montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 12. Đây là đề thi được biên soạn dựa trên chương trình học Toán 7 Kết nối tri thức, giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải toán.
Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, từ trắc nghiệm đến tự luận, bao phủ các chủ đề quan trọng trong chương trình học kì 1. Đi kèm với đề thi là đáp án chi tiết, giúp học sinh tự đánh giá kết quả và tìm ra những điểm cần cải thiện.
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
\( - 9 \in \mathbb{N}\).
\(\frac{7}{3} \in \mathbb{Z}\).
\(1,2 \notin \mathbb{R}\).
\(\frac{{ - 5}}{2} \in \mathbb{Q}\).
Trong các số \(\frac{{ - 9}}{5};\frac{{ - 7}}{{ - 15}};0,2; - 3\frac{5}{2};\frac{0}{8};\frac{{13}}{5}\) có bao nhiêu số hữu tỉ dương?
1.
2.
3.
4.
Số đối của \(\frac{{ - 2}}{3}\) là
\(\frac{2}{3}\).
\(\frac{3}{2}\).
\(\frac{{ - 3}}{2}\).
\(\frac{2}{{ - 3}}\).
Giá trị của x thỏa mãn \(\left| x \right| = 3\) là
\(x = 3\).
\(x = - 3\).
\(x = 3\) hoặc \(x = - 3\).
\(x = 9\).
Kết quả của phép tính \({2^2}{.2^5}\) là
\({2^{10}}\).
\({2^3}\).
\({2^5}\).
\({2^7}\).
Căn bậc hai số học của 64 là
32.
8 và -8.
-8.
8.
Trong các số sau, số nào là số vô tỉ?
\(\sqrt {{5^2}} \).
\(\sqrt 3 \).
\(\sqrt {{{\left( {3,5} \right)}^2}} \).
\(\sqrt {16} \).
Làm tròn số \(5,16578\) với độ chính xác \(0,005\)
5,17.
5,2.
5.
5,166.
Số đo \(\widehat {BOC}\) trong hình là
\(60^\circ \).
\(120^\circ \).
\(180^\circ \).
\(90^\circ \).
Cho a // b, số đo góc x trên hình vẽ là
\(115^\circ \).
\(90^\circ \).
\(65^\circ \).
\(0^\circ \).
Qua một điểm M nằm ngoài đường thẳng a, kẻ được bao nhiêu đường thẳng song song với đường thẳng a?
Có vô số.
Không có.
Có hai đường thẳng.
Chỉ có một.
Cho ba đường thẳng phân biệt a, b, c biết \(a \bot c\) và \(c \bot b\). Kết luận nào đúng?
a cắt b.
a // b.
\(a \bot b\).
a trùng b.
Thực hiện phép tính (Tính nhanh nếu có thể):
a) \(\frac{9}{8} - \frac{1}{8}:\frac{3}{4}\);
b) \(\frac{{23}}{{25}} - \frac{{19}}{{43}} + \frac{{27}}{{25}} - \frac{{24}}{{43}}\);
c) \(\frac{2}{5}.\frac{{ - 17}}{9} + \frac{2}{5}.\left| {\frac{{ - 8}}{9}} \right| - \sqrt {16} \).
Tìm x, biết:
a) \(x + 4,5 = 9,5\);
b) \(\frac{7}{5}x - \frac{1}{2} = \frac{3}{8}\);
c) \(\left| {3x - 1} \right| + \frac{1}{3} = \frac{1}{2}\)
Khoai tây là thức ăn chính của Châu Âu và là một món ăn ưa thích của người Việt Nam. Trong 100g khoai tây khô có 11g nước; 6,6g protein; 0,3g chất béo; 75,1g glucid và các chất khác. (Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia).
Em hãy cho biết khối lượng các chất khác trong 300g khoai tây khô.
Cho hình vẽ, biết \(\widehat {ABI} = 80^\circ \).
a) Chứng minh \(m//n\).
b) Tính \(\widehat {cAH}\) và \(\widehat {mAc}\).
c) Vẽ tia AE là tia phân giác của \(\widehat {cAH}\). Tia BF là tia phân giác của \(\widehat {ABI}\). Chứng minh \(AE//BF\).
Cho \(M = \frac{1}{{{2^2}}} + \frac{1}{{{3^2}}} + \frac{1}{{{3^4}}} + \frac{1}{{{3^6}}} + ... + \frac{1}{{{3^{802}}}}\). Chứng minh rằng \(M < \frac{3}{8}\).
