1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức

Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức

Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức

Chào mừng các em học sinh lớp 8 đến với đề thi học kì 1 môn Toán - Đề số 5, chương trình Kết nối tri thức. Đề thi này được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm của montoan.com.vn, bám sát cấu trúc đề thi chính thức và nội dung chương trình học.

Mục tiêu của đề thi là giúp các em làm quen với dạng đề, rèn luyện kỹ năng giải toán và tự đánh giá năng lực của bản thân trước kỳ thi quan trọng.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Giá trị của đa thức x2 - y2 - 2y - 1 tại x = 73 và y = 26 là:

    • A.
      4698.
    • B.
      6400.
    • C.
      4649.
    • D.
      4600.
    Câu 2 :

    Tính giá trị của biểu thức: 302 + 452 - 252 + 60.45 được kết quả là 

    • A.
      50000.
    • B.
      10000.
    • C.
      9000.
    • D.
      5000.
    Câu 3 :

    Ghép mỗi ý ở cộtA với mỗi ý ở cột B để được kết quả đúng.

    a. \(\left( {5{x^2} - 4x} \right)\left( {x - 2} \right)\)

    b. \(\left( {15x{y^2} + 19x{y^3} + 16{y^2}} \right):6{y^2}\)

    c. \(\left( { - 4{x^2}{y^2} + 8{x^3}y - 10xy} \right):2xy\)

    1. \( - 2xy + 4{x^2} - 5\)

    2. \(\frac{5}{2}x + \frac{{19}}{6}xy + \frac{8}{3}\)

    3. \(5{x^3} - 14{x^2} + 8x\)

    Câu 4 :

    Cho ABCD là hình bình hành với các điều kiện như trên hình vẽ.

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức 0 1

    Trên hình này có:

    • A.
      Ba hình bình hành.
    • B.
      Bốn hình bình hành.
    • C.
      Năm hình bình hành.
    • D.
      Sáu hình bình hành.
    Câu 5 :

    Tứ giác là hình chữ nhật nếu:

    • A.
      Là tứ giác có hai đường chéo bằng nhau.
    • B.
      Là hình thang có hai góc vuông.
    • C.
      Là hình thang có một góc vuông.
    • D.
      Là hình bình hành có một góc vuông.
    Câu 6 :

    Tam giác ABC có M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC. Vẽ ME, NF cùng vuông góc với BC (E, F thuộc BC). Khẳng định sai là:

    • A.
      MN // EF.
    • B.
      ME = NF.
    • C.
      MN = ME.
    • D.
      MN = EF.
    Câu 7 :

    Cho tam giác ABC có chu vi 80cm. Gọi D, E, F là trung điểm của các cạnh AB, AC, BC. Chu vi tam giác DEF là:

    • A.
      40cm.
    • B.
      160cm.
    • C.
      80cm.
    • D.
      20cm.
    Câu 8 :

    Giá trị của x là:

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức 0 2

    • A.

      6.

    • B.

      4.

    • C.

      2.

    • D.

      1.

    Câu 9 :

    Cho tam giác ABC, AD là tia phân giác trong của góc A. Hãy chọn câu sai.

    • A.
      \(\frac{{DC}}{{DB}} = \frac{{AC}}{{AB}}\).
    • B.
      \(\frac{{AB}}{{DB}} = \frac{{AC}}{{DC}}\).
    • C.
      \(\frac{{AB}}{{DB}} = \frac{{DC}}{{AC}}\).
    • D.
      \(\frac{{DB}}{{AB}} = \frac{{DC}}{{AC}}\).
    Câu 10 :

    Thống kê số lượng học sinh từng lớp ở khối 8 của một trường THCS dự thi hết học kì I môn Toán. Số liệu trong bảng bên không hợp lí là:

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức 0 3

    • A.
      Số học sinh dự thi lớp 8A
    • B.
      Số học sinh dự thi lớp 8B
    • C.
      Số học sinh dự thi lớp 8C
    • D.
      Số học sinh dự thi lớp 8D

    Biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn sô lượt người nước ngoài đến Việt Nam qua các năm 2018; 2019; 2020; 2021. (đơn vị: nghìn lượt người)

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức 0 4

    (Nguồn: Niên giám thống kê 2021)

    Câu 11

    Lựa chọn biểu đồ nào để biểu diễn các dữ liệu thống kê có trong biểu đồ đoạn thẳng ở hình bên ?

