montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 7, một công cụ hữu ích giúp các em học sinh ôn luyện và đánh giá năng lực bản thân trước kỳ thi quan trọng. Đề thi được biên soạn theo chuẩn chương trình học, bao gồm các dạng bài tập thường gặp và có đáp án chi tiết.
Với đề thi này, các em có thể tự tin làm bài và đạt kết quả tốt nhất. Hãy cùng montoan.com.vn chinh phục môn Toán 8!
Đa thức nào sau đây chưa thu gọn?
\(4{x^2} + x - y\).
\({x^4}y + x - 2y{x^4}\).
\( - {x^3}y + \frac{2}{5}{y^2}\).
\(\frac{{x + 2y}}{5}\).
Tích của hai đơn thức \(\frac{1}{2}x{y^3}\) và \(x\left( { - 8y} \right)x{z^2}\) có phần hệ số là
\(\frac{1}{2}\).
\( - 8\).
\( - 4\).
\(7\).
Biết \(M + 5{x^2} - 2xy = 6{x^2} + 10xy - {y^2}\). Đa thức \(M\) là
\(M = {x^2} + 12xy - {y^2}\).
\(M = {x^2} - 12xy - {y^2}\).
\(M = {x^2} - 12xy + {y^2}\).
\(M = - {x^2} - 12xy + {y^2}\).
Các đơn thức điền vào ô trống trong khai triển \({\left( {a + ...} \right)^3} = {a^2} + 9{a^2}b + 27a{b^2} + ...\) lần lượt là
\(3b\) và \(3{b^3}\).
\(b\) và \(3{b^3}\).
\(3b\) và \(27{b^3}\).
\(3b\) và \(9{b^2}\).
Kết quả của biểu thức \({\left( {x - 5} \right)^2} - {\left( {x + 5} \right)^2}\) là
\( - 20x\).
\(50\).
\(20x\).
\(2{x^2} + 50\).
Phân tích đa thức \({x^3} - 2{x^2} + x\) thành nhân tử ta được
\(x{\left( {x - 1} \right)^2}\).
\({x^2}\left( {x - 1} \right)\).
\(x\left( {{x^2} - 1} \right)\).
\(x{\left( {x + 1} \right)^2}\).
Đâu là tính chất đúng của phân thức đại số?
\(\frac{A}{B} = \frac{{A \cdot M}}{{B \cdot M}}\,\,\left( {B,M \ne 0} \right)\).
\(\frac{A}{B} = \frac{{A \cdot M}}{B}\,\,\left( {B,M \ne 0} \right)\).
\(\frac{A}{B} = \frac{A}{{B \cdot M}}\,\,\left( {B,M \ne 0} \right)\).
\(\frac{A}{B} = \frac{{A \cdot M}}{{B \cdot N}}\,\,\left( {B,M \ne 0,N \ne M} \right)\).
Thực hiện phép tính \(\frac{{x - 1}}{{x - y}} + \frac{{1 - y}}{{y - x}}\) ta được kết quả là
\(0\).
\(\frac{{x - y + 2}}{{x - y}}\).
\(\frac{{x + y - 2}}{{x - y}}\).
\(1\).
Hình chóp tứ giác đều có bao nhiêu đường trung đoạn?
\(1\).
\(2\).
\(3\).
\(4\).
Hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều có chung đặc điểm nào sau đây?
Đáy là tam giác đều.
Đáy là hình vuông.
Các cạnh bên bằng nhau.
Mặt bên là các tam giác đều.
Cho tam giác \(ABC\) có đường cao \(AH.\) Biết \(AC = 15\;\;{\rm{cm}},\,\,AH = 12\;\;{\rm{cm,}}\,\,BH = 9\;\;{\rm{cm}}.\) Hỏi tam giác \(ABC\) là tam giác gì?
Tam giác vuông.
Tam giác cân.
Tam giác đều.
Tam giác tù.
Các góc của tứ giác có thể là
4 góc nhọn.
4 góc tù.
2 góc vuông, 1 góc nhọn và 1 góc tù.
1 góc vuông và 3 góc nhọn.
Thu gọn biểu thức:
a) \(\left( {30{x^4}{y^3} - 25{x^2}{y^3} - 3{x^4}{y^4}} \right):5{x^2}{y^3};\)
b) \({x^3}{y^4}\left( {{x^2} - 2{y^3}} \right) - 2{x^3}{y^3}\left( {{x^4} - {y^4}} \right).\)
Phân tích đa thức thành nhân tử:
a) \(5{x^2}\left( {x - y} \right) - 15xy\left( {y - x} \right)\);
b) \({\left( {x + y} \right)^2} - 6\left( {x + y} \right) + 9\);
c) \({x^2} - 5x + 6\).
Cho \(P = \frac{1}{{x - 1}} + \frac{x}{{{x^2} + x + 1}} + \frac{{2x + 1}}{{1 - {x^3}}}\) với \(x \ne 1.\)
a) Rút gọn biểu thức \(P.\)
b) Tính giá trị của biểu thức \(P\) tại \(x = 2.\)
c) Chứng minh \(P > 0\) với \(x > 0,\,x \ne 1.\)
Vẽ, cắt và gấp mảnh bìa như đã chỉ ra ở hình bên dưới để được hình chóp tứ giác đều.
a) Trong hình vẽ trên có bao nhiêu tam giác cân bằng nhau?
b) Tính diện tích tất cả các mặt của hình chóp tứ giác đều này. Biết độ dài trung đoạn của hình chóp tứ giác đều là 9,68 cm.
a) Tìm \(x\) trong hình vẽ bên.
b) Khi xây móng nhà, để kiểm tra xem 2 phần móng có vuông góc với nhau hay không, người thợ xây thường lấy \(AB = 3cm,AC = 4cm\) (A là điểm chung của hai phần móng nhà hay còn gọi là góc nhà), rồi đo đoạn \(BC = 5cm\) thì hai phần móng đó vuông góc với nhau. Hãy giải thích vì sao?
Cho \(x,y,z\) là ba số thỏa mãn điều kiện:
\(4{x^2} + 2{y^2} + 2{z^2} - 4xy - 4xz + 2yz - 6y - 10z + 34 = 0.\)
Tính giá trị của biểu thức \(S = {\left( {x - 4} \right)^{2023}} + {\left( {y - 4} \right)^{2025}} + {\left( {z - 4} \right)^{2027}}.\)
Đa thức nào sau đây chưa thu gọn?
\(4{x^2} + x - y\).
\({x^4}y + x - 2y{x^4}\).
\( - {x^3}y + \frac{2}{5}{y^2}\).
\(\frac{{x + 2y}}{5}\).
Đáp án : B
Đa thức thu gọn là đa thức không chứa hai hạng tử nào đồng dạng.
Ta có: \({x^4}y + x - 2y{x^4} = {x^4}y - 2{x^4}y + x = - {x^4}y + x\)
Vậy đa thức \({x^4}y + x - 2y{x^4}\) là đa thức chưa thu gọn.
Đáp án B.
Tích của hai đơn thức \(\frac{1}{2}x{y^3}\) và \(x\left( { - 8y} \right)x{z^2}\) có phần hệ số là
\(\frac{1}{2}\).
\( - 8\).
\( - 4\).
\(7\).
Đáp án : C
Thực hiện nhân hai đơn thức và xác định phần hệ số.
Ta có: \(\frac{1}{2}x{y^3} \cdot x\left( { - 8y} \right)x{z^2} = - 4{x^3}{y^4}{z^2}\).
Đa thức này có phần hệ số là \( - 4\).
Đáp án C.
Biết \(M + 5{x^2} - 2xy = 6{x^2} + 10xy - {y^2}\). Đa thức \(M\) là
\(M = {x^2} + 12xy - {y^2}\).
\(M = {x^2} - 12xy - {y^2}\).
\(M = {x^2} - 12xy + {y^2}\).
\(M = - {x^2} - 12xy + {y^2}\).
Đáp án : A
Sử dụng quy tắc chuyển vế, thực hiện phép tính với đa thức.
Ta có: \(M + 5{x^2} - 2xy = 6{x^2} + 10xy - {y^2}\)
Suy ra \(M = 6{x^2} + 10xy - {y^2} - 5{x^2} + 2xy\)
Do đó \(M = {x^2} + 12xy - {y^2}\).
Đáp án A.
Các đơn thức điền vào ô trống trong khai triển \({\left( {a + ...} \right)^3} = {a^2} + 9{a^2}b + 27a{b^2} + ...\) lần lượt là
\(3b\) và \(3{b^3}\).
\(b\) và \(3{b^3}\).
\(3b\) và \(27{b^3}\).
\(3b\) và \(9{b^2}\).
Đáp án : C
Sử dụng hằng đẳng thức lập phương của một tổng: \({\left( {A + B} \right)^3} = {A^3} + 3{A^2}B + 3A{B^2} + {B^3}\).
Ta có: \({\left( {a + 3b} \right)^3} = {a^2} + 9{a^2}b + 27a{b^2} + 27{b^3}\).
Đáp án C.
Kết quả của biểu thức \({\left( {x - 5} \right)^2} - {\left( {x + 5} \right)^2}\) là
\( - 20x\).
\(50\).
\(20x\).
\(2{x^2} + 50\).
Đáp án : A
Sử dụng hằng đẳng thức hiệu hai bình phương: \({A^2} - {B^2} = \left( {A - B} \right)\left( {A + B} \right)\).
Ta có: \({\left( {x - 5} \right)^2} - {\left( {x + 5} \right)^2} = \left( {x - 5 + x + 5} \right)\left( {x - 5 - x - 5} \right) = 2x \cdot \left( { - 10} \right) = - 20x\).
Đáp án A.
Phân tích đa thức \({x^3} - 2{x^2} + x\) thành nhân tử ta được
\(x{\left( {x - 1} \right)^2}\).
\({x^2}\left( {x - 1} \right)\).
\(x\left( {{x^2} - 1} \right)\).
\(x{\left( {x + 1} \right)^2}\).
Đáp án : A
Sử dụng kết hợp phương pháp đặt nhân tử chung và sử dụng hằng đẳng thức để phân tích đa thức thành nhân tử.
Ta có: \({x^3} - 2{x^2} + x = x\left( {{x^2} - 2x + 1} \right) = x{\left( {x - 1} \right)^2}\).
Đáp án A.
Đâu là tính chất đúng của phân thức đại số?
\(\frac{A}{B} = \frac{{A \cdot M}}{{B \cdot M}}\,\,\left( {B,M \ne 0} \right)\).
\(\frac{A}{B} = \frac{{A \cdot M}}{B}\,\,\left( {B,M \ne 0} \right)\).
\(\frac{A}{B} = \frac{A}{{B \cdot M}}\,\,\left( {B,M \ne 0} \right)\).
\(\frac{A}{B} = \frac{{A \cdot M}}{{B \cdot N}}\,\,\left( {B,M \ne 0,N \ne M} \right)\).
Đáp án : A
Tính chất của phân thức đại số: Nếu nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác đa thức 0 thì được một phân thức mới bằng phân thức đã cho.
\(\frac{A}{B} = \frac{{A.M}}{{B.M}}\left( {M \ne 0} \right)\)
Với \(B,M \ne 0\) ta có: \(\frac{A}{B} = \frac{{A.M}}{{B.M}}.\)
Đáp án A.
Thực hiện phép tính \(\frac{{x - 1}}{{x - y}} + \frac{{1 - y}}{{y - x}}\) ta được kết quả là
\(0\).
\(\frac{{x - y + 2}}{{x - y}}\).
\(\frac{{x + y - 2}}{{x - y}}\).
\(1\).
Đáp án : C
Đưa hai phân thức về cùng mẫu và thực hiện phép tính với hai phân thức.
Ta có:
\(\frac{{x - 1}}{{x - y}} + \frac{{1 - y}}{{y - x}} = \frac{{x - 1}}{{x - y}} - \frac{{1 - y}}{{x - y}} = \frac{{x - 1 - 1 + y}}{{x - y}} = \frac{{x + y - 2}}{{x - y}}\).
Đáp án C.
Hình chóp tứ giác đều có bao nhiêu đường trung đoạn?
\(1\).
\(2\).
\(3\).
\(4\).
Đáp án : D
Xác định số mặt bên của hình chóp tứ giác. Mỗi mặt bên có một đường trung đoạn.
Hình chóp tứ giác đều có 4 mặt bên nên có 4 đường trung đoạn.
Đáp án D.
Hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều có chung đặc điểm nào sau đây?
Đáy là tam giác đều.
Đáy là hình vuông.
Các cạnh bên bằng nhau.
Mặt bên là các tam giác đều.
Đáp án : C
Dựa vào đặc điểm của hình chóp tam giác và tứ giác.
Hình chóp tam giác đều có đáy là tam giác đều, hình chóp tứ giác đều có đáy là hình vuông.
Hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều có mặt bên là tam giác cân.
Hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều có các cạnh bên bằng nhau.
Đáp án C.
Cho tam giác \(ABC\) có đường cao \(AH.\) Biết \(AC = 15\;\;{\rm{cm}},\,\,AH = 12\;\;{\rm{cm,}}\,\,BH = 9\;\;{\rm{cm}}.\) Hỏi tam giác \(ABC\) là tam giác gì?
Tam giác vuông.
Tam giác cân.
Tam giác đều.
Tam giác tù.
Đáp án : B
Sử dụng định lí Pythagore trong tam giác vuông để tính.
Chứng minh tam giác ABC có đường cao đồng thời là đường trung tuyến.
Xét \(\Delta AHC\) vuông tại \(H\), theo định lí Pythagore ta có:
\(C{H^2} = A{C^2} - A{H^2} = {15^2} - {12^2} = 81\).
Do đó \(CH = \sqrt {81} = 9\;\;{\rm{cm}}\)
Suy ra \(BH = CH = 9\;\;{\rm{cm}}\) hay \(H\) là trung điểm của \(BC\)
Tam giác \(ABC\) có đường cao \(AH\) đồng thời là đường trung tuyến nên \(\Delta ABC\) cân tại \(A\).
Đáp án B.
Các góc của tứ giác có thể là
4 góc nhọn.
4 góc tù.
2 góc vuông, 1 góc nhọn và 1 góc tù.
1 góc vuông và 3 góc nhọn.
Đáp án : C
Dựa vào kiến thức về tổng các góc của tứ giác.
Giả sử có một tứ giác có 4 góc nhọn có số đo nhỏ hơn \(90^\circ \), khi đó tổng số đo các góc của tứ giác nhỏ hơn \(4 \cdot 90^\circ = 360^\circ \), điều này mâu thuẫn với định lí tổng số đo các góc của tứ giác bằng \(360^\circ \). Như vậy, không tồn tại tứ giá có 4 góc nhọn.
Tương tự như vậy, cũng không tồn tại tứ giác có 4 góc tù.
Giả sử có một tứ giác có 1 góc vuông, 3 góc nhọn, khi đó tổng số đo các góc của tứ giác cũng nhỏ hơn \(90^\circ + 3 \cdot 90^\circ = 360^\circ \). Vậy không tồn tại tứ giác như vậy.
Ta chọn phương án C.
Đáp án C.
