Đề thi giữa kì 1 Toán 7 - Đề số 13 là một công cụ ôn tập vô cùng hữu ích cho các em học sinh. Đề thi được biên soạn bám sát chương trình học, giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải toán.
Tại montoan.com.vn, chúng tôi cung cấp đề thi kèm theo đáp án chi tiết, giúp các em tự đánh giá năng lực và tìm ra những điểm cần cải thiện.
Khẳng định nào sau đây đúng?
\(5 \in \mathbb{Q}\).
\(\frac{{ - 3}}{2} \in \mathbb{Z}\).
\( - 1,5 \in \mathbb{N}\).
\(\frac{{ - 3}}{2} \notin \mathbb{Q}\).
Số đối của \(\frac{4}{7}\) là:
\(\frac{7}{4}\).
\(\frac{{ - 4}}{{ - 7}}\).
\( - \frac{4}{7}\).
\(\frac{{ - 7}}{4}\).
Trong các số \( - 4,5;\,\, - 2\frac{1}{3};\,\,\,\frac{{ - 4}}{{ - 5}};\,\,\,0;\,\,\,\frac{{ - 4}}{7};\,\,\,\frac{{24}}{{23}}\) có bao nhiêu số hữu tỉ âm?
1.
2.
3.
4.
Khẳng định nào sau đây sai?
Điểm \(A\) biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{{ - 3}}{2}\).
Điểm \(B\) biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{{ - 1}}{3}\).
Điểm \(C\) biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{1}{2}\).
Điểm \(D\) biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{4}{3}\).
Kết quả của phép tính \({\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right)^3}\) là:
\(\frac{{ - 1}}{6}\).
\( - \frac{1}{8}\).
\(\frac{{ - 1}}{{ - 8}}\).
\(\frac{1}{8}\).
Với \(a,b,c\) là ba số hữu tỉ bất kì, nếu \(a - b = c\) thì:
\(a = b + c\).
\(a = - b - c\).
\(a = b - c\).
\(a = - b + c\).
Các mặt của hình lập phương đều là:
Hình vuông.
Tam giác đều.
Hình chữ nhật.
Hình thoi.
Cho hình lập phương ABCD.EFGH như hình vẽ, có cạnh bằng 4cm. Thể tích của hình lập phương đó là:
\(64c{m^3}\).
\(96c{m^3}\).
\(16c{m^3}\).
\(64c{m^2}\).
Hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) có \(AB = 5\,{\rm{cm}}\); AA’ = 3cm. Khẳng định nào sau đây đúng?
\(DC = 3\,{\rm{cm}}\).
\(BB' = 5\,{\rm{cm}}\).
\(D'C' = 5\,{\rm{cm}}\).
\(A'D' = 5\,{\rm{cm}}\).
Cho hình lăng trụ tam giác sau. Chiều cao của hình lăng trụ sẽ là?
3cm.
4cm.
5cm.
7cm.
Cho đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau tại O và \(\widehat {xOy} = 45^\circ \). Số đo \(\widehat {x'Oy'}\) bằng
\(45^\circ \).
\(90^\circ \).
\(180^\circ \).
\(135^\circ \).
Cho hình bên. Góc kề bù với \(\widehat {x{\rm{AB}}}\) là:
\(\widehat {y{\rm{AB}}}\).
\(\widehat {y{\rm{A}}m}\).
\(\widehat {m{\rm{AB}}}\).
\(\widehat {x{\rm{A}}m}\).
Thực hiện phép tính (tính hợp lí nếu có thể):
a) \(\frac{4}{9} + \frac{5}{9}.\frac{{ - 3}}{{10}}\)
b) \(\frac{9}{{25}}.\frac{{ - 23}}{{11}} + \frac{1}{{11}}.{\left( {\frac{3}{5}} \right)^2}\)
c) \(\frac{{{8^3} + {4^4} - {2^7}}}{{{{25.2}^6}}}\)
Tìm x, biết:
a) \(x - \frac{3}{2} = - \frac{4}{5}\)
b) \(\frac{5}{7}x + \frac{5}{8} = - 0,375\)
Quan sát hình bên, tính số đo góc xOy và số đo góc yOx’.
Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ ABC.DEF?
