac{1}{{{a^{2023}}}} - \frac{1}{{{c^{2023}}}} + \frac{1}{{{c^{2023}}}}\\ = \frac{1}{{{a^{2023}}}}\end{array}\)

      \(\begin{array}{l}VP = \frac{1}{{{a^{2023}} + {b^{2023}} + {c^{2023}}}}\\ = \frac{1}{{{a^{2023}} + {{\left( { - c} \right)}^{2023}} + {c^{2023}}}}\\ = \frac{1}{{{a^{2023}} - {c^{2023}} + {c^{2023}}}}\\ = \frac{1}{{{a^{2023}}}}\end{array}\)

      \( \Rightarrow VT = VP\) hay \(\frac{1}{{{a^{2023}}}} + \frac{1}{{{b^{2023}}}} + \frac{1}{{{c^{2023}}}} = \frac{1}{{{a^{2023}} + {b^{2023}} + {c^{2023}}}}\)

      Học sinh tự chứng minh tương tự cho trường hợp \(a = - c\)\(a = - b\).

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức trong chuyên mục vở bài tập toán 8 trên nền tảng toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập lý thuyết toán thcs này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 8 cho học sinh, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức: Tổng quan và Hướng dẫn Giải chi tiết

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 chương trình Kết nối tri thức là một công cụ quan trọng giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc đề thi, các dạng bài tập thường gặp, và hướng dẫn giải chi tiết từng câu hỏi, giúp học sinh tự tin đối mặt với kỳ thi.

      Cấu trúc đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 thường bao gồm các phần sau:

      • Phần trắc nghiệm: Thường chiếm khoảng 30-40% tổng số điểm, tập trung vào các kiến thức cơ bản và khả năng vận dụng nhanh.
      • Phần tự luận: Chiếm khoảng 60-70% tổng số điểm, yêu cầu học sinh trình bày chi tiết lời giải và chứng minh các kết quả.

      Các chủ đề thường xuất hiện trong đề thi bao gồm:

      • Đa thức: Các phép toán đa thức, phân tích đa thức thành nhân tử.
      • Phân thức đại số: Các phép toán phân thức, rút gọn phân thức.
      • Phương trình bậc nhất một ẩn: Giải phương trình, ứng dụng phương trình vào giải bài toán.
      • Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn: Giải hệ phương trình, ứng dụng hệ phương trình vào giải bài toán.
      • Bất phương trình bậc nhất một ẩn: Giải bất phương trình, ứng dụng bất phương trình vào giải bài toán.
      • Hình học: Các kiến thức về tứ giác, hình thang cân, hình bình hành, tam giác đồng dạng.

      Các dạng bài tập thường gặp trong đề thi

      Dưới đây là một số dạng bài tập thường gặp trong đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2:

      1. Bài tập về đa thức: Tính giá trị của đa thức, thu gọn đa thức, phân tích đa thức thành nhân tử.
      2. Bài tập về phân thức: Rút gọn phân thức, quy đồng mẫu số, thực hiện các phép toán trên phân thức.
      3. Bài tập về phương trình: Giải phương trình bậc nhất một ẩn, giải phương trình chứa tham số.
      4. Bài tập về hệ phương trình: Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế, phương pháp cộng đại số.
      5. Bài tập về bất phương trình: Giải bất phương trình bậc nhất một ẩn, biểu diễn tập nghiệm trên trục số.
      6. Bài tập về hình học: Chứng minh các tính chất của tứ giác, hình thang cân, hình bình hành, tam giác đồng dạng.

      Hướng dẫn giải chi tiết một số bài tập mẫu

      Ví dụ 1: Giải phương trình 2x + 3 = 7

      Lời giải:

      2x + 3 = 7

      2x = 7 - 3

      2x = 4

      x = 2

      Ví dụ 2: Phân tích đa thức x2 - 4 thành nhân tử

      Lời giải:

      x2 - 4 = (x - 2)(x + 2)

      Lời khuyên để đạt kết quả tốt trong kỳ thi

      • Nắm vững kiến thức cơ bản: Hiểu rõ các định nghĩa, định lý, và công thức trong chương trình học.
      • Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng và làm quen với các dạng bài tập.
      • Ôn tập theo cấu trúc đề thi: Luyện tập với các đề thi thử để làm quen với cấu trúc đề thi và phân bổ thời gian hợp lý.
      • Kiểm tra lại bài làm: Sau khi làm xong bài thi, hãy kiểm tra lại bài làm để phát hiện và sửa chữa các lỗi sai.

      Kết luận

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức là một cơ hội để học sinh thể hiện kiến thức và kỹ năng đã học. Bằng cách nắm vững kiến thức, luyện tập thường xuyên, và áp dụng các lời khuyên trên, học sinh có thể tự tin đối mặt với kỳ thi và đạt kết quả tốt nhất.

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8