1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Kết nối tri thức

Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Kết nối tri thức

Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Kết nối tri thức

montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Kết nối tri thức, một công cụ hữu ích giúp các em học sinh ôn luyện và đánh giá năng lực bản thân trước kỳ thi quan trọng.

Đề thi được biên soạn bám sát chương trình học Toán 8 Kết nối tri thức, bao gồm các dạng bài tập thường gặp và có độ khó phù hợp. Đi kèm với đề thi là đáp án chi tiết, giúp các em tự kiểm tra và rút kinh nghiệm.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Khoanh tròn trước câu trả lời đúng.
    Câu 1 :

    Biểu thức nào sau đây không phải là phân thức đại số?

    • A.
      \(2{y^2} - 3\).
    • B.
      \(x + 1\).
    • C.
      \(\frac{{5 - x}}{{x + 1}}\) (với \({\rm{x}} \ne {\rm{ - 1}}\)).
    • D.
      \(\frac{{x - 3}}{0}\).
    Câu 2 :

    Với điều kiện nào của x thì phân thức \(\frac{{x + 2}}{{3 - x}}\) xác định

    • A.
      \(x \le 2\).
    • B.
      \(x \ne 3\).
    • C.
      \(x \ge - 2\).
    • D.
      \(x = 3\).
    Câu 3 :

    Rút gọn phân thức \(\frac{{{x^2} - {y^2}}}{{{{\left( {x + y} \right)}^2}}}\) được kết quả bằng

    • A.
      \(\frac{{x - y}}{{x + y}}\).
    • B.
      \(\frac{{x + y}}{{x - y}}\).
    • C.
      \(x + y\).
    • D.
      \(x - y\).
    Câu 4 :

    Thực hiện phép tính \(\frac{{x - 1}}{{x - y}} + \frac{{1 - y}}{{y - x}}\) ta được kết quả là

    • A.
      \(0\).
    • B.
      \(\frac{{x - y + 2}}{{x - y}}\).
    • C.
      \(\frac{{x + y - 2}}{{x - y}}\).
    • D.
      \(1\).
    Câu 5 :

    Kết quả phép tính \(\frac{{5x + 2}}{{3x{y^2}}}:\frac{{10x + 4}}{{{x^2}y}}\) là

    • A.
      \(\frac{{6y}}{{{x^2}}}\).
    • B.
      \(\frac{{{x^2}}}{{6y}}\).
    • C.
      \(\frac{{6y}}{x}\).
    • D.
      \(\frac{x}{{6y}}\).
    Câu 6 :

    Cho \(\Delta ABC\) có \(\widehat A = {60^0},AB = 4cm,AC = 6cm\); \(\Delta MNP\) có \(\widehat N = {60^0},MN = 3cm,NP = 2cm\). Cách viết nào sau đây đúng?

    • A.
      $\Delta ABC\backsim \Delta MNP$.
    • B.
      $\Delta ABC\backsim \Delta NMP$.
    • C.
      $\Delta BAC\backsim \Delta PNM$.
    • D.
      $\Delta BAC\backsim \Delta MNP$.
    Câu 7 :

    Cho hình thang ABCD (AB // CD), hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại I. Biết AB = 16cm, CD = 40 cm. Khi đó $\Delta AIB\backsim \Delta CID$ với tỉ số là:

    • A.
      \(k = \frac{2}{3}\).
    • B.
      \(k = \frac{3}{2}\).
    • C.
      \(k = \frac{2}{5}\).
    • D.
      \(k = \frac{5}{2}\).
    Câu 8 :

    Tính chiều cao của bức tường hình bên biết chiều cao của thang là 4m và chân thang cách tường là 1m.

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Kết nối tri thức 0 1

    • A.
      \(3m\).
    • B.
      \(\sqrt {15} m\).
    • C.
      \(\sqrt {17} m\).
    • D.
      \(15m\).
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Cho biểu thức \(A = \left( {\frac{1}{{x - 2}} - \frac{{2x}}{{4 - {x^2}}} + \frac{1}{{2 + x}}} \right).\left( {\frac{2}{x} - 1} \right)\)

    a) Rút gọn A.

    b) Tính giá trị của biểu thức A tại x thỏa mãn: \({x^2} + 3x = 0\).

    c) Tìm x để \(A = \frac{1}{2}\).

    d) Tìm x nguyên để A nguyên dương.

