1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 18

Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 18

Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 18

montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 18, một công cụ hỗ trợ học sinh ôn luyện và đánh giá năng lực bản thân trước kỳ thi quan trọng.

Đề thi được biên soạn bám sát chương trình học, bao gồm các dạng bài tập đa dạng, từ cơ bản đến nâng cao, giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi thực tế.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
    Câu 1 :

    Hai góc đối đỉnh thì

    • A.

      kề nhau.

    • B.

      bù nhau.

    • C.

      bằng nhau.

    • D.

      kề bù.

    Câu 2 :

    Số đối của \(\frac{{15}}{{16}}\) là

    • A.

      \(\frac{{15}}{{16}}\).

    • B.

      \( - \frac{{15}}{{16}}\).

    • C.

      \(\frac{{16}}{{15}}\).

    • D.

      \( - \frac{{16}}{{15}}\).

    Câu 3 :

    Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng phân biệt a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau thì

    • A.

      a trùng với b.

    • B.

      a cắt b.

    • C.

      \(a \bot b\).

    • D.

      \(a//b\).

    Câu 4 :

    Căn bậc hai số học của 169 là:

    • A.

      -13.

    • B.

      13.

    • C.

      13 và -13.

    • D.

      169.

    Câu 5 :

    Điểm kiểm tra học kì I (thang điểm 10) môn Toán của 4 bạn Mai, Hùng, Lan, Nhung được ghi lại trong bảng thống kê sau:

    Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 18 0 1

    Trong bảng thống kê trên, số liệu nào không hợp lí?

    • A.

      10,5.

    • B.

      9.

    • C.

      8,5.

    • D.

      7,5.

    Câu 6 :

    Chọn khẳng định đúng:

    • A.

      \(\sqrt 3 \in \mathbb{N}\).

    • B.

      \(\sqrt 3 \in \mathbb{Z}\).

    • C.

      \(\frac{2}{3} \in \mathbb{Q}\).

    • D.

      \( - 9 \in {\mathbb{N}^*}\).

    Câu 7 :

    Cho \(\widehat {xOy} = 70^\circ \), tia Ot là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\). Khi đó, số đo \(\widehat {xOt}\) bằng

    • A.

      \(140^\circ \).

    • B.

      \(70^\circ \).

    • C.

      \(40^\circ \).

    • D.

      \(35^\circ \).

    Câu 8 :

    Quan sát biểu đồ và cho biết: Các loại sách khác chiếm bao nhiêu phần trăm?

    Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 18 0 2

    • A.

      15%.

    • B.

      20%.

    • C.

      25%.

    • D.

      30%.

    Câu 9 :

    Trong các số sau đây, số nào là số vô tỉ?

    • A.

      \(\sqrt {25} \).

    • B.

      \(\sqrt {16} \).

    • C.

      \(\sqrt {17} \).

    • D.

      \(\sqrt 9 \).

    Câu 10 :

    Phát biểu nào sau đây không đúng về hình lập phương?

    • A.

      Có 6 mặt, 8 đỉnh và 12 cạnh.

    • B.

      Có 8 mặt, 6 đỉnh và 12 cạnh.

    • C.

      Có 4 đường chéo.

    • D.

      Có các cạnh đều bằng nhau.

    Câu 11 :

    Cho \(\left| x \right| = 4\) thì giá trị của x là:

    • A.

      4.

    • B.

      -4.

    • C.

      16.

    • D.

      -4 hoặc 4.

    Câu 12 :

    Bạn An làm một chiếc hộp để đựng quà sinh nhật bằng bìa cứng có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 25cm, chiều rộng 20cm, chiều cao 10cm. Thể tích của chiếc hộp là

    • A.

      \(5000c{m^3}\).

    • B.

      \(900c{m^3}\).

    • C.

      \(4500c{m^3}\).

    • D.

      \(500c{m^3}\).

    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Thực hiện phép tính:

    a) \(\sqrt 9 + \left| { - 12} \right|\)

    b) \(\frac{{17}}{9} + {\left( {\frac{1}{3}} \right)^7}:{\left( {\frac{1}{3}} \right)^5} - 9\)

    c) \(\left( {\frac{{ - 3}}{{17}} + \frac{5}{{13}}} \right) - \left( {\frac{{14}}{{17}} - \frac{8}{{13}}} \right)\)

    Câu 2 :

    Tìm x, biết:

    a) \(5\frac{3}{4} + \frac{1}{4}:x = 5\frac{1}{2}\)

    b) \(\left| {x - \frac{3}{2}} \right| = \frac{7}{{12}}\)

    Câu 3 :

    1. Cho hình vẽ, biết \(m \bot b;n \bot b;\widehat {{B_2}} = 105^\circ \).

    Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 18 0 3

    a) Vì sao m // n?

    b) Tính số đo \(\widehat {{A_1}}\).

    2. Trong hoạt động ngoại khóa của trường, chi đội lớp 7B dựng một cái lều trại có dạng lăng trụ đứng tam giác với các kích thước như hình vẽ và đo được chiều cao của lều trại khoảng 1,5m.

    Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 18 0 4

    a) Tính thể tích của lều trại.

    b) Biết lều trại phủ vải bạt bốn phía trừ mặt tiếp đất. Tính diện tích vải bạt cần phải có để dựng lều trại.

    Câu 4 :

    Bảng dữ liệu sau cho biết doanh thu trong 6 tháng cuối năm của một cửa hàng bán quần áo:

    Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 18 0 5

    a) Em hãy vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn dữ liệu trên.

    b) Tháng nào cửa hàng có doanh thu cao nhất? Tháng nào cửa hàng có doanh thu thấp nhất?

    Câu 5 :

    Nhân dịp cuối năm, cửa hàng A giảm giá 30% cho tất cả các sản phẩm.

    a) Biết đôi giày bạn Nam mua ở cửa hàng A có giá niêm yết là 450 000 đồng. Hỏi bạn Nam phải trả bao nhiêu tiền cho đôi giày đó? (Bạn Nam không phải là khách hàng thân thiết).b) Cửa hàng A có thêm chính sách khuyến mãi với khách hàng thân thiết được giảm thêm 5% trên giá đã giảm. Biết bạn Phúc là khách hàng thân thiết của cửa hàng A và bạn Phúc phải trả số tiền mua một cây vợt cầu lông là 399 000 đồng. Hỏi giá ban đầu của cây vợt đó là bao nhiêu?

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
      Câu 1 :

      Hai góc đối đỉnh thì

      • A.

        kề nhau.

      • B.

        bù nhau.

      • C.

        bằng nhau.

      • D.

        kề bù.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào tính chất của hai góc đối đỉnh.

      Lời giải chi tiết :

      Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

      Đáp án C

      Câu 2 :

      Số đối của \(\frac{{15}}{{16}}\) là

      • A.

        \(\frac{{15}}{{16}}\).

      • B.

        \( - \frac{{15}}{{16}}\).

      • C.

        \(\frac{{16}}{{15}}\).

      • D.

        \( - \frac{{16}}{{15}}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Hai số đối nhau thì có tổng bằng 1.

      Lời giải chi tiết :

      Số đối của \(\frac{{15}}{{16}}\) là \( - \frac{{15}}{{16}}\) vì \(\frac{{15}}{{16}} + \left( { - \frac{{15}}{{16}}} \right) = 0\)

      Đáp án B

      Câu 3 :

      Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng phân biệt a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau thì

      • A.

        a trùng với b.

      • B.

        a cắt b.

      • C.

        \(a \bot b\).

      • D.

        \(a//b\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau thì a và b song song với nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Nếu góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau thì a // b.

      Đáp án D

      Câu 4 :

      Căn bậc hai số học của 169 là:

      • A.

        -13.

      • B.

        13.

      • C.

        13 và -13.

      • D.

        169.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Áp dụng kiến thức về căn bậc hai của một số: \(x = {a^2}\) thì \(\sqrt x = a\).

      Lời giải chi tiết :

      Căn bậc hai số học của 169 là \(\sqrt {169} = 13\).

      Đáp án B

      Câu 5 :

      Điểm kiểm tra học kì I (thang điểm 10) môn Toán của 4 bạn Mai, Hùng, Lan, Nhung được ghi lại trong bảng thống kê sau:

      Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 18 1 1

      Trong bảng thống kê trên, số liệu nào không hợp lí?

      • A.

        10,5.

      • B.

        9.

      • C.

        8,5.

      • D.

        7,5.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào thang điểm để kiểm tra.

      Lời giải chi tiết :

      Vì thang điểm của bài kiểm tra là 10 nên dữ liệu điểm của Lan là 10,5 là dữ liệu không hợp lí, vì điểm cao nhất có thể đạt được là 10 điểm.

      Đáp án A

      Câu 6 :

      Chọn khẳng định đúng:

      • A.

        \(\sqrt 3 \in \mathbb{N}\).

      • B.