Thu gọn biểu thức:
a) \(\left( {30{x^4}{y^3} - 25{x^2}{y^3} - 3{x^4}{y^4}} \right):5{x^2}{y^3};\)
b) \({x^3}{y^4}\left( {{x^2} - 2{y^3}} \right) - 2{x^3}{y^3}\left( {{x^4} - {y^4}} \right).\)
a) Sử dụng quy tắc chia đa thức cho đơn thức: Muốn chia đa thức A cho đơn thức B (trường hợp chia hết), ta chia từng hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau.
b) Sử dụng quy tắc nhân đơn thức với đa thức: Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau.
a) \(\left( {30{x^4}{y^3} - 25{x^2}{y^3} - 3{x^4}{y^4}} \right):5{x^2}{y^3}\)
\( = 30{x^4}{y^3}:5{x^2}{y^3} - 25{x^2}{y^3}:5{x^2}{y^3} - 3{x^4}{y^4}:5{x^2}{y^3}\)
\( = 6{x^2} - 5 - \frac{3}{5}{x^2}y.\)
b) \({x^3}{y^4}\left( {{x^2} - 2{y^3}} \right) - 2{x^3}{y^3}\left( {{x^4} - {y^4}} \right)\)
\( = {x^3}{y^4} \cdot {x^2} - {x^3}{y^4} \cdot 2{y^3} - 2{x^3}{y^3} \cdot {x^4} + 2{x^3}{y^3} \cdot {y^4}\)
\( = {x^5}{y^4} - 2{x^3}{y^7} - 2{x^7}{y^3} + 2{x^3}{y^7}\)
\( = {x^5}{y^4} - 2{x^7}{y^3}.\)
Phân tích đa thức thành nhân tử:
a) \(5{x^2}\left( {x - y} \right) - 15xy\left( {y - x} \right)\);
b) \({\left( {x + y} \right)^2} - 6\left( {x + y} \right) + 9\);
c) \({x^2} - 5x + 6\).
Sử dụng các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử phù hợp.
a) \(5{x^2}\left( {x - y} \right) - 15xy\left( {y - x} \right)\)
\( = 5{x^2}\left( {x - y} \right) + 15xy\left( {x - y} \right)\)
\( = \left( {x - y} \right)\left( {5{x^2} + 15xy} \right)\)
\( = 5x\left( {x - y} \right)\left( {x + 3y} \right).\)
b) \({\left( {x + y} \right)^2} - 6\left( {x + y} \right) + 9\)
\( = {\left( {x + y - 3} \right)^2}.\)
c) \({x^2} - 5x + 6\)
\( = {x^2} - 2x - 3x + 6\)
\( = \left( {{x^2} - 2x} \right) - \left( {3x - 6} \right)\)
\( = x\left( {x - 2} \right) - 3\left( {x - 2} \right)\)
\( = \left( {x - 2} \right)\left( {x - 3} \right)\).
Cho \(P = \frac{1}{{x - 1}} + \frac{x}{{{x^2} + x + 1}} + \frac{{2x + 1}}{{1 - {x^3}}}\) với \(x \ne 1.\)
a) Rút gọn biểu thức \(P.\)
b) Tính giá trị của biểu thức \(P\) tại \(x = 2.\)
c) Chứng minh \(P > 0\) với \(x > 0,\,x \ne 1.\)
a) Sử dụng quy tắc cộng các phân thức khác mẫu thức.
b) Thay \(x = 2\) vào biểu thức sau khi rút gọn ở ý a để tính.
c) Chứng minh với \(x > 0,\,x \ne 1\) thì tử thức và mẫu thức của \(P\) đều lớn hơn 0.
a) Với \(x \ne 1\) ta có:
\(P = \frac{1}{{x - 1}} + \frac{x}{{{x^2} + x + 1}} + \frac{{2x + 1}}{{1 - {x^3}}}\)
\( = \frac{1}{{x - 1}} + \frac{x}{{{x^2} + x + 1}} - \frac{{2x + 1}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right)}}\)
\( = \frac{{{x^2} + x + 1 + x\left( {x - 1} \right) - 2x - 1}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right)}}\)
\( = \frac{{{x^2} + x + 1 + {x^2} - x - 2x - 1}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right)}}\)
\( = \frac{{2{x^2} - 2x}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right)}} = \frac{{2x\left( {x - 1} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right)}}\)
\( = \frac{{2x}}{{{x^2} + x + 1}}\).
