montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi học kì 1 Toán 7 Cánh diều - Đề số 16, một công cụ hỗ trợ học sinh ôn luyện và đánh giá năng lực bản thân trước kỳ thi quan trọng. Đề thi được biên soạn bám sát chương trình học, đảm bảo tính chính xác và phù hợp với cấu trúc đề thi hiện hành.
Với đáp án chi tiết đi kèm, học sinh có thể tự kiểm tra và rút kinh nghiệm sau khi làm bài, từ đó củng cố kiến thức và kỹ năng giải toán.
Số nào sau đây viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn?
\(1\frac{2}{7}\).
\(\frac{1}{4}\).
\(\frac{2}{3}\).
\(\sqrt 5 \).
Cho hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau và khi \(x = 5\) thì \(y = 2\). Hệ số tỉ lệ là:
10.
2,5.
20.
7.
\(\sqrt {25} \) có kết quả là
-5 và 5.
-5.
5.
25.
Giá trị của \(x\) trong tỉ lệ thức \(\frac{2}{5} = \frac{8}{x}\) là:
1,25.
4.
40.
20.
Làm tròn số thập phân 5897,9391 đến hàng phần mười được kết quả là:
5898.
5897,94.
5897,9.
5897,939.
Giá trị của biểu thức \(\sqrt {0,25} - \left| { - 0,2} \right|\) là:
0,05.
0,7.
0,3.
0,45.
Cho đẳng thức 4.9 = 3.12. Tỉ lệ thức nào sau đây không đúng?
\(\frac{4}{9} = \frac{3}{{12}}\).
\(\frac{4}{{12}} = \frac{3}{9}\).
\(\frac{9}{{12}} = \frac{3}{4}\).
\(\frac{9}{3} = \frac{{12}}{4}\).
Nếu \(\frac{x}{3} = \frac{y}{4}\) và \(x + y = 21\) thì
\(x = 12;y = 9\).
\(x = 63;y = 84\).
\(x = - 9;y = - 12\).
\(x = 9;y = 12\).
Cho \(\widehat {xOy}\) và \(\widehat {yOz}\) là hai góc kề bù. Biết \(\widehat {yOz} = 55^\circ \). Số đo của \(\widehat {xOy}\) là:
\(115^\circ \).
\(125^\circ \).
\(55^\circ \).
\(180^\circ \).
Khẳng định nào dưới đây đúng?
Hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh, 12 cạnh và 4 đường chéo.
Hình hộp chữ nhật có 12 đỉnh, 8 cạnh và 4 đường chéo.
Hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh, 12 cạnh và 6 đường chéo.
Hình hộp chữ nhật có 12 đỉnh, 8 cạnh và 6 đường chéo.
Cho Ot là tia phân giác của \(\widehat {xOy} = 120^\circ \). Chọn đáp án đúng:
\(\widehat {xOy} = 60^\circ \).
\(\widehat {xOt} = 120^\circ \).
\(\widehat {yOt} = 120^\circ \).
\(\widehat {xOt} = 60^\circ \).
Cho hình vẽ, biết a // b, \(\widehat {{A_1}} = 58^\circ \). Tính \(\widehat {{B_3}}\).
\(122^\circ \).
\(132^\circ \).
\(90^\circ \).
\(58^\circ \).
Thực hiện phép tính:
a) \(\frac{1}{2} + \frac{2}{3} - \frac{4}{5}\)
b) \(\frac{{17}}{9} + {\left( {\frac{1}{3}} \right)^9}:{\left( {\frac{1}{3}} \right)^7} - 2\)
c) \(\left( {1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{3}} \right){\left( {\frac{4}{5} - \frac{3}{4}} \right)^2}\)
Tìm x, biết:
a) \(\frac{2}{5}x - \frac{1}{2} = \frac{{ - 3}}{5}\)
b) \(\left| {x - \frac{1}{2}} \right| = \frac{2}{3}\)
Môt cửa hàng văn phòng phẩm bán ba loại bút bi đỏ, đen và xanh tỉ lệ với các số 4; 6; 7. Tổng số bút bi mà cửa hàng nhập về bán là 340 chiếc. Tính số bút bi mỗi loại.
