1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 13 - Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 13 - Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 13 - Chân trời sáng tạo

montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 13 - Chân trời sáng tạo, được biên soạn theo chương trình học mới nhất. Đề thi này là tài liệu ôn tập lý tưởng giúp các em học sinh làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải toán.

Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, từ trắc nghiệm đến tự luận, bao phủ toàn bộ kiến thức trọng tâm của chương trình Toán 6 học kì 1. Kèm theo đề thi là đáp án chi tiết, giúp các em tự đánh giá kết quả học tập và tìm ra những điểm cần cải thiện.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Cho tập hợp A = {1; 3; 9; 0; 4; 2}, số phần tử trong tập hợp A là:

    • A.
      1.
    • B.
      4.
    • C.
      6.
    • D.
      0.
    Câu 2 :

    Trong các số sau, số nào là số nguyên tố?

    • A.
      8.
    • B.
      5.
    • C.
      15.
    • D.
      33.
    Câu 3 :

    Số đối của – 3 là:

    • A.
      3.
    • B.
      - 3.
    • C.
      0.
    • D.
      4.
    Câu 4 :

    Kết quả của phép tính (- 30) : 2 là:

    • A.
      15.
    • B.
      -15.
    • C.
      -60.
    • D.
      60.
    Câu 5 :

    Trong các hình sau, hình nào là tam giác đều?

    Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 13 - Chân trời sáng tạo 0 1

    • A.
      Hình a).
    • B.
      Hình b).
    • C.
      Hình c).
    • D.
      Hình d).
    Câu 6 :

    Trong hình chữ nhật, có:

    • A.
      Hai đường chéo vuông góc với nhau.
    • B.
      Hai đường chéo không bằng nhau.
    • C.
      Hai đường chéo song song với nhau.
    • D.
      Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
    Câu 7 :

    Danh sách học sinh nhóm 1 của lớp 6A.

    Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 13 - Chân trời sáng tạo 0 2

    Bạn số mấy cung cấp thông tin không hợp lí?

    • A.
      1.
    • B.
      2.
    • C.
      3.
    • D.
      4.
    Câu 8 :

    Nhà bạn Mai mở tiệm kem, bạn ấy muốn tìm hiểu về các loại kem yêu thích của 30 khách hàng trong sáng chủ nhật và thu được kết quả như sau:

    Các loại kem được yêu thích

    Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 13 - Chân trời sáng tạo 0 3

    Từ bảng kiểm đếm của bạn Mai, em hãy cho biết Mai đang điều tra về vấn đề gì?

    • A.
      Người ăn kem nhiều nhất.
    • B.
      Số loại kem của nhà Mai hiện có.
    • C.
      Loại kem nhà Mai được khách hàng yêu thích.
    • D.
      Loại kem bán được trong 30 ngày.
    Câu 9 :

    Cho a = 3. 2 . 5 và b = 2. 3 . 7. Tìm ƯCLN của a và b.

    • A.
      ƯCLN(a, b) = 3 . 2.
    • B.
      ƯCLN(a, b) = 3. 24.
    • C.
      ƯCLN(a, b) = 7. 5.
    • D.
      ƯCLN(a, b) =3. 24 . 5 . 7.
    Câu 10 :

    Hãy sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần: -3; 4; 7; -7; 0; -1.

    • A.
      – 7; - 3 ; - 1; 0 ; 4 ; 7.
    • B.
      7; 4; 0; -1; -3; -7.
    • C.
      7; -7; 4; -3; -1; 0.
    • D.
      0; -1; -3; 4; - 7; 7.
    Câu 11 :

    Kết quả của phép tính (-80) + (-20) là:

    • A.
      -60.
    • B.
      100.
    • C.
      60.
    • D.
      -100.
    Câu 12 :

    Một chiếc tàu ngầm đang ở độ sâu 20 m, tàu tiếp tục lặn xuống thêm 15m nữa. Hỏi khi đó, tàu ngầm ở độ sâu bao nhiêu mét?

    • A.
      5 m.
    • B.
      35 m.
    • C.
      -5 m.
    • D.
      30 m.
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    a) Liệt kê các số nguyên tố nhỏ hơn 9.

    b) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần: –11; 0; 8; –4; 12.

    c) Viết tập hợp A gồm các số tự nhiên là ước của 8.

    d) Liệt kê các số tự nhiên là bội của 5 nhỏ hơn 22.

    e) Tìm số đối của –4; 0.

    f) Cho tập hợp \(B = {\rm{\{ }}x \in Z\left| { - 3 < x < 2\} } \right.\). Viết tập hợp B dưới dạng liệt kê các phần tử?

