1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9

Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9

Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9

montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9. Đề thi này được biên soạn bám sát chương trình học, giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải toán.

Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, từ trắc nghiệm đến tự luận, bao phủ các chủ đề quan trọng trong chương trình học kì 2 Toán 7.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Thay tỉ số 1,2 : 1,35 bằng tỉ số giữa các số nguyên ta được:

    • A.
      50 : 81.
    • B.
      8 : 9.
    • C.
      5 : 8.
    • D.
      1 : 10.
    Câu 2 :

    Biết \(\frac{x}{2} = \frac{y}{3}\) và \(x + y = - 15\). Khi đó giá trị của x, y là

    • A.
      x = 6, y = 9.
    • B.
      x = −7, y = −8.
    • C.
      x = 8, y = 12.
    • D.
      x = −6, y = −9.
    Câu 3 :

    Biết đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x với các cặp giá trị tương ứng trong bảng sau:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9 0 1

    Giá trị cần điền vào “?” là

    • A.
      \(\frac{{ - 1}}{5}\).
    • B.
      \(\frac{1}{5}\).
    • C.
      5.
    • D.
      \( - 5\).
    Câu 4 :

    Cho biết y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a và khi \(x = - 2\) thì \(y = 4\). Khi đó, hệ số a bằng bao nhiêu?

    • A.
      \( - 2\).
    • B.
      \( - 6\).
    • C.
      \( - 8\).
    • D.
      \( - 4\).
    Câu 5 :

    Bộ ba độ dài đoạn thẳng nào sau đây tạo thành một tam giác?

    • A.
      5cm; 4cm; 1cm.
    • B.
      3cm; 4cm; 5cm.
    • C.
      5cm; 2cm; 2cm.
    • D.
      1cm; 4cm; 10cm.
    Câu 6 :

    Biểu thức đại số biểu thị tích của hai số tự nhiên liên tiếp là:

    • A.
      \(xy\) với \(x,y \in {\rm N}\).
    • B.
      \(x.\left( {x + 1} \right)\)với \(x \in {\rm N}\).
    • C.
      \(x.\left( {y + 1} \right)\) với \(x,y \in {\rm N}\).
    • D.
      \(\left( {x + 1} \right)\left( {y + 1} \right)\) với \(x,y \in {\rm N}\).
    Câu 7 :

    Trong các biểu thức sau, em hãy chỉ ra biểu thức số.

    • A.
      \(\frac{x}{{2 - 3 + 6}} - 4\) .
    • B.
      \(\frac{{{{3.2}^2} + 11,75}}{{x + y}} - 2\).
    • C.
      \(2x.(3 - {2022^2})\).
    • D.
      \(\frac{{3.(4 + 5)}}{2}\).
    Câu 8 :

    Cho ABCD là hình chữ nhật như hình vẽ, điểm E nằm trên cạnh CD. Khẳng định nào sau đây là sai?

    Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9 0 2

    • A.
      AE < AD.
    • B.
      AC > AD.
    • C.
      AC > AE.
    • D.
      AD < AE.
    Câu 9 :

    Điền vào chỗ trống sau: “Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại … của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng đó”.

    • A.
      Trung trực.
    • B.
      Giao điểm.
    • C.
      Trọng tâm.
    • D.
      Trung điểm.
    Câu 10 :

    Biết y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k = 2. Khi x = –3 thì giá trị của y bằng bao nhiêu?

    • A.
      -6.
    • B.
      0.
    • C.
      -9.
    • D.
      -1.
    Câu 11 :

    Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = –12 thì y = 8. Khi x = 3 thì y bằng

    • A.
      -32.
    • B.
      32.
    • C.
      -2.
    • D.
      2.
    Câu 12 :

    Giá trị của biểu thức \(A = 2{x^2} - 3x + 1\) tại \(x = - 1\) là

    • A.
      \(6\).
    • B.
      \(0\).
    • C.
      \( - 4\).
    • D.
      \(2\).
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Tìm số hữu tỉ x trong các tỉ lệ thức sau:

    a) \(\frac{{ - 6}}{x} = \frac{9}{{ - 15}}\)

    b) \(\frac{{ - 4}}{x} = \frac{x}{{ - 49}}\)

    Câu 2 :

    a) Cho \(\frac{a}{b} = \frac{6}{5}\). Tìm a, b biết: a – b = 3

    b) Cho \(\frac{x}{2} = \frac{y}{3} = \frac{z}{5}\). Tìm x, y, z biết \(x - y + z = 32\)

    Câu 3 :

    Ba đơn vị cùng vận chuyển 700 tấn hàng. Đơn vị A có 10 xe trọng tải mỗi xe là 5 tấn; đơn vị B có 20 xe trọng tải mỗi xe là 4 tấn; đơn vị C có 14 xe trọng tải mỗi xe là 5 tấn. Hỏi mỗi đơn vị vận chuyển được bao nhiêu tấn hàng, biết mỗi xe đều chở một số chuyến như nhau?