b) Với \(x = 2\) (thỏa mãn) thay vào biểu thức \(P\) ta được: \(P = \frac{{2 \cdot 2}}{{{2^2} + 2 + 1}} = \frac{4}{7}.\)
c) Với \(x > 0,x \ne 1\) ta có:
⦁ \(2x > 0;\)
⦁ \({x^2} + x + 1 = {x^2} + x + \frac{1}{4} + \frac{3}{4} = {\left( {x + \frac{1}{2}} \right)^2} + \frac{3}{4} > 0.\)
Do đó \(P = \frac{{2x}}{{{{\left( {x + \frac{1}{2}} \right)}^2} + \frac{3}{4}}} > 0\).
Vẽ, cắt và gấp mảnh bìa như đã chỉ ra ở hình bên dưới để được hình chóp tứ giác đều.
a) Trong hình vẽ trên có bao nhiêu tam giác cân bằng nhau?
b) Tính diện tích tất cả các mặt của hình chóp tứ giác đều này. Biết độ dài trung đoạn của hình chóp tứ giác đều là 9,68 cm.
a) Dựa vào đặc điểm của hình chóp tứ giác đều để xác định.
b) Tính diện tích xung quanh của hình chóp:
Cách 1: Sử dụng công thức \({S_{xq}} = \frac{1}{2}C.d\).
Cách 2: Sử dụng công thức \({S_{xq}} = 4.\)Smặt bên.
Tính mặt đáy.
a) Trong hình vẽ bên dưới có 4 tam giác cân bằng nhau.
b) Cách 1: Sử dụng công thức \({S_{xq}} = \frac{1}{2}C.d\).
Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều là:
\({S_{xq}} = \frac{1}{2}.C.d = \frac{1}{2}.\left( {5.4} \right).9,68 = 96,8\;\;\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^2}} \right)\).
Diện tích tất cả các mặt của hình chóp tứ giác đều là:
\(96,8 + {5^2} = 121,8\;\;\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^2}} \right).\)
Cách 2: Sử dụng công thức \({S_{xq}} = 4.\)Smặt bên.
Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều là:
\({S_{xq}} = 4.\)Smặt bên \( = 4.\frac{1}{2}.5.9,68 = 96,8\;\;\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^2}} \right)\).
Diện tích tất cả các mặt của hình chóp tứ giác đều là:
\(96,8 + {5^2} = 121,8\;\;\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^2}} \right).\)
a) Tìm \(x\) trong hình vẽ bên.
b) Khi xây móng nhà, để kiểm tra xem 2 phần móng có vuông góc với nhau hay không, người thợ xây thường lấy \(AB = 3cm,AC = 4cm\) (A là điểm chung của hai phần móng nhà hay còn gọi là góc nhà), rồi đo đoạn \(BC = 5cm\) thì hai phần móng đó vuông góc với nhau. Hãy giải thích vì sao?
a) Sử dụng định lí tổng các góc của một tứ giác là \(360^\circ \).
Góc trong và góc ngoài của một đỉnh có tổng là \(180^\circ \).
b) Sử dụng định lí Pythagore đảo để kiểm tra xem tam giác tạo thành có phải tam giác vuông không.
a) Vì góc ngoài tại \(K\) có số đo là \(100^\circ \) nên \(\widehat {IKL} = 180^\circ - 100^\circ = 80^\circ \).
Góc ngoài tại \(L\) có số đo là \(60^\circ \) nên \(\widehat {KLR} = 180^\circ - 60^\circ = 120^\circ \).
Ta có tổng các góc trong tứ giác là \(360^\circ \) nên \(\widehat {IKL} + \widehat {KLR} + \widehat {R\,} + \widehat {I\,} = 360^\circ \)
Suy ra \(80^\circ + 120^\circ + 90^\circ + x = 360^\circ \)
Do đó \(x = 70^\circ \).
b) Xét tam giác ABC có \(B{C^2} = {5^2} = 25\) và \(A{B^2} + A{C^2} = {3^2} + {4^2} = 25\)
Suy ra \(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}\).
Theo định lí Pythagore đảo, ta có \(\Delta ABC\) vuông tại A.
Vậy hai phần móng đó vuông góc với nhau.
Cho \(x,y,z\) là ba số thỏa mãn điều kiện:
\(4{x^2} + 2{y^2} + 2{z^2} - 4xy - 4xz + 2yz - 6y - 10z + 34 = 0.\)
Tính giá trị của biểu thức \(S = {\left( {x - 4} \right)^{2023}} + {\left( {y - 4} \right)^{2025}} + {\left( {z - 4} \right)^{2027}}.\)
Sử dụng hằng đẳng thức bình phương của một tổng, hiệu hai bình phương để tính x, y, z.
Từ đó thay giá trị của x, y, z vào S để tính giá trị biểu thức.
Ta có: \(4{x^2} + 2{y^2} + 2{z^2} - 4xy - 4xz + 2yz - 6y - 10z + 34 = 0\)
\(4{x^2} - 4x\left( {y + z} \right) + \left( {{y^2} + 2yz + {z^2}} \right) + {z^2} - 6y - 10z + 34 = 0\)
\(\left[ {4{x^2} - 4x\left( {y + z} \right) + {{\left( {y + z} \right)}^2}} \right] + \left( {{y^2} - 6y + 9} \right) + \left( {{z^2} - 10z + 25} \right) = 0\)
\({\left( {2x - y - z} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} + {\left( {z - 5} \right)^2} = 0\,\,\left( * \right)\)
Với mọi \(x,y,z\) ta có: \({\left( {2x - y - z} \right)^2} \ge 0,\,\,{\left( {y - 3} \right)^2} \ge 0,\,\,{\left( {z - 5} \right)^2} \ge 0\)
Do đó \(\left( * \right)\) xảy ra khi và chỉ khi \(\left\{ \begin{array}{l}{\left( {2x - y - z} \right)^2} = 0\\{\left( {y - 3} \right)^2} = 0\\{\left( {z - 5} \right)^2} = 0\end{array} \right.\)
Hay \(\left\{ \begin{array}{l}2x - y - z = 0\\y - 3 = 0\\z - 5 = 0\end{array} \right.\), tức là \(\left\{ \begin{array}{l}x = 4\\y = 3\\z = 5\end{array} \right.\)
Khi đó \(S = {\left( {4 - 4} \right)^{2023}} + {\left( {3 - 4} \right)^{2025}} + {\left( {5 - 4} \right)^{2027}} = 0 - 1 + 1 = 0.\)
Kỳ thi giữa học kỳ 1 Toán 8 đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá quá trình học tập của học sinh trong giai đoạn đầu năm học. Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 7 là một bài kiểm tra được thiết kế để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và kỹ năng giải toán của học sinh sau khi học các chương đầu tiên của chương trình Toán 8.
Đề thi thường bao gồm các nội dung sau:
Cấu trúc đề thi có thể thay đổi tùy theo từng trường và từng giáo viên, nhưng thường bao gồm các dạng câu hỏi sau:
Để đạt kết quả tốt trong kỳ thi giữa học kỳ 1 Toán 8, học sinh cần:
Bài toán: Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 6cm, AC = 8cm. Tính độ dài cạnh BC và diện tích tam giác ABC.
Lời giải:
Áp dụng định lý Pitago vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:
BC2 = AB2 + AC2 = 62 + 82 = 36 + 64 = 100
Suy ra BC = √100 = 10cm
Diện tích tam giác ABC là:
SABC = (1/2) * AB * AC = (1/2) * 6 * 8 = 24cm2
Việc luyện tập với đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 7 không chỉ giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi mà còn giúp các em:
montoan.com.vn là một website cung cấp các tài liệu học Toán 8 chất lượng, bao gồm:
Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 7 là một công cụ hữu ích giúp học sinh ôn tập và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Hãy luyện tập thường xuyên và sử dụng các tài liệu học tập chất lượng từ montoan.com.vn để đạt kết quả tốt nhất!