    Câu 2 :

    a) Thực hiện phép tính: \(60:\left[ {15 - {{\left( {7 - 4} \right)}^2}} \right]\)

    b) Tìm x, biết: x – 7 = -39

    c) Mẹ bạn An mang 300 000 đồng vào siêu thị mua 2 kg táo, 5 kg gạo. Giá mỗi ki-lô-gam táo là 60 000 đồng, mỗi ki-lô-gam gạo là 20 000 đồng. Hỏi mẹ bạn An còn lại bao nhiêu tiền?

    Câu 3 :

    Dùng số nguyên thích hợp để mô tả mỗi tình huống sau:

    a) Mực nước hồ chứa giảm xuống 3 m.

    b) Có 15 000 000 đồng trong ngân hàng.

    Câu 4 :

    Một mảnh vườn hình chữ nhật với độ dài hai cạnh là 20m và 7m. Em hãy tính diện tích của mảnh vườn đó.

    Câu 5 :

    Biểu đồ cột dưới đây cho biết thông tin về kết quả học lực của học sinh khối 6 trường THCS A.

    Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 13 - Chân trời sáng tạo 0 4

    Từ biểu đồ em hãy cho biết:

    a) Số học sinh xếp loại học lực Tốt của khối 6 trường THCS A là bao nhiêu?

    b) Tổng số học sinh khối 6 trường THCS A xếp loại học lực Tốt và Khá là bao nhiêu?

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Cho tập hợp A = {1; 3; 9; 0; 4; 2}, số phần tử trong tập hợp A là:

      • A.
        1.
      • B.
        4.
      • C.
        6.
      • D.
        0.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Đếm số phần tử trong tập hợp A.

      Lời giải chi tiết :

      Tập hợp A có 6 phần tử.

      Câu 2 :

      Trong các số sau, số nào là số nguyên tố?

      • A.
        8.
      • B.
        5.
      • C.
        15.
      • D.
        33.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về số nguyên tố: Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      Ư(8) = {1; 2; 4; 8}

      Ư(5) = {1; 5}

      Ư(15) = {1; 3; 5; 15}

      Ư(33) = {1; 3; 11; 33}

      => 5 là số nguyên tố.

      Câu 3 :

      Số đối của – 3 là:

      • A.
        3.
      • B.
        - 3.
      • C.
        0.
      • D.
        4.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Số đối của a là –a.

      Lời giải chi tiết :

      Số đối của – 3 là – (- 3) = 3.

      Câu 4 :

      Kết quả của phép tính (- 30) : 2 là:

      • A.
        15.
      • B.
        -15.
      • C.
        -60.
      • D.
        60.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Để chia hai số nguyên khác dấu ta làm như sau:

      Bước 1: Bỏ dấu “-” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại

      Bước 2: Tính thương của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1

      Bước 3: Thêm dấu “-” trước kết quả nhận được ở Bước 2, ta có thương cần tìm.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có (- 30) : 2 = - (30 : 2) = - 15.

      Câu 5 :

      Trong các hình sau, hình nào là tam giác đều?

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 13 - Chân trời sáng tạo 1 1

      • A.
        Hình a).
      • B.
        Hình b).
      • C.
        Hình c).
      • D.
        Hình d).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Tam giác đều có 3 cạnh bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Hình a là tam giác đều vì có 3 cạnh bằng nhau.

      Câu 6 :

      Trong hình chữ nhật, có:

      • A.
        Hai đường chéo vuông góc với nhau.
      • B.
        Hai đường chéo không bằng nhau.
      • C.
        Hai đường chéo song song với nhau.
      • D.
        Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Hình chữ nhật có:

      - Hai cặp cạnh đối diện bằng nhau

      - Hai cặp cạnh đối diện song song

      - Bốn góc ở đỉnh bằng nhau và bằng góc vuông.

      - Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

      Lời giải chi tiết :

      Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

      Câu 7 :

      Danh sách học sinh nhóm 1 của lớp 6A.

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 13 - Chân trời sáng tạo 1 2

      Bạn số mấy cung cấp thông tin không hợp lí?

