montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 10, được biên soạn theo chuẩn chương trình học Toán 6 hiện hành. Đề thi này là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài tập và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.
Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, từ trắc nghiệm đến tự luận, bao phủ đầy đủ các kiến thức trọng tâm đã học trong chương trình học kì 2. Kèm theo đề thi là đáp án chi tiết, giúp các em tự đánh giá kết quả học tập và tìm ra những điểm cần cải thiện.
Phân số nào dưới đây không biểu diễn phần tô màu cam trong hình bên:
Giá trị \(\frac{3}{4}\) của – 60 là:
Hai phân số \(\frac{a}{b} = \frac{3}{4}\) khi
Khi rút gọn phân \(\frac{{ - 27}}{{63}}\) ta được phân số tối giản là số nào sau đây?
Trong các hình sau, hình nào có trục đối xứng?
Trong các công trình dưới đây, có bao nhiêu công trình có trục đối xứng?
Trong tự nhiên, hình nào trong các hình dưới đây không có tâm đối xứng
Chọn phát biểu sai. Khi O là trung điểm của đoạn AB thì
Cho hình vẽ sau.
Đường thẳng n đi qua điểm nào?
Cho F là điểm nằm giữa hai điểm P và Q. Khi đó tia đối của tia FQ là
Em hãy chọn câu đúng.
Dựa vào hình vẽ, hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?
Thực hiện các phép tính sau (tính hợp lý nếu có thể).
a) \(\frac{{ - 3}}{7} + \frac{5}{7}\)
b) \(\frac{2}{3} + \frac{{ - 3}}{5}\)
c) \(\frac{2}{9} - \left( {\frac{1}{{20}} + \frac{2}{9}} \right)\)
d) \(\frac{{11}}{{23}}.\frac{{12}}{{17}} + \frac{{11}}{{23}}.\frac{5}{{17}} + \frac{{12}}{{23}}\)
Cho hình vẽ:
a) Hãy vẽ đường thẳng d là trục đối xứng của Hình 1.
b) Hãy tìm I là tâm đối xứng của Hình 2.
Một người bán một số gạo trong 3 ngày. Ngày thứ nhất bán \(\frac{1}{3}\) số gạo. Ngày thứ hai bán \(\frac{4}{9}\) số gạo còn lại. Ngày thứ ba người ấy bán nốt \(1400\,kg\) gạo. Tính số gạo bán trong cả ba ngày?
Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 3cm , OB = 6cm.
a) Chứng tỏ rằng: A là trung điểm của OB.
b) Trên tia đối của tia Ox lấy điểm K sao cho OK = 1cm. So sánh KA và AB.
Một mảnh sân vườn trồng hoa hình chữ nhật có chiều dài là 10m và chiều rộng bằng \(\frac{3}{5}\) chiều dài. Tính diện tích mảnh vườn.
Phân số nào dưới đây không biểu diễn phần tô màu cam trong hình bên:
Đáp án : B
Quan sát hình vẽ và tìm các phân số bằng với phân số đó..
Ta thấy trong hình có 40 ô và có 30 ô màu cam nên ta có phân số biểu diễn phần tô màu cam trong hình bên là \(\frac{{30}}{{40}}\).
Các phân số bằng với phân số \(\frac{{30}}{{40}}\) là \(\frac{3}{4}\) và \(\frac{6}{8}\).
Vậy phân số không biểu diễn là phân số \(\frac{1}{4}\).
Đáp án B.
Giá trị \(\frac{3}{4}\) của – 60 là:
Đáp án : D
Tính \(\frac{m}{n}\) của a bằng \(a.\frac{m}{n}\).
Giá trị \(\frac{3}{4}\) của – 60 là: \(\left( { - 60} \right).\frac{3}{4} = - 45\).
Đáp án D.
Hai phân số \(\frac{a}{b} = \frac{3}{4}\) khi
Đáp án : B
Hai phân số \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\) khi \(ad = bc\).
Hai phân số \(\frac{a}{b} = \frac{3}{4}\) khi\(a.4 = 3.b\).
Đáp án B.
Khi rút gọn phân \(\frac{{ - 27}}{{63}}\) ta được phân số tối giản là số nào sau đây?
Đáp án : B
Sử dụng quy tắc rút gọn phân số.