    Câu 2 :

    Một tổ sản xuất phải làm 600 sản phẩm trong một thời gian quy định. Do tăng năng suất lao động, mỗi ngày tổ sản xuất đó làm được nhiều hơn kế hoạch 10 sản phẩm. Gọi x (sản phẩm) là số sản phẩm mà tổ sản xuất phải làm trong mỗi ngày theo kế hoạch (\(x \in \mathbb{N}*;x < 600\)).

    a) Viết biểu thức biểu thị theo x thời gian tổ sản xuất hoàn thành công việc trước kế hoạch.

    b) Giả sử mỗi ngày họ dự định làm 40 sản phẩm. Hãy tính thời gian tổ hoàn thành công việc trước kế hoạch.

    Câu 3 :

    Người ta tiến hành đo đạc các yếu tố cần thiết để tính chiều rộng của một khúc sông mà không cần phải sang bờ bên kia sông (hình vẽ bên). Biết \(BB' = 20\)m, \(BC = 30\)m và \(B'C' = 40\)m. Tính độ rộng \(x\) của khúc sông.

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Kết nối tri thức 0 2

    Câu 4 :

    Cho \(\Delta ABC\) có AB = 18cm, AC = 24cm, BC = 30cm. Gọi M là trung điểm của BC. Qua M kẻ đường thẳng vuông góc với BC cắt AC, AB lần lượt tại D, E.

    a) Chứng minh rằng $\Delta ABC\backsim \Delta MDC$.

    b) Tính độ dài các cạnh của \(\Delta MDC\).

    c) Tính độ dài BE, EC.

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Khoanh tròn trước câu trả lời đúng.
      Câu 1 :

      Biểu thức nào sau đây không phải là phân thức đại số?

      • A.
        \(2{y^2} - 3\).
      • B.
        \(x + 1\).
      • C.
        \(\frac{{5 - x}}{{x + 1}}\) (với \({\rm{x}} \ne {\rm{ - 1}}\)).
      • D.
        \(\frac{{x - 3}}{0}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Phân thức đại số là biểu thức có dạng \(\frac{A}{B}\), trong đó A, B là những đa thức và B khác đa thức 0.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(2{y^2} - 3 = \frac{{2{y^2} - 3}}{1}\), \(x + 1 = \frac{{x + 1}}{1}\) nên \(2{y^2} - 3,x + 1\) là phân thức đại số. A, B đúng.

      \(\frac{{5 - x}}{{x + 1}}\) (với \(x \ne - 1\)) là phân thức đại số vì \(5 - x,x + 1\) là đa thức và \(x \ne - 1 \Rightarrow x - 1 \ne 0\). C đúng.

      \(\frac{{x - 3}}{0}\) không phải phân thức đại số vì mẫu thức phải là một đa thức khác 0. D sai.

      Câu 2 :

      Với điều kiện nào của x thì phân thức \(\frac{{x + 2}}{{3 - x}}\) xác định

      • A.
        \(x \le 2\).
      • B.
        \(x \ne 3\).
      • C.
        \(x \ge - 2\).
      • D.
        \(x = 3\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Để phân thức xác định thì mẫu thức khác 0.

      Lời giải chi tiết :

      Phân thức \(\frac{{x + 2}}{{3 - x}}\) xác định khi \(3 - x \ne 0\) hay \(x \ne 3\).

      Câu 3 :

      Rút gọn phân thức \(\frac{{{x^2} - {y^2}}}{{{{\left( {x + y} \right)}^2}}}\) được kết quả bằng

      • A.
        \(\frac{{x - y}}{{x + y}}\).
      • B.
        \(\frac{{x + y}}{{x - y}}\).
      • C.
        \(x + y\).
      • D.
        \(x - y\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Thực hiện rút gọn phân thức theo 2 bước:

      + Bước 1: Phân tích tử và mẫu thành nhân tử (nếu cần).