      • A.
        1.
      • B.
        2.
      • C.
        3.
      • D.
        4.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu, ta cần đưa ra các tiêu chí đánh giá, chẳng hạn như dữ liệu phải:

      + Đúng định dạng: Họ và tên phải là chữ, số tuổi phải là số, email thì phải có kí hiệu @,…

      + Nằm trong phạm vi dự kiến: Số người thì phải là số tự nhiên, cân nặng của người Việt Nam thì phải dưới 200kg, số tuổi của người nguyên dương,…

      Lời giải chi tiết :

      20/10/2011 không phải họ tên nên bạn số 2 cung cấp thông tin không hợp lí.

      Câu 8 :

      Nhà bạn Mai mở tiệm kem, bạn ấy muốn tìm hiểu về các loại kem yêu thích của 30 khách hàng trong sáng chủ nhật và thu được kết quả như sau:

      Các loại kem được yêu thích

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 13 - Chân trời sáng tạo 1 3

      Từ bảng kiểm đếm của bạn Mai, em hãy cho biết Mai đang điều tra về vấn đề gì?

      • A.
        Người ăn kem nhiều nhất.
      • B.
        Số loại kem của nhà Mai hiện có.
      • C.
        Loại kem nhà Mai được khách hàng yêu thích.
      • D.
        Loại kem bán được trong 30 ngày.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức thu thập dữ liệu

      Lời giải chi tiết :

      Từ bảng kiểm đếm của bạn Mai, ta thấy Mai đang điều tra về loại kem nhà Mai được khách hàng yêu thích.

      Câu 9 :

      Cho a = 3. 2 . 5 và b = 2. 3 . 7. Tìm ƯCLN của a và b.

      • A.
        ƯCLN(a, b) = 3 . 2.
      • B.
        ƯCLN(a, b) = 3. 24.
      • C.
        ƯCLN(a, b) = 7. 5.
      • D.
        ƯCLN(a, b) =3. 24 . 5 . 7.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Muốn tìm ƯCLN của của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau :

      Bước 1 : Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.

      Bước 2 : Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.

      Bước 3 : Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là ƯCLN phải tìm.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: a = 3. 2 . 5 và b = 2. 3 . 7

      Thừa số nguyên chung là 2 và 3.

      => ƯCLN(a, b) = 3 . 2.

      Câu 10 :

      Hãy sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần: -3; 4; 7; -7; 0; -1.

      • A.
        – 7; - 3 ; - 1; 0 ; 4 ; 7.
      • B.
        7; 4; 0; -1; -3; -7.
      • C.
        7; -7; 4; -3; -1; 0.
      • D.
        0; -1; -3; 4; - 7; 7.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc cộng hai số nguyên.

      Lời giải chi tiết :

      Các số nguyên âm là: -3; -7; -1.

      Các số nguyên dương là 4; 7.

      Vì 7 > 3 > 1 nên -7 < -3 < -1.

      4 < 7

      => Các số sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: – 7; - 3 ; - 1; 0 ; 4 ; 7.

      Câu 11 :

      Kết quả của phép tính (-80) + (-20) là:

      • A.
        -60.
      • B.
        100.
      • C.
        60.
      • D.
        -100.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc cộng hai số nguyên.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: (-80) + (-20) = - (80 + 20) = - 100

      Câu 12 :

      Một chiếc tàu ngầm đang ở độ sâu 20 m, tàu tiếp tục lặn xuống thêm 15m nữa. Hỏi khi đó, tàu ngầm ở độ sâu bao nhiêu mét?

      • A.
        5 m.
      • B.
        35 m.
      • C.
        -5 m.
      • D.
        30 m.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Độ sâu của tàu ngầm được biểu diễn là số nguyên âm.

      Lặn xuống được biểu diễn là số nguyên âm.

      Lời giải chi tiết :

      Tàu ngầm ở độ sâu 20m được biểu diễn là (−20).

      Tàu ngầm lặn xuống thêm 15m được biểu diễn là (−15).

      Độ sâu của tàu là: (−20) + (−15) = − (20 + 15) = − 35.

      Vậy tàu ngầm ở độ sâu 35 mét.

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      a) Liệt kê các số nguyên tố nhỏ hơn 9.

      b) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần: –11; 0; 8; –4; 12.

      c) Viết tập hợp A gồm các số tự nhiên là ước của 8.

      d) Liệt kê các số tự nhiên là bội của 5 nhỏ hơn 22.

      e) Tìm số đối của –4; 0.

      f) Cho tập hợp \(B = {\rm{\{ }}x \in Z\left| { - 3 < x < 2\} } \right.\). Viết tập hợp B dưới dạng liệt kê các phần tử?

