1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo

Chào mừng các em học sinh lớp 7 đến với đề thi giữa kì 2 môn Toán chương trình Chân trời sáng tạo - Đề số 2. Đề thi này được thiết kế để giúp các em ôn luyện và đánh giá kiến thức đã học trong giai đoạn giữa kì.

montoan.com.vn cung cấp đề thi với cấu trúc tương tự đề thi chính thức, kèm theo đáp án chi tiết và lời giải dễ hiểu. Hãy cùng thử sức để đạt kết quả tốt nhất nhé!

I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Đề bài

    I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)

    Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

    Câu 1. Thay tỉ số 1,25 : 3,45 bằng tỉ số giữa các số nguyên ta được

    A. 12,5 : 34,5;

    B. 29 : 65;

    C. 25 : 69;

    D. 1 : 3.

    Câu 2. Biết 7x = 4y và y – x = 24. Khi đó, giá trị của x, y là

    A. x = −56, y = −32;

    B. x = 32, y = 56;

    C. x = 56, y = 32;

    D. x = 56, y = −32.

    Câu 3. Biết y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k = 2. Khi x = –3 thì giá trị của y bằng bao nhiêu?

    A. –6;

    B. 0;

    C. –9;

    D. –1.

    Câu 4. Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = –12 thì y = 8. Khi x = 3 thì y bằng:

    A. –32;

    B. 32;

    C. –2;

    D. 2.

    Câu 5. Biểu thức đại số biểu thị “Lập phương của tổng của hai số x và y” là

    A. x3 – y3;

    B. x + y;

    C. x3 + y3;

    D. (x + y)3.

    Câu 6. Một tam giác có ba góc có số đo tỉ lệ với 3,4,5. Số đo ba góc của tam giác lần lượt là:

    A. 450; 600; 750;

    B. 300; 600; 900;

    C. 200; 600; 1000;

    D. Một kết quả khác.

    Câu 7. Cho tam giác \(MNP\) có \(MN = MP\). Gọi \(A\) là trung điểm của \(NP\). Nếu \(\angle NMP = {50^0}\) thì số đo của \(\angle MPN\) là:

    A. \({100^0}\).

    B. \({130^0}\).

    C. \({50^0}\).

    D. \({65^0}\).

    Câu 8. Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) \(\left( {AB > AC} \right)\). Tia phân giác của góc \(B\) cắt \(AC\) ở \(D\). Kẻ \(DH\) vuông góc với \(BC\).Chọn câu đúng.

    A. \(BH = BD\).

    B. \(BH > BA\).

    C. \(BH < BA\).

    D. \(BH = BA\).

    Câu 9. Cho tam giác MNP có: \(\widehat N = 70^\circ ;\widehat P = 55^\circ \). Khẳng định nào sau đây là đúng ?

    A. MP < MN;

    B. MP = MN;

    C. MP > MN;

    D. Không đủ dữ kiện so sánh.

    Câu 10. Cho tam giác MNP có: MN < MP, MD ⊥ NP. Khẳng định nào sau đây là đúng?

    Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 0 1

    A. DN = DP;

    B. MD < MP;

    C. MD > MN;

    D. MN = MP.

    Câu 11. Bộ ba độ dài đoạn thẳng nào sau đây không thể tạo thành một tam giác?

    A. 18cm; 28cm; 10cm;

    B. 5cm; 4cm; 6cm;

    C. 15cm; 18cm; 20cm;

    D. 11cm; 9cm; 7cm.

    Câu 12. Cho G là trọng tâm tam giác MNP có trung tuyến MK. Khẳng định nào sau đây là đúng?

    A. \(\dfrac{{MG}}{{GK}} = \dfrac{1}{2}\);

    B. \(\dfrac{{MG}}{{MK}} = \dfrac{1}{3}\) ;

    C. \(\dfrac{{KG}}{{MK}} = \dfrac{1}{3}\);

    D. \(\dfrac{{MG}}{{MK}} = \dfrac{2}{3}\).

    II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

    Bài 1. (2 điểm) Tìm \(x\) biết:

    a) \(x - \dfrac{2}{5} = \dfrac{{ - 9}}{{10}}\)

    b) \(\dfrac{3}{4} + \dfrac{1}{4}x = \dfrac{{ - 5}}{6}\)

    c) \(\dfrac{{x - 1}}{3} = \dfrac{{2 - x}}{{ - 2}}\)

    Bài 2. (2 điểm) Tính chu vi của hình chữ nhật biết rằng chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó lần lượt tỉ lệ với \(5\,\,;\,\,3\) và hai lần chiều dài hơn ba lần chiều rộng là 8 cm.

    Bài 3. (2,5 điểm) Cho \(\Delta ABC\) vuông tại \(A\), đường trung tuyến \(AM\). Trên tia đối của tia \(MA\) lấy điểm \(D\) sao cho \(DM = MA\).

    a) Chứng minh \(\Delta AMB = \Delta DMC\).

    b) Trên tia đối của tia \(CD\), lấy điểm \(I\) sao cho \(CI = CA\), qua điểm \(I\) vẽ đường thẳng song song với \(AC\) cắt \(AB\) tại \(E\). Chứng minh \(\Delta ACE = \Delta ICE\), từ đó suy ra \(\Delta ACE\) là tam giác vuông cân.

    Bài 4. (0,5 điểm) Cho x,y,z thỏa mãn:\(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{5} = \dfrac{z}{7}\) với x,y,z khác 0. Tính:

    \(P = \dfrac{{x - y + z}}{{x + 2y - z}}\).

    Lời giải

      I. Trắc nghiệm

      1.C

      2.B

      3. A

      4.A

      5.D

      6. A

      7.D

      8.D

      9.B

      10.B

      11.A

      12.C

      Câu 1.

      Phương pháp

      Nhân cả tử và mẫu của phân số với 1 số khác 0, ta được phân số có giá trị không đổi.

      Lời giải

      1,25 : 3,45 = 125 : 345 = 25 : 69.

      Chọn C.

      Câu 2.

      Phương pháp

      Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau

      Lời giải

      Vì 7x = 4y nên \(\dfrac{x}{4} = \dfrac{y}{7}\)

      Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

      \(\dfrac{x}{4} = \dfrac{y}{7} = \dfrac{{y - x}}{{7 - 4}} = \dfrac{{24}}{3} = 8\)

      Do đó x = 4 . 8 = 32; y = 7 . 8 = 56.

      Chọn B.

      Câu 3.

      Phương pháp

      Đại lượng \(y\) tỉ lệ thuận với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(k\) thì \(y = kx\)

      Lời giải

      Khi x = - 3 thì \(y = kx = 2.( - 3) = - 6\)

      Chọn A.

      Câu 4.

      Phương pháp

      Tính chất hai đại lượng tỉ lệ nghịch: tích 2 giá trị tương ứng của 2 đại lượng luôn không đổi (bằng hệ số tỉ lệ)

      Cách giải:

      Hệ số tỉ lệ là: -12 . 8 = -96.

      Khi x = 3 thì y = -96 : 3 = -32.

      Chọn A

      Câu 5.

      Phương pháp

      Mô tả

      Cách giải:

      Biểu thức đại số biểu thị “Lập phương của tổng của hai số x và y” là (x + y)3

      Chọn D

      Câu 6.

      Phương pháp

      Áp dụng:

      Định lí Tổng định lí 3 góc trong một tam giác bằng 180 độ.

      Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau

      Cách giải:

      Gọi số đo 3 góc của tam giác lần lượt là a,b,c.

      Vì tổng 3 góc trong một tam giác là 180 độ nên \(a + b + c = 180^\circ \).

      Do số đo ba góc tỉ lệ với 3;4;5 nên \(\dfrac{a}{3} = \dfrac{b}{4} = \dfrac{c}{5}\).

      Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

      \(\begin{array}{l}\dfrac{a}{3} = \dfrac{b}{4} = \dfrac{c}{5} = \dfrac{{a + b + c}}{{3 + 4 + 5}} = \dfrac{{180}}{{12}} = 15\\ \Rightarrow a = 15.3 = 45;\\b = 15.4 = 60;\\c = 15.5 = 75.\end{array}\)

      Chọn A.

      Câu 7.

      Phương pháp:

      Vận dụng định lí:

      + Nếu ba cạnh của tam giác bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

      + Tổng ba góc trong một tam giác bằng \({180^0}\).

      Cách giải:

      * Vì \(A\) là trung điểm của \(NP\) nên \(AN = AP\) (tính chất trung điểm của đoạn thẳng)

      * Xét \(\Delta AMN\) và \(\Delta AMP\) có:

      \(MN = MP\) (giả thiết)

      \(AN = AP\) (chứng minh trên)

      \(AM\) là cạnh chung

      Suy ra \(\Delta AMN = \Delta AMP\,\left( {c.c.c} \right)\)

      Do đó, \(\angle MNA = \angle MPA\) (hai góc tương ứng) hay \(\angle MNP = \angle MPN\)

      Xét \(\Delta MNP\) có: \(\angle MNP + NPM + \angle NMP = {180^0}\) (tổng ba góc trong một tam giác)

      \(\begin{array}{l} \Rightarrow \angle MPN + \angle MPN + {50^0} = {180^0}\\ \Rightarrow 2\angle MPN = {180^0} - {50^0}\\ \Rightarrow 2\angle MPN = {130^0}\\ \Rightarrow \angle MPN = {130^0}:2\\ \Rightarrow \angle MPN = {65^0}\end{array}\)

      Vậy \(\angle MPN = {65^0}\)

      Chọn D.

      Câu 8.

      Phương pháp:

      Chứng minh hai tam giác vuông bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền – góc nhọn, từ đó suy ra cặp cạnh tương ứng bằng nhau.

      Cách giải:

      Xét \(\Delta BAD\) và \(\Delta BHD\) có:

      \(\angle BAD = \angle BHD = 90^\circ \)

      \(BD\) chung

      \(\angle ABD = \angle HBD\) (vì \(BD\) là tia phân giác \(\angle B\))

      \( \Rightarrow \Delta ABD = \Delta HBD\) (cạnh huyền – góc nhọn)

      \( \Rightarrow BA = BH\)(hai cạnh tương ứng).

      Chọn D.

      Câu 9.

      Phương pháp: Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác, tính góc M.

      Dựa vào quan hệ giữa cạnh và góc đối diện trong tam giác.

      Cách giải:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 1 1

      Xét tam giác MNP có: \(\widehat M + \widehat N + \widehat P = 180^\circ \) (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

      \( \Rightarrow \widehat M = 180^\circ - \widehat N - \widehat P = 180^\circ - 70^\circ - 55^\circ = 55^\circ \)

      Ta được: \(\widehat M = \widehat P\)

      Mà cạnh NP là cạnh đối của góc M, MN là cạnh đối của góc P.

      Vậy NP = MN.

      Chọn B.

      Câu 10:

      Phương pháp: Sử dụng mối quan hệ đường xiên và hình chiếu.

      Sử dụng quan hệ đường vuông góc và đường xiên.

      Cách giải:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 1 2

      Trong tam giác MNP có MN < MP, hình chiếu của MN và MP trên cạnh NP lần lượt là ND và PD.

      Do đó, ND < PD.

      Ta có: MD < MP (đường vuông góc nhỏ hơn đường xiên)

      Chọn B

      Câu 11.

      Phương pháp: Bất đẳng thức tam giác: Kiểm tra tổng độ dài 2 cạnh nhỏ hơn có lớn hơn độ dài cạnh lớn nhất không. Nếu không thì bộ 3 độ dài đó không tạo được thành tam giác.

      Cách giải:

      Vì 18 + 10 = 28 nên không thỏa mãn bất đẳng thức tam giác.

      Do đó, bộ ba độ dài đoạn thẳng 18 cm; 28 cm; 10 cm không thể tạo thành một tam giác.

      Chọn A.

      Câu 12.

      Phương pháp

      Nếu \(\Delta ABC\) có trung tuyến \(AM\) và trọng tâm \(G\) thì \(AG = \dfrac{2}{3}AM\)

      Lời giải

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 1 3

      Vì G là trọng tâm tam giác MNP nên G là giao điểm của ba đường trung tuyến nên 

      \(MG = \dfrac{2}{3}MK;GK = \dfrac{1}{3}MK;MG = 2GK\)

      Chọn C.

      II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

      Bài 1. (1,5 điểm)

      a) + b) Thực hiện các phép toán với số hữu tỉ.

      c) Vận dụng định nghĩa hai phân thức bằng nhau.

      Cách giải:

      a) \(x - \dfrac{2}{5} = \dfrac{{ - 9}}{{10}}\)

      \(\begin{array}{l}x = \dfrac{{ - 9}}{{10}} + \dfrac{2}{5}\\x = \dfrac{{ - 9 + 2.2}}{{10}}\\x = \dfrac{{ - 5}}{{10}} = \dfrac{{ - 1}}{2}\end{array}\)

      Vậy \(x = - \dfrac{1}{2}\)

      b) \(\dfrac{3}{4} + \dfrac{1}{4}x = \dfrac{{ - 5}}{6}\)

      \(\begin{array}{l}\dfrac{1}{4}x = \dfrac{{ - 5}}{6} - \dfrac{3}{4}\\\dfrac{1}{4}x = \dfrac{{ - 5.2 - 3.3}}{{12}}\\\dfrac{1}{4}x = \dfrac{{ - 19}}{{12}}\\x = \dfrac{{ - 19}}{{12}}:\dfrac{1}{4}\\x = \dfrac{{ - 19}}{3}\end{array}\)

      Vậy \(x = \dfrac{{ - 19}}{3}\)

      c) \(\dfrac{{x - 1}}{3} = \dfrac{{2 - x}}{{ - 2}}\)

      \(\begin{array}{l} - 2\left( {x - 1} \right) = 3\left( {2 - x} \right)\\ - 2x + 2 = 6 - 3x\\ - 2x + 3x = 6 - 2\\x = 4\end{array}\)

      Vậy \(x = 4\)

      Câu 2 (1 điểm)

      Phương pháp:

      Gọi chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật lần lượt là \(x,y\) (cm) (điều kiện: \(x,y > 0\))

      Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.

      Cách giải:

      Gọi chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật lần lượt là \(x,y\) (cm) (điều kiện: \(x,y > 0\))

      Theo đề bài: chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó lần lượt tỉ lệ với \(5\,\,;\,\,3\) nên ta có: \(\dfrac{x}{5} = \dfrac{y}{3}\)

      Hai lần chiều dài hơn ba lần chiều rộng là \(8\) cm nên \(2x - 3y = 8\)

      Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có: \(\dfrac{x}{5} = \dfrac{y}{3} = \dfrac{{2x}}{{10}} = \dfrac{{3y}}{9} = \dfrac{{2x - 3y}}{{10 - 9}} = \dfrac{8}{1} = 8\)

      Khi đó, \(\dfrac{x}{5} = 8 \Rightarrow x = 40\) (tmđk)

       \(\dfrac{y}{3} = 8 \Rightarrow y = 24\) (tmđk)

      Chu vi của hình chữ nhật là: \(2\left( {x + y} \right) = 2\left( {40 + 24} \right) = 128\) (cm)

      Bài 5. (2,0 điểm)

      Phương pháp:

      a) Ta sẽ chứng minh: \(\Delta AMB = \Delta DMC\left( {c.g.c} \right)\)

      b) Ta sẽ chứng minh: \(\angle EIC = {90^0}\), từ đó chứng minh được \(\Delta ACE = \Delta ICE\)(cạnh huyền – cạnh góc vuông)

      \( \Rightarrow \angle ACE = \angle ICE\) (hai góc tương ứng)

      \( \Rightarrow \Delta ACE\) vuông cân tại \(A\left( {\angle EAC = {{90}^0}} \right)\)

      Cách giải:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 1 4

      a) \(\Delta ABC\) vuông tại \(A,AM\) là đường trung tuyến\( \Rightarrow CM = BM\)

      Ta có: \(\angle CMD = \angle AMB\) (hai góc đối đỉnh)

      Xét \(\Delta AMB\) và \(\Delta DMC\) có:

      \(\left. \begin{array}{l}CM = BM\left( {cmt} \right)\\\angle CMD = \angle AMB\left( {cmt} \right)\\AM = MD\left( {gt} \right)\end{array} \right\} \Rightarrow \Delta AMB = \Delta DMC\left( {c.g.c} \right)\)

      b) Ta có: \(\Delta AMB = \Delta DMC\left( {cmt} \right) \Rightarrow \angle ABM = \angle DCM\) (hai góc tương ứng)

      Mà hai góc \(\angle ABM;\angle DCM\) ở vị trí so le trong

      \( \Rightarrow AB//CD\)

      Mà \(AB \bot AC(\Delta ABC\) vuông tại \(A)\)

      \( \Rightarrow CD \bot AC\) tại \(C \Rightarrow EI \bot CD\) tại \(I\) (vì \(EI//AC\)) hay \(\angle EIC = {90^0}\)

      Xét \(\Delta ACE\) và \(\Delta ICE\) có:

      \(\left. \begin{array}{l}\angle EAC = \angle EIC = {90^0}\\CE\,\,chung\\AC = IC\left( {gt} \right)\end{array} \right\} \Rightarrow \Delta ACE = \Delta ICE\) (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

      \( \Rightarrow \angle ACE = \angle ICE\) (hai góc tương ứng)

      Mà \(\angle ICE = \angle AEC\) (vì \(AB//CD\))

      \( \Rightarrow \angle ACE = \angle AEC\)

      \( \Rightarrow \Delta ACE\) vuông cân tại \(A\left( {\angle EAC = {{90}^0}} \right)\)

      Bài 4. (0,5 điểm)

      Phương pháp:

      Đặt \(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{5} = \dfrac{z}{7} = k\)

      Cách giải:

      Đặt \(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{5} = \dfrac{z}{7} = k \Rightarrow x = 2k;y = 5k;z = 7k.\)

      Ta có: \(P = \dfrac{{x - y + z}}{{x + 2y - z}} = \dfrac{{2k - 5k + 7k}}{{2k + 2.5k - 7k}} = \dfrac{{4k}}{{5k}} = \dfrac{4}{5}.\)

      Vậy \(P = \dfrac{4}{5}.\)

      Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
      • Đề bài
      • Lời giải
      • Tải về

      I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)

      Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

      Câu 1. Thay tỉ số 1,25 : 3,45 bằng tỉ số giữa các số nguyên ta được

      A. 12,5 : 34,5;

      B. 29 : 65;

      C. 25 : 69;

      D. 1 : 3.

      Câu 2. Biết 7x = 4y và y – x = 24. Khi đó, giá trị của x, y là

      A. x = −56, y = −32;

      B. x = 32, y = 56;

      C. x = 56, y = 32;

      D. x = 56, y = −32.

      Câu 3. Biết y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k = 2. Khi x = –3 thì giá trị của y bằng bao nhiêu?

      A. –6;

      B. 0;

      C. –9;

      D. –1.

      Câu 4. Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = –12 thì y = 8. Khi x = 3 thì y bằng:

      A. –32;

      B. 32;

      C. –2;

      D. 2.

      Câu 5. Biểu thức đại số biểu thị “Lập phương của tổng của hai số x và y” là

      A. x3 – y3;

      B. x + y;

      C. x3 + y3;

      D. (x + y)3.

      Câu 6. Một tam giác có ba góc có số đo tỉ lệ với 3,4,5. Số đo ba góc của tam giác lần lượt là:

      A. 450; 600; 750;

      B. 300; 600; 900;

      C. 200; 600; 1000;

      D. Một kết quả khác.

      Câu 7. Cho tam giác \(MNP\) có \(MN = MP\). Gọi \(A\) là trung điểm của \(NP\). Nếu \(\angle NMP = {50^0}\) thì số đo của \(\angle MPN\) là:

      A. \({100^0}\).

      B. \({130^0}\).

      C. \({50^0}\).

      D. \({65^0}\).

      Câu 8. Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) \(\left( {AB > AC} \right)\). Tia phân giác của góc \(B\) cắt \(AC\) ở \(D\). Kẻ \(DH\) vuông góc với \(BC\).Chọn câu đúng.

      A. \(BH = BD\).

      B. \(BH > BA\).

      C. \(BH < BA\).

      D. \(BH = BA\).

      Câu 9. Cho tam giác MNP có: \(\widehat N = 70^\circ ;\widehat P = 55^\circ \). Khẳng định nào sau đây là đúng ?

      A. MP < MN;

      B. MP = MN;

      C. MP > MN;

      D. Không đủ dữ kiện so sánh.

      Câu 10. Cho tam giác MNP có: MN < MP, MD ⊥ NP. Khẳng định nào sau đây là đúng?

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 1

      A. DN = DP;

      B. MD < MP;

      C. MD > MN;

      D. MN = MP.

      Câu 11. Bộ ba độ dài đoạn thẳng nào sau đây không thể tạo thành một tam giác?

      A. 18cm; 28cm; 10cm;

      B. 5cm; 4cm; 6cm;

      C. 15cm; 18cm; 20cm;

      D. 11cm; 9cm; 7cm.

      Câu 12. Cho G là trọng tâm tam giác MNP có trung tuyến MK. Khẳng định nào sau đây là đúng?

      A. \(\dfrac{{MG}}{{GK}} = \dfrac{1}{2}\);

      B. \(\dfrac{{MG}}{{MK}} = \dfrac{1}{3}\) ;

      C. \(\dfrac{{KG}}{{MK}} = \dfrac{1}{3}\);

      D. \(\dfrac{{MG}}{{MK}} = \dfrac{2}{3}\).

      II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

      Bài 1. (2 điểm) Tìm \(x\) biết:

      a) \(x - \dfrac{2}{5} = \dfrac{{ - 9}}{{10}}\)

      b) \(\dfrac{3}{4} + \dfrac{1}{4}x = \dfrac{{ - 5}}{6}\)

      c) \(\dfrac{{x - 1}}{3} = \dfrac{{2 - x}}{{ - 2}}\)

      Bài 2. (2 điểm) Tính chu vi của hình chữ nhật biết rằng chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó lần lượt tỉ lệ với \(5\,\,;\,\,3\) và hai lần chiều dài hơn ba lần chiều rộng là 8 cm.

      Bài 3. (2,5 điểm) Cho \(\Delta ABC\) vuông tại \(A\), đường trung tuyến \(AM\). Trên tia đối của tia \(MA\) lấy điểm \(D\) sao cho \(DM = MA\).

      a) Chứng minh \(\Delta AMB = \Delta DMC\).

      b) Trên tia đối của tia \(CD\), lấy điểm \(I\) sao cho \(CI = CA\), qua điểm \(I\) vẽ đường thẳng song song với \(AC\) cắt \(AB\) tại \(E\). Chứng minh \(\Delta ACE = \Delta ICE\), từ đó suy ra \(\Delta ACE\) là tam giác vuông cân.

      Bài 4. (0,5 điểm) Cho x,y,z thỏa mãn:\(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{5} = \dfrac{z}{7}\) với x,y,z khác 0. Tính:

      \(P = \dfrac{{x - y + z}}{{x + 2y - z}}\).

      I. Trắc nghiệm

      1.C

      2.B

      3. A

      4.A

      5.D

      6. A

      7.D

      8.D

      9.B

      10.B

      11.A

      12.C

      Câu 1.

      Phương pháp

      Nhân cả tử và mẫu của phân số với 1 số khác 0, ta được phân số có giá trị không đổi.

      Lời giải

      1,25 : 3,45 = 125 : 345 = 25 : 69.

      Chọn C.

      Câu 2.

      Phương pháp

      Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau

      Lời giải

      Vì 7x = 4y nên \(\dfrac{x}{4} = \dfrac{y}{7}\)

      Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

      \(\dfrac{x}{4} = \dfrac{y}{7} = \dfrac{{y - x}}{{7 - 4}} = \dfrac{{24}}{3} = 8\)

      Do đó x = 4 . 8 = 32; y = 7 . 8 = 56.

      Chọn B.

      Câu 3.

      Phương pháp

      Đại lượng \(y\) tỉ lệ thuận với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(k\) thì \(y = kx\)

      Lời giải

      Khi x = - 3 thì \(y = kx = 2.( - 3) = - 6\)

      Chọn A.

      Câu 4.

      Phương pháp

      Tính chất hai đại lượng tỉ lệ nghịch: tích 2 giá trị tương ứng của 2 đại lượng luôn không đổi (bằng hệ số tỉ lệ)

      Cách giải:

      Hệ số tỉ lệ là: -12 . 8 = -96.

      Khi x = 3 thì y = -96 : 3 = -32.

      Chọn A

      Câu 5.

      Phương pháp

      Mô tả

      Cách giải:

      Biểu thức đại số biểu thị “Lập phương của tổng của hai số x và y” là (x + y)3

      Chọn D

      Câu 6.

      Phương pháp

      Áp dụng:

      Định lí Tổng định lí 3 góc trong một tam giác bằng 180 độ.

      Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau

      Cách giải:

      Gọi số đo 3 góc của tam giác lần lượt là a,b,c.

      Vì tổng 3 góc trong một tam giác là 180 độ nên \(a + b + c = 180^\circ \).

      Do số đo ba góc tỉ lệ với 3;4;5 nên \(\dfrac{a}{3} = \dfrac{b}{4} = \dfrac{c}{5}\).

      Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

      \(\begin{array}{l}\dfrac{a}{3} = \dfrac{b}{4} = \dfrac{c}{5} = \dfrac{{a + b + c}}{{3 + 4 + 5}} = \dfrac{{180}}{{12}} = 15\\ \Rightarrow a = 15.3 = 45;\\b = 15.4 = 60;\\c = 15.5 = 75.\end{array}\)

      Chọn A.

      Câu 7.

      Phương pháp:

      Vận dụng định lí:

      + Nếu ba cạnh của tam giác bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

      + Tổng ba góc trong một tam giác bằng \({180^0}\).

      Cách giải:

      * Vì \(A\) là trung điểm của \(NP\) nên \(AN = AP\) (tính chất trung điểm của đoạn thẳng)

      * Xét \(\Delta AMN\) và \(\Delta AMP\) có:

      \(MN = MP\) (giả thiết)

      \(AN = AP\) (chứng minh trên)

      \(AM\) là cạnh chung

      Suy ra \(\Delta AMN = \Delta AMP\,\left( {c.c.c} \right)\)

      Do đó, \(\angle MNA = \angle MPA\) (hai góc tương ứng) hay \(\angle MNP = \angle MPN\)

      Xét \(\Delta MNP\) có: \(\angle MNP + NPM + \angle NMP = {180^0}\) (tổng ba góc trong một tam giác)

      \(\begin{array}{l} \Rightarrow \angle MPN + \angle MPN + {50^0} = {180^0}\\ \Rightarrow 2\angle MPN = {180^0} - {50^0}\\ \Rightarrow 2\angle MPN = {130^0}\\ \Rightarrow \angle MPN = {130^0}:2\\ \Rightarrow \angle MPN = {65^0}\end{array}\)

      Vậy \(\angle MPN = {65^0}\)

      Chọn D.

      Câu 8.

      Phương pháp:

      Chứng minh hai tam giác vuông bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền – góc nhọn, từ đó suy ra cặp cạnh tương ứng bằng nhau.

      Cách giải:

      Xét \(\Delta BAD\) và \(\Delta BHD\) có:

      \(\angle BAD = \angle BHD = 90^\circ \)

      \(BD\) chung

      \(\angle ABD = \angle HBD\) (vì \(BD\) là tia phân giác \(\angle B\))

      \( \Rightarrow \Delta ABD = \Delta HBD\) (cạnh huyền – góc nhọn)

      \( \Rightarrow BA = BH\)(hai cạnh tương ứng).

      Chọn D.

      Câu 9.

      Phương pháp: Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác, tính góc M.

      Dựa vào quan hệ giữa cạnh và góc đối diện trong tam giác.

      Cách giải:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 2

      Xét tam giác MNP có: \(\widehat M + \widehat N + \widehat P = 180^\circ \) (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

      \( \Rightarrow \widehat M = 180^\circ - \widehat N - \widehat P = 180^\circ - 70^\circ - 55^\circ = 55^\circ \)

      Ta được: \(\widehat M = \widehat P\)

      Mà cạnh NP là cạnh đối của góc M, MN là cạnh đối của góc P.

      Vậy NP = MN.

      Chọn B.

      Câu 10:

      Phương pháp: Sử dụng mối quan hệ đường xiên và hình chiếu.

      Sử dụng quan hệ đường vuông góc và đường xiên.

      Cách giải:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 3

      Trong tam giác MNP có MN < MP, hình chiếu của MN và MP trên cạnh NP lần lượt là ND và PD.

      Do đó, ND < PD.

      Ta có: MD < MP (đường vuông góc nhỏ hơn đường xiên)

      Chọn B

      Câu 11.

      Phương pháp: Bất đẳng thức tam giác: Kiểm tra tổng độ dài 2 cạnh nhỏ hơn có lớn hơn độ dài cạnh lớn nhất không. Nếu không thì bộ 3 độ dài đó không tạo được thành tam giác.

      Cách giải:

      Vì 18 + 10 = 28 nên không thỏa mãn bất đẳng thức tam giác.

      Do đó, bộ ba độ dài đoạn thẳng 18 cm; 28 cm; 10 cm không thể tạo thành một tam giác.

      Chọn A.

      Câu 12.

      Phương pháp

      Nếu \(\Delta ABC\) có trung tuyến \(AM\) và trọng tâm \(G\) thì \(AG = \dfrac{2}{3}AM\)

      Lời giải

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 4

      Vì G là trọng tâm tam giác MNP nên G là giao điểm của ba đường trung tuyến nên 

      \(MG = \dfrac{2}{3}MK;GK = \dfrac{1}{3}MK;MG = 2GK\)

      Chọn C.

      II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

      Bài 1. (1,5 điểm)

      a) + b) Thực hiện các phép toán với số hữu tỉ.

      c) Vận dụng định nghĩa hai phân thức bằng nhau.

      Cách giải:

      a) \(x - \dfrac{2}{5} = \dfrac{{ - 9}}{{10}}\)

      \(\begin{array}{l}x = \dfrac{{ - 9}}{{10}} + \dfrac{2}{5}\\x = \dfrac{{ - 9 + 2.2}}{{10}}\\x = \dfrac{{ - 5}}{{10}} = \dfrac{{ - 1}}{2}\end{array}\)

      Vậy \(x = - \dfrac{1}{2}\)

      b) \(\dfrac{3}{4} + \dfrac{1}{4}x = \dfrac{{ - 5}}{6}\)

      \(\begin{array}{l}\dfrac{1}{4}x = \dfrac{{ - 5}}{6} - \dfrac{3}{4}\\\dfrac{1}{4}x = \dfrac{{ - 5.2 - 3.3}}{{12}}\\\dfrac{1}{4}x = \dfrac{{ - 19}}{{12}}\\x = \dfrac{{ - 19}}{{12}}:\dfrac{1}{4}\\x = \dfrac{{ - 19}}{3}\end{array}\)

      Vậy \(x = \dfrac{{ - 19}}{3}\)

      c) \(\dfrac{{x - 1}}{3} = \dfrac{{2 - x}}{{ - 2}}\)

      \(\begin{array}{l} - 2\left( {x - 1} \right) = 3\left( {2 - x} \right)\\ - 2x + 2 = 6 - 3x\\ - 2x + 3x = 6 - 2\\x = 4\end{array}\)

      Vậy \(x = 4\)

      Câu 2 (1 điểm)

      Phương pháp:

      Gọi chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật lần lượt là \(x,y\) (cm) (điều kiện: \(x,y > 0\))

      Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.

      Cách giải:

      Gọi chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật lần lượt là \(x,y\) (cm) (điều kiện: \(x,y > 0\))

      Theo đề bài: chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó lần lượt tỉ lệ với \(5\,\,;\,\,3\) nên ta có: \(\dfrac{x}{5} = \dfrac{y}{3}\)

      Hai lần chiều dài hơn ba lần chiều rộng là \(8\) cm nên \(2x - 3y = 8\)

      Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có: \(\dfrac{x}{5} = \dfrac{y}{3} = \dfrac{{2x}}{{10}} = \dfrac{{3y}}{9} = \dfrac{{2x - 3y}}{{10 - 9}} = \dfrac{8}{1} = 8\)

      Khi đó, \(\dfrac{x}{5} = 8 \Rightarrow x = 40\) (tmđk)

       \(\dfrac{y}{3} = 8 \Rightarrow y = 24\) (tmđk)

      Chu vi của hình chữ nhật là: \(2\left( {x + y} \right) = 2\left( {40 + 24} \right) = 128\) (cm)

      Bài 5. (2,0 điểm)

      Phương pháp:

      a) Ta sẽ chứng minh: \(\Delta AMB = \Delta DMC\left( {c.g.c} \right)\)

      b) Ta sẽ chứng minh: \(\angle EIC = {90^0}\), từ đó chứng minh được \(\Delta ACE = \Delta ICE\)(cạnh huyền – cạnh góc vuông)

      \( \Rightarrow \angle ACE = \angle ICE\) (hai góc tương ứng)

      \( \Rightarrow \Delta ACE\) vuông cân tại \(A\left( {\angle EAC = {{90}^0}} \right)\)

      Cách giải:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo 5

      a) \(\Delta ABC\) vuông tại \(A,AM\) là đường trung tuyến\( \Rightarrow CM = BM\)

      Ta có: \(\angle CMD = \angle AMB\) (hai góc đối đỉnh)

      Xét \(\Delta AMB\) và \(\Delta DMC\) có:

      \(\left. \begin{array}{l}CM = BM\left( {cmt} \right)\\\angle CMD = \angle AMB\left( {cmt} \right)\\AM = MD\left( {gt} \right)\end{array} \right\} \Rightarrow \Delta AMB = \Delta DMC\left( {c.g.c} \right)\)

      b) Ta có: \(\Delta AMB = \Delta DMC\left( {cmt} \right) \Rightarrow \angle ABM = \angle DCM\) (hai góc tương ứng)

      Mà hai góc \(\angle ABM;\angle DCM\) ở vị trí so le trong

      \( \Rightarrow AB//CD\)

      Mà \(AB \bot AC(\Delta ABC\) vuông tại \(A)\)

      \( \Rightarrow CD \bot AC\) tại \(C \Rightarrow EI \bot CD\) tại \(I\) (vì \(EI//AC\)) hay \(\angle EIC = {90^0}\)

      Xét \(\Delta ACE\) và \(\Delta ICE\) có:

      \(\left. \begin{array}{l}\angle EAC = \angle EIC = {90^0}\\CE\,\,chung\\AC = IC\left( {gt} \right)\end{array} \right\} \Rightarrow \Delta ACE = \Delta ICE\) (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

      \( \Rightarrow \angle ACE = \angle ICE\) (hai góc tương ứng)

      Mà \(\angle ICE = \angle AEC\) (vì \(AB//CD\))

      \( \Rightarrow \angle ACE = \angle AEC\)

      \( \Rightarrow \Delta ACE\) vuông cân tại \(A\left( {\angle EAC = {{90}^0}} \right)\)

      Bài 4. (0,5 điểm)

      Phương pháp:

      Đặt \(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{5} = \dfrac{z}{7} = k\)

      Cách giải:

      Đặt \(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{5} = \dfrac{z}{7} = k \Rightarrow x = 2k;y = 5k;z = 7k.\)

      Ta có: \(P = \dfrac{{x - y + z}}{{x + 2y - z}} = \dfrac{{2k - 5k + 7k}}{{2k + 2.5k - 7k}} = \dfrac{{4k}}{{5k}} = \dfrac{4}{5}.\)

      Vậy \(P = \dfrac{4}{5}.\)

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo trong chuyên mục giải toán 7 trên nền tảng tài liệu toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập lý thuyết toán thcs này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 7 cho học sinh, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo: Tổng quan và Hướng dẫn

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 chương trình Chân trời sáng tạo - Đề số 2 là một bài kiểm tra quan trọng giúp học sinh đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã học trong nửa học kì. Đề thi thường bao gồm các dạng bài tập khác nhau, tập trung vào các chủ đề chính như biểu thức đại số, phương trình bậc nhất một ẩn, bất đẳng thức, và các ứng dụng thực tế của Toán học.

      Cấu trúc đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 2

      Cấu trúc đề thi có thể thay đổi tùy theo từng trường và giáo viên, nhưng nhìn chung, đề thi thường bao gồm các phần sau:

      • Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng nhận biết các khái niệm Toán học.
      • Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết cho các bài toán, thể hiện khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề.

      Các chủ đề chính trong đề thi

      1. Biểu thức đại số: Các bài tập về thu gọn biểu thức, tìm giá trị của biểu thức, và các phép toán trên biểu thức đại số.
      2. Phương trình bậc nhất một ẩn: Giải phương trình, ứng dụng phương trình để giải quyết các bài toán thực tế.
      3. Bất đẳng thức: Giải bất đẳng thức, so sánh các số, và ứng dụng bất đẳng thức trong các bài toán.
      4. Hình học: Các bài tập về tam giác, góc, đường thẳng, và các tính chất hình học cơ bản.

      Làm thế nào để ôn thi hiệu quả?

      Để đạt kết quả tốt trong đề thi giữa kì 2 Toán 7, học sinh cần có kế hoạch ôn tập khoa học và hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý:

      • Nắm vững kiến thức cơ bản: Đọc kỹ sách giáo khoa, ghi chép đầy đủ các khái niệm, định nghĩa, và công thức quan trọng.
      • Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và làm quen với các dạng bài tập thường gặp.
      • Tìm hiểu các dạng bài tập: Phân loại các dạng bài tập và tìm hiểu phương pháp giải cho từng dạng.
      • Sử dụng các tài liệu ôn tập: Tham khảo các đề thi thử, sách bài tập, và các tài liệu ôn tập khác để bổ sung kiến thức và kỹ năng.
      • Học nhóm: Trao đổi kiến thức và kinh nghiệm với bạn bè để hiểu bài sâu hơn và giải quyết các bài tập khó.

      Tại sao nên luyện tập với đề thi trên montoan.com.vn?

      montoan.com.vn cung cấp một nền tảng học toán online uy tín và hiệu quả, với nhiều ưu điểm:

      • Đề thi chất lượng: Đề thi được biên soạn bởi các giáo viên có kinh nghiệm, đảm bảo tính chính xác và phù hợp với chương trình học.
      • Đáp án chi tiết: Đáp án được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, giúp học sinh tự kiểm tra và đánh giá kết quả.
      • Giao diện thân thiện: Giao diện website dễ sử dụng, giúp học sinh dễ dàng tìm kiếm và luyện tập.
      • Học mọi lúc mọi nơi: Học sinh có thể truy cập website và luyện tập bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu có kết nối internet.

      Ví dụ một số dạng bài tập thường gặp

      Dưới đây là một số ví dụ về các dạng bài tập thường gặp trong đề thi giữa kì 2 Toán 7:

      Dạng bài tậpVí dụ
      Thu gọn biểu thứcThu gọn biểu thức: 3x + 2y - x + 5y
      Giải phương trìnhGiải phương trình: 2x + 5 = 11
      Giải bất đẳng thứcGiải bất đẳng thức: x - 3 > 2

      Lời khuyên cuối cùng

      Hãy tự tin vào khả năng của mình và ôn tập thật kỹ lưỡng. Chúc các em học sinh đạt kết quả tốt nhất trong đề thi giữa kì 2 Toán 7!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 7

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 7