1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8

Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8

Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8

Chào mừng các em học sinh đến với Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 tại montoan.com.vn. Đề thi này được biên soạn bám sát chương trình học, giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải toán.

Với đề thi này, các em sẽ được ôn tập lại những kiến thức trọng tâm đã học trong học kì 2, từ các phép toán cơ bản đến các bài toán ứng dụng thực tế.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Trong các cách viết sau, cách viết nào không phải là phân số?

    • A.
      \(\frac{1}{7}\).
    • B.
      \(\frac{{ - 5}}{3}\).
    • C.
      \(\frac{7}{{1,5}}\).
    • D.
      \(\frac{0}{{ - 3}}\).
    Câu 2 :

    Phân số nghịch đảo của phân số \(\frac{{ - 7}}{3}\) là

    • A.
      \(\frac{{ - 3}}{7}\).
    • B.
      \(\frac{3}{7}\).
    • C.
      \(\frac{7}{3}\).
    • D.
      \(\frac{7}{{ - 3}}\).
    Câu 3 :

    Hai phân số \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\) khi

    • A.
      \(a.c = b.d\).
    • B.
      \(a.d = b.c\).
    • C.
      \(a + d = b + c\).
    • D.
      \(a - d = b - c\).
    Câu 4 :

    Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau.

    • A.
      \(\frac{{ - 5}}{{11}} < \frac{{ - 14}}{{11}}\).
    • B.
      \(\frac{{ - 5}}{3} < 0\).
    • C.
      \(\frac{2}{{13}} < \frac{2}{{15}}\).
    • D.
      \(\frac{{ - 5}}{{21}} > \frac{8}{{21}}\).
    Câu 5 :

    Kết quả của phép tính \(\frac{{ - 12}}{{15}} + \frac{7}{5}\) bằng

    • A.
      \(\frac{{19}}{{20}}\).
    • B.
      \(\frac{3}{5}\).
    • C.
      \(\frac{{33}}{{15}}\).
    • D.
      \(\frac{{ - 3}}{5}\).
    Câu 6 :

    Trong các hình sau, hình nào có trục đối xứng?

    Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 0 1

    • A.
      Hình a.
    • B.
      Hình b.
    • C.
      Hình c.
    • D.
      Hình d.
    Câu 7 :

    Trong các hình sau, hình nào không có tâm đối xứng?

    Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 0 2

    • A.
      Hình a.
    • B.
      Hình b.
    • C.
      Hình c.
    • D.
      Hình d.
    Câu 8 :

    Trong các hình sau, hình nào có tâm đối xứng?

    Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 0 3

    • A.
      Hình a.
    • B.
      Hình b.
    • C.
      Hình c.
    • D.
      Hình d.
    Câu 9 :

    Quan sát hình và cho biết đâu là khẳng định đúng?

    Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 0 4

    • A.
      Điểm \(A\) thuộc đường thẳng \(d\).
    • B.
      Điểm \(C\) thuộc đường thẳng \(d\).
    • C.
      Đường thẳng \(AB\) đi qua điểm \(C\).
    • D.
      Ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) thẳng hàng.
    Câu 10 :

    Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây?

    • A.
      Nếu ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó không thẳng hàng.
    • B.
      Nếu ba điểm không cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng.
    • C.
      Nếu ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng.
    • D.
      Cả ba đáp án trên đều sai.
    Câu 11 :

    Quan sát hình vẽ bên, khẳng định nào sau đây là đúng?

    Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 0 5

    • A.
      Điểm \(J\) chỉ nằm giữa hai điểm \(K\) và \(L\).
    • B.
      Chỉ có điểm \(L\) nằm giữa hai điểm \(K,N\).
    • C.
      Hai điểm \(L\) và \(N\) nằm cùng phía so với điểm \(K\).\(\)
    • D.
      Trong hình, không có hiện tượng điểm nằm giữa hai điểm.
    Câu 12 :

    Cho đoạn \(AB = 6\)cm. \(M\) là điểm thuộc đoạn \(AB\) sao cho \(MB = 5\)cm

    Khi đó độ dài đoạn \(MA\) bằng

    • A.
      \(1\,{\rm{cm}}\).
    • B.
      \(11\,{\rm{cm}}\).
    • C.
      \(2\,{\rm{cm}}\).
    • D.
      \(3\,{\rm{cm}}\).
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Thực hiện các phép tính sau (tính hợp lý nếu có thể).