      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng kiến thức về số nguyên tố.

      b) - So sánh các số với 0.

      - So sánh các số nguyên âm với nhau, các số nguyên dương với nhau.

      c) Liệt kê các ước là số tự nhiên của 8.

      d) Tìm bội của 5, chọn các số nhỏ hơn 22.

      e) Số đối của a là – a.

      f) Sử dụng cách viết tập hợp.

      Lời giải chi tiết :

      a) Các sô nguyên tố nhỏ hơn 9 là: 2; 3; 5; 7.

      b) Các số nguyên âm là: - 11; -4. Vì 4 < 11 nên -4 > -11.

      Các số nguyên dương là: 8; 12. Ta có 12 > 8.

      Vậy các số nguyên sắp xếp theo thứ tự giảm dần là 12; 8; 0; -4; -11.

      c) A = Ư(8) = {1 ; 2; 4; 8}.

      d) Các số tự nhiên là bội của 5 nhỏ hơn 22: {0; 5 ; 10; 15; 20 }.

      e) Số đối của –4 là – (- 4) = 4; số đối của 0 là 0.

      f) \(B = {\rm{\{ }}x \in Z\left| { - 3 < x < 2\} } \right. = \left\{ {\, - 2;\, - 1;\,0;\,1} \right\}\)

      Câu 2 :

      a) Thực hiện phép tính: \(60:\left[ {15 - {{\left( {7 - 4} \right)}^2}} \right]\)

      b) Tìm x, biết: x – 7 = -39

      c) Mẹ bạn An mang 300 000 đồng vào siêu thị mua 2 kg táo, 5 kg gạo. Giá mỗi ki-lô-gam táo là 60 000 đồng, mỗi ki-lô-gam gạo là 20 000 đồng. Hỏi mẹ bạn An còn lại bao nhiêu tiền?

      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng các quy tắc tính với số nguyên theo thứ tự thực hiện phép tính.

      b) Sử dụng phép cộng với hai số nguyên khác dấu để tìm x.

      c) Tính số tiền mẹ bạn An mua.

      Số tiền mẹ bạn An còn lại bằng 300 000 – số tiền mẹ bạn An mua.

      Lời giải chi tiết :

      a) \(60:\left[ {15 - {{\left( {7 - 4} \right)}^2}} \right] = 60:\left[ {15 - {3^2}} \right] = 60:6 = 10\)

      b) x – 7 = -39

      x = -39 + 7

      x = -32

      Vậy x = -32.

      c) Số tiền mẹ bạn An đã mua là: 2 . 60 000 + 5 . 20 000 = 220 000 (đồng).

      Số tiền mẹ bạn An còn lại là: 300 000 – 220 000 = 80 000 (đồng).

      Câu 3 :

      Dùng số nguyên thích hợp để mô tả mỗi tình huống sau:

      a) Mực nước hồ chứa giảm xuống 3 m.

      b) Có 15 000 000 đồng trong ngân hàng.

      Phương pháp giải :

      Dựa vào ứng dụng của số nguyên trong thực tiễn.

      Lời giải chi tiết :

      a) -3

      b) +15 000 000

      Câu 4 :

      Một mảnh vườn hình chữ nhật với độ dài hai cạnh là 20m và 7m. Em hãy tính diện tích của mảnh vườn đó.

      Phương pháp giải :

      Sử dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật.

      Lời giải chi tiết :

      Diện tích mảnh vườn là:

      20. 7 = 140 (m2)

      Vậy diện tích mảnh vườn là 140 m2.

      Câu 5 :

      Biểu đồ cột dưới đây cho biết thông tin về kết quả học lực của học sinh khối 6 trường THCS A.

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 13 - Chân trời sáng tạo 1 4

      Từ biểu đồ em hãy cho biết:

      a) Số học sinh xếp loại học lực Tốt của khối 6 trường THCS A là bao nhiêu?

      b) Tổng số học sinh khối 6 trường THCS A xếp loại học lực Tốt và Khá là bao nhiêu?

      Phương pháp giải :

      Quan sát biểu đồ để trả lời câu hỏi.

      Lời giải chi tiết :

      a) Số học sinh xếp loại học lực Tốt của khối 6 trường THCS A là : 38 học sinh.

      b) Số học sinh xếp loại học lực Khá của khối 6 trường THCS A là: 140 học sinh.

      Ta có: 38 + 140 = 178.

