1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 14 - Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 14 - Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 14 - Chân trời sáng tạo

montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 14 - Chân trời sáng tạo, được biên soạn theo chương trình học mới nhất. Đề thi này là tài liệu ôn tập lý tưởng giúp các em học sinh làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải toán.

Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, từ trắc nghiệm đến tự luận, bao phủ toàn bộ kiến thức trọng tâm của chương trình Toán 6 học kì 1. Kèm theo đề thi là đáp án chi tiết, giúp các em tự đánh giá kết quả học tập và tìm ra những điểm cần cải thiện.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Cho hình bình hành ABCD có AB = 5 cm, BC = 8 cm thì:

    • A.
      CD = 5 cm.
    • B.
      AC = 8cm.
    • C.
      CD = 8 cm.
    • D.
      AC = 5 cm.
    Câu 2 :

    Điền vào chỗ “…” trong phát biểu sau để được phát biểu đúng:

    “ 729 chia hết cho 9 vì …”

    • A.
      có chữ số tận cùng là 9 chia hết cho 9.
    • B.
      có hai chữ số đầu tiên là 72 chia hết cho 9.
    • C.
      tổng các chữ số là (7+2+9)=18, tổng này chia hết cho 9.
    • D.
      Tất cả đều đúng
    Câu 3 :

    Tính chất nào sau đây không phải của hình chữ nhật?

    • A.
      Hai cặp cạnh đối diện bằng nhau.
    • B.
      Hai cặp cạnh đối diện song song.
    • C.
      Hai đường chéo vuông góc với nhau.
    • D.
      Có 4 góc vuông.
    Câu 4 :

    Số nào sau đây không phải là số nguyên tố:

    • A.
      17.
    • B.
      13.
    • C.
      39.
    • D.
      43.
    Câu 5 :

    Tập hợp tất cả các ước của - 12 là:

    • A.
      \(\left\{ { - 12; - 6; - 4; - 3; - 2; - 1} \right\}\).
    • B.
      \(\left\{ {6;4;3;0} \right\}\).
    • C.
      \(\left\{ {12; - 12;6; - 6;4; - 4;3; - 3;2; - 2;1; - 1} \right\}\).
    • D.
      \(\left\{ {0;12;24;36} \right\}\).
    Câu 6 :

    Chọn phát biểu sai.

    • A.
      Tổng hai số nguyên dương là số nguyên dương.
    • B.
      Tổng hai số nguyên âm là số nguyên âm.
    • C.
      Tổng hai số nguyên đối nhau là 0.
    • D.
      Tổng hai số nguyên khác dấu là số nguyên dương.
    Câu 7 :

    Khẳng định nào dưới đây sai?

    • A.
      Số đối của –2 là 2.
    • B.
      Số đối của 13 là – (–13).
    • C.
      Số đối của số 9 là –9.
    • D.
      Số đối của –2019 là 2019.
    Câu 8 :

    Điểm thi học kì 1 môn Toán của Tổ 1 lớp 6A được cho trong bảng sau:

    Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 14 - Chân trời sáng tạo 0 1

    Thông tin của bạn nào là không hợp lí, biết rằng điểm phải là một số tự nhiên không vượt quá 10.

    • A.
      Bạn Bình.
    • B.
      Bạn Cúc.
    • C.
      Bạn An.
    • D.
      Bạn Dung.
    Câu 9 :

    Khẳng định nào sau đây là sai?

    • A.
      Hình vuôngcó hai đường chéo vuông góc.
    • B.
      Hình thang cân có hai đường chéo bằng nhau.
    • C.
      Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.
    • D.
      Hình thoi có bốn góc vuông bằng nhau.
    Câu 10 :

    Sở thích thể thao của các bạn nam trong lớp 6B được cho trong bảng sau:

    Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 14 - Chân trời sáng tạo 0 2

    Số lượng học sinh yêu thích các môn thể thao mà để chơi cần có “quả bóng” là:

    • A.
      20.
    • B.
      21.
    • C.
      19.
    • D.
      27.
    Câu 11 :

    Tìm số nguyên a, biết số liền sau a là một số nguyên dương và số liền trước a là một số nguyên âm

    • A.
      0.
    • B.
      -2.
    • C.
      -1.
    • D.
      1.
    Câu 12 :

    Kết quả phép tính: \(\left( { - 1} \right).2 - 3.4 + 5.6\) là:

    • A.
      16.
    • B.
      17.
    • C.
      19.
    • D.
      27.
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Thực hiện phép tính:

    a) \(256 + ( - 156)\)

    b) \(35.\left( { - 28} \right) + 35.\left( { - 70} \right) + 35.\left( { - 2} \right)\)

    Câu 2 :

    Tìm x, biết: \(1080{\rm{ : }}x = - {\rm{ }}40.\)

    Câu 3 :

    Số học sinh khối 6 của trường THCS A trong khoảng từ 500 đến 560 học sinh. Biết khi xếp thành hàng 12, hàng 15, hàng 18 đều vừa đủ. Tính số học sinh khối 6 của trường THCS A.