Lưới chắn bóng sân đá góp phần quan trọng vào việc bảo vệ sự an toàn cho các sân bóng cỏ nhân tạo. Vì vậy cần phải mắc hệ thống lưới bao quanh sân bóng đá. Có thể là lưới sợi dù, sợi nilon hay sợi nhựa, được gắn cố định vào cọc bê tông, gỗ hay cọc sắt. Một sân bóng đá mini ở phường Hiệp Bình Chánh có dạng hình chữ nhật (xem hình bên) có kích thước chiều dài 50m, chiều rộng 30m. Chủ sân cần mua lưới chắn sân với chiều cao lưới là 8m để bao quanh sân bóng.
a) Tính diện tích lưới cần mua?
b) Nếu mỗi mét vuông lưới có giá 20 000 đồng thì chủ sân cần trả bao nhiêu tiền để mua đủ lưới bao quanh sân bóng?
Anh Nam làm việc 8 giờ một ngày thì nhận được mức lương cơ bản cho một ngày là \(320\,\,000\) đồng. Tháng 11, anh Nam làm việc trong 26 ngày. Để kiếm thêm thu nhập, anh Nam có thể làm tăng ca. Biết rằng một ngày được tăng ca tối đa 3 giờ và tiền lương tăng ca một giờ bằng 150% tiền lương cơ bản một giờ. Hỏi tháng 11, anh Nam phải làm tăng ca ít nhất bao nhiêu ngày để có tổng tiền lương là \(10\,\,300\,\,000\) đồng?
Khẳng định nào sau đây đúng?
\(5 \in \mathbb{Q}\).
\(\frac{{ - 3}}{2} \in \mathbb{Z}\).
\( - 1,5 \in \mathbb{N}\).
\(\frac{{ - 3}}{2} \notin \mathbb{Q}\).
Đáp án : A
Dựa vào kiến thức về các tập hợp.
\(5 = \frac{5}{1}\) nên \(5 \in \mathbb{Q}\).
\(\frac{{ - 3}}{2} = - 1,5\) không phải số nguyên nên \(\frac{{ - 3}}{2} \notin \mathbb{Z}\).
\( - 1,5 < 0\) nên \( - 1,5 \notin \mathbb{N}\).
\(\frac{{ - 3}}{2}\) là số hữu tỉ nên \(\frac{{ - 3}}{2} \in \mathbb{Q}\).
Vậy khẳng định A đúng, khẳng định B, C, D sai.
Đáp án A.
Số đối của \(\frac{4}{7}\) là:
\(\frac{7}{4}\).
\(\frac{{ - 4}}{{ - 7}}\).
\( - \frac{4}{7}\).
\(\frac{{ - 7}}{4}\).
Đáp án : C
Số đối của số hữu tỉ a là – a.
Số đối của \(\frac{4}{7}\) là \( - \frac{4}{7}\).
Đáp án C.
Trong các số \( - 4,5;\,\, - 2\frac{1}{3};\,\,\,\frac{{ - 4}}{{ - 5}};\,\,\,0;\,\,\,\frac{{ - 4}}{7};\,\,\,\frac{{24}}{{23}}\) có bao nhiêu số hữu tỉ âm?
1.
2.
3.
4.
Đáp án : C
Số hữu tỉ âm là các số hữu tỉ nhỏ hơn 0.
Ta có: \( - 4,5 = - \frac{{45}}{{10}};\,\, - 2\frac{1}{3} = - \frac{7}{3};\,\,\,\frac{{ - 4}}{{ - 5}} = \frac{4}{5}\)
Vậy có 3 số hữu tỉ âm, đó là: \( - 4,5;\,\, - 2\frac{1}{3};\,\,\,\frac{{ - 4}}{7}.\)
Đáp án C.
Khẳng định nào sau đây sai?
Điểm \(A\) biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{{ - 3}}{2}\).
Điểm \(B\) biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{{ - 1}}{3}\).
Điểm \(C\) biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{1}{2}\).
Điểm \(D\) biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{4}{3}\).
Đáp án : A
Xác định 1 đơn vị của trục số, từ đó xác định số hữu tỉ tương ứng với các điểm.
Vì -1 cách 0 là 6 đơn vị nên 1 đơn vị tương ứng với: \(1:6 = \frac{1}{6}\).
Điểm A cách 0 là 7 đơn vị về phía bên trái nên điểm A biểu diễn số hữu tỉ \( - \frac{7}{6}\). (Khẳng định A sai).
Điểm B cách 0 là 2 đơn vị về phía bên trái nên điểm B biểu diễn số hữu tỉ \( - \frac{2}{6} = - \frac{1}{3}\). (Khẳng định B đúng).