    a) \(\frac{{ - 4}}{7} + \frac{{ - 3}}{7}\)

    b)\(\frac{3}{5} + \frac{{ - 4}}{9}\)

    c) \(\frac{3}{5} + \frac{2}{5}.\frac{{15}}{8}\)

    d) \(\frac{7}{2}.\frac{8}{{13}} + \frac{8}{{13}}.\frac{{ - 5}}{2} + \frac{8}{{13}}\)

    Câu 2 :

    Tìm \(x\), biết:

    a) \(x + \frac{{11}}{{12}} = \frac{{23}}{{24}}\)

    b) \(\frac{{11}}{8} - \frac{3}{8} \cdot x = \frac{1}{8}\)

    c) \({\left( {{\rm{x}} - \frac{1}{2}} \right)^{\rm{2}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{1}}}{4}\)

    Câu 3 :

    Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài \(20\,m\). Chiều rộng của thửa ruộng bằng \(\frac{9}{{10}}\) chiều dài

    a) Tính chiều rộng và diện tích của thửa ruộng.

    b) Biết mỗi mét vuông đất thu hoạch được \(\frac{3}{4}\,kg\)thóc và khi đem xay thành gạo thì tỉ lệ đạt \(\frac{7}{{10}}\). Hỏi thửa ruộng trên thu hoạch được bao nhiêu kilôgam gạo?

    Câu 4 :

    Cho điểm \(A\) thuộc tia \(Ox\) sao cho \(OA = 5\,cm\). Trên tia \(Ox\) lấy điểm \(B\) sao cho \(OB = {\rm{ }}3\,cm\)

    a) Trong ba điểm \(A,\,\,O,\,\,B\) điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại. Tính độ dài đoạn thẳng \(AB\)

    b) Lấy điểm \(C\) trên tia \(Ox\) sao cho A nằm giữa hai điểm \(O\) và \(C\)và \(AC = 1\,cm\). Điểm \(B\) có là trung điểm của \(OC\) không? Vì sao?

    Câu 5 :

    Tìm các giá trị của \(n\) để phân số \(M = \frac{{n - 5}}{{n - 2}}\) (n\( \in \mathbb{Z}\); n\( \ne \)2) tối giản.

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Trong các cách viết sau, cách viết nào không phải là phân số?

      • A.
        \(\frac{1}{7}\).
      • B.
        \(\frac{{ - 5}}{3}\).
      • C.
        \(\frac{7}{{1,5}}\).
      • D.
        \(\frac{0}{{ - 3}}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào khái niệm về phân số.

      Lời giải chi tiết :

      \(\frac{1}{7};\frac{{ - 5}}{3};\frac{0}{{ - 3}}\) là phân số vì có tử số, mẫu số là số nguyên và mẫu số khác 0.

      \(\frac{7}{{1,5}}\) không phải phân số vì \(1,5 \notin \mathbb{Z}\).

      Đáp án C.

      Câu 2 :

      Phân số nghịch đảo của phân số \(\frac{{ - 7}}{3}\) là

      • A.
        \(\frac{{ - 3}}{7}\).
      • B.
        \(\frac{3}{7}\).
      • C.
        \(\frac{7}{3}\).
      • D.
        \(\frac{7}{{ - 3}}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Nghịch đảo của phân số \(\frac{a}{b}\) là \(\frac{b}{a}\) \(\left( {\frac{a}{b}.\frac{b}{a} = 1} \right)\).

      Lời giải chi tiết :

      Phân số nghịch đảo của phân số \(\frac{{ - 7}}{3}\) là\(\frac{{ - 3}}{7}\).

      Đáp án A.

      Câu 3 :

      Hai phân số \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\) khi

      • A.
        \(a.c = b.d\).
      • B.
        \(a.d = b.c\).
      • C.
        \(a + d = b + c\).
      • D.
        \(a - d = b - c\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Hai phân số \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\) nếu \(ad = bc\).

      Lời giải chi tiết :

      Hai phân số \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\) khi \(a.d = b.c\).

      Đáp án B.

      Câu 4 :

      Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau.