    Câu 4 :

    Một toà nhà có 35 tầng và 3 tầng hầm (tầng G được đánh số là tầng 0), một thang máy đang ở tầng 5, sau đó nó đi lên 23 tầng và rồi đi xuống 27 tầng. Hỏi lúc này thang máy đang dừng lại tại tầng mấy?

    Câu 5 :

    Bác Năm có một mảnh vườn hình chữ nhật với chiều dài 10 mét và chiều rộng là 8 mét. Giữa mảnh vườn, bác Năm dành một miếng đất hình vuông cạnh 7 mét để trồng rau, phần còn lại chừa lối đi xung quanh.

    Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 14 - Chân trời sáng tạo 0 3

    a) Tính diện tích trồng rau.

    b) Lối đi được lát sỏi, chi phí mỗi mét vuông hết 110 000 đồng.

    Hỏi chi phí làm lối đi là bao nhiêu?

    Câu 6 :

    Mai điều tra về các môn thể thao được ưa thích của các bạn trong lớp và lập ra bảng sau:

    Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 14 - Chân trời sáng tạo 0 4

    Từ bảng kiểm đếm của bạn Mai, em hãy cho biết:

    a) Bạn Mai đang quan tâm đến vấn đề gì?

    b) Môn thể thao nào được nhiều bạn yêu thích nhất, môn thể thao nào có ít bạn yêu thích nhất?

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Cho hình bình hành ABCD có AB = 5 cm, BC = 8 cm thì:

      • A.
        CD = 5 cm.
      • B.
        AC = 8cm.
      • C.
        CD = 8 cm.
      • D.
        AC = 5 cm.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào đặc điểm của hình bình hành.

      Lời giải chi tiết :

      Hình bình hành có các cạnh đối bằng nhau nên AB = CD = 5 cm; BC = AD = 8 cm.

      Câu 2 :

      Điền vào chỗ “…” trong phát biểu sau để được phát biểu đúng:

      “ 729 chia hết cho 9 vì …”

      • A.
        có chữ số tận cùng là 9 chia hết cho 9.
      • B.
        có hai chữ số đầu tiên là 72 chia hết cho 9.
      • C.
        tổng các chữ số là (7+2+9)=18, tổng này chia hết cho 9.
      • D.
        Tất cả đều đúng

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào dấu hiệu chia hết cho 9: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9 và chỉ những số đó chia hết cho 9.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: 7 + 2 + 9 = 18 \( \vdots \) 9 nên 729 chia hết cho 9 => đáp án C.

      Câu 3 :

      Tính chất nào sau đây không phải của hình chữ nhật?

      • A.
        Hai cặp cạnh đối diện bằng nhau.
      • B.
        Hai cặp cạnh đối diện song song.
      • C.
        Hai đường chéo vuông góc với nhau.
      • D.
        Có 4 góc vuông.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Hình chữ nhật có:

      - Hai cặp cạnh đối diện bằng nhau

      - Hai cặp cạnh đối diện song song

      - Bốn góc ở đỉnh bằng nhau và bằng góc vuông.

      - Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

      Lời giải chi tiết :

      Hai đường chéo của hình chữ nhật không vuông góc với nhau nên C sai.

      Câu 4 :

      Số nào sau đây không phải là số nguyên tố:

      • A.
        17.
      • B.
        13.
      • C.
        39.
      • D.
        43.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về số nguyên tố: Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      Ư(17) = {1; 17}

      Ư(13) = {1; 13}

      Ư(39) = {1; 3; 13; 39}

      Ư(43) = {1; 43}

      => 39 không phải là số nguyên tố.

      Câu 5 :

      Tập hợp tất cả các ước của - 12 là:

      • A.
        \(\left\{ { - 12; - 6; - 4; - 3; - 2; - 1} \right\}\).
      • B.
        \(\left\{ {6;4;3;0} \right\}\).
      • C.
        \(\left\{ {12; - 12;6; - 6;4; - 4;3; - 3;2; - 2;1; - 1} \right\}\).
      • D.
        \(\left\{ {0;12;24;36} \right\}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Liệt kê các ước của -12.