Điểm C cách 0 là 3 đơn vị về bên phải nên điểm C biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{3}{6} = \frac{1}{2}\). (Khẳng định C đúng).
Điểm D cách 0 là 8 đơn vị về bên phải nên điểm D biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{8}{6} = \frac{4}{3}\). (Khẳng định D đúng).
Vậy chọn đáp án A.
Đáp án A.
Kết quả của phép tính \({\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right)^3}\) là:
\(\frac{{ - 1}}{6}\).
\( - \frac{1}{8}\).
\(\frac{{ - 1}}{{ - 8}}\).
\(\frac{1}{8}\).
Đáp án : B
Sử dụng kiến thức về lũy thừa \({\left( {\frac{a}{b}} \right)^n} = \frac{{{a^n}}}{{{b^n}}}\).
Ta có: \({\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right)^3} = \frac{{{{\left( { - 1} \right)}^3}}}{{{2^3}}} = - \frac{1}{8}\)
Đáp án B.
Với \(a,b,c\) là ba số hữu tỉ bất kì, nếu \(a - b = c\) thì:
\(a = b + c\).
\(a = - b - c\).
\(a = b - c\).
\(a = - b + c\).
Đáp án : A
Sử dụng quy tắc chuyển vế.
Nếu \(a - b = c\) thì \(a = b + c\).
Đáp án A.
Các mặt của hình lập phương đều là:
Hình vuông.
Tam giác đều.
Hình chữ nhật.
Hình thoi.
Đáp án : A
Dựa vào kiến thức về hình lập phương.
Hình lập phương có 6 mặt bằng nhau và đều là hình vuông.
Đáp án A.
Cho hình lập phương ABCD.EFGH như hình vẽ, có cạnh bằng 4cm. Thể tích của hình lập phương đó là:
\(64c{m^3}\).
\(96c{m^3}\).
\(16c{m^3}\).
\(64c{m^2}\).
Đáp án : A
Sử dụng công thức tính thể tích của hình lập phương: \(V = {a^3}\) (a là độ dài cạnh)
Thể tích của hình lập phương là: \(V = {4^3} = 64\left( {c{m^3}} \right)\).
Đáp án A.
Hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) có \(AB = 5\,{\rm{cm}}\); AA’ = 3cm. Khẳng định nào sau đây đúng?
\(DC = 3\,{\rm{cm}}\).
\(BB' = 5\,{\rm{cm}}\).
\(D'C' = 5\,{\rm{cm}}\).
\(A'D' = 5\,{\rm{cm}}\).
Đáp án : C
Hình hộp chữ nhật có các cạnh đối bằng nhau.
Cạnh \(D'C' = DC = AB = 5cm\).
Cạnh \(BB' = AA' = 3cm\).
Cạnh \(A'D'\) chưa đủ điều kiện để xác định.
Vậy đáp án đúng là C.
Đáp án C.
Cho hình lăng trụ tam giác sau. Chiều cao của hình lăng trụ sẽ là?
3cm.
4cm.
5cm.
7cm.
Đáp án : C
Dựa vào kiến thức về hình lăng trụ đứng tam giác.
Hình lăng trụ có hai đáy là ABC, DEF, chiều cao là BE = 5cm.
Đáp án C.
Cho đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau tại O và \(\widehat {xOy} = 45^\circ \). Số đo \(\widehat {x'Oy'}\) bằng
\(45^\circ \).
\(90^\circ \).
\(180^\circ \).
\(135^\circ \).
Đáp án : A
Dựa vào kiến thức về hai góc đối đỉnh.
Vì đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau tại O nên \(\widehat {xOy}\) và \(\widehat {x'Oy'}\) là hai góc đối đỉnh, suy ra \(\widehat {x'Oy'} = \widehat {xOy} = 45^\circ \).
Đáp án A.
Cho hình bên. Góc kề bù với \(\widehat {x{\rm{AB}}}\) là:
\(\widehat {y{\rm{AB}}}\).
\(\widehat {y{\rm{A}}m}\).
\(\widehat {m{\rm{AB}}}\).
\(\widehat {x{\rm{A}}m}\).
Đáp án : A
Hai góc kề bù là hai góc vừa kề, vừa bù nhau.
Góc kề bù với \(\widehat {xAB}\) là \(\widehat {yAB}\).
Đáp án A.