    Câu 4 :

    Cho góc xOy khác góc bẹt có Ot là tia phân giác. Qua điểm H thuộc tia Ot, kẻ đường vuông góc với Ot và cắt Ox và Oy theo thứ tự A và B.

    a) Chứng minh OA = OB.

    b) Lấy điểm C nằm giữa O và H. Chứng minh \(\widehat {ACH} = \widehat {HCB}\).

    c) AC cắt Oy ở D. Trên tia Ox lấy điểm E sao cho OE = OD. Chứng minh ba điểm B, C, E thẳng hàng.

    Câu 5 :

    Cho tỉ lệ thức \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\). Chứng minh: \(\frac{{ab}}{{cd}} = \frac{{{a^2} - {b^2}}}{{{c^2} - {d^2}}}\).

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Thay tỉ số 1,2 : 1,35 bằng tỉ số giữa các số nguyên ta được:

      • A.
        50 : 81.
      • B.
        8 : 9.
      • C.
        5 : 8.
      • D.
        1 : 10.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về tỉ lệ thức.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(1,2:1,35 = \frac{{1,2}}{{1,35}} = \frac{8}{9} = 8:9\).

      Câu 2 :

      Biết \(\frac{x}{2} = \frac{y}{3}\) và \(x + y = - 15\). Khi đó giá trị của x, y là

      • A.
        x = 6, y = 9.
      • B.
        x = −7, y = −8.
      • C.
        x = 8, y = 12.
      • D.
        x = −6, y = −9.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào tính chất dãy tỉ số bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\frac{x}{2} = \frac{y}{3} = \frac{{x + y}}{{2 + 3}} = \frac{{ - 15}}{5} = - 3\) (tính chất dãy tỉ số bằng nhau)

      Suy ra \(x = - 3.2 = - 6;y = - 3.3 = - 9\).

      Câu 3 :

      Biết đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x với các cặp giá trị tương ứng trong bảng sau:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9 1 1

      Giá trị cần điền vào “?” là

      • A.
        \(\frac{{ - 1}}{5}\).
      • B.
        \(\frac{1}{5}\).
      • C.
        5.
      • D.
        \( - 5\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ thuận.

      Lời giải chi tiết :

      Vì y tỉ lệ thuận với x nên \(k = \frac{y}{x} = \frac{{ - 5}}{1} = - 5 = \frac{1}{?}\) suy ra \(? = 1:\left( { - 5} \right) = \frac{{ - 1}}{5}\).

      Câu 4 :

      Cho biết y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a và khi \(x = - 2\) thì \(y = 4\). Khi đó, hệ số a bằng bao nhiêu?

      • A.
        \( - 2\).
      • B.
        \( - 6\).
      • C.
        \( - 8\).
      • D.
        \( - 4\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

      Lời giải chi tiết :

      Vì y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a nên \(a = xy = \left( { - 2} \right).4 = - 8\).

      Câu 5 :

      Bộ ba độ dài đoạn thẳng nào sau đây tạo thành một tam giác?

      • A.
        5cm; 4cm; 1cm.
      • B.
        3cm; 4cm; 5cm.
      • C.
        5cm; 2cm; 2cm.
      • D.
        1cm; 4cm; 10cm.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: 5 – 4 = 1 nên 5cm; 4cm; 1cm không thể tạo thành một tam giác.

      3cm; 4cm; 5cm có thể tạo thành một tam giác nên ta chọn đáp án B.

      2 + 2 = 4 < 5 nên 5cm; 2cm; 2cm không thể tạo thành một tam giác.

      1 + 4 = 5 < 10 nên 1cm; 4cm; 10cm không thể tạo thành một tam giác.

      Câu 6 :

      Biểu thức đại số biểu thị tích của hai số tự nhiên liên tiếp là:

      • A.
        \(xy\) với \(x,y \in {\rm N}\).
      • B.
        \(x.\left( {x + 1} \right)\)với \(x \in {\rm N}\).
      • C.
        \(x.\left( {y + 1} \right)\) với \(x,y \in {\rm N}\).
      • D.
        \(\left( {x + 1} \right)\left( {y + 1} \right)\) với \(x,y \in {\rm N}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về biểu thức đại số.

      Lời giải chi tiết :

      Vì x và y là hai số tự nhiên bất kì nên \(xy\) không biểu thị tích của hai số tự nhiên liên tiếp.

      Vì x và x + 1 là hai số tự nhiên liên tiếp nên \(x.\left( {x + 1} \right)\)với \(x \in {\rm N}\) là biểu thức biểu thị tích của hai số tự nhiên liên tiếp.