      Lời giải chi tiết :

      Ư(-12) = \(\left\{ {12; - 12;6; - 6;4; - 4;3; - 3;2; - 2;1; - 1} \right\}\)

      Câu 6 :

      Chọn phát biểu sai.

      • A.
        Tổng hai số nguyên dương là số nguyên dương.
      • B.
        Tổng hai số nguyên âm là số nguyên âm.
      • C.
        Tổng hai số nguyên đối nhau là 0.
      • D.
        Tổng hai số nguyên khác dấu là số nguyên dương.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      - Tổng của hai số nguyên dương là số nguyên dương.

      - Tổng của hai số nguyên âm là số nguyên âm.

      - Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0: a +(-a) = 0.

      Lời giải chi tiết :

      Dựa vào các nhận xét về phép cộng hai số nguyên, ta thấy đáp án D sai.

      Câu 7 :

      Khẳng định nào dưới đây sai?

      • A.
        Số đối của –2 là 2.
      • B.
        Số đối của 13 là – (–13).
      • C.
        Số đối của số 9 là –9.
      • D.
        Số đối của –2019 là 2019.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Số đối của a là –a.

      Lời giải chi tiết :

      Số đối của – 2 là 2 nên A đúng.

      Số đối của 13 là – 13 nên B sai.

      Số đối của 9 là -9 nên C đúng.

      Số đối của – 2019 là – ( - 2019) = 2019 nên D đúng.

      Câu 8 :

      Điểm thi học kì 1 môn Toán của Tổ 1 lớp 6A được cho trong bảng sau:

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 14 - Chân trời sáng tạo 1 1

      Thông tin của bạn nào là không hợp lí, biết rằng điểm phải là một số tự nhiên không vượt quá 10.

      • A.
        Bạn Bình.
      • B.
        Bạn Cúc.
      • C.
        Bạn An.
      • D.
        Bạn Dung.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu, ta cần đưa ra các tiêu chí đánh giá, chẳng hạn như dữ liệu phải:

      + Đúng định dạng: Họ và tên phải là chữ, số tuổi phải là số, email thì phải có kí hiệu @,…

      + Nằm trong phạm vi dự kiến: Số người thì phải là số tự nhiên, cân nặng của người Việt Nam thì phải dưới 200kg, số tuổi của người nguyên dương,…

      Lời giải chi tiết :

      Điểm phải là số tự nhiên nên điểm của bạn Cúc không thể là – 5 được.

      Câu 9 :

      Khẳng định nào sau đây là sai?

      • A.
        Hình vuôngcó hai đường chéo vuông góc.
      • B.
        Hình thang cân có hai đường chéo bằng nhau.
      • C.
        Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.
      • D.
        Hình thoi có bốn góc vuông bằng nhau.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào tính chất của các hình đã học.

      Lời giải chi tiết :

      Hình vuông có hai đường chéo vuông góc nên A đúng.

      Hình thang cân có hai đường chéo bằng nhau nên B đúng.

      Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau nên C đúng.

      Hình thoi có các góc đối bằng nhau, không phải bốn góc vuông bằng nhau nên D sai.

      Câu 10 :

      Sở thích thể thao của các bạn nam trong lớp 6B được cho trong bảng sau:

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 14 - Chân trời sáng tạo 1 2

      Số lượng học sinh yêu thích các môn thể thao mà để chơi cần có “quả bóng” là:

      • A.
        20.
      • B.
        21.
      • C.
        19.
      • D.
        27.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Quan sát bảng để trả lời.

      Lời giải chi tiết :

      Các môn thể thao cần có “quả bóng” là: bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền.

      Vậy số lượng học sinh yêu thích các môn đó là: 9 + 10 + 2 = 21 (học sinh)

      Câu 11 :

      Tìm số nguyên a, biết số liền sau a là một số nguyên dương và số liền trước a là một số nguyên âm

      • A.
        0.
      • B.
        -2.
      • C.
        -1.
      • D.
        1.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về số nguyên.

      Lời giải chi tiết :

      Số nguyên a mà số liền sau a là một số nguyên dương và số liền trước a là một số nguyên âm là số 0.

      Câu 12 :

      Kết quả phép tính: \(\left( { - 1} \right).2 - 3.4 + 5.6\) là:

      • A.
        16.
      • B.
        17.
      • C.
        19.
      • D.
        27.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng các quy tắc tính với số nguyên.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\left( { - 1} \right).2 - 3.4 + 5.6 = - 2 - 12 + 30 = - 14 + 30 = 30 - 14 = 16\)

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Thực hiện phép tính:

      a) \(256 + ( - 156)\)

      b) \(35.\left( { - 28} \right) + 35.\left( { - 70} \right) + 35.\left( { - 2} \right)\)

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc tính với số nguyên.