Thực hiện phép tính (tính hợp lí nếu có thể):
a) \(\frac{4}{9} + \frac{5}{9}.\frac{{ - 3}}{{10}}\)
b) \(\frac{9}{{25}}.\frac{{ - 23}}{{11}} + \frac{1}{{11}}.{\left( {\frac{3}{5}} \right)^2}\)
c) \(\frac{{{8^3} + {4^4} - {2^7}}}{{{{25.2}^6}}}\)
Sử dụng các quy tắc tính với số hữu tỉ và lũy thừa với số mũ tự nhiên.
a) \(\frac{4}{9} + \frac{5}{9}.\frac{{ - 3}}{{10}}\)
\(\begin{array}{l} = \frac{4}{9} + \frac{{ - 1}}{6}\\ = \frac{8}{{18}} + \frac{{ - 3}}{{18}}\\ = \frac{5}{{18}}\end{array}\)
b) \(\frac{9}{{25}}.\frac{{ - 23}}{{11}} + \frac{1}{{11}}.{\left( {\frac{3}{5}} \right)^2}\)
\( = \frac{9}{{25}}.\frac{{ - 23}}{{11}} + \frac{1}{{11}}.\frac{9}{{25}}\)
\( = \frac{9}{{25}}.\left( {\frac{{ - 23}}{{11}} + \frac{1}{{11}}} \right)\)
\( = \frac{9}{{25}}.( - 2)\)
\( = - \frac{{18}}{{25}}\)
c) \(\frac{{{8^3} + {4^4} - {2^7}}}{{{{25.2}^6}}}\)
\( = \frac{{{{\left( {{2^3}} \right)}^3} + {{\left( {{2^2}} \right)}^4} - {2^7}}}{{{5^2}{{.2}^6}}} = \frac{{{2^9} + {2^8} - {2^7}}}{{{5^2}{{.2}^6}}}\)
\( = \frac{{{2^7}.\left( {{2^2} + 2 - 1} \right)}}{{{5^2}{{.2}^6}}}\)
\(\begin{array}{l} = \frac{{{2^7}.5}}{{{5^2}{{.2}^6}}}\\ = \frac{2}{5}\end{array}\)
Tìm x, biết:
a) \(x - \frac{3}{2} = - \frac{4}{5}\)
b) \(\frac{5}{7}x + \frac{5}{8} = - 0,375\)
Sử dụng quy tắc chuyển vế.
a) \(x - \frac{3}{2} = - \frac{4}{5}\)
\(\begin{array}{l}x\, = - \frac{4}{5} + \frac{3}{2}\\x = - \frac{8}{{10}} + \frac{{15}}{{10}}\\x\, = \frac{7}{{10}}\end{array}\)
Vậy \(x = \frac{7}{{10}}\).
b) \(\frac{5}{7}x + \frac{5}{8} = - 0,375\)
\(\begin{array}{l}\frac{5}{7}x + \frac{5}{8} = - \frac{3}{8}\\\frac{5}{7}x = - \frac{3}{8} - \frac{5}{8}\\\frac{5}{7}x\, = - 1\\x = - 1:\frac{5}{7}\\x\,\, = - \frac{7}{5}\end{array}\)
Vậy \(x\,\, = - \frac{7}{5}\).
Quan sát hình bên, tính số đo góc xOy và số đo góc yOx’.
Sử dụng kiến thức về hai góc đối đỉnh và hai góc kề bù.
Vì xx’ cắt yy’ tại O nên \(\widehat {yOx'} = \widehat {xOy'} = 60^\circ \) (hai góc đối đỉnh).
Vì \(\widehat {xOy}\) và \(\widehat {xOy'}\) là hai góc kề bù nên \(\widehat {xOy} + \widehat {xOy'} = 180^\circ \)
suy ra \(\widehat {xOy} = 180^\circ - \widehat {xOy'} = 180^\circ - 60^\circ = 120^\circ \).
Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ ABC.DEF?
Sử dụng công thức tính diện tích xung quanh và thể tích hình lăng trụ:
Sxq = Cđáy.chiều cao.
V = Sđáy.chiều cao.
Tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ ABC.DEF là:
\({S_{xq}} = \left( {6 + 9 + 8} \right).15 = 345{\rm{ }}\left( {c{m^2}} \right)\)
Thể tích của hình lăng trụ ABC.DEF là:
\(V = \left( {5.{\rm{ }}8} \right):2.15 = 300\left( {c{m^3}} \right)\)
Lưới chắn bóng sân đá góp phần quan trọng vào việc bảo vệ sự an toàn cho các sân bóng cỏ nhân tạo. Vì vậy cần phải mắc hệ thống lưới bao quanh sân bóng đá. Có thể là lưới sợi dù, sợi nilon hay sợi nhựa, được gắn cố định vào cọc bê tông, gỗ hay cọc sắt. Một sân bóng đá mini ở phường Hiệp Bình Chánh có dạng hình chữ nhật (xem hình bên) có kích thước chiều dài 50m, chiều rộng 30m. Chủ sân cần mua lưới chắn sân với chiều cao lưới là 8m để bao quanh sân bóng.
a) Tính diện tích lưới cần mua?
b) Nếu mỗi mét vuông lưới có giá 20 000 đồng thì chủ sân cần trả bao nhiêu tiền để mua đủ lưới bao quanh sân bóng?
a) Diện tích lưới cần mua chính là diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
Sxq = Cđáy.chiều cao.
b) Số tiền mua lưới = Diện tích lưới . 20 000.
a) Diện tích lưới cần mua là:
\({S_{xq}} = \left( {50{\rm{ }} + {\rm{ }}30} \right).2.8 = 1280\left( {{m^2}} \right)\)
b) Số tiền mua lưới là:
\(1280.{\rm{ }}20{\rm{ }}000 = 25{\rm{ }}600{\rm{ }}000\) (đồng)
Anh Nam làm việc 8 giờ một ngày thì nhận được mức lương cơ bản cho một ngày là \(320\,\,000\) đồng. Tháng 11, anh Nam làm việc trong 26 ngày. Để kiếm thêm thu nhập, anh Nam có thể làm tăng ca. Biết rằng một ngày được tăng ca tối đa 3 giờ và tiền lương tăng ca một giờ bằng 150% tiền lương cơ bản một giờ. Hỏi tháng 11, anh Nam phải làm tăng ca ít nhất bao nhiêu ngày để có tổng tiền lương là \(10\,\,300\,\,000\) đồng?
Tính số tiền tăng ca mỗi ngày trong 3 giờ của anh Nam
= số tiền 1 ngày : 8 tiếng . 150% . 3 tiếng
Tính số tiền tăng ca mà anh Nam nhận được trong tháng 11
= tổng số tiền nhận được - số tiền lương cơ bản. số ngày công
Số ngày tăng ca = tổng số tiền tăng ca : số tiền tăng ca mỗi ngày
Làm tăng ca một ngày trong 3 giờ thì anh Nam nhận thêm được số tiền là:
\(320\,\,000:8.150\% .3 = 180\,\,000\) (đồng)
Số tiền tăng ca mà anh Nam nhận được trong tháng 11 là:
\(10\,\,300\,\,000 - 320\,\,000.26 = 1\,\,980\,\,000\) (đồng)
Anh Nam phải làm tăng ca ít nhất số ngày là:
\(1\,\,980\,\,000:180\,\,000 = 11\) (ngày).
Vậy anh Nam phải tăng ca ít nhất 11 ngày để có tổng tiền lương là \(10\,\,300\,\,000\) đồng.
Đề thi giữa kì 1 Toán 7 - Đề số 13 thường bao gồm các dạng bài tập thuộc các chủ đề chính đã học trong nửa học kì đầu tiên. Các chủ đề này thường bao gồm:
Cấu trúc đề thi thường bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, với mức độ khó tăng dần. Các câu hỏi trắc nghiệm thường kiểm tra kiến thức cơ bản, trong khi các câu hỏi tự luận đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức và kỹ năng để giải quyết vấn đề.
Việc luyện tập với đề thi giữa kì 1 Toán 7 - Đề số 13 mang lại nhiều lợi ích cho học sinh:
Để giải đề thi giữa kì 1 Toán 7 - Đề số 13 hiệu quả, học sinh cần:
montoan.com.vn là một website chuyên cung cấp các tài liệu ôn thi Toán 7 uy tín và chất lượng. Chúng tôi cung cấp:
Hãy truy cập montoan.com.vn ngay hôm nay để khám phá kho tài liệu ôn thi Toán 7 phong phú và hữu ích!
Bài tập: Tính giá trị của biểu thức sau:
A = 12 + 5 x (7 - 3) : 2
Giải:
A = 12 + 5 x 4 : 2
A = 12 + 20 : 2
A = 12 + 10
A = 22
Để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi giữa kì 1 Toán 7, học sinh nên: