1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17

Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17

Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17

Montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17, một công cụ hỗ trợ học sinh ôn luyện và đánh giá năng lực bản thân trước kỳ thi quan trọng. Đề thi được biên soạn bám sát chương trình học, đảm bảo tính chính xác và phù hợp với trình độ của học sinh.

Đề thi này không chỉ giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi mà còn rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy logic và khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
    Câu 1 :

    Trong các khẳng định sau, khẳng định đúng là:

    • A.

      \(3 \in \mathbb{Q}\).

    • B.

      \(1\frac{1}{5} \notin \mathbb{Q}\).

    • C.

      \(\frac{2}{3} \in \mathbb{N}\).

    • D.

      \( - \frac{1}{7} \in \mathbb{Z}\).

    Câu 2 :

    Căn bậc hai số học của 121 là:

    • A.

      -11.

    • B.

      11.

    • C.

      11 và -11.

    • D.

      \({11^2}\).

    Câu 3 :

    Diện tích của đất nước Việt Nam là \(331690k{m^2}\). Làm tròn số này với độ chính xác là \(d = 500\) được số

    • A.

      331 600.

    • B.

      332 000.

    • C.

      331 700.

    • D.

      331 000.

    Câu 4 :

    Cho hình lăng trụ đứng tam giác ABC.DEF như hình vẽ.

    Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17 0 1

    Biết AB = 4cm, AC = 3cm, BE = 6cm. Thể tích hình lăng trụ đó bằng

    • A.

      \(20c{m^3}\).

    • B.

      \(36c{m^3}\).

    • C.

      \(26c{m^3}\).

    • D.

      \(9c{m^3}\).

    Câu 5 :

    Cho \(\widehat {xOy}\) và \(\widehat {yOz}\) là hai góc kề bù. Biết \(\widehat {xOy} = 45^\circ \), số đo \(\widehat {yOz}\) bằng:

    • A.

      \(45^\circ \).

    • B.

      \(55^\circ \).

    • C.

      \(105^\circ \).

    • D.

      \(135^\circ \).

    Câu 6 :

    Cho hình vẽ, biết \(\widehat {{A_2}} = 68^\circ \). Tính số đo \(\widehat {{A_3}}\).

    Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17 0 2

    • A.

      \(\widehat {{A_3}} = 112^\circ \).

    • B.

      \(\widehat {{A_3}} = 68^\circ \).

    • C.

      \(\widehat {{A_3}} = 34^\circ \).

    • D.

      \(\widehat {{A_3}} = 86^\circ \).

    Câu 7 :

    Nếu \(MN//a\) và \(MK//a\) thì theo tiên đề Euclid, ta có:

    • A.

      ba điểm M, N, K tạo thành tam giác.

    • B.

      MN song song với MK.

    • C.

      ba điểm M, N, K cùng nằm trên một đường thẳng.

    • D.

      MN vuông góc với MK.

    Câu 8 :

    Nếu \(a//b\) và \(b \bot c\) thì

    • A.

      \(a \bot b\).

    • B.

      \(a \bot c\).

    • C.

      \(a//c\).

    • D.

      \(b//c\).

    Câu 9 :

    Trong các dữ liệu sau, dữ liệu nào là dữ liệu định tính?

    • A.

      Các loại nước giải khát: nước suối, nước chanh, trà sữa,…

    • B.

      Cân nặng (tính theo kg) của một số bạn học sinh lớp 7D: 40; 43; 49;…

    • C.

      Chiều cao (tính theo cm) của một số bạn học sinh lớp 7A: 142; 148; 152,…

    • D.

      Số học sinh đeo kính trong một số lớp học (đơn vị tính là học sinh): 20; 10; 15;…

    Câu 10 :

    Biểu đồ hình quạt tròn ở hình bên biểu diễn kết quả thống kê chọn môn thể thao ưa thích nhất trong bốn môn: Bóng đá, Cầu lông, Bóng bàn, Bóng chuyền của học sinh khối 7 ở trường A. Mỗi học sinh chỉ được chọn một môn thể thao khi được hỏi ý kiến.

    Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17 0 3

    Môn Thể thao được các bạn ưa thích nhất là:

    • A.

      Bóng đá.

    • B.

      Cầu lông.

    • C.

      Bóng bàn.

    • D.

      Bóng chuyền.

    Câu 11 :

    Biểu đồ hình quạt tròn bên dưới biểu diễn kết quả thống kê (tính theo tỉ số phần trăm) chọn món ăn ưa thích nhất trong bốn loại: Phở, Cơm, Gà rán, Bánh bao của học sinh khối 7. Mỗi học sinh chỉ chọn một kết quả khi hỏi ý kiến.

    Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17 0 4

    Tỉ lệ ưa thích món Bánh bao của học sinh khối 7 chiếm bao nhiêu phần trăm?

    • A.

      \(44\% \).

    • B.

      \(45\% \).

    • C.

      \(54\% \).

    • D.

      \(64\% \).

    Câu 12 :

    Biểu đồ đoạn thẳng trong hình bên biểu diễn điểm bài ôn luyện môn Khoa học của bạn Khanh qua các tuần 1, tuần 2, tuần 3, tuần 4, tuần 5. Hãy cho biết điểm 7 bạn Khanh đạt được vào tuần nào?

    Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17 0 5

    • A.

      Tuần 1 và tuần 2.

    • B.

      Tuần 1 và tuần 4.

    • C.

      Tuần 2 và tuần 4.

    • D.

      Tuần 2 và tuần 5.

    II. Tự luận
    Câu 1 :

    a) Thực hiện phép tính: \(\frac{2}{3} + \left( { - \frac{3}{2}} \right).\left( { - \frac{4}{{10}}} \right)\)

    b) Làm tròn số \( - 4,3615\) với độ chính xác \(d = 0,05\)

    Câu 2 :

    Tìm x, biết:

    a) \(\frac{4}{9} - \frac{2}{3}.x = \frac{1}{3}\)

    b) \(\left| {x + \frac{1}{2}} \right| = 0\)

    Câu 3 :

    Sau một năm thực hiện đề án phổ cập bơi, người ta tiến hành thu thập dữ liệu về kĩ năng bơi của học sinh của một trường học, kết quả như sau:

    Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17 0 6

    a) Hãy phân loại các dữ liệu có trong bảng thống kê trên dựa trên tiêu chí định tính và định lượng.b) Tính tỉ lệ phần trăm số học sinh mỗi loại so với tổng số học sinh tham gia khảo sát.

    Câu 4 :

    1. Một hộp quà hình hộp chữ nhật AEDC.MNFB có CF = 12cm; MN =10cm; MB = 8cm. Tính diện tích xung quanh hộp quà này

    Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17 0 7

    2. Cho hình vẽ, biết \(xy//mn\), \(\widehat {{A_1}} = 60^\circ \), \(xy \bot d\).

    Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17 0 8

    a) Chứng minh \(mn \bot d\).

    b) Tính \(\widehat {{B_1}},\widehat {{B_2}}\).

    c) Tia phân giác của góc mBA cắt đường thẳng xy tại K. Tính \(\widehat {mBK}\).

    Câu 5 :

    Viện Hàn Lâm Nhi khoa Mĩ (AAP) khuyến nghị, khối lượng cặp sách của học sinh tiểu học và trung học cơ sở không nên vượt quá 10% khối lượng cơ thể. Bạn Đức học lớp 7 có cân nặng 46 kg. Hằng ngày, bạn Đức đi học mang một chiếc cặp sách nặng 3,5 kg. Hôm nay, bạn Đức cần đem thêm một số quyển vở mới, mỗi quyển vở nặng \(\frac{4}{{25}}\) kg để tặng học sinh vùng lũ lụt. Bạn Đức có thể mang theo nhiều nhất bao nhiêu quyển vở để khối lượng cặp sách phù hợp với khuyến nghị trên?

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
      Câu 1 :

      Trong các khẳng định sau, khẳng định đúng là:

      • A.

        \(3 \in \mathbb{Q}\).

      • B.

        \(1\frac{1}{5} \notin \mathbb{Q}\).

      • C.

        \(\frac{2}{3} \in \mathbb{N}\).