      • A.
        \(\frac{{ - 5}}{{11}} < \frac{{ - 14}}{{11}}\).
      • B.
        \(\frac{{ - 5}}{3} < 0\).
      • C.
        \(\frac{2}{{13}} < \frac{2}{{15}}\).
      • D.
        \(\frac{{ - 5}}{{21}} > \frac{8}{{21}}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào cách so sánh hai phân số.

      Lời giải chi tiết :

      \( - 5 > - 14\) nên \(\frac{{ - 5}}{{11}} > \frac{{ - 14}}{{11}}\) nên A sai.

      \(\frac{{ - 5}}{3} < 0\) nên B đúng.

      \(13 < 15\) nên \(\frac{2}{{13}} > \frac{2}{{15}}\) nên C sai.

      \( - 5 < 8\) nên \(\frac{{ - 5}}{{21}} < \frac{8}{{21}}\) nên D sai.

      Đáp án B.

      Câu 5 :

      Kết quả của phép tính \(\frac{{ - 12}}{{15}} + \frac{7}{5}\) bằng

      • A.
        \(\frac{{19}}{{20}}\).
      • B.
        \(\frac{3}{5}\).
      • C.
        \(\frac{{33}}{{15}}\).
      • D.
        \(\frac{{ - 3}}{5}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào quy tắc cộng hai phân số khác mẫu số.

      Lời giải chi tiết :

      \(\frac{{ - 12}}{{15}} + \frac{7}{5} = \frac{{ - 12}}{{15}} + \frac{{21}}{{15}} = \frac{9}{{15}} = \frac{3}{5}\).

      Đáp án B.

      Câu 6 :

      Trong các hình sau, hình nào có trục đối xứng?

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 1 1

      • A.
        Hình a.
      • B.
        Hình b.
      • C.
        Hình c.
      • D.
        Hình d.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về trục đối xứng.

      Lời giải chi tiết :

      Hình d có trục đối xứng.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 1 2

      Đáp án D.

      Câu 7 :

      Trong các hình sau, hình nào không có tâm đối xứng?

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 1 3

      • A.
        Hình a.
      • B.
        Hình b.
      • C.
        Hình c.
      • D.
        Hình d.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về tâm đối xứng.

      Lời giải chi tiết :

      Các hình có tâm đối xứng là hình lục giác, hình bình hành, hình tròn.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 1 4

      Vậy hình a không có tâm đối xứng.

      Đáp án A.

      Câu 8 :

      Trong các hình sau, hình nào có tâm đối xứng?

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 1 5

      • A.
        Hình a.
      • B.
        Hình b.
      • C.
        Hình c.
      • D.
        Hình d.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về tâm đối xứng.

      Lời giải chi tiết :

      Hình b có tâm đối xứng.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 1 6

      Đáp án B.

      Câu 9 :

      Quan sát hình và cho biết đâu là khẳng định đúng?

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 1 7

      • A.
        Điểm \(A\) thuộc đường thẳng \(d\).
      • B.
        Điểm \(C\) thuộc đường thẳng \(d\).
      • C.
        Đường thẳng \(AB\) đi qua điểm \(C\).
      • D.
        Ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) thẳng hàng.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Quan sát hình vẽ để trả lời

      Lời giải chi tiết :

      Quan sát hình vẽ ta thấy A, B thuộc đường thẳng d và C không thuộc đường thẳng d nên A đúng.

      Do đó A, B, C không thẳng hàng và AB không đi qua điểm C.

      Đáp án A.

      Câu 10 :

      Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây?

      • A.
        Nếu ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó không thẳng hàng.
      • B.
        Nếu ba điểm không cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng.
      • C.
        Nếu ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng.
      • D.
        Cả ba đáp án trên đều sai.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về ba điểm thẳng hàng.

      Lời giải chi tiết :

      Nếu ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng nên C đúng.

      Đáp án C.

      Câu 11 :

      Quan sát hình vẽ bên, khẳng định nào sau đây là đúng?

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 1 8

      • A.
        Điểm \(J\) chỉ nằm giữa hai điểm \(K\) và \(L\).
      • B.
        Chỉ có điểm \(L\) nằm giữa hai điểm \(K,N\).
      • C.
        Hai điểm \(L\) và \(N\) nằm cùng phía so với điểm \(K\).\(\)
      • D.
        Trong hình, không có hiện tượng điểm nằm giữa hai điểm.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về điểm.

      Lời giải chi tiết :

      J nằm giữa K và L nhưng không nằm chính giữa nên A sai.

      Ngoài điểm L còn có điểm J nằm giữa hai điểm K và N nên B sai.

      Quan sát hình vẽ ta thấy hai điểm L và N nằm cùng phía so với điểm K nên C đúng.

      Khẳng định D sai.

      Đáp án C.

      Câu 12 :

      Cho đoạn \(AB = 6\)cm. \(M\) là điểm thuộc đoạn \(AB\) sao cho \(MB = 5\)cm

      Khi đó độ dài đoạn \(MA\) bằng

      • A.
        \(1\,{\rm{cm}}\).
      • B.
        \(11\,{\rm{cm}}\).
      • C.
        \(2\,{\rm{cm}}\).
      • D.
        \(3\,{\rm{cm}}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về điểm thuộc đoạn thẳng.

      Lời giải chi tiết :

      Vì M thuộc đoạn AB nên AB = AM + MB

      Suy ra AM = AB – MB = 6 – 5 = 1(cm)

      Đáp án A.

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Thực hiện các phép tính sau (tính hợp lý nếu có thể).

      a) \(\frac{{ - 4}}{7} + \frac{{ - 3}}{7}\)

      b)\(\frac{3}{5} + \frac{{ - 4}}{9}\)

      c) \(\frac{3}{5} + \frac{2}{5}.\frac{{15}}{8}\)

      d) \(\frac{7}{2}.\frac{8}{{13}} + \frac{8}{{13}}.\frac{{ - 5}}{2} + \frac{8}{{13}}\)

      Phương pháp giải :

      Dựa vào quy tắc tính với phân số.

      Lời giải chi tiết :

      a) \(\frac{{ - 4}}{7} + \frac{{ - 3}}{7} = \frac{{ - 7}}{7} = - 1\)

      b)\(\frac{3}{5} + \frac{{ - 4}}{9}\) \( = \frac{{27}}{{45}} + \frac{{ - 20}}{{45}} = \frac{7}{{45}}\)

      c) \(\frac{3}{5} + \frac{2}{5}.\frac{{15}}{8}\)\( = \frac{3}{5} + \frac{3}{4} = \frac{{12}}{{20}} + \frac{{15}}{{20}} = \frac{{27}}{{20}}\)

      d) \(\frac{7}{2}.\frac{8}{{13}} + \frac{8}{{13}}.\frac{{ - 5}}{2} + \frac{8}{{13}}\)\( = \frac{8}{{13}}.\left( {\frac{7}{2} + \frac{{ - 5}}{2} + 1} \right) = \frac{8}{{13}}.2 = \frac{{16}}{{13}}\)

      Câu 2 :

      Tìm \(x\), biết:

      a) \(x + \frac{{11}}{{12}} = \frac{{23}}{{24}}\)

      b) \(\frac{{11}}{8} - \frac{3}{8} \cdot x = \frac{1}{8}\)

      c) \({\left( {{\rm{x}} - \frac{1}{2}} \right)^{\rm{2}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{1}}}{4}\)

      Phương pháp giải :

      Dựa vào quy tắc tính với phân số.

      Lời giải chi tiết :

      a) \(x + \frac{{11}}{{12}} = \frac{{23}}{{24}}\)

      \(\begin{array}{l}x = \frac{{23}}{{24}} - \frac{{11}}{{12}}\\x = \frac{{23}}{{24}} - \frac{{22}}{{24}}\\x = \frac{1}{{24}}\end{array}\)

      Vậy \(x = \frac{1}{{24}}\)

      b) \(\frac{{11}}{8} - \frac{3}{8} \cdot x = \frac{1}{8}\)

      \(\begin{array}{l}\frac{{11}}{8} - \frac{3}{8} \cdot x = \frac{1}{8}\\\frac{3}{8}x = \frac{{11}}{8} - \frac{1}{8}\\\frac{3}{8}x = \frac{5}{4}\\x = \frac{5}{4}:\frac{3}{8}\\x = \frac{{10}}{3}\end{array}\)

      Vậy \(x = \frac{{10}}{3}\)

      c) \({\left( {{\rm{x}} - \frac{1}{2}} \right)^{\rm{2}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{1}}}{4}\)

      \(\begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}{\rm{x}} - \frac{1}{2}{\rm{ = }}\frac{{\rm{1}}}{2}\\{\rm{x}} - \frac{1}{2}{\rm{ = }}\frac{{ - 1}}{2}\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}x = \frac{{\rm{1}}}{2} + \frac{1}{2}\\x = \frac{{ - 1}}{2} + \frac{1}{2}\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = 0\end{array} \right.\end{array}\)

      Vậy \(x = 1;x = 0\).

      Câu 3 :

      Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài \(20\,m\). Chiều rộng của thửa ruộng bằng \(\frac{9}{{10}}\) chiều dài

      a) Tính chiều rộng và diện tích của thửa ruộng.

      b) Biết mỗi mét vuông đất thu hoạch được \(\frac{3}{4}\,kg\)thóc và khi đem xay thành gạo thì tỉ lệ đạt \(\frac{7}{{10}}\). Hỏi thửa ruộng trên thu hoạch được bao nhiêu kilôgam gạo?

      Phương pháp giải :

      a) Chiều rộng = chiều dài . \(\frac{9}{{10}}\).

      Sử dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật để tính diện tích thửa ruộng.

      b) Tính khối lượng thóc thu hoạch được = diện tích thửa ruộng . \(\frac{3}{4}\,\)

      Tính khối lượng gạo thu được: khối lượng thóc . \(\frac{7}{{10}}\).

      Lời giải chi tiết :

      a) Chiều rộng của thửa ruộng là:

      \(20.\frac{9}{{10}} = 18\left( m \right)\)

      Diện tích của thửa ruộng là:

      \(20.18 = 360\left( {{m^2}} \right)\)

      b) Khối lượng thóc thu hoạch được là:

      \(360.\frac{3}{4} = 270\left( {kg} \right)\)

      Khối lượng gạo thu được là:

      \(270.\frac{7}{{10}} = 189\left( {kg} \right)\)

      Câu 4 :

      Cho điểm \(A\) thuộc tia \(Ox\) sao cho \(OA = 5\,cm\). Trên tia \(Ox\) lấy điểm \(B\) sao cho \(OB = {\rm{ }}3\,cm\)

      a) Trong ba điểm \(A,\,\,O,\,\,B\) điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại. Tính độ dài đoạn thẳng \(AB\)

      b) Lấy điểm \(C\) trên tia \(Ox\) sao cho A nằm giữa hai điểm \(O\) và \(C\)và \(AC = 1\,cm\). Điểm \(B\) có là trung điểm của \(OC\) không? Vì sao?

      Phương pháp giải :

      Vẽ hình theo yêu cầu.

      a) Quan sát hình vẽ để xác định điểm nào nằm giữa. Từ đó tính độ dài đoạn thẳng AB theo OA và OB.

      b) So sánh OB và BC để xác định.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 1 9

      a) Điểm \(B\) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(O\)

      Suy ra \(OB + AB = OA\).

      Thay \(OA = 5\,cm\); \(OB = 3\,cm\), ta có: \(3 + AB = 5\) suy ra \(AB = 5 - 3\) suy ra \(AB = 2\left( {cm} \right)\)

      b) Vì điểm \(A\) nằm giữa hai điểm \(B\) và \(C\) nên \(AB + CA = BC\).

      Thay \(CA = {\rm{ }}1\,cm\); \(AB = 2\,cm\), ta có: \(2 + {\rm{ }}1{\rm{ }} = {\rm{ }}BC\) suy ra\({\rm{ }}BC = 3\left( {cm} \right)\)

      Vì điểm \(B\) nằm giữa hai điểm \(C\) và \(O\) và \(BC = OB = 3\left( {cm} \right)\)

      Vậy \(B\)là trung điểm của \(OC\).

      Câu 5 :

      Tìm các giá trị của \(n\) để phân số \(M = \frac{{n - 5}}{{n - 2}}\) (n\( \in \mathbb{Z}\); n\( \ne \)2) tối giản.

      Phương pháp giải :

      Để \(M\) là phân số tối giản thì ƯCLN của \(n - 5\) và \(n - 2\) là 1.

      Lời giải chi tiết :

      Gọi d là ƯCLN của \(n - 5\) và \(n - 2\).

      Khi đó \(\left( {n - 5} \right) \vdots d\)và \(\left( {n - 2} \right) \vdots d\).

      Suy ra\(\left[ {n - 5 - \left( {n - 2} \right)} \right] \vdots d\) suy ra \( - 3 \vdots d\).

      Mà d = 1 hoặc d = -1 nên M là phân số tối giản thì \(n - 5\) và \(n - 2\) không chia hết cho 3.

      Do đó \(n \ne 3k + 5\)và \(n \ne 3k + 2\)

      Hay \(n \ne 3k + 2\)\(\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).

      Bạn đang tiếp cận nội dung Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 thuộc chuyên mục giải toán 6 trên nền tảng tài liệu toán. Bộ bài tập toán trung học cơ sở này được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ khung chương trình sách giáo khoa hiện hành, nhằm tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 6 cho học sinh thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8: Tổng quan và Hướng dẫn

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 là một công cụ đánh giá quan trọng giúp học sinh và giáo viên nắm bắt được mức độ hiểu bài và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh sau một nửa học kì. Đề thi này thường bao gồm các dạng bài tập khác nhau, tập trung vào các chủ đề chính đã được giảng dạy.

      Cấu trúc đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8

      Thông thường, đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 sẽ có cấu trúc tương tự như sau:

      • Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng nhận biết các khái niệm toán học.
      • Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết cho các bài toán, thể hiện khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề.

      Các chủ đề chính thường xuất hiện trong đề thi

      Các chủ đề thường xuyên xuất hiện trong đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 bao gồm:

      1. Số nguyên: Các phép toán với số nguyên, so sánh số nguyên, giá trị tuyệt đối của số nguyên.
      2. Phân số: Các phép toán với phân số, so sánh phân số, rút gọn phân số.
      3. Tỉ số và phần trăm: Tính tỉ số, tính phần trăm, ứng dụng tỉ số và phần trăm vào giải toán.
      4. Hình học: Các khái niệm cơ bản về hình học, tính diện tích và chu vi của các hình đơn giản.

      Lợi ích của việc luyện tập với Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8

      Việc luyện tập với đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 mang lại nhiều lợi ích cho học sinh:

      • Nắm vững kiến thức: Giúp học sinh ôn tập lại những kiến thức đã học và củng cố kiến thức nền tảng.
      • Rèn luyện kỹ năng: Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải toán, kỹ năng trình bày lời giải và kỹ năng làm bài thi.
      • Làm quen với cấu trúc đề thi: Giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi và biết cách phân bổ thời gian hợp lý khi làm bài.
      • Đánh giá năng lực: Giúp học sinh tự đánh giá năng lực của mình và xác định những kiến thức còn yếu để tập trung ôn tập.

      Hướng dẫn giải đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8

      Để giải đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 hiệu quả, học sinh cần:

      • Đọc kỹ đề bài: Đảm bảo hiểu rõ yêu cầu của từng câu hỏi trước khi bắt đầu giải.
      • Lập kế hoạch giải: Xác định các bước cần thực hiện để giải quyết bài toán.
      • Trình bày lời giải rõ ràng: Viết lời giải một cách rõ ràng, mạch lạc và dễ hiểu.
      • Kiểm tra lại kết quả: Sau khi giải xong, hãy kiểm tra lại kết quả để đảm bảo tính chính xác.

      Mẹo làm bài thi Toán 6 hiệu quả

      Dưới đây là một số mẹo giúp học sinh làm bài thi Toán 6 hiệu quả:

      • Ôn tập kiến thức đầy đủ: Đảm bảo nắm vững kiến thức đã học trong sách giáo khoa và các bài tập đã làm.
      • Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng giải toán.
      • Giữ bình tĩnh: Trong quá trình làm bài, hãy giữ bình tĩnh và tự tin.
      • Sử dụng thời gian hợp lý: Phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu hỏi.

      Kết luận

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 là một công cụ hữu ích giúp học sinh ôn tập kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải toán. Hy vọng rằng, với những hướng dẫn và lời khuyên trên, các em sẽ tự tin và đạt kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6