Một thùng đựng hàng bằng thép không có nắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 2m, chiều rộng 1,5m và chiều cao 2m. Người thợ cần bao nhiêu ki-lô-gam sơn để sơn bên ngoài các mặt xung quanh chiếc thùng đó? Biết rằng với mỗi ki-lô-gam sơn sẽ sơn được \(4{m^2}\) mặt thùng.
Cho hình vẽ:
Biết \(a \bot m,b \bot m,\widehat {{B_1}} = 45^\circ \).
a) Chứng minh a // b.
b) Tính \(\widehat {{B_2}},\widehat {{A_1}}\).
c) Vẽ tia \(Dx\) là tia phân giác của \(\widehat {aDm}\), tia \(Cy\) là tia phân giác của \(\widehat {bCD}\). Chứng minh \(Dx//Cy\).
Số nào sau đây viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn?
\(1\frac{2}{7}\).
\(\frac{1}{4}\).
\(\frac{2}{3}\).
\(\sqrt 5 \).
Đáp án : B
Nếu phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố nào khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
\(\frac{1}{4}\) có thể viết dưới dạng số thập phân hữu hạn.
\(1\frac{2}{7}\); \(\frac{2}{3}\); \(\sqrt 5 \) không viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
Đáp án B
Cho hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau và khi \(x = 5\) thì \(y = 2\). Hệ số tỉ lệ là:
10.
2,5.
20.
7.
Đáp án : A
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức \(y = \frac{a}{x}\) hay \(xy = a\) (với a là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a.
Hệ số tỉ lệ của x và y là: 5.2 = 10.
Đáp án A
\(\sqrt {25} \) có kết quả là
-5 và 5.
-5.
5.
25.
Đáp án : C
\(\sqrt a = x\) với \(x \ge 0,a = {x^2}\)
\(\sqrt {25} = 5\).
Đáp án C
Giá trị của \(x\) trong tỉ lệ thức \(\frac{2}{5} = \frac{8}{x}\) là:
1,25.
4.
40.
20.
Đáp án : D
Nếu \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\) thì \(ad = bc\).
Ta có: \(\frac{2}{5} = \frac{8}{x}\) nên \(2x = 5.8 = 40\) suy ra \(x = \frac{{40}}{2} = 20\).
Đáp án D
Làm tròn số thập phân 5897,9391 đến hàng phần mười được kết quả là:
5898.
5897,94.
5897,9.
5897,939.
Đáp án : C
Áp dụng quy tắc Làm tròn số thập phân dương:
- Đối với chữ số hàng làm tròn:
+ Giữ nguyên nếu chữ số ngay bên phải nhỏ hơn 5;
+ Tăng 1 đơn vị nếu chữ số ngay bên phải lớn hơn hoặc bằng 5.
- Đối với chữ số sau hàng làm tròn:
+ Bỏ đi nếu ở phần thập phân;
+ Thay bằng các chữ số 0 nếu ở phần số nguyên.
Số thập phân 5897,9391 làm tròn đến hàng phần mười là: 5897,9 (vì 3 < 5).
Đáp án C
Giá trị của biểu thức \(\sqrt {0,25} - \left| { - 0,2} \right|\) là:
0,05.
0,7.
0,3.
0,45.
Đáp án : C
Sử dụng kiến thức về căn bậc hai và giá trị tuyệt đối của một số:
\(\sqrt a = x\) nếu \(x \ge 0,a = {x^2}\);
|a| = a nếu a \( \ge \) 0;
|a| = -a nếu a < 0.
\(\sqrt {0,25} - \left| { - 0,2} \right| = 0,5 - 0,2 = 0,3\).
Đáp án C
Cho đẳng thức 4.9 = 3.12. Tỉ lệ thức nào sau đây không đúng?
\(\frac{4}{9} = \frac{3}{{12}}\).
\(\frac{4}{{12}} = \frac{3}{9}\).
\(\frac{9}{{12}} = \frac{3}{4}\).
\(\frac{9}{3} = \frac{{12}}{4}\).
Đáp án : A
Nếu a.d = b.c thì \(\frac{a}{c} = \frac{b}{d};\frac{a}{b} = \frac{c}{d};\frac{c}{a} = \frac{d}{b};\frac{b}{a} = \frac{d}{c}\)
Nếu 4.9 = 3.12 thì \(\frac{4}{3} = \frac{{12}}{9};\frac{4}{{12}} = \frac{3}{9};\frac{3}{4} = \frac{9}{{12}};\frac{{12}}{4} = \frac{9}{3}\) nên A sai.
Đáp án A
Nếu \(\frac{x}{3} = \frac{y}{4}\) và \(x + y = 21\) thì
\(x = 12;y = 9\).
\(x = 63;y = 84\).
\(x = - 9;y = - 12\).
\(x = 9;y = 12\).
Đáp án : D
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau: \(\frac{a}{c} = \frac{b}{d} = \frac{{a + b}}{{c + d}}\).
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
\(\frac{x}{3} = \frac{y}{4} = \frac{{x + y}}{{3 + 4}} = \frac{{21}}{7} = 3\)
suy ra \(x = 3.3 = 9;y = 3.4 = 12\).
Đáp án D
Cho \(\widehat {xOy}\) và \(\widehat {yOz}\) là hai góc kề bù. Biết \(\widehat {yOz} = 55^\circ \). Số đo của \(\widehat {xOy}\) là:
\(115^\circ \).
\(125^\circ \).
\(55^\circ \).
\(180^\circ \).
Đáp án : B
Hai góc kề bù thì có tổng bằng \(180^\circ \).
Vì \(\widehat {xOy}\) và \(\widehat {yOz}\) là hai góc kề bù nên \(\widehat {xOy} + \widehat {yOz} = 180^\circ \)
suy ra \(\widehat {xOy} = 180^\circ - \widehat {yOz} = 180^\circ - 55^\circ = 125^\circ \).
Đáp án B
Khẳng định nào dưới đây đúng?
Hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh, 12 cạnh và 4 đường chéo.
Hình hộp chữ nhật có 12 đỉnh, 8 cạnh và 4 đường chéo.
Hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh, 12 cạnh và 6 đường chéo.
Hình hộp chữ nhật có 12 đỉnh, 8 cạnh và 6 đường chéo.
Đáp án : A
Dựa vào đặc điểm của hình hộp chữ nhật.
Hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh, 12 cạnh và 4 đường chéo nên đáp án A đúng.
Đáp án A
Cho Ot là tia phân giác của \(\widehat {xOy} = 120^\circ \). Chọn đáp án đúng:
\(\widehat {xOy} = 60^\circ \).
\(\widehat {xOt} = 120^\circ \).
\(\widehat {yOt} = 120^\circ \).
\(\widehat {xOt} = 60^\circ \).
Đáp án : D
Tia phân giác của một góc là tia nằm trong góc và tạo với hai cạnh của góc đó hai góc bằng nhau.
Vì Ot là tia phân giác của \(\widehat {xOy} = 120^\circ \) nên \(\widehat {xOt} = \widehat {yOt} = \frac{{120^\circ }}{2} = 60^\circ \).
Đáp án D
Cho hình vẽ, biết a // b, \(\widehat {{A_1}} = 58^\circ \). Tính \(\widehat {{B_3}}\).
\(122^\circ \).
\(132^\circ \).
\(90^\circ \).
\(58^\circ \).
Đáp án : D
Hai đường thẳng song song thì có các góc so le trong bằng nhau, các góc đồng vị bằng nhau.
Vì a // b nên \(\widehat {{B_3}} = \widehat {{A_1}} = 58^\circ \) (hai góc so le trong)
Đáp án D
Thực hiện phép tính:
a) \(\frac{1}{2} + \frac{2}{3} - \frac{4}{5}\)
b) \(\frac{{17}}{9} + {\left( {\frac{1}{3}} \right)^9}:{\left( {\frac{1}{3}} \right)^7} - 2\)
c) \(\left( {1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{3}} \right){\left( {\frac{4}{5} - \frac{3}{4}} \right)^2}\)
Áp dụng quy tắc cộng, trừ, nhân, chia với số hữu tỉ.
b) Sử dụng tính chất chia hai lũy thừa có cùng cơ số.
c) Thực hiện phép tính trong ngoặc sau đó tính lũy thừa và rút gọn.
a) \(\frac{1}{2} + \frac{2}{3} - \frac{4}{5}\)\( = \frac{{15 + 20 - 24}}{{30}} = \frac{{11}}{{30}}\)
b) \(\frac{{17}}{9} + {\left( {\frac{1}{3}} \right)^9}:{\left( {\frac{1}{3}} \right)^7} - 2\)\(\frac{{17}}{9} + {\left( {\frac{1}{3}} \right)^{9 - 7}} - 2\)\( = \frac{{17}}{9} + {\left( {\frac{1}{3}} \right)^2} - 2\)\( = \frac{{17}}{9} + \frac{1}{9} - 2\)\( = 2 - 2\)\( = 0\)
c) \(\left( {1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{3}} \right){\left( {\frac{4}{5} - \frac{3}{4}} \right)^2}\)\( = \left( {\frac{{6 + 3 + 2}}{6}} \right){\left( {\frac{{16 - 15}}{{20}}} \right)^2}\)\( = \frac{{11}}{6}.{\left( {\frac{1}{{20}}} \right)^2}\)\( = \frac{{11}}{6}.\frac{1}{{400}}\)\( = \frac{{11}}{{2400}}\)
Tìm x, biết:
a) \(\frac{2}{5}x - \frac{1}{2} = \frac{{ - 3}}{5}\)
b) \(\left| {x - \frac{1}{2}} \right| = \frac{2}{3}\)
Áp dụng quy tắc chuyển vế đổi dấu.
b) Đưa về dạng \(\left| A \right| = B\), chia hai trường hợp: A = B hoặc A = -B.
a) \(\frac{2}{5}x - \frac{1}{2} = \frac{{ - 3}}{5}\)
\(\begin{array}{l}\frac{2}{5}x = \frac{{ - 3}}{5} + \frac{1}{2}\\\frac{2}{5}x = \frac{{ - 1}}{{10}}\\x = \frac{{ - 1}}{{10}}:\frac{2}{5}\\x = \frac{{ - 1}}{4}\end{array}\)
Vậy \(x = \frac{{ - 1}}{4}\).
b) \(\left| {x - \frac{1}{2}} \right| = \frac{2}{3}\)
\(x - \frac{1}{2} = \frac{2}{3}\) hoặc \(x - \frac{1}{2} = - \frac{2}{3}\)
\(x = \frac{2}{3} + \frac{1}{2}\) hoặc \(x = - \frac{2}{3} + \frac{1}{2}\)
\(x = \frac{7}{6}\) hoặc \(x = \frac{{ - 1}}{6}\)
Vậy \(x \in \left\{ {\frac{7}{6};\frac{{ - 1}}{6}} \right\}\)
Môt cửa hàng văn phòng phẩm bán ba loại bút bi đỏ, đen và xanh tỉ lệ với các số 4; 6; 7. Tổng số bút bi mà cửa hàng nhập về bán là 340 chiếc. Tính số bút bi mỗi loại.
Gọi số chiếc bút bi đỏ, đen và xanh lần lượt là: x, y, z (chiếc), \(\left( {x,y,z \in {\mathbb{N}^*}} \right)\)
Lập luận \(x + y + z = 340\)
Lập luận \(\frac{x}{4} = \frac{y}{6} = \frac{z}{7}\)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để tìm x, y, z.
Gọi số chiếc bút bi đỏ, đen và xanh lần lượt là: x, y, z (chiếc), \(\left( {x,y,z \in {\mathbb{N}^*}} \right)\)
Vì cửa hàng nhập về bán 340 chiếc nên \(x + y + z = 340\).
Vì số chiếc bút bi đỏ, đen và xanh tỉ lệ với các số 4; 6; 7 nên ta có: \(\frac{x}{4} = \frac{y}{6} = \frac{z}{7}\).
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
\(\frac{x}{4} = \frac{y}{6} = \frac{z}{7} = \frac{{x + y + z}}{{4 + 6 + 7}} = \frac{{340}}{{17}} = 20\)
suy ra \(x = 20.4 = 80\); \(y = 20.6 = 120\); \(z = 20.7 = 140\).
Vậy số chiếc bút bi đỏ, đen và xanh lần lượt là 80 chiếc; 120 chiếc; 140 chiếc.
Một thùng đựng hàng bằng thép không có nắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 2m, chiều rộng 1,5m và chiều cao 2m. Người thợ cần bao nhiêu ki-lô-gam sơn để sơn bên ngoài các mặt xung quanh chiếc thùng đó? Biết rằng với mỗi ki-lô-gam sơn sẽ sơn được \(4{m^2}\) mặt thùng.
Áp dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật để tính diện tích cần sơn chiếc thùng:
Sxq = Cđáy.chiều cao.
Số ki-lô-gam sơn = Sxq : 4.
Diện tích cần sơn là: \(2.\left( {2 + 1,5} \right).1,2 = 8,4\left( {{m^2}} \right)\)
Số ki-lô-gam sơn cần dùng là: \(8,4:4 = 2,1\left( {kg} \right)\)
Vậy người thợ cần 2,1kg sơn để sơn bên ngoài các mặt xung quanh chiếc thùng đó.
Cho hình vẽ:
Biết \(a \bot m,b \bot m,\widehat {{B_1}} = 45^\circ \).
a) Chứng minh a // b.
b) Tính \(\widehat {{B_2}},\widehat {{A_1}}\).
c) Vẽ tia \(Dx\) là tia phân giác của \(\widehat {aDm}\), tia \(Cy\) là tia phân giác của \(\widehat {bCD}\). Chứng minh \(Dx//Cy\).
a) Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thì chúng song song với nhau.
b) Áp dụng tính chất hai góc kề bù có tổng bằng \(180^\circ \) và hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau.
c) Chứng minh hai góc ở vị trí đồng vị bằng nhau nên Dx // Cy.
a) Ta có: \(a \bot m\) (gt), \(b \bot m\) (gt) nên a // b.
b) Ta có: \(\widehat {{B_1}} + \widehat {{B_2}} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)
\(45^\circ + \widehat {{B_2}} = 180^\circ \) suy ra \(\widehat {{B_2}} = 180^\circ - 45^\circ = 135^\circ \).
Vì a // b nên \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{A_1}}\) (hai góc so le trong)
Mà \(\widehat {{B_1}} = 45^\circ \) nên \(\widehat {{A_1}} = 45^\circ \).
c) Vì Dx là tia phân giác của \(\widehat {aDm}\) (gt) nên \(\widehat {xDm} = 90^\circ :2 = 45^\circ \)
Vì \(Cy\) là tia phân giác của \(\widehat {bCD}\) (gt) nên \(\widehat {yCD} = 90^\circ :2 = 45^\circ \)
Do đó \(\widehat {xDm} = \widehat {yCD}\)
Mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên Dx // Cy.
Kỳ thi học kì 1 Toán 7 là một bước quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Để đạt kết quả tốt nhất, việc ôn luyện và làm quen với các dạng đề thi là vô cùng cần thiết. Đề thi học kì 1 Toán 7 Cánh diều - Đề số 16 do montoan.com.vn cung cấp, được thiết kế để giúp học sinh nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải toán.
Đề thi này bao gồm các dạng bài tập khác nhau, tập trung vào các chủ đề chính đã được học trong học kì 1 Toán 7 Cánh diều. Cụ thể:
Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức A = 3x + 2y khi x = -2 và y = 1.
Hướng dẫn giải:
Ví dụ: Giải phương trình 2x + 5 = 11.
Hướng dẫn giải:
Ví dụ: Cho tam giác ABC và tam giác DEF có AB = DE, AC = DF và góc BAC = góc EDF. Chứng minh rằng tam giác ABC bằng tam giác DEF.
Hướng dẫn giải:
Sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh (c-g-c) để chứng minh hai tam giác bằng nhau.
Ngoài đề thi này, học sinh có thể tham khảo thêm các tài liệu sau để ôn luyện:
Đề thi học kì 1 Toán 7 Cánh diều - Đề số 16 là một tài liệu ôn tập hữu ích cho học sinh. Hy vọng rằng, với sự hỗ trợ của đề thi này, các em sẽ đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi sắp tới. montoan.com.vn luôn đồng hành cùng các em trên con đường chinh phục tri thức!