      • D.

        \( - \frac{1}{7} \in \mathbb{Z}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Kiểm tra xem các số có thuộc tập hợp số đó hay không.

      \(\mathbb{N}\) là tập hợp số tự nhiên.

      \(\mathbb{Z}\) là tập hợp số nguyên.

      \(\mathbb{Q}\) là tập hợp số hữu tỉ.

      Lời giải chi tiết :

      \(3\) là số hữu tỉ nên \(3 \in \mathbb{Q}\) là khẳng định đúng.

      \(1\frac{1}{5} = \frac{6}{5}\) là số hữu tỉ nên \(1\frac{1}{5} \notin \mathbb{Q}\) là khẳng định sai.

      \(\frac{2}{3}\) không phải số tự nhiên nên \(\frac{2}{3} \in \mathbb{N}\) là khẳng định sai.

      \( - \frac{1}{7}\) không phải số nguyên nên \( - \frac{1}{7} \in \mathbb{Z}\) là khẳng định sai.

      Đáp án A

      Câu 2 :

      Căn bậc hai số học của 121 là:

      • A.

        -11.

      • B.

        11.

      • C.

        11 và -11.

      • D.

        \({11^2}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Áp dụng kiến thức về căn bậc hai của một số: \(x = {a^2}\) thì \(\sqrt x = a\)

      Lời giải chi tiết :

      Căn bậc hai số học của 121 là: \(\sqrt {121} = 11\).

      Đáp án B

      Câu 3 :

      Diện tích của đất nước Việt Nam là \(331690k{m^2}\). Làm tròn số này với độ chính xác là \(d = 500\) được số

      • A.

        331 600.

      • B.

        332 000.

      • C.

        331 700.

      • D.

        331 000.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Áp dụng quy tắc làm tròn số: Với độ chính xác là d = 500, ta làm tròn số đến hàng nghìn.

      Lời giải chi tiết :

      Vì 690 > 500 nên 331 690 làm tròn với độ chính xác d = 500 là 332 000.

      Đáp án B

      Câu 4 :

      Cho hình lăng trụ đứng tam giác ABC.DEF như hình vẽ.

      Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17 1 1

      Biết AB = 4cm, AC = 3cm, BE = 6cm. Thể tích hình lăng trụ đó bằng

      • A.

        \(20c{m^3}\).

      • B.

        \(36c{m^3}\).

      • C.

        \(26c{m^3}\).

      • D.

        \(9c{m^3}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Thể tích hình lăng trụ là: \(V = S.h\) (S là diện tích đáy, h là chiều cao)

      Lời giải chi tiết :

      Diện tích đáy của hình lăng trụ là:

      \(S = \frac{1}{2}.3.4 = 6\left( {c{m^2}} \right)\)

      Thể tích hình lăng trụ là:

      \(V = S.h = 6.6 = 36\left( {c{m^3}} \right)\).

      Đáp án B

      Câu 5 :

      Cho \(\widehat {xOy}\) và \(\widehat {yOz}\) là hai góc kề bù. Biết \(\widehat {xOy} = 45^\circ \), số đo \(\widehat {yOz}\) bằng:

      • A.

        \(45^\circ \).

      • B.

        \(55^\circ \).

      • C.

        \(105^\circ \).

      • D.

        \(135^\circ \).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Tổng hai góc kề bù bằng \(180^\circ \).

      Lời giải chi tiết :

      Vì \(\widehat {xOy}\) và \(\widehat {yOz}\) là hai góc kề bù nên

      \(\widehat {xOy} + \widehat {yOz} = 180^\circ \)

      \(\begin{array}{l}45^\circ + \widehat {yOz} = 180^\circ \\\widehat {yOz} = 180^\circ - 45^\circ \\\widehat {yOz} = 135^\circ \end{array}\)

      Đáp án D

      Câu 6 :

      Cho hình vẽ, biết \(\widehat {{A_2}} = 68^\circ \). Tính số đo \(\widehat {{A_3}}\).

      Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17 1 2

      • A.

        \(\widehat {{A_3}} = 112^\circ \).

      • B.

        \(\widehat {{A_3}} = 68^\circ \).