      + Bước 2: Tìm nhân tử chung của tử và mẫu rồi chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung đó.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\frac{{{x^2} - {y^2}}}{{{{\left( {x + y} \right)}^2}}} = \frac{{\left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right)}}{{{{\left( {x + y} \right)}^2}}} = \frac{{x - y}}{{x + y}}\).

      Câu 4 :

      Thực hiện phép tính \(\frac{{x - 1}}{{x - y}} + \frac{{1 - y}}{{y - x}}\) ta được kết quả là

      • A.
        \(0\).
      • B.
        \(\frac{{x - y + 2}}{{x - y}}\).
      • C.
        \(\frac{{x + y - 2}}{{x - y}}\).
      • D.
        \(1\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Đưa hai phân thức về cùng mẫu để cộng hai phân thức.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\frac{{x - 1}}{{x - y}} + \frac{{1 - y}}{{y - x}}\) \( = \frac{{x - 1}}{{x - y}} + \frac{{y - 1}}{{x - y}}\) \( = \frac{{x - 1 + y - 1}}{{x - y}}\) \( = \frac{{x + y - 2}}{{x - y}}\).

      Câu 5 :

      Kết quả phép tính \(\frac{{5x + 2}}{{3x{y^2}}}:\frac{{10x + 4}}{{{x^2}y}}\) là

      • A.
        \(\frac{{6y}}{{{x^2}}}\).
      • B.
        \(\frac{{{x^2}}}{{6y}}\).
      • C.
        \(\frac{{6y}}{x}\).
      • D.
        \(\frac{x}{{6y}}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc chia hai phân thức.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\frac{{5x + 2}}{{3x{y^2}}}:\frac{{10x + 4}}{{{x^2}y}}\)\( = \frac{{5x + 2}}{{3x{y^2}}}.\frac{{{x^2}y}}{{10x + 4}}\)\( = \frac{{\left( {5x + 2} \right).{x^2}y}}{{3x{y^2}.\left( {10x + 4} \right)}}\)\( = \frac{{\left( {5x + 2} \right){x^2}y}}{{3x{y^2}.2\left( {5x + 2} \right)}}\)\( = \frac{x}{{6y}}\).

      Câu 6 :

      Cho \(\Delta ABC\) có \(\widehat A = {60^0},AB = 4cm,AC = 6cm\); \(\Delta MNP\) có \(\widehat N = {60^0},MN = 3cm,NP = 2cm\). Cách viết nào sau đây đúng?

      • A.
        $\Delta ABC\backsim \Delta MNP$.
      • B.
        $\Delta ABC\backsim \Delta NMP$.
      • C.
        $\Delta BAC\backsim \Delta PNM$.
      • D.
        $\Delta BAC\backsim \Delta MNP$.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào các trường hợp đồng dạng của hai tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Kết nối tri thức 1 1

      Xét tam giác ABC và tam giác NPM có:

      \(\widehat A = \widehat N\left( { = {{60}^0}} \right)\)

      \(\frac{{AB}}{{NP}} = \frac{{AC}}{{NM}}\left( {\frac{4}{2} = \frac{6}{3} = 2} \right)\)

      $\Rightarrow \Delta ABC\backsim \Delta NPM\left( c.g.c \right)$.

      Các góc tương ứng bằng nhau là: \(\widehat A = \widehat N;\widehat B = \widehat P;\widehat C = \widehat M\).

      \( \Rightarrow \) Cách viết đúng là: $\Delta BAC\backsim \Delta PNM$.