      Vì x và y là hai số tự nhiên bất kì nên \(x.\left( {y + 1} \right)\) không biểu thị tích của hai số tự nhiên liên tiếp.

      Vì x và y là hai số tự nhiên bất kì nên \(\left( {x + 1} \right)\left( {y + 1} \right)\) không biểu thị tích của hai số tự nhiên liên tiếp.

      Câu 7 :

      Trong các biểu thức sau, em hãy chỉ ra biểu thức số.

      • A.
        \(\frac{x}{{2 - 3 + 6}} - 4\) .
      • B.
        \(\frac{{{{3.2}^2} + 11,75}}{{x + y}} - 2\).
      • C.
        \(2x.(3 - {2022^2})\).
      • D.
        \(\frac{{3.(4 + 5)}}{2}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về biểu thức số.

      Lời giải chi tiết :

      Trong các biểu thức trên, chỉ có \(\frac{{3.(4 + 5)}}{2}\) là biểu thức số.

      Câu 8 :

      Cho ABCD là hình chữ nhật như hình vẽ, điểm E nằm trên cạnh CD. Khẳng định nào sau đây là sai?

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9 1 2

      • A.
        AE < AD.
      • B.
        AC > AD.
      • C.
        AC > AE.
      • D.
        AD < AE.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu.

      Lời giải chi tiết :

      Xét tam giác vuông ACD có AD < AC (trong tam giác vuông, cạnh huyền là cạnh lớn nhất)

      Vì E nằm trên cạnh CD nên DE < DC suy ra AE < AC (quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên.

      Suy ra AD < AE < AC nên A sai.

      Câu 9 :

      Điền vào chỗ trống sau: “Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại … của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng đó”.

      • A.
        Trung trực.
      • B.
        Giao điểm.
      • C.
        Trọng tâm.
      • D.
        Trung điểm.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào khái niệm về đường trung trực của đoạn thẳng.

      Lời giải chi tiết :

      “Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng đó”.

      Câu 10 :

      Biết y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k = 2. Khi x = –3 thì giá trị của y bằng bao nhiêu?

      • A.
        -6.
      • B.
        0.
      • C.
        -9.
      • D.
        -1.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ thuận.

      Lời giải chi tiết :

      Vì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k = 2 nên \(y = 2x\).

      Thay \(x = - 3\) vào công thức ta được: \(y = 2.\left( { - 3} \right) = - 6\).

      Câu 11 :

      Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = –12 thì y = 8. Khi x = 3 thì y bằng

      • A.
        -32.
      • B.
        32.
      • C.
        -2.
      • D.
        2.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

      Lời giải chi tiết :

      Vì hai đại lượng x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau nên \(a = - 12.8 = - 96\).

      Thay \(x = 3\) vào công thức ta được: \( - 96 = 3.y\) suy ra \(y = - 32\).

      Câu 12 :

      Giá trị của biểu thức \(A = 2{x^2} - 3x + 1\) tại \(x = - 1\) là

      • A.
        \(6\).
      • B.
        \(0\).
      • C.
        \( - 4\).
      • D.
        \(2\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Thay giá trị của x vào biểu thức để tính giá trị của biểu thức.

      Lời giải chi tiết :

      Thay x = -1 vào A, ta được:

      \(A = 2.{\left( { - 1} \right)^2} - 3.\left( { - 1} \right) + 1 = 6\).

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Tìm số hữu tỉ x trong các tỉ lệ thức sau:

      a) \(\frac{{ - 6}}{x} = \frac{9}{{ - 15}}\)

      b) \(\frac{{ - 4}}{x} = \frac{x}{{ - 49}}\)

      Phương pháp giải :

      Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức.

      Lời giải chi tiết :

      a) Ta có: \(\frac{{ - 6}}{x} = \frac{9}{{ - 15}}\)

      Suy ra \(\left( { - 6} \right).\left( { - 15} \right) = 9.x\)

      \(x = \frac{{\left( { - 6} \right).\left( { - 15} \right)}}{9} = 10\)

      Vậy x = 10.

      b) Ta có: \(\frac{{ - 4}}{x} = \frac{x}{{ - 49}}\)

      Suy ra \(\left( { - 4} \right)\left( { - 49} \right) = x.x\)

      \(\begin{array}{l}{x^2} = 196\\x = \pm 14\end{array}\)

      Vậy \(x = \pm 14\).

      Câu 2 :

      a) Cho \(\frac{a}{b} = \frac{6}{5}\). Tìm a, b biết: a – b = 3

      b) Cho \(\frac{x}{2} = \frac{y}{3} = \frac{z}{5}\). Tìm x, y, z biết \(x - y + z = 32\)

      Phương pháp giải :

      Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      a) Ta có