1. Môn Toán
  2. Trắc nghiệm Bài 24: Biểu thức đại số Toán 7 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Bài 24: Biểu thức đại số Toán 7 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Bài 24: Biểu thức đại số Toán 7 Kết nối tri thức

Chào mừng các em học sinh đến với bài trắc nghiệm Bài 24: Biểu thức đại số môn Toán lớp 7 chương trình Kết nối tri thức trên website montoan.com.vn.

Bài trắc nghiệm này được thiết kế để giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về biểu thức đại số, các phép toán trên biểu thức đại số, và ứng dụng của chúng trong giải toán.

Đề bài

    Câu 1 :

    Trong các biểu thức sau, đâu là biểu thức đại số?

    • A.

      0

    • B.

      \({x^2} - 5x + 1\)

    • C.

      \({x^4} - 7y + 3{z^3} - 21\)

    • D.

      Tất cả các đáp án trên đều đúng

    Câu 2 :

    Cho \(a,b\) là các hằng số. Tìm các biến trong biểu thức đại số \(x\left( {{a^2} - ab + {b^2}} \right) + y\)

    • A.

      \(a;b\)

    • B.

      \(a;b;x;y\)

    • C.

      \(x;y\)

    • D.

      \(a;b;x\)

    Câu 3 :

    “Tổng các lập phương của hai số a và b” được biểu thị bởi biểu thức:

    • A.

      \({a^3} + {b^3}\)

    • B.

      \({\left( {a + b} \right)^3}\)

    • C.

      \({a^2} + {b^2}\)

    • D.

      \({\left( {a + b} \right)^2}\)

    Câu 4 :

    Viết biểu thức đại số biểu thị tổng quãng đường đi được của một người, biết rằng người đó đi bộ trong \(x\) giờ với vận tốc \(4\) km/giờ và sau đó đi bằng xe đạp trong \(y\) giờ với vận tốc \(18\) km/giờ

    • A.

      \(4\left( {x + y} \right)\)

    • B.

      \(22\left( {x + y} \right)\)

    • C.

      \(4y + 18x\)

    • D.

      \(4x + 18y\)

    Câu 5 :

    Lập biểu thức đại số để tính: Diện tích hình thang có đáy lớn là \(a\) (cm), đáy nhỏ là \(b\) (cm), chiều cao là \(h\) (cm).

    • A.

      \(\dfrac{{(a + h).b}}{2}\,\,\,(c{m^2}).\)

    • B.

      \(\dfrac{{(a - b).h}}{2}\,\,\,(c{m^2}).\)

    • C.

      \(\dfrac{{(a + b).h}}{2}\,\,\,(c{m^2}).\)

    • D.

      \(\dfrac{{a + b}}{{2h}}\,\,\,(c{m^2}).\)

    Câu 6 :

    Giá trị của biểu thức \( - {x^3} - 2{x^2} - 5\) tại x = - 2 là

    • A.

      11

    • B.

      -7

    • C.

      -21

    • D.

      -5

    Câu 7 :

    Cho \(A = 4{x^2}y - 5\) và \(B = 3{x^3}y + 6{x^2}{y^2} + 3x{y^2}\). So sánh \(A\) và \(B\) khi \(x = - 1;\,y = 3\)

    • A.

      \(A > B\)

    • B.

      \(A = B\)

    • C.

      \(A < B\)

    • D.

      \(A \ge B\)

    Câu 8 :

    Một bể đang chứa \(480\) lít nước, có một vòi chảy vào mỗi phút chảy được \(x\) lít. Cùng lúc đó một vòi khác chảy nước từ bể ra. Mỗi phút lượng nước chảy ra bằng \(\dfrac{1}{4}\) lượng nước chảy vào . Hãy biểu thị lượng nước trong bể sau khi đồng thời mở cả hai vòi trên sau \(a\) phút.

    • A.

      \(480 - \dfrac{3}{4}ax\) (lít)

    • B.

      \(\dfrac{3}{4}ax\) (lít)

    • C.

      \(480 + \dfrac{3}{4}ax\) (lít)

    • D.

      \(480 + ax\) (lít)

    Câu 9 :

    Tính giá trị biểu thức \(B = 5{x^2} - 2x - 18\) tại \(\left| x \right| = 4\)

    • A.

      \(B = 54\)

    • B.

      \(B = 70.\)

    • C.

      \(B = 54\) hoặc \(B = 70.\)

    • D.

      \(B = 45\) hoặc \(B = 70.\)

    Câu 10 :

    Biểu thức \(P = {\left( {{x^2} - 4} \right)^2} + \left| {y - 5} \right| - 1\) đạt giá trị nhỏ nhất là

    • A.

      \(2\)

    • B.

      \(3\)

    • C.

      \(1\)

    • D.

      \( - 1\)

    Lời giải và đáp án

    Câu 1 :

    Trong các biểu thức sau, đâu là biểu thức đại số?

    • A.

      0

    • B.

      \({x^2} - 5x + 1\)

    • C.

      \({x^4} - 7y + 3{z^3} - 21\)

    • D.

      Tất cả các đáp án trên đều đúng

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Áp dụng định nghĩa biểu thức đại số: Biểu thức chỉ chứa số hoặc chỉ chứa chữ, hoặc chứa cả số và chữ được gọi chung là biểu thức đại số

    Lời giải chi tiết :

    Các biểu thức ở câu A, B,C đều là các biểu thức đại số

    Câu 2 :

    Cho \(a,b\) là các hằng số. Tìm các biến trong biểu thức đại số \(x\left( {{a^2} - ab + {b^2}} \right) + y\)

    • A.

      \(a;b\)

    • B.

      \(a;b;x;y\)

    • C.

      \(x;y\)

    • D.

      \(a;b;x\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Trong biểu thức đại số

    + Những chữ đại diện cho một số tùy ý gọi là biến số

    + Những chữ đại diện cho một số xác định gọi là hằng số

    Lời giải chi tiết :

    Biểu thức \(x\left( {{a^2} - ab + {b^2}} \right) + y\) có các biến là \(x;y.\)

    a, b là hằng số nên không phải biến số.

    Câu 3 :

    “Tổng các lập phương của hai số a và b” được biểu thị bởi biểu thức:

    • A.

      \({a^3} + {b^3}\)

    • B.

      \({\left( {a + b} \right)^3}\)

    • C.

      \({a^2} + {b^2}\)

    • D.

      \({\left( {a + b} \right)^2}\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Dùng các chữ, các số và các phép toán để diễn đạt các mệnh đề phát biểu bằng lời hoặc các dữ kiện bài toán.

    Lời giải chi tiết :

    Lập phương của a là \({a^3}\)

    Lập phương của b là \({b^3}\)

    Do đó tổng các lập phương của hai số a và b là \({a^3} + {b^3}.\)

    Câu 4 :

    Viết biểu thức đại số biểu thị tổng quãng đường đi được của một người, biết rằng người đó đi bộ trong \(x\) giờ với vận tốc \(4\) km/giờ và sau đó đi bằng xe đạp trong \(y\) giờ với vận tốc \(18\) km/giờ

    • A.

      \(4\left( {x + y} \right)\)

    • B.

      \(22\left( {x + y} \right)\)

    • C.

      \(4y + 18x\)

    • D.

      \(4x + 18y\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Áp dụng công thức: quãng đường = vận tốc . thời gian

    Quãng đường đi được = quãng đường đi bộ + quãng đường đi xe đạp

    Lời giải chi tiết :

    Quãng đường mà người đó đi bộ là : \(4.x = 4x\)

    Quãng đường mà người đó đi bằng xe máy là: \(18.y = 18y\)

    Tổng quãng đường đi được của người đó là: \(4x + 18y\)

    Câu 5 :

    Lập biểu thức đại số để tính: Diện tích hình thang có đáy lớn là \(a\) (cm), đáy nhỏ là \(b\) (cm), chiều cao là \(h\) (cm).

    • A.

      \(\dfrac{{(a + h).b}}{2}\,\,\,(c{m^2}).\)

    • B.

      \(\dfrac{{(a - b).h}}{2}\,\,\,(c{m^2}).\)

    • C.

      \(\dfrac{{(a + b).h}}{2}\,\,\,(c{m^2}).\)

    • D.

      \(\dfrac{{a + b}}{{2h}}\,\,\,(c{m^2}).\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Diện tích hình thang = (đáy lớn + đáy bé) . chiều cao : 2

    Lời giải chi tiết :

    Biểu thức đại số cần tìm là \(\dfrac{{(a + b).h}}{2}\,\,\,(c{m^2}).\)

    Câu 6 :

    Giá trị của biểu thức \( - {x^3} - 2{x^2} - 5\) tại x = - 2 là

    • A.

      11

    • B.

      -7

    • C.

      -21

    • D.

      -5

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Thay x = -2 vào biểu thức \( - {x^3} - 2{x^2} - 5\) rồi thực hiện phép tính.

    Lời giải chi tiết :

    Thay x = -2 vào biểu thức \( - {x^3} - 2{x^2} - 5\), ta được:

    \( - {\left( { - 2} \right)^3} - 2.{\left( { - 2} \right)^2} - 5 = - \left( { - 8} \right) - 2.4 - 5 = 8 - 8 - 5 = - 5\)

    Câu 7 :

    Cho \(A = 4{x^2}y - 5\) và \(B = 3{x^3}y + 6{x^2}{y^2} + 3x{y^2}\). So sánh \(A\) và \(B\) khi \(x = - 1;\,y = 3\)

    • A.

      \(A > B\)

    • B.

      \(A = B\)

    • C.

      \(A < B\)

    • D.

      \(A \ge B\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    + Thay \(x = - 1;\,y = 3\) vào biểu thức \(A\) để tìm giá trị của biểu thức \(A.\)

    + Thay \(x = - 1;\,y = 3\) vào biểu thức \(B\) để tìm giá trị của biểu thức \(B\)

    + So sánh kết quả vừa tính được của \(A\) và \(B.\)

    Lời giải chi tiết :

    + Thay \(x = - 1;\,y = 3\) vào biểu thức \(A\) ta được \(A = 4.{\left( { - 1} \right)^2}.3 - 5 = 7\)

    + Thay \(x = - 1;\,y = 3\) vào biểu thức \(B\) ta được \(B = 3.{\left( { - 1} \right)^3}.3 + 6.{\left( { - 1} \right)^2}{.3^2} + 3.\left( { - 1} \right){.3^2}\) \( = - 9 + 54 - 27 = 18.\)

    Vậy\(A < B\) khi \(x = - 1;\,y = 3.\)

    Câu 8 :

    Một bể đang chứa \(480\) lít nước, có một vòi chảy vào mỗi phút chảy được \(x\) lít. Cùng lúc đó một vòi khác chảy nước từ bể ra. Mỗi phút lượng nước chảy ra bằng \(\dfrac{1}{4}\) lượng nước chảy vào . Hãy biểu thị lượng nước trong bể sau khi đồng thời mở cả hai vòi trên sau \(a\) phút.

    • A.

      \(480 - \dfrac{3}{4}ax\) (lít)

    • B.

      \(\dfrac{3}{4}ax\) (lít)

    • C.

      \(480 + \dfrac{3}{4}ax\) (lít)

    • D.

      \(480 + ax\) (lít)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Căn cứ vào nội dung bài toán, viết biểu thức đại số theo yêu cầu đề bài:

    + Tính lượng nước chảy vào trong \(a\) phút

    + Tính lượng nước chảy ra trong \(a\) phút

    + Lượng nước có trong bể sau \(a\) phút = Lượng nước có sẵn + lượng nước chảy vào – lượng nước chảy ra.

    Lời giải chi tiết :

    ong bể sau \(a\) phút = Lượng nước có sẵn + lượng nước chảy vào – lượng nước chảy ra.

    Lời giải

    Lượng nước chảy vào bể trong \(a\) phút là \(a.x\) (lít)

    Lượng nước chảy ra trong \(a\) phút là \(\dfrac{1}{4}ax\) (lít)

    Vì ban đầu bể đang chứa \(480\) lít nên lượng nước có trong bể sau \(a\) phút là

    \(480 + ax - \dfrac{1}{4}ax = 480 + \dfrac{3}{4}ax\) (lít)

    Câu 9 :

    Tính giá trị biểu thức \(B = 5{x^2} - 2x - 18\) tại \(\left| x \right| = 4\)

    • A.

      \(B = 54\)

    • B.

      \(B = 70.\)

    • C.

      \(B = 54\) hoặc \(B = 70.\)

    • D.

      \(B = 45\) hoặc \(B = 70.\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    + Tìm \(x\) từ \(\left| x \right| = 4\)

    + Thay các giá trị vừa tìm được của \(x\) vào \(B\) để tính giá trị của \(B.\)

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(\left| x \right| = 4 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 4\\x = - 4\end{array} \right.\)

    + Trường hợp 1: x = 4 : Thay x = 4 vào biểu thức ta có:

    \({5.4^2} - 2.4 - 18 = 5.16 - 8 - 18 = 80 - 8 - 18 = 54\)

    Vậy \(B = 54\) tại \(x = 4.\)

    + Trường hợp 2: x = –4: Thay x = –4 vào biểu thức ta có:

    \(5.{( - 4)^2} - 2.( - 4) - 18 = 5.16 + 8 - 18 = 80 + 8 - 18 = 70\)

    Vậy \(B = 70\) tại \(x = -4.\)

    Với \(\left| x \right| = 4\) thì \(B = 54\) hoặc \(B = 70.\)

    Câu 10 :

    Biểu thức \(P = {\left( {{x^2} - 4} \right)^2} + \left| {y - 5} \right| - 1\) đạt giá trị nhỏ nhất là

    • A.

      \(2\)

    • B.

      \(3\)

    • C.

      \(1\)

    • D.

      \( - 1\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Sử dụng các đánh giá : \({x^2} \ge 0\,;\,\left| x \right| \ge 0\) với mọi \(x.\)

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \({\left( {{x^2} - 4} \right)^2} \ge 0;\,\,\left| {y - 5} \right| \ge 0\)với mọi \(x \in R,\,y \in R\)nên \(P = {\left( {{x^2} - 4} \right)^2} + \left| {y - 5} \right| - 1 \ge - 1\) với mọi \(x \in R,\,y \in R\)

    Dấu “=” xảy ra khi \(\left\{ \begin{array}{l}{x^2} - 4 = 0\\y - 5 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^2} = 4\\y = 5\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 2\\y = 5\end{array} \right.\) hoặc \(\left\{ \begin{array}{l}x = - 2\\y = 5\end{array} \right.\)

    Giá trị nhỏ nhất của \(P\) là \( - 1\) khi \(\left\{ \begin{array}{l}x = 2\\y = 5\end{array} \right.\) hoặc \(\left\{ \begin{array}{l}x = - 2\\y = 5\end{array} \right.\)

    Bạn đang khám phá nội dung Trắc nghiệm Bài 24: Biểu thức đại số Toán 7 Kết nối tri thức trong chuyên mục toán 7 trên nền tảng đề thi toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán thcs này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 7 cho học sinh, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
    Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
    Facebook: MÔN TOÁN
    Email: montoanmath@gmail.com

    Bài 24: Biểu thức đại số Toán 7 Kết nối tri thức - Tổng quan

    Bài 24 trong chương trình Toán 7 Kết nối tri thức tập trung vào việc giới thiệu khái niệm biểu thức đại số, các thành phần của biểu thức đại số (số, biến, phép toán) và cách sử dụng biến để diễn đạt các mối quan hệ toán học. Việc nắm vững kiến thức này là nền tảng quan trọng cho việc học các chủ đề toán học phức tạp hơn ở các lớp trên.

    Các khái niệm quan trọng trong Bài 24

    • Biểu thức đại số: Là sự kết hợp của các số, biến và các phép toán. Ví dụ: 3x + 5, 2y - 7, a2 + b2.
    • Biến: Là chữ cái dùng để đại diện cho một số. Ví dụ: x, y, a, b.
    • Giá trị của biểu thức đại số: Là kết quả khi thay các biến bằng các số cụ thể.
    • Bậc của biểu thức đại số: Là tổng số mũ của các biến trong biểu thức.

    Các dạng bài tập thường gặp

    1. Viết biểu thức đại số: Đề bài thường yêu cầu viết biểu thức đại số biểu diễn một tình huống cụ thể. Ví dụ: Viết biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có chiều dài là x và chiều rộng là y.
    2. Tính giá trị của biểu thức đại số: Đề bài cho giá trị của các biến và yêu cầu tính giá trị của biểu thức. Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức 3x + 5 khi x = 2.
    3. Thu gọn biểu thức đại số: Đề bài yêu cầu thu gọn biểu thức bằng cách thực hiện các phép toán cộng, trừ, nhân, chia các số hạng đồng dạng.
    4. Tìm biến: Đề bài cho giá trị của biểu thức và yêu cầu tìm giá trị của biến.

    Hướng dẫn giải một số bài tập mẫu

    Ví dụ 1: Viết biểu thức đại số biểu thị diện tích của hình vuông có cạnh là x.

    Diện tích của hình vuông được tính bằng công thức: Diện tích = cạnh * cạnh. Do đó, biểu thức đại số biểu thị diện tích của hình vuông có cạnh là x là: x2.

    Ví dụ 2: Tính giá trị của biểu thức 2x - 3y khi x = 5 và y = 2.

    Thay x = 5 và y = 2 vào biểu thức, ta được: 2 * 5 - 3 * 2 = 10 - 6 = 4. Vậy giá trị của biểu thức là 4.

    Ví dụ 3: Thu gọn biểu thức 3x + 2y - x + 5y.

    Để thu gọn biểu thức, ta thực hiện các phép toán cộng, trừ các số hạng đồng dạng: (3x - x) + (2y + 5y) = 2x + 7y. Vậy biểu thức thu gọn là 2x + 7y.

    Mẹo học tốt Bài 24

    • Nắm vững các khái niệm cơ bản về biểu thức đại số, biến, giá trị của biểu thức đại số, bậc của biểu thức đại số.
    • Luyện tập thường xuyên các dạng bài tập khác nhau để làm quen với các kỹ năng giải toán.
    • Đọc kỹ đề bài và xác định rõ các yêu cầu của bài toán.
    • Sử dụng các công thức và quy tắc toán học một cách chính xác.
    • Kiểm tra lại kết quả sau khi giải xong bài toán.

    Ứng dụng của biểu thức đại số

    Biểu thức đại số được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống và khoa học, như:

    • Vật lý: Tính toán vận tốc, gia tốc, lực, năng lượng.
    • Hóa học: Viết phương trình hóa học, tính toán số mol, khối lượng.
    • Kinh tế: Tính toán lợi nhuận, chi phí, doanh thu.
    • Tin học: Lập trình, giải thuật.

    Kết luận

    Bài 24: Biểu thức đại số Toán 7 Kết nối tri thức là một bài học quan trọng giúp học sinh làm quen với ngôn ngữ toán học và phát triển tư duy logic. Việc nắm vững kiến thức và kỹ năng trong bài học này sẽ là nền tảng vững chắc cho việc học các môn học khác và giải quyết các vấn đề thực tế.

    Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 7

    Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 7