    • A.
      Biểu đồ hình quạt tròn.
    • B.
      Biểu đồ cột kép.
    • C.
      Biểu đồ cột.
    • D.
      A; B; C đều đúng.
    Câu 12

    Số lượt người nước ngoài đến Việt Nam năm 2019 là bao nhiêu nghìn lượt người ?

    • A.
      15497,8.
    • B.
      18008,6.
    • C.
      3837,3.
    • D.
      157,3.
    Câu 13

    So với năm 2018 số lượt người nước ngoài đến Việt Nam năm 2019 tăng bao nhiêu phần trăm (làm tròn kết quả đến hàng phần mười) ?

    • A.
      16,2%.
    • B.
      18,2%.
    • C.
      37,3%.
    • D.
      17,3%.
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Phân tích đa thức thành nhân tử:

    a) a2b + 3ab

    b) x2 \(-\) 2x + 1

    c) x3 \(-\) 6x2 + 9x \(-\) xy2

    Câu 2 :

    a) Tìm x, biết: x2 + 3x = 0

    b) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: x2 \(-\) 4x + 7

    Câu 3 :

    Biểu đồ tranh ở hình bên thống kê số gạo bán của một cửa hàng trong ba tháng cuối năm 2022.

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức 0 5

    a) Lập bảng thống kê số gạo bán được của một cửa hàng trong ba tháng cuối năm 2022 theo mẫu sau :

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức 0 6

    b) Hãy hoàn thiện biểu đồ ở hình bên dưới để nhận biểu đồ cột biểu diễn các dữ liệu có trong biểu đồ tranh.

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức 0 7

    Câu 4 :

    1. Khi thiết kế một cái thang gấp, để đảm bảo an toàn người thợ đã làm thêm một thanh ngang để giữ cố định ở chính giữa hai bên thang (như hình vẽ bên) sao cho hai chân thang rộng một khoảng là 80 cm. Hỏi người thợ đã làm thanh ngang đó dài bao nhiêu cm?

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức 0 8

    2. Cho tam giác ABC (AB \( \ne \) AC; BC \( \ne \) AC) có đường cao BH (H nằm giữa A và C). Gọi các điểm D, E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC và BC.

    a) Tứ giác BDEF là hình gì? Vì sao?

    b) Chứng minh hai điểm H và B đối xứng nhau qua DF.

    c) Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác BDEF là hình chữ nhật.

    Câu 5 :

    Tìm \(n \in \mathbb{N}\) để biểu thức \(A = {({n^2} + 10)^2} - 36{n^2}\) có giá trị là một số nguyên tố.

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Giá trị của đa thức x2 - y2 - 2y - 1 tại x = 73 và y = 26 là:

      • A.
        4698.
      • B.
        6400.
      • C.
        4649.
      • D.
        4600.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      - Rút gọn đa thức.

      - Thay x = 73 và y = 26 vào đa thức để tính giá trị.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}{x^2} - {y^2} - 2y - 1\\ = {x^2} - \left( {{y^2} + 2y + 1} \right)\\ = {x^2} - {\left( {y + 1} \right)^2}\\ = \left( {x - y - 1} \right)\left( {x + y + 1} \right)\end{array}\)

      Thay x = 73 và y = 26, ta được:

      \(\left( {73 - 26 - 1} \right)\left( {73 + 26 + 1} \right) = 46.100 = 4600\).

      Câu 2 :

      Tính giá trị của biểu thức: 302 + 452 - 252 + 60.45 được kết quả là 

      • A.
        50000.
      • B.
        10000.
      • C.
        9000.
      • D.
        5000.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng hằng đẳng thức để tính nhanh biểu thức.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}{30^2} + {45^2} - {25^2} + 60.45\\ = {30^2} + {45^2} - {25^2} + 2.30.45\\ = \left( {{{30}^2} + 2.30.45 + {{45}^2}} \right) - {25^2}\\ = {\left( {30 + 45} \right)^2} - {25^2}\\ = {75^2} - {25^2}\\ = \left( {75 - 25} \right)\left( {75 + 25} \right)\\ = 50.100 = 5000\end{array}\)

      Câu 3 :

      Ghép mỗi ý ở cộtA với mỗi ý ở cột B để được kết quả đúng.

      a. \(\left( {5{x^2} - 4x} \right)\left( {x - 2} \right)\)

      b. \(\left( {15x{y^2} + 19x{y^3} + 16{y^2}} \right):6{y^2}\)

      c. \(\left( { - 4{x^2}{y^2} + 8{x^3}y - 10xy} \right):2xy\)

      1. \( - 2xy + 4{x^2} - 5\)

      2. \(\frac{5}{2}x + \frac{{19}}{6}xy + \frac{8}{3}\)

      3. \(5{x^3} - 14{x^2} + 8x\)

      Đáp án

      a. \(\left( {5{x^2} - 4x} \right)\left( {x - 2} \right)\)

      3. \(5{x^3} - 14{x^2} + 8x\)

      b. \(\left( {15x{y^2} + 19x{y^3} + 16{y^2}} \right):6{y^2}\)

      2. \(\frac{5}{2}x + \frac{{19}}{6}xy + \frac{8}{3}\)

      c. \(\left( { - 4{x^2}{y^2} + 8{x^3}y - 10xy} \right):2xy\)

      1. \( - 2xy + 4{x^2} - 5\)

      Phương pháp giải :

      Sử dụng các quy tắc tính đa thức.

      Lời giải chi tiết :

      \(\begin{array}{l}a.\,\left( {5{x^2} - 4x} \right)\left( {x - 2} \right)\\ = 5{x^3} - 4{x^2} - 10{x^2} + 8x\\ = 5{x^3} - 14{x^2} + 8x\end{array}\)

      \( \Rightarrow \) a – 3.

      \(\begin{array}{l}b.\,\left( {15x{y^2} + 19x{y^3} + 16{y^2}} \right):6{y^2}\\ = 15x{y^2}:6{y^2} + 19x{y^3}:6{y^2} + 16{y^2}:6{y^2}\\ = \frac{5}{2}x + \frac{{19}}{6}xy + \frac{8}{3}\end{array}\)

      \( \Rightarrow \) b – 2.

      \(\begin{array}{l}c.\,\left( { - 4{x^2}{y^2} + 8{x^3}y - 10xy} \right):2xy\\ = - 4{x^2}{y^2}:2xy + 8{x^3}y:2xy - 10xy:2xy\\ = - 2xy + 4{x^2} - 5\end{array}\)

      \( \Rightarrow \) c – 1.

      Đáp án: a – 3; b – 2; c – 1.

      Câu 4 :

      Cho ABCD là hình bình hành với các điều kiện như trên hình vẽ.

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức 1 1

      Trên hình này có:

      • A.
        Ba hình bình hành.
      • B.
        Bốn hình bình hành.
      • C.
        Năm hình bình hành.
      • D.
        Sáu hình bình hành.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về hình bình hành.

      Lời giải chi tiết :

      Các hình bình hành trong hình là: ABCD; AFHD; AFCH; FBCH; FBHD; EFGH. Vậy có 6 hình bình hành.

      Câu 5 :

      Tứ giác là hình chữ nhật nếu:

      • A.
        Là tứ giác có hai đường chéo bằng nhau.
      • B.
        Là hình thang có hai góc vuông.
      • C.
        Là hình thang có một góc vuông.
      • D.
        Là hình bình hành có một góc vuông.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hình chữ nhật.

      Lời giải chi tiết :

      Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau có thể là hình thang cân nên A sai.

      Hình thang có một góc vuông, hai góc vuông là hình thang vuông nên B, C sai.

      Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật nên D đúng.

      Câu 6 :

      Tam giác ABC có M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC. Vẽ ME, NF cùng vuông góc với BC (E, F thuộc BC). Khẳng định sai là:

      • A.
        MN // EF.
      • B.
        ME = NF.
      • C.
        MN = ME.
      • D.
        MN = EF.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về đường trung bình trong tam giác và dấu hiệu nhận biết hình học.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức 1 2

      Ta có M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC nên MN là đường trung bình của tam giác ABC nên MN // BC và MN = \(\frac{1}{2}\)BC. => MN // EF (E,F \( \in \) BC) nên A đúng.

      Ta có ME \( \bot \) BC, NF \( \bot \) BC => ME // NF.

      Tứ giác MNFE có MN // EF (E,F \( \in \) BC); ME // NF nên MNFE là hình bình hành.

      => MN = EF; ME = NF (cặp cạnh tương ứng) nên B và D đúng.

      MN = ME không có đủ điều kiện để xác định nên C sai.

      Câu 7 :

      Cho tam giác ABC có chu vi 80cm. Gọi D, E, F là trung điểm của các cạnh AB, AC, BC. Chu vi tam giác DEF là:

      • A.
        40cm.
      • B.
        160cm.
      • C.
        80cm.
      • D.
        20cm.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng tính chất của đường trung bình để tính.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức 1 3

      Ta có D, E, F là trung điểm của các cạnh AB, AC, BC nên DE, EF và DF là đường trung bình của tam giác ABC nên \(DE = \frac{1}{2}BC;EF = \frac{1}{2}AB;DF = \frac{1}{2}AC\).

      Suy ra chu vi tam giác DEF là: DE + EF + DF = \(\frac{1}{2}\)BC + \(\frac{1}{2}\)AB + \(\frac{1}{2}\)AC = \(\frac{1}{2}\)(BC + AB + AC) = \(\frac{1}{2}\).80 = 40(cm).

      Câu 8 :

      Giá trị của x là:

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức 1 4

      • A.

        6.

      • B.

        4.

      • C.

        2.

      • D.

        1.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng định lí Thales.

      Lời giải chi tiết :

      Do a // BC, áp dụng định lí Thales ta có:

      \(\begin{array}{l}\frac{{AM}}{{MB}} = \frac{{AN}}{{NC}}\\\frac{x}{5} = \frac{4}{{10}}\\x = 2\end{array}\)

      Câu 9 :

      Cho tam giác ABC, AD là tia phân giác trong của góc A. Hãy chọn câu sai.

      • A.
        \(\frac{{DC}}{{DB}} = \frac{{AC}}{{AB}}\).
      • B.
        \(\frac{{AB}}{{DB}} = \frac{{AC}}{{DC}}\).
      • C.
        \(\frac{{AB}}{{DB}} = \frac{{DC}}{{AC}}\).
      • D.
        \(\frac{{DB}}{{AB}} = \frac{{DC}}{{AC}}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng tính chất của đường phân giác trong tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức 1 5

      Ta có AD là tia phân giác của tam giác ABC nên:

      +) \(\frac{{DC}}{{DB}} = \frac{{AC}}{{AB}}\) nên A đúng.

      +) \(\frac{{AB}}{{DB}} = \frac{{AC}}{{DC}}\) nên B đúng.

      +) \(\frac{{AB}}{{DB}} = \frac{{AC}}{{DC}} \ne \frac{{DC}}{{AC}}\) nên C sai.

      +) \(\frac{{DB}}{{AB}} = \frac{{DC}}{{AC}}\) nên D đúng.

      Câu 10 :

      Thống kê số lượng học sinh từng lớp ở khối 8 của một trường THCS dự thi hết học kì I môn Toán. Số liệu trong bảng bên không hợp lí là:

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức 1 6

      • A.
        Số học sinh dự thi lớp 8A
      • B.
        Số học sinh dự thi lớp 8B
      • C.
        Số học sinh dự thi lớp 8C
      • D.
        Số học sinh dự thi lớp 8D

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Quan sát bảng thống kê để chỉ ra dữ liệu chưa hợp lý

      Lời giải chi tiết :

      Quan sát bảng thống kê, ta thấy lớp 8D có sĩ số 44 học sinh nhưng số học sinh dự thi là 50 > 44 không hợp lí.

      Biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn sô lượt người nước ngoài đến Việt Nam qua các năm 2018; 2019; 2020; 2021. (đơn vị: nghìn lượt người)

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức 1 7

      (Nguồn: Niên giám thống kê 2021)

      Câu 11

      Lựa chọn biểu đồ nào để biểu diễn các dữ liệu thống kê có trong biểu đồ đoạn thẳng ở hình bên ?