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
\( - 9 \in \mathbb{N}\).
\(\frac{7}{3} \in \mathbb{Z}\).
\(1,2 \notin \mathbb{R}\).
\(\frac{{ - 5}}{2} \in \mathbb{Q}\).
Đáp án : D
Dựa vào kiến thức về các tập hợp \(\mathbb{N},\mathbb{Z},\mathbb{R},\mathbb{Q}\).
\( - 9\) không phải số tự nhiên nên \( - 9 \in \mathbb{N}\) là khẳng định sai.
\(\frac{7}{3}\) không phải số nguyên nên \(\frac{7}{3} \in \mathbb{Z}\) là khẳng định sai.
\(1,2\) là số thực nên khẳng định \(1,2 \notin \mathbb{R}\) là khẳng định sai.
\(\frac{{ - 5}}{2}\) là số hữu tỉ nên \(\frac{{ - 5}}{2} \in \mathbb{Q}\) là khẳng định đúng.
Đáp án D.
Trong các số \(\frac{{ - 9}}{5};\frac{{ - 7}}{{ - 15}};0,2; - 3\frac{5}{2};\frac{0}{8};\frac{{13}}{5}\) có bao nhiêu số hữu tỉ dương?
1.
2.
3.
4.
Đáp án : C
Số hữu tỉ dương là các số viết được dưới dạng phân số và lớn hơn 0.
Có 3 số hữu tỉ dương, đó là: \(\frac{{ - 7}}{{ - 15}};0,2;\frac{{13}}{5}\).
Vì \(\frac{{ - 7}}{{ - 15}} = \frac{7}{{15}}\); \(0,2 = \frac{2}{{10}} = \frac{1}{5}\) và \(\frac{{13}}{5}\) đều là số hữu tỉ.
Đáp án C.
Số đối của \(\frac{{ - 2}}{3}\) là
\(\frac{2}{3}\).
\(\frac{3}{2}\).
\(\frac{{ - 3}}{2}\).
\(\frac{2}{{ - 3}}\).
Đáp án : A
Số đối của số hữu tỉ a là – a.
Số đối của \(\frac{{ - 2}}{3}\) là: \( - \left( {\frac{{ - 2}}{3}} \right) = \frac{2}{3}\).
Đáp án A.
Giá trị của x thỏa mãn \(\left| x \right| = 3\) là
\(x = 3\).
\(x = - 3\).
\(x = 3\) hoặc \(x = - 3\).
\(x = 9\).
Đáp án : C
Khi \(\left| x \right| = k > 0\) thì xảy ra hai trường hợp: \(x = k\) hoặc \(x = - k\).
Ta có: \(\left| x \right| = 3\) nên \(x = 3\) hoặc \(x = - 3\).
Đáp án C.
Kết quả của phép tính \({2^2}{.2^5}\) là
\({2^{10}}\).
\({2^3}\).
\({2^5}\).
\({2^7}\).
Đáp án : D
Khi nhân 2 lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng 2 số mũ:
\({x^m}.{x^n} = {x^{m + n}}\).
Ta có: \({2^2}{.2^5} = {2^{2 + 5}} = {2^7}\).
Đáp án D.
Căn bậc hai số học của 64 là
32.
8 và -8.
-8.
8.
Đáp án : D
Căn bậc hai số học của một số a không âm, kí hiệu \(\sqrt a \), là số x không âm sao cho \({x^2} = a\).
Căn bậc hai số học của 64 là: \(\sqrt {64} = \sqrt {{8^2}} = 8\).
* Lưu ý: -8 không phải là căn bậc hai số học của 64.
Đáp án D.
Trong các số sau, số nào là số vô tỉ?
\(\sqrt {{5^2}} \).
\(\sqrt 3 \).
\(\sqrt {{{\left( {3,5} \right)}^2}} \).
\(\sqrt {16} \).
Đáp án : B
Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
\(\sqrt {{5^2}} \) không phải số vô tỉ vì \(\sqrt {{5^2}} = 5\).
\(\sqrt 3 \) là số vô tỉ.
\(\sqrt {{{\left( {3,5} \right)}^2}} \) không phải số vô tỉ vì \(\sqrt {{{\left( {3,5} \right)}^2}} = 3,5\).
