1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Chân trời sáng tạo

Chào mừng các em học sinh lớp 8 đến với đề thi học kì 1 môn Toán, Đề số 4, chương trình Chân trời sáng tạo. Đề thi này được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm của montoan.com.vn, bám sát cấu trúc đề thi chính thức và nội dung chương trình học.

Mục tiêu của đề thi là giúp các em làm quen với dạng đề, rèn luyện kỹ năng giải toán và tự đánh giá năng lực của bản thân trước kỳ thi quan trọng.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.
    Câu 1 :

    Kết quả thương của phép chia \(\left( {3x{y^2} - 2{x^2}y + {x^3}} \right):\left( { - \frac{1}{2}x} \right)\) là:

    • A.
      \( - \frac{3}{2}{y^2} + xy - \frac{1}{2}{x^2}\).
    • B.
      \(3{y^2} + 2xy + {x^2}\).
    • C.
      \( - 6{y^2} + 4xy - 2{x^2}\).
    • D.
      \(6{y^2} - 4xy + {x^2}\).
    Câu 2 :

    Giá trị của đa thức \({x^3}y - 14{y^3} - 6x{y^2} + y + 2\) tại x = -1 ; y = 0,5 là:

    • A.
      1.
    • B.
      0,75.
    • C.
      2,5.
    • D.
      1,75.
    Câu 3 :

    Phân thức \(\frac{2}{{x - 3}}\) không có nghĩa khi:

    • A.
      \(x = 3\).
    • B.
      \(x > 3\).
    • C.
      \(x < 3\).
    • D.
      \(x \ne 3\).
    Câu 4 :

    Phân thức nghịch đảo của phân thức \(\frac{2}{{x - 4}}\left( {x \ne 4} \right)\) là:

    • A.
      \(\frac{{x - 4}}{2}\).
    • B.
      \( - \frac{2}{{x - 4}}\).
    • C.
      x - 4.
    • D.
      \(\frac{{x - 4}}{{ - 2}}\).
    Câu 5 :

    Rút gọn phân thức \(\frac{{x - 3}}{{{x^2} - 9}}\left( {x \ne \pm 3} \right)\), ta được kết quả:

    • A.
      \(\frac{1}{{x - 3}}\).
    • B.
      \(\frac{1}{{x + 3}}\).
    • C.
      \(\frac{{ - 1}}{{x - 3}}\).
    • D.
      \(\frac{{ - 1}}{{x + 3}}\).
    Câu 6 :

    Hai đường chéo của hình chữ nhật

    • A.
      song song với nhau.
    • B.
      vuông góc với nhau.
    • C.
      bằng nhau.
    • D.
      là các đường phân giác của các góc.
    Câu 7 :

    Một tứ giác là hình bình hành nếu nó là:

    • A.
      Tứ giác có hai cạnh song song với nhau.
    • B.
      Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau.
    • C.
      Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau.
    • D.
      Tứ giác có hai góc đối bằng nhau.
    Câu 8 :

    Những tứ giác nào sau đây có hai đường chéo bằng nhau?

    • A.
      Hình chữ nhật, hình thang, hình vuông.
    • B.
      Hình chữ nhật, hình thang cân, hình vuông.
    • C.
      Hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật.
    • D.
      Hình thoi, hình chữ nhật, hình thang cân.
    Câu 9 :

    Độ dài một cạnh góc vuông và cạnh huyền của một tam giác vuông lần lượt là 3cm và 5cm. Diện tích của tam giác vuông đó là:

    • A.
      12cm2.
    • B.
      14cm2.
    • C.
      6cm2.
    • D.
      7cm2.
    Câu 10 :

    Cho hình khối chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a và cạnh bên bằng 2a. Tính thể tích V của khối chóp S.ABC.

    • A.
      \(V = \frac{{\sqrt {13} {a^3}}}{{12}}\).
    • B.
      \(V = \frac{{\sqrt {11} {a^3}}}{{12}}\).
    • C.
      \(V = \frac{{\sqrt {11} {a^3}}}{6}\).
    • D.
      \(V = \frac{{\sqrt {11} {a^3}}}{4}\).
    Câu 11 :

    Một hình chóp tứ giác đều S.ABCD có độ dài trung đoạn là 12cm và đáy là hình vuông có chu vi là 40cm. Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều đó là:

    • A.
      100 cm2.
    • B.
      120 cm2.
    • C.
      150 cm2.
    • D.
      240 cm2.
    Câu 12 :

    Bạn Châu vẽ biểu đồ hình quạt tròn như hình bên để biểu diễn tỉ lệ các loại sách trong thư viện: Khoa học (KH), Kĩ thuật và công nghệ (KT & CN), Văn học và Nghệ thuật (VH – NT); Sách khác. Những dữ liệu mà bạn Châu nêu ra trong biểu đồ hình quạt tròn dữ liệu nào chưa hợp lí?

