1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức

Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức

Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức

Chào mừng các em học sinh lớp 8 đến với đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 2 chương trình Kết nối tri thức. Đề thi này được biên soạn dựa trên cấu trúc đề thi chính thức và nội dung chương trình học, giúp các em làm quen với dạng đề và rèn luyện kỹ năng giải toán.

montoan.com.vn cung cấp đề thi kèm đáp án chi tiết, giúp các em tự đánh giá năng lực và tìm ra những điểm cần cải thiện. Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao!

Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1: Cho các biểu thức (2x + y + {x^2}y; - 3x{y^2}{z^3} + frac{1}{2}{x^2}{y^2}z;frac{{x + y}}{{x - y}}). Có bao nhiêu đa thức trong các biểu thức trên?

Đề bài

    Phần trắc nghiệm (3 điểm)

    Câu 1: Cho các biểu thức \(2x + y + {x^2}y; - 3x{y^2}{z^3} + \frac{1}{2}{x^2}{y^2}z;\frac{{x + y}}{{x - y}}\). Có bao nhiêu đa thức trong các biểu thức trên?

    A. 0.

    B. 1.

    C. 2.

    D. 3.

    Câu 2: Thu gọn đa thức \(4{x^2}y + 6{x^3}{y^2} - 10{x^2}y + 4{x^3}{y^2}\) ta được

    A. \(14{x^2}y + 10{x^3}{y^2}\).

    B. \( - 14{x^2}y + 10{x^3}{y^2}\).

    C. \(6{x^2}y - 10{x^3}{y^2}\).

    D. \( - 6{x^2}y + 10{x^3}{y^2}\).

    Câu 3: Đơn thức thích hợp điền vào chỗ trống của ... – 9 = (5x + 3)(5x – 3) là

    A. \( - 25{x^2}\).

    B. \(5{x^2}\).

    C. \(5x\).

    D. \(25{x^2}\).

    Câu 4: Biểu thức nào dưới đây là bình phương thiếu của tổng hai biểu thức x và 2y

    A. \({x^2} + 2xy + 4{y^2}\).

    B. \({x^2} - 2xy + 4{y^2}\).

    C. \({x^2} - 4xy + 4{y^2}\).

    D. \({x^2} + 4xy + 4{y^2}\).

    Câu 5: Tứ giác ABCD có \(\widehat A = {100^0};\widehat B = {70^0};\widehat C = {110^0}\) thì

    A. \(\widehat D = {150^0}\).

    B. \(\widehat D = {90^0}\).

    C. \(\widehat D = {80^0}\).

    D. \(\widehat D = {50^0}\).

    Câu 6: Tính giá trị biểu thức \(x(x - y) + y(x + y)\) tại \(x = 6\) và \(y = 8\) là

    A. 14.

    B. 7.

    C. -100.

    D. 100.

    Câu 7: Hình nào sau đây là tứ giác có hai góc kề một đáy bằng nhau?

    A. Hình thang.

    B. Hình thang cân.

    C. Hình thang vuông.

    D. Hình bình hành.

    Câu 8: Với giá trị nào của a thì biểu thức \({x^2} + 4x + a\) viết được dưới dạng bình phương của một tổng

    A. a = 1.

    B. a = 9.

    C. a = 16.

    D. a = 4.

    Câu 9Giá trị của biểu thức: \({x^2} - 8x + 16\) tại x = 4 là

    A. 0.

    B. 4.

    C. -16.

    D. 16.

    Câu 10Trong giờ học Mỹ thuật, bạn Hạnh dán lên trang vở hai hình vuông và một tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông là x (cm), y (cm) như hình bên. Tổng diện tích của hai hình vuông và tam giác vuông đó tại x = 3 và y = 5 là

    Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức 0 1

    A. 41,5 cm2.

    B. 40,5 cm2.

    C. 44 cm2.

    D. 47,2 cm2.

    Câu 11Kết quả thương của phép chia \(6{x^4}{y^2}:{\left( {\frac{1}{2}{x^2}y} \right)^2}\) là

    A. 12.

    B. 24.

    C. 24x2y.

    D. 12x2y.

    Câu 12Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc là

    A. hình chữ nhật.

    B. hình thoi.

    C. hình vuông.

    D. hình thang.

    Phần tự luận (7 điểm)

    Bài 1. (2 điểm) Rút gọn rồi tính giá trị của biểu thức

    a) \(M = \left( {2x - \frac{1}{2}y} \right)\left( {2x + \frac{1}{2}y} \right)\) tại \(x = \frac{{ - 1}}{2}\) và \(y = 4\).

    b) \(N = \left( {2x - {y^2}} \right)\left( {4{x^2} + 2x{y^2} + {y^4}} \right)\) tại \(x = \frac{1}{2}\) và \(y = 2\).

    Bài 2. (2 điểm)

    1) Tìm x, biết:

    a) \(2{x^2} + x = 0\)

    b) \(2x\left( {x - 5} \right) - x\left( {3 + 2x} \right) = 26\)

    2) Tính nhanh: \({34^2} + {16^2} + 32.34\)

    Bài 3. (2,5 điểm) Cho hình bình hành ABCD (AB > AD). Qua A kẻ đường thẳng vuông góc với BD tại E, cắt CD tại I. Qua C kẻ đường thẳng vuông góc với BD tại F, cắt AB tại K.

    a) Tứ giác AKCI là hình gì? Vì sao?

    b) Chứng minh AF // CE.

    c) Chứng minh rằng ba đường thẳng AC, EF và KI đồng quy tại một điểm.

    Bài 4. (0,5 điểm) Chứng minh rằng \(9 - {\left( {1 + 4k} \right)^2}\) chia hết cho 8 với mọi số nguyên k.

    -------- Hết --------

    Lời giải

      Phần trắc nghiệm (3 điểm)

      1. C

      2. D

      3. D

      4. A

      5. C

      6. D

      7. B

      8. D

      9. A

      10. A

      11. B

      12. C

      Câu 1: Cho các biểu thức \(2x + y + {x^2}y; - 3x{y^2}{z^3} + \frac{1}{2}{x^2}{y^2}z;\frac{{x + y}}{{x - y}}\). Có bao nhiêu đa thức trong các biểu thức trên?

      A. 0.

      B. 1.

      C. 2.

      D. 3.

      Phương pháp

      Dựa vào khái niệm đa thức: Đa thức là tổng của những đơn thức; mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.

      Lời giải

      \(2x + y + {x^2}y; - 3x{y^2}{z^3} + \frac{1}{2}{x^2}{y^2}z\) là những đa thức vì là tổng của những đơn thức.

      \(\frac{{x + y}}{{x - y}}\) không phải đa thức.

      Đáp án C.

      Câu 2: Thu gọn đa thức \(4{x^2}y + 6{x^3}{y^2} - 10{x^2}y + 4{x^3}{y^2}\) ta được

      A. \(14{x^2}y + 10{x^3}{y^2}\).

      B. \( - 14{x^2}y + 10{x^3}{y^2}\).

      C. \(6{x^2}y - 10{x^3}{y^2}\).

      D. \( - 6{x^2}y + 10{x^3}{y^2}\).

      Phương pháp

      Cộng, trừ các hạng tử đồng dạng để rút gọn.

      Lời giải

      \(\begin{array}{l}4{x^2}y + 6{x^3}{y^2} - 10{x^2}y + 4{x^3}{y^2}\\ = \left( {4{x^2}y - 10{x^2}y} \right) + \left( {6{x^3}{y^2} + 4{x^3}{y^2}} \right)\\ = - 6{x^2}y + 10{x^3}{y^2}\end{array}\)

      Đáp án D.

      Câu 3: Đơn thức thích hợp điền vào chỗ trống của ... – 9 = (5x + 3)(5x – 3) là

      A. \( - 25{x^2}\).

      B. \(5{x^2}\).

      C. \(5x\).

      D. \(25{x^2}\).

      Phương pháp

      Sử dụng công thức \({A^2} - {B^2} = \left( {A - B} \right)\left( {A + B} \right)\).

      Lời giải

      \(\left( {5x + 3} \right)\left( {5x - 3} \right) = {\left( {5x} \right)^2} - {3^2} = 25{x^2} - 9\).

      Vậy đơn thức điền vào chỗ trống là 25x2.

      Đáp án D.

      Câu 4: Biểu thức nào dưới đây là bình phương thiếu của tổng hai biểu thức x và 2y

      A. \({x^2} + 2xy + 4{y^2}\).

      B. \({x^2} - 2xy + 4{y^2}\).

      C. \({x^2} - 4xy + 4{y^2}\).

      D. \({x^2} + 4xy + 4{y^2}\).

      Phương pháp

      Dựa vào kiến thức của những hằng đẳng thức đáng nhớ.

      Lời giải

      Bình phương thiếu của tổng hai biểu thức x và 2y là \({x^2} + 2xy + 4{y^2}\).

      Đáp án A.

      Câu 5: Tứ giác ABCD có \(\widehat A = {100^0};\widehat B = {70^0};\widehat C = {110^0}\) thì

      A.\(\widehat D = {150^0}\).

      B. \(\widehat D = {90^0}\).

      C. \(\widehat D = {80^0}\).

      D. \(\widehat D = {50^0}\).

      Phương pháp

      Dựa vào tổng các góc của một tứ giác là 3600.

      Lời giải

      Xét tứ giác ABCD ta có:

      \(\begin{array}{l}\widehat A + \widehat B + \widehat C + \widehat D = {360^0}\\{100^0} + {70^0} + {110^0} + \widehat D = {360^0}\\{280^0} + \widehat D = {360^0}\\\widehat D = {80^0}\end{array}\)

      Đáp án C.

      Câu 6: Tính giá trị biểu thức \(x(x - y) + y(x + y)\) tại \(x = 6\) và \(y = 8\) là

      A. 14.

      B. 7.

      C. -100.

      D. 100.

      Phương pháp

      Rút gọn biểu thức sau đó thay giá trị x, y vào biểu thức.

      Lời giải

      \(x(x - y) + y(x + y) = {x^2} - xy + xy + {y^2} = {x^2} + {y^2}\).

      Thay \(x = 6\) và \(y = 8\) vào biểu thức, ta được: \({6^2} + {8^2} = 100\).

      Đáp án D.

      Câu 7: Hình nào sau đây là tứ giác có hai góc kề một đáy bằng nhau?

      A. Hình thang.

      B. Hình thang cân.

      C. Hình thang vuông.

      D. Hình bình hành.

      Phương pháp

      Dựa vào kiến thức các hình đã học.

      Lời giải

      Hình có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.

      Đáp án B.

      Câu 8: Với giá trị nào của a thì biểu thức \({x^2} + 4x + a\) viết được dưới dạng bình phương của một tổng

      A. a = 1.

      B. a = 9.

      C. a = 16.

      D. a = 4.

      Phương pháp

      Dựa vào kiến thức về hằng đẳng thức.