\(\sqrt {16} \) không phải số vô tỉ vì \(\sqrt {16} = \sqrt {{4^2}} = 4\).
Đáp án B.
Làm tròn số \(5,16578\) với độ chính xác \(0,005\)
5,17.
5,2.
5.
5,166.
Đáp án : A
Làm tròn số với độ chính xác:
Làm tròn số \(5,16578\) với độ chính xác 0,005, tức là làm tròn số \(5,16578\) đến hàng phần trăm, ta được \(5,17\).
Đáp án A.
Số đo \(\widehat {BOC}\) trong hình là
\(60^\circ \).
\(120^\circ \).
\(180^\circ \).
\(90^\circ \).
Đáp án : A
Dựa vào kiến thức về hai góc kề bù: Hai góc kề bù có tổng là \(180^\circ \).
Vì \(\widehat {BOC}\) và \(\widehat {COA}\) là hai góc kề bù nên ta có: \(\widehat {BOC} + \widehat {COA} = 180^\circ \).
Suy ra \(\widehat {BOC} = 180^\circ - \widehat {COA} = 180^\circ - 120^\circ = 60^\circ \).
Đáp án A.
Cho a // b, số đo góc x trên hình vẽ là
\(115^\circ \).
\(90^\circ \).
\(65^\circ \).
\(0^\circ \).
Đáp án : C
Dựa vào kiến thức về tính chất hai đường thẳng song song.
Vì a // b nên \(x = 65^\circ \) (hai góc so le trong).
Đáp án C.
Qua một điểm M nằm ngoài đường thẳng a, kẻ được bao nhiêu đường thẳng song song với đường thẳng a?
Có vô số.
Không có.
Có hai đường thẳng.
Chỉ có một.
Đáp án : D
Áp dụng tiên đề Euclid về đường thẳng song song.
Theo tiên đề Euclid ta có: Qua điểm M ở ngoài đường thẳng a cho trước, vẽ được duy nhất một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
Đáp án D.
Cho ba đường thẳng phân biệt a, b, c biết \(a \bot c\) và \(c \bot b\). Kết luận nào đúng?
a cắt b.
a // b.
\(a \bot b\).
a trùng b.
Đáp án : B
Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
Vì \(a \bot c\) và \(c \bot b\) nên a // b.
Đáp án B.
Thực hiện phép tính (Tính nhanh nếu có thể):
a) \(\frac{9}{8} - \frac{1}{8}:\frac{3}{4}\);
b) \(\frac{{23}}{{25}} - \frac{{19}}{{43}} + \frac{{27}}{{25}} - \frac{{24}}{{43}}\);
c) \(\frac{2}{5}.\frac{{ - 17}}{9} + \frac{2}{5}.\left| {\frac{{ - 8}}{9}} \right| - \sqrt {16} \).
Dựa vào quy tắc thực hiện phép tính với số hữu tỉ, giá trị tuyệt đối và căn bậc hai để thực hiện.
a) \(\frac{9}{8} - \frac{1}{8}:\frac{3}{4}\) \( = \frac{9}{8} - \frac{1}{8}.\frac{4}{3}\) \( = \frac{9}{8} - \frac{1}{6}\) \( = \frac{{23}}{{24}}\).
b) \(\frac{{23}}{{25}} - \frac{{19}}{{43}} + \frac{{27}}{{25}} - \frac{{24}}{{43}}\) \( = \left( {\frac{{23}}{{25}} + \frac{{27}}{{25}}} \right) - \left( {\frac{{19}}{{43}} + \frac{{24}}{{43}}} \right)\) \( = 2 - 1\) \( = 1\).
c) \(\frac{2}{5}.\frac{{ - 17}}{9} + \frac{2}{5}.\left| {\frac{{ - 8}}{9}} \right| - \sqrt {16} \) \( = \frac{2}{5}.\frac{{ - 17}}{9} + \frac{2}{5}.\frac{8}{9} - 4\) \( = \frac{2}{5}.\left( {\frac{{ - 17}}{9} + \frac{8}{9}} \right) - 4\) \( = \frac{2}{5}.\left( { - 1} \right) - 4\) \( = \frac{{ - 2}}{5} - 4\) \( = \frac{{ - 22}}{5}\).