      • A.
        Biểu đồ hình quạt tròn.
      • B.
        Biểu đồ cột kép.
      • C.
        Biểu đồ cột.
      • D.
        A; B; C đều đúng.

      Đáp án: C

      Phương pháp giải :

      Quan sát biểu đồ để trả lời câu hỏi.

      Lời giải chi tiết :

      Dữ liệu trên còn có thể biểu diễn bằng biểu đồ cột.

      Câu 12

      Số lượt người nước ngoài đến Việt Nam năm 2019 là bao nhiêu nghìn lượt người ?

      • A.
        15497,8.
      • B.
        18008,6.
      • C.
        3837,3.
      • D.
        157,3.

      Đáp án: B

      Phương pháp giải :

      Quan sát biểu đồ để trả lời câu hỏi.

      Lời giải chi tiết :

      Số lượt người nước ngoài đến Việt Nam năm 2019 là 18008,6 nghìn lượt người.

      Câu 13

      So với năm 2018 số lượt người nước ngoài đến Việt Nam năm 2019 tăng bao nhiêu phần trăm (làm tròn kết quả đến hàng phần mười) ?

      • A.
        16,2%.
      • B.
        18,2%.
      • C.
        37,3%.
      • D.
        17,3%.

      Đáp án: A

      Phương pháp giải :

      Quan sát biểu đồ để trả lời câu hỏi.

      Lời giải chi tiết :

      Số lượt người nước ngoài đến Việt Nam năm 2018 là 15497,8 nghìn lượt người.

      Số lượt người nước ngoài đến Việt Nam năm 2019 hơn năm 2018 là: 18008,6 - 15497,8 = 2510,8 (nghìn lượt người).

      So với năm 2018 số lượt người nước ngoài đến Việt Nam năm 2019 tăng: \(\frac{{2510,8}}{{15497,8}}.100\% \approx 16,2\% \)

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Phân tích đa thức thành nhân tử:

      a) a2b + 3ab

      b) x2 \(-\) 2x + 1

      c) x3 \(-\) 6x2 + 9x \(-\) xy2

      Phương pháp giải :

      Sử dụng các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học.

      Lời giải chi tiết :

      a) a2b + 3ab = ab(a + 3).

      b) x2 \(-\) 2x + 1 = (x – 1)2.

      c) x3 \(-\) 6x2 + 9x \(-\) xy2 = x(x2 – 6x + 9 – y2) = x[(x – 3)2 – y2] = x(x – 3 – y)(x – 3 + y).

      Câu 2 :

      a) Tìm x, biết: x2 + 3x = 0

      b) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: x2 \(-\) 4x + 7

      Phương pháp giải :

      a) Nhóm nhân tử chung để tìm x.

      b) Biến đổi bằng hằng đẳng thức \({a^2} - 2ab + {b^2} = {\left( {a - b} \right)^2}\).

      Lời giải chi tiết :

      a) \({x^2} + 3x = 0\)

      \(\begin{array}{l}x(x + 3) = 0\\\left[ \begin{array}{l}x = 0\\x + 3 = 0\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = - 3\end{array} \right.\end{array}\)

      Vậy x = 0 hoặc x = -3.

      b) Ta có: \({x^2} - 4x + 7 = {x^2} - 4x + 4 + 3 = {\left( {x - 2} \right)^2} + 3\)

      Vì \({\left( {x - 2} \right)^2} \ge 0\) với mọi \(x \in \mathbb{R}\) nên \({\left( {x - 2} \right)^2} + 3 \ge 3\) với mọi \(x \in \mathbb{R}\).

      Dấu “=” xảy ra là giá trị nhỏ nhất của biểu thức x2 \(-\) 4x + 7.

      Vậy giá trị nhỏ nhất của x2 \(-\) 4x + 7 bằng 3 khi x – 2 = 0 hay x = 2.

      Câu 3 :

      Biểu đồ tranh ở hình bên thống kê số gạo bán của một cửa hàng trong ba tháng cuối năm 2022.

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức 1 8

      a) Lập bảng thống kê số gạo bán được của một cửa hàng trong ba tháng cuối năm 2022 theo mẫu sau :

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức 1 9

      b) Hãy hoàn thiện biểu đồ ở hình bên dưới để nhận biểu đồ cột biểu diễn các dữ liệu có trong biểu đồ tranh.

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức 1 10

      Phương pháp giải :

      a) Dựa vào dữ liệu đề bài cho để điền vào bảng.

      b) Điền số tương ứng vào biểu đồ.

      Lời giải chi tiết :

      a)

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức 1 11

      b) Biểu đồ cột biểu diễn các dữ liệu có trong biểu đồ tranh là :

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức 1 12

      Câu 4 :

      1. Khi thiết kế một cái thang gấp, để đảm bảo an toàn người thợ đã làm thêm một thanh ngang để giữ cố định ở chính giữa hai bên thang (như hình vẽ bên) sao cho hai chân thang rộng một khoảng là 80 cm. Hỏi người thợ đã làm thanh ngang đó dài bao nhiêu cm?

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức 1 13

      2. Cho tam giác ABC (AB \( \ne \) AC; BC \( \ne \) AC) có đường cao BH (H nằm giữa A và C). Gọi các điểm D, E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC và BC.

      a) Tứ giác BDEF là hình gì? Vì sao?

      b) Chứng minh hai điểm H và B đối xứng nhau qua DF.

      c) Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác BDEF là hình chữ nhật.

      Phương pháp giải :

      1. Dựa vào tính chất của đường trung bình để tính.

      2. 

      a) Chứng minh BDEF có hai cạnh đối song song và bằng nhau.

      b) Gọi K là giao điểm của DF và BH. Chứng minh DF \( \bot \) BH tại K và BK = KH.

      c) Để BDEF là hình chữ nhật thì cần thêm điều kiện có một góc vuông.

      Lời giải chi tiết :

      1.

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức 1 14

      Gọi MN là thanh ngang; BC là độ rộng giữa hai bên thang.

      MN nằm chính giữa thang nên M; N là trung điểm AB và AC.

      Suy ra MN là đường trung bình của tam giác ABC.

      Suy ra MN = \(\frac{1}{2}BC = \frac{1}{2}.80 = 40\,\,(cm)\).

      Vậy người thợ đã làm thanh ngang đó dài 40 cm.

      2. 

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức 1 15

      a) Ta có D, E là trung điểm của AB và AC nên DE là đường trung bình của tam giác ABC, khi đó DE // BC và DE = \(\frac{1}{2}\) (1)

      Mà F là trung điểm của BC nên BF = FC = \(\frac{1}{2}\) BC. (2)

      Từ (1) và (2) suy ra DE // BF (F \( \in \) BC) và DE = BF (=\(\frac{1}{2}\)BC) => BDEF là hình bình hành.

      b) Tương tự, ta chứng minh được DF // AC; mà BH \( \bot \) AC nên BH \( \bot \) DF.

      Gọi K là giao điểm của BH và DF.

      Xét tam giác ABH có DK // AH; D là trung điểm của AB nên K là trung điểm của BH, hay BK = KH.

      Do đó B và H đối xứng với nhau qua DF.

      c) BDEF là hình chữ nhật khi và chỉ khi \(\widehat B = {90^0}\). Khi đó tam giác ABC vuông tại B.

      Câu 5 :

      Tìm \(n \in \mathbb{N}\) để biểu thức \(A = {({n^2} + 10)^2} - 36{n^2}\) có giá trị là một số nguyên tố.

      Phương pháp giải :

      Biến đổi biểu thức bằng cách sử dụng hằng đẳng thức.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(A = {({n^2} + 10)^2} - 36{n^2} = ({n^2} + 10 - 6n)({n^2} + 10 + 6n)\)

      Để A là số nguyên tố thì A chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.

      \(A = ({n^2} + 10 - 6n)({n^2} + 10 + 6n)\) có ước là 1 và chính nó khi và chỉ khi \({n^2} + 10 - 6n = 1\) hoặc \({n^2} + 10 + 6n = 1\).

      Trường hợp 1. Với \({n^2} + 10 - 6n = 1\), ta có:

      \(\begin{array}{l}{n^2} + 10 - 6n = 1\\{n^2} - 6n + 9 = 0\\{\left( {n - 3} \right)^2} = 0\\n = 3\,(tm)\end{array}\)

      Khi đó \(A = 1.\left( {{3^2} + 10 + 6.3} \right) = 37\)

      Trường hợp 2. Với \({n^2} + 10 + 6n = 1\), ta có:

      \(\begin{array}{l}{n^2} + 10 + 6n = 1\\{n^2} + 6n + 9 = 0\\{\left( {n + 3} \right)^2} = 0\end{array}\)

      \(n = - 3\) (không thỏa mãn vì \(n \in \mathbb{N}\)).

      Vậy n = 3 thì biểu thức \(A = {({n^2} + 10)^2} - 36{n^2}\) có giá trị là một số nguyên tố.

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức trong chuyên mục bài tập toán 8 trên nền tảng môn toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán thcs này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 8 cho học sinh, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức: Tổng quan và Hướng dẫn Giải Chi Tiết

      Kỳ thi học kì 1 Toán 8 đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá quá trình học tập của học sinh trong nửa học kỳ đầu tiên. Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức là một công cụ hữu ích giúp học sinh ôn luyện và củng cố kiến thức. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về đề thi, phân tích các dạng bài tập thường gặp và hướng dẫn giải chi tiết một số câu hỏi điển hình.

      Cấu trúc Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức

      Đề thi thường bao gồm các phần sau:

      • Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng vận dụng nhanh các công thức, định lý.
      • Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết, thể hiện khả năng phân tích và giải quyết vấn đề.

      Các chủ đề thường xuất hiện trong đề thi:

      • Đa thức và phân thức đại số
      • Phân tích đa thức thành nhân tử
      • Rút gọn phân thức
      • Giải phương trình bậc nhất một ẩn
      • Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn
      • Bất phương trình bậc nhất một ẩn
      • Hình học: Tứ giác, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông

      Dạng bài tập thường gặp và phương pháp giải

      1. Bài tập về đa thức và phân thức đại số

      Các bài tập này yêu cầu học sinh thực hiện các phép toán cộng, trừ, nhân, chia đa thức và phân thức. Để giải quyết các bài tập này, học sinh cần nắm vững các quy tắc về phép toán đa thức và phân thức, cũng như các công thức rút gọn.

      2. Bài tập về phân tích đa thức thành nhân tử

      Phân tích đa thức thành nhân tử là một kỹ năng quan trọng trong toán học. Các phương pháp thường được sử dụng để phân tích đa thức thành nhân tử bao gồm:

      • Đặt nhân tử chung
      • Sử dụng các hằng đẳng thức
      • Phương pháp tách hạng tử

      3. Bài tập về giải phương trình và bất phương trình

      Để giải các bài tập này, học sinh cần nắm vững các quy tắc về phép biến đổi tương đương phương trình và bất phương trình, cũng như các phương pháp giải phương trình và bất phương trình thường gặp.

      4. Bài tập về hình học

      Các bài tập về hình học thường yêu cầu học sinh chứng minh các tính chất của hình, tính diện tích, chu vi, hoặc giải các bài toán liên quan đến các yếu tố hình học. Để giải quyết các bài tập này, học sinh cần nắm vững các định lý, tính chất của hình, cũng như các công thức tính diện tích, chu vi.

      Hướng dẫn giải chi tiết một số câu hỏi điển hình

      Ví dụ 1: Rút gọn biểu thức: (x + 2)(x - 2) + x2

      Giải:

      (x + 2)(x - 2) + x2 = x2 - 4 + x2 = 2x2 - 4

      Ví dụ 2: Giải phương trình: 2x + 3 = 7

      Giải:

      2x = 7 - 3

      2x = 4

      x = 2

      Lời khuyên khi làm bài thi học kì 1 Toán 8

      • Đọc kỹ đề bài trước khi làm.
      • Phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu hỏi.
      • Trình bày lời giải rõ ràng, mạch lạc.
      • Kiểm tra lại bài làm sau khi hoàn thành.

      Kết luận

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức là một cơ hội tốt để học sinh ôn luyện và củng cố kiến thức. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho các em những thông tin hữu ích và giúp các em tự tin hơn khi bước vào kỳ thi.

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8