        \(\sqrt 3 \in \mathbb{Z}\).

      • C.

        \(\frac{2}{3} \in \mathbb{Q}\).

      • D.

        \( - 9 \in {\mathbb{N}^*}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Kiểm tra xem các số có thuộc tập hợp số đó hay không.

      \({\mathbb{N}^*}\) là tập hợp số tự nhiên khác 0.

      \(\mathbb{N}\) là tập hợp số tự nhiên.

      \(\mathbb{Z}\) là tập hợp số nguyên.

      \(\mathbb{Q}\) là tập hợp số hữu tỉ.

      Lời giải chi tiết :

      \(\sqrt 3 \) không phải là số tự nhiên nên \(\sqrt 3 \in \mathbb{N}\) là khẳng định sai.

      \(\sqrt 3 \) không phải là số nguyên nên \(\sqrt 3 \in \mathbb{Z}\) là khẳng định sai.

      \(\frac{2}{3}\) là số hữu tỉ nên \(\frac{2}{3} \in \mathbb{Q}\) là khẳng định đúng.

      \( - 9\) không phải là số tự nhiên nên \( - 9 \in {\mathbb{N}^*}\) là khẳng định sai.

      Đáp án C

      Câu 7 :

      Cho \(\widehat {xOy} = 70^\circ \), tia Ot là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\). Khi đó, số đo \(\widehat {xOt}\) bằng

      • A.

        \(140^\circ \).

      • B.

        \(70^\circ \).

      • C.

        \(40^\circ \).

      • D.

        \(35^\circ \).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Tia phân giác của một góc là tia nằm trong góc và tạo với hai cạnh của góc đó hai góc bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 18 1 2

      Vì Ot là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\) nên \(\widehat {xOt} = \frac{1}{2}.70^\circ = 35^\circ \).

      Đáp án D

      Câu 8 :

      Quan sát biểu đồ và cho biết: Các loại sách khác chiếm bao nhiêu phần trăm?

      Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 18 1 3

      • A.

        15%.

      • B.

        20%.

      • C.

        25%.

      • D.

        30%.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Tỉ lệ phần trăm sách khác = 100% - tỉ lệ phần trăm các loại sách đã biết.

      Lời giải chi tiết :

      Tỉ lệ phần trăm của sách khác là: 100% - 20% - 30% - 35% = 15%.

      Đáp án A

      Câu 9 :

      Trong các số sau đây, số nào là số vô tỉ?

      • A.

        \(\sqrt {25} \).

      • B.

        \(\sqrt {16} \).

      • C.

        \(\sqrt {17} \).

      • D.

        \(\sqrt 9 \).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.

      Lời giải chi tiết :

      Số \(\sqrt {17} \) là số vô tỉ, các số còn lại là số hữu tỉ vì: \(\sqrt {25} = 5\); \(\sqrt {16} = 4\); \(\sqrt 9 = 3\).

      Đáp án C

      Câu 10 :

      Phát biểu nào sau đây không đúng về hình lập phương?

      • A.

        Có 6 mặt, 8 đỉnh và 12 cạnh.

      • B.

        Có 8 mặt, 6 đỉnh và 12 cạnh.

      • C.

        Có 4 đường chéo.

      • D.

        Có các cạnh đều bằng nhau.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào đặc điểm của hình lập phương.

      Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 18 1 4

      Lời giải chi tiết :

      Hình lập phương có:

      6 mặt, 12 cạnh và 8 đỉnh nên A đúng, B sai.

      4 đường chéo nên C đúng.

      các cạnh đều bằng nhau nên D đúng.

      Đáp án B

      Câu 11 :

      Cho \(\left| x \right| = 4\) thì giá trị của x là:

      • A.

        4.

      • B.

        -4.

      • C.

        16.

      • D.

        -4 hoặc 4.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Nếu \(\left| x \right| = a\) thì \(x = a\) hoặc \(x = - a\)

      Lời giải chi tiết :

      Với \(\left| x \right| = 4\) thì \(x = 4\) hoặc \(x = - 4\).

      Đáp án D

      Câu 12 :

      Bạn An làm một chiếc hộp để đựng quà sinh nhật bằng bìa cứng có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 25cm, chiều rộng 20cm, chiều cao 10cm. Thể tích của chiếc hộp là

      • A.

        \(5000c{m^3}\).

      • B.

        \(900c{m^3}\).

      • C.

        \(4500c{m^3}\).

      • D.

