1. Môn Toán
  2. Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức

Bài viết này cung cấp bộ câu hỏi trắc nghiệm giúp học sinh ôn luyện và nắm vững kiến thức về hai trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác trong chương trình Toán 7 Kết nối tri thức.

Các câu hỏi được thiết kế đa dạng, bao gồm nhiều mức độ khó, kèm theo đáp án chi tiết và lời giải thích rõ ràng, giúp học sinh tự đánh giá năng lực và cải thiện kết quả học tập.

Đề bài

    Câu 1 :

    Cho tam giác \(BAC\) và tam giác \(KEF\) có \(BA = EK,\) \(\widehat A = \widehat K\), \(CA = KF.\) Phát biểu nào trong trong các phát biểu sau đây là đúng:

    • A.

      \(\Delta BAC = \Delta EKF\)

    • B.

      \(\Delta BAC = \Delta EFK\)

    • C.

      \(\Delta {\rm A}BC = \Delta FKE\)

    • D.

      \(\Delta BAC = \Delta KEF\)

    Câu 2 :

    Cho tam giác \(ABC\) và tam giác \(MNP\) có \(\widehat A = \widehat {M,}\widehat B = \widehat N\) . Cần thêm điều kiện gì để tam giác \(ABC\) và tam giác \(MNP\) bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc:

    • A.

      \(AC = MP\)

    • B.

      \(AB = MN\)

    • C.

      \(BC = NP\)

    • D.

      \(AC = MN\)

    Câu 3 :

    Cho góc nhọn \(xOy,Oz\) là tia phân giác của góc đó. Qua điểm \(A\) thuộc tia \(Ox\) kẻ đường thẳng song song với \(Oy\) cắt \(Oz\) ở \(M.\) Qua \(M\)kẻ đường thẳng song song với \(Ox\) cắt \(Oy\) ở \(B.\) Chọn câu đúng.

    • A.

      \(OA > OB;MA > MB\)

    • B.

      \(OA = OB;MA = MB\)

    • C.

      \(OA < OB;MA < MB\)

    • D.

      \(OA < OB;MA = MB\)

    Câu 4 :

    Cho hai đoạn thẳng \(BD\) và \(EC\) vuông góc với nhau tại \(A\) sao cho \(AB = AE,AD = AC,AB < AC.\) Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là sai:

    • A.

      \(\Delta AED = \Delta ABC\)

    • B.

      \(BC = ED\)

    • C.

      \(EB = CD\)

    • D.

      \(\widehat {ABC} = \widehat {AED}\) .

    Câu 5 :

    Cho góc nhọn \(xOy.\) Trên tia \(Ox\) lấy hai điểm \(A,C,\) trên tia \(Oy\) lấy hai điểm \(B,D\) sao cho \(OA = OB,OC = OD\) (\(A\) nằm giữa \(O\) và \(C,\)\(B\) nằm giữa \(O\) và \(D\) ). So sánh hai góc \(\widehat {CAD}\) và \(\widehat {CBD}.\)

    • A.

      \(\widehat {CBD} = \widehat {CAD}\)

    • B.

      \(\widehat {CBD} < \widehat {CAD}\)

    • C.

      \(\widehat {CBD} > \widehat {CAD}\)

    • D.

      \(2.\widehat {CBD} = \widehat {CAD}\)

    Câu 6 :

    Cho tam giác \(ABC\) có \(AB = AC = BC,\) phân giác \(BD\) và \(CE\) cắt nhau tại \(O.\) Tính \(\widehat {BOC}.\)

    • A.

      \({60^0}\)

    • B.

      \({80^0}\)

    • C.

      \(120^\circ \)

    • D.

      \({100^0}\)

    Câu 7 :

    Cho hai đoạn thẳng \(AB\) và \(CD\) cắt nhau tại \(O\) là trung điểm của mỗi đoạn thẳng đó. Lấy \(E;\,F\) lần lượt là điểm thuộc đoạn \(AD\) và \(BC\) sao cho \(AE = BF.\) Cho \(OE = 2cm\), tính \(EF.\)

    • A.

      \(4\,cm\)

    • B.

      \(2cm\)

    • C.

      \(3\,cm\)

    • D.

      \(3,5\,cm\)

    Câu 8 :

    Cho tam giác \(ABC\) có \(AB = AC.\) Trên các cạnh \(AB\) và \(AC\) lấy các điểm \(D,E\) sao cho \(AD = AE.\) Gọi \(K\) là giao điểm của \(BE\) và \(CD\). Chọn câu sai.

    • A.

      \(BE = CD\) 

    • B.

      \(BK = KC\)

    • C.

      \(BD = CE\) 

    • D.

      \(DK = KC\)

    Câu 9 :

    Cho tam giác \(DEF\) và tam giác \(HKG\) có \(\widehat D = \widehat H\), \(\widehat E = \widehat K\), \(DE = HK.\) Biết \(\widehat F = {80^0}\). Số đo góc \(G\) là:

    • A.

      \({70^0}\)

    • B.

      \({80^0}\)

    • C.

      \({90^0}\)

    • D.

      \({100^0}\)

    Câu 10 :

    Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) có \(AB = AC.\) Qua \(A\) kẻ đường thẳng \(xy\) sao cho \(B,C\) nằm cùng phía với \(xy.\) Kẻ \(BD\) và \(CE\) vuông góc với \(xy.\) Chọn câu đúng.

    • A.

      \(DE = BD + CE\)

    • B.

      \(DE = BD - CE\)

    • C.

      \(CE = BD + DE\)

    • D.

      \(CE = BD - DE\)

    Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A.\) Tia phân giác của góc \(ABC\) cắt \(AC\) tại \(D,\) lấy \(E\) trên cạnh \(BC\) sao cho \(BE = AB.\)

    Câu 11

    Chọn câu đúng.

    • A.

      \(\Delta ABD{\rm{ }} = \Delta EBD\)

    • B.

      \(\Delta ABD{\rm{ }} = \Delta BED\)

    • C.

      \(DC = DE\)

    • D.

      \(\Delta ABD = \Delta CBD\)

    Câu 12

    Trên tia đối của tia \(DE\) lấy điểm \(M\) sao cho \(DM = DC\). So sánh \(EC\) và \(AM\).

    • A.

      \(EC < AM\)

    • B.

      \(EC = AM\)

    • C.

      \(EC > AM\)

    • D.

      Chưa đủ điều kiện để so sánh

    Câu 13

    Trên tia đối của tia \(DE\) lấy điểm \(M\) sao cho \(DM = DC\). Nối \(AE,\) so sánh số đo \(\widehat {AEC};\widehat {EAM}\).

    • A.

      \(\widehat {AEC} > \widehat {EAM}\)

    • B.

      \(\widehat {AEC} < \widehat {EAM}\)

    • C.

      \(\widehat {AEC} = \widehat {EAM}\)

    • D.

      Chưa đủ điều kiện so sánh

    Cho điểm \(A\) nằm trong góc nhọn \(xOy.\) Vẽ \(AH\) vuông góc với \(Ox,\) trên tia đối của tia \(HA\) lấy điểm \(B\) sao cho \(HB = HA.\) Vẽ \(AK\) vuông góc với \(Oy,\) trên tia đổi của tia \(KA\) lấy điểm \(C\) sao cho \(KC = KA.\)

    Câu 14

    So sánh \(OB;OC\).

    • A.

      \(OB < OC\)

    • B.

      \(OB = OC\)

    • C.

      \(OB > OC\)

    • D.

      \(OB \ge OC\)

    Câu 15

    Biết \(\widehat {xOy} = \alpha .\) Tính \(\widehat {BOC}.\)

    • A.

      \(3\alpha \)

    • B.

      \(4\alpha \)

    • C.

      \(2\alpha \)

    • D.

      \(\alpha \)

    Câu 16 :

    Cho hai đoạn thẳng \(AB\) và \(CD\) cắt nhau tại \(O\) là trung điểm của mỗi đoạn thẳng đó. Lấy \(E;\,F\) lần lượt là điểm thuộc đoạn \(AD\) và \(BC\) sao cho \(AE = BF.\) Cho \(OE = 2cm\), tính \(EF.\)

    • A.

      \(4\,cm\)

    • B.

      \(2cm\)

    • C.

      $3\,cm$

    • D.

      \(3,5\,cm\) 

    Câu 17 :

    Cho tam giác $ABC$ có $M,N$ lần lượt là trung điểm của $AB,AC.$ Trên tia đối của tia $MC$ lấy $D$ sao cho $MD = MC$ . Trên tia đối của tia $NB$ lấy điểm $E$ sao cho $NE = NB.$

    (I) \(\Delta AMD = \Delta BMC\)

    (II) \(\Delta ANE = \Delta CNB\)

    (III) $A,D,E$ thẳng hàng

    (IV) $A$ là trung điểm của đoạn thẳng $DE$

    Số khẳng định đúng trong các khẳng định trên là

    • A.

      \(0\)

    • B.

      \(2\)

    • C.

      $4$

    • D.

       \(3\)

    Cho góc nhọn $xOy$ và $Oz$ là tia phân giác của góc đó. Trên tia $Ox$ lấy điểm $A$ và trên tia $Oy$ lấy điểm $B$ sao cho $OA = OB.$ Gọi $C$ là một điểm bất kỳ trên tia $Oz.$

    Câu 18

    Chọn câu sai.

    • A.

      \(AC = OB\)

    • B.

      \(AC = BC\)

    • C.

      \(\widehat {OAC} = \widehat {OBC}\)

    • D.

      \(CO\) là tia phân giác của \(\widehat {BCA}.\)

    Câu 19

    Gọi \(I\) là giao của \(AB\) và \(Oz.\) Tính góc \(AIC.\)

    • A.

      \(120^\circ \)

    • B.

      \(90^\circ \)

    • C.

      $60^\circ $

    • D.

      \({100^0}\)

    Cho tam giác $ABC$ có $AB = AC = BC,$ phân giác $BD$ và $CE$ cắt nhau tại $O.$

    Câu 20

    Chọn câu đúng.

    • A.

      $CE \bot \;AB$

    • B.

      $BD\; \bot AC$

    • C.

      \(DC = BC\)

    • D.

      Cả A, B đều đúng.

    Câu 21

    Tính \(\widehat {BOC}.\)

    • A.

      \({60^0}\)

    • B.

      \({80^0}\)

    • C.

      $120^\circ $

    • D.

      \({100^0}\)

    Câu 22 :

    Cho đoạn thẳng \(AB\), trên đường trung trực \(d\) của đoạn \(AB\) lấy điểm \(M.\) So sánh \(AM\) và \(BM.\)

    • A.

      \(MA = MB\)

    • B.

      \(MA > MB\) 

    • C.

      \(MA < MB\)

    • D.

      \(2.MA = MB\)

    Câu 23 :

    Cho tam giác $ABC$ có \(\widehat A = {90^0}\), tia phân giác $BD$ của góc $B$ (\(D \in AC\)). Trên cạnh $BC$ lấy điểm $E$ sao cho $BE = BA.$ Hai góc nào sau đây bằng nhau?

    • A.

      \(\widehat {EDC};\widehat {BAC}\)

    • B.

      \(\widehat {EDC};\widehat {ACB}\)

    • C.

      \(\widehat {EDC};\widehat {ABC}\)

    • D.

      \(\widehat {EDC};\widehat {EC{\rm{D}}}\)

    Câu 24 :

    Cho tam giác $DEF$ và tam giác $HKG$ có $DE = HK$ , \(\widehat E = \widehat K\), $EF = KG.$ Biết \(\widehat D = {70^0}\). Số đo góc $H$ là:

    • A.

      \({70^0}\)

    • B.

      \({80^0}\)

    • C.

      \({90^0}\)

    • D.

      \({100^0}\)

    Cho góc nhọn $xOy.$ Trên tia $Ox$ lấy hai điểm $A,C,$ trên tia $Oy$ lấy hai điểm $B,D$ sao cho $OA = OB,OC = OD$ ($A$ nằm giữa $O$ và $C,$$B$ nằm giữa $O$ và $D$ ).

    Câu 25

    Chọn câu đúng.

    • A.

      \(\Delta OAD = \Delta OCB\)

    • B.

      \(\Delta ODA = \Delta OBC\)

    • C.

      \(\Delta AOD = \Delta BCO\)

    • D.

      \(\Delta OAD = \Delta OBC\) .

    Câu 26

    So sánh hai góc \(\widehat {CAD}\) và \(\widehat {CBD}.\)

    • A.

      \(\widehat {CBD} = \widehat {CAD}\)

    • B.

      \(\widehat {CBD} < \widehat {CAD}\)

    • C.

      \(\widehat {CBD} > \widehat {CAD}\)

    • D.

      \(\widehat {CBD} =2.\widehat {CAD}\) .

    Câu 27 :

    Cho tam giác $BAC$ và tam giác $KEF$ có $BA = EK,$ \(\widehat A = \widehat K\), $CA = KF.$ Phát biểu nào trong trong các phát biểu sau đây là đúng:

    • A.

      \(\Delta BAC = \Delta EKF\)

    • B.

      \(\Delta BAC = \Delta EFK\)

    • C.

      \(\Delta {\rm A}BC = \Delta FKE\)

    • D.

      \(\Delta BAC = \Delta KEF\)

    Câu 28 :

    Cho tam giác $ABC$ và tam giác $MHK$ có: $AB = MH$ , \(\widehat A = \widehat M\). Cần thêm một điều kiện gì để hai tam giác $ABC$ và $MHK$ bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh:

    • A.

      $BC = MK$

    • B.

      $BC = HK$

    • C.

      $AC = MK$

    • D.

      $AC = HK$

    Câu 29 :

    Cho tam giác \(ABC\) và tam giác \(NPM\) có \(BC = PM;\,\widehat B = \widehat P\). Cần thêm một điều kiện gì để tam giác $MPN$ và tam giác $CBA$ bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc ?

    • A.

      \(\widehat M = \widehat A\)

    • B.

      \(\widehat A = \widehat P\)

    • C.

      \(\widehat C = \widehat M\)

    • D.

      \(\widehat A = \widehat N\)

    Câu 30 :

    Cho tam giác $ABC$ và tam giác $MNP$ có $\widehat B = \widehat N = {90^ \circ }$, $AC = MP,$ \(\widehat C = \widehat M\) . Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là đúng:

    • A.

      \(\Delta ABC = \Delta PMN\)

    • B.

      \(\Delta ACB = \Delta PNM\)

    • C.

      \(\Delta BAC = \Delta MNP\)

    • D.

      \(\Delta ABC = \Delta PNM\)

    Câu 31 :

    Cho tam giác $DEF$ và tam giác $HKG$ có \(\widehat D = \widehat H\), \(\widehat E = \widehat K\), $DE = HK.$ Biết \(\widehat F = {80^0}\). Số đo góc $G$ là:

    • A.

      \({70^0}\)

    • B.

      \({80^0}\)

    • C.

      \({90^0}\)

    • D.

      \({100^0}\)

    Câu 32 :

    Cho tam giác $ABC$ và tam giác $DEF$ có $AB = DE,$ \(\widehat B = \widehat E\) , \(\widehat A = \widehat D\). Biết $AC = 6cm.$ Độ dài $DF$ là:

    • A.

      $4cm\;\;\;\;$

    • B.

      $5cm$

    • C.

      $6cm\;\;\;\;$

    • D.

      $7cm$

    Câu 33 :

    Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$ có $AB = AC.$ Qua $A$ kẻ đường thẳng $xy$ sao cho $B,C$ nằm cùng phía với $xy.$ Kẻ $BD$ và $CE$ vuông góc với $xy.$ Chọn câu đúng.

    • A.

      $DE = BD + CE$

    • B.

      $DE = BD - CE$

    • C.

      $CE = BD + DE$

    • D.

      $CE = BD - DE$

    Câu 34 :

    Cho tam giác $ABC,D$ là trung điểm của $AB.$ Đường thẳng qua $D$ và song song với $BC$ cắt $AC$ ở $E,$ đường thẳng qua $E$ và song song với $AB$ cắt $BC$ ở $F.$ Khi đó

    • A.

      \(\Delta ADE = \Delta EFC\)

    • B.

      \(\Delta ADE = \Delta DBF\)

    • C.

      \(\Delta EFC = \Delta DBF\)

    • D.

      Cả A, B, C đều đúng.

    Câu 35 :

    Cho tam giác \(ABC\) có \(\widehat A = {60^0}.\) Tia phân giác của góc \(B\) cắt \(AC\) ở \(D,\) tia phân giác của góc \(C\) cắt \(AB\) ở \(E.\) Các tia phân giác đó cắt nhau ở \(I.\) Tính độ dài \(ID,\) biết \(IE = 2cm.\)

    • A.

      \(ID = 4cm\)

    • B.

      \(ID = 2cm\)

    • C.

      \(ID = 8cm\)

    • D.

      \(ID = 3cm\)

    Câu 36 :

    Cho hai đoạn thẳng \(AB,CD\) song song với nhau. Hai đoạn thẳng này chắn giữa hai đường thẳng song song \(AC,BD\). Chọn câu đúng:

    • A.

      \(AB = CD\)

    • B.

      \(AB > CD\)

    • C.

      \(AB < CD\)

    • D.

      \(AC > BD\)

    Lời giải và đáp án

    Câu 1 :

    Cho tam giác \(BAC\) và tam giác \(KEF\) có \(BA = EK,\) \(\widehat A = \widehat K\), \(CA = KF.\) Phát biểu nào trong trong các phát biểu sau đây là đúng:

    • A.

      \(\Delta BAC = \Delta EKF\)

    • B.

      \(\Delta BAC = \Delta EFK\)

    • C.

      \(\Delta {\rm A}BC = \Delta FKE\)

    • D.

      \(\Delta BAC = \Delta KEF\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Sử dụng trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác

    Lời giải chi tiết :

    Xét tam giác \(BAC\) và tam giác \(KEF\) có \(BA = EK,\) \(\widehat A = \widehat K\), \(CA = KF.\) suy ra \(\Delta BAC = \Delta EKF\)(c.g.c).

    Câu 2 :

    Cho tam giác \(ABC\) và tam giác \(MNP\) có \(\widehat A = \widehat {M,}\widehat B = \widehat N\) . Cần thêm điều kiện gì để tam giác \(ABC\) và tam giác \(MNP\) bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc:

    • A.

      \(AC = MP\)

    • B.

      \(AB = MN\)

    • C.

      \(BC = NP\)

    • D.

      \(AC = MN\)

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Áp dụng trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác.

    Lời giải chi tiết :

    Ta thấy hai tam giác \(ABC\) và tam giác \(MNP\) có hai yếu tố về góc \(\widehat A = \widehat {M,}\widehat B = \widehat N\).

    Để tam giác \(ABC\) và tam giác \(MNP\) bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc thì cần thêm điều kiện về cạnh kề hai góc đã cho đó là \(AB = MN.\)

    Câu 3 :

    Cho góc nhọn \(xOy,Oz\) là tia phân giác của góc đó. Qua điểm \(A\) thuộc tia \(Ox\) kẻ đường thẳng song song với \(Oy\) cắt \(Oz\) ở \(M.\) Qua \(M\)kẻ đường thẳng song song với \(Ox\) cắt \(Oy\) ở \(B.\) Chọn câu đúng.

    • A.

      \(OA > OB;MA > MB\)

    • B.

      \(OA = OB;MA = MB\)

    • C.

      \(OA < OB;MA < MB\)

    • D.

      \(OA < OB;MA = MB\)

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    + Từ tính chất đường thẳng song song, tính chất tia phân giác suy ra các cặp góc bằng nhau.

    + Dựa vào trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác và hệ quả của trường hợp bằng nhau thứ ba để chứng minh các tam giác bằng nhau để suy ra các cặp cạnh bằng nhau.

    Lời giải chi tiết :

    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 1

    Ta có:

    \(\widehat {{M_1}} = \widehat {{O_2}}\) (hai góc so le trong)

    \(\widehat {{M_2}} = \widehat {{O_1}}\) (hai góc so le trong)

    \(\widehat {{O_2}} = \widehat {{O_1}}\)(do Oz là tia phân giác của góc xOy)

    Do đó \(\widehat {{M_2}} = \widehat {{M_1}}\)

    Xét tam giác \(AOM\) và tam giác \(BOM\) có:

     \(\widehat {{M_2}} = \widehat {{M_1}}\)(cmt)

     \(OM\) là cạnh chung

    \(\widehat {{O_2}} = \widehat {{O_1}}\)(cmt)

    \( \Rightarrow \Delta AOM = \Delta BOM(g.c.g)\)

    Do đó \(OA = OB;MA = MB\) (các cặp cạnh tương ứng).

    Câu 4 :

    Cho hai đoạn thẳng \(BD\) và \(EC\) vuông góc với nhau tại \(A\) sao cho \(AB = AE,AD = AC,AB < AC.\) Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là sai:

    • A.

      \(\Delta AED = \Delta ABC\)

    • B.

      \(BC = ED\)

    • C.

      \(EB = CD\)

    • D.

      \(\widehat {ABC} = \widehat {AED}\) .

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    + Sử dụng trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác để chứng minh hai tam giác bằng nhau.

    + Sử dụng tính chất của hai tam giác bằng nhau để suy ra các tính chất về cạnh, về góc tương ứng.

    Lời giải chi tiết :

    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 2

    Xét hai tam giác \(ABC\) và tam giác \(AED\) có:

    \(AB = AB;\) \(\widehat {BAD} = \widehat {BAC}\)(hai góc đối đỉnh); \(AD = DC,\)

    \( \Rightarrow \)\(\Delta AED = \Delta ABC\) (A đúng).

    \( \Rightarrow \) \(BC = BD\) (hai cạnh tương ứng) (B đúng);

    \(\widehat {ABC} = \widehat {ABD}\)(hai góc tương ứng) (D đúng).

    Câu 5 :

    Cho góc nhọn \(xOy.\) Trên tia \(Ox\) lấy hai điểm \(A,C,\) trên tia \(Oy\) lấy hai điểm \(B,D\) sao cho \(OA = OB,OC = OD\) (\(A\) nằm giữa \(O\) và \(C,\)\(B\) nằm giữa \(O\) và \(D\) ). So sánh hai góc \(\widehat {CAD}\) và \(\widehat {CBD}.\)

    • A.

      \(\widehat {CBD} = \widehat {CAD}\)

    • B.

      \(\widehat {CBD} < \widehat {CAD}\)

    • C.

      \(\widehat {CBD} > \widehat {CAD}\)

    • D.

      \(2.\widehat {CBD} = \widehat {CAD}\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    + Sử dụng tính chất hai tam giác bằng nhau ở ý trước suy ra hai góc tương ứng bằng nhau

    + Sau đó sử dụng tính chất hai góc kề bù hoặc góc ngoài để so sánh hai góc \(\widehat {CAD}\) và \(\widehat {CBD}.\)

    Lời giải chi tiết :

    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 3

    Xét tam giác \(OAD\) và tam giác \(OBC\) có

    \(OA = OB,\)

    \(\widehat O\)chung,

    \(OC = OD\)

    \( \Rightarrow \)\(\Delta OAD = \Delta OBC\) ( c.g.c)

    \( \Rightarrow \)\(\widehat {OBC} = \widehat {OAD}\) (hai góc tương ứng bằng nhau)

    Lại có \(\widehat {OBC} + \widehat {CBD} = 180^\circ ;\,\widehat {OAD} + \widehat {DAC} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)

    Nên \(\widehat {CBD} = 180^\circ - \widehat {OBC}\) và \(\widehat {CAD} = 180^\circ - \widehat {OAD}\) mà \(\widehat {OBC} = \widehat {OAD}\) (cmt)

    \( \Rightarrow \) \(\widehat {CBD} = \widehat {CAD}.\)

    Câu 6 :

    Cho tam giác \(ABC\) có \(AB = AC = BC,\) phân giác \(BD\) và \(CE\) cắt nhau tại \(O.\) Tính \(\widehat {BOC}.\)

    • A.

      \({60^0}\)

    • B.

      \({80^0}\)

    • C.

      \(120^\circ \)

    • D.

      \({100^0}\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Sử dụng tính chất tia phân giác, tính chất hai góc kề bù và định lý tổng ba góc trong tam giác.

    Lời giải chi tiết :

    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 4

    Vì \(BD\) và \(CE\) là tia phân giác của góc \(\widehat {ABC}\) và \(\widehat {ACB}\) nên \(\widehat {ABD} = \widehat {CBD}\) và \(\widehat {ACE} = \widehat {BCE}.\) 

    Xét tam giác \(ABD\) và tam giác \(CBD\) có:

    + \(AB = AC\,\left( {gt} \right)\)

    + \(\widehat {ABD} = \widehat {CBD}\) (cmt)

    + Cạnh \(BD\) chung

    Suy ra \(\Delta ABD = \Delta CBD\,\left( {c - g - c} \right)\)\( \Rightarrow \widehat {BCA} = \widehat {BAC}\) (hai góc tương ứng) (1)

    Tương tự ta có \(\Delta BCE = \Delta ACE\left( {c - g - c} \right)\) \( \Rightarrow \widehat {CBA} = \widehat {BAC}\) (hai góc tương ứng) (2)

    Từ (1) và (2) ta có \(\widehat {ABC} = \widehat {BAC} = \widehat {ACB}\). Mà \(\widehat {ABC} + \widehat {BAC} + \widehat {ACB} = 180^\circ \) (định lý tổng ba góc của tam giác) nên \(\widehat {ABC} = \widehat {BAC} = \widehat {ACB} = \frac{{180^\circ }}{3} = 60^\circ .\)

    Lại có \(\widehat {ABD} = \widehat {CBD}\) (cmt) nên \(\widehat {CBO} = \frac{{\widehat {ABC}}}{2} = \frac{{60^\circ }}{2} = 30^\circ \); \(\widehat {ACE} = \widehat {BCE} = \frac{{\widehat {ACB}}}{2} = \frac{{60^\circ }}{2} = 30^\circ .\)

    Xét tam giác \(BOC\) có \(\widehat {BOC} + \widehat {OBC} + \widehat {OCB} = 180^\circ \) (định lý tổng ba góc của một tam giác)

    Nên \(\widehat {BOC} = 180^\circ - 30^\circ - 30^\circ = 120^\circ .\)

    Vậy \(\widehat {BOC} = 120^\circ .\)

    Câu 7 :

    Cho hai đoạn thẳng \(AB\) và \(CD\) cắt nhau tại \(O\) là trung điểm của mỗi đoạn thẳng đó. Lấy \(E;\,F\) lần lượt là điểm thuộc đoạn \(AD\) và \(BC\) sao cho \(AE = BF.\) Cho \(OE = 2cm\), tính \(EF.\)

    • A.

      \(4\,cm\)

    • B.

      \(2cm\)

    • C.

      \(3\,cm\)

    • D.

      \(3,5\,cm\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Dùng trường hợp bằng nhau thứ hai để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó có các cạnh và các góc tương ứng. Lập luận để có được \(O\) là trung điểm của \(EF\) để tính độ dài \(EF.\)

    Lời giải chi tiết :

    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 5

    * Xét tam giác \(OBC\) và \(OAD\) có

    + \(OA = OB\,\left( {gt} \right)\)

    + \(\widehat {AOD} = \widehat {BOC}\) (đối đỉnh)

    + \(OC = OD\left( {gt} \right)\)

    \( \Rightarrow \)\(\Delta OAD = \Delta OBC\left( {c - g - c} \right)\) nên \(\widehat {OAD} = \widehat {OBC}\) (hai góc tương ứng)

    * Xét tam giác \(OBF\) và \(OAE\) có

    + \(OA = OB\,\left( {gt} \right)\)

    + \(\widehat {OAD} = \widehat {OBC}\) (cmt)

    + \(BF = AE\left( {gt} \right)\)

    \( \Rightarrow \)\(\Delta OBF = \Delta OAE\left( {c - g - c} \right)\)

    \( \Rightarrow \)\(OE = OF\) (hai cạnh tương ứng) và \(\widehat {AOE} = \widehat {FOB}\) (hai góc tương ứng)

    Mà \(\widehat {FOB} + \widehat {FOA} = 180^\circ \) (hai góc kề bù) nên \(\widehat {FOA} + \widehat {AOE} = 180^\circ \)

    \( \Rightarrow \) 3 điểm \(F;\,O;E\) thẳng hàng và \(OE = OF\) nên \(O\) là trung điểm của \(EF \Rightarrow EF = 2.OE = 4\,cm.\)

    Câu 8 :

    Cho tam giác \(ABC\) có \(AB = AC.\) Trên các cạnh \(AB\) và \(AC\) lấy các điểm \(D,E\) sao cho \(AD = AE.\) Gọi \(K\) là giao điểm của \(BE\) và \(CD\). Chọn câu sai.

    • A.

      \(BE = CD\) 

    • B.

      \(BK = KC\)

    • C.

      \(BD = CE\) 

    • D.

      \(DK = KC\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Chứng minh 2 tam giác bằng nhau rồi dựa vào tính chất hai tam giác bằng nhau suy ra các cạnh tương ứng bằng nhau.

    Lời giải chi tiết :

    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 6

    Xét tam giác \(ABE\) và tam giác \(ADC\) có

    + \(AD = AE\left( {gt} \right)\)

     + Góc \(A\) chung

    + \(AB = AC\left( {gt} \right)\)

    \( \Rightarrow \) \(\Delta ABE = \Delta ACD\left( {c - g - c} \right)\)

    \( \Rightarrow \widehat {ABE} = \widehat {ACD};\widehat {ADC} = \widehat {AEB}\) (hai góc tương ứng) và \(BE = CD\) (hai cạnh tương ứng) nên A đúng.

    Lại có \(\widehat {ADC} + \widehat {BDC} = 180^\circ \); \(\widehat {AEB} + \widehat {BEC} = 180^\circ \) (hai góc kề bù) mà \(\widehat {ADC} = \widehat {AEB}\) (cmt)

    \( \Rightarrow \)\(\widehat {BDC} = \widehat {BEC}.\)

    Lại có \(AB = AC;\,AD = AE\left( {gt} \right)\) \( \Rightarrow AB - AD = AC - AE \Rightarrow BD = EC\) nên C đúng.

    Xét tam giác \(KBD\) và tam giác \(KCE\) có

    \(\widehat {ABE} = \widehat {ACD}\,\left( {cmt} \right)\)

    \(BD = EC\,\left( {cmt} \right)\)

    \(\widehat {BDC} = \widehat {BEC}\,\left( {cmt} \right)\)

    \( \Rightarrow \) \(\Delta KBD = \Delta KCE\left( {g - c - g} \right)\)

    \( \Rightarrow KB = KC;\,KD = KE\) (hai cạnh tương ứng) nên B đúng, D sai.

    Câu 9 :

    Cho tam giác \(DEF\) và tam giác \(HKG\) có \(\widehat D = \widehat H\), \(\widehat E = \widehat K\), \(DE = HK.\) Biết \(\widehat F = {80^0}\). Số đo góc \(G\) là:

    • A.

      \({70^0}\)

    • B.

      \({80^0}\)

    • C.

      \({90^0}\)

    • D.

      \({100^0}\)

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Áp dụng trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra tính chất về góc của hai tam giác bằng nhau.

    Lời giải chi tiết :

    Xét tam giác \(DEF\) và tam giác \(HKG\) có \(\widehat D = \widehat H\), \(\widehat E = \widehat K\), \(DE = HK,\) do đó \(\Delta DEF = \Delta HKG\)(g.C.g).

    Do đó \(\widehat G = \widehat F = {80^0}\) (hai góc tương ứng).

    Câu 10 :

    Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) có \(AB = AC.\) Qua \(A\) kẻ đường thẳng \(xy\) sao cho \(B,C\) nằm cùng phía với \(xy.\) Kẻ \(BD\) và \(CE\) vuông góc với \(xy.\) Chọn câu đúng.

    • A.

      \(DE = BD + CE\)

    • B.

      \(DE = BD - CE\)

    • C.

      \(CE = BD + DE\)

    • D.

      \(CE = BD - DE\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    + Dựa vào hệ quả của trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác để chứng minh các cặp tam giác bằng nhau

    + Từ các cặp cạnh tương ứng bằng nhau ta lập luận để suy ra mối quan hệ đúng.

    Lời giải chi tiết :

    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 7

    Ta có: \({\widehat A_1} + {\widehat A_2} = {90^0}\,\,\,\left( {do\,\,\,\widehat {BAC} = {{90}^0}} \right)\)

    Mà \({\widehat A_1} + {\widehat B_2} = {90^0}\) (vì tam giác \(ABD\) vuông tại \(D.\))

    \( \Rightarrow {\widehat B_2} = {\widehat A_2}\) (cùng phụ với \({\widehat A_1}\)).

    Lại có \({\widehat A_2} + {\widehat C_1} = {90^0}\) (vì tam giác \(ACE\) vuông tại \(E\) )

    \( \Rightarrow {\widehat A_1} = {\widehat C_1}\) (cùng phụ với \({\widehat A_2}\)).

    Xét hai tam giác \(BDA\) và \(AEC\) có:

    \(\widehat {{B_2}} = \widehat {{A_2}}\); \(AB = AC\) (gt) và\(\widehat {{A_1}} = \widehat {{C_1}}\) (cmt)

    \( \Rightarrow \Delta BA{\rm{D}} = \Delta ACE\) (g.c.g)

    \( \Rightarrow \) \(BD = AE\) (hai cạnh tương ứng), \(CE = AD\) (hai cạnh tương ứng).

    Do đó \(DE = AD + AE = CE + BD.\)

    Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A.\) Tia phân giác của góc \(ABC\) cắt \(AC\) tại \(D,\) lấy \(E\) trên cạnh \(BC\) sao cho \(BE = AB.\)

    Câu 11

    Chọn câu đúng.

    • A.

      \(\Delta ABD{\rm{ }} = \Delta EBD\)

    • B.

      \(\Delta ABD{\rm{ }} = \Delta BED\)

    • C.

      \(DC = DE\)

    • D.

      \(\Delta ABD = \Delta CBD\)

    Đáp án: A

    Phương pháp giải :

    Sử dụng trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác để chứng minh \(\Delta ABD{\rm{ }} = \Delta EBD\).

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 8

    Xét \(\Delta ABD\) và \(\Delta EBD\) có:

    \(BA = BE\) (gt)

    \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}}\) (vì \(BD\) là tia phân giác \(\widehat {ABC}\))

    \(BD\) cạnh chung

    \( \Rightarrow \Delta ABD{\rm{ }} = \Delta EBD\,(c.g.c)\)

    Câu 12

    Trên tia đối của tia \(DE\) lấy điểm \(M\) sao cho \(DM = DC\). So sánh \(EC\) và \(AM\).

    • A.

      \(EC < AM\)

    • B.

      \(EC = AM\)

    • C.

      \(EC > AM\)

    • D.

      Chưa đủ điều kiện để so sánh

    Đáp án: B

    Phương pháp giải :

    - Sử dụng kết quả câu trước \(\Delta ABD{\rm{ }} = \Delta EBD\) suy ra \(DE = DA\) (hai cạnh tương ứng).

    - Sử dụng trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác để chứng minh \(\Delta ADM = \Delta EDC\) từ đó suy ra điều phải chứng minh.

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 9

    Sử dụng kết quả câu trước \(\Delta ABD{\rm{ }} = \Delta EBD\) suy ra \(DE = DA\) (hai cạnh tương ứng). Nối \(AM.\)

    Xét \(\Delta ADM\) và \(\Delta EDC\) có:

    \(DA = DE\) (chứng minh trên)

    \(\widehat {ADM} = \widehat {EDC}\) (hai góc đối đỉnh)

    \(DM = DC\,(gt)\)

    \( \Rightarrow \Delta ADM = \Delta EDC\,(c.g.c)\)

    \( \Rightarrow AM = EC\) (hai cạnh tương ứng bằng nhau).

    Câu 13

    Trên tia đối của tia \(DE\) lấy điểm \(M\) sao cho \(DM = DC\). Nối \(AE,\) so sánh số đo \(\widehat {AEC};\widehat {EAM}\).

    • A.

      \(\widehat {AEC} > \widehat {EAM}\)

    • B.

      \(\widehat {AEC} < \widehat {EAM}\)

    • C.

      \(\widehat {AEC} = \widehat {EAM}\)

    • D.

      Chưa đủ điều kiện so sánh

    Đáp án: C

    Phương pháp giải :

    - Sử dụng kết quả câu trước \(\Delta ADM = \Delta EDC\) suy ra \(AD = ED;\,AM = EC\) (các cạnh tương ứng).

    - Sử dụng trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác để chứng minh \(\Delta AEC = \Delta EAM\), từ đó suy ra điều phải chứng minh.

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 10

    Sử dụng kết quả câu trước \(\Delta ADM = \Delta EDC\) suy ra \(AD = ED;\,AM = EC\) (các cạnh tương ứng).

    Ta có: \(AD = ED\,\,\,\,(1)\)

    \(DC = DM\,\,\,(2)\)

    Cộng (1) và (2) theo vế với vế ta được: \(AD + DC = ED + DM\) hay \(AC = EM\).

    Xét \(\Delta AEC\) và \(\Delta EAM\) có:

    \(AE\) cạnh chung

    \(EC = AM\,(cmt)\)

    \(AC = EM\,(cmt)\)

    \( \Rightarrow \Delta AEC = \Delta EAM\,(c.c.c)\)

    \( \Rightarrow \widehat {AEC} = \widehat {EAM}\) (hai góc tương ứng).

    Cho điểm \(A\) nằm trong góc nhọn \(xOy.\) Vẽ \(AH\) vuông góc với \(Ox,\) trên tia đối của tia \(HA\) lấy điểm \(B\) sao cho \(HB = HA.\) Vẽ \(AK\) vuông góc với \(Oy,\) trên tia đổi của tia \(KA\) lấy điểm \(C\) sao cho \(KC = KA.\)

    Câu 14

    So sánh \(OB;OC\).

    • A.

      \(OB < OC\)

    • B.

      \(OB = OC\)

    • C.

      \(OB > OC\)

    • D.

      \(OB \ge OC\)

    Đáp án: B

    Phương pháp giải :

    Sử dụng trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác để chứng minh \(\Delta OAH = \Delta OBH\), \(\Delta OAK = \Delta OCK\). Từ đó suy ra các cạnh tương ứng bằng nhau.

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 11

    Xét \(\Delta OAH\) và \(\Delta OBH\) có:

    \(OH\) cạnh chung

    \(\widehat {OHA} = \widehat {OHB} = {90^o}\)

    \(HA = HB\,(gt)\)

    \( \Rightarrow \Delta OAH = \Delta OBH\,(c.g.c)\)

    \( \Rightarrow OA = OB\) (hai cạnh tương ứng) (1)

    Xét \(\Delta OAK\) và \(\Delta OCK\) có:

    \(OK\) cạnh chung

    \(\widehat {OKA} = \widehat {OKC} = {90^o}\)

    \(KA = KC\,(gt)\)

    \( \Rightarrow \Delta OAK = \Delta OCK\,(c.g.c)\)

    \( \Rightarrow OA = OC\) (hai cạnh tương ứng) (2)

    Từ (1) và (2) suy ra \(OA = OB = OC.\)

    Câu 15

    Biết \(\widehat {xOy} = \alpha .\) Tính \(\widehat {BOC}.\)

    • A.

      \(3\alpha \)

    • B.

      \(4\alpha \)

    • C.

      \(2\alpha \)

    • D.

      \(\alpha \)

    Đáp án: C

    Phương pháp giải :

    Sử dụng kết quả câu trước ta có: \(\Delta OAH = \Delta OBH\), \(\Delta OAK = \Delta OCK\). Từ đó suy ra \(\widehat {BOH} = \widehat {AOH}\), \(\widehat {AOK} = \widehat {COK}\) (các cặp góc tương ứng), sau đó biến đổi để tìm được số đo của \(\widehat {BOC}.\)

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 12

    Sử dụng kết quả câu trước ta có: \(\Delta OAH = \Delta OBH\), \(\Delta OAK = \Delta OCK\).

    Vì \(\Delta OAH = \Delta OBH\) suy ra \(\widehat {BOH} = \widehat {AOH}\) (hai góc tương ứng).

    Vì \(\Delta OAK = \Delta OCK\) suy ra \(\widehat {AOK} = \widehat {COK}\) (hai góc tương ứng).

    Ta có \(\widehat {BOC} = \widehat {BOA} + \widehat {AOC}\)

    \( \Rightarrow \widehat {BOC} = \widehat {BOH} + \widehat {AOH} + \widehat {AOK} + \widehat {COK}\)

    \( \Rightarrow \widehat {BOC} = 2\widehat {AOH} + 2\widehat {AOK}\) (vì \(\widehat {BOH} = \widehat {AOH}\) và \(\widehat {AOK} = \widehat {COK}\))

    \( \Rightarrow \widehat {BOC} = 2\left( {\widehat {AOH} + \widehat {AOK}} \right) = 2\widehat {xOy} = 2\alpha .\)

    Câu 16 :

    Cho hai đoạn thẳng \(AB\) và \(CD\) cắt nhau tại \(O\) là trung điểm của mỗi đoạn thẳng đó. Lấy \(E;\,F\) lần lượt là điểm thuộc đoạn \(AD\) và \(BC\) sao cho \(AE = BF.\) Cho \(OE = 2cm\), tính \(EF.\)

    • A.

      \(4\,cm\)

    • B.

      \(2cm\)

    • C.

      $3\,cm$

    • D.

      \(3,5\,cm\) 

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Dùng trường hợp bằng nhau thứ hai để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó có các cạnh và các góc tương ứng. Lập luận để có được \(O\) là trung điểm của \(EF\) để tính độ dài \(EF.\)

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 13

     * Xét tam giác \(OBC\) và \(OAD\) có

    + \(OA = OB\,\left( {gt} \right)\)

    + \(\widehat {AOD} = \widehat {BOC}\) (đối đỉnh)

    + \(OC = OD\left( {gt} \right)\)

    Suy ra \(\Delta OAD = \Delta OBC\left( {c - g - c} \right)\) nên \(\widehat {OAD} = \widehat {OBC}\) (hai góc tương ứng)

    * Xét tam giác \(OBF\) và \(OAE\) có

    + \(OA = OB\,\left( {gt} \right)\)

    + \(\widehat {OAD} = \widehat {OBC}\) (cmt)

    + \(BF = AE\left( {gt} \right)\)

    Suy ra \(\Delta OBF = \Delta OAE\left( {c - g - c} \right)\) nên \(OE = OF\) (hai cạnh tương ứng) và \(\widehat {AOE} = \widehat {FOB}\) (hai góc tương ứng)

    Mà \(\widehat {FOB} + \widehat {FOA} = 180^\circ \) (hai góc kề bù) nên \(\widehat {FOA} + \widehat {AOE} = 180^\circ \)

    Suy ra ba điểm \(F;\,O;E\) thẳng hàng và \(OE = OF\) nên \(O\) là trung điểm của \(EF \Rightarrow EF = 2.OE = 4\,cm.\)

    Câu 17 :

    Cho tam giác $ABC$ có $M,N$ lần lượt là trung điểm của $AB,AC.$ Trên tia đối của tia $MC$ lấy $D$ sao cho $MD = MC$ . Trên tia đối của tia $NB$ lấy điểm $E$ sao cho $NE = NB.$

    (I) \(\Delta AMD = \Delta BMC\)

    (II) \(\Delta ANE = \Delta CNB\)

    (III) $A,D,E$ thẳng hàng

    (IV) $A$ là trung điểm của đoạn thẳng $DE$

    Số khẳng định đúng trong các khẳng định trên là

    • A.

      \(0\)

    • B.

      \(2\)

    • C.

      $4$

    • D.

       \(3\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    (I), (II) Dựa vào trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác để chứng minh các tam giác bằng nhau

    (III) Để chứng minh ba điểm $A,D,E$ thẳng hàng ta chứng minh $A$ có hai đường thẳng $AD,AE$ cùng song song với $BC.$

    (IV) Để chứng minh $A$ là trung điểm của $DE$ ta chứng minh $AD$ và $AE$ cùng bằng $BC$ do đó chúng bằng nhau.

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 14

    (I) Xét \(\Delta AMD\) và \(\Delta BMC\) có: $DM = MC\left( {gt} \right);$ \(\widehat {BMC} = \widehat {AMD}\) (hai góc đối đỉnh); $AM = BM\left( {gt} \right),$ nên \(\Delta AMD = \Delta BMC\)(c.g.c).

    (II) Xét \(\Delta ANE\) và \(\Delta CNB\) có: $AN = NC\left( {gt} \right);$ \(\widehat {ANE} = \widehat {CNB}\)(hai góc đối đỉnh), $NB = NE\left( {gt} \right),$ do đó

    \(\Delta CNB = \Delta ANE\)(c.g.c).

    (III) Do \(\Delta AMD = \Delta BMC\) nên \(\widehat D = \widehat {{C_1}}\)(hai góc tương ứng).

    Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên $AD//BC.$

    Do \(\Delta CNB = \Delta ANE\)nên \(\widehat E = \widehat {{B_1}}\)(hai góc tương ứng).

    Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên $AE//BC.$

    Như vậy qua $A$ có hai đường thẳng $AD,AE$ cùng song song với $BC.$

    Do đó $D,A,E$ thẳng hàng. (1)

    (IV) Ta có: $AD = BC$ (do \(\Delta AMD = \Delta BMC\)); $AE = BC$ (do \(\Delta CNB = \Delta ANE\)) nên $AD = AE\left( 2 \right)$

    Từ (1) và (2) suy ra $A$ là trung điểm của $DE.$

    Vậy cả (I); (II); (III); (IV) đều đúng.

    Cho góc nhọn $xOy$ và $Oz$ là tia phân giác của góc đó. Trên tia $Ox$ lấy điểm $A$ và trên tia $Oy$ lấy điểm $B$ sao cho $OA = OB.$ Gọi $C$ là một điểm bất kỳ trên tia $Oz.$

    Câu 18

    Chọn câu sai.

    • A.

      \(AC = OB\)

    • B.

      \(AC = BC\)

    • C.

      \(\widehat {OAC} = \widehat {OBC}\)

    • D.

      \(CO\) là tia phân giác của \(\widehat {BCA}.\)

    Đáp án: A

    Phương pháp giải :

    Chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp thứ hai và tính chất hai tam giác bằng nhau.

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 15

    Xét tam giác \(AOC\) và \(BOC\) có

    + \(OA = OB\left( {gt} \right)\)

    + \(\widehat {AOC} = \widehat {BOC}\) (tính chất tia phân giác)

    + Cạnh $OC$ chung

    Suy ra \(\Delta AOC = \Delta BOC\left( {c - g - c} \right)\)

    \( \Rightarrow AC = BC\) (hai cạnh tương ứng); \(\widehat {OAC} = \widehat {OBC}\); \(\widehat {OCA} = \widehat {OCB}\) (hai góc tương ứng)

    Từ đó \(CO\) là tia phân giác của \(\widehat {BCA}.\)

    Nên B, C, D đúng, A sai.

    Câu 19

    Gọi \(I\) là giao của \(AB\) và \(Oz.\) Tính góc \(AIC.\)

    • A.

      \(120^\circ \)

    • B.

      \(90^\circ \)

    • C.

      $60^\circ $

    • D.

      \({100^0}\)

    Đáp án: B

    Phương pháp giải :

    Sử dụng trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - góc - cạnh

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 16

    Xét tam giác \(AOI\) và \(BOI\) có

    + \(OA = OB\left( {gt} \right)\)

    + \(\widehat {AOI} = \widehat {BOI}\) (tính chất tia phân giác)

    + Cạnh $OI$ chung

    Suy ra \(\Delta AOI = \Delta BOI\left( {c - g - c} \right)\)

    Do đó \(\widehat {AIO} = \widehat {BIO}\) (hai góc tương ứng) mà \(\widehat {AIO} + \widehat {BIO} = 180^\circ \) nên \(\widehat {AIO} = \widehat {BIO} = \dfrac{{180^\circ }}{2} = 90^\circ \)

    Hay \(OC \bot AB \Rightarrow \widehat {AIC} = 90^\circ .\)

    Cho tam giác $ABC$ có $AB = AC = BC,$ phân giác $BD$ và $CE$ cắt nhau tại $O.$

    Câu 20

    Chọn câu đúng.

    • A.

      $CE \bot \;AB$

    • B.

      $BD\; \bot AC$

    • C.

      \(DC = BC\)

    • D.

      Cả A, B đều đúng.

    Đáp án: D

    Phương pháp giải :

    Dựa vào tính chất hai tam giác bằng nhau và tính chất hai góc kề bù.

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 17

    Vì \(BD\) và \(CE\) là tia phân giác của góc \(\widehat {ABC}\) và \(\widehat {ACB}\) nên \(\widehat {ABD} = \widehat {CBD}\) và \(\widehat {ACE} = \widehat {BCE}.\) 

    Xét tam giác \(ABD\) và tam giác \(CBD\) có:

    + \(AB = AC\,\left( {gt} \right)\)

    + \(\widehat {ABD} = \widehat {CBD}\) (cmt)

    + Cạnh \(BD\) chung

    Suy ra \(\Delta ABD = \Delta CBD\,\left( {c - g - c} \right)\)

    \( \Rightarrow \widehat {ADB} = \widehat {BDC}\) (hai góc tương ứng); \(DC = AD\) (hai cạnh tương ứng) nên C sai.

    Mà \(\widehat {ADB} + \widehat {CDB} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)

    Nên \(\widehat {ADB} = \widehat {CDB} = \dfrac{{180^\circ }}{2} = 90^\circ \) . Do đó \(BD \bot AC.\)

    Tương tự ta có \(CE \bot AB.\)

    Câu 21

    Tính \(\widehat {BOC}.\)

    • A.

      \({60^0}\)

    • B.

      \({80^0}\)

    • C.

      $120^\circ $

    • D.

      \({100^0}\)

    Đáp án: C

    Phương pháp giải :

    Sử dụng tính chất tia phân giác, tính chất hai góc kề bù và định lý tổng ba góc trong tam giác.

    Lời giải chi tiết :

    Từ câu trước ta có \(\Delta ABD = \Delta CBD\,\left( {c - g - c} \right)\)\( \Rightarrow \widehat {BCA} = \widehat {BAC}\) (hai góc tương ứng) (1)

    Tương tự ta có \(\Delta BCE = \Delta ACE\left( {c - g - c} \right)\) \( \Rightarrow \widehat {CBA} = \widehat {BAC}\) (hai góc tương ứng) (2)

    Từ (1) và (2) ta có \(\widehat {ABC} = \widehat {BAC} = \widehat {ACB}\). Mà \(\widehat {ABC} + \widehat {BAC} + \widehat {ACB} = 180^\circ \) (định lý tổng ba góc của tam giác) nên \(\widehat {ABC} = \widehat {BAC} = \widehat {ACB} = \dfrac{{180^\circ }}{3} = 60^\circ .\)

    Lại có \(\widehat {ABD} = \widehat {CBD}\) (cmt) nên \(\widehat {CBO} = \dfrac{{\widehat {ABC}}}{2} = \dfrac{{60^\circ }}{2} = 30^\circ \); \(\widehat {ACE} = \widehat {BCE} = \dfrac{{\widehat {ACB}}}{2} = \dfrac{{60^\circ }}{2} = 30^\circ .\)

    Xét tam giác \(BOC\) có \(\widehat {BOC} + \widehat {OBC} + \widehat {OCB} = 180^\circ \) (định lý tổng ba góc của một tam giác)

    Nên \(\widehat {BOC} = 180^\circ - 30^\circ - 30^\circ = 120^\circ .\)

    Vậy \(\widehat {BOC} = 120^\circ .\)

    Câu 22 :

    Cho đoạn thẳng \(AB\), trên đường trung trực \(d\) của đoạn \(AB\) lấy điểm \(M.\) So sánh \(AM\) và \(BM.\)

    • A.

      \(MA = MB\)

    • B.

      \(MA > MB\) 

    • C.

      \(MA < MB\)

    • D.

      \(2.MA = MB\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Sử dụng hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh-cạnh-cạnh từ đó suy ra \(AM = BM.\)

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 18

    Đường trung trực của \(AB\) vuông góc với \(AB\) tại trung điểm \(E\) . Do đó \(ME \bot AB;\,EA = EB.\)

    Xét tam giác \(MEA\) và tam giác \(MEB\) có \(EA = EB\,\left( {cmt} \right),\) \(\widehat {MEA} = \widehat {MEB} = 90^\circ ,\) cạnh \(ME\) chung nên \(\Delta MEA = \Delta MEB\,\left( {c - g - c} \right)\) suy ra \(MA = MB\) (hai cạnh tương ứng).

    Câu 23 :

    Cho tam giác $ABC$ có \(\widehat A = {90^0}\), tia phân giác $BD$ của góc $B$ (\(D \in AC\)). Trên cạnh $BC$ lấy điểm $E$ sao cho $BE = BA.$ Hai góc nào sau đây bằng nhau?

    • A.

      \(\widehat {EDC};\widehat {BAC}\)

    • B.

      \(\widehat {EDC};\widehat {ACB}\)

    • C.

      \(\widehat {EDC};\widehat {ABC}\)

    • D.

      \(\widehat {EDC};\widehat {EC{\rm{D}}}\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Sử dụng trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác để suy ra \(\widehat {BED} = \widehat {BAD} = 90^\circ \) và lập luận để chỉ ra \(\widehat {EDC} = \widehat {ABC}.\)

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 19

    Xét hai tam giác $BDA$ và $BDE$ có:$BA = BE\left( {gt} \right),$ \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}}\) (do $BD$ là tia phân giác của góc B);

    $BD$ là cạnh chung. Suy ra \(\Delta BDA = \Delta BDE\) (c.g.c) 

    Suy ra \(\widehat {BED} = \widehat {BAD} = {90^ \circ }\) (hai góc tương ứng)

    Trong các tam giác $ABC$ và $EDC$ vuông ở $A$ và $E,$ ta có:

    \(\widehat {ABC} + \widehat C = {90^ \circ }\) và \(\widehat {EDC} + \widehat C = {90^ \circ }\), suy ra \(\widehat {EDC} = \widehat {ABC}\).

    Câu 24 :

    Cho tam giác $DEF$ và tam giác $HKG$ có $DE = HK$ , \(\widehat E = \widehat K\), $EF = KG.$ Biết \(\widehat D = {70^0}\). Số đo góc $H$ là:

    • A.

      \({70^0}\)

    • B.

      \({80^0}\)

    • C.

      \({90^0}\)

    • D.

      \({100^0}\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    +Sử dụng trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác để chứng minh hai tam giác bằng nhau từ đó suy ra hai góc tương ứng bằng nhau.

    Lời giải chi tiết :

    Xét tam giác $DEF$ và tam giác $HKG$ có $DE = HK$ , \(\widehat E = \widehat K\), $EF = KG.$

    do đó \(\Delta DEF = \Delta HKG\) (c.g.c).

    Do đó \(\widehat H = \widehat D = {70^0}\) (hai góc tương ứng).

    Cho góc nhọn $xOy.$ Trên tia $Ox$ lấy hai điểm $A,C,$ trên tia $Oy$ lấy hai điểm $B,D$ sao cho $OA = OB,OC = OD$ ($A$ nằm giữa $O$ và $C,$$B$ nằm giữa $O$ và $D$ ).

    Câu 25

    Chọn câu đúng.

    • A.

      \(\Delta OAD = \Delta OCB\)

    • B.

      \(\Delta ODA = \Delta OBC\)

    • C.

      \(\Delta AOD = \Delta BCO\)

    • D.

      \(\Delta OAD = \Delta OBC\) .

    Đáp án: D

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 20

     Xét tam giác \(OAD\) và tam giác \(OBC\) có

    $OA = OB,$ góc \(O\) chung, $OD = OC$ suy ra \(\Delta OAD = \Delta OBC\,\left( {c - g - c} \right).\)

    Câu 26

    So sánh hai góc \(\widehat {CAD}\) và \(\widehat {CBD}.\)

    • A.

      \(\widehat {CBD} = \widehat {CAD}\)

    • B.

      \(\widehat {CBD} < \widehat {CAD}\)

    • C.

      \(\widehat {CBD} > \widehat {CAD}\)

    • D.

      \(\widehat {CBD} =2.\widehat {CAD}\) .

    Đáp án: A

    Phương pháp giải :

    Sử dụng tính chất hai tam giác bằng nhau ở ý trước suy ra hai góc tương ứng bằng nhau

    Sau đó sử dụng tính chất hai góc kề bù hoặc góc ngoài để so sánh hai góc \(\widehat {CAD}\) và \(\widehat {CBD}.\)

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 21

    Vì \(\Delta OAD = \Delta OBC\,\left( {c - g - c} \right).\) Suy ra \(\widehat {OBC} = \widehat {OAD}\) (hai góc tương ứng bằng nhau)

    Lại có \(\widehat {OBC} + \widehat {CBD} = 180^\circ ;\,\widehat {OAD} + \widehat {DAC} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)

    Nên \(\widehat {CBD} = 180^\circ - \widehat {OBC}\) và \(\widehat {CAD} = 180^\circ - \widehat {OAD}\) mà \(\widehat {OBC} = \widehat {OAD}\) (cmt)

    Suy ra \(\widehat {CBD} = \widehat {CAD}.\)

    Câu 27 :

    Cho tam giác $BAC$ và tam giác $KEF$ có $BA = EK,$ \(\widehat A = \widehat K\), $CA = KF.$ Phát biểu nào trong trong các phát biểu sau đây là đúng:

    • A.

      \(\Delta BAC = \Delta EKF\)

    • B.

      \(\Delta BAC = \Delta EFK\)

    • C.

      \(\Delta {\rm A}BC = \Delta FKE\)

    • D.

      \(\Delta BAC = \Delta KEF\)

    Đáp án : A

    Lời giải chi tiết :

    Xét tam giác $BAC$ và tam giác $KEF$ có $BA = EK,$ \(\widehat A = \widehat K\), $CA = KF.$ Suy ra \(\Delta BAC = \Delta EKF\) (c.g.c)

    Câu 28 :

    Cho tam giác $ABC$ và tam giác $MHK$ có: $AB = MH$ , \(\widehat A = \widehat M\). Cần thêm một điều kiện gì để hai tam giác $ABC$ và $MHK$ bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh:

    • A.

      $BC = MK$

    • B.

      $BC = HK$

    • C.

      $AC = MK$

    • D.

      $AC = HK$

    Đáp án : C

    Lời giải chi tiết :

    Để tam giác $ABC$ và tam giác $MHK$ bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh cần thêm điều kiện về cạnh kề đó là:$AC = MK.$

    Câu 29 :

    Cho tam giác \(ABC\) và tam giác \(NPM\) có \(BC = PM;\,\widehat B = \widehat P\). Cần thêm một điều kiện gì để tam giác $MPN$ và tam giác $CBA$ bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc ?

    • A.

      \(\widehat M = \widehat A\)

    • B.

      \(\widehat A = \widehat P\)

    • C.

      \(\widehat C = \widehat M\)

    • D.

      \(\widehat A = \widehat N\)

    Đáp án : C

    Lời giải chi tiết :

    Áp dụng trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác ta thấy cần thêm điều kiện về góc kề cạnh đó là \(\widehat C = \widehat M.\)

    Câu 30 :

    Cho tam giác $ABC$ và tam giác $MNP$ có $\widehat B = \widehat N = {90^ \circ }$, $AC = MP,$ \(\widehat C = \widehat M\) . Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là đúng:

    • A.

      \(\Delta ABC = \Delta PMN\)

    • B.

      \(\Delta ACB = \Delta PNM\)

    • C.

      \(\Delta BAC = \Delta MNP\)

    • D.

      \(\Delta ABC = \Delta PNM\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Sử dụng hệ quả của trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: Nếu cạnh huyền và góc nhọn của tam giác này bằng cạnh huyền và góc nhọn của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

    Lời giải chi tiết :

    Xét tam giác $ABC$ và tam giác $MNP$ có $\widehat B = \widehat N = {90^ \circ }$, $AC = MP$, \(\widehat C = \widehat M\) , do đó \(\Delta ABC = \Delta PNM\) (cạnh huyền – góc nhọn) 

    Câu 31 :

    Cho tam giác $DEF$ và tam giác $HKG$ có \(\widehat D = \widehat H\), \(\widehat E = \widehat K\), $DE = HK.$ Biết \(\widehat F = {80^0}\). Số đo góc $G$ là:

    • A.

      \({70^0}\)

    • B.

      \({80^0}\)

    • C.

      \({90^0}\)

    • D.

      \({100^0}\)

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    +Áp dụng trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra tính chất về góc của hai tam giác bằng nhau.

    Lời giải chi tiết :

    Xét tam giác $DEF$ và tam giác $HKG$ có \(\widehat D = \widehat H\), \(\widehat E = \widehat K\), $DE = HK,$ do đó \(\Delta DEF = \Delta HKG\)(g.c.g).

    Do đó \(\widehat G = \widehat F = {80^0}\) (hai góc tương ứng).

    Câu 32 :

    Cho tam giác $ABC$ và tam giác $DEF$ có $AB = DE,$ \(\widehat B = \widehat E\) , \(\widehat A = \widehat D\). Biết $AC = 6cm.$ Độ dài $DF$ là:

    • A.

      $4cm\;\;\;\;$

    • B.

      $5cm$

    • C.

      $6cm\;\;\;\;$

    • D.

      $7cm$

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    + Áp dụng trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra tính chất về cạnh của hai tam giác bằng nhau.

    Lời giải chi tiết :

    Xét tam giác $ABC$ và tam giác $DEF$ có $AB = DE,$ \(\widehat B = \widehat E\) , \(\widehat A = \widehat D\) , do đó \(\Delta ABC = \Delta DEF\,\left( {g - c - g} \right)\).

    Do đó $DF = AC = 6cm$ (hai cạnh tương ứng).

    Câu 33 :

    Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$ có $AB = AC.$ Qua $A$ kẻ đường thẳng $xy$ sao cho $B,C$ nằm cùng phía với $xy.$ Kẻ $BD$ và $CE$ vuông góc với $xy.$ Chọn câu đúng.

    • A.

      $DE = BD + CE$

    • B.

      $DE = BD - CE$

    • C.

      $CE = BD + DE$

    • D.

      $CE = BD - DE$

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    + Dựa vào hệ quả của trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác để chứng minh các cặp tam giác bằng nhau

    + Từ các cặp cạnh tương ứng bằng nhau ta lập luận để suy ra mối quan hệ đúng.

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 22

    Ta có: \({\widehat A_1} + {\widehat A_2} = {90^0}\,\,\,\left( {do\,\,\,\widehat {BAC} = {{90}^0}} \right)\)

    Mà ${\widehat A_1} + {\widehat B_2} = {90^0}$ vì tam giác $ABD$ vuông tại $D.$

    \( \Rightarrow {\widehat B_2} = {\widehat A_2}\) (cùng phụ với \({\widehat A_1}\)).

    Lại có \({\widehat A_2} + {\widehat C_1} = {90^0}\) vì tam giác $ACE$ vuông tại $E$

    \( \Rightarrow {\widehat A_1} = {\widehat C_1}\) (cùng phụ với \({\widehat A_2}\)).

    Xét hai tam giác vuông $BDA$ và $AEC$ có:

    \(\widehat D = \widehat E = {90^0}\); \(AB = AC\) (gt) và \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{C_1}}\) (cmt)

    \( \Rightarrow \Delta BA{\rm{D}} = \Delta ACE\) (cạnh huyền – góc nhọn)

    Suy ra $BD = AE$ (hai cạnh tương ứng), $CE = AD$ (hai cạnh tương ứng).

    Do đó $DE = AD + AE = CE + BD.$

    Câu 34 :

    Cho tam giác $ABC,D$ là trung điểm của $AB.$ Đường thẳng qua $D$ và song song với $BC$ cắt $AC$ ở $E,$ đường thẳng qua $E$ và song song với $AB$ cắt $BC$ ở $F.$ Khi đó

    • A.

      \(\Delta ADE = \Delta EFC\)

    • B.

      \(\Delta ADE = \Delta DBF\)

    • C.

      \(\Delta EFC = \Delta DBF\)

    • D.

      Cả A, B, C đều đúng.

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    + Từ tính chất của hai đường song song suy ra các cặp góc bằng nhau, từ đó dựa vào trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác để chứng minh các tam giác bằng nhau

    + Từ các cặp cạnh bằng nhau ta tìm mối liên hệ giữa chúng để suy ra điều phải chứng minh

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 23

    Xét tam giác $DEF$ và tam giác $FBD$ có:

    \(\widehat {{D_1}} = \widehat {{F_1}}\) (hai góc so le trong).

    $DF$ là cạnh chung

    \(\widehat {{F_2}} = \widehat {{D_2}}\) (hai góc so le trong).

    Vậy \(\Delta DEF = \Delta FBD\,\,\,(g.c.g)\)

    Suy ra $EF = BD$ (hai cạnh tương ứng)

     Mà $AD = BD$ nên $EF = AD$

    Ta có : \(\widehat {{F_3}} = \widehat B\) (hai góc đồng vị); \(\widehat {{D_3}} = \widehat B\) (hai góc đồng vị)

     \( \Rightarrow \widehat {{D_3}} = \widehat {{F_3}}\left( { = \widehat B} \right).\).

    Xét tam giác $ADE$ và tam giác $EFC$ có:

    \(\widehat {{D_3}} = \widehat {{F_3}}\)(cmt)

    \(\widehat A = \widehat {{E_1}}\)(hai góc đồng vị)

    $AD = EF\left( {cmt} \right)$

     \( \Rightarrow \Delta ADE = \Delta EFC\,\,\,(g.c.g).\) (1)

    Tương tự ta chứng minh được \(\Delta EFC = \Delta DBF\,\,\,(g.c.g)\) (2)

    Từ (1) và (2) suy ra \(\Delta ADE = \Delta EFC = \Delta DBF\) (3)

    Câu 35 :

    Cho tam giác \(ABC\) có \(\widehat A = {60^0}.\) Tia phân giác của góc \(B\) cắt \(AC\) ở \(D,\) tia phân giác của góc \(C\) cắt \(AB\) ở \(E.\) Các tia phân giác đó cắt nhau ở \(I.\) Tính độ dài \(ID,\) biết \(IE = 2cm.\)

    • A.

      \(ID = 4cm\)

    • B.

      \(ID = 2cm\)

    • C.

      \(ID = 8cm\)

    • D.

      \(ID = 3cm\)

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    + Kẻ tia phân giác của \(\widehat {BIC}\) cắt \(BC\) tại \(H\)

    + Sử dụng tính chất tia phân giác, định lí tổng ba góc của một tam giác chứng minh \(\widehat {CID} = \widehat {BIE} = \widehat {BIH} = \widehat {HIC} = 60^\circ \).

    + Áp dụng trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: “Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau” ta chứng minh \(\Delta BIE = \Delta BIH\), \(\Delta CID = \Delta CIH\).

    + Từ đó ta tính được độ dài \(ID\).

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 24

    Vì \(BD\) là tia phân giác của \(\widehat {ABC}\) nên \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}} = \dfrac{1}{2}\widehat {ABC}\)

    Vì \(CE\) là tia phân giác của \(\widehat {ACB}\) nên \(\widehat {{C_1}} = \widehat {{C_2}} = \dfrac{1}{2}\widehat {ACB}\)

    Xét \(\Delta ABC\) có: \(\widehat A + \widehat {ABC} + \widehat {ACB} = 180^\circ \) (tổng ba góc của một tam giác bằng \(180^\circ \))

    Mà \(\widehat A = 60^\circ \) nên \(\widehat {ABC} + \widehat {ACB} = 180^\circ - \widehat A = 180^\circ - 60^\circ = 120^\circ \)

    Ta lại có: \(\widehat {{B_2}} + \widehat {{C_2}} = \dfrac{1}{2}\widehat {ABC} + \dfrac{1}{2}\widehat {ACB} = \dfrac{1}{2}(\widehat {ABC} + \widehat {ACB}) = \dfrac{1}{2}.120^\circ = 60^\circ \)

    Xét \(\Delta BIC\) có \(\widehat {BIC} + \widehat {{B_2}} + \widehat {{C_2}} = 180^\circ \) (tổng ba góc của một tam giác bằng \(180^\circ \))

    Mà \(\widehat {{B_2}} + \widehat {{C_2}} = 60^\circ \) nên \(\widehat {BIC} = 180^\circ - (\widehat {{B_2}} + \widehat {{C_2}}) = 180^\circ - 60^\circ = 120^\circ \)

    Mặt khác: \(\widehat {BIC} + \widehat {BIE} = 180^\circ \) (hai góc kề bù) \( \Rightarrow \widehat {BIE} = 180^\circ - \widehat {BIC} = 180^\circ - 120^\circ = 60^\circ \)

    Khi đó \(\widehat {CID} = \widehat {BIE} = 60^\circ \) (hai góc đối đỉnh) \((1)\)

    Kẻ tia phân giác của \(\widehat {BIC}\) cắt \(BC\) tại \(H\)

    Suy ra \(\widehat {BIH} = \widehat {HIC} = \dfrac{1}{2}.\widehat {BIC} = \dfrac{1}{2}.120^\circ = 60^\circ \)\((2)\)

    Từ \((1)\) và \((2)\) suy ra \(\widehat {CID} = \widehat {BIE} = \widehat {BIH} = \widehat {HIC}\)

    Xét tam giác \(BIE\) và tam giác \(BIH\) có:

    \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}}\) (cmt)

    \(BI\) là cạnh chung

    \(\widehat {BIE} = \widehat {BIH}\) (cmt)

    \( \Rightarrow \Delta BIE = \Delta BIH \,(g.c.g) \Rightarrow IE = IH\) (hai cạnh tương ứng) \((3)\)

    Xét tam giác \(CID\) và tam giác \(CIH\) có:

    \(\widehat {{C_1}} = \widehat {{C_2}}\) (cmt)

    \(CI\) là cạnh chung

    \(\widehat {CID} = \widehat {HIC}\) (cmt)

    \( \Rightarrow \Delta CID = \Delta CIH \,(g.c.g) \Rightarrow ID = IH\) (hai cạnh tương ứng) \((4)\)

    Từ \((3)\) và \((4)\) suy ra \(ID = IE = 2cm\)

    Câu 36 :

    Cho hai đoạn thẳng \(AB,CD\) song song với nhau. Hai đoạn thẳng này chắn giữa hai đường thẳng song song \(AC,BD\). Chọn câu đúng:

    • A.

      \(AB = CD\)

    • B.

      \(AB > CD\)

    • C.

      \(AB < CD\)

    • D.

      \(AC > BD\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    + Kẻ đoạn thẳng \(AD\).

    + Từ tính chất của hai đường thẳng song song suy ra các cặp góc bằng nhau.

    + Áp dụng trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: “Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau” để chứng minh \(\Delta ABD = \Delta DCA\). Từ đó suy ra các cạnh tương ứng bằng nhau.

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 25

    Kẻ đoạn thẳng \(AD\)

    Vì \(AB//CD\) (gt) nên \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{D_1}}\) (hai góc so le trong)

    Vì \(AC//BD\) (gt) nên \(\widehat {{A_2}} = \widehat {{D_2}}\) (hai góc so le trong)

    Xét tam giác \(ABD\) và tam giác \(DCA\) có:

    \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{D_1}}\) (cmt)

    \(AD\) là cạnh chung

    \(\widehat {{A_2}} = \widehat {{D_2}}\) (cmt)

    \( \Rightarrow \Delta ABD = \Delta DCA\,(g.c.g) \Rightarrow AB = CD\) (hai cạnh tương ứng); \(AC = BD\) (hai cạnh tương ứng)

    Lời giải và đáp án

      Câu 1 :

      Cho tam giác \(BAC\) và tam giác \(KEF\) có \(BA = EK,\) \(\widehat A = \widehat K\), \(CA = KF.\) Phát biểu nào trong trong các phát biểu sau đây là đúng:

      • A.

        \(\Delta BAC = \Delta EKF\)

      • B.

        \(\Delta BAC = \Delta EFK\)

      • C.

        \(\Delta {\rm A}BC = \Delta FKE\)

      • D.

        \(\Delta BAC = \Delta KEF\)

      Câu 2 :

      Cho tam giác \(ABC\) và tam giác \(MNP\) có \(\widehat A = \widehat {M,}\widehat B = \widehat N\) . Cần thêm điều kiện gì để tam giác \(ABC\) và tam giác \(MNP\) bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc:

      • A.

        \(AC = MP\)

      • B.

        \(AB = MN\)

      • C.

        \(BC = NP\)

      • D.

        \(AC = MN\)

      Câu 3 :

      Cho góc nhọn \(xOy,Oz\) là tia phân giác của góc đó. Qua điểm \(A\) thuộc tia \(Ox\) kẻ đường thẳng song song với \(Oy\) cắt \(Oz\) ở \(M.\) Qua \(M\)kẻ đường thẳng song song với \(Ox\) cắt \(Oy\) ở \(B.\) Chọn câu đúng.

      • A.

        \(OA > OB;MA > MB\)

      • B.

        \(OA = OB;MA = MB\)

      • C.

        \(OA < OB;MA < MB\)

      • D.

        \(OA < OB;MA = MB\)

      Câu 4 :

      Cho hai đoạn thẳng \(BD\) và \(EC\) vuông góc với nhau tại \(A\) sao cho \(AB = AE,AD = AC,AB < AC.\) Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là sai:

      • A.

        \(\Delta AED = \Delta ABC\)

      • B.

        \(BC = ED\)

      • C.

        \(EB = CD\)

      • D.

        \(\widehat {ABC} = \widehat {AED}\) .

      Câu 5 :

      Cho góc nhọn \(xOy.\) Trên tia \(Ox\) lấy hai điểm \(A,C,\) trên tia \(Oy\) lấy hai điểm \(B,D\) sao cho \(OA = OB,OC = OD\) (\(A\) nằm giữa \(O\) và \(C,\)\(B\) nằm giữa \(O\) và \(D\) ). So sánh hai góc \(\widehat {CAD}\) và \(\widehat {CBD}.\)

      • A.

        \(\widehat {CBD} = \widehat {CAD}\)

      • B.

        \(\widehat {CBD} < \widehat {CAD}\)

      • C.

        \(\widehat {CBD} > \widehat {CAD}\)

      • D.

        \(2.\widehat {CBD} = \widehat {CAD}\)

      Câu 6 :

      Cho tam giác \(ABC\) có \(AB = AC = BC,\) phân giác \(BD\) và \(CE\) cắt nhau tại \(O.\) Tính \(\widehat {BOC}.\)

      • A.

        \({60^0}\)

      • B.

        \({80^0}\)

      • C.

        \(120^\circ \)

      • D.

        \({100^0}\)

      Câu 7 :

      Cho hai đoạn thẳng \(AB\) và \(CD\) cắt nhau tại \(O\) là trung điểm của mỗi đoạn thẳng đó. Lấy \(E;\,F\) lần lượt là điểm thuộc đoạn \(AD\) và \(BC\) sao cho \(AE = BF.\) Cho \(OE = 2cm\), tính \(EF.\)

      • A.

        \(4\,cm\)

      • B.

        \(2cm\)

      • C.

        \(3\,cm\)

      • D.

        \(3,5\,cm\)

      Câu 8 :

      Cho tam giác \(ABC\) có \(AB = AC.\) Trên các cạnh \(AB\) và \(AC\) lấy các điểm \(D,E\) sao cho \(AD = AE.\) Gọi \(K\) là giao điểm của \(BE\) và \(CD\). Chọn câu sai.

      • A.

        \(BE = CD\) 

      • B.

        \(BK = KC\)

      • C.

        \(BD = CE\) 

      • D.

        \(DK = KC\)

      Câu 9 :

      Cho tam giác \(DEF\) và tam giác \(HKG\) có \(\widehat D = \widehat H\), \(\widehat E = \widehat K\), \(DE = HK.\) Biết \(\widehat F = {80^0}\). Số đo góc \(G\) là:

      • A.

        \({70^0}\)

      • B.

        \({80^0}\)

      • C.

        \({90^0}\)

      • D.

        \({100^0}\)

      Câu 10 :

      Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) có \(AB = AC.\) Qua \(A\) kẻ đường thẳng \(xy\) sao cho \(B,C\) nằm cùng phía với \(xy.\) Kẻ \(BD\) và \(CE\) vuông góc với \(xy.\) Chọn câu đúng.

      • A.

        \(DE = BD + CE\)

      • B.

        \(DE = BD - CE\)

      • C.

        \(CE = BD + DE\)

      • D.

        \(CE = BD - DE\)

      Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A.\) Tia phân giác của góc \(ABC\) cắt \(AC\) tại \(D,\) lấy \(E\) trên cạnh \(BC\) sao cho \(BE = AB.\)

      Câu 11

      Chọn câu đúng.

      • A.

        \(\Delta ABD{\rm{ }} = \Delta EBD\)

      • B.

        \(\Delta ABD{\rm{ }} = \Delta BED\)

      • C.

        \(DC = DE\)

      • D.

        \(\Delta ABD = \Delta CBD\)

      Câu 12

      Trên tia đối của tia \(DE\) lấy điểm \(M\) sao cho \(DM = DC\). So sánh \(EC\) và \(AM\).

      • A.

        \(EC < AM\)

      • B.

        \(EC = AM\)

      • C.

        \(EC > AM\)

      • D.

        Chưa đủ điều kiện để so sánh

      Câu 13

      Trên tia đối của tia \(DE\) lấy điểm \(M\) sao cho \(DM = DC\). Nối \(AE,\) so sánh số đo \(\widehat {AEC};\widehat {EAM}\).

      • A.

        \(\widehat {AEC} > \widehat {EAM}\)

      • B.

        \(\widehat {AEC} < \widehat {EAM}\)

      • C.

        \(\widehat {AEC} = \widehat {EAM}\)

      • D.

        Chưa đủ điều kiện so sánh

      Cho điểm \(A\) nằm trong góc nhọn \(xOy.\) Vẽ \(AH\) vuông góc với \(Ox,\) trên tia đối của tia \(HA\) lấy điểm \(B\) sao cho \(HB = HA.\) Vẽ \(AK\) vuông góc với \(Oy,\) trên tia đổi của tia \(KA\) lấy điểm \(C\) sao cho \(KC = KA.\)

      Câu 14

      So sánh \(OB;OC\).

      • A.

        \(OB < OC\)

      • B.

        \(OB = OC\)

      • C.

        \(OB > OC\)

      • D.

        \(OB \ge OC\)

      Câu 15

      Biết \(\widehat {xOy} = \alpha .\) Tính \(\widehat {BOC}.\)

      • A.

        \(3\alpha \)

      • B.

        \(4\alpha \)

      • C.

        \(2\alpha \)

      • D.

        \(\alpha \)

      Câu 16 :

      Cho hai đoạn thẳng \(AB\) và \(CD\) cắt nhau tại \(O\) là trung điểm của mỗi đoạn thẳng đó. Lấy \(E;\,F\) lần lượt là điểm thuộc đoạn \(AD\) và \(BC\) sao cho \(AE = BF.\) Cho \(OE = 2cm\), tính \(EF.\)

      • A.

        \(4\,cm\)

      • B.

        \(2cm\)

      • C.

        $3\,cm$

      • D.

        \(3,5\,cm\) 

      Câu 17 :

      Cho tam giác $ABC$ có $M,N$ lần lượt là trung điểm của $AB,AC.$ Trên tia đối của tia $MC$ lấy $D$ sao cho $MD = MC$ . Trên tia đối của tia $NB$ lấy điểm $E$ sao cho $NE = NB.$

      (I) \(\Delta AMD = \Delta BMC\)

      (II) \(\Delta ANE = \Delta CNB\)

      (III) $A,D,E$ thẳng hàng

      (IV) $A$ là trung điểm của đoạn thẳng $DE$

      Số khẳng định đúng trong các khẳng định trên là

      • A.

        \(0\)

      • B.

        \(2\)

      • C.

        $4$

      • D.

         \(3\)

      Cho góc nhọn $xOy$ và $Oz$ là tia phân giác của góc đó. Trên tia $Ox$ lấy điểm $A$ và trên tia $Oy$ lấy điểm $B$ sao cho $OA = OB.$ Gọi $C$ là một điểm bất kỳ trên tia $Oz.$

      Câu 18

      Chọn câu sai.

      • A.

        \(AC = OB\)

      • B.

        \(AC = BC\)

      • C.

        \(\widehat {OAC} = \widehat {OBC}\)

      • D.

        \(CO\) là tia phân giác của \(\widehat {BCA}.\)

      Câu 19

      Gọi \(I\) là giao của \(AB\) và \(Oz.\) Tính góc \(AIC.\)

      • A.

        \(120^\circ \)

      • B.

        \(90^\circ \)

      • C.

        $60^\circ $

      • D.

        \({100^0}\)

      Cho tam giác $ABC$ có $AB = AC = BC,$ phân giác $BD$ và $CE$ cắt nhau tại $O.$

      Câu 20

      Chọn câu đúng.

      • A.

        $CE \bot \;AB$

      • B.

        $BD\; \bot AC$

      • C.

        \(DC = BC\)

      • D.

        Cả A, B đều đúng.

      Câu 21

      Tính \(\widehat {BOC}.\)

      • A.

        \({60^0}\)

      • B.

        \({80^0}\)

      • C.

        $120^\circ $

      • D.

        \({100^0}\)

      Câu 22 :

      Cho đoạn thẳng \(AB\), trên đường trung trực \(d\) của đoạn \(AB\) lấy điểm \(M.\) So sánh \(AM\) và \(BM.\)

      • A.

        \(MA = MB\)

      • B.

        \(MA > MB\) 

      • C.

        \(MA < MB\)

      • D.

        \(2.MA = MB\)

      Câu 23 :

      Cho tam giác $ABC$ có \(\widehat A = {90^0}\), tia phân giác $BD$ của góc $B$ (\(D \in AC\)). Trên cạnh $BC$ lấy điểm $E$ sao cho $BE = BA.$ Hai góc nào sau đây bằng nhau?

      • A.

        \(\widehat {EDC};\widehat {BAC}\)

      • B.

        \(\widehat {EDC};\widehat {ACB}\)

      • C.

        \(\widehat {EDC};\widehat {ABC}\)

      • D.

        \(\widehat {EDC};\widehat {EC{\rm{D}}}\)

      Câu 24 :

      Cho tam giác $DEF$ và tam giác $HKG$ có $DE = HK$ , \(\widehat E = \widehat K\), $EF = KG.$ Biết \(\widehat D = {70^0}\). Số đo góc $H$ là:

      • A.

        \({70^0}\)

      • B.

        \({80^0}\)

      • C.

        \({90^0}\)

      • D.

        \({100^0}\)

      Cho góc nhọn $xOy.$ Trên tia $Ox$ lấy hai điểm $A,C,$ trên tia $Oy$ lấy hai điểm $B,D$ sao cho $OA = OB,OC = OD$ ($A$ nằm giữa $O$ và $C,$$B$ nằm giữa $O$ và $D$ ).

      Câu 25

      Chọn câu đúng.

      • A.

        \(\Delta OAD = \Delta OCB\)

      • B.

        \(\Delta ODA = \Delta OBC\)

      • C.

        \(\Delta AOD = \Delta BCO\)

      • D.

        \(\Delta OAD = \Delta OBC\) .

      Câu 26

      So sánh hai góc \(\widehat {CAD}\) và \(\widehat {CBD}.\)

      • A.

        \(\widehat {CBD} = \widehat {CAD}\)

      • B.

        \(\widehat {CBD} < \widehat {CAD}\)

      • C.

        \(\widehat {CBD} > \widehat {CAD}\)

      • D.

        \(\widehat {CBD} =2.\widehat {CAD}\) .

      Câu 27 :

      Cho tam giác $BAC$ và tam giác $KEF$ có $BA = EK,$ \(\widehat A = \widehat K\), $CA = KF.$ Phát biểu nào trong trong các phát biểu sau đây là đúng:

      • A.

        \(\Delta BAC = \Delta EKF\)

      • B.

        \(\Delta BAC = \Delta EFK\)

      • C.

        \(\Delta {\rm A}BC = \Delta FKE\)

      • D.

        \(\Delta BAC = \Delta KEF\)

      Câu 28 :

      Cho tam giác $ABC$ và tam giác $MHK$ có: $AB = MH$ , \(\widehat A = \widehat M\). Cần thêm một điều kiện gì để hai tam giác $ABC$ và $MHK$ bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh:

      • A.

        $BC = MK$

      • B.

        $BC = HK$

      • C.

        $AC = MK$

      • D.

        $AC = HK$

      Câu 29 :

      Cho tam giác \(ABC\) và tam giác \(NPM\) có \(BC = PM;\,\widehat B = \widehat P\). Cần thêm một điều kiện gì để tam giác $MPN$ và tam giác $CBA$ bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc ?

      • A.

        \(\widehat M = \widehat A\)

      • B.

        \(\widehat A = \widehat P\)

      • C.

        \(\widehat C = \widehat M\)

      • D.

        \(\widehat A = \widehat N\)

      Câu 30 :

      Cho tam giác $ABC$ và tam giác $MNP$ có $\widehat B = \widehat N = {90^ \circ }$, $AC = MP,$ \(\widehat C = \widehat M\) . Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là đúng:

      • A.

        \(\Delta ABC = \Delta PMN\)

      • B.

        \(\Delta ACB = \Delta PNM\)

      • C.

        \(\Delta BAC = \Delta MNP\)

      • D.

        \(\Delta ABC = \Delta PNM\)

      Câu 31 :

      Cho tam giác $DEF$ và tam giác $HKG$ có \(\widehat D = \widehat H\), \(\widehat E = \widehat K\), $DE = HK.$ Biết \(\widehat F = {80^0}\). Số đo góc $G$ là:

      • A.

        \({70^0}\)

      • B.

        \({80^0}\)

      • C.

        \({90^0}\)

      • D.

        \({100^0}\)

      Câu 32 :

      Cho tam giác $ABC$ và tam giác $DEF$ có $AB = DE,$ \(\widehat B = \widehat E\) , \(\widehat A = \widehat D\). Biết $AC = 6cm.$ Độ dài $DF$ là:

      • A.

        $4cm\;\;\;\;$

      • B.

        $5cm$

      • C.

        $6cm\;\;\;\;$

      • D.

        $7cm$

      Câu 33 :

      Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$ có $AB = AC.$ Qua $A$ kẻ đường thẳng $xy$ sao cho $B,C$ nằm cùng phía với $xy.$ Kẻ $BD$ và $CE$ vuông góc với $xy.$ Chọn câu đúng.

      • A.

        $DE = BD + CE$

      • B.

        $DE = BD - CE$

      • C.

        $CE = BD + DE$

      • D.

        $CE = BD - DE$

      Câu 34 :

      Cho tam giác $ABC,D$ là trung điểm của $AB.$ Đường thẳng qua $D$ và song song với $BC$ cắt $AC$ ở $E,$ đường thẳng qua $E$ và song song với $AB$ cắt $BC$ ở $F.$ Khi đó

      • A.

        \(\Delta ADE = \Delta EFC\)

      • B.

        \(\Delta ADE = \Delta DBF\)

      • C.

        \(\Delta EFC = \Delta DBF\)

      • D.

        Cả A, B, C đều đúng.

      Câu 35 :

      Cho tam giác \(ABC\) có \(\widehat A = {60^0}.\) Tia phân giác của góc \(B\) cắt \(AC\) ở \(D,\) tia phân giác của góc \(C\) cắt \(AB\) ở \(E.\) Các tia phân giác đó cắt nhau ở \(I.\) Tính độ dài \(ID,\) biết \(IE = 2cm.\)

      • A.

        \(ID = 4cm\)

      • B.

        \(ID = 2cm\)

      • C.

        \(ID = 8cm\)

      • D.

        \(ID = 3cm\)

      Câu 36 :

      Cho hai đoạn thẳng \(AB,CD\) song song với nhau. Hai đoạn thẳng này chắn giữa hai đường thẳng song song \(AC,BD\). Chọn câu đúng:

      • A.

        \(AB = CD\)

      • B.

        \(AB > CD\)

      • C.

        \(AB < CD\)

      • D.

        \(AC > BD\)

      Câu 1 :

      Cho tam giác \(BAC\) và tam giác \(KEF\) có \(BA = EK,\) \(\widehat A = \widehat K\), \(CA = KF.\) Phát biểu nào trong trong các phát biểu sau đây là đúng:

      • A.

        \(\Delta BAC = \Delta EKF\)

      • B.

        \(\Delta BAC = \Delta EFK\)

      • C.

        \(\Delta {\rm A}BC = \Delta FKE\)

      • D.

        \(\Delta BAC = \Delta KEF\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác

      Lời giải chi tiết :

      Xét tam giác \(BAC\) và tam giác \(KEF\) có \(BA = EK,\) \(\widehat A = \widehat K\), \(CA = KF.\) suy ra \(\Delta BAC = \Delta EKF\)(c.g.c).

      Câu 2 :

      Cho tam giác \(ABC\) và tam giác \(MNP\) có \(\widehat A = \widehat {M,}\widehat B = \widehat N\) . Cần thêm điều kiện gì để tam giác \(ABC\) và tam giác \(MNP\) bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc:

      • A.

        \(AC = MP\)

      • B.

        \(AB = MN\)

      • C.

        \(BC = NP\)

      • D.

        \(AC = MN\)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Áp dụng trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Ta thấy hai tam giác \(ABC\) và tam giác \(MNP\) có hai yếu tố về góc \(\widehat A = \widehat {M,}\widehat B = \widehat N\).

      Để tam giác \(ABC\) và tam giác \(MNP\) bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc thì cần thêm điều kiện về cạnh kề hai góc đã cho đó là \(AB = MN.\)

      Câu 3 :

      Cho góc nhọn \(xOy,Oz\) là tia phân giác của góc đó. Qua điểm \(A\) thuộc tia \(Ox\) kẻ đường thẳng song song với \(Oy\) cắt \(Oz\) ở \(M.\) Qua \(M\)kẻ đường thẳng song song với \(Ox\) cắt \(Oy\) ở \(B.\) Chọn câu đúng.

      • A.

        \(OA > OB;MA > MB\)

      • B.

        \(OA = OB;MA = MB\)

      • C.

        \(OA < OB;MA < MB\)

      • D.

        \(OA < OB;MA = MB\)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      + Từ tính chất đường thẳng song song, tính chất tia phân giác suy ra các cặp góc bằng nhau.

      + Dựa vào trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác và hệ quả của trường hợp bằng nhau thứ ba để chứng minh các tam giác bằng nhau để suy ra các cặp cạnh bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 1

      Ta có:

      \(\widehat {{M_1}} = \widehat {{O_2}}\) (hai góc so le trong)

      \(\widehat {{M_2}} = \widehat {{O_1}}\) (hai góc so le trong)

      \(\widehat {{O_2}} = \widehat {{O_1}}\)(do Oz là tia phân giác của góc xOy)

      Do đó \(\widehat {{M_2}} = \widehat {{M_1}}\)

      Xét tam giác \(AOM\) và tam giác \(BOM\) có:

       \(\widehat {{M_2}} = \widehat {{M_1}}\)(cmt)

       \(OM\) là cạnh chung

      \(\widehat {{O_2}} = \widehat {{O_1}}\)(cmt)

      \( \Rightarrow \Delta AOM = \Delta BOM(g.c.g)\)

      Do đó \(OA = OB;MA = MB\) (các cặp cạnh tương ứng).

      Câu 4 :

      Cho hai đoạn thẳng \(BD\) và \(EC\) vuông góc với nhau tại \(A\) sao cho \(AB = AE,AD = AC,AB < AC.\) Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là sai:

      • A.

        \(\Delta AED = \Delta ABC\)

      • B.

        \(BC = ED\)

      • C.

        \(EB = CD\)

      • D.

        \(\widehat {ABC} = \widehat {AED}\) .

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      + Sử dụng trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác để chứng minh hai tam giác bằng nhau.

      + Sử dụng tính chất của hai tam giác bằng nhau để suy ra các tính chất về cạnh, về góc tương ứng.

      Lời giải chi tiết :

      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 2

      Xét hai tam giác \(ABC\) và tam giác \(AED\) có:

      \(AB = AB;\) \(\widehat {BAD} = \widehat {BAC}\)(hai góc đối đỉnh); \(AD = DC,\)

      \( \Rightarrow \)\(\Delta AED = \Delta ABC\) (A đúng).

      \( \Rightarrow \) \(BC = BD\) (hai cạnh tương ứng) (B đúng);

      \(\widehat {ABC} = \widehat {ABD}\)(hai góc tương ứng) (D đúng).

      Câu 5 :

      Cho góc nhọn \(xOy.\) Trên tia \(Ox\) lấy hai điểm \(A,C,\) trên tia \(Oy\) lấy hai điểm \(B,D\) sao cho \(OA = OB,OC = OD\) (\(A\) nằm giữa \(O\) và \(C,\)\(B\) nằm giữa \(O\) và \(D\) ). So sánh hai góc \(\widehat {CAD}\) và \(\widehat {CBD}.\)

      • A.

        \(\widehat {CBD} = \widehat {CAD}\)

      • B.

        \(\widehat {CBD} < \widehat {CAD}\)

      • C.

        \(\widehat {CBD} > \widehat {CAD}\)

      • D.

        \(2.\widehat {CBD} = \widehat {CAD}\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      + Sử dụng tính chất hai tam giác bằng nhau ở ý trước suy ra hai góc tương ứng bằng nhau

      + Sau đó sử dụng tính chất hai góc kề bù hoặc góc ngoài để so sánh hai góc \(\widehat {CAD}\) và \(\widehat {CBD}.\)

      Lời giải chi tiết :

      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 3

      Xét tam giác \(OAD\) và tam giác \(OBC\) có

      \(OA = OB,\)

      \(\widehat O\)chung,

      \(OC = OD\)

      \( \Rightarrow \)\(\Delta OAD = \Delta OBC\) ( c.g.c)

      \( \Rightarrow \)\(\widehat {OBC} = \widehat {OAD}\) (hai góc tương ứng bằng nhau)

      Lại có \(\widehat {OBC} + \widehat {CBD} = 180^\circ ;\,\widehat {OAD} + \widehat {DAC} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)

      Nên \(\widehat {CBD} = 180^\circ - \widehat {OBC}\) và \(\widehat {CAD} = 180^\circ - \widehat {OAD}\) mà \(\widehat {OBC} = \widehat {OAD}\) (cmt)

      \( \Rightarrow \) \(\widehat {CBD} = \widehat {CAD}.\)

      Câu 6 :

      Cho tam giác \(ABC\) có \(AB = AC = BC,\) phân giác \(BD\) và \(CE\) cắt nhau tại \(O.\) Tính \(\widehat {BOC}.\)

      • A.

        \({60^0}\)

      • B.

        \({80^0}\)

      • C.

        \(120^\circ \)

      • D.

        \({100^0}\)

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng tính chất tia phân giác, tính chất hai góc kề bù và định lý tổng ba góc trong tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 4

      Vì \(BD\) và \(CE\) là tia phân giác của góc \(\widehat {ABC}\) và \(\widehat {ACB}\) nên \(\widehat {ABD} = \widehat {CBD}\) và \(\widehat {ACE} = \widehat {BCE}.\) 

      Xét tam giác \(ABD\) và tam giác \(CBD\) có:

      + \(AB = AC\,\left( {gt} \right)\)

      + \(\widehat {ABD} = \widehat {CBD}\) (cmt)

      + Cạnh \(BD\) chung

      Suy ra \(\Delta ABD = \Delta CBD\,\left( {c - g - c} \right)\)\( \Rightarrow \widehat {BCA} = \widehat {BAC}\) (hai góc tương ứng) (1)

      Tương tự ta có \(\Delta BCE = \Delta ACE\left( {c - g - c} \right)\) \( \Rightarrow \widehat {CBA} = \widehat {BAC}\) (hai góc tương ứng) (2)

      Từ (1) và (2) ta có \(\widehat {ABC} = \widehat {BAC} = \widehat {ACB}\). Mà \(\widehat {ABC} + \widehat {BAC} + \widehat {ACB} = 180^\circ \) (định lý tổng ba góc của tam giác) nên \(\widehat {ABC} = \widehat {BAC} = \widehat {ACB} = \frac{{180^\circ }}{3} = 60^\circ .\)

      Lại có \(\widehat {ABD} = \widehat {CBD}\) (cmt) nên \(\widehat {CBO} = \frac{{\widehat {ABC}}}{2} = \frac{{60^\circ }}{2} = 30^\circ \); \(\widehat {ACE} = \widehat {BCE} = \frac{{\widehat {ACB}}}{2} = \frac{{60^\circ }}{2} = 30^\circ .\)

      Xét tam giác \(BOC\) có \(\widehat {BOC} + \widehat {OBC} + \widehat {OCB} = 180^\circ \) (định lý tổng ba góc của một tam giác)

      Nên \(\widehat {BOC} = 180^\circ - 30^\circ - 30^\circ = 120^\circ .\)

      Vậy \(\widehat {BOC} = 120^\circ .\)

      Câu 7 :

      Cho hai đoạn thẳng \(AB\) và \(CD\) cắt nhau tại \(O\) là trung điểm của mỗi đoạn thẳng đó. Lấy \(E;\,F\) lần lượt là điểm thuộc đoạn \(AD\) và \(BC\) sao cho \(AE = BF.\) Cho \(OE = 2cm\), tính \(EF.\)

      • A.

        \(4\,cm\)

      • B.

        \(2cm\)

      • C.

        \(3\,cm\)

      • D.

        \(3,5\,cm\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dùng trường hợp bằng nhau thứ hai để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó có các cạnh và các góc tương ứng. Lập luận để có được \(O\) là trung điểm của \(EF\) để tính độ dài \(EF.\)

      Lời giải chi tiết :

      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 5

      * Xét tam giác \(OBC\) và \(OAD\) có

      + \(OA = OB\,\left( {gt} \right)\)

      + \(\widehat {AOD} = \widehat {BOC}\) (đối đỉnh)

      + \(OC = OD\left( {gt} \right)\)

      \( \Rightarrow \)\(\Delta OAD = \Delta OBC\left( {c - g - c} \right)\) nên \(\widehat {OAD} = \widehat {OBC}\) (hai góc tương ứng)

      * Xét tam giác \(OBF\) và \(OAE\) có

      + \(OA = OB\,\left( {gt} \right)\)

      + \(\widehat {OAD} = \widehat {OBC}\) (cmt)

      + \(BF = AE\left( {gt} \right)\)

      \( \Rightarrow \)\(\Delta OBF = \Delta OAE\left( {c - g - c} \right)\)

      \( \Rightarrow \)\(OE = OF\) (hai cạnh tương ứng) và \(\widehat {AOE} = \widehat {FOB}\) (hai góc tương ứng)

      Mà \(\widehat {FOB} + \widehat {FOA} = 180^\circ \) (hai góc kề bù) nên \(\widehat {FOA} + \widehat {AOE} = 180^\circ \)

      \( \Rightarrow \) 3 điểm \(F;\,O;E\) thẳng hàng và \(OE = OF\) nên \(O\) là trung điểm của \(EF \Rightarrow EF = 2.OE = 4\,cm.\)

      Câu 8 :

      Cho tam giác \(ABC\) có \(AB = AC.\) Trên các cạnh \(AB\) và \(AC\) lấy các điểm \(D,E\) sao cho \(AD = AE.\) Gọi \(K\) là giao điểm của \(BE\) và \(CD\). Chọn câu sai.

      • A.

        \(BE = CD\) 

      • B.

        \(BK = KC\)

      • C.

        \(BD = CE\) 

      • D.

        \(DK = KC\)

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Chứng minh 2 tam giác bằng nhau rồi dựa vào tính chất hai tam giác bằng nhau suy ra các cạnh tương ứng bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 6

      Xét tam giác \(ABE\) và tam giác \(ADC\) có

      + \(AD = AE\left( {gt} \right)\)

       + Góc \(A\) chung

      + \(AB = AC\left( {gt} \right)\)

      \( \Rightarrow \) \(\Delta ABE = \Delta ACD\left( {c - g - c} \right)\)

      \( \Rightarrow \widehat {ABE} = \widehat {ACD};\widehat {ADC} = \widehat {AEB}\) (hai góc tương ứng) và \(BE = CD\) (hai cạnh tương ứng) nên A đúng.

      Lại có \(\widehat {ADC} + \widehat {BDC} = 180^\circ \); \(\widehat {AEB} + \widehat {BEC} = 180^\circ \) (hai góc kề bù) mà \(\widehat {ADC} = \widehat {AEB}\) (cmt)

      \( \Rightarrow \)\(\widehat {BDC} = \widehat {BEC}.\)

      Lại có \(AB = AC;\,AD = AE\left( {gt} \right)\) \( \Rightarrow AB - AD = AC - AE \Rightarrow BD = EC\) nên C đúng.

      Xét tam giác \(KBD\) và tam giác \(KCE\) có

      \(\widehat {ABE} = \widehat {ACD}\,\left( {cmt} \right)\)

      \(BD = EC\,\left( {cmt} \right)\)

      \(\widehat {BDC} = \widehat {BEC}\,\left( {cmt} \right)\)

      \( \Rightarrow \) \(\Delta KBD = \Delta KCE\left( {g - c - g} \right)\)

      \( \Rightarrow KB = KC;\,KD = KE\) (hai cạnh tương ứng) nên B đúng, D sai.

      Câu 9 :

      Cho tam giác \(DEF\) và tam giác \(HKG\) có \(\widehat D = \widehat H\), \(\widehat E = \widehat K\), \(DE = HK.\) Biết \(\widehat F = {80^0}\). Số đo góc \(G\) là:

      • A.

        \({70^0}\)

      • B.

        \({80^0}\)

      • C.

        \({90^0}\)

      • D.

        \({100^0}\)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Áp dụng trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra tính chất về góc của hai tam giác bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Xét tam giác \(DEF\) và tam giác \(HKG\) có \(\widehat D = \widehat H\), \(\widehat E = \widehat K\), \(DE = HK,\) do đó \(\Delta DEF = \Delta HKG\)(g.C.g).

      Do đó \(\widehat G = \widehat F = {80^0}\) (hai góc tương ứng).

      Câu 10 :

      Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) có \(AB = AC.\) Qua \(A\) kẻ đường thẳng \(xy\) sao cho \(B,C\) nằm cùng phía với \(xy.\) Kẻ \(BD\) và \(CE\) vuông góc với \(xy.\) Chọn câu đúng.

      • A.

        \(DE = BD + CE\)

      • B.

        \(DE = BD - CE\)

      • C.

        \(CE = BD + DE\)

      • D.

        \(CE = BD - DE\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      + Dựa vào hệ quả của trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác để chứng minh các cặp tam giác bằng nhau

      + Từ các cặp cạnh tương ứng bằng nhau ta lập luận để suy ra mối quan hệ đúng.

      Lời giải chi tiết :

      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 7

      Ta có: \({\widehat A_1} + {\widehat A_2} = {90^0}\,\,\,\left( {do\,\,\,\widehat {BAC} = {{90}^0}} \right)\)

      Mà \({\widehat A_1} + {\widehat B_2} = {90^0}\) (vì tam giác \(ABD\) vuông tại \(D.\))

      \( \Rightarrow {\widehat B_2} = {\widehat A_2}\) (cùng phụ với \({\widehat A_1}\)).

      Lại có \({\widehat A_2} + {\widehat C_1} = {90^0}\) (vì tam giác \(ACE\) vuông tại \(E\) )

      \( \Rightarrow {\widehat A_1} = {\widehat C_1}\) (cùng phụ với \({\widehat A_2}\)).

      Xét hai tam giác \(BDA\) và \(AEC\) có:

      \(\widehat {{B_2}} = \widehat {{A_2}}\); \(AB = AC\) (gt) và\(\widehat {{A_1}} = \widehat {{C_1}}\) (cmt)

      \( \Rightarrow \Delta BA{\rm{D}} = \Delta ACE\) (g.c.g)

      \( \Rightarrow \) \(BD = AE\) (hai cạnh tương ứng), \(CE = AD\) (hai cạnh tương ứng).

      Do đó \(DE = AD + AE = CE + BD.\)

      Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A.\) Tia phân giác của góc \(ABC\) cắt \(AC\) tại \(D,\) lấy \(E\) trên cạnh \(BC\) sao cho \(BE = AB.\)

      Câu 11

      Chọn câu đúng.

      • A.

        \(\Delta ABD{\rm{ }} = \Delta EBD\)

      • B.

        \(\Delta ABD{\rm{ }} = \Delta BED\)

      • C.

        \(DC = DE\)

      • D.

        \(\Delta ABD = \Delta CBD\)

      Đáp án: A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác để chứng minh \(\Delta ABD{\rm{ }} = \Delta EBD\).

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 8

      Xét \(\Delta ABD\) và \(\Delta EBD\) có:

      \(BA = BE\) (gt)

      \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}}\) (vì \(BD\) là tia phân giác \(\widehat {ABC}\))

      \(BD\) cạnh chung

      \( \Rightarrow \Delta ABD{\rm{ }} = \Delta EBD\,(c.g.c)\)

      Câu 12

      Trên tia đối của tia \(DE\) lấy điểm \(M\) sao cho \(DM = DC\). So sánh \(EC\) và \(AM\).

      • A.

        \(EC < AM\)

      • B.

        \(EC = AM\)

      • C.

        \(EC > AM\)

      • D.

        Chưa đủ điều kiện để so sánh

      Đáp án: B

      Phương pháp giải :

      - Sử dụng kết quả câu trước \(\Delta ABD{\rm{ }} = \Delta EBD\) suy ra \(DE = DA\) (hai cạnh tương ứng).

      - Sử dụng trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác để chứng minh \(\Delta ADM = \Delta EDC\) từ đó suy ra điều phải chứng minh.

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 9

      Sử dụng kết quả câu trước \(\Delta ABD{\rm{ }} = \Delta EBD\) suy ra \(DE = DA\) (hai cạnh tương ứng). Nối \(AM.\)

      Xét \(\Delta ADM\) và \(\Delta EDC\) có:

      \(DA = DE\) (chứng minh trên)

      \(\widehat {ADM} = \widehat {EDC}\) (hai góc đối đỉnh)

      \(DM = DC\,(gt)\)

      \( \Rightarrow \Delta ADM = \Delta EDC\,(c.g.c)\)

      \( \Rightarrow AM = EC\) (hai cạnh tương ứng bằng nhau).

      Câu 13

      Trên tia đối của tia \(DE\) lấy điểm \(M\) sao cho \(DM = DC\). Nối \(AE,\) so sánh số đo \(\widehat {AEC};\widehat {EAM}\).

      • A.

        \(\widehat {AEC} > \widehat {EAM}\)

      • B.

        \(\widehat {AEC} < \widehat {EAM}\)

      • C.

        \(\widehat {AEC} = \widehat {EAM}\)

      • D.

        Chưa đủ điều kiện so sánh

      Đáp án: C

      Phương pháp giải :

      - Sử dụng kết quả câu trước \(\Delta ADM = \Delta EDC\) suy ra \(AD = ED;\,AM = EC\) (các cạnh tương ứng).

      - Sử dụng trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác để chứng minh \(\Delta AEC = \Delta EAM\), từ đó suy ra điều phải chứng minh.

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 10

      Sử dụng kết quả câu trước \(\Delta ADM = \Delta EDC\) suy ra \(AD = ED;\,AM = EC\) (các cạnh tương ứng).

      Ta có: \(AD = ED\,\,\,\,(1)\)

      \(DC = DM\,\,\,(2)\)

      Cộng (1) và (2) theo vế với vế ta được: \(AD + DC = ED + DM\) hay \(AC = EM\).

      Xét \(\Delta AEC\) và \(\Delta EAM\) có:

      \(AE\) cạnh chung

      \(EC = AM\,(cmt)\)

      \(AC = EM\,(cmt)\)

      \( \Rightarrow \Delta AEC = \Delta EAM\,(c.c.c)\)

      \( \Rightarrow \widehat {AEC} = \widehat {EAM}\) (hai góc tương ứng).

      Cho điểm \(A\) nằm trong góc nhọn \(xOy.\) Vẽ \(AH\) vuông góc với \(Ox,\) trên tia đối của tia \(HA\) lấy điểm \(B\) sao cho \(HB = HA.\) Vẽ \(AK\) vuông góc với \(Oy,\) trên tia đổi của tia \(KA\) lấy điểm \(C\) sao cho \(KC = KA.\)

      Câu 14

      So sánh \(OB;OC\).

      • A.

        \(OB < OC\)

      • B.

        \(OB = OC\)

      • C.

        \(OB > OC\)

      • D.

        \(OB \ge OC\)

      Đáp án: B

      Phương pháp giải :

      Sử dụng trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác để chứng minh \(\Delta OAH = \Delta OBH\), \(\Delta OAK = \Delta OCK\). Từ đó suy ra các cạnh tương ứng bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 11

      Xét \(\Delta OAH\) và \(\Delta OBH\) có:

      \(OH\) cạnh chung

      \(\widehat {OHA} = \widehat {OHB} = {90^o}\)

      \(HA = HB\,(gt)\)

      \( \Rightarrow \Delta OAH = \Delta OBH\,(c.g.c)\)

      \( \Rightarrow OA = OB\) (hai cạnh tương ứng) (1)

      Xét \(\Delta OAK\) và \(\Delta OCK\) có:

      \(OK\) cạnh chung

      \(\widehat {OKA} = \widehat {OKC} = {90^o}\)

      \(KA = KC\,(gt)\)

      \( \Rightarrow \Delta OAK = \Delta OCK\,(c.g.c)\)

      \( \Rightarrow OA = OC\) (hai cạnh tương ứng) (2)

      Từ (1) và (2) suy ra \(OA = OB = OC.\)

      Câu 15

      Biết \(\widehat {xOy} = \alpha .\) Tính \(\widehat {BOC}.\)

      • A.

        \(3\alpha \)

      • B.

        \(4\alpha \)

      • C.

        \(2\alpha \)

      • D.

        \(\alpha \)

      Đáp án: C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kết quả câu trước ta có: \(\Delta OAH = \Delta OBH\), \(\Delta OAK = \Delta OCK\). Từ đó suy ra \(\widehat {BOH} = \widehat {AOH}\), \(\widehat {AOK} = \widehat {COK}\) (các cặp góc tương ứng), sau đó biến đổi để tìm được số đo của \(\widehat {BOC}.\)

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 12

      Sử dụng kết quả câu trước ta có: \(\Delta OAH = \Delta OBH\), \(\Delta OAK = \Delta OCK\).

      Vì \(\Delta OAH = \Delta OBH\) suy ra \(\widehat {BOH} = \widehat {AOH}\) (hai góc tương ứng).

      Vì \(\Delta OAK = \Delta OCK\) suy ra \(\widehat {AOK} = \widehat {COK}\) (hai góc tương ứng).

      Ta có \(\widehat {BOC} = \widehat {BOA} + \widehat {AOC}\)

      \( \Rightarrow \widehat {BOC} = \widehat {BOH} + \widehat {AOH} + \widehat {AOK} + \widehat {COK}\)

      \( \Rightarrow \widehat {BOC} = 2\widehat {AOH} + 2\widehat {AOK}\) (vì \(\widehat {BOH} = \widehat {AOH}\) và \(\widehat {AOK} = \widehat {COK}\))

      \( \Rightarrow \widehat {BOC} = 2\left( {\widehat {AOH} + \widehat {AOK}} \right) = 2\widehat {xOy} = 2\alpha .\)

      Câu 16 :

      Cho hai đoạn thẳng \(AB\) và \(CD\) cắt nhau tại \(O\) là trung điểm của mỗi đoạn thẳng đó. Lấy \(E;\,F\) lần lượt là điểm thuộc đoạn \(AD\) và \(BC\) sao cho \(AE = BF.\) Cho \(OE = 2cm\), tính \(EF.\)

      • A.

        \(4\,cm\)

      • B.

        \(2cm\)

      • C.

        $3\,cm$

      • D.

        \(3,5\,cm\) 

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dùng trường hợp bằng nhau thứ hai để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó có các cạnh và các góc tương ứng. Lập luận để có được \(O\) là trung điểm của \(EF\) để tính độ dài \(EF.\)

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 13

       * Xét tam giác \(OBC\) và \(OAD\) có

      + \(OA = OB\,\left( {gt} \right)\)

      + \(\widehat {AOD} = \widehat {BOC}\) (đối đỉnh)

      + \(OC = OD\left( {gt} \right)\)

      Suy ra \(\Delta OAD = \Delta OBC\left( {c - g - c} \right)\) nên \(\widehat {OAD} = \widehat {OBC}\) (hai góc tương ứng)

      * Xét tam giác \(OBF\) và \(OAE\) có

      + \(OA = OB\,\left( {gt} \right)\)

      + \(\widehat {OAD} = \widehat {OBC}\) (cmt)

      + \(BF = AE\left( {gt} \right)\)

      Suy ra \(\Delta OBF = \Delta OAE\left( {c - g - c} \right)\) nên \(OE = OF\) (hai cạnh tương ứng) và \(\widehat {AOE} = \widehat {FOB}\) (hai góc tương ứng)

      Mà \(\widehat {FOB} + \widehat {FOA} = 180^\circ \) (hai góc kề bù) nên \(\widehat {FOA} + \widehat {AOE} = 180^\circ \)

      Suy ra ba điểm \(F;\,O;E\) thẳng hàng và \(OE = OF\) nên \(O\) là trung điểm của \(EF \Rightarrow EF = 2.OE = 4\,cm.\)

      Câu 17 :

      Cho tam giác $ABC$ có $M,N$ lần lượt là trung điểm của $AB,AC.$ Trên tia đối của tia $MC$ lấy $D$ sao cho $MD = MC$ . Trên tia đối của tia $NB$ lấy điểm $E$ sao cho $NE = NB.$

      (I) \(\Delta AMD = \Delta BMC\)

      (II) \(\Delta ANE = \Delta CNB\)

      (III) $A,D,E$ thẳng hàng

      (IV) $A$ là trung điểm của đoạn thẳng $DE$

      Số khẳng định đúng trong các khẳng định trên là

      • A.

        \(0\)

      • B.

        \(2\)

      • C.

        $4$

      • D.

         \(3\)

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      (I), (II) Dựa vào trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác để chứng minh các tam giác bằng nhau

      (III) Để chứng minh ba điểm $A,D,E$ thẳng hàng ta chứng minh $A$ có hai đường thẳng $AD,AE$ cùng song song với $BC.$

      (IV) Để chứng minh $A$ là trung điểm của $DE$ ta chứng minh $AD$ và $AE$ cùng bằng $BC$ do đó chúng bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 14

      (I) Xét \(\Delta AMD\) và \(\Delta BMC\) có: $DM = MC\left( {gt} \right);$ \(\widehat {BMC} = \widehat {AMD}\) (hai góc đối đỉnh); $AM = BM\left( {gt} \right),$ nên \(\Delta AMD = \Delta BMC\)(c.g.c).

      (II) Xét \(\Delta ANE\) và \(\Delta CNB\) có: $AN = NC\left( {gt} \right);$ \(\widehat {ANE} = \widehat {CNB}\)(hai góc đối đỉnh), $NB = NE\left( {gt} \right),$ do đó

      \(\Delta CNB = \Delta ANE\)(c.g.c).

      (III) Do \(\Delta AMD = \Delta BMC\) nên \(\widehat D = \widehat {{C_1}}\)(hai góc tương ứng).

      Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên $AD//BC.$

      Do \(\Delta CNB = \Delta ANE\)nên \(\widehat E = \widehat {{B_1}}\)(hai góc tương ứng).

      Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên $AE//BC.$

      Như vậy qua $A$ có hai đường thẳng $AD,AE$ cùng song song với $BC.$

      Do đó $D,A,E$ thẳng hàng. (1)

      (IV) Ta có: $AD = BC$ (do \(\Delta AMD = \Delta BMC\)); $AE = BC$ (do \(\Delta CNB = \Delta ANE\)) nên $AD = AE\left( 2 \right)$

      Từ (1) và (2) suy ra $A$ là trung điểm của $DE.$

      Vậy cả (I); (II); (III); (IV) đều đúng.

      Cho góc nhọn $xOy$ và $Oz$ là tia phân giác của góc đó. Trên tia $Ox$ lấy điểm $A$ và trên tia $Oy$ lấy điểm $B$ sao cho $OA = OB.$ Gọi $C$ là một điểm bất kỳ trên tia $Oz.$

      Câu 18

      Chọn câu sai.

      • A.

        \(AC = OB\)

      • B.

        \(AC = BC\)

      • C.

        \(\widehat {OAC} = \widehat {OBC}\)

      • D.

        \(CO\) là tia phân giác của \(\widehat {BCA}.\)

      Đáp án: A

      Phương pháp giải :

      Chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp thứ hai và tính chất hai tam giác bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 15

      Xét tam giác \(AOC\) và \(BOC\) có

      + \(OA = OB\left( {gt} \right)\)

      + \(\widehat {AOC} = \widehat {BOC}\) (tính chất tia phân giác)

      + Cạnh $OC$ chung

      Suy ra \(\Delta AOC = \Delta BOC\left( {c - g - c} \right)\)

      \( \Rightarrow AC = BC\) (hai cạnh tương ứng); \(\widehat {OAC} = \widehat {OBC}\); \(\widehat {OCA} = \widehat {OCB}\) (hai góc tương ứng)

      Từ đó \(CO\) là tia phân giác của \(\widehat {BCA}.\)

      Nên B, C, D đúng, A sai.

      Câu 19

      Gọi \(I\) là giao của \(AB\) và \(Oz.\) Tính góc \(AIC.\)

      • A.

        \(120^\circ \)

      • B.

        \(90^\circ \)

      • C.

        $60^\circ $

      • D.

        \({100^0}\)

      Đáp án: B

      Phương pháp giải :

      Sử dụng trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - góc - cạnh

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 16

      Xét tam giác \(AOI\) và \(BOI\) có

      + \(OA = OB\left( {gt} \right)\)

      + \(\widehat {AOI} = \widehat {BOI}\) (tính chất tia phân giác)

      + Cạnh $OI$ chung

      Suy ra \(\Delta AOI = \Delta BOI\left( {c - g - c} \right)\)

      Do đó \(\widehat {AIO} = \widehat {BIO}\) (hai góc tương ứng) mà \(\widehat {AIO} + \widehat {BIO} = 180^\circ \) nên \(\widehat {AIO} = \widehat {BIO} = \dfrac{{180^\circ }}{2} = 90^\circ \)

      Hay \(OC \bot AB \Rightarrow \widehat {AIC} = 90^\circ .\)

      Cho tam giác $ABC$ có $AB = AC = BC,$ phân giác $BD$ và $CE$ cắt nhau tại $O.$

      Câu 20

      Chọn câu đúng.

      • A.

        $CE \bot \;AB$

      • B.

        $BD\; \bot AC$

      • C.

        \(DC = BC\)

      • D.

        Cả A, B đều đúng.

      Đáp án: D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào tính chất hai tam giác bằng nhau và tính chất hai góc kề bù.

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 17

      Vì \(BD\) và \(CE\) là tia phân giác của góc \(\widehat {ABC}\) và \(\widehat {ACB}\) nên \(\widehat {ABD} = \widehat {CBD}\) và \(\widehat {ACE} = \widehat {BCE}.\) 

      Xét tam giác \(ABD\) và tam giác \(CBD\) có:

      + \(AB = AC\,\left( {gt} \right)\)

      + \(\widehat {ABD} = \widehat {CBD}\) (cmt)

      + Cạnh \(BD\) chung

      Suy ra \(\Delta ABD = \Delta CBD\,\left( {c - g - c} \right)\)

      \( \Rightarrow \widehat {ADB} = \widehat {BDC}\) (hai góc tương ứng); \(DC = AD\) (hai cạnh tương ứng) nên C sai.

      Mà \(\widehat {ADB} + \widehat {CDB} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)

      Nên \(\widehat {ADB} = \widehat {CDB} = \dfrac{{180^\circ }}{2} = 90^\circ \) . Do đó \(BD \bot AC.\)

      Tương tự ta có \(CE \bot AB.\)

      Câu 21

      Tính \(\widehat {BOC}.\)

      • A.

        \({60^0}\)

      • B.

        \({80^0}\)

      • C.

        $120^\circ $

      • D.

        \({100^0}\)

      Đáp án: C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng tính chất tia phân giác, tính chất hai góc kề bù và định lý tổng ba góc trong tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Từ câu trước ta có \(\Delta ABD = \Delta CBD\,\left( {c - g - c} \right)\)\( \Rightarrow \widehat {BCA} = \widehat {BAC}\) (hai góc tương ứng) (1)

      Tương tự ta có \(\Delta BCE = \Delta ACE\left( {c - g - c} \right)\) \( \Rightarrow \widehat {CBA} = \widehat {BAC}\) (hai góc tương ứng) (2)

      Từ (1) và (2) ta có \(\widehat {ABC} = \widehat {BAC} = \widehat {ACB}\). Mà \(\widehat {ABC} + \widehat {BAC} + \widehat {ACB} = 180^\circ \) (định lý tổng ba góc của tam giác) nên \(\widehat {ABC} = \widehat {BAC} = \widehat {ACB} = \dfrac{{180^\circ }}{3} = 60^\circ .\)

      Lại có \(\widehat {ABD} = \widehat {CBD}\) (cmt) nên \(\widehat {CBO} = \dfrac{{\widehat {ABC}}}{2} = \dfrac{{60^\circ }}{2} = 30^\circ \); \(\widehat {ACE} = \widehat {BCE} = \dfrac{{\widehat {ACB}}}{2} = \dfrac{{60^\circ }}{2} = 30^\circ .\)

      Xét tam giác \(BOC\) có \(\widehat {BOC} + \widehat {OBC} + \widehat {OCB} = 180^\circ \) (định lý tổng ba góc của một tam giác)

      Nên \(\widehat {BOC} = 180^\circ - 30^\circ - 30^\circ = 120^\circ .\)

      Vậy \(\widehat {BOC} = 120^\circ .\)

      Câu 22 :

      Cho đoạn thẳng \(AB\), trên đường trung trực \(d\) của đoạn \(AB\) lấy điểm \(M.\) So sánh \(AM\) và \(BM.\)

      • A.

        \(MA = MB\)

      • B.

        \(MA > MB\) 

      • C.

        \(MA < MB\)

      • D.

        \(2.MA = MB\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh-cạnh-cạnh từ đó suy ra \(AM = BM.\)

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 18

      Đường trung trực của \(AB\) vuông góc với \(AB\) tại trung điểm \(E\) . Do đó \(ME \bot AB;\,EA = EB.\)

      Xét tam giác \(MEA\) và tam giác \(MEB\) có \(EA = EB\,\left( {cmt} \right),\) \(\widehat {MEA} = \widehat {MEB} = 90^\circ ,\) cạnh \(ME\) chung nên \(\Delta MEA = \Delta MEB\,\left( {c - g - c} \right)\) suy ra \(MA = MB\) (hai cạnh tương ứng).

      Câu 23 :

      Cho tam giác $ABC$ có \(\widehat A = {90^0}\), tia phân giác $BD$ của góc $B$ (\(D \in AC\)). Trên cạnh $BC$ lấy điểm $E$ sao cho $BE = BA.$ Hai góc nào sau đây bằng nhau?

      • A.

        \(\widehat {EDC};\widehat {BAC}\)

      • B.

        \(\widehat {EDC};\widehat {ACB}\)

      • C.

        \(\widehat {EDC};\widehat {ABC}\)

      • D.

        \(\widehat {EDC};\widehat {EC{\rm{D}}}\)

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác để suy ra \(\widehat {BED} = \widehat {BAD} = 90^\circ \) và lập luận để chỉ ra \(\widehat {EDC} = \widehat {ABC}.\)

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 19

      Xét hai tam giác $BDA$ và $BDE$ có:$BA = BE\left( {gt} \right),$ \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}}\) (do $BD$ là tia phân giác của góc B);

      $BD$ là cạnh chung. Suy ra \(\Delta BDA = \Delta BDE\) (c.g.c) 

      Suy ra \(\widehat {BED} = \widehat {BAD} = {90^ \circ }\) (hai góc tương ứng)

      Trong các tam giác $ABC$ và $EDC$ vuông ở $A$ và $E,$ ta có:

      \(\widehat {ABC} + \widehat C = {90^ \circ }\) và \(\widehat {EDC} + \widehat C = {90^ \circ }\), suy ra \(\widehat {EDC} = \widehat {ABC}\).

      Câu 24 :

      Cho tam giác $DEF$ và tam giác $HKG$ có $DE = HK$ , \(\widehat E = \widehat K\), $EF = KG.$ Biết \(\widehat D = {70^0}\). Số đo góc $H$ là:

      • A.

        \({70^0}\)

      • B.

        \({80^0}\)

      • C.

        \({90^0}\)

      • D.

        \({100^0}\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      +Sử dụng trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác để chứng minh hai tam giác bằng nhau từ đó suy ra hai góc tương ứng bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Xét tam giác $DEF$ và tam giác $HKG$ có $DE = HK$ , \(\widehat E = \widehat K\), $EF = KG.$

      do đó \(\Delta DEF = \Delta HKG\) (c.g.c).

      Do đó \(\widehat H = \widehat D = {70^0}\) (hai góc tương ứng).

      Cho góc nhọn $xOy.$ Trên tia $Ox$ lấy hai điểm $A,C,$ trên tia $Oy$ lấy hai điểm $B,D$ sao cho $OA = OB,OC = OD$ ($A$ nằm giữa $O$ và $C,$$B$ nằm giữa $O$ và $D$ ).

      Câu 25

      Chọn câu đúng.

      • A.

        \(\Delta OAD = \Delta OCB\)

      • B.

        \(\Delta ODA = \Delta OBC\)

      • C.

        \(\Delta AOD = \Delta BCO\)

      • D.

        \(\Delta OAD = \Delta OBC\) .

      Đáp án: D

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 20

       Xét tam giác \(OAD\) và tam giác \(OBC\) có

      $OA = OB,$ góc \(O\) chung, $OD = OC$ suy ra \(\Delta OAD = \Delta OBC\,\left( {c - g - c} \right).\)

      Câu 26

      So sánh hai góc \(\widehat {CAD}\) và \(\widehat {CBD}.\)

      • A.

        \(\widehat {CBD} = \widehat {CAD}\)

      • B.

        \(\widehat {CBD} < \widehat {CAD}\)

      • C.

        \(\widehat {CBD} > \widehat {CAD}\)

      • D.

        \(\widehat {CBD} =2.\widehat {CAD}\) .

      Đáp án: A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng tính chất hai tam giác bằng nhau ở ý trước suy ra hai góc tương ứng bằng nhau

      Sau đó sử dụng tính chất hai góc kề bù hoặc góc ngoài để so sánh hai góc \(\widehat {CAD}\) và \(\widehat {CBD}.\)

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 21

      Vì \(\Delta OAD = \Delta OBC\,\left( {c - g - c} \right).\) Suy ra \(\widehat {OBC} = \widehat {OAD}\) (hai góc tương ứng bằng nhau)

      Lại có \(\widehat {OBC} + \widehat {CBD} = 180^\circ ;\,\widehat {OAD} + \widehat {DAC} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)

      Nên \(\widehat {CBD} = 180^\circ - \widehat {OBC}\) và \(\widehat {CAD} = 180^\circ - \widehat {OAD}\) mà \(\widehat {OBC} = \widehat {OAD}\) (cmt)

      Suy ra \(\widehat {CBD} = \widehat {CAD}.\)

      Câu 27 :

      Cho tam giác $BAC$ và tam giác $KEF$ có $BA = EK,$ \(\widehat A = \widehat K\), $CA = KF.$ Phát biểu nào trong trong các phát biểu sau đây là đúng:

      • A.

        \(\Delta BAC = \Delta EKF\)

      • B.

        \(\Delta BAC = \Delta EFK\)

      • C.

        \(\Delta {\rm A}BC = \Delta FKE\)

      • D.

        \(\Delta BAC = \Delta KEF\)

      Đáp án : A

      Lời giải chi tiết :

      Xét tam giác $BAC$ và tam giác $KEF$ có $BA = EK,$ \(\widehat A = \widehat K\), $CA = KF.$ Suy ra \(\Delta BAC = \Delta EKF\) (c.g.c)

      Câu 28 :

      Cho tam giác $ABC$ và tam giác $MHK$ có: $AB = MH$ , \(\widehat A = \widehat M\). Cần thêm một điều kiện gì để hai tam giác $ABC$ và $MHK$ bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh:

      • A.

        $BC = MK$

      • B.

        $BC = HK$

      • C.

        $AC = MK$

      • D.

        $AC = HK$

      Đáp án : C

      Lời giải chi tiết :

      Để tam giác $ABC$ và tam giác $MHK$ bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh cần thêm điều kiện về cạnh kề đó là:$AC = MK.$

      Câu 29 :

      Cho tam giác \(ABC\) và tam giác \(NPM\) có \(BC = PM;\,\widehat B = \widehat P\). Cần thêm một điều kiện gì để tam giác $MPN$ và tam giác $CBA$ bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc ?

      • A.

        \(\widehat M = \widehat A\)

      • B.

        \(\widehat A = \widehat P\)

      • C.

        \(\widehat C = \widehat M\)

      • D.

        \(\widehat A = \widehat N\)

      Đáp án : C

      Lời giải chi tiết :

      Áp dụng trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác ta thấy cần thêm điều kiện về góc kề cạnh đó là \(\widehat C = \widehat M.\)

      Câu 30 :

      Cho tam giác $ABC$ và tam giác $MNP$ có $\widehat B = \widehat N = {90^ \circ }$, $AC = MP,$ \(\widehat C = \widehat M\) . Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là đúng:

      • A.

        \(\Delta ABC = \Delta PMN\)

      • B.

        \(\Delta ACB = \Delta PNM\)

      • C.

        \(\Delta BAC = \Delta MNP\)

      • D.

        \(\Delta ABC = \Delta PNM\)

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng hệ quả của trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: Nếu cạnh huyền và góc nhọn của tam giác này bằng cạnh huyền và góc nhọn của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Xét tam giác $ABC$ và tam giác $MNP$ có $\widehat B = \widehat N = {90^ \circ }$, $AC = MP$, \(\widehat C = \widehat M\) , do đó \(\Delta ABC = \Delta PNM\) (cạnh huyền – góc nhọn) 

      Câu 31 :

      Cho tam giác $DEF$ và tam giác $HKG$ có \(\widehat D = \widehat H\), \(\widehat E = \widehat K\), $DE = HK.$ Biết \(\widehat F = {80^0}\). Số đo góc $G$ là:

      • A.

        \({70^0}\)

      • B.

        \({80^0}\)

      • C.

        \({90^0}\)

      • D.

        \({100^0}\)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      +Áp dụng trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra tính chất về góc của hai tam giác bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Xét tam giác $DEF$ và tam giác $HKG$ có \(\widehat D = \widehat H\), \(\widehat E = \widehat K\), $DE = HK,$ do đó \(\Delta DEF = \Delta HKG\)(g.c.g).

      Do đó \(\widehat G = \widehat F = {80^0}\) (hai góc tương ứng).

      Câu 32 :

      Cho tam giác $ABC$ và tam giác $DEF$ có $AB = DE,$ \(\widehat B = \widehat E\) , \(\widehat A = \widehat D\). Biết $AC = 6cm.$ Độ dài $DF$ là:

      • A.

        $4cm\;\;\;\;$

      • B.

        $5cm$

      • C.

        $6cm\;\;\;\;$

      • D.

        $7cm$

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      + Áp dụng trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra tính chất về cạnh của hai tam giác bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Xét tam giác $ABC$ và tam giác $DEF$ có $AB = DE,$ \(\widehat B = \widehat E\) , \(\widehat A = \widehat D\) , do đó \(\Delta ABC = \Delta DEF\,\left( {g - c - g} \right)\).

      Do đó $DF = AC = 6cm$ (hai cạnh tương ứng).

      Câu 33 :

      Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$ có $AB = AC.$ Qua $A$ kẻ đường thẳng $xy$ sao cho $B,C$ nằm cùng phía với $xy.$ Kẻ $BD$ và $CE$ vuông góc với $xy.$ Chọn câu đúng.

      • A.

        $DE = BD + CE$

      • B.

        $DE = BD - CE$

      • C.

        $CE = BD + DE$

      • D.

        $CE = BD - DE$

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      + Dựa vào hệ quả của trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác để chứng minh các cặp tam giác bằng nhau

      + Từ các cặp cạnh tương ứng bằng nhau ta lập luận để suy ra mối quan hệ đúng.

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 22

      Ta có: \({\widehat A_1} + {\widehat A_2} = {90^0}\,\,\,\left( {do\,\,\,\widehat {BAC} = {{90}^0}} \right)\)

      Mà ${\widehat A_1} + {\widehat B_2} = {90^0}$ vì tam giác $ABD$ vuông tại $D.$

      \( \Rightarrow {\widehat B_2} = {\widehat A_2}\) (cùng phụ với \({\widehat A_1}\)).

      Lại có \({\widehat A_2} + {\widehat C_1} = {90^0}\) vì tam giác $ACE$ vuông tại $E$

      \( \Rightarrow {\widehat A_1} = {\widehat C_1}\) (cùng phụ với \({\widehat A_2}\)).

      Xét hai tam giác vuông $BDA$ và $AEC$ có:

      \(\widehat D = \widehat E = {90^0}\); \(AB = AC\) (gt) và \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{C_1}}\) (cmt)

      \( \Rightarrow \Delta BA{\rm{D}} = \Delta ACE\) (cạnh huyền – góc nhọn)

      Suy ra $BD = AE$ (hai cạnh tương ứng), $CE = AD$ (hai cạnh tương ứng).

      Do đó $DE = AD + AE = CE + BD.$

      Câu 34 :

      Cho tam giác $ABC,D$ là trung điểm của $AB.$ Đường thẳng qua $D$ và song song với $BC$ cắt $AC$ ở $E,$ đường thẳng qua $E$ và song song với $AB$ cắt $BC$ ở $F.$ Khi đó

      • A.

        \(\Delta ADE = \Delta EFC\)

      • B.

        \(\Delta ADE = \Delta DBF\)

      • C.

        \(\Delta EFC = \Delta DBF\)

      • D.

        Cả A, B, C đều đúng.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      + Từ tính chất của hai đường song song suy ra các cặp góc bằng nhau, từ đó dựa vào trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác để chứng minh các tam giác bằng nhau

      + Từ các cặp cạnh bằng nhau ta tìm mối liên hệ giữa chúng để suy ra điều phải chứng minh

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 23

      Xét tam giác $DEF$ và tam giác $FBD$ có:

      \(\widehat {{D_1}} = \widehat {{F_1}}\) (hai góc so le trong).

      $DF$ là cạnh chung

      \(\widehat {{F_2}} = \widehat {{D_2}}\) (hai góc so le trong).

      Vậy \(\Delta DEF = \Delta FBD\,\,\,(g.c.g)\)

      Suy ra $EF = BD$ (hai cạnh tương ứng)

       Mà $AD = BD$ nên $EF = AD$

      Ta có : \(\widehat {{F_3}} = \widehat B\) (hai góc đồng vị); \(\widehat {{D_3}} = \widehat B\) (hai góc đồng vị)

       \( \Rightarrow \widehat {{D_3}} = \widehat {{F_3}}\left( { = \widehat B} \right).\).

      Xét tam giác $ADE$ và tam giác $EFC$ có:

      \(\widehat {{D_3}} = \widehat {{F_3}}\)(cmt)

      \(\widehat A = \widehat {{E_1}}\)(hai góc đồng vị)

      $AD = EF\left( {cmt} \right)$

       \( \Rightarrow \Delta ADE = \Delta EFC\,\,\,(g.c.g).\) (1)

      Tương tự ta chứng minh được \(\Delta EFC = \Delta DBF\,\,\,(g.c.g)\) (2)

      Từ (1) và (2) suy ra \(\Delta ADE = \Delta EFC = \Delta DBF\) (3)

      Câu 35 :

      Cho tam giác \(ABC\) có \(\widehat A = {60^0}.\) Tia phân giác của góc \(B\) cắt \(AC\) ở \(D,\) tia phân giác của góc \(C\) cắt \(AB\) ở \(E.\) Các tia phân giác đó cắt nhau ở \(I.\) Tính độ dài \(ID,\) biết \(IE = 2cm.\)

      • A.

        \(ID = 4cm\)

      • B.

        \(ID = 2cm\)

      • C.

        \(ID = 8cm\)

      • D.

        \(ID = 3cm\)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      + Kẻ tia phân giác của \(\widehat {BIC}\) cắt \(BC\) tại \(H\)

      + Sử dụng tính chất tia phân giác, định lí tổng ba góc của một tam giác chứng minh \(\widehat {CID} = \widehat {BIE} = \widehat {BIH} = \widehat {HIC} = 60^\circ \).

      + Áp dụng trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: “Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau” ta chứng minh \(\Delta BIE = \Delta BIH\), \(\Delta CID = \Delta CIH\).

      + Từ đó ta tính được độ dài \(ID\).

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 24

      Vì \(BD\) là tia phân giác của \(\widehat {ABC}\) nên \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}} = \dfrac{1}{2}\widehat {ABC}\)

      Vì \(CE\) là tia phân giác của \(\widehat {ACB}\) nên \(\widehat {{C_1}} = \widehat {{C_2}} = \dfrac{1}{2}\widehat {ACB}\)

      Xét \(\Delta ABC\) có: \(\widehat A + \widehat {ABC} + \widehat {ACB} = 180^\circ \) (tổng ba góc của một tam giác bằng \(180^\circ \))

      Mà \(\widehat A = 60^\circ \) nên \(\widehat {ABC} + \widehat {ACB} = 180^\circ - \widehat A = 180^\circ - 60^\circ = 120^\circ \)

      Ta lại có: \(\widehat {{B_2}} + \widehat {{C_2}} = \dfrac{1}{2}\widehat {ABC} + \dfrac{1}{2}\widehat {ACB} = \dfrac{1}{2}(\widehat {ABC} + \widehat {ACB}) = \dfrac{1}{2}.120^\circ = 60^\circ \)

      Xét \(\Delta BIC\) có \(\widehat {BIC} + \widehat {{B_2}} + \widehat {{C_2}} = 180^\circ \) (tổng ba góc của một tam giác bằng \(180^\circ \))

      Mà \(\widehat {{B_2}} + \widehat {{C_2}} = 60^\circ \) nên \(\widehat {BIC} = 180^\circ - (\widehat {{B_2}} + \widehat {{C_2}}) = 180^\circ - 60^\circ = 120^\circ \)

      Mặt khác: \(\widehat {BIC} + \widehat {BIE} = 180^\circ \) (hai góc kề bù) \( \Rightarrow \widehat {BIE} = 180^\circ - \widehat {BIC} = 180^\circ - 120^\circ = 60^\circ \)

      Khi đó \(\widehat {CID} = \widehat {BIE} = 60^\circ \) (hai góc đối đỉnh) \((1)\)

      Kẻ tia phân giác của \(\widehat {BIC}\) cắt \(BC\) tại \(H\)

      Suy ra \(\widehat {BIH} = \widehat {HIC} = \dfrac{1}{2}.\widehat {BIC} = \dfrac{1}{2}.120^\circ = 60^\circ \)\((2)\)

      Từ \((1)\) và \((2)\) suy ra \(\widehat {CID} = \widehat {BIE} = \widehat {BIH} = \widehat {HIC}\)

      Xét tam giác \(BIE\) và tam giác \(BIH\) có:

      \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}}\) (cmt)

      \(BI\) là cạnh chung

      \(\widehat {BIE} = \widehat {BIH}\) (cmt)

      \( \Rightarrow \Delta BIE = \Delta BIH \,(g.c.g) \Rightarrow IE = IH\) (hai cạnh tương ứng) \((3)\)

      Xét tam giác \(CID\) và tam giác \(CIH\) có:

      \(\widehat {{C_1}} = \widehat {{C_2}}\) (cmt)

      \(CI\) là cạnh chung

      \(\widehat {CID} = \widehat {HIC}\) (cmt)

      \( \Rightarrow \Delta CID = \Delta CIH \,(g.c.g) \Rightarrow ID = IH\) (hai cạnh tương ứng) \((4)\)

      Từ \((3)\) và \((4)\) suy ra \(ID = IE = 2cm\)

      Câu 36 :

      Cho hai đoạn thẳng \(AB,CD\) song song với nhau. Hai đoạn thẳng này chắn giữa hai đường thẳng song song \(AC,BD\). Chọn câu đúng:

      • A.

        \(AB = CD\)

      • B.

        \(AB > CD\)

      • C.

        \(AB < CD\)

      • D.

        \(AC > BD\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      + Kẻ đoạn thẳng \(AD\).

      + Từ tính chất của hai đường thẳng song song suy ra các cặp góc bằng nhau.

      + Áp dụng trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: “Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau” để chứng minh \(\Delta ABD = \Delta DCA\). Từ đó suy ra các cạnh tương ứng bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức 0 25

      Kẻ đoạn thẳng \(AD\)

      Vì \(AB//CD\) (gt) nên \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{D_1}}\) (hai góc so le trong)

      Vì \(AC//BD\) (gt) nên \(\widehat {{A_2}} = \widehat {{D_2}}\) (hai góc so le trong)

      Xét tam giác \(ABD\) và tam giác \(DCA\) có:

      \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{D_1}}\) (cmt)

      \(AD\) là cạnh chung

      \(\widehat {{A_2}} = \widehat {{D_2}}\) (cmt)

      \( \Rightarrow \Delta ABD = \Delta DCA\,(g.c.g) \Rightarrow AB = CD\) (hai cạnh tương ứng); \(AC = BD\) (hai cạnh tương ứng)

      Bạn đang khám phá nội dung Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức trong chuyên mục toán 7 trên nền tảng tài liệu toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập lý thuyết toán thcs này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 7 cho học sinh, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Trắc nghiệm Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức

      Bài 14 trong chương trình Toán 7 Kết nối tri thức tập trung vào việc nghiên cứu hai trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác. Việc nắm vững các trường hợp này là nền tảng quan trọng để giải quyết các bài toán liên quan đến tam giác trong các chương trình học tiếp theo.

      I. Tóm tắt lý thuyết trọng tâm

      Trước khi bắt đầu với phần trắc nghiệm, chúng ta cùng ôn lại lý thuyết cơ bản:

      • Trường hợp bằng nhau thứ hai (cạnh - góc - cạnh): Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau. (c-g-c)
      • Trường hợp bằng nhau thứ ba (góc - cạnh - góc): Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau. (g-c-g)

      II. Các dạng bài tập trắc nghiệm thường gặp

      Các bài tập trắc nghiệm thường xoay quanh việc:

      1. Xác định các yếu tố tương ứng: Đề bài sẽ cho hai tam giác và yêu cầu xác định các cạnh và góc tương ứng để áp dụng các trường hợp bằng nhau.
      2. Chứng minh hai tam giác bằng nhau: Yêu cầu chứng minh hai tam giác bằng nhau dựa trên các thông tin đã cho, sử dụng các trường hợp c-g-c hoặc g-c-g.
      3. Tính độ dài cạnh hoặc số đo góc: Sau khi chứng minh hai tam giác bằng nhau, sử dụng tính chất của các tam giác bằng nhau để tính độ dài cạnh hoặc số đo góc chưa biết.
      4. Bài toán thực tế: Áp dụng kiến thức về các trường hợp bằng nhau của tam giác để giải quyết các bài toán thực tế liên quan đến hình học.

      III. Bài tập trắc nghiệm minh họa (có đáp án)

      Câu 1: Cho tam giác ABC và tam giác DEF có AB = DE, góc B = góc E, BC = EF. Khẳng định nào sau đây là đúng?

      • A. Tam giác ABC đồng dạng với tam giác DEF
      • B. Tam giác ABC bằng tam giác DEF
      • C. Tam giác ABC vuông tại A
      • D. Tam giác DEF vuông tại D

      Đáp án: B (Áp dụng trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh)

      Câu 2: Cho tam giác MNP và tam giác RST có góc M = góc R, MP = RS, góc P = góc S. Khẳng định nào sau đây là đúng?

      • A. Tam giác MNP đồng dạng với tam giác RST
      • B. Tam giác MNP bằng tam giác RST
      • C. MN = ST
      • D. NP = RT

      Đáp án: B (Áp dụng trường hợp bằng nhau góc - cạnh - góc)

      Câu 3: Cho tam giác ABC có AB = 5cm, BC = 7cm, góc B = 60o. Tam giác A'B'C' bằng tam giác ABC nếu:

      • A. A'B' = 7cm, B'C' = 5cm, góc B' = 60o
      • B. A'B' = 5cm, B'C' = 7cm, góc B' = 60o
      • C. A'B' = 5cm, B'C' = 7cm, góc A' = 60o
      • D. A'B' = 7cm, B'C' = 5cm, góc A' = 60o

      Đáp án: B (Áp dụng trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh)

      IV. Mẹo giải bài tập trắc nghiệm

      • Vẽ hình: Luôn vẽ hình minh họa cho bài toán để dễ dàng hình dung và xác định các yếu tố liên quan.
      • Phân tích đề bài: Đọc kỹ đề bài, xác định các yếu tố đã cho và yêu cầu của bài toán.
      • Áp dụng đúng trường hợp bằng nhau: Lựa chọn trường hợp bằng nhau phù hợp với các yếu tố đã cho.
      • Kiểm tra lại kết quả: Sau khi giải xong, kiểm tra lại kết quả để đảm bảo tính chính xác.

      V. Luyện tập thêm

      Để củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng giải bài tập, bạn nên luyện tập thêm với các bài tập khác trong sách giáo khoa, sách bài tập và các nguồn tài liệu học tập trực tuyến khác. Montoan.com.vn sẽ cung cấp thêm nhiều bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận để bạn luyện tập.

      Hy vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm này, các bạn học sinh sẽ tự tin hơn trong việc ôn tập và làm bài kiểm tra môn Toán 7.

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 7

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 7