      Lời giải

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}{\left( {x + 2} \right)^2} = {x^2} + 2.2x + {2^2} = {x^2} + 4x + 4\\ \Rightarrow a = 4\end{array}\)

      Đáp án D.

      Câu 9Giá trị của biểu thức: \({x^2} - 8x + 16\) tại x = 4 là

      A. 0.

      B. 4.

      C. -16.

      D. 16.

      Phương pháp

      Đưa biểu thức về bình phương của một hiệu, thay x = 4 để tính giá trị.

      Lời giải

      \({x^2} - 8x + 16 = {x^2} - 2.4.x + {4^2} = {\left( {x - 4} \right)^2}\).

      Thay x = 4 vào biểu thức ta được: \({(4 - 4)^2} = {0^2} = 0\).

      Đáp án a.

      Câu 10Trong giờ học Mỹ thuật, bạn Hạnh dán lên trang vở hai hình vuông và một tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông là x (cm), y (cm) như hình bên. Tổng diện tích của hai hình vuông và tam giác vuông đó tại x = 3 và y = 5 là

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức 1 1

      A. 41,5 cm2.

      B. 40,5 cm2.

      C. 44 cm2.

      D. 47,2 cm2.

      Phương pháp

      Dựa vào công thức tính diện tích hình vuông, diện tích hình tam giác.

      Lời giải

      Diện tích hai hình vuông là: \({x^2} + {y^2} = {3^2} + {5^2} = 34\)(cm2).

      Diện tích hình tam giác vuông là: \(\frac{{x.y}}{2} = \frac{{3.5}}{2} = \frac{{15}}{2} = 7,5\)(cm2).

      Tổng diện tích của hai hình vuông và tam giác vuông đó tại x = 3 và y = 5 là: 34 + 7,5 = 41,5 (cm2).

      Đáp án A.

      Câu 11Kết quả thương của phép chia \(6{x^4}{y^2}:{\left( {\frac{1}{2}{x^2}y} \right)^2}\) là

      A. 12.

      B. 24.

      C. 24x2y.

      D. 12x2y.

      Phương pháp

      Dựa vào quy tắc chia đơn thức cho đơn thức.

      Lời giải

      \(6{x^4}{y^2}:{\left( {\frac{1}{2}{x^2}y} \right)^2} = 6{x^4}{y^2}:\frac{1}{4}{x^4}{y^2} = \left( {6:\frac{1}{4}} \right)\left( {{x^4}:{x^4}} \right)\left( {{y^2}:{y^2}} \right) = 24\)

      Đáp án B.

      Câu 12Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc là

      A. hình chữ nhật.

      B. hình thoi.

      C. hình vuông.

      D. hình thang.

      Phương pháp

      Dựa vào dấu hiệu nhận biết hình đã học.

      Lời giải

      Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc là hình vuông.

      Đáp án C.

      Phần tự luận. (7 điểm)

      Bài 1. (2 điểm) Rút gọn rồi tính giá trị của biểu thưc

      a) \(M = \left( {2x - \frac{1}{2}y} \right)\left( {2x + \frac{1}{2}y} \right)\) tại \(x = \frac{{ - 1}}{2}\) và \(y = 4\).

      b) \(N = \left( {2x - {y^2}} \right)\left( {4{x^2} + 2x{y^2} + {y^4}} \right)\) tại \(x = \frac{1}{2}\) và \(y = 2\).

      Phương pháp

      + Sử dụng quy tắc cộng, trừ, nhân, chia đa thức và những hằng đẳng thức đáng nhớ để rút gọn.

      + Thay x, y vào để tính giá trị.

      Lời giải

      a) \(M = \left( {2x - \frac{1}{2}y} \right)\left( {2x + \frac{1}{2}y} \right) = {\left( {2x} \right)^2} - {\left( {\frac{1}{2}y} \right)^2} = 4{x^2} - \frac{1}{4}{y^2}\)

      Thay \(x = \frac{{ - 1}}{2}\) và \(y = 4\) vào M ta được:

      \(4{\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right)^2} - \frac{1}{4}{.4^2} = 4.\frac{1}{4} - \frac{1}{4}.16 = 1 - 4 = - 3\).

      b) \(N = \left( {2x - {y^2}} \right)\left( {4{x^2} + 2x{y^2} + {y^4}} \right) = {\left( {2x} \right)^3} - {\left( {{y^2}} \right)^3} = 8{x^3} - {y^6}\)

      Thay \(x = \frac{1}{2}\) và \(y = 2\) vào N ta được:

      \(8{\left( {\frac{1}{2}} \right)^3} - {2^6} = 8.\frac{1}{8} - 64 = 1 - 64 = - 63\).

      Bài 2. (2 điểm)

      1) Tìm x, biết:

      a) \(2{x^2} + x = 0\)

      b) \(2x\left( {x - 5} \right) - x\left( {3 + 2x} \right) = 26\)

      2) Tính nhanh: \({34^2} + {16^2} + 32.34\)

      Phương pháp

      1) Phân tích đa thức thành nhân tử để tìm x.

      2) Dựa vào hằng đẳng thức đáng nhớ để tính.