      • C.

        \(\widehat {{A_3}} = 34^\circ \).

      • D.

        \(\widehat {{A_3}} = 86^\circ \).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Áp dụng tính chất hai góc đối đỉnh bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Vì \(\widehat {{A_2}}\) và \(\widehat {{A_3}}\) là hai góc đối đỉnh nên ta có: \(\widehat {{A_3}} = \widehat {{A_2}} = 68^\circ \).

      Đáp án B

      Câu 7 :

      Nếu \(MN//a\) và \(MK//a\) thì theo tiên đề Euclid, ta có:

      • A.

        ba điểm M, N, K tạo thành tam giác.

      • B.

        MN song song với MK.

      • C.

        ba điểm M, N, K cùng nằm trên một đường thẳng.

      • D.

        MN vuông góc với MK.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Theo tiên đề Euclid, qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng, ta chỉ có thể kẻ được 1 đường thẳng song song với đường đó.

      Lời giải chi tiết :

      Nếu \(MN//a\) và \(MK//a\) thì MN trùng với MK (vì qua điểm M ta chỉ có một đường thẳng song song với a)

      Do đó M, N, K cùng nằm trên một đường thẳng.

      Đáp án C

      Câu 8 :

      Nếu \(a//b\) và \(b \bot c\) thì

      • A.

        \(a \bot b\).

      • B.

        \(a \bot c\).

      • C.

        \(a//c\).

      • D.

        \(b//c\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Nếu đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng còn lại.

      Lời giải chi tiết :

      Nếu \(a//b\) và \(b \bot c\) thì \(a \bot c\).

      Đáp án B

      Câu 9 :

      Trong các dữ liệu sau, dữ liệu nào là dữ liệu định tính?

      • A.

        Các loại nước giải khát: nước suối, nước chanh, trà sữa,…

      • B.

        Cân nặng (tính theo kg) của một số bạn học sinh lớp 7D: 40; 43; 49;…

      • C.

        Chiều cao (tính theo cm) của một số bạn học sinh lớp 7A: 142; 148; 152,…

      • D.

        Số học sinh đeo kính trong một số lớp học (đơn vị tính là học sinh): 20; 10; 15;…

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Phân loại dữ liệu:

      Dữ liệu là số còn gọi là dữ liệu định lượng

      Dữ liệu là không là số còn gọi là dữ liệu định tính.

      Lời giải chi tiết :

      Dữ liệu định tính là: Các loại nước giải khát: nước suối, nước chanh, trà sữa,… vì dữ liệu không là số.

      Đáp án A

      Câu 10 :

      Biểu đồ hình quạt tròn ở hình bên biểu diễn kết quả thống kê chọn môn thể thao ưa thích nhất trong bốn môn: Bóng đá, Cầu lông, Bóng bàn, Bóng chuyền của học sinh khối 7 ở trường A. Mỗi học sinh chỉ được chọn một môn thể thao khi được hỏi ý kiến.

      Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17 1 3

      Môn Thể thao được các bạn ưa thích nhất là:

      • A.

        Bóng đá.

      • B.

        Cầu lông.

      • C.

        Bóng bàn.

      • D.

        Bóng chuyền.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Môn thể thao có tỉ số phần trăm lớn nhất là môn có nhiều bạn ưu thích nhất.

      Lời giải chi tiết :

      Môn Thể thao được các bạn ưu thích nhất là Bóng đá (40%).

      Đáp án A

      Câu 11 :

      Biểu đồ hình quạt tròn bên dưới biểu diễn kết quả thống kê (tính theo tỉ số phần trăm) chọn món ăn ưa thích nhất trong bốn loại: Phở, Cơm, Gà rán, Bánh bao của học sinh khối 7. Mỗi học sinh chỉ chọn một kết quả khi hỏi ý kiến.

      Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17 1 4

      Tỉ lệ ưa thích món Bánh bao của học sinh khối 7 chiếm bao nhiêu phần trăm?

      • A.

        \(44\% \).

      • B.

        \(45\% \).

      • C.

        \(54\% \).

      • D.