      Câu 7 :

      Cho hình thang ABCD (AB // CD), hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại I. Biết AB = 16cm, CD = 40 cm. Khi đó $\Delta AIB\backsim \Delta CID$ với tỉ số là:

      • A.
        \(k = \frac{2}{3}\).
      • B.
        \(k = \frac{3}{2}\).
      • C.
        \(k = \frac{2}{5}\).
      • D.
        \(k = \frac{5}{2}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Chứng minh, tính tỉ số của cặp cạnh tương ứng trong hai tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Xét \(\Delta AIB\) và \(\Delta CID\) có:

      \(\widehat {BAI} = \widehat {ICD}\) (hai góc so le trong)

      \(\widehat {AIB} = \widehat {CID}\) (hai góc đối đỉnh)

      $\Rightarrow \Delta AIB\backsim \Delta CID\left( g.g \right)$

      \( \Rightarrow \) Tỉ số k của \(\Delta AIB\) và \(\Delta CID\) là: \(k = \frac{{AB}}{{CD}} = \frac{{16}}{{40}} = \frac{2}{5}\).

      Câu 8 :

      Tính chiều cao của bức tường hình bên biết chiều cao của thang là 4m và chân thang cách tường là 1m.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Kết nối tri thức 1 2

      • A.
        \(3m\).
      • B.
        \(\sqrt {15} m\).
      • C.
        \(\sqrt {17} m\).
      • D.
        \(15m\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Áp dụng định lí Pythagore để tính chiều cao của thang.

      Lời giải chi tiết :

      Áp dụng định lí Pythagore trong tam giác vuông, ta có chiều cao của thang là:

      \(\sqrt {{4^2} - {1^2}} = \sqrt {15} \)(m)

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Cho biểu thức \(A = \left( {\frac{1}{{x - 2}} - \frac{{2x}}{{4 - {x^2}}} + \frac{1}{{2 + x}}} \right).\left( {\frac{2}{x} - 1} \right)\)

      a) Rút gọn A.

      b) Tính giá trị của biểu thức A tại x thỏa mãn: \({x^2} + 3x = 0\).

      c) Tìm x để \(A = \frac{1}{2}\).

      d) Tìm x nguyên để A nguyên dương.

      Phương pháp giải :

      a) Tìm điều kiện để các phân thức xác định. Sử dụng các quy tắc tính với phân thức đại số để rút gọn A.

      b) Tìm x thỏa mãn \({x^2} + 3x = 0\). Thay x vừa tìm được để tính giá trị của A.

      c) Thay \(A = \frac{1}{2}\) để tìm x.

      d) Để A nguyên dương thì tử thức phải chia hết cho mẫu thức, tử thức và mẫu thức phải cùng dấu.

      Lời giải chi tiết :

      a) ĐKXĐ: \(\left\{ \begin{array}{l}x - 2 \ne 0\\4 - {x^2} \ne 0\\2 + x \ne 0\\x \ne 0\end{array} \right. \) suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}x \ne 2\\x \ne - 2\\x \ne 0\end{array} \right.\)

      Ta có: \(A = \left( {\frac{1}{{x - 2}} - \frac{{2x}}{{4 - {x^2}}} + \frac{1}{{2 + x}}} \right).\left( {\frac{2}{x} - 1} \right)\)

      \(\begin{array}{l} = \left( {\frac{1}{{x - 2}} + \frac{{2x}}{{{x^2} - 4}} + \frac{1}{{x + 2}}} \right).\left( {\frac{{2 - x}}{x}} \right)\\ = \left( {\frac{{x + 2}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}} + \frac{{2x}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}} + \frac{{x - 2}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}}} \right).\left( {\frac{{2 - x}}{x}} \right)\\ = \frac{{x + 2 + 2x + x - 2}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}}.\frac{{2 - x}}{x}\\ = \frac{{4x}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}}.\frac{{2 - x}}{x}\\ = \frac{{ - 4}}{{x + 2}}\end{array}\)

      Vậy \(A = \frac{{ - 4}}{{x + 2}}\).

      b) Ta có: \({x^2} + 3x = 0\)

      \(\begin{array}{l}x\left( {x + 3} \right) = 0\\\left[ \begin{array}{l}x = 0\,\left( L \right)\\x = - 3\,\left( {TM} \right)\end{array} \right.\end{array}\)

      Thay \(x = - 3\) vào A, ta được:

      \(A = \frac{{ - 4}}{{ - 3 + 2}} = \frac{{ - 4}}{{ - 1}} = 4\)

      Vậy \(A = 4\) tại x thỏa mãn: \({x^2} + 3x = 0\).

      c) Để \(A = \frac{1}{2}\) thì \(\frac{{ - 4}}{{x + 2}} = \frac{1}{2}\)

      \(\begin{array}{l} \Rightarrow - 4.2 = x + 2\\x + 2 = - 8\\x = - 10\end{array}\)

      Vậy \(x = - 10\) thì \(A = \frac{1}{2}\).

      d) Để A nguyên dương thì \(\frac{{ - 4}}{{x + 2}}\) nguyên dương suy ra \(- 4 \vdots \left( {x + 2} \right)\) và \(x + 2 < 0\) hay \(\left( {x + 2} \right) \in \) Ước nguyên âm của -4.

      Mà ước âm của -4 là: \(\left\{ { - 1; - 2; - 4} \right\}\)

      Ta có bảng giá trị sau:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Kết nối tri thức 1 3

      Vậy các giá trị của x để A nguyên dương là: \(x \in \left\{ { - 6; - 4; - 3} \right\}\).

      Câu 2 :

      Một tổ sản xuất phải làm 600 sản phẩm trong một thời gian quy định. Do tăng năng suất lao động, mỗi ngày tổ sản xuất đó làm được nhiều hơn kế hoạch 10 sản phẩm. Gọi x (sản phẩm) là số sản phẩm mà tổ sản xuất phải làm trong mỗi ngày theo kế hoạch (\(x \in \mathbb{N}*;x < 600\)).

      a) Viết biểu thức biểu thị theo x thời gian tổ sản xuất hoàn thành công việc trước kế hoạch.

      b) Giả sử mỗi ngày họ dự định làm 40 sản phẩm. Hãy tính thời gian tổ hoàn thành công việc trước kế hoạch.

      Phương pháp giải :

      a) Viết biểu thức biểu thị thời gian hoàn thành theo kế hoạch, biểu thức biểu thị thời gian hoàn thành thực tế:

      Thời gian = tổng số sản phẩm : số sản phẩm làm được trong một ngày.

      Biểu thức biểu thị thời gian tổ hoàn thành công việc trước kế hoạch = thời gian theo kế hoạch – thời gian thực tế.

      b) Thay x = 40 vào biểu thức biểu thị thời gian tổ hoàn thành công việc trước kế hoạch.

      Lời giải chi tiết :

      a) Biểu thức biểu thị theo x thời gian tổ sản xuất hoàn thành công việc theo kế hoạch là:

      \(\frac{{600}}{x}\) (ngày)

      Biểu thức biểu thị theo x thời gian tổ sản xuất hoàn thành công việc thực tế là:

      \(\frac{{600}}{{x + 10}}\) (ngày)

      Vậy biểu thức biểu thị theo x thời gian tổ sản xuất hoàn thành công việc trước kế hoạch là:

      \(\frac{{600}}{x} - \frac{{600}}{{x + 10}}\) (ngày)

      b) Vì mỗi ngày họ dự định làm 40 sản phẩm nên \(x = 40\) (sản phẩm).

      Thay \(x = 40\) vào biểu thức biểu thị theo x thời gian tổ hoàn thành công việc trước kế hoạch, ta được:

      \(\frac{{600}}{{40}} - \frac{{600}}{{40 + 10}} = 15 - 12 = 3\) (ngày).

      Vậy tổ hoàn thành công việc trước kế hoạch 3 ngày.

      Câu 3 :

      Người ta tiến hành đo đạc các yếu tố cần thiết để tính chiều rộng của một khúc sông mà không cần phải sang bờ bên kia sông (hình vẽ bên). Biết \(BB' = 20\)m, \(BC = 30\)m và \(B'C' = 40\)m. Tính độ rộng \(x\) của khúc sông.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Kết nối tri thức 1 4

      Phương pháp giải :

      Áp dụng định lí của tam giác bằng nhau, chứng minh $\Delta ABC\backsim \Delta AB'C'$.

      Từ đó suy ra tỉ số bằng nhau giữa các cặp cạnh tương ứng.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\widehat B = \widehat {B'} = {90^0} \) suy ra BC // B’C’.

      Áp dụng định lí hai tam giác đồng dạng, ta có $\Delta ABC\backsim \Delta AB'C'$.

      Do đó \(\frac{{AB}}{{AB'}} = \frac{{BC}}{{B'C'}}\)

      \(\frac{x}{{x + 20}} = \frac{{30}}{{40}} = \frac{3}{4}\)

      Suy ra \( 4x = 3\left( {x + 20} \right)\)

      \(4x = 3x + 60\\x = 60\left( m \right)\)

      Vậy độ rộng x của khúc sông là 60m.

      Câu 4 :

      Cho \(\Delta ABC\) có AB = 18cm, AC = 24cm, BC = 30cm. Gọi M là trung điểm của BC. Qua M kẻ đường thẳng vuông góc với BC cắt AC, AB lần lượt tại D, E.

      a) Chứng minh rằng $\Delta ABC\backsim \Delta MDC$.

      b) Tính độ dài các cạnh của \(\Delta MDC\).

      c) Tính độ dài BE, EC.

      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng định lí Pythagore đảo để chứng minh \(\Delta ABC\) vuông.

      Chứng minh $\Delta ABC\backsim \Delta MDC\left( g.g \right)$

      b) Vì M là trung điểm của BC nên tính được MC.

      Từ phần a có $\Delta ABC\backsim \Delta MDC$ suy ra tỉ số của các cặp cạnh tương ứng trong hai tam giác để tính MD và CD.

      c) Chứng minh $\Delta BME\backsim \Delta BAC\left( g.g \right)$, tính được BE.

      Chứng minh \(\Delta BME = \Delta CME\left( {c.g.c} \right)\) suy ra CE.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Kết nối tri thức 1 5

      a) Xét \(\Delta ABC\) có: \(A{B^2} + A{C^2} = {18^2} + {24^2} = 900 = {30^2} = B{C^2}\)

      \( \Rightarrow \Delta ABC\) vuông tại A (định lí Pythagore đảo)

      Xét \(\Delta ABC\) và \(\Delta MDC\), ta có:

      \(\widehat A = \widehat M\left( { = {{90}^0}} \right)\)

      \(\widehat C\) chung

      $\Rightarrow \Delta ABC\backsim \Delta MDC\left( g.g \right)$ (đpcm)

      b) Ta có: M là trung điểm của BC nên \(BM = CM = \frac{1}{2}BC = \frac{1}{2}.30 = 15\left( {cm} \right)\)

      Vì $\Delta ABC\backsim \Delta MDC$ nên ta có:

      \(\frac{{AB}}{{MD}} = \frac{{BC}}{{CD}} = \frac{{AC}}{{MC}}\)

      \(\frac{{18}}{{MD}} = \frac{{30}}{{CD}} = \frac{{24}}{{15}} = \frac{8}{5}\)

      \( \Rightarrow MD = 18:\frac{8}{5} = 11,25\)

      \(CD = 30:\frac{8}{5} = 18,75\)

      c) Xét \(\Delta BME\) và \(\Delta BAC\) có:

      \(\widehat M = \widehat A\left( { = {{90}^o}} \right)\)

      \(\widehat B\) chung

      $\Rightarrow \Delta BME\backsim \Delta BAC\left( g.g \right)$

      \( \Rightarrow \frac{{BE}}{{BC}} = \frac{{BM}}{{AB}}\)

      \(\frac{{BE}}{{30}} = \frac{{15}}{{18}} = \frac{5}{6} \Rightarrow BE = \frac{5}{6}.30 = 25\left( {cm} \right)\)

      Xét \(\Delta BME\) và \(\Delta CME\) có:

      BM = CM (M là trung điểm của BC)

      \(\widehat {BME} = \widehat {CME}\left( { = {{90}^0}} \right)\)

      ME chung

      \( \Rightarrow \Delta BME = \Delta CME\left( {c.g.c} \right)\)

      \( \Rightarrow BE = CE = 25cm\).