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Chân trời sáng tạo 0 1

    • A.
      Sách khác.
    • B.
      KH.
    • C.
      KT - CN.
    • D.
      VH - NT.

    Biểu đồ tranh ở hình bên thống kê số gạo bán của một cửa hàng trong ba tháng cuối năm 2020.

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Chân trời sáng tạo 0 2

    Câu 13

    Nêu số kg gạo bán được ở tháng 12?

    • A.
      200kg.
    • B.
      250kg.
    • C.
      225kg.
    • D.
      300kg.
    Câu 14

    Lựa chọn biểu đồ nào để biểu diễn các dữ liệu thống kê có trong biểu đồ tranh ở hình bên?

    • A.
      Biểu đồ hình quạt tròn.
    • B.
      Biểu đồ cột kép.
    • C.
      Biểu đồ cột.
    • D.
      A; B; C đều đúng.
    Câu 15

    So tháng 10 số gạo bán được của tháng 11 tăng bao nhiêu phần trăm?

    • A.
      25%.
    • B.
      20%.
    • C.
      30%.
    • D.
      35%.
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Chứng tỏ rằng giá trị của các biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến.

    a) \(A = 2xy + \frac{1}{2}x.\left( {2x - 4y + 4} \right) - x\left( {x + 2} \right)\)

    b) \(B = {\left( {x + 2} \right)^2} - {\left( {x - 3} \right)^2} - 10x\)

    Câu 2 :

    Cho biểu thức \(M = \frac{{2\left( {1 - 9{x^2}} \right)}}{{3{x^2} + 6x}}:\frac{{2 - 6x}}{{3x}}\).

    a) Rút gọn M.

    b) Tìm các giá trị nguyên của x để M có giá trị nguyên.

    Câu 3 :

    Biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn kết quả thống kê (tính theo tỉ số phần trăm) các thị trường cung cấp cà phê cho Tây Ban Nha trong 7 tháng đầu năm 2022.

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Chân trời sáng tạo 0 3

     (Nguồn: Eurostat)

    a) Trong 7 tháng đầu năm 2022 thị trường nào cung cấp cà phê cho Tây Ban Nha là nhiều nhất, ít nhất?

    b) Biết lượng cà phê mà tất cả các thị trường cung cấp cho Tây Ban Nha trong 7 tháng đầu năm 2022 là 222 956 tấn. Lập bảng thống kê lượng cà phê mà các thị trường cung cấp cà phê cho Tây Ban Nha trong 7 tháng đầu năm 2022 theo mẫu sau:

    Thị trường

    Đức

    Brazil

    Bỉ

    Indonesia

    Việt Nam

    Khác

    Lượng cà phê (tấn)

    ?

    ?

    ?

    ?

    ?

    ?

    Câu 4 :

    1. Một giá đèn cầy có dạng hình chóp tứ giác đều như hình bên có độ dài cạnh đáy là 14cm; các cạnh bên có độ dài bằng \(17\sqrt 2 \)cm

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Chân trời sáng tạo 0 4

    Tính thể tích của giá đèn cầy có dạng hình chóp tứ giác đều với kích thước như trên. (Làm tròn đến hàng đơn vị).

    2. Cho hình thang cân \(ABCD\) \((AB\parallel CD,AB < CD)\), các đường cao \(AH\), \(BK\).

    a) Tứ giác \(ABKH\) là hình gì? Vì sao?

    b) Chứng minh \(DH = CK\).

    c) Tứ giác \(ABCE\) là hình gì?

    Câu 5 :

    Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:\(A = 4{x^2} - 12x + 15\).

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.
      Câu 1 :

      Kết quả thương của phép chia \(\left( {3x{y^2} - 2{x^2}y + {x^3}} \right):\left( { - \frac{1}{2}x} \right)\) là:

      • A.
        \( - \frac{3}{2}{y^2} + xy - \frac{1}{2}{x^2}\).
      • B.
        \(3{y^2} + 2xy + {x^2}\).
      • C.
        \( - 6{y^2} + 4xy - 2{x^2}\).
      • D.
        \(6{y^2} - 4xy + {x^2}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc chia đa thức cho đơn thức.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}\left( {3x{y^2} - 2{x^2}y + {x^3}} \right):\left( { - \frac{1}{2}x} \right)\\ = 3x{y^2}:\left( { - \frac{1}{2}x} \right) - 2{x^2}y:\left( { - \frac{1}{2}x} \right) + {x^3}:\left( { - \frac{1}{2}x} \right)\\ = - 6{y^2} + 4xy - 2{x^2}\end{array}\)

      Câu 2 :

      Giá trị của đa thức \({x^3}y - 14{y^3} - 6x{y^2} + y + 2\) tại x = -1 ; y = 0,5 là:

      • A.
        1.
      • B.
        0,75.
      • C.
        2,5.
      • D.
        1,75.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Thay x = -1 ; y = 0,5 vào biểu thức để tính giá trị.

      Lời giải chi tiết :

      Thay x = -1 ; y = 0,5 vào biểu thức, ta được:

      \(\begin{array}{l}{( - 1)^3}.0,5 - 14{(0,5)^3} - 6( - 1){(0,5)^2} + 0,5 + 2\\ = - 0,5 - 14.0,125 + 6.0,25 + 0,5 + 2\\ = - 0,5 - 1,75 + 1,5 + 0,5 + 2\\ = 1,75\end{array}\)

      Câu 3 :

      Phân thức \(\frac{2}{{x - 3}}\) không có nghĩa khi:

      • A.
        \(x = 3\).
      • B.
        \(x > 3\).
      • C.
        \(x < 3\).
      • D.
        \(x \ne 3\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Phân thức không có nghĩa khi mẫu thức bằng 0.

      Lời giải chi tiết :

      Phân thức \(\frac{2}{{x - 3}}\) không có nghĩa khi x – 3 = 0 hay x = 3.

      Câu 4 :

      Phân thức nghịch đảo của phân thức \(\frac{2}{{x - 4}}\left( {x \ne 4} \right)\) là:

      • A.
        \(\frac{{x - 4}}{2}\).
      • B.
        \( - \frac{2}{{x - 4}}\).
      • C.
        x - 4.
      • D.
        \(\frac{{x - 4}}{{ - 2}}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Hai phân thức được gọi là nghịch đảo nếu tích của chúng bằng 1.

      Lời giải chi tiết :

      Phân thức nghịch đảo của phân thức \(\frac{2}{{x - 4}}\) là: \(1:\frac{2}{{x - 4}} = \frac{{x - 4}}{2}\).

      Câu 5 :

      Rút gọn phân thức \(\frac{{x - 3}}{{{x^2} - 9}}\left( {x \ne \pm 3} \right)\), ta được kết quả:

      • A.
        \(\frac{1}{{x - 3}}\).
      • B.
        \(\frac{1}{{x + 3}}\).
      • C.
        \(\frac{{ - 1}}{{x - 3}}\).
      • D.
        \(\frac{{ - 1}}{{x + 3}}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Sử dụng các quy tắc tính với phân thức để rút gọn.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\frac{{x - 3}}{{{x^2} - 9}} = \frac{{x - 3}}{{\left( {x - 3} \right)\left( {x + 3} \right)}} = \frac{1}{{x + 3}}\).

      Câu 6 :

      Hai đường chéo của hình chữ nhật

      • A.
        song song với nhau.
      • B.
        vuông góc với nhau.
      • C.
        bằng nhau.
      • D.
        là các đường phân giác của các góc.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng tính chất của hình chữ nhật.

      Lời giải chi tiết :

      Hai đường chéo của hình chữ nhật bằng nhau nên chọn đáp án C.

      Câu 7 :

      Một tứ giác là hình bình hành nếu nó là:

      • A.
        Tứ giác có hai cạnh song song với nhau.
      • B.
        Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau.
      • C.
        Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau.
      • D.
        Tứ giác có hai góc đối bằng nhau.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hình bình hành.

      Lời giải chi tiết :

      Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành nên chọn đáp án C.

      Câu 8 :

      Những tứ giác nào sau đây có hai đường chéo bằng nhau?

      • A.
        Hình chữ nhật, hình thang, hình vuông.
      • B.
        Hình chữ nhật, hình thang cân, hình vuông.
      • C.
        Hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật.
      • D.
        Hình thoi, hình chữ nhật, hình thang cân.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về các hình đã học.

      Lời giải chi tiết :

      Những tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là: hình thang cân, hình chữ nhật, hình vuông nên chọn đáp án B.

      Câu 9 :

      Độ dài một cạnh góc vuông và cạnh huyền của một tam giác vuông lần lượt là 3cm và 5cm. Diện tích của tam giác vuông đó là:

      • A.
        12cm2.
      • B.
        14cm2.
      • C.
        6cm2.
      • D.
        7cm2.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng định lí Pythagore để tính.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Chân trời sáng tạo 1 1

      Tam giác ABC vuông tại A có AC = 3cm, BC = 5cm. Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABC, ta có: \(A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\)

      \(\begin{array}{l} \Rightarrow A{B^2} = B{C^2} - A{C^2} = {5^2} - {3^2} = 16\\ \Rightarrow AB = \sqrt {16} = 4(cm)\end{array}\)

      Diện tích của tam giác vuông đó là: \({S_{ABC}} = \frac{1}{2}AB.AC = \frac{1}{2}4.3 = 6\left( {c{m^2}} \right)\).

      Câu 10 :

      Cho hình khối chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a và cạnh bên bằng 2a. Tính thể tích V của khối chóp S.ABC.

      • A.
        \(V = \frac{{\sqrt {13} {a^3}}}{{12}}\).
      • B.
        \(V = \frac{{\sqrt {11} {a^3}}}{{12}}\).
      • C.
        \(V = \frac{{\sqrt {11} {a^3}}}{6}\).
      • D.
        \(V = \frac{{\sqrt {11} {a^3}}}{4}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Sử dụng tính chất đường trung bình.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Chân trời sáng tạo 1 2

      Gọi I là trung điểm của cạnh BC, vì tam giác ABC là tam giác đều nên AI là đường trung tuyến đồng thời là đường cao của tam giác ABC.

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABI, ta có:

      \(\begin{array}{l}A{I^2} = A{B^2} - B{I^2} = {a^2} - {\left( {\frac{a}{2}} \right)^2} = \frac{{3{a^2}}}{4}\\ \Rightarrow AI = \sqrt {\frac{{3{a^2}}}{4}} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\end{array}\)\(\)

      \(AO = \frac{2}{3}AI = \frac{2}{3}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\) (O là trọng tâm)

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác SOA, ta có:

      \(\begin{array}{l}S{O^2} = S{A^2} - A{O^2} = {\left( {2a} \right)^2} - {\left( {\frac{{a\sqrt 3 }}{3}} \right)^2} = \frac{{11{a^2}}}{3}\\ \Rightarrow SO = \sqrt {\frac{{11{a^2}}}{3}} = \frac{{a\sqrt {33} }}{3}\end{array}\)

      Vậy thể tích khối chóp S.ABC là:

      \(\begin{array}{l}V = \frac{1}{3}.SO.{S_{ABC}} = \frac{1}{3}.\frac{{a\sqrt {33} }}{3}\left( {\frac{1}{2}\frac{{a\sqrt 3 }}{2}.a} \right)\\ = \frac{{{a^3}\sqrt {11} }}{{12}}\end{array}\)

      Câu 11 :

      Một hình chóp tứ giác đều S.ABCD có độ dài trung đoạn là 12cm và đáy là hình vuông có chu vi là 40cm. Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều đó là:

      • A.
        100 cm2.
      • B.
        120 cm2.
      • C.
        150 cm2.
      • D.
        240 cm2.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều.

      Lời giải chi tiết :

      Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều đó là:

      \({S_{xq}} = \frac{{40}}{2}.12 = 240\left( {c{m^2}} \right)\)

      Câu 12 :

      Bạn Châu vẽ biểu đồ hình quạt tròn như hình bên để biểu diễn tỉ lệ các loại sách trong thư viện: Khoa học (KH), Kĩ thuật và công nghệ (KT & CN), Văn học và Nghệ thuật (VH – NT); Sách khác. Những dữ liệu mà bạn Châu nêu ra trong biểu đồ hình quạt tròn dữ liệu nào chưa hợp lí?

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Chân trời sáng tạo 1 3

      • A.
        Sách khác.
      • B.
        KH.
      • C.
        KT - CN.
      • D.
        VH - NT.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Quan sát biểu đồ để chỉ ra dữ liệu chưa hợp lí.

      Lời giải chi tiết :

      Trong biểu đồ trên, ta thấy tỉ lệ của sách khác (20%) bằng tỉ lệ sách KT – CN (20%) nhưng phần biểu diễn của sách khác lại bằng với phần biểu diễn của sách KN (25%). nên dữ liệu sách khác, sách KT – CN hoặc sách KH chưa hợp lý.

      Vì tổng tỉ lệ các loại sách là 100%, mà tổng số phần trăm trong biểu đồ trên là 30% + 20% + 25% + 20% = 95% < 100%.

      Vậy ta suy ra dữ liệu chưa hợp lí là dữ liệu sách khác. Tỉ lệ của sách khác phải là 25% bằng với tỉ lệ của sách KH.

      Biểu đồ tranh ở hình bên thống kê số gạo bán của một cửa hàng trong ba tháng cuối năm 2020.

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Chân trời sáng tạo 1 4

      Câu 13

      Nêu số kg gạo bán được ở tháng 12?

      • A.
        200kg.
      • B.
        250kg.
      • C.
        225kg.
      • D.
        300kg.

      Đáp án: C

      Phương pháp giải :

      Quan sát biểu đồ tranh để trả lời câu hỏi.

      Lời giải chi tiết :

      Số kg gạo bán được ở tháng 12 là: 50.4 + 25 = 225 (kg).

      Câu 14

      Lựa chọn biểu đồ nào để biểu diễn các dữ liệu thống kê có trong biểu đồ tranh ở hình bên?

      • A.
        Biểu đồ hình quạt tròn.
      • B.
        Biểu đồ cột kép.
      • C.
        Biểu đồ cột.
      • D.
        A; B; C đều đúng.

      Đáp án: C

      Phương pháp giải :

      Quan sát biểu đồ tranh để trả lời câu hỏi.

      Lời giải chi tiết :

      Với dự liệu trong biểu đồ tranh trên, ta có thể biểu diễn các dữ liệu thống kê bằng biểu đồ cột.

      Câu 15

      So tháng 10 số gạo bán được của tháng 11 tăng bao nhiêu phần trăm?

      • A.
        25%.
      • B.
        20%.
      • C.
        30%.
      • D.
        35%.

      Đáp án: A

      Phương pháp giải :

      Quan sát biểu đồ tranh để trả lời câu hỏi.

      Lời giải chi tiết :

      Số gạo tháng 10 bán được là: 50.4 = 200 (kg).

      Số gạo tháng 11 bán được là: 50.5 = 250 (kg).

      So với tháng 10, số gạo bán được của tháng 11 tăng là: 250 – 200 = 50 (kg).

      Số gạo bán được của tháng 11 tăng so với tháng 10 số phần trăm là: \(\frac{{50}}{{200}}.100 = 25(\% )\)

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Chứng tỏ rằng giá trị của các biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến.

      a) \(A = 2xy + \frac{1}{2}x.\left( {2x - 4y + 4} \right) - x\left( {x + 2} \right)\)

      b) \(B = {\left( {x + 2} \right)^2} - {\left( {x - 3} \right)^2} - 10x\)

      Phương pháp giải :

      Sử dụng các phép tính với đa thức để rút gọn biểu thức.

      Lời giải chi tiết :

      a) \(A = 2xy + \frac{1}{2}x.\left( {2x - 4y + 4} \right) - x\left( {x + 2} \right)\)

      \(\begin{array}{l} = 2xy + {x^2} - 2xy + 2x - {x^2} - 2x\\ = 0\end{array}\)

      Vì A = 0 nên biểu thức A không phụ thuộc vào giá trị của biến.

      b) \(B = {\left( {x + 2} \right)^2} - {\left( {x - 3} \right)^2} - 10x\)

      \(\begin{array}{l} = {\left( {x + 2} \right)^2} - {\left( {x - 3} \right)^2} - 10x\\ = \left( {x + 2 - x + 3} \right)\left( {x + 2 + x - 3} \right) - 10x\\ = 5\left( {2x - 1} \right) - 10x\\ = 10x - 5 - 10x\\ = - 5\end{array}\)

      Vì B = -5 nên biểu thức B không phụ thuộc vào giá trị của biến.

      Câu 2 :

      Cho biểu thức \(M = \frac{{2\left( {1 - 9{x^2}} \right)}}{{3{x^2} + 6x}}:\frac{{2 - 6x}}{{3x}}\).

      a) Rút gọn M.

      b) Tìm các giá trị nguyên của x để M có giá trị nguyên.

      Phương pháp giải :

      a) Xác định điều kiện xác định của M. Sử dụng các quy tắc tính của phân thức để rút gọn M.

      b) Để phân thức M nguyên thì tử thức chia hết cho mẫu thức.

      Lời giải chi tiết :

      a) Ta có: \(M = \frac{{2\left( {1 - 9{x^2}} \right)}}{{3{x^2} + 6x}}:\frac{{2 - 6x}}{{3x}}\left( {x \ne 0;x \ne - 2} \right)\)

      \(\begin{array}{l} = \frac{{2\left( {1 - 3x} \right)\left( {1 + 3x} \right)}}{{3x\left( {x + 2} \right)}}:\frac{{2(1 - 3x)}}{{3x}}\\ = \frac{{2\left( {1 - 3x} \right)\left( {1 + 3x} \right)}}{{3x\left( {x + 2} \right)}}.\frac{{3x}}{{2\left( {1 - 3x} \right)}}\\ = \frac{{1 + 3x}}{{x + 2}}\end{array}\)

      Vậy \(M = \frac{{1 + 3x}}{{x + 2}}\).

      b) Ta có: \(M = \frac{{1 + 3x}}{{x + 2}} = \frac{{3x + 6 - 5}}{{x + 2}} = 3 - \frac{5}{{x + 2}}\)

      Để M nguyên thì \(\frac{5}{{x + 2}}\) nguyên, hay \(\left( {x + 2} \right) \in U\left( 5 \right) = \left\{ { \pm 1; \pm 5} \right\}\).

      Ta có bảng giá trị sau:

      x + 2

      -1

      1

      -5

      5

      x

      -3 (TM)

      -1 (TM)

      -7 (TM)

      3 (TM)

      \(M = \frac{{1 + 3x}}{{x + 2}}\)

      8

      -2

      4

      2

      Vậy \(x \in \left\{ { - 3; - 2; - 7;3} \right\}\) thì M có giá trị nguyên.

      Câu 3 :

      Biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn kết quả thống kê (tính theo tỉ số phần trăm) các thị trường cung cấp cà phê cho Tây Ban Nha trong 7 tháng đầu năm 2022.

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Chân trời sáng tạo 1 5

       (Nguồn: Eurostat)

      a) Trong 7 tháng đầu năm 2022 thị trường nào cung cấp cà phê cho Tây Ban Nha là nhiều nhất, ít nhất?

      b) Biết lượng cà phê mà tất cả các thị trường cung cấp cho Tây Ban Nha trong 7 tháng đầu năm 2022 là 222 956 tấn. Lập bảng thống kê lượng cà phê mà các thị trường cung cấp cà phê cho Tây Ban Nha trong 7 tháng đầu năm 2022 theo mẫu sau:

      Thị trường

      Đức

      Brazil

      Bỉ

      Indonesia

      Việt Nam

      Khác

      Lượng cà phê (tấn)

      ?

      ?

      ?

      ?

      ?

      ?

      Phương pháp giải :

      Dựa vào biểu đồ để trả lời câu hỏi.

      Lời giải chi tiết :

      a) Trong 7 tháng đầu năm 2022, thị trường cung cấp cà phê cho Tây Ban Nha nhiều nhất là Việt Nam với 30,1%; thị trường cung cấp ít nhất là Indonesia với 5,5%.

      b) Lượng cà phê Đức cung cấp cho Tây Ban Nha là: 222 956.12,6% = 28 092,456 (tấn)

      Lượng cà phê Brazil cung cấp cho Tây Ban Nha là: 222 956.19,1% = 42 584,596 (tấn)

      Lượng cà phê Bỉ cung cấp cho Tây Ban Nha là: 222 956.6,6% = 14 715,096 (tấn)

      Lượng cà phê Indonesia cung cấp cho Tây Ban Nha là: 222 956.5,5% = 12 262,58 (tấn)

      Lượng cà phê Việt Nam cung cấp cho Tây Ban Nha là: 222 956.30,1% = 67 109,756 (tấn)

      Lượng cà phê thị trường khác cung cấp cho Tây Ban Nha là: 222 956.26,1% = 58 191,516 (tấn)

      Ta có bảng giá trị:

      Thị trường

      Đức

      Brazil

      Bỉ

      Indonesia

      Việt Nam

      Khác

      Lượng cà phê (tấn)

      28092,456

      42584,596

      14715,096

      12262,58

      67109,756

      58191,516

      Câu 4 :

      1. Một giá đèn cầy có dạng hình chóp tứ giác đều như hình bên có độ dài cạnh đáy là 14cm; các cạnh bên có độ dài bằng \(17\sqrt 2 \)cm

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Chân trời sáng tạo 1 6

      Tính thể tích của giá đèn cầy có dạng hình chóp tứ giác đều với kích thước như trên. (Làm tròn đến hàng đơn vị).

      2. Cho hình thang cân \(ABCD\) \((AB\parallel CD,AB < CD)\), các đường cao \(AH\), \(BK\).

      a) Tứ giác \(ABKH\) là hình gì? Vì sao?

      b) Chứng minh \(DH = CK\).

      c) Tứ giác \(ABCE\) là hình gì?

      Phương pháp giải :

      1. Dựa vào định lí Pythagore và công thức tính thể tích giá đèn cầy để tính.

      2.

      a) Tứ giác \(ABKH\) là hình chữ nhật.

      b) \(\Delta ADH = \Delta BKC\) (ch - gn).

      Nên suy ra \(DH = KC\).

      c) Dễ thấy \(HE + EK = EK + KC\) \( \Rightarrow \) \(AB = EC\). Do đó, \(ABCE\) là hình bình hành.

      Lời giải chi tiết :

      1. 

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Chân trời sáng tạo 1 7

      Hình chóp tứ giác đều S.ABCD có đáy là hình vuông, SO là đường cao của hình chóp S.ABCD.

      Xét tam giác ABC vuông tại B, áp dụng định lí Pythagore, ta có:

      \(A{C^2} = A{B^2} + B{C^2} = {14^2} + {14^2} = 128\) suy ra \(AC = \sqrt {128} = 14\sqrt 2 (cm)\)

      Do đó \(AO = \frac{{14\sqrt 2 }}{2} = 7\sqrt 2 (cm)\)

      Xét tam giác SAO vuông tại O, áp dụng định lí Pythagore, ta có:

      \(S{O^2} = S{A^2} - A{O^2} = {\left( {17\sqrt 2 } \right)^2} - {\left( {7\sqrt 2 } \right)^2} = 480\)

      suy ra \(SO = 4\sqrt {30}(cm)\)

      Thể tích giá đèn cầy S.ABCD là:

      \(V = \frac{1}{3}{.4\sqrt {30}.14^2} \approx 1431\left( {c{m^3}} \right)\)

      Vậy thể tích giá đèn cầy là 1431cm3.

      2. 

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Chân trời sáng tạo 1 8

      a) Ta có: AB // CD (ABCD là hình thang cân), AH \( \bot \) CD => AH \( \bot \) AB => \(\widehat {BAH} = {90^0}\).

      Xét tứ giác ABKH có: \(\widehat {BAH} = {90^0};\widehat H = {90^0};\widehat K = {90^0}\) suy ra ABKH là hình chữ nhật.

      b) ABKH là hình chữ nhật => AH = BK.

      ABCD là hình thang cân nên AD = BC.

      Xét tam giác AHD và BKC có:

      \(\left\{ \begin{array}{l}AD = BC\\AH = BK(cmt)\\\widehat H = \widehat K = {90^0}\end{array} \right. \Rightarrow \Delta AHD = \Delta BKC(ch - cgv)\)

      => DH = CK. (đpcm)

      c) Ta có: AB = HK (ABKH là hình chữ nhật)

      Ta có E đối xứng với D qua H => DH = HE => HK = HE + EK = DH + EK = KC + EK = EC.

      => AB = EC.

      Mà AB // CE, do đó ABCE là hình bình hành.

      Câu 5 :

      Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:\(A = 4{x^2} - 12x + 15\).

      Phương pháp giải :

      Biến đổi biểu thức bằng cách sử dụng hằng đẳng thức.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(4{x^2} - 12x + 15 = \left( {4{x^2} - 2.2x.3 + 9} \right) + 6 = {\left( {2x - 3} \right)^2} + 6\).

      Vì \({\left( {2x - 3} \right)^2} \ge 0,\forall x \in \mathbb{R}\) nên \({\left( {2x - 3} \right)^2} + 6 \ge 6,\forall x \in \mathbb{R}\). Dấu “=” xảy ra là giá trị nhỏ nhất của biểu thức A.

      \(\min A = 6 \Leftrightarrow 2x - 3 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{3}{2}\).

      Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức A là 6 khi \(x = \frac{3}{2}\).

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Chân trời sáng tạo trong chuyên mục toán 8 sgk trên nền tảng soạn toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán trung học cơ sở này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 8 cho học sinh, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Chân trời sáng tạo: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 chương trình Chân trời sáng tạo là một bài kiểm tra quan trọng đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh sau một học kỳ học tập. Đề thi này bao gồm các dạng bài tập khác nhau, từ trắc nghiệm đến tự luận, tập trung vào các chủ đề chính đã được học trong chương trình.

      Cấu trúc đề thi

      Đề thi thường được chia thành các phần sau:

      • Phần trắc nghiệm: Kiểm tra khả năng nắm vững kiến thức cơ bản và vận dụng nhanh các công thức, định lý.
      • Phần tự luận: Đòi hỏi học sinh phải trình bày lời giải chi tiết, rõ ràng, áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài toán phức tạp hơn.

      Nội dung đề thi

      Các chủ đề thường xuất hiện trong đề thi học kì 1 Toán 8 - Chân trời sáng tạo bao gồm:

      • Số hữu tỉ và số thực: Các phép toán, tính chất, so sánh, biểu diễn trên trục số.
      • Đa thức: Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia đa thức, phân tích đa thức thành nhân tử.
      • Phân thức đại số: Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia phân thức, rút gọn phân thức.
      • Phương trình bậc nhất một ẩn: Giải phương trình, ứng dụng phương trình vào giải bài toán thực tế.
      • Bất phương trình bậc nhất một ẩn: Giải bất phương trình, ứng dụng bất phương trình vào giải bài toán thực tế.
      • Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn: Giải hệ phương trình, ứng dụng hệ phương trình vào giải bài toán thực tế.
      • Hình học: Các kiến thức về tam giác, tứ giác, đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc.

      Hướng dẫn giải một số dạng bài tập thường gặp

      Dạng 1: Bài tập về số hữu tỉ và số thực

      Để giải các bài tập về số hữu tỉ và số thực, học sinh cần nắm vững các phép toán, tính chất và quy tắc so sánh. Ví dụ, để so sánh hai số hữu tỉ, ta có thể quy đồng mẫu số hoặc chuyển chúng về dạng số thập phân.

      Dạng 2: Bài tập về đa thức

      Để giải các bài tập về đa thức, học sinh cần nắm vững các phép toán cộng, trừ, nhân, chia đa thức và các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử. Ví dụ, để phân tích đa thức thành nhân tử, ta có thể sử dụng các phương pháp như đặt nhân tử chung, sử dụng hằng đẳng thức, nhóm đa thức.

      Dạng 3: Bài tập về phương trình bậc nhất một ẩn

      Để giải các bài tập về phương trình bậc nhất một ẩn, học sinh cần nắm vững các bước giải phương trình và các quy tắc biến đổi tương đương. Ví dụ, để giải phương trình ax + b = 0, ta có thể chuyển vế và chia cả hai vế cho a (với a ≠ 0).

      Luyện tập và ôn tập

      Để đạt kết quả tốt trong kỳ thi học kì 1, học sinh cần luyện tập thường xuyên và ôn tập đầy đủ các kiến thức đã học. Các em có thể tìm kiếm các đề thi thử, bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận trên các trang web học toán online như montoan.com.vn để rèn luyện kỹ năng giải toán.

      Lời khuyên khi làm bài thi

      • Đọc kỹ đề bài trước khi làm.
      • Lập kế hoạch làm bài và phân bổ thời gian hợp lý.
      • Trình bày lời giải rõ ràng, mạch lạc.
      • Kiểm tra lại bài làm trước khi nộp.

      Chúc các em học sinh ôn thi tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Chân trời sáng tạo!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8