      Lời giải chi tiết :

      a) \(256 + ( - 156)\)

      \(\begin{array}{l} = 256 - 156\\ = 100\end{array}\)

      b) \(35.\left( { - 28} \right) + 35.\left( { - 70} \right) + 35.\left( { - 2} \right)\)

      \(\begin{array}{l} = 35.\left( { - 28 - 70 - 2} \right)\\ = 35.( - 100)\\ = - 3500\end{array}\)

      Câu 2 :

      Tìm x, biết: \(1080{\rm{ : }}x = - {\rm{ }}40.\)

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc chia hai số nguyên khác dấu.

      Lời giải chi tiết :

      1080 : x = -40

      x = 1080 : (-40)

      x = -(1080 : 40)

      x = -27.

      Vậy x = -27.

      Câu 3 :

      Số học sinh khối 6 của trường THCS A trong khoảng từ 500 đến 560 học sinh. Biết khi xếp thành hàng 12, hàng 15, hàng 18 đều vừa đủ. Tính số học sinh khối 6 của trường THCS A.

      Phương pháp giải :

      Gọi a là số học sinh cần tìm. (học sinh) (\(a \in BC\left( {12;15;18} \right)\) và \(500 < a < 600\))

      + Tìm BCNN(12; 15; 18).

      + BC(12; 15; 18) là tập hợp bội của BCNN(12; 15; 18).

      + Chọn trong số đó bội thỏa mãn điều kiện đã cho.

      Lời giải chi tiết :

      Gọi a là số học sinh cần tìm. (\(a \in BC\left( {12;15;18} \right)\) và \(500 < a < 560\))

      Ta có: \(12 = {2^2}.3;15 = 3.5;18 = {2.3^2}\)

      \( \Rightarrow BCNN\left( {12;15;18} \right) = {2^2}{.3^2}.5 = 180\)

      \(BC\left( {12;15;18} \right) = \left\{ {0;180;360;540;720; \ldots } \right\}\)

      Vì \(500 < a < 560\) nên \(a = 540\).

      Vậy số học sinh khối 6 là 540 em.

      Câu 4 :

      Một toà nhà có 35 tầng và 3 tầng hầm (tầng G được đánh số là tầng 0), một thang máy đang ở tầng 5, sau đó nó đi lên 23 tầng và rồi đi xuống 27 tầng. Hỏi lúc này thang máy đang dừng lại tại tầng mấy?

      Phương pháp giải :

      Viết phép tính biểu thị tầng mà thang máy dừng lại.

      Lời giải chi tiết :

      Lúc đầu thang máy ở tầng 5.

      Thang máy đi lên 23 tầng: + 23.

      Thang máy đi xuống 27 tầng: - 27.

      => Ta có phép tính: 5 + 23 – 27 = 1.

      Vậy thang máy dừng lại ở tầng 1.

      Câu 5 :

      Bác Năm có một mảnh vườn hình chữ nhật với chiều dài 10 mét và chiều rộng là 8 mét. Giữa mảnh vườn, bác Năm dành một miếng đất hình vuông cạnh 7 mét để trồng rau, phần còn lại chừa lối đi xung quanh.

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 14 - Chân trời sáng tạo 1 3

      a) Tính diện tích trồng rau.

      b) Lối đi được lát sỏi, chi phí mỗi mét vuông hết 110 000 đồng.

      Hỏi chi phí làm lối đi là bao nhiêu?

      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng công thức tính diện tích hình vuông để tính diện tích trồng rau.

      b) Tính diện tích mảnh vườn (sử dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật).

      Diện tích lối đi bằng diện tích mảnh vườn – diện tích trồng rau.

      Chi phí làm lối đi bằng chi phí mỗi mét vuông . diện tích lối đi.

      Lời giải chi tiết :

      a) Diện tích trồng rau là: \(7.7 = 49\left( {{m^2}} \right)\)

      b) Diện tích mảnh vườn là: \(10.8 = 80\left( {{m^2}} \right)\)

      Diện tích lối đi: \(10.8 - 49 = 31\left( {{m^2}} \right)\)

      Chi phí làm lối đi: \(31.\;110\;000 = 3\;410\;000\) (đồng)

      Vậy a) Diện tích trồng rau là 49m2.

      b) Chi phí làm lối đi là 3 410 000 đồng.

      Câu 6 :

      Mai điều tra về các môn thể thao được ưa thích của các bạn trong lớp và lập ra bảng sau:

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 14 - Chân trời sáng tạo 1 4

      Từ bảng kiểm đếm của bạn Mai, em hãy cho biết:

      a) Bạn Mai đang quan tâm đến vấn đề gì?

      b) Môn thể thao nào được nhiều bạn yêu thích nhất, môn thể thao nào có ít bạn yêu thích nhất?