        \(64\% \).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Tỉ lệ ưa thích món Bánh bao của học sinh khối 7 = 100% - tổng số phần trăm học sinh ưu thích các món còn lại.

      Lời giải chi tiết :

      Tỉ lệ ưa thích món Bánh bao của học sinh khối 7 chiếm:

      100% - 15% - 5% - 26% = 54%

      Đáp án C

      Câu 12 :

      Biểu đồ đoạn thẳng trong hình bên biểu diễn điểm bài ôn luyện môn Khoa học của bạn Khanh qua các tuần 1, tuần 2, tuần 3, tuần 4, tuần 5. Hãy cho biết điểm 7 bạn Khanh đạt được vào tuần nào?

      Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17 1 5

      • A.

        Tuần 1 và tuần 2.

      • B.

        Tuần 1 và tuần 4.

      • C.

        Tuần 2 và tuần 4.

      • D.

        Tuần 2 và tuần 5.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Quan sát biểu đồ xác định các tuần có điểm là 7.

      Lời giải chi tiết :

      Bạn Khanh đạt được điểm 7 vào tuần 1 và tuần 4.

      Đáp án B

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      a) Thực hiện phép tính: \(\frac{2}{3} + \left( { - \frac{3}{2}} \right).\left( { - \frac{4}{{10}}} \right)\)

      b) Làm tròn số \( - 4,3615\) với độ chính xác \(d = 0,05\)

      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng quy tắc cộng và nhân số hữu tỉ.

      b) Để làm tròn số thực âm, ta sẽ làm tròn số đối của nó rồi thêm dấu “ –“ vào trước kết quả làm tròn.

      Lời giải chi tiết :

      a) Ta có:

      \(\frac{2}{3} + \left( { - \frac{3}{2}} \right).\left( { - \frac{4}{{10}}} \right) = \frac{2}{3} + \left( { - \frac{3}{2}} \right).\left( { - \frac{2}{5}} \right) = \frac{2}{3} + \frac{3}{5} = \frac{{19}}{{15}}\)

      b) Làm tròn số \( - 4,3615\) với độ chính xác d = 0,05, ta được \( - 4,4\).

      Câu 2 :

      Tìm x, biết:

      a) \(\frac{4}{9} - \frac{2}{3}.x = \frac{1}{3}\)

      b) \(\left| {x + \frac{1}{2}} \right| = 0\)

      Phương pháp giải :

      Áp dụng quy tắc chuyển vế đổi dấu.

      b) Nếu \(\left| A \right| = 0\) thì A = 0.

      Lời giải chi tiết :

      a) \(\frac{4}{9} - \frac{2}{3}.x = \frac{1}{3}\)

      \(\begin{array}{l}\frac{2}{3}x = \frac{4}{9} - \frac{1}{3}\\\frac{2}{3}x = \frac{1}{9}\\x = \frac{1}{9}:\frac{2}{3}\\x = \frac{1}{6}\end{array}\)

      Vậy \(x = \frac{1}{6}\)

      b) \(\left| {x + \frac{1}{2}} \right| = 0\)

      \(\begin{array}{l}x + \frac{1}{2} = 0\\x = 0 - \frac{1}{2}\\x = - \frac{1}{2}\end{array}\)

      Vậy \(x = - \frac{1}{2}\)

      Câu 3 :

      Sau một năm thực hiện đề án phổ cập bơi, người ta tiến hành thu thập dữ liệu về kĩ năng bơi của học sinh của một trường học, kết quả như sau:

      Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17 1 6

      a) Hãy phân loại các dữ liệu có trong bảng thống kê trên dựa trên tiêu chí định tính và định lượng.b) Tính tỉ lệ phần trăm số học sinh mỗi loại so với tổng số học sinh tham gia khảo sát.

      Phương pháp giải :

      a) Phân loại dữ liệu:

      Dữ liệu là số còn gọi là dữ liệu định lượng

      Dữ liệu là không là số còn gọi là dữ liệu định tính.

      b) Tính tổng số học sinh.

      Tính m% của a theo công thức: m%.a để tính tỉ lệ phần trăm học sinh.

