montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 6, một công cụ hữu ích giúp các em học sinh ôn luyện và đánh giá năng lực bản thân trước kỳ thi quan trọng. Đề thi được biên soạn theo chương trình học Toán 8, bao gồm các dạng bài tập thường gặp và có đáp án chi tiết.
Với đề thi này, các em có thể tự tin làm bài và đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi giữa học kì 1 Toán 8.
Biểu thức nào sau đây là đa thức?
\(\frac{{x + 2y}}{3}\).
\(x + \frac{1}{y}\).
\( - x + \frac{2}{x}y - 3{y^2}\).
\(\frac{1}{{2x}} + {y^2}\).
Cặp đơn thức nào dưới đây là hai đơn thức đồng dạng?
\(12{x^4}{y^4}\) và \(12{x^4}{y^6}\).
\( - 12{x^4}{y^4}\) và \(12{x^6}{y^6}\).
\(12{x^6}{y^4}\) và \( - 2{x^6}{y^4}\).
\(12{x^4}{y^6}\) và \(12{x^6}{y^6}\).
Đa thức \(7{x^3}{y^2}z - 2{x^4}{y^3}\) chia hết cho đơn thức nào dưới đây?
\(3{x^4}\).
\( - 3{x^4}\).
\( - 2{x^3}y\).
\(2x{y^3}\).
Kết quả của phép nhân \(\left( {{x^2} - 2x + 1} \right)\left( {x - 1} \right)\) là
\({x^3} - 3{x^2} + 3x - 1\).
\({x^3} + 3{x^2} + 3x - 1\).
\({x^3} - 3{x^2} + 3x + 1\).
\({x^3} + 3{x^2} + 3x + 1\).
Kết quả của biểu thức \({\left( {x + 2} \right)^2} - 4\left( {x + 2} \right) + 4\) là
\({x^2} + 16\).
\({x^2} + 8x + 16\).
\({x^2} - 4x\).
\({x^2}\).
Đa thức \(14{x^2}y - 21x{y^2} + 28{x^2}{y^2}\) được phân tích thành
\(7xy\left( {2x - 3y + 4xy} \right)\).
\(xy\left( {14x - 21y + 28xy} \right)\).
\(7{x^2}y\left( {2 - 3y + 4xy} \right)\).
\(7x{y^2}\left( {2x - 3y + 4x} \right)\).
Biểu thức nào sau đây không phải là phân thức đại số?
\(\frac{1}{x}\).
\(x\).
\(\frac{0}{x}\).
\(\frac{x}{0}\).
Phân thức nào sau đây không phải là phân thức đối của phân thức \(\frac{{1 - x}}{x}\)?
\(\frac{{x + 1}}{x}\).
\(\frac{{ - \left( {1 - x} \right)}}{x}\).
\( - \frac{{1 - x}}{x}\).
\(\frac{{x - 1}}{x}\).
Khẳng định nào sau đây sai về hình chóp tam giác đều \(S.ABC?\)
Đáy \(ABC\) là tam giác đều.
\(SA = SB = SC\).
Tam giác \(SBC\) là tam giác đều.
\(\Delta SAB = \Delta SBC = \Delta SCA\).
Cho hình chóp tam giác đều \(A.BCD\) như hình vẽ bên. Đoạn thẳng nào sau đây là trung đoạn của hình chóp?
\(AC\).
\(AM\).
\(BN\).
\(AP\).
Cho tam giác \(ABC\) vuông có cạnh huyền \(AB = \sqrt {117} \;\;{\rm{cm,}}\,\,BC = 6\;\;{\rm{cm}}.\) Gọi \(K\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AC\). Độ dài \(BK\) là
\(3\;\;{\rm{cm}}\).
\(4,5\;\;{\rm{cm}}\).
\(7,5\;\;{\rm{cm}}\).
\(10\;\;{\rm{cm}}\).
Cho tứ giác \(ABCD\). Khẳng định nào sau đây là sai?
\(AB\) và \(BC\) là hai cạnh kề nhau.
\(BC\) và \(AD\) là hai cạnh đối nhau.
\(\widehat A\) và \(\widehat B\) là hai góc đối nhau.
\(AC\) và \(BD\) là hai đường chéo.
Thu gọn biểu thức:
a) \(\left( { - 9{x^2}{y^3} + 6{x^3}{y^2} - 4x{y^2}} \right):3x{y^2};\)
b) \(\frac{1}{2}xy\left( {{x^5} - {y^3}} \right) - {x^2}y\left( {\frac{1}{4}{x^4} - {y^3}} \right).\)
Phân tích đa thức thành nhân tử:
a) \(3x\left( {3 - x} \right) - 6\left( {x - 3} \right)\);
b) \({\left( {{x^2} + 1} \right)^2} - 4{x^2}\);
c) \({x^6} + {x^3} - {x^2} - 1\).
Cho \(A = \frac{{x + 1}}{{x - 2}} + \frac{{x - 1}}{{x + 2}} + \frac{{{x^2} + 4x}}{{4 - {x^2}}}\) với \(x \ne \pm 2.\)
a) Rút gọn biểu thức \(A\).
b) Tính giá trị của \(A\) khi \(x = 4\).
c) Tìm giá trị nguyên của \(x\) để \(A\) nhận giá trị nguyên dương.
Hình ảnh bên là ảnh của một lọ nước hoa hình kim tự tháp. Khi đậy nắp, lọ có dạng hình chóp tứ giác đều (tính cả thân lọ và nắp lọ) trong đó nắp lọ cũng là hình chóp tứ giác đều có chiều cao 5 cm, cạnh đáy 2,5 cm. Chiều cao thân lọ và cạnh đáy lọ đều bằng chiều cao của nắp lọ. Bỏ qua độ dày của vỏ.
a) Tính thể tích của lọ nước hoa hình kim tự tháp đó.
b) Tính dung tích của lọ nước hoa đó ra đơn vị mi – li – lít (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Một hồ bơi có dạng tứ giác \(ABCD\) được mô tả như hình vẽ bên. Biết \(AC\) là tia phân giác \(\widehat {BAD}\) và \(\widehat {DAC} = 40^\circ \).
a) Tính \(\widehat {BCD}.\)
b) Biết \(AB = 7,66\) m và \(BC = 6,43\) m. Một vận động viên bơi lội muốn bơi từ \(A\) đến \(C\) trong 20 giây thì cần bơi với vận tốc là bao nhiêu (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?
Cho \(x,y\) thỏa mãn \({x^2} + 2xy + 6x + 6y + 2{y^2} + 8 = 0.\) Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của biểu thức \(P = x + y + 2024.\)
Biểu thức nào sau đây là đa thức?
\(\frac{{x + 2y}}{3}\).
\(x + \frac{1}{y}\).
\( - x + \frac{2}{x}y - 3{y^2}\).
\(\frac{1}{{2x}} + {y^2}\).
Đáp án : A
Dựa vào khái niệm đa thức: Đa thức là một tổng của những đơn thức.
Biểu thức \(\frac{{x + 2y}}{3} = \frac{1}{3}x + \frac{2}{3}y\) là đa thức.
Biểu thức \(x + \frac{1}{y}\) không phải là đa thức vì \(\frac{1}{y}\) không phải đơn thức.
Biểu thức \( - x + \frac{2}{x}y - 3{y^2}\) không phải là đa thức vì \(\frac{2}{x}y\) không phải đơn thức.
Biểu thức \(\frac{1}{{2x}} + {y^2}\) không phải là đa thức vì \(\frac{1}{{2x}}\) không phải đơn thức.
Đáp án A.
Cặp đơn thức nào dưới đây là hai đơn thức đồng dạng?
\(12{x^4}{y^4}\) và \(12{x^4}{y^6}\).
\( - 12{x^4}{y^4}\) và \(12{x^6}{y^6}\).
\(12{x^6}{y^4}\) và \( - 2{x^6}{y^4}\).
\(12{x^4}{y^6}\) và \(12{x^6}{y^6}\).
Đáp án : C
Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.
Hai đơn thức \(12{x^6}{y^4}\) và \( - 2{x^6}{y^4}\) là hai đơn thức đồng dạng vì cùng có hệ số khác 0 và cùng phần biến \({x^6}{y^4}\).
Đáp án C.
Đa thức \(7{x^3}{y^2}z - 2{x^4}{y^3}\) chia hết cho đơn thức nào dưới đây?
\(3{x^4}\).
\( - 3{x^4}\).
\( - 2{x^3}y\).
\(2x{y^3}\).
Đáp án : C
Đa thức chia hết cho đơn thức nếu mọi hạng tử của đa thức chia hết cho đơn thức đó.
Đa thức \(7{x^3}{y^2}z - 2{x^4}{y^3}\) chia hết cho \( - 2{x^3}y\).
Hạng tử \(7{x^3}{y^2}z\) không chia hết cho đơn thức \(3{x^4}\), \( - 3{x^4}\) và \(2x{y^3}\) nên đa thức \(7{x^3}{y^2}z - 2{x^4}{y^3}\) cũng không chia hết cho \(3{x^4}\), \( - 3{x^4}\) và \(2x{y^3}\).
Đáp án C.
Kết quả của phép nhân \(\left( {{x^2} - 2x + 1} \right)\left( {x - 1} \right)\) là
\({x^3} - 3{x^2} + 3x - 1\).
\({x^3} + 3{x^2} + 3x - 1\).
\({x^3} - 3{x^2} + 3x + 1\).
\({x^3} + 3{x^2} + 3x + 1\).
Đáp án : A
Sử dụng hằng đẳng thức bình phương của một hiệu \({\left( {A - B} \right)^2} = {A^2} - 2AB + {B^2}\) và lập phương của một hiệu \({\left( {A - B} \right)^3} = {A^3} - 3{A^2}B + 3A{B^2} - {B^3}\).
Ta có:
\(\left( {{x^2} - 2x + 1} \right)\left( {x - 1} \right) = {\left( {x - 1} \right)^2}\left( {x - 1} \right) = {\left( {x - 1} \right)^3} = {x^3} - 3{x^2} + 3x - 1\).
Đáp án A.
Kết quả của biểu thức \({\left( {x + 2} \right)^2} - 4\left( {x + 2} \right) + 4\) là
\({x^2} + 16\).
\({x^2} + 8x + 16\).
\({x^2} - 4x\).
\({x^2}\).
Đáp án : D
Sử dụng hằng đẳng thức bình phương của một hiệu \({\left( {A - B} \right)^2} = {A^2} - 2AB + {B^2}\).
Ta có:
\({\left( {x + 2} \right)^2} - 4\left( {x + 2} \right) + 4 = {\left( {x + 2 - 2} \right)^2} = {x^2}.\)
Đáp án D.
Đa thức \(14{x^2}y - 21x{y^2} + 28{x^2}{y^2}\) được phân tích thành
\(7xy\left( {2x - 3y + 4xy} \right)\).
\(xy\left( {14x - 21y + 28xy} \right)\).
\(7{x^2}y\left( {2 - 3y + 4xy} \right)\).
\(7x{y^2}\left( {2x - 3y + 4x} \right)\).
Đáp án : A
Sử dụng phương pháp đặt nhân tử chung để phân tích đa thức thành nhân tử.
Ta có:
\(14{x^2}y - 21x{y^2} + 28{x^2}{y^2} = 7xy\left( {2x - 3y + 4xy} \right)\).
Đáp án A.
Biểu thức nào sau đây không phải là phân thức đại số?
\(\frac{1}{x}\).
\(x\).
\(\frac{0}{x}\).
\(\frac{x}{0}\).
Đáp án : D
Phân thức đại số là biểu thức có dạng \(\frac{P}{Q}\), trong đó P, Q là các đa thức và Q khác đa thức 0.
Biểu thức \(\frac{x}{0}\) không phải là phân thức đại số vì có mẫu thức bằng 0.
Đáp án D.
Phân thức nào sau đây không phải là phân thức đối của phân thức \(\frac{{1 - x}}{x}\)?
\(\frac{{x + 1}}{x}\).
\(\frac{{ - \left( {1 - x} \right)}}{x}\).
\( - \frac{{1 - x}}{x}\).
\(\frac{{x - 1}}{x}\).
Đáp án : A
Phân thức đối của phân thức \(\frac{A}{B}\) là phân thức \( - \frac{A}{B}\).
Sử dụng kiến thức về tính chất của phân thức để tìm các phân thức bằng phân thức đối.
Phân thức đối của phân thức \(\frac{{1 - x}}{x}\) là \( - \frac{{1 - x}}{x} = \frac{{ - \left( {1 - x} \right)}}{x} = \frac{{x - 1}}{x}\)
Vậy phương án A là sai.
Đáp án A.
Khẳng định nào sau đây sai về hình chóp tam giác đều \(S.ABC?\)
Đáy \(ABC\) là tam giác đều.
\(SA = SB = SC\).
Tam giác \(SBC\) là tam giác đều.
\(\Delta SAB = \Delta SBC = \Delta SCA\).
Đáp án : C
Dựa vào đặc điểm của hình chóp tam giác đều.
Hình chóp tam giác đều \(S.ABC\) có mặt bên là các tam giác cân nên \(\Delta SBC\) là tam giác cân.
Do đó khẳng định C sai.
Đáp án C.
Cho hình chóp tam giác đều \(A.BCD\) như hình vẽ bên. Đoạn thẳng nào sau đây là trung đoạn của hình chóp?
\(AC\).
\(AM\).
\(BN\).
\(AP\).
Đáp án : B
Trung đoạn là đoạn thẳng vuông góc kẻ từ tâm của một đa giác đều xuống cạnh đáy của nó.
Trung đoạn của hình chóp \(A.BCD\) là đoạn thẳng \(AM\).
Đáp án B.
Cho tam giác \(ABC\) vuông có cạnh huyền \(AB = \sqrt {117} \;\;{\rm{cm,}}\,\,BC = 6\;\;{\rm{cm}}.\) Gọi \(K\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AC\). Độ dài \(BK\) là
\(3\;\;{\rm{cm}}\).
\(4,5\;\;{\rm{cm}}\).
\(7,5\;\;{\rm{cm}}\).
\(10\;\;{\rm{cm}}\).
Đáp án : C
Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABC để tính AC.
Tính độ dài CK.
Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác BCK để tính BK.
Xét \(\Delta ABC\) vuông tại \(C\), theo định lí Pythagore ta có:
\(A{C^2} = A{B^2} - B{C^2} = {\left( {\sqrt {117} } \right)^2} - {6^2} = 81\)
Suy ra \(AC = \sqrt {81} = 9\;\;{\rm{cm}}\)
Do \(K\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AC\) nên \(CK = \frac{1}{2}AC = 4,5\;\;{\rm{cm}}\)
Xét \(\Delta BCK\) vuông tại \(C\), theo định lí Pythagore ta có:
\(B{K^2} = B{C^2} + C{K^2} = {6^2} + 4,{5^2} = 56,25\)
Suy ra \(BK = \sqrt {56,25} = 7,5\;\;{\rm{cm}}\).
Đáp án C.
Cho tứ giác \(ABCD\). Khẳng định nào sau đây là sai?
\(AB\) và \(BC\) là hai cạnh kề nhau.
\(BC\) và \(AD\) là hai cạnh đối nhau.
\(\widehat A\) và \(\widehat B\) là hai góc đối nhau.
\(AC\) và \(BD\) là hai đường chéo.
Đáp án : C
Dựa vào kiến thức về tứ giác.
Tứ giác \(ABCD\) có các cặp góc đối nhau là \(\widehat {A\,\,}\) và \(\widehat {C\,};\) \(\widehat {B\,}\) và \(\widehat {D\,}\).
Do đó phương án C là khẳng định sai.
Đáp án C.
Thu gọn biểu thức:
a) \(\left( { - 9{x^2}{y^3} + 6{x^3}{y^2} - 4x{y^2}} \right):3x{y^2};\)
b) \(\frac{1}{2}xy\left( {{x^5} - {y^3}} \right) - {x^2}y\left( {\frac{1}{4}{x^4} - {y^3}} \right).\)
a) Sử dụng quy tắc chia đa thức cho đơn thức: Muốn chia đa thức A cho đơn thức B (trường hợp chia hết), ta chia từng hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau.
b) Sử dụng quy tắc nhân đơn thức với đa thức: Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.
a) \(\left( { - 9{x^2}{y^3} + 6{x^3}{y^2} - 4x{y^2}} \right):3x{y^2}\)
\( = - 9{x^2}{y^3}:3x{y^2} + 6{x^3}{y^2}:3x{y^2} - 4x{y^2}:3x{y^2}\)
\( = - 3xy + 2{x^2} - \frac{4}{3}.\)
b) \(\frac{1}{2}xy\left( {{x^5} - {y^3}} \right) - {x^2}y\left( {\frac{1}{4}{x^4} - {y^3}} \right)\)
\( = \frac{1}{2}xy \cdot {x^5} + \frac{1}{2}xy \cdot \left( { - {y^3}} \right) - {x^2}y \cdot \frac{1}{4}{x^4} - {x^2}y \cdot \left( { - {y^3}} \right)\)
\( = \frac{1}{2}{x^6}y - \frac{1}{2}x{y^4} - \frac{1}{4}{x^6}y + {x^2}{y^4}\)
\( = \left( {\frac{1}{2}{x^6}y - \frac{1}{4}{x^6}y} \right) - \frac{1}{2}x{y^4} + {x^2}{y^4}\)
\( = \frac{1}{4}{x^6}y - \frac{1}{2}x{y^4} + {x^2}{y^4}\).
Phân tích đa thức thành nhân tử:
a) \(3x\left( {3 - x} \right) - 6\left( {x - 3} \right)\);
b) \({\left( {{x^2} + 1} \right)^2} - 4{x^2}\);
c) \({x^6} + {x^3} - {x^2} - 1\).
Sử dụng các quy tắc phân tích đa thức thành nhân tử.
a) \(3x\left( {3 - x} \right) - 6\left( {x - 3} \right)\)
\( = 3x\left( {3 - x} \right) + 6\left( {3 - x} \right)\)
\( = \left( {3 - x} \right)\left( {3x + 6} \right)\)
\( = 3\left( {3 - x} \right)\left( {x + 2} \right).\)
b) \({\left( {{x^2} + 1} \right)^2} - 4{x^2}\)
\( = {\left( {{x^2} + 1} \right)^2} - {\left( {2x} \right)^2}\)
\( = \left( {{x^2} + 1 - 2x} \right)\left( {{x^2} + 1 + 2x} \right)\)
\( = {\left( {x - 1} \right)^2}{\left( {x + 1} \right)^2}.\)
c) \({x^6} + {x^3} - {x^2} - 1\)
\( = \left( {{x^6} + {x^3}} \right) - \left( {{x^2} + 1} \right)\)
\( = {x^3}\left( {{x^2} + 1} \right) - \left( {{x^2} + 1} \right)\)
\( = \left( {{x^2} + 1} \right)\left( {{x^3} - 1} \right)\)
\( = \left( {{x^2} + 1} \right)\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right).\)
Cho \(A = \frac{{x + 1}}{{x - 2}} + \frac{{x - 1}}{{x + 2}} + \frac{{{x^2} + 4x}}{{4 - {x^2}}}\) với \(x \ne \pm 2.\)
a) Rút gọn biểu thức \(A\).
b) Tính giá trị của \(A\) khi \(x = 4\).
c) Tìm giá trị nguyên của \(x\) để \(A\) nhận giá trị nguyên dương.
a) Quy đồng mẫu thức để rút gọn biểu thức.
b) Thay \(x = 4\) vào \(A\) để tính giá trị.
c) Ta biến đổi để đưa A về dạng \(A = m + \frac{a}{B}\) với m và a là số nguyên.
Khi đó A có giá trị nguyên khi \(a \vdots B\) hay \(B \in \) Ư(a).
a) Với \(x \ne \pm 2\), ta có:
\(A = \frac{{x + 1}}{{x - 2}} + \frac{{x - 1}}{{x + 2}} + \frac{{{x^2} + 4x}}{{4 - {x^2}}}\)
\( = \frac{{x + 1}}{{x - 2}} + \frac{{x - 1}}{{x + 2}} - \frac{{{x^2} + 4x}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}}\)
\( = \frac{{\left( {x + 1} \right)\left( {x + 2} \right)}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}} + \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}} - \frac{{{x^2} + 4x}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}}\)
\( = \frac{{{x^2} + 3x + 2 + {x^2} - 3x + 2 - {x^2} - 4x}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}}\)
\( = \frac{{{x^2} - 4x + 4}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}} = \frac{{{{\left( {x - 2} \right)}^2}}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}} = \frac{{x - 2}}{{x + 2}}\).
Vậy với \(x \ne \pm 2\) ta có \(A = \frac{{x - 2}}{{x + 2}}.\)
b) Thay \(x = 4\) (thỏa mãn) vào biểu thức \(A\) ta có: \(A = \frac{{4 - 2}}{{4 + 2}} = \frac{2}{6} = \frac{1}{3}.\)
c) Với \(x \ne \pm 2\) và \(x \in \mathbb{Z}\) ta có: \(A = \frac{{x - 2}}{{x + 2}} = \frac{{x + 2 - 4}}{{x + 2}} = 1 - \frac{4}{{x + 2}}\)
Ta có \(1 \in \mathbb{Z}\) nên để \(A = 1 - \frac{4}{{x + 2}}\) nhận giá trị nguyên thì \(\frac{4}{{x + 2}} \in \mathbb{Z}\),
suy ra \(4 \vdots \left( {x + 2} \right)\)
hay \(\left( {x + 2} \right) \in \)Ư\(\left( 4 \right) = \left\{ { \pm 1; \pm 2; \pm 4} \right\}\)
Ta có bảng sau:
Vậy \(x \in \left\{ { - 3; - 4; - 6} \right\}.\)
Hình ảnh bên là ảnh của một lọ nước hoa hình kim tự tháp. Khi đậy nắp, lọ có dạng hình chóp tứ giác đều (tính cả thân lọ và nắp lọ) trong đó nắp lọ cũng là hình chóp tứ giác đều có chiều cao 5 cm, cạnh đáy 2,5 cm. Chiều cao thân lọ và cạnh đáy lọ đều bằng chiều cao của nắp lọ. Bỏ qua độ dày của vỏ.
a) Tính thể tích của lọ nước hoa hình kim tự tháp đó.
b) Tính dung tích của lọ nước hoa đó ra đơn vị mi – li – lít (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Sử dụng công thức tính thể tích của hình chóp tứ giác: \(V = \frac{1}{3}.{S_{đáy}}.h\).
Biết \(1c{m^3} = 1ml\).
a) Thể tích của lọ nước hoa hình kim tự tháp là:
\({V_1} = \frac{1}{3} \cdot {5^2} \cdot \left( {5 + 5} \right) = \frac{{250}}{3}\;\;\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^3}} \right).\)
b) Thể tích của nắp lọ nước hoa là:
\({V_1} = \frac{1}{3} \cdot 2,{5^2} \cdot 5 = \frac{{125}}{{12}}\;\;\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^3}} \right).\)
Dung tích của lọ nước hoa đó là:
\(\frac{{250}}{3} - \frac{{125}}{{12}} \approx 73\;\;{\rm{c}}{{\rm{m}}^3} = 73\,\,ml\).
Một hồ bơi có dạng tứ giác \(ABCD\) được mô tả như hình vẽ bên. Biết \(AC\) là tia phân giác \(\widehat {BAD}\) và \(\widehat {DAC} = 40^\circ \).
a) Tính \(\widehat {BCD}.\)
b) Biết \(AB = 7,66\) m và \(BC = 6,43\) m. Một vận động viên bơi lội muốn bơi từ \(A\) đến \(C\) trong 20 giây thì cần bơi với vận tốc là bao nhiêu (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?
a) Dựa vào tính chất của tia phân giác để tính góc BAD.
Sử dụng định lí tổng các góc của một tứ giác bẳng \(360^\circ \) để tính góc BCD.
b) Sử dụng định lí Pythagore để tính AC.
Dựa vào kiến thức: quãng đường = vận tốc . thời gian để tính vận tốc của vận động viên.
a) Do \(AC\) là tia phân giác \(\widehat {BAD}\) nên ta có \(\widehat {BAD} = 2\widehat {DAC} = 2 \cdot 40^\circ = 80^\circ \)
Xét tứ giác \(ABCD\) có: \(\widehat {BAD} + \widehat {B\,} + \widehat {BCD} + \widehat {D\,} = 360^\circ \)
Suy ra
\(\widehat {BCD} = 360^\circ - \left( {\widehat {BAD} + \widehat {B\,} + \widehat {D\,}} \right) \\= 360^\circ - \left( {80^\circ - 90^\circ - 90^\circ } \right) = 100^\circ \)
b) Xét \(\Delta ABC\) vuông tại \(B\), theo định lí Pythagore ta có:
\(A{C^2} = A{B^2} + B{C^2} = 7,{66^2} + 6,{43^2} = 100,0205\)
Suy ra \(AC = \sqrt {100,0205} \approx 10,0\) m.
Khi đó vận động viên cần bơi với vận tốc là \(\frac{{10,0}}{{20}} = 0,5\) (m/s).
Cho \(x,y\) thỏa mãn \({x^2} + 2xy + 6x + 6y + 2{y^2} + 8 = 0.\) Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của biểu thức \(P = x + y + 2024.\)
Sử dụng hằng đẳng thức bình phương của một tổng, hiệu hai bình phương.
Dựa vào kiến thức \(A.B \le 0\) thì A và B trái dấu để tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của P.
Ta có: \({x^2} + 2xy + 6x + 6y + 2{y^2} + 8 = 0\)
\(\left( {{x^2} + 2xy + {y^2}} \right) + 6\left( {x + y} \right) + 9 + {y^2} - 1 = 0\)
\({\left( {x + y} \right)^2} + 6\left( {x + y} \right) + 9 - 1 = - {y^2}\)
\({\left( {x + y + 3} \right)^2} - 1 = - {y^2}\)
\(\left( {x + y + 3 - 1} \right)\left( {x + y + 3 + 1} \right) = - {y^2}\)
\(\left( {x + y + 2} \right)\left( {x + y + 4} \right) = - {y^2}\)
\(\left( {x + y + 2024 - 2022} \right)\left( {x + y + 2024 - 2020} \right) = - {y^2}\)
\(\left( {P - 2022} \right)\left( {P - 2020} \right) = - {y^2}\)
\(\left( {P - 2022} \right)\left( {P - 2020} \right) = - {y^2}\)
Mà \({y^2} \ge 0\) nên \( - {y^2} \le 0\) với mọi \(y\)
Do đó \(\left( {P - 2022} \right)\left( {P - 2020} \right) \le 0\) \(\left( * \right)\)
Lại có \(\left( {P - 2020} \right) - 2 < P - 2020\) hay \(P - 2022 < P - 2020\)
Suy ra \(\left( * \right)\) xảy ra khi \(P - 2022 \le 0 \le P - 2020\)
Nên \(2020 \le P \le 2022\)
Vậy GTLN của \(P\) bằng 2022 khi \(\left\{ \begin{array}{l}x + y + 2 = 0\\ - {y^2} = 0\end{array} \right.\), tức \(\left\{ \begin{array}{l}x = - 2\\y = 0\end{array} \right.\);
GTNN của \(P\) bằng 2020 khi \(\left\{ \begin{array}{l}x + y + 4 = 0\\ - {y^2} = 0\end{array} \right.\), tức \(\left\{ \begin{array}{l}x = - 4\\y = 0\end{array} \right.\).
Kỳ thi giữa học kì 1 Toán 8 là một bước đệm quan trọng để học sinh đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã học trong nửa học kỳ đầu tiên. Việc làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập thường gặp là vô cùng cần thiết. Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 6 do montoan.com.vn cung cấp được thiết kế để đáp ứng nhu cầu này.
Đề thi bao gồm các chủ đề chính sau:
Đề thi được chia thành các phần:
Sau khi hoàn thành đề thi, các em có thể tham khảo đáp án và lời giải chi tiết do montoan.com.vn cung cấp. Lời giải được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, giúp các em hiểu rõ phương pháp giải và tự tin hơn khi làm bài.
Để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi giữa học kì 1 Toán 8, các em nên:
Ngoài Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 6, montoan.com.vn còn cung cấp nhiều tài liệu ôn thi Toán 8 khác, bao gồm:
Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 6 là một tài liệu ôn thi hữu ích giúp các em học sinh chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới. Hãy luyện tập thường xuyên và áp dụng các mẹo làm bài hiệu quả để đạt kết quả tốt nhất. Chúc các em thành công!