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Kết nối tri thức trong chuyên mục toán 8 sgk trên nền tảng toán math. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán trung học cơ sở này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 8 cho học sinh, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Kết nối tri thức: Tổng quan và Hướng dẫn Giải Chi Tiết

      Kỳ thi giữa học kỳ 2 Toán 8 đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá quá trình học tập của học sinh. Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Kết nối tri thức là một bài kiểm tra được thiết kế để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và kỹ năng giải toán của học sinh sau nửa học kỳ. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về đề thi, các dạng bài tập thường gặp, và hướng dẫn giải chi tiết để giúp học sinh ôn tập hiệu quả.

      Cấu trúc Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Kết nối tri thức

      Đề thi thường bao gồm các phần sau:

      • Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức lý thuyết và khả năng vận dụng nhanh các công thức, định lý.
      • Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày chi tiết lời giải cho các bài toán, thể hiện khả năng phân tích, suy luận và giải quyết vấn đề.

      Các chủ đề thường xuất hiện trong đề thi bao gồm:

      • Đa thức: Các phép toán đa thức, phân tích đa thức thành nhân tử.
      • Phân thức đại số: Các phép toán phân thức, rút gọn phân thức.
      • Phương trình bậc nhất một ẩn: Giải phương trình, ứng dụng phương trình vào giải bài toán.
      • Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn: Giải hệ phương trình, ứng dụng hệ phương trình vào giải bài toán.
      • Bất phương trình bậc nhất một ẩn: Giải bất phương trình, ứng dụng bất phương trình vào giải bài toán.
      • Hình học: Các kiến thức về tam giác, tứ giác, đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc.

      Các Dạng Bài Tập Thường Gặp

      Dưới đây là một số dạng bài tập thường gặp trong đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Kết nối tri thức:

      1. Bài tập về đa thức: Tính giá trị của đa thức, thu gọn đa thức, phân tích đa thức thành nhân tử.
      2. Bài tập về phân thức đại số: Rút gọn phân thức, quy đồng mẫu số, thực hiện các phép toán cộng, trừ, nhân, chia phân thức.
      3. Bài tập về phương trình bậc nhất một ẩn: Giải phương trình, tìm nghiệm của phương trình, ứng dụng phương trình vào giải bài toán thực tế.
      4. Bài tập về hệ phương trình bậc nhất hai ẩn: Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế hoặc phương pháp cộng đại số, ứng dụng hệ phương trình vào giải bài toán thực tế.
      5. Bài tập về bất phương trình bậc nhất một ẩn: Giải bất phương trình, tìm tập nghiệm của bất phương trình, biểu diễn tập nghiệm trên trục số.
      6. Bài tập về hình học: Chứng minh các tính chất hình học, tính độ dài đoạn thẳng, góc, diện tích hình.

      Hướng Dẫn Giải Chi Tiết Một Số Bài Tập Mẫu

      Ví dụ 1: Giải phương trình 2x + 3 = 7

      Lời giải:

      2x + 3 = 7

      2x = 7 - 3

      2x = 4

      x = 2

      Ví dụ 2: Phân tích đa thức x2 - 4 thành nhân tử

      Lời giải:

      x2 - 4 = (x - 2)(x + 2) (Áp dụng hằng đẳng thức a2 - b2 = (a - b)(a + b))

      Mẹo Ôn Tập Hiệu Quả

      • Nắm vững kiến thức lý thuyết: Đọc kỹ sách giáo khoa, ghi chép đầy đủ các định nghĩa, định lý, công thức.
      • Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng giải toán.
      • Học nhóm: Trao đổi kiến thức và kinh nghiệm với bạn bè.
      • Tìm kiếm sự giúp đỡ: Hỏi thầy cô giáo hoặc các bạn học giỏi khi gặp khó khăn.
      • Sử dụng các tài liệu ôn tập: Sách tham khảo, đề thi thử, bài giảng online.

      Kết luận

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Kết nối tri thức là một cơ hội tốt để học sinh đánh giá năng lực bản thân và chuẩn bị cho kỳ thi cuối học kỳ. Bằng cách nắm vững kiến thức lý thuyết, luyện tập thường xuyên và áp dụng các mẹo ôn tập hiệu quả, các em học sinh có thể đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi này.

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8