        \(500c{m^3}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Thể tích của hình hộp chữ nhật là: V = chiều dài . chiều rộng . chiều cao.

      Lời giải chi tiết :

      Thể tích của chiếc hộp là: \(V = 25.20.10 = 5000\left( {c{m^3}} \right)\)

      Đáp án A

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Thực hiện phép tính:

      a) \(\sqrt 9 + \left| { - 12} \right|\)

      b) \(\frac{{17}}{9} + {\left( {\frac{1}{3}} \right)^7}:{\left( {\frac{1}{3}} \right)^5} - 9\)

      c) \(\left( {\frac{{ - 3}}{{17}} + \frac{5}{{13}}} \right) - \left( {\frac{{14}}{{17}} - \frac{8}{{13}}} \right)\)

      Phương pháp giải :

      Áp dụng thứ tự thực hiện phép tính:

      * Với các biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ hoặc chỉ có phép nhân và phép chia, ta thực hiện các phép tính từ trái sang phải.

      * Với các biểu thức không có dấu ngoặc, ta thực hiện theo thứ tự:

      Lũy thừa => Nhân và chia => Cộng và trừ

      * Với các biểu thức có dấu ngoặc, ta thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. Trường hợp có nhiều dấu ngoặc, ta thực hiện theo thứ tự ( ) => [ ] => { }

      Lời giải chi tiết :

      a) \(\sqrt 9 + \left| { - 12} \right| = 3 + 12 = 15\)

      b) \(\frac{{17}}{9} + {\left( {\frac{1}{3}} \right)^7}:{\left( {\frac{1}{3}} \right)^5} - 9\)

      \(\begin{array}{l} = \frac{{17}}{9} + {\left( {\frac{1}{3}} \right)^{7 - 5}} - 9\\ = \frac{{17}}{9} + \frac{1}{9} - 9\\ = 2 - 9 = - 7\end{array}\)

      c) \(\left( {\frac{{ - 3}}{{17}} + \frac{5}{{13}}} \right) - \left( {\frac{{14}}{{17}} - \frac{8}{{13}}} \right)\)

      \(\begin{array}{l} = \frac{{ - 3}}{{17}} + \frac{5}{{13}} - \frac{{14}}{{17}} + \frac{8}{{13}}\\ = \left( {\frac{{ - 3}}{{17}} - \frac{{14}}{{17}}} \right) + \left( {\frac{5}{{13}} + \frac{8}{{13}}} \right)\\ = - 1 + 1 = 0\end{array}\)

      Câu 2 :

      Tìm x, biết:

      a) \(5\frac{3}{4} + \frac{1}{4}:x = 5\frac{1}{2}\)

      b) \(\left| {x - \frac{3}{2}} \right| = \frac{7}{{12}}\)

      Phương pháp giải :

      Áp dụng quy tắc chuyển vế đổi dấu.

      b) Đưa về dạng \(\left| A \right| = B\), chia hai trường hợp: A = B hoặc A = -B.

      Lời giải chi tiết :

      a) \(5\frac{3}{4} + \frac{1}{4}:x = 5\frac{1}{2}\)

      \(\begin{array}{l}\frac{1}{4}:x = 5\frac{1}{2} - 5\frac{3}{4}\\\frac{1}{4}:x = \frac{1}{2} - \frac{3}{4}\\\frac{1}{4}:x = \frac{{ - 1}}{4}\\x = \frac{1}{4}:\frac{{ - 1}}{4}\\x = - 1\end{array}\)

      Vậy \(x = - 1\)

      b) \(\left| {x - \frac{3}{2}} \right| = \frac{7}{{12}}\)

      \(x - \frac{3}{2} = \frac{7}{{12}}\) hoặc \(x - \frac{3}{2} = - \frac{7}{{12}}\)

      \(x = \frac{7}{{12}} + \frac{3}{2}\) hoặc \(x = - \frac{7}{{12}} + \frac{3}{2}\)

      \(x = \frac{{25}}{{12}}\) hoặc \(x = \frac{{11}}{{12}}\)

      Vậy \(x \in \left\{ {\frac{{25}}{{12}};\frac{{11}}{{12}}} \right\}\)

      Câu 3 :

      1. Cho hình vẽ, biết \(m \bot b;n \bot b;\widehat {{B_2}} = 105^\circ \).

      Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 18 1 5

      a) Vì sao m // n?

      b) Tính số đo \(\widehat {{A_1}}\).

