1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo

Chào mừng các em học sinh lớp 8 đến với đề thi giữa kì 2 môn Toán chương trình Chân trời sáng tạo - Đề số 2. Đề thi này được biên soạn bám sát nội dung chương trình học, giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải toán.

montoan.com.vn cung cấp đề thi có đáp án chi tiết, giúp các em tự đánh giá năng lực và tìm ra những kiến thức còn yếu để bổ sung kịp thời. Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao!

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Cho hàm số \(y = f(x) = {x^2}.\) Tính \(f\left( { - 5} \right) + f\left( 5 \right)\) .

    • A.
      0.
    • B.
      25.
    • C.
      50.
    • D.
      10.
    Câu 2 :

    Thanh long là một loại cây chịu hạn , không kén đất, rất thích hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của tỉnh Bình Thuận. Giá bán 1 kg thanh long ruột đỏ loại I là 32 000 đồng. Công thức biểu thị số tiền y(đồng) mà người mua phải trả khi mua x(kg) thanh long ruột đỏ loại I là :

    • A.
      y = 32 000.
    • B.
      y = 32 000 – x.
    • C.
      y = 32 000x.
    • D.
      y = 32 000 + x.
    Câu 3 :

    Màn hình ra đa của một đài gợi lên hình ảnh một mặt phẳng tọa độ. Ba chấm sáng trên màn hình ra đa của đài nằm ở góc phần tư thứ mấy trong mặt phẳng tọa độ Oxy ?

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 0 1

    • A.
      Góc phần tư thứ I.
    • B.
      Góc phần tư thứ II.
    • C.
      Góc phần tư thứ III.
    • D.
      Góc phần tư thứ IV.
    Câu 4 :

    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy như hình vẽ. Câu trả lời nào sau đây không đúng ?

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 0 2

    • A.
      A(1; 4).
    • B.
      B(3; 2).
    • C.
      C(2;-2).
    • D.

      D(-3;1).

    Câu 5 :

    Hàm số nào sau đây là hàm số bậc nhất?

    • A.
      \(y = 2x - 1\).
    • B.
      \(y = - {x^2} + 3\).
    • C.
      \(y = \frac{1}{x}\).
    • D.
      \(y = 2024\).
    Câu 6 :

    Hệ số góc của hàm số \(y = - x - 3\) là:

    • A.
      1.
    • B.
      -1.
    • C.
      3.
    • D.
      -3.
    Câu 7 :

    Viết tỉ số cặp đoạn thằng có độ dài như sau: AB = 4dm; CD = 20dm.

    • A.
      \(\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{1}{4}\).
    • B.
      \(\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{1}{5}\).
    • C.
      \(\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{1}{6}\).
    • D.
      \(\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{1}{7}\).
    Câu 8 :

    Tìm giá trị của x trong hình vẽ?

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 0 3

    • A.
      \(x = \frac{{21}}{5}\).
    • B.
      \(x = 2,5\).
    • C.
      \(x = 7\).
    • D.
      \(x = \frac{{21}}{4}\).
    Câu 9 :

    Một người cao 1,5 mét có bóng trên mặt đất dài 2,1 mét. Cùng lúc ấy, một cái cây gần đó có bóng trên mặt đất dài 4,2 mét. Tính chiều cao của cây.

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 0 4

    • A.
      \(AB = 3m\).
    • B.
      \(AB = 0,75m\).
    • C.
      \(AB = 2,4m\).
    • D.
      \(AB = 2,25m\).
    Câu 10 :

    Cho hình vẽ sau. Biết MN // BC, AM = 2cm, BM = 3cm, AN = 3cm. Độ dài đoạn thẳng NC bằng:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 0 5

    • A.
      3cm.
    • B.
      4,5cm.
    • C.
      2,5cm.
    • D.
      4cm.
    Câu 11 :

    Cho tam giác ABC có P, Q lần lượt là trung điểm của AB và AC. Biết BC = 10cm. Ta có:

    • A.
      PQ = 4cm.
    • B.
      PQ = 5cm.
    • C.
      PQ = 3,5cm.
    • D.
      PQ = 10cm.
    Câu 12 :

    Cho \(\Delta ABC\), AD là tia phân giác trong của góc A. Hãy chọn câu đúng.

    • A.
      \(\frac{{DC}}{{DB}} = \frac{{AB}}{{AC}}\).
    • B.
      \(\frac{{AB}}{{DB}} = \frac{{AC}}{{DC}}\).
    • C.
      \(\frac{{AB}}{{DB}} = \frac{{DC}}{{AC}}\).
    • D.
      \(\frac{{AD}}{{DB}} = \frac{{AC}}{{AD}}\).
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Cho hàm số \(y = - 2x + 1\) (1).

    a) Chứng minh các điểm \(A\left( {0;1} \right)\) và \(B\left( {\frac{3}{2}; - 2} \right)\) thuộc đồ thị của hàm số (1) trong mặt phẳng tọa độ Oxy.

    b) Biểu diễn A và B trong mặt phẳng tọa độ Oxy.

    c) Tìm tọa độ điểm C nằm trên trục hoành và thuộc đồ thị của hàm số (1) trong mặt phẳng tọa độ Oxy.

    Câu 2 :

    Học sinh khối 8 ở một trường góp tiền để làm một album ca nhạc Tết Nguyên Đán 2024. Một phòng thu âm cho biết giá sản xuất đĩa gốc là 10 triệu đồng và mỗi đĩa in sao là 60 000 đồng.

    a) Gọi x là số đĩa cần in sao và y là số tiền học sinh khối 8 phải trả (bao gồm tiền đĩa in sao và một đĩa gốc). Hãy biểu diễn y theo x. Hỏi y có phải là hàm số bậc nhất không? Vì sao?

    b) Các bạn khối 8 cần góp bao nhiêu tiền để in được 150 đĩa sao và một đĩa gốc?

    Câu 3 :

    Giữa hai điểm \(B\) và \(C\) bị ngăn cách bởi hồ nước (như hình dưới). Hãy xác định độ dài \(BC\) mà không cần phải bơi qua hồ. Biết rằng đoạn thẳng \(KI\) dài \(30m\) và \(K\) là trung điểm của \(AB\), \(I\) là trung điểm của \(AC\).

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 0 6

    Câu 4 :

    Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi O là trung điểm của AC. Trên tia BO lấy điểm D sao cho O là trung điểm của BD.

    a) Chứng minh tứ giác ABCD là hình bình hành.

    b) Trên tia BA lấy điểm E sao cho A là trung điểm của BE. Chứng minh rằng AC = ED.

    c) Qua O kẻ OM, ON lần lượt là phân giác của các góc BOA và BOC (\(M \in AB,N \in BC\)).

    Chứng minh rằng MN // AC và BO đi qua trung điểm của MN.

    Câu 5 :

    Cho đường thẳng d: y = mx + m – 1. Tìm m để d cắt Ox tại A và cắt Oy tại B sao cho tam giác AOB vuông cân.

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Cho hàm số \(y = f(x) = {x^2}.\) Tính \(f\left( { - 5} \right) + f\left( 5 \right)\) .

      • A.
        0.
      • B.
        25.
      • C.
        50.
      • D.
        10.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Thay x = -5; x = 5 vào hàm số.

      Tính \(f\left( { - 5} \right) + f\left( 5 \right)\).

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}f\left( { - 5} \right) = {\left( { - 5} \right)^2} = 25\\f\left( 5 \right) = {5^2} = 25\\ \Rightarrow f\left( { - 5} \right) + f\left( 5 \right) = 25 + 25 = 50\end{array}\)

      Câu 2 :

      Thanh long là một loại cây chịu hạn , không kén đất, rất thích hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của tỉnh Bình Thuận. Giá bán 1 kg thanh long ruột đỏ loại I là 32 000 đồng. Công thức biểu thị số tiền y(đồng) mà người mua phải trả khi mua x(kg) thanh long ruột đỏ loại I là :

      • A.
        y = 32 000.
      • B.
        y = 32 000 – x.
      • C.
        y = 32 000x.
      • D.
        y = 32 000 + x.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Biểu thị y theo x.

      Lời giải chi tiết :

      Giá bán 1 kg thanh long ruột đỏ loại I là 32 000 đồng nên giá bán x (kg) thanh long là: 32 000.x (đồng).

      Vậy ta có công thức biểu thị là y = 32 000x.

      Câu 3 :

      Màn hình ra đa của một đài gợi lên hình ảnh một mặt phẳng tọa độ. Ba chấm sáng trên màn hình ra đa của đài nằm ở góc phần tư thứ mấy trong mặt phẳng tọa độ Oxy ?

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 1 1

      • A.
        Góc phần tư thứ I.
      • B.
        Góc phần tư thứ II.
      • C.
        Góc phần tư thứ III.
      • D.
        Góc phần tư thứ IV.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về các góc phần tư.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 1 2

      Lời giải chi tiết :

      Ba chấm sáng trên màn hình ra đa của đài nằm ở góc phần tư thứ I.

      Câu 4 :

      Trong mặt phẳng tọa độ Oxy như hình vẽ. Câu trả lời nào sau đây không đúng ?

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 1 3

      • A.
        A(1; 4).
      • B.
        B(3; 2).
      • C.
        C(2;-2).
      • D.

        D(-3;1).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Quan sát hình vẽ để xác định tọa độ các điểm.

      Lời giải chi tiết :

      Hình chiếu của điểm A trên trục hoành là 1, trên trục tung là 4 nên tọa độ điểm A là A(1; 4). => A đúng.

      Hình chiếu của điểm B trên trục hoành là 3, trên trục tung là 2 nên tọa độ điểm B là B(3; 2). => B đúng.

      Hình chiếu của điểm C trên trục hoành là 2, trên trục tung là -2 nên tọa độ điểm C là C(2;-2). => C đúng.

      Hình chiếu của điểm D trên trục hoành là -3, trên trục tung là -1 nên tọa độ điểm D là C(-3;-1). => D sai.

      Câu 5 :

      Hàm số nào sau đây là hàm số bậc nhất?

      • A.
        \(y = 2x - 1\).
      • B.
        \(y = - {x^2} + 3\).
      • C.
        \(y = \frac{1}{x}\).
      • D.
        \(y = 2024\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Hàm số bậc nhất có dạng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\).

      Lời giải chi tiết :

      Hàm số \(y = 2x - 1\) là hàm số bậc nhất vì có dạng \(y = ax + b\) và hệ số \(a = 2 \ne 0\).

      Hàm số \(y = - {x^2} + 3\) không là hàm số bậc nhất vì có \({x^2}\).

      Hàm số \(y = \frac{1}{x}\) không là hàm số bậc nhất vì có x nằm ở mẫu.

      Hàm số \(y = 2024\) không là hàm số bậc nhất vì hệ số \(a = 0\).

      Câu 6 :

      Hệ số góc của hàm số \(y = - x - 3\) là:

      • A.
        1.
      • B.
        -1.
      • C.
        3.
      • D.
        -3.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Hàm số bậc nhất có dạng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) với a là hệ số góc.

      Lời giải chi tiết :

      Hệ số góc của hàm số \(y = - x - 3\) làa = -1.

      Câu 7 :

      Viết tỉ số cặp đoạn thằng có độ dài như sau: AB = 4dm; CD = 20dm.

      • A.
        \(\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{1}{4}\).
      • B.
        \(\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{1}{5}\).
      • C.
        \(\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{1}{6}\).
      • D.
        \(\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{1}{7}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về tỉ số của hai đoạn thẳng.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{4}{{20}} = \frac{1}{5}\).

      Câu 8 :

      Tìm giá trị của x trong hình vẽ?

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 1 4

      • A.
        \(x = \frac{{21}}{5}\).
      • B.
        \(x = 2,5\).
      • C.
        \(x = 7\).
      • D.
        \(x = \frac{{21}}{4}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Áp dụng định lí Thalès để tính x.

      Lời giải chi tiết :

       Vì DE // BC nên \(\frac{{AD}}{{AB}} = \frac{{AE}}{{AC}} \Leftrightarrow \frac{x}{{x + 3}} = \frac{7}{{12}}\)

      \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 12x = 7\left( {x + 3} \right) \Leftrightarrow 12x = 7x + 21\\ \Leftrightarrow 12x - 7x = 21 \Leftrightarrow 5x = 21 \Leftrightarrow x = \frac{{21}}{5}\end{array}\)

      Câu 9 :

      Một người cao 1,5 mét có bóng trên mặt đất dài 2,1 mét. Cùng lúc ấy, một cái cây gần đó có bóng trên mặt đất dài 4,2 mét. Tính chiều cao của cây.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 1 5

      • A.
        \(AB = 3m\).
      • B.
        \(AB = 0,75m\).
      • C.
        \(AB = 2,4m\).
      • D.
        \(AB = 2,25m\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào hệ quả của định lí Thales trong tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Vì cái cây và người đều vuông góc với mặt đất nên AB // DE.

      Áp dụng hệ quả của định lí Thales vào tam giác ABC có DE // AB, ta có:

      \(\frac{{CE}}{{AC}} = \frac{{DE}}{{AB}}\)

      \(\frac{{2,1}}{{4,2}} = \frac{{1,5}}{{AB}} \Rightarrow AB = 1,5:\frac{{2,1}}{{4,2}} = 3\left( m \right)\)

      Câu 10 :

      Cho hình vẽ sau. Biết MN // BC, AM = 2cm, BM = 3cm, AN = 3cm. Độ dài đoạn thẳng NC bằng:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 1 6

      • A.
        3cm.
      • B.
        4,5cm.
      • C.
        2,5cm.
      • D.
        4cm.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào định lí Thales trong tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Áp dụng định lí Thales vào tam giác ABC có MN // BC, ta có:

      \(\begin{array}{l}\frac{{AM}}{{BM}} = \frac{{AN}}{{NC}}\\\frac{2}{3} = \frac{3}{{NC}} \Rightarrow NC = 3:\frac{2}{3} = 4,5\left( {cm} \right)\end{array}\)

      Câu 11 :

      Cho tam giác ABC có P, Q lần lượt là trung điểm của AB và AC. Biết BC = 10cm. Ta có:

      • A.
        PQ = 4cm.
      • B.
        PQ = 5cm.
      • C.
        PQ = 3,5cm.
      • D.
        PQ = 10cm.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào tính chất của đường trung bình.

      Lời giải chi tiết :

      Xét tam giác ABC có P, Q lần lượt là trung điểm của AB và AC nên PQ là đường trung bình của tam giác ABC \( \Rightarrow PQ = \frac{1}{2}BC = \frac{1}{2}.10 = 5\left( {cm} \right)\).

      Câu 12 :

      Cho \(\Delta ABC\), AD là tia phân giác trong của góc A. Hãy chọn câu đúng.

      • A.
        \(\frac{{DC}}{{DB}} = \frac{{AB}}{{AC}}\).
      • B.
        \(\frac{{AB}}{{DB}} = \frac{{AC}}{{DC}}\).
      • C.
        \(\frac{{AB}}{{DB}} = \frac{{DC}}{{AC}}\).
      • D.
        \(\frac{{AD}}{{DB}} = \frac{{AC}}{{AD}}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Sử dụng tính chất của đường phân giác trong tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 1 7

      Theo tính chất của đường phân giác trong tam giác, ta có: \(\frac{{AB}}{{DB}} = \frac{{AC}}{{DC}}\) nên B đúng.

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Cho hàm số \(y = - 2x + 1\) (1).

      a) Chứng minh các điểm \(A\left( {0;1} \right)\) và \(B\left( {\frac{3}{2}; - 2} \right)\) thuộc đồ thị của hàm số (1) trong mặt phẳng tọa độ Oxy.

      b) Biểu diễn A và B trong mặt phẳng tọa độ Oxy.

      c) Tìm tọa độ điểm C nằm trên trục hoành và thuộc đồ thị của hàm số (1) trong mặt phẳng tọa độ Oxy.

      Phương pháp giải :

      a) Thay tọa độ của A, B vào hàm số để chứng minh.

      b) Dựa vào các bước xác định một điểm với tọa độ cho trước trên mặt phẳng.

      c) Điểm nằm trên trục hoành có tung độ bằng 0. Thay y = 0 vào để tìm hoành độ của C.

      Lời giải chi tiết :

      a) Ta có: \( - 2.0 + 1 = 1 \Rightarrow A\left( {0;1} \right)\) thuộc đồ thị của hàm số (1) (đpcm)

      \( - 2.\frac{3}{2} + 1 = - 3 + 1 = - 2 \Rightarrow B\left( {\frac{3}{2}; - 2} \right)\) thuộc đồ thị của hàm số (1) (đpcm).

      b) Biểu diễn A trong mặt phẳng tọa độ Oxy:

      - Điểm A có hoành độ bằng 0 nên nằm trên trục tung.

      - Trên trục tung lấy điểm 1 ta được điểm \(A\left( {0;1} \right)\).

      Biểu diễn B trong mặt phẳng tọa độ Oxy.

      - Trên trục hoành lấy điểm \(\frac{3}{2}\), vẽ đường thẳng vuông góc với trục hoành tại điểm \(\frac{3}{2}\).

      - Trên trục tung lấy điểm \( - 2\), vẽ đường thẳng vuông góc với trục tung tại điểm \( - 2\).

      - Giao điểm của hai đường thẳng vừa vẽ là điểm B cần tìm.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 1 8

      c) Điểm C nằm trên trục hoành nên có tung độ bằng 0.

      Điểm C thuộc đồ thị của hàm số (1) nên ta có:

      \(\begin{array}{l} - 2{x_C} + 1 = 0\\{x_C} = \frac{1}{2}\end{array}\)

      Vậy tọa độ điểm C là \(C\left( {\frac{1}{2};0} \right)\).

      Câu 2 :

      Học sinh khối 8 ở một trường góp tiền để làm một album ca nhạc Tết Nguyên Đán 2024. Một phòng thu âm cho biết giá sản xuất đĩa gốc là 10 triệu đồng và mỗi đĩa in sao là 60 000 đồng.

      a) Gọi x là số đĩa cần in sao và y là số tiền học sinh khối 8 phải trả (bao gồm tiền đĩa in sao và một đĩa gốc). Hãy biểu diễn y theo x. Hỏi y có phải là hàm số bậc nhất không? Vì sao?

      b) Các bạn khối 8 cần góp bao nhiêu tiền để in được 150 đĩa sao và một đĩa gốc?

      Phương pháp giải :

      a) Dựa vào các dữ kiện đề bài cho để viết hàm số. Kiểm tra xem y có dạng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) không.

      b) Thay x = 150 để tính số tiền.

      Lời giải chi tiết :

      a) Số tiền in đĩa gốc là 10 triệu đồng và số tiền in mỗi đĩa in sao là 60 000 nên nếu in x đĩa in sao và một đĩa gốc thì số tiền là: y = 60 000.x + 10 000 000

      Vì hàm số y có dạng y = ax + b với a = 60 000 \( \ne \) 0 nên y là hàm số bậc nhất.

      b) Để in được 150 đĩa sao và một đĩa gốc thì các bạn khối 8 cần góp số tiền là:

      y = 60 000.150 + 10 000 000 = 19 000 000 (đồng)

      Vậy các bạn khối 8 cần góp 19 000 000 đồng để in được 150 đĩa sao và một đĩa gốc.

      Câu 3 :

      Giữa hai điểm \(B\) và \(C\) bị ngăn cách bởi hồ nước (như hình dưới). Hãy xác định độ dài \(BC\) mà không cần phải bơi qua hồ. Biết rằng đoạn thẳng \(KI\) dài \(30m\) và \(K\) là trung điểm của \(AB\), \(I\) là trung điểm của \(AC\).

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 1 9

      Phương pháp giải :

      Dựa vào tính chất đường trung bình trong tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Vì K là trung điểm của AB, I là trung điểm của AC nên KI là đường trung bình của tam giác ABC

      => KI // BC và KI = \(\frac{1}{2}\)BC.

      Vì KI = 30 m nên BC = 2.KI = 2.30 = 60 m.

      Vậy BC = 60 m.

      Câu 4 :

      Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi O là trung điểm của AC. Trên tia BO lấy điểm D sao cho O là trung điểm của BD.

      a) Chứng minh tứ giác ABCD là hình bình hành.

      b) Trên tia BA lấy điểm E sao cho A là trung điểm của BE. Chứng minh rằng AC = ED.

      c) Qua O kẻ OM, ON lần lượt là phân giác của các góc BOA và BOC (\(M \in AB,N \in BC\)).

      Chứng minh rằng MN // AC và BO đi qua trung điểm của MN.

      Phương pháp giải :

      a) Chứng minh tứ giác ABCD có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên là hình bình hành.

      b) Chứng minh AO là đường trung bình của tam giác BED nên \(AO = \frac{1}{2}ED\).

      Mà O là trung điểm của AC nên \(AO = \frac{1}{2}AC \Rightarrow AC = DE\).

      c) Áp dụng tính chất của đường phân giác và định lí Thales đảo để chứng minh MN // AC.

      Gọi F là giao điểm của BO và MN.

      Dựa vào hệ quả của định lí Thales để suy ra MF = FN để được đpcm.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 1 10

      a) Xét tứ giác ABCD có:

      O là trung điểm của AC

      O là trung điểm của BD.

      \(AC\) cắt \(BD\) tại \(O\)

      \( \Rightarrow \) ABCD là hình bình hành. (đpcm)

      b) Xét tam giác BED có:

      A là trung điểm của BE

      O là trung điểm của BD

      \( \Rightarrow \) AO là đường trung bình của tam giác BED.

      \( \Rightarrow AO = \frac{1}{2}ED\)

      Mà \(AO = \frac{1}{2}AC\) (O là trung điểm của AC)

      \( \Rightarrow AC = ED\) (đpcm)

      c) Áp dụng tính chất của đường phân giác, ta có:

      OM là tia phân giác của \(\widehat {AOB}\) \( \Rightarrow \frac{{AO}}{{AM}} = \frac{{OB}}{{BM}} \Rightarrow \frac{{AO}}{{OB}} = \frac{{AM}}{{BM}}\)

      ON là tia phân giác của \(\widehat {BOC}\) \( \Rightarrow \frac{{OC}}{{CN}} = \frac{{OB}}{{BN}} \Rightarrow \frac{{OC}}{{OB}} = \frac{{CN}}{{BN}}\)

      Mà \(AO = OC\) (gt)

      \( \Rightarrow \frac{{AM}}{{BM}} = \frac{{CN}}{{BN}}\)\( \Rightarrow MN//AC\) (định lí Thales đảo) (đpcm)

      Gọi F là giao điểm của MN và BO.

      Vì MN // AC nên áp dụng hệ quả của định lí Thales vào:

      \(\Delta AOB\) có: \(\frac{{BF}}{{BO}} = \frac{{MF}}{{AO}}\)

      \(\Delta BOC\) có: \(\frac{{BF}}{{BO}} = \frac{{NF}}{{OC}}\)

      \( \Rightarrow \frac{{MF}}{{AO}} = \frac{{NF}}{{OC}} \Rightarrow \frac{{MF}}{{NF}} = \frac{{AO}}{{OC}} = 1 \Rightarrow MF = NF\) hay F là trung điểm của MN \( \Rightarrow \) BO đi qua trung điểm của MN. (đpcm)

      Câu 5 :

      Cho đường thẳng d: y = mx + m – 1. Tìm m để d cắt Ox tại A và cắt Oy tại B sao cho tam giác AOB vuông cân.

      Phương pháp giải :

      Tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng với hai trục tọa độ.

      Tìm điều kiện để có hai tam giác cân.

      Giải phương tình để tìm m.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(d \cap Oy = \left\{ B \right\}\)

      \({x_B} = 0 \Rightarrow {y_B} = m - 1\)\( \Rightarrow B\left( {0;m - 1} \right)\)\( \Rightarrow OB = \left| {m - 1} \right|\).

      \({y_A} = 0 \Leftrightarrow m{x_A} + m - 1 = 0 \Leftrightarrow {x_A} = \frac{{1 - m}}{m}\left( {m \ne 0} \right)\)\( \Rightarrow A\left( {\frac{{1 - m}}{m};0} \right)\)\( \Rightarrow OA = \left| {\frac{{1 - m}}{m}} \right|\).

      Vì tam giác AOB vuông cân tại O nên:

      \(\begin{array}{l}OA = OB\\\left| {m - 1} \right| = \left| {\frac{{1 - m}}{m}} \right|\\\left[ \begin{array}{l}m - 1 = \frac{{1 - m}}{m}\\m - 1 = - \frac{{1 - m}}{m}\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}{m^2} = 1\\\left( {m - 1} \right)\left( {1 - \frac{1}{m}} \right) = 0\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}m = \pm 1\\m = 1\end{array} \right.\\m = \pm 1\left( {TM} \right)\end{array}\)

      Vậy \(m = \pm 1\) thì tam giác AOB vuông cân.

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo trong chuyên mục bài tập toán 8 trên nền tảng môn toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán trung học cơ sở này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 8 cho học sinh, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo: Tổng quan và Hướng dẫn Giải Chi Tiết

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 chương trình Chân trời sáng tạo - Đề số 2 là một bài kiểm tra quan trọng giúp đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh sau một nửa học kì. Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, từ trắc nghiệm đến tự luận, tập trung vào các chủ đề chính như đa thức, phân thức đại số, phương trình bậc nhất một ẩn, bất phương trình bậc nhất một ẩn, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, và các ứng dụng thực tế của đại số.

      Cấu trúc Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo

      Thông thường, đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Chân trời sáng tạo - Đề số 2 có cấu trúc như sau:

      • Phần trắc nghiệm: Khoảng 5-7 câu, chiếm 30-40% tổng điểm. Các câu hỏi trắc nghiệm thường kiểm tra kiến thức cơ bản, khả năng nhận biết và vận dụng các công thức, định lý.
      • Phần tự luận: Khoảng 3-5 câu, chiếm 60-70% tổng điểm. Các câu hỏi tự luận yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài toán cụ thể.

      Các Chủ đề Chính trong Đề thi

      1. Đa thức và Phân thức đại số: Các bài tập về thu gọn đa thức, cộng trừ đa thức, nhân đa thức, chia đa thức, phân tích đa thức thành nhân tử, quy đồng mẫu thức, cộng trừ phân thức, nhân chia phân thức.
      2. Phương trình bậc nhất một ẩn: Giải phương trình bậc nhất một ẩn, ứng dụng phương trình bậc nhất một ẩn để giải bài toán thực tế.
      3. Bất phương trình bậc nhất một ẩn: Giải bất phương trình bậc nhất một ẩn, ứng dụng bất phương trình bậc nhất một ẩn để giải bài toán thực tế.
      4. Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn: Giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế và phương pháp cộng đại số, ứng dụng hệ phương trình bậc nhất hai ẩn để giải bài toán thực tế.

      Hướng dẫn Giải một số Dạng Bài Tập thường gặp

      Dạng 1: Giải phương trình bậc nhất một ẩn

      Để giải phương trình bậc nhất một ẩn, ta thực hiện các bước sau:

      1. Bỏ dấu ngoặc (nếu có).
      2. Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế, các hạng tử không chứa ẩn sang vế còn lại.
      3. Thu gọn hai vế.
      4. Chia cả hai vế cho hệ số của ẩn để tìm ra nghiệm của phương trình.

      Dạng 2: Giải bất phương trình bậc nhất một ẩn

      Để giải bất phương trình bậc nhất một ẩn, ta thực hiện các bước tương tự như giải phương trình bậc nhất một ẩn, nhưng lưu ý:

      • Khi nhân hoặc chia cả hai vế của bất phương trình với một số âm, ta phải đổi chiều bất phương trình.

      Dạng 3: Giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

      Có hai phương pháp phổ biến để giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn:

      • Phương pháp thế: Biểu diễn một ẩn theo ẩn còn lại từ một phương trình, sau đó thay biểu thức này vào phương trình còn lại để tìm ra giá trị của ẩn còn lại.
      • Phương pháp cộng đại số: Nhân các phương trình với các hệ số thích hợp để làm cho hệ số của một ẩn bằng nhau hoặc đối nhau, sau đó cộng hoặc trừ hai phương trình để loại bỏ ẩn đó và tìm ra giá trị của ẩn còn lại.

      Luyện tập với Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo

      Để đạt kết quả tốt trong kỳ thi giữa kì 2, các em cần luyện tập thường xuyên với các đề thi thử. montoan.com.vn cung cấp nhiều đề thi giữa kì 2 Toán 8 chương trình Chân trời sáng tạo với đáp án chi tiết, giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, rèn luyện kỹ năng giải toán và tự đánh giá năng lực của mình.

      Lời khuyên khi làm bài thi

      • Đọc kỹ đề bài trước khi làm.
      • Lập kế hoạch làm bài hợp lý.
      • Trình bày lời giải rõ ràng, mạch lạc.
      • Kiểm tra lại bài làm trước khi nộp.

      Chúc các em học sinh lớp 8 ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8