      Lời giải chi tiết :

      a) Dữ liệu định tính là tình trạng: Bơi thành thạo, Biết bơi nhưng chưa thành thạo, Chưa biết bơi.

      Dữ liệu định lượng là số học sinh: 250; 175; 75.

      b) Tổng số học sinh là:

      250 + 175 + 75 = 500 (học sinh)

      Tỉ số phần trăm học sinh bơi thành thạo là: \(\frac{{250}}{{500}} = 100\% = 50\% \)

      Tỉ số phần trăm học sinh biết bơi nhưng chưa thành thạo là: \(\frac{{175}}{{500}}.100\% = 35\% \)

      Tỉ số phần trăm học sinh chưa biết bơi là: \(\frac{{75}}{{500}}.100\% = 15\% \)

      Câu 4 :

      1. Một hộp quà hình hộp chữ nhật AEDC.MNFB có CF = 12cm; MN =10cm; MB = 8cm. Tính diện tích xung quanh hộp quà này

      Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17 1 7

      2. Cho hình vẽ, biết \(xy//mn\), \(\widehat {{A_1}} = 60^\circ \), \(xy \bot d\).

      Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17 1 8

      a) Chứng minh \(mn \bot d\).

      b) Tính \(\widehat {{B_1}},\widehat {{B_2}}\).

      c) Tia phân giác của góc mBA cắt đường thẳng xy tại K. Tính \(\widehat {mBK}\).

      Phương pháp giải :

      1. Sử dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật: Sxq = chu vi đáy. chiều cao.

      2. a) Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng còn lại.

      b) Áp dụng tính chất hai đường thẳng song song có hai góc đồng vị bằng nhau và hai góc đối đỉnh.

      c) Hai góc kề bù có tổng bằng \(180^\circ \) nên ta tính được góc mBA.

      Tia phân giác của một góc là tia nằm trong góc và tạo với hai cạnh của góc đó hai góc bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      1. Diện tích xung quanh của hộp quà là:

      Sxq = 2.(10 + 8).12 = 432 (cm2).

      Vậy diện tích xung quanh của hộp quà là 432cm2.

      2.

      Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17 1 9

      a) Vì \(xy//mn\), \(xy \bot d\) nên \(mn \bot d\).

      b) Vì \(xy//mn\) nên \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{B_1}}\) (hai góc đồng vị) nên \(\widehat {{B_1}} = 60^\circ \).

      Vì \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}}\) (hai góc đối đỉnh) nên \(\widehat {{B_2}} = 60^\circ \).

      c) Vì \(\widehat {mBA}\) và \(\widehat {{B_1}}\) là hai góc kề bù nên \(\widehat {mBA} + \widehat {{B_1}} = 180^\circ \), suy ra \(\widehat {mBA} = 180^\circ - \widehat {{B_1}} = 180^\circ - 60^\circ = 120^\circ \).

      Vì BK là tia phân giác của góc mBA nên \(\widehat {mBK} = \frac{1}{2}\widehat {mBA} = \frac{1}{2}.120^\circ = 60^\circ \).

      Câu 5 :

      Viện Hàn Lâm Nhi khoa Mĩ (AAP) khuyến nghị, khối lượng cặp sách của học sinh tiểu học và trung học cơ sở không nên vượt quá 10% khối lượng cơ thể. Bạn Đức học lớp 7 có cân nặng 46 kg. Hằng ngày, bạn Đức đi học mang một chiếc cặp sách nặng 3,5 kg. Hôm nay, bạn Đức cần đem thêm một số quyển vở mới, mỗi quyển vở nặng \(\frac{4}{{25}}\) kg để tặng học sinh vùng lũ lụt. Bạn Đức có thể mang theo nhiều nhất bao nhiêu quyển vở để khối lượng cặp sách phù hợp với khuyến nghị trên?

      Phương pháp giải :

      Tính khối lượng cặp sách của bạn Đức khi biết cân nặng và tỉ số phần trăm khối lượng cặp sách so với cân nặng.

      Từ đó tính khối lượng vở mới bạn Đức có thể mang nhiều nhất = khối lượng cặp sách – khối lượng chiếc cặp.

      Tính số quyển vở tương ứng với \(\frac{4}{{25}}kg\).