\(\frac{{ - 27}}{{63}} = \frac{{ - 27:9}}{{63:9}} = \frac{{ - 3}}{7}\).
Đáp án B.
Trong các hình sau, hình nào có trục đối xứng?
Đáp án : A
Dựa vào kiến thức về trục đối xứng.
Hình có trục đối xứng là hình 1.
Đáp án A.
Trong các công trình dưới đây, có bao nhiêu công trình có trục đối xứng?
Đáp án : D
Dựa vào kiến thức về trục đối xứng.
Cả ba công trình trên đều có trục đối xứng.
Đáp án D.
Trong tự nhiên, hình nào trong các hình dưới đây không có tâm đối xứng
Đáp án : B
Dựa vào kiến thức về tâm đối xứng.
Trong các hình này, hình không có tâm đối xứng là hình sao biển.
Đáp án B.
Chọn phát biểu sai. Khi O là trung điểm của đoạn AB thì
Đáp án : C
Dựa vào kiến thức về tính đối xứng.
O là trung điểm của AB thì A đối xứng với B qua O nên A đúng C sai.
O đối xứng với O qua chính nó nên B đúng.
Đáp án C.
Cho hình vẽ sau.
Đường thẳng n đi qua điểm nào?
Đáp án : B
Quan sát hình vẽ để trả lời.
Đường thẳng n đi qua điểm B và điểm C
Đáp án B.
Cho F là điểm nằm giữa hai điểm P và Q. Khi đó tia đối của tia FQ là
Đáp án : C
Dựa vào kiến thức về tia đối.
Tia đối của tia FQ là tia FP (vì F nằm giữa P và Q).
Đáp án C.
Em hãy chọn câu đúng.
Đáp án : B
Dựa vào kiến thức về đường thẳng.
Qua hai điểm phân biệt chỉ có 1 đường thẳng nên A sai.
Có vô số điểm cùng thuộc một đường thẳng. nên B đúng.
Hai đường thẳng phân biết chưa chắc đã song song nên C sai.
Trong ba điểm thẳng hàng chỉ có một điểm nằm giữa nên D sai.
Đáp án B.
Dựa vào hình vẽ, hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?
Đáp án : A
Quan sát hình vẽ để xác định.
Hai đường thẳng AB và AC cắt nhau tại A.
Đáp án A.
Thực hiện các phép tính sau (tính hợp lý nếu có thể).
a) \(\frac{{ - 3}}{7} + \frac{5}{7}\)
b) \(\frac{2}{3} + \frac{{ - 3}}{5}\)
c) \(\frac{2}{9} - \left( {\frac{1}{{20}} + \frac{2}{9}} \right)\)
d) \(\frac{{11}}{{23}}.\frac{{12}}{{17}} + \frac{{11}}{{23}}.\frac{5}{{17}} + \frac{{12}}{{23}}\)
Dựa vào quy tắc tính với phân số.
a) \(\frac{{ - 3}}{7} + \frac{5}{7} = \frac{2}{7}\)
b) \(\frac{2}{3} + \frac{{ - 3}}{5} = \frac{{10}}{{15}} + \frac{{ - 9}}{{15}} = \frac{1}{{15}}\)
c) \(\frac{2}{9} - \left( {\frac{1}{{20}} + \frac{2}{9}} \right) = \frac{2}{9} - \frac{1}{{20}} - \frac{2}{9} = - \frac{1}{{20}}\)
d) \(\frac{{11}}{{23}}.\frac{{12}}{{17}} + \frac{{11}}{{23}}.\frac{5}{{17}} + \frac{{12}}{{23}}\)\( = \frac{{11}}{{23}}.\left( {\frac{{12}}{{17}} + \frac{5}{{17}}} \right) + \frac{{12}}{{23}}\) \( = \frac{{11}}{{23}} \cdot 1 + \frac{{12}}{{23}}\)\( = \frac{{23}}{{23}}\)\( = 1\)
Cho hình vẽ:
a) Hãy vẽ đường thẳng d là trục đối xứng của Hình 1.
b) Hãy tìm I là tâm đối xứng của Hình 2.
Dựa vào kiến thức về trục đối xứng, tâm đối xứng để xác định.
a) Ta vẽ được đường thẳng d là trục đối xứng của Hình 1 như sau:
b) Tâm đối xứng I của hình 2 là giao điểm của các đoạn thẳng nối các chấm cùng màu.
Một người bán một số gạo trong 3 ngày. Ngày thứ nhất bán \(\frac{1}{3}\) số gạo. Ngày thứ hai bán \(\frac{4}{9}\) số gạo còn lại. Ngày thứ ba người ấy bán nốt \(1400\,kg\) gạo. Tính số gạo bán trong cả ba ngày?
Áp dụng cách tính \(\frac{m}{n}\) của a bằng \(a.\frac{m}{n}\).
Số gạo còn lại sau ngày thứ nhất bán tương ứng với phân số \(1 - \frac{1}{3} = \frac{2}{3}\) (tổng số gạo)
Khi đó số gạo ngày thứ hai bán được là: \(\frac{4}{9}.\frac{2}{3} = \frac{8}{{27}}\) (tổng số gạo)
1400kg gạo tương ứng với phân số \(1 - \frac{1}{3} - \frac{8}{{27}} = \frac{{10}}{{27}}\) (tổng số gạo).
Do đó số gạo bán được trong 3 ngày là: \(1400:\frac{{10}}{{27}} = 3780\) (kg)
Vậy số gạo bán được trong cả ba ngày là 3780kg.
Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 3cm , OB = 6cm.
a) Chứng tỏ rằng: A là trung điểm của OB.
b) Trên tia đối của tia Ox lấy điểm K sao cho OK = 1cm. So sánh KA và AB.
Vẽ hình theo yêu cầu.
a) Chứng minh OA < OB nên A nằm giữa O và B.
b) Tính KA dựa vào KO và OA. So sánh KA và AB.
a) Trên tia Ox ta có OA = 3cm, OB = 6cm vì 3 < 6 nên OA < OB
Do đó A nằm giữa O và B. (1)
Suy ra: OA + AB = OB
Thay số ta được 3 + AB = 6
Suy ra AB = 3(cm)
Mà OA = 3(cm) nên OA = AB (2)
Từ (1) và (2) suy ra: A là trung điểm của OB (đpcm)
b) Ta có A thuộc tia Ox, K thuộc tia đối của tia Ox nên A và K nằm khác phía đối với O hay O nằm giữa K và A.
Suy ra KO + OA = KA.
Thay số ta được 1 + 3 = KA
Suy ra KA = 4(cm).
Mà AB = 3cm nên KA > AB (do 4 > 3).
Vậy KA > AB.
Một mảnh sân vườn trồng hoa hình chữ nhật có chiều dài là 10m và chiều rộng bằng \(\frac{3}{5}\) chiều dài. Tính diện tích mảnh vườn.
Tính chiều rộng của mảnh vườn theo chiều dài.
Sử dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật để tính diện tích mảnh vườn.
Chiều rộng của mảnh vườn là:
\(10.\frac{3}{5} = 6\left( m \right)\)
Diện tích của mảnh vườn là:
\(10.6 = 60\left( {{m^2}} \right)\)
Vậy diện tích mảnh vườn là \(60{m^2}\).
Kỳ thi giữa học kỳ 2 Toán 6 đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh sau một nửa năm học. Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 10 là một công cụ hữu ích để học sinh tự đánh giá năng lực và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi chính thức. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc đề thi, các dạng bài tập thường gặp và hướng dẫn giải chi tiết một số bài tập tiêu biểu.
Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 10 thường bao gồm các phần sau:
Các chủ đề thường xuất hiện trong đề thi bao gồm:
Dưới đây là một số dạng bài tập thường gặp trong đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 10:
Ví dụ 1: Tính giá trị của biểu thức: (-3) + 5 - (-2)
Giải:
(-3) + 5 - (-2) = (-3) + 5 + 2 = 2 + 2 = 4
Ví dụ 2: Tìm x biết: x + 7 = 12
Giải:
x + 7 = 12
x = 12 - 7
x = 5
Ví dụ 3: Một lớp có 30 học sinh, trong đó có 12 học sinh giỏi. Tính tỉ số phần trăm học sinh giỏi của lớp.
Giải:
Tỉ số phần trăm học sinh giỏi của lớp là: (12 / 30) * 100% = 40%
Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 10 là một bài kiểm tra quan trọng giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới. Việc ôn tập kỹ lưỡng kiến thức, luyện tập thường xuyên các dạng bài tập và áp dụng các lời khuyên trên sẽ giúp học sinh đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi này.