Tìm x, biết:
a) \(x + 4,5 = 9,5\);
b) \(\frac{7}{5}x - \frac{1}{2} = \frac{3}{8}\);
c) \(\left| {3x - 1} \right| + \frac{1}{3} = \frac{1}{2}\)
a, b) Sử dụng quy tắc chuyển vế và thực hiện phép tính để tìm x.
c) Chuyển vế, sử dụng kiến thức \(\left| A \right| = k > 0\) thì xảy ra hai trường hợp: \(A = k\) hoặc \(A = - k\).
a) \(x + 4,5 = 9,5\)
\(x = 9,5 - 4,5\)
\(x = 5\)
Vậy \(x = 5\).
b) \(\frac{7}{5}x - \frac{1}{2} = \frac{3}{8}\)
\(\begin{array}{l}\frac{7}{5}x = \frac{3}{8} + \frac{1}{2}\\\frac{7}{5}x = \frac{7}{8}\\x = \frac{7}{8}:\frac{7}{5}\\x = \frac{7}{8}.\frac{5}{7}\\x = \frac{5}{8}\end{array}\)
Vậy \(x = \frac{5}{8}\).
c) \(\left| {3x - 1} \right| + \frac{1}{3} = \frac{1}{2}\)
\(\begin{array}{l}\left| {3x - 1} \right| = \frac{1}{2} - \frac{1}{3}\\\left| {3x - 1} \right| = \frac{1}{6}\end{array}\)
Suy ra \(3x - 1 = \frac{1}{6}\) hoặc \(3x - 1 = \frac{{ - 1}}{6}\)
TH1: \(3x - 1 = \frac{1}{6}\)
\(\begin{array}{l}3x = \frac{1}{6} + 1\\3x = \frac{7}{6}\\x = \frac{7}{6}:3\\x = \frac{7}{{18}}\end{array}\)
TH2: \(3x - 1 = \frac{{ - 1}}{6}\)
\(\begin{array}{l}3x = - \frac{1}{6} + 1\\3x = \frac{5}{6}\\x = \frac{5}{6}:3\\x = \frac{5}{{18}}\end{array}\)
Vậy \(x = \frac{7}{{18}};x = \frac{5}{{18}}\).
Khoai tây là thức ăn chính của Châu Âu và là một món ăn ưa thích của người Việt Nam. Trong 100g khoai tây khô có 11g nước; 6,6g protein; 0,3g chất béo; 75,1g glucid và các chất khác. (Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia).
Em hãy cho biết khối lượng các chất khác trong 300g khoai tây khô.
Áp dụng quy tắc cộng, trừ với số thực.
Khối lượng chất khác trong 100g khoai tây khô là:
\(100 - 11 - 6,6 - 0,3 - 75,1 = 89 - \left( {6,6 + 0,3 + 75,1} \right) = 89 - 82 = 7\left( g \right)\)
Khối lượng chất khác trong 300g khoai tây khô là:
\(7.3 = 21\left( g \right)\)
Vậy khối lượng chất khác trong 300g khoai tây khô là 21g.
Cho hình vẽ, biết \(\widehat {ABI} = 80^\circ \).
a) Chứng minh \(m//n\).
b) Tính \(\widehat {cAH}\) và \(\widehat {mAc}\).
c) Vẽ tia AE là tia phân giác của \(\widehat {cAH}\). Tia BF là tia phân giác của \(\widehat {ABI}\). Chứng minh \(AE//BF\).
a) Sử dụng dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
b) Sử dụng tính chất của hai đường thẳng song song: hai góc đồng vị bằng nhau.
Hai góc kề bù thì tổng của chúng bằng \(180^\circ \).
c) Sử dụng kiến thức về tia phân giác của một góc.
Sử dụng dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song (hai góc bằng nhau ở vị trí đồng vị)
a) Ta có: \(m \bot d;n \bot d\) nên m // n (tính chất hai đường thẳng song song).
b) Vì m // n nên \(\widehat {cAH} = \widehat {ABI} = 80^\circ \) (hai góc đồng vị).
Vì \(\widehat {mAc}\) và \(\widehat {cAH}\) là hai góc kề bù nên ta có \(\widehat {mAc} + \widehat {cAH} = 180^\circ \)
Suy ra \(\widehat {mAc} = 180^\circ - \widehat {cAH} = 180^\circ - 80^\circ = 100^\circ \).