      2. Trong hoạt động ngoại khóa của trường, chi đội lớp 7B dựng một cái lều trại có dạng lăng trụ đứng tam giác với các kích thước như hình vẽ và đo được chiều cao của lều trại khoảng 1,5m.

      Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 18 1 6

      a) Tính thể tích của lều trại.

      b) Biết lều trại phủ vải bạt bốn phía trừ mặt tiếp đất. Tính diện tích vải bạt cần phải có để dựng lều trại.

      Phương pháp giải :

      1. a) Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thì chúng song song với nhau.

      b) Áp dụng tính chất hai góc kề bù có tổng bằng \(180^\circ \) và hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị bằng nhau.

      2. a) Áp dụng công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng: V = diện tích đáy.chiều cao.

      b) Tính diện tích hai đáy, diện tích hai mặt bên được phủ bạt. Diện tích vải bạt bằng tổng diện tích hai đáy và diện tích hai mặt bên.

      Lời giải chi tiết :

      1. a) Vì \(m \bot b,n \bot b\) nên \(m//n\).

      b) Ta có: \(\widehat {{B_2}} + \widehat {{B_3}} = 180^\circ \) (hai góc kề bù) nên \(\widehat {{B_3}} = 180^\circ - \widehat {{B_2}} = 180^\circ - 105^\circ = 75^\circ \).

      Vì m // n nên \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{B_3}}\) (hai góc đồng vị)

      Mà \(\widehat {{B_3}} = 75^\circ \) nên \(\widehat {{A_1}} = 75^\circ \).

      2. a) Thể tích của lều trại là: \(V = S.h = \frac{1}{2}.1,5.3,2.5 = 12\left( {c{m^3}} \right)\)

      b) Diện tích vải bạt cần phải có để dựng lều trại bằng tổng diện tích hai mặt đáy và diện tích hai mặt bên.

      Diện tích hai mặt đáy là: \(2.S = 2.\frac{1}{2}.1,5.3,2 = 4,8\left( {c{m^2}} \right)\)

      Diện tích hai mặt bên là: \(2.5.2,2 = 22\left( {c{m^2}} \right)\)

      Vậy diện tích vải bạt cần phải có để dựng lều trại là: \(4,8 + 22 = 26,8\left( {c{m^2}} \right)\)

      Câu 4 :

      Bảng dữ liệu sau cho biết doanh thu trong 6 tháng cuối năm của một cửa hàng bán quần áo:

      Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 18 1 7

      a) Em hãy vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn dữ liệu trên.

      b) Tháng nào cửa hàng có doanh thu cao nhất? Tháng nào cửa hàng có doanh thu thấp nhất?

      Phương pháp giải :

      a) Cách vẽ biểu đồ đoạn thẳng:

      Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau

      - Trục ngang: Ghi các mốc thời gian

      - Trục dọc: Chọn khoảng chia thích hợp với số liệu và ghi số ở các vạch chia

      Bước 2:

      - Tại mỗi mốc thời gian trên trục ngang, đánh dấu một điểm cách điểm mốc thời gian theo chiều thẳng đứng một khoảng bằng số liệu tại mốc thời gian đó, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc

      - Vẽ các đoạn thẳng nối từng cặp điểm tương ứng với cặp mốc thời gian liên tiếp, ta được một đường gấp khúc biểu diễn sự thay đổi số liệu theo thời gian.

      Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ:

      - Ghi tên biểu đồ

      - Ghi chú các giá trị số liệu tại các đầu đoạn thẳng

      - Ghi đơn vị trên 2 trục

      b) Quan sát biểu đồ để xác định điểm biểu diễn tháng nào ở vị trí cao nhất, thấp nhất.

      Lời giải chi tiết :

      a) Biểu đồ đoạn thẳng:

      Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 18 1 8

      b) Tháng 12 cửa hàng có doanh thu cao nhất (85 triệu đồng).

      Tháng 8 cửa hàng có doanh thu thấp nhất (55 triệu đồng).

      Câu 5 :

      Nhân dịp cuối năm, cửa hàng A giảm giá 30% cho tất cả các sản phẩm.

      a) Biết đôi giày bạn Nam mua ở cửa hàng A có giá niêm yết là 450 000 đồng. Hỏi bạn Nam phải trả bao nhiêu tiền cho đôi giày đó? (Bạn Nam không phải là khách hàng thân thiết).b) Cửa hàng A có thêm chính sách khuyến mãi với khách hàng thân thiết được giảm thêm 5% trên giá đã giảm. Biết bạn Phúc là khách hàng thân thiết của cửa hàng A và bạn Phúc phải trả số tiền mua một cây vợt cầu lông là 399 000 đồng. Hỏi giá ban đầu của cây vợt đó là bao nhiêu?

      Phương pháp giải :

      a) Tính số tiền đôi giày được giảm.

      Số tiền bạn Nam phải trả = giá đôi giày – số tiền giảm.

      b) Tính giá tiền trước khi giảm 5% của khách hàng thân thiết.

      Tính giá ban đầu của cây vợt.

      Lời giải chi tiết :

      a) Số tiền đôi giày được giảm là:

      450 000 . 30% = 135 000 (đồng)

      Số tiền bạn Nam phải trả cho đôi giày là:

      450 000 – 135 000 = 315 000 (đồng)

      b) Giá của cây vợt cầu lông trước khi được giảm giá thêm 5% là:

      399 000 : (100% - 5%) = 420 000 (đồng)

      Giá ban đầu của cây vợt bạn Phúc đã mua là:

      420000 : (100% - 30%) = 600 000 (đồng)

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 18 trong chuyên mục toán 7 trên nền tảng học toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán thcs này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 7 cho học sinh, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 18: Tổng quan và Hướng dẫn Giải chi tiết

      Kỳ thi học kì 1 Toán 7 đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá quá trình học tập của học sinh trong nửa học kỳ đầu tiên. Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 18 là một trong những đề thi được nhiều học sinh và giáo viên lựa chọn để ôn tập và kiểm tra kiến thức. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc đề thi, các dạng bài tập thường gặp, và hướng dẫn giải chi tiết một số câu hỏi điển hình.

      Cấu trúc đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 18

      Đề thi thường bao gồm các phần sau:

      • Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản, khả năng nhận biết và vận dụng các khái niệm toán học.
      • Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết, thể hiện khả năng phân tích, suy luận và giải quyết vấn đề.

      Các chủ đề thường xuất hiện trong đề thi:

      • Số hữu tỉ và các phép toán trên số hữu tỉ
      • Tập hợp các số hữu tỉ
      • Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số
      • Lũy thừa với số mũ tự nhiên
      • Tính chất các phép toán trên số hữu tỉ
      • Biểu thức đại số đơn giản
      • Một số hình khối cơ bản (hình hộp chữ nhật, hình lập phương)
      • Biểu đồ hình cột, biểu đồ hình tròn

      Các dạng bài tập thường gặp

      Dưới đây là một số dạng bài tập thường gặp trong đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 18:

      1. Tính toán: Các bài tập yêu cầu thực hiện các phép toán trên số hữu tỉ, lũy thừa.
      2. Giải phương trình: Các phương trình đơn giản với số hữu tỉ.
      3. Chứng minh: Chứng minh các đẳng thức, bất đẳng thức liên quan đến số hữu tỉ.
      4. Ứng dụng: Giải các bài toán thực tế liên quan đến số hữu tỉ, lũy thừa, biểu đồ.
      5. Hình học: Tính diện tích, thể tích của các hình khối cơ bản.

      Hướng dẫn giải chi tiết một số câu hỏi điển hình

      Ví dụ 1: Tính giá trị của biểu thức: A = (1/2 + 1/3) * 6/5

      Giải:

      A = (3/6 + 2/6) * 6/5 = 5/6 * 6/5 = 1

      Ví dụ 2: Tìm x biết: x + 2/5 = 1/2

      Giải:

      x = 1/2 - 2/5 = 5/10 - 4/10 = 1/10

      Lời khuyên khi làm bài thi

      • Đọc kỹ đề bài trước khi làm.
      • Sử dụng máy tính bỏ túi khi cần thiết.
      • Kiểm tra lại kết quả sau khi làm xong.
      • Phân bổ thời gian hợp lý cho từng phần của đề thi.
      • Luyện tập thường xuyên với các đề thi thử để làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập.

      Tài liệu tham khảo và luyện tập

      Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 18, học sinh có thể tham khảo các tài liệu sau:

      • Sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo
      • Sách bài tập Toán 7 Chân trời sáng tạo
      • Các đề thi thử Toán 7
      • Các trang web học toán online uy tín như montoan.com.vn

      Kết luận

      Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 18 là một bài kiểm tra quan trọng giúp đánh giá năng lực học tập của học sinh. Việc ôn tập kỹ lưỡng kiến thức, luyện tập thường xuyên với các đề thi thử, và áp dụng các lời khuyên khi làm bài thi sẽ giúp học sinh đạt kết quả tốt nhất.

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 7

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 7