      Vậy tổng số học sinh khối 6 trường THCS A xếp loại học lực Tốt và Khá là 178 học sinh.

      Bạn đang tiếp cận nội dung Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 13 - Chân trời sáng tạo thuộc chuyên mục toán 6 trên nền tảng toán math. Bộ bài tập toán thcs này được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ khung chương trình sách giáo khoa hiện hành, nhằm tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 6 cho học sinh thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 13 - Chân trời sáng tạo: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 13 - Chân trời sáng tạo là một bài kiểm tra quan trọng giúp đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh sau một học kì học tập. Đề thi này không chỉ kiểm tra khả năng tính toán mà còn đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán thực tế.

      Cấu trúc đề thi

      Đề thi thường bao gồm các phần sau:

      • Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng nhận biết các khái niệm toán học.
      • Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết cho các bài toán, thể hiện khả năng suy luận và giải quyết vấn đề.

      Nội dung đề thi

      Nội dung đề thi thường bao gồm các chủ đề sau:

      • Số tự nhiên: Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, tính chất chia hết, ước và bội.
      • Phân số: Khái niệm phân số, so sánh phân số, các phép toán trên phân số.
      • Số thập phân: Khái niệm số thập phân, so sánh số thập phân, các phép toán trên số thập phân.
      • Tỉ số và phần trăm: Khái niệm tỉ số, phần trăm, ứng dụng của tỉ số và phần trăm trong thực tế.
      • Hình học: Điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, góc, các loại góc, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật.

      Hướng dẫn giải một số dạng bài tập thường gặp

      Dạng 1: Tính toán các phép toán trên số tự nhiên, phân số, số thập phân.

      Để giải các bài tập này, học sinh cần nắm vững các quy tắc tính toán và thực hiện các phép toán một cách chính xác.

      Dạng 2: Giải các bài toán về ước và bội.

      Để giải các bài tập này, học sinh cần hiểu rõ khái niệm ước và bội, và sử dụng các phương pháp tìm ước và bội một cách hiệu quả.

      Dạng 3: Giải các bài toán về tỉ số và phần trăm.

      Để giải các bài tập này, học sinh cần hiểu rõ khái niệm tỉ số và phần trăm, và sử dụng các công thức tính tỉ số và phần trăm một cách chính xác.

      Luyện tập và ôn tập

      Để đạt kết quả tốt trong kỳ thi học kì, học sinh cần luyện tập thường xuyên và ôn tập đầy đủ kiến thức. Việc giải các đề thi thử và tham khảo các tài liệu ôn tập sẽ giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải toán.

      Tầm quan trọng của việc hiểu rõ kiến thức nền tảng

      Việc nắm vững kiến thức nền tảng là yếu tố then chốt để giải quyết các bài toán trong đề thi. Học sinh cần dành thời gian để hiểu rõ các khái niệm, định nghĩa và quy tắc toán học. Đừng chỉ học thuộc lòng mà hãy cố gắng hiểu bản chất của vấn đề.

      Sử dụng tài liệu ôn tập hiệu quả

      Có rất nhiều tài liệu ôn tập Toán 6 trên thị trường. Học sinh nên lựa chọn những tài liệu uy tín, được biên soạn bởi các giáo viên có kinh nghiệm. Ngoài ra, việc tham gia các khóa học online hoặc offline cũng là một cách hiệu quả để ôn tập kiến thức.

      Quản lý thời gian làm bài

      Trong quá trình làm bài, học sinh cần quản lý thời gian một cách hợp lý. Nên bắt đầu với những câu hỏi dễ trước, sau đó mới chuyển sang những câu hỏi khó hơn. Nếu gặp một câu hỏi khó, đừng tốn quá nhiều thời gian cho nó, hãy bỏ qua và quay lại sau.

      Kiểm tra lại bài làm

      Sau khi hoàn thành bài làm, học sinh nên dành thời gian kiểm tra lại toàn bộ bài làm để phát hiện và sửa chữa các lỗi sai. Việc kiểm tra lại bài làm sẽ giúp tăng khả năng đạt điểm cao trong kỳ thi.

      montoan.com.vn – Đồng hành cùng học sinh trên con đường chinh phục Toán học

      montoan.com.vn cung cấp đầy đủ các tài liệu ôn tập, đề thi thử và bài giảng online giúp học sinh ôn tập và nắm vững kiến thức Toán 6 một cách hiệu quả. Hãy truy cập website của chúng tôi để khám phá thêm nhiều tài liệu hữu ích khác.

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6