Vậy \(\widehat {cAH} = 80^\circ ;\widehat {mAc} = 100^\circ \).
c) Vì AE là tia phân giác của \(\widehat {cAH}\) nên \(\widehat {cAE} = \frac{1}{2}\widehat {cAH} = \frac{{80^\circ }}{2} = 40^\circ \).
Tương tự, ta tính được \(\widehat {ABF} = 40^\circ \).
Ta có \(\widehat {cAE} = \widehat {ABF} = 40^\circ \).
Mà hai góc này là hai góc ở vị trí đồng vị nên AE // BF.
Cho \(M = \frac{1}{{{2^2}}} + \frac{1}{{{3^2}}} + \frac{1}{{{3^4}}} + \frac{1}{{{3^6}}} + ... + \frac{1}{{{3^{802}}}}\). Chứng minh rằng \(M < \frac{3}{8}\).
Đặt \(A = \frac{1}{{{3^2}}} + \frac{1}{{{3^4}}} + \frac{1}{{{3^6}}} + ... + \frac{1}{{{3^{802}}}}\)
Nhân hai vế của \(A\) với \({3^2}\).
Lấy \({3^2}A - A\), so sánh với 1 để chứng minh \(A < \frac{1}{8}\).
Từ đó chứng minh \(M = \frac{1}{{{2^2}}} + A < \frac{3}{8}\)
Đặt \(A = \frac{1}{{{3^2}}} + \frac{1}{{{3^4}}} + \frac{1}{{{3^6}}} + ... + \frac{1}{{{3^{802}}}}\)
Ta có: \({3^2}.A = {3^2}.\left( {\frac{1}{{{3^2}}} + \frac{1}{{{3^4}}} + \frac{1}{{{3^6}}} + ... + \frac{1}{{{3^{802}}}}} \right)\)
\(9A = 1 + \frac{1}{{{3^2}}} + \frac{1}{{{3^4}}} + \frac{1}{{{3^6}}} + ... + \frac{1}{{{3^{800}}}}\)
Suy ra
\(9A - A = \left( {1 + \frac{1}{{{3^2}}} + \frac{1}{{{3^4}}} + \frac{1}{{{3^6}}} + ... + \frac{1}{{{3^{800}}}}} \right) - \left( {\frac{1}{{{2^2}}} + \frac{1}{{{3^2}}} + \frac{1}{{{3^4}}} + \frac{1}{{{3^6}}} + ... + \frac{1}{{{3^{802}}}}} \right)\)
\(8A = 1 - \frac{1}{{{3^{802}}}}\)
Vì \(1 - \frac{1}{{{3^{802}}}} < 1\) nên \(8A < 1\), suy ra \(A < \frac{1}{8}\).
Mà \(M = \frac{1}{{{2^2}}} + A < \frac{1}{4} + \frac{1}{8} = \frac{3}{8}\) nên \(M < \frac{3}{8}\).
Vậy \(M < \frac{3}{8}\).
Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 12 là một công cụ hữu ích cho học sinh trong quá trình ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Đề thi này không chỉ giúp học sinh kiểm tra kiến thức đã học mà còn rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và áp dụng kiến thức vào thực tế.
Đề thi thường bao gồm các phần sau:
Các chủ đề thường xuất hiện trong đề thi:
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức (1/2 + 1/3) * 6/5
Lời giải:
Bài 2: Vẽ biểu đồ cột biểu diễn số lượng học sinh của các lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là 30, 35, 40.
Lời giải:
Để vẽ biểu đồ cột, ta cần xác định trục ngang (trục x) và trục dọc (trục y). Trục x biểu diễn các lớp 7A, 7B, 7C. Trục y biểu diễn số lượng học sinh. Sau đó, ta vẽ các cột tương ứng với số lượng học sinh của mỗi lớp.
Việc luyện tập thường xuyên các đề thi giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 12 và các đề thi khác giúp học sinh:
montoan.com.vn cung cấp một kho đề thi Toán 7 Kết nối tri thức phong phú, đa dạng, cùng với đáp án chi tiết và hướng dẫn giải dễ hiểu. Chúng tôi cam kết mang đến cho học sinh một trải nghiệm học tập hiệu quả và thú vị.
Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 12 là một bài kiểm tra quan trọng giúp đánh giá năng lực học tập của học sinh. Việc luyện tập và ôn tập kỹ lưỡng sẽ giúp học sinh đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi này. Chúc các em học sinh thành công!