      Lời giải

      1)

      a) \(2{x^2} + x = 0\)

      \(\begin{array}{l}x(2x + 1) = 0\\\left[ \begin{array}{l}x = 0\\2x + 1 = 0\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = \frac{{ - 1}}{2}\end{array} \right.\end{array}\)

      Vậy \(x = 0\) hoặc \(x = \frac{{ - 1}}{2}\).

      b) \(2x\left( {x - 5} \right) - x\left( {3 + 2x} \right) = 26\)

      \(\begin{array}{l}x(2x - 10) - x(3 + 2x) = 26\\x(2x - 10 - 3 - 2x) = 26\\x.( - 13) = 26\\x = - 2\end{array}\)

      Vậy x = -2.

      2) \({34^2} + {16^2} + 32.34\) = 342 + 162 + 2.16.34 = (34 + 16)2 = 502 = 2500.

      Bài 3. (2,5 điểm) Cho hình bình hành ABCD (AB > AD). Qua A kẻ đường thẳng vuông góc với BD tại E, cắt CD tại I. Qua C kẻ đường thẳng vuông góc với BD tại F, cắt AB tại K.

      a) Tứ giác AKCI là hình gì? Vì sao?

      b) Chứng minh AF // CE.

      c) Chứng minh rằng ba đường thẳng AC, EF và KI đồng quy tại một điểm.

      Phương pháp

      a) Chứng minh tứ giác AKCI có hai cặp cạnh đối song song nên là hình bình hành.

      b) Chứng minh AECF là hình bình hành suy ra AF // CE (2 cặp cạnh đối song song).

      c) Chứng minh giao điểm của AC với EF và giao điểm của AC với KI trùng nhau.

      Lời giải

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức 1 2

      a) Vì ABCD là hình bình hành nên AB // CD. Do đó: AK // IC.

      Mặt khác, \(AI \bot BD\) và \(CK \bot BD\). Nên AI // CK.

      Vì vậy: AICK là hình bình hành (tứ giác có hai cặp cạnh đối song song).

      b) Vì ABCD là hình bình hành nên AB // CD.

      Xét \(\Delta ABE\) và \(\Delta CDF\) có:

      \(\widehat {AEB} = \widehat {CFD}\left( { = {{90}^0}} \right)\)

      \(\widehat {ABE} = \widehat {CDF}\) (so le trong)

      AB = CD

      Do đó \(\Delta ABE = \Delta CDF\)(ch – gn)

      Suy ra AE = CF (cạnh tương ứng).

      Mà AE // CF nên AECF là hình bình hành (Tứ giác có cặp cạnh đối song song và bằng nhau).

      Do đó AF // CE.

      c) Ta có: AICK là hình bình hành (cmt). Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và KI. Khi đó O là trung điểm của AC và O là trung điểm của KI. (1)

      Tương tự, AECF là hình bình hành (cmt). Gọi O’ là giao điểm của hai đường chéo AC và EF. Khi đó O’ là trung điểm của AC và O’ là trung điểm của EF. (2)

      Từ (1) và (2) suy ra O và O’ trung nhau. Hay AC, EF và KI đồng quy tại một điểm.

      Bài 4. (0,5 điểm) Chứng minh rằng \(9 - {\left( {1 + 4k} \right)^2}\) chia hết cho 8 với mọi số nguyên k.

      Phương pháp

      Dựa vào hằng đẳng thức \({a^2} - {b^2} = \left( {a - b} \right)\left( {a + b} \right)\) để chứng minh.

      Lời giải

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}9 - {\left( {1 + 4k} \right)^2} = {3^2} - {\left( {1 + 4k} \right)^2} = \left( {3 - 1 - 4k} \right)\left( {3 + 1 + 4k} \right)\\ = \left( {2 - 4k} \right)\left( {4 + 4k} \right) = 2.4\left( {1 - 2k} \right)\left( {1 + k} \right) = 8\left( {1 - 2k} \right)\left( {1 + k} \right) \vdots 8\forall k \in \mathbb{Z}\end{array}\)

      Vậy \(9 - {\left( {1 + 4k} \right)^2}\) chia hết cho 8 với mọi số nguyên k.

      Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
      • Đề bài
      • Lời giải
      • Tải về

        Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

      Phần trắc nghiệm (3 điểm)

      Câu 1: Cho các biểu thức \(2x + y + {x^2}y; - 3x{y^2}{z^3} + \frac{1}{2}{x^2}{y^2}z;\frac{{x + y}}{{x - y}}\). Có bao nhiêu đa thức trong các biểu thức trên?

      A. 0.

      B. 1.

      C. 2.

      D. 3.

      Câu 2: Thu gọn đa thức \(4{x^2}y + 6{x^3}{y^2} - 10{x^2}y + 4{x^3}{y^2}\) ta được

      A. \(14{x^2}y + 10{x^3}{y^2}\).

      B. \( - 14{x^2}y + 10{x^3}{y^2}\).

      C. \(6{x^2}y - 10{x^3}{y^2}\).

      D. \( - 6{x^2}y + 10{x^3}{y^2}\).

      Câu 3: Đơn thức thích hợp điền vào chỗ trống của ... – 9 = (5x + 3)(5x – 3) là

      A. \( - 25{x^2}\).

      B. \(5{x^2}\).

      C. \(5x\).

      D. \(25{x^2}\).

      Câu 4: Biểu thức nào dưới đây là bình phương thiếu của tổng hai biểu thức x và 2y

      A. \({x^2} + 2xy + 4{y^2}\).

      B. \({x^2} - 2xy + 4{y^2}\).

      C. \({x^2} - 4xy + 4{y^2}\).

      D. \({x^2} + 4xy + 4{y^2}\).

      Câu 5: Tứ giác ABCD có \(\widehat A = {100^0};\widehat B = {70^0};\widehat C = {110^0}\) thì

      A. \(\widehat D = {150^0}\).

      B. \(\widehat D = {90^0}\).

      C. \(\widehat D = {80^0}\).

      D. \(\widehat D = {50^0}\).

      Câu 6: Tính giá trị biểu thức \(x(x - y) + y(x + y)\) tại \(x = 6\) và \(y = 8\) là

      A. 14.

      B. 7.

      C. -100.

      D. 100.

      Câu 7: Hình nào sau đây là tứ giác có hai góc kề một đáy bằng nhau?