      Lời giải chi tiết :

      Theo khuyến nghị, khối lượng cặp sách bạn Đức nên mang không vượt quá là:

      46 . 10% = 4,6 (kg).

      Khối lượng vở mới Đức có thể mang thêm nhiều nhất theo khuyến nghị là:

      4,6 – 3,5 = 1,1 (kg).

      1,1kg ứng với số quyển vở nặng \(\frac{4}{{25}}\)kg là: \(1,1:\frac{4}{{25}} = 1,1.\frac{{25}}{4} = 6,875\)

      Do đó bạn Đức có thể mang theo nhiều nhất 6 quyển vở để khối lượng cặp sách phù hợp với khuyến nghị trên.

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17 trong chuyên mục toán bài tập lớp 7 trên nền tảng toán học. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập lý thuyết toán thcs này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 7 cho học sinh, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17: Tổng quan và Hướng dẫn Giải Chi Tiết

      Kỳ thi học kì 1 Toán 7 đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá quá trình học tập của học sinh trong nửa học kỳ đầu tiên. Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17 là một trong những đề thi được nhiều học sinh và giáo viên lựa chọn để ôn tập và kiểm tra kiến thức. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc đề thi, các dạng bài tập thường gặp và hướng dẫn giải chi tiết để giúp học sinh đạt kết quả tốt nhất.

      Cấu trúc Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17

      Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17 thường bao gồm các phần sau:

      • Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng nhận biết các khái niệm toán học.
      • Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết cho các bài toán, thể hiện khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề.

      Các chủ đề thường xuất hiện trong đề thi bao gồm:

      • Số hữu tỉ và các phép toán trên số hữu tỉ
      • Tập hợp các số hữu tỉ
      • Biểu đồ hình học (điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, góc)
      • Các góc và mối quan hệ giữa các góc
      • Tam giác và các tính chất của tam giác

      Các Dạng Bài Tập Thường Gặp

      Dưới đây là một số dạng bài tập thường gặp trong Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17:

      1. Bài tập về số hữu tỉ: Tính toán các phép cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ, so sánh số hữu tỉ, tìm giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ.
      2. Bài tập về tập hợp: Xác định các phần tử thuộc tập hợp, thực hiện các phép toán trên tập hợp (hợp, giao, hiệu).
      3. Bài tập về góc: Tính số đo của góc, xác định các loại góc (nhọn, tù, vuông, bẹt), tính góc so le trong, so le ngoài, đồng vị.
      4. Bài tập về tam giác: Tính tổng các góc trong tam giác, xác định các loại tam giác (cân, đều, vuông), chứng minh tam giác bằng nhau.

      Hướng Dẫn Giải Chi Tiết Một Số Bài Tập

      Ví dụ 1: Tính giá trị của biểu thức sau: A = (1/2 + 1/3) * 6/5

      Giải:

      A = (3/6 + 2/6) * 6/5 = 5/6 * 6/5 = 1

      Ví dụ 2: Cho tam giác ABC có góc A = 60 độ, góc B = 50 độ. Tính góc C.

      Giải:

      Trong tam giác ABC, ta có: góc A + góc B + góc C = 180 độ

      => góc C = 180 độ - góc A - góc B = 180 độ - 60 độ - 50 độ = 70 độ

      Mẹo Học Tập và Ôn Thi Hiệu Quả

      Để đạt kết quả tốt trong kỳ thi học kì 1 Toán 7, học sinh cần:

      • Nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa và vở ghi.
      • Luyện tập thường xuyên các bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề.
      • Tìm hiểu các dạng bài tập thường gặp và cách giải.
      • Ôn tập lại các kiến thức đã học trước khi thi.
      • Giữ tâm lý thoải mái và tự tin trong khi làm bài thi.

      Kết luận

      Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17 là một công cụ hữu ích để giúp học sinh ôn tập và đánh giá năng lực bản thân. Hy vọng rằng với những thông tin và hướng dẫn chi tiết trong bài viết này, các em sẽ tự tin hơn khi bước vào kỳ thi và đạt được kết quả tốt nhất.

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 7

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 7