      Phương pháp giải :

      Quan sát biểu đồ để trả lời câu hỏi.

      Lời giải chi tiết :

      a) Bạn Mai đang thống kê về các môn thể thao được ưa thích của các bạn trong lớp.

      b) Môn thể thao được nhiều bạn yêu thích nhất là môn cầu lông

      Môn thể thao có ít bạn yêu thích nhất là môn bóng bàn

      Bạn đang tiếp cận nội dung Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 14 - Chân trời sáng tạo thuộc chuyên mục học toán lớp 6 trên nền tảng toán. Bộ bài tập toán trung học cơ sở này được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ khung chương trình sách giáo khoa hiện hành, nhằm tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 6 cho học sinh thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 14 - Chân trời sáng tạo: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 14 - Chân trời sáng tạo là một bài kiểm tra quan trọng giúp đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh sau một học kì học tập. Đề thi này không chỉ kiểm tra khả năng tính toán mà còn đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán thực tế.

      Cấu trúc đề thi

      Đề thi thường bao gồm các phần sau:

      • Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng nhận biết các khái niệm toán học.
      • Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết cho các bài toán, thể hiện khả năng tư duy logic và vận dụng kiến thức đã học.

      Nội dung đề thi

      Nội dung đề thi thường bao gồm các chủ đề sau:

      • Số tự nhiên: Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, tính chất chia hết, ước và bội.
      • Phân số: Khái niệm phân số, so sánh phân số, các phép toán với phân số.
      • Số thập phân: Khái niệm số thập phân, so sánh số thập phân, các phép toán với số thập phân.
      • Tỉ số và phần trăm: Khái niệm tỉ số, phần trăm, giải bài toán về tỉ số và phần trăm.
      • Hình học: Điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, góc, các hình cơ bản (tam giác, hình vuông, hình chữ nhật).

      Hướng dẫn giải một số dạng bài tập thường gặp

      Dạng 1: Bài toán về số tự nhiên

      Để giải các bài toán về số tự nhiên, học sinh cần nắm vững các phép toán cộng, trừ, nhân, chia và các tính chất của chúng. Ngoài ra, cần chú ý đến tính chất chia hết, ước và bội để giải quyết các bài toán liên quan.

      Ví dụ: Tìm tất cả các ước của 12.

      Giải: Các ước của 12 là: 1, 2, 3, 4, 6, 12.

      Dạng 2: Bài toán về phân số

      Để giải các bài toán về phân số, học sinh cần nắm vững khái niệm phân số, cách so sánh phân số và các phép toán với phân số. Cần chú ý đến việc quy đồng mẫu số khi thực hiện các phép cộng, trừ phân số.

      Ví dụ: Tính: 1/2 + 1/3

      Giải: 1/2 + 1/3 = 3/6 + 2/6 = 5/6

      Dạng 3: Bài toán về số thập phân

      Để giải các bài toán về số thập phân, học sinh cần nắm vững khái niệm số thập phân, cách so sánh số thập phân và các phép toán với số thập phân. Cần chú ý đến việc đặt dấu phẩy khi thực hiện các phép cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.

      Ví dụ: Tính: 2,5 + 3,7

      Giải: 2,5 + 3,7 = 6,2

      Lời khuyên khi làm bài thi

      • Đọc kỹ đề bài trước khi làm.
      • Lập kế hoạch làm bài và phân bổ thời gian hợp lý.
      • Trình bày lời giải rõ ràng, mạch lạc.
      • Kiểm tra lại bài làm trước khi nộp.

      Tầm quan trọng của việc luyện tập

      Việc luyện tập thường xuyên với các đề thi thử là rất quan trọng để học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, rèn luyện kỹ năng giải toán và tự tin hơn khi bước vào kỳ thi chính thức. montoan.com.vn cung cấp nhiều đề thi học kì 1 Toán 6 - Chân trời sáng tạo với đáp án chi tiết, giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả tốt nhất.

      Bảng tổng hợp các chủ đề chính trong đề thi

      Chủ đềTỷ lệ xuất hiện
      Số tự nhiên25%
      Phân số20%
      Số thập phân20%
      Tỉ số và phần trăm15%
      Hình học20%

      Hy vọng với những phân tích chi tiết và hướng dẫn giải trên, các em học sinh sẽ tự tin hơn khi làm bài thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 14 - Chân trời sáng tạo. Chúc các em học tốt!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6