      A. Hình thang.

      B. Hình thang cân.

      C. Hình thang vuông.

      D. Hình bình hành.

      Câu 8: Với giá trị nào của a thì biểu thức \({x^2} + 4x + a\) viết được dưới dạng bình phương của một tổng

      A. a = 1.

      B. a = 9.

      C. a = 16.

      D. a = 4.

      Câu 9Giá trị của biểu thức: \({x^2} - 8x + 16\) tại x = 4 là

      A. 0.

      B. 4.

      C. -16.

      D. 16.

      Câu 10Trong giờ học Mỹ thuật, bạn Hạnh dán lên trang vở hai hình vuông và một tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông là x (cm), y (cm) như hình bên. Tổng diện tích của hai hình vuông và tam giác vuông đó tại x = 3 và y = 5 là

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức 1

      A. 41,5 cm2.

      B. 40,5 cm2.

      C. 44 cm2.

      D. 47,2 cm2.

      Câu 11Kết quả thương của phép chia \(6{x^4}{y^2}:{\left( {\frac{1}{2}{x^2}y} \right)^2}\) là

      A. 12.

      B. 24.

      C. 24x2y.

      D. 12x2y.

      Câu 12Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc là

      A. hình chữ nhật.

      B. hình thoi.

      C. hình vuông.

      D. hình thang.

      Phần tự luận (7 điểm)

      Bài 1. (2 điểm) Rút gọn rồi tính giá trị của biểu thức

      a) \(M = \left( {2x - \frac{1}{2}y} \right)\left( {2x + \frac{1}{2}y} \right)\) tại \(x = \frac{{ - 1}}{2}\) và \(y = 4\).

      b) \(N = \left( {2x - {y^2}} \right)\left( {4{x^2} + 2x{y^2} + {y^4}} \right)\) tại \(x = \frac{1}{2}\) và \(y = 2\).

      Bài 2. (2 điểm)

      1) Tìm x, biết:

      a) \(2{x^2} + x = 0\)

      b) \(2x\left( {x - 5} \right) - x\left( {3 + 2x} \right) = 26\)

      2) Tính nhanh: \({34^2} + {16^2} + 32.34\)

      Bài 3. (2,5 điểm) Cho hình bình hành ABCD (AB > AD). Qua A kẻ đường thẳng vuông góc với BD tại E, cắt CD tại I. Qua C kẻ đường thẳng vuông góc với BD tại F, cắt AB tại K.

      a) Tứ giác AKCI là hình gì? Vì sao?

      b) Chứng minh AF // CE.

      c) Chứng minh rằng ba đường thẳng AC, EF và KI đồng quy tại một điểm.

      Bài 4. (0,5 điểm) Chứng minh rằng \(9 - {\left( {1 + 4k} \right)^2}\) chia hết cho 8 với mọi số nguyên k.

      -------- Hết --------

      Phần trắc nghiệm (3 điểm)

      1. C

      2. D

      3. D

      4. A

      5. C

      6. D

      7. B

      8. D

      9. A

      10. A

      11. B

      12. C

      Câu 1: Cho các biểu thức \(2x + y + {x^2}y; - 3x{y^2}{z^3} + \frac{1}{2}{x^2}{y^2}z;\frac{{x + y}}{{x - y}}\). Có bao nhiêu đa thức trong các biểu thức trên?

      A. 0.

      B. 1.

      C. 2.

      D. 3.

      Phương pháp

      Dựa vào khái niệm đa thức: Đa thức là tổng của những đơn thức; mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.

      Lời giải

      \(2x + y + {x^2}y; - 3x{y^2}{z^3} + \frac{1}{2}{x^2}{y^2}z\) là những đa thức vì là tổng của những đơn thức.

      \(\frac{{x + y}}{{x - y}}\) không phải đa thức.

      Đáp án C.

      Câu 2: Thu gọn đa thức \(4{x^2}y + 6{x^3}{y^2} - 10{x^2}y + 4{x^3}{y^2}\) ta được

      A. \(14{x^2}y + 10{x^3}{y^2}\).

      B. \( - 14{x^2}y + 10{x^3}{y^2}\).

      C. \(6{x^2}y - 10{x^3}{y^2}\).

      D. \( - 6{x^2}y + 10{x^3}{y^2}\).

      Phương pháp

      Cộng, trừ các hạng tử đồng dạng để rút gọn.

      Lời giải

      \(\begin{array}{l}4{x^2}y + 6{x^3}{y^2} - 10{x^2}y + 4{x^3}{y^2}\\ = \left( {4{x^2}y - 10{x^2}y} \right) + \left( {6{x^3}{y^2} + 4{x^3}{y^2}} \right)\\ = - 6{x^2}y + 10{x^3}{y^2}\end{array}\)

      Đáp án D.

      Câu 3: Đơn thức thích hợp điền vào chỗ trống của ... – 9 = (5x + 3)(5x – 3) là

      A. \( - 25{x^2}\).

      B. \(5{x^2}\).

      C. \(5x\).

      D. \(25{x^2}\).

      Phương pháp

      Sử dụng công thức \({A^2} - {B^2} = \left( {A - B} \right)\left( {A + B} \right)\).

      Lời giải

      \(\left( {5x + 3} \right)\left( {5x - 3} \right) = {\left( {5x} \right)^2} - {3^2} = 25{x^2} - 9\).

      Vậy đơn thức điền vào chỗ trống là 25x2.

      Đáp án D.

      Câu 4: Biểu thức nào dưới đây là bình phương thiếu của tổng hai biểu thức x và 2y

      A. \({x^2} + 2xy + 4{y^2}\).

      B. \({x^2} - 2xy + 4{y^2}\).

      C. \({x^2} - 4xy + 4{y^2}\).

      D. \({x^2} + 4xy + 4{y^2}\).

      Phương pháp

      Dựa vào kiến thức của những hằng đẳng thức đáng nhớ.

      Lời giải

      Bình phương thiếu của tổng hai biểu thức x và 2y là \({x^2} + 2xy + 4{y^2}\).

      Đáp án A.

      Câu 5: Tứ giác ABCD có \(\widehat A = {100^0};\widehat B = {70^0};\widehat C = {110^0}\) thì

      A.\(\widehat D = {150^0}\).

      B. \(\widehat D = {90^0}\).

      C. \(\widehat D = {80^0}\).

      D. \(\widehat D = {50^0}\).

      Phương pháp

      Dựa vào tổng các góc của một tứ giác là 3600.

      Lời giải

      Xét tứ giác ABCD ta có:

      \(\begin{array}{l}\widehat A + \widehat B + \widehat C + \widehat D = {360^0}\\{100^0} + {70^0} + {110^0} + \widehat D = {360^0}\\{280^0} + \widehat D = {360^0}\\\widehat D = {80^0}\end{array}\)

      Đáp án C.

      Câu 6: Tính giá trị biểu thức \(x(x - y) + y(x + y)\) tại \(x = 6\) và \(y = 8\) là

      A. 14.

      B. 7.

      C. -100.

      D. 100.

      Phương pháp

      Rút gọn biểu thức sau đó thay giá trị x, y vào biểu thức.

      Lời giải

      \(x(x - y) + y(x + y) = {x^2} - xy + xy + {y^2} = {x^2} + {y^2}\).

      Thay \(x = 6\) và \(y = 8\) vào biểu thức, ta được: \({6^2} + {8^2} = 100\).

      Đáp án D.

      Câu 7: Hình nào sau đây là tứ giác có hai góc kề một đáy bằng nhau?

      A. Hình thang.

      B. Hình thang cân.

      C. Hình thang vuông.

      D. Hình bình hành.

      Phương pháp

      Dựa vào kiến thức các hình đã học.

      Lời giải

      Hình có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.

      Đáp án B.

      Câu 8: Với giá trị nào của a thì biểu thức \({x^2} + 4x + a\) viết được dưới dạng bình phương của một tổng

      A. a = 1.

      B. a = 9.

      C. a = 16.

      D. a = 4.

      Phương pháp

      Dựa vào kiến thức về hằng đẳng thức.

      Lời giải

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}{\left( {x + 2} \right)^2} = {x^2} + 2.2x + {2^2} = {x^2} + 4x + 4\\ \Rightarrow a = 4\end{array}\)

      Đáp án D.

      Câu 9Giá trị của biểu thức: \({x^2} - 8x + 16\) tại x = 4 là

      A. 0.

      B. 4.

      C. -16.

      D. 16.

      Phương pháp

      Đưa biểu thức về bình phương của một hiệu, thay x = 4 để tính giá trị.

      Lời giải

      \({x^2} - 8x + 16 = {x^2} - 2.4.x + {4^2} = {\left( {x - 4} \right)^2}\).

      Thay x = 4 vào biểu thức ta được: \({(4 - 4)^2} = {0^2} = 0\).

      Đáp án a.

      Câu 10Trong giờ học Mỹ thuật, bạn Hạnh dán lên trang vở hai hình vuông và một tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông là x (cm), y (cm) như hình bên. Tổng diện tích của hai hình vuông và tam giác vuông đó tại x = 3 và y = 5 là

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức 2

      A. 41,5 cm2.

      B. 40,5 cm2.

      C. 44 cm2.

      D. 47,2 cm2.

      Phương pháp

      Dựa vào công thức tính diện tích hình vuông, diện tích hình tam giác.

      Lời giải

      Diện tích hai hình vuông là: \({x^2} + {y^2} = {3^2} + {5^2} = 34\)(cm2).

      Diện tích hình tam giác vuông là: \(\frac{{x.y}}{2} = \frac{{3.5}}{2} = \frac{{15}}{2} = 7,5\)(cm2).

      Tổng diện tích của hai hình vuông và tam giác vuông đó tại x = 3 và y = 5 là: 34 + 7,5 = 41,5 (cm2).

      Đáp án A.

      Câu 11Kết quả thương của phép chia \(6{x^4}{y^2}:{\left( {\frac{1}{2}{x^2}y} \right)^2}\) là

      A. 12.

      B. 24.

      C. 24x2y.

      D. 12x2y.

      Phương pháp

      Dựa vào quy tắc chia đơn thức cho đơn thức.

      Lời giải

      \(6{x^4}{y^2}:{\left( {\frac{1}{2}{x^2}y} \right)^2} = 6{x^4}{y^2}:\frac{1}{4}{x^4}{y^2} = \left( {6:\frac{1}{4}} \right)\left( {{x^4}:{x^4}} \right)\left( {{y^2}:{y^2}} \right) = 24\)

      Đáp án B.

      Câu 12Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc là

      A. hình chữ nhật.

      B. hình thoi.

      C. hình vuông.

      D. hình thang.

      Phương pháp

      Dựa vào dấu hiệu nhận biết hình đã học.

      Lời giải

      Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc là hình vuông.

      Đáp án C.

      Phần tự luận. (7 điểm)

      Bài 1. (2 điểm) Rút gọn rồi tính giá trị của biểu thưc

      a) \(M = \left( {2x - \frac{1}{2}y} \right)\left( {2x + \frac{1}{2}y} \right)\) tại \(x = \frac{{ - 1}}{2}\) và \(y = 4\).

      b) \(N = \left( {2x - {y^2}} \right)\left( {4{x^2} + 2x{y^2} + {y^4}} \right)\) tại \(x = \frac{1}{2}\) và \(y = 2\).

      Phương pháp

      + Sử dụng quy tắc cộng, trừ, nhân, chia đa thức và những hằng đẳng thức đáng nhớ để rút gọn.

      + Thay x, y vào để tính giá trị.

      Lời giải

      a) \(M = \left( {2x - \frac{1}{2}y} \right)\left( {2x + \frac{1}{2}y} \right) = {\left( {2x} \right)^2} - {\left( {\frac{1}{2}y} \right)^2} = 4{x^2} - \frac{1}{4}{y^2}\)

      Thay \(x = \frac{{ - 1}}{2}\) và \(y = 4\) vào M ta được:

      \(4{\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right)^2} - \frac{1}{4}{.4^2} = 4.\frac{1}{4} - \frac{1}{4}.16 = 1 - 4 = - 3\).

      b) \(N = \left( {2x - {y^2}} \right)\left( {4{x^2} + 2x{y^2} + {y^4}} \right) = {\left( {2x} \right)^3} - {\left( {{y^2}} \right)^3} = 8{x^3} - {y^6}\)

      Thay \(x = \frac{1}{2}\) và \(y = 2\) vào N ta được:

      \(8{\left( {\frac{1}{2}} \right)^3} - {2^6} = 8.\frac{1}{8} - 64 = 1 - 64 = - 63\).

      Bài 2. (2 điểm)

      1) Tìm x, biết:

      a) \(2{x^2} + x = 0\)

      b) \(2x\left( {x - 5} \right) - x\left( {3 + 2x} \right) = 26\)

      2) Tính nhanh: \({34^2} + {16^2} + 32.34\)

      Phương pháp

      1) Phân tích đa thức thành nhân tử để tìm x.

      2) Dựa vào hằng đẳng thức đáng nhớ để tính.

      Lời giải

      1)

      a) \(2{x^2} + x = 0\)

      \(\begin{array}{l}x(2x + 1) = 0\\\left[ \begin{array}{l}x = 0\\2x + 1 = 0\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = \frac{{ - 1}}{2}\end{array} \right.\end{array}\)

      Vậy \(x = 0\) hoặc \(x = \frac{{ - 1}}{2}\).

      b) \(2x\left( {x - 5} \right) - x\left( {3 + 2x} \right) = 26\)

      \(\begin{array}{l}x(2x - 10) - x(3 + 2x) = 26\\x(2x - 10 - 3 - 2x) = 26\\x.( - 13) = 26\\x = - 2\end{array}\)

      Vậy x = -2.

      2) \({34^2} + {16^2} + 32.34\) = 342 + 162 + 2.16.34 = (34 + 16)2 = 502 = 2500.

      Bài 3. (2,5 điểm) Cho hình bình hành ABCD (AB > AD). Qua A kẻ đường thẳng vuông góc với BD tại E, cắt CD tại I. Qua C kẻ đường thẳng vuông góc với BD tại F, cắt AB tại K.

      a) Tứ giác AKCI là hình gì? Vì sao?

      b) Chứng minh AF // CE.

      c) Chứng minh rằng ba đường thẳng AC, EF và KI đồng quy tại một điểm.

      Phương pháp

      a) Chứng minh tứ giác AKCI có hai cặp cạnh đối song song nên là hình bình hành.

      b) Chứng minh AECF là hình bình hành suy ra AF // CE (2 cặp cạnh đối song song).

      c) Chứng minh giao điểm của AC với EF và giao điểm của AC với KI trùng nhau.

      Lời giải

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức 3

      a) Vì ABCD là hình bình hành nên AB // CD. Do đó: AK // IC.

      Mặt khác, \(AI \bot BD\) và \(CK \bot BD\). Nên AI // CK.

      Vì vậy: AICK là hình bình hành (tứ giác có hai cặp cạnh đối song song).

      b) Vì ABCD là hình bình hành nên AB // CD.

      Xét \(\Delta ABE\) và \(\Delta CDF\) có:

      \(\widehat {AEB} = \widehat {CFD}\left( { = {{90}^0}} \right)\)

      \(\widehat {ABE} = \widehat {CDF}\) (so le trong)

      AB = CD

      Do đó \(\Delta ABE = \Delta CDF\)(ch – gn)

      Suy ra AE = CF (cạnh tương ứng).

      Mà AE // CF nên AECF là hình bình hành (Tứ giác có cặp cạnh đối song song và bằng nhau).

      Do đó AF // CE.

      c) Ta có: AICK là hình bình hành (cmt). Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và KI. Khi đó O là trung điểm của AC và O là trung điểm của KI. (1)

      Tương tự, AECF là hình bình hành (cmt). Gọi O’ là giao điểm của hai đường chéo AC và EF. Khi đó O’ là trung điểm của AC và O’ là trung điểm của EF. (2)

      Từ (1) và (2) suy ra O và O’ trung nhau. Hay AC, EF và KI đồng quy tại một điểm.

      Bài 4. (0,5 điểm) Chứng minh rằng \(9 - {\left( {1 + 4k} \right)^2}\) chia hết cho 8 với mọi số nguyên k.

      Phương pháp

      Dựa vào hằng đẳng thức \({a^2} - {b^2} = \left( {a - b} \right)\left( {a + b} \right)\) để chứng minh.

      Lời giải

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}9 - {\left( {1 + 4k} \right)^2} = {3^2} - {\left( {1 + 4k} \right)^2} = \left( {3 - 1 - 4k} \right)\left( {3 + 1 + 4k} \right)\\ = \left( {2 - 4k} \right)\left( {4 + 4k} \right) = 2.4\left( {1 - 2k} \right)\left( {1 + k} \right) = 8\left( {1 - 2k} \right)\left( {1 + k} \right) \vdots 8\forall k \in \mathbb{Z}\end{array}\)

      Vậy \(9 - {\left( {1 + 4k} \right)^2}\) chia hết cho 8 với mọi số nguyên k.

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức trong chuyên mục giải toán 8 trên nền tảng toán math. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán thcs này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 8 cho học sinh, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức: Tổng quan và Hướng dẫn Giải Chi Tiết

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 2 chương trình Kết nối tri thức là một bài kiểm tra quan trọng giúp đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh sau một nửa học kì đầu. Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, tập trung vào các chủ đề chính như số hữu tỉ, biểu thức đại số, phương trình bậc nhất một ẩn, bất đẳng thức và các ứng dụng thực tế của toán học.

      Cấu trúc Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức

      Thông thường, đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức sẽ có cấu trúc tương tự như sau:

      • Phần trắc nghiệm: Khoảng 5-7 câu, tập trung vào các khái niệm cơ bản, định nghĩa, tính chất và công thức.
      • Phần tự luận: Khoảng 3-5 câu, yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết, áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài toán cụ thể.

      Các Chủ đề Chính trong Đề thi

      1. Số hữu tỉ: Các phép toán trên số hữu tỉ, so sánh số hữu tỉ, biểu diễn số hữu tỉ trên trục số.
      2. Biểu thức đại số: Thu gọn biểu thức, cộng trừ đa thức, nhân đa thức, chia đa thức.
      3. Phương trình bậc nhất một ẩn: Giải phương trình, ứng dụng phương trình để giải bài toán thực tế.
      4. Bất đẳng thức: Giải bất đẳng thức, ứng dụng bất đẳng thức để giải bài toán thực tế.
      5. Ứng dụng thực tế: Các bài toán liên quan đến tính toán diện tích, chu vi, thể tích, vận tốc, thời gian,...

      Hướng dẫn Giải một số Dạng Bài Tập Thường Gặp

      Dạng 1: Giải phương trình bậc nhất một ẩn

      Để giải phương trình bậc nhất một ẩn, ta thực hiện các bước sau:

      1. Biến đổi phương trình về dạng ax + b = 0.
      2. Giải phương trình để tìm ra giá trị của x.

      Dạng 2: Giải bất đẳng thức

      Để giải bất đẳng thức, ta thực hiện các bước sau:

      1. Biến đổi bất đẳng thức về dạng ax + b > 0 (hoặc ax + b < 0).
      2. Giải bất đẳng thức để tìm ra tập nghiệm.

      Dạng 3: Bài toán ứng dụng

      Đối với các bài toán ứng dụng, ta cần đọc kỹ đề bài, xác định các đại lượng cần tìm và lập phương trình hoặc bất đẳng thức để giải quyết bài toán.

      Luyện tập với Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức

      Để đạt kết quả tốt trong kỳ thi giữa kì 1, các em cần luyện tập thường xuyên với các đề thi thử. montoan.com.vn cung cấp nhiều đề thi khác nhau, kèm đáp án chi tiết, giúp các em làm quen với các dạng bài tập và rèn luyện kỹ năng giải toán. Hãy dành thời gian ôn tập và làm bài tập một cách nghiêm túc để đạt kết quả tốt nhất!

      Tầm quan trọng của việc ôn tập và luyện đề

      Việc ôn tập và luyện đề là một phần không thể thiếu trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi giữa kì. Nó giúp các em:

      • Nắm vững kiến thức đã học.
      • Rèn luyện kỹ năng giải toán.
      • Làm quen với cấu trúc đề thi.
      • Tăng cường sự tự tin.

      Lời khuyên khi làm bài thi

      • Đọc kỹ đề bài trước khi làm.
      • Sử dụng thời gian hợp lý cho từng câu hỏi.
      • Kiểm tra lại bài làm sau khi hoàn thành.

      Kết luận

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức là một cơ hội để các em thể hiện kiến thức và kỹ năng đã học. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng và tự tin làm bài để đạt kết quả tốt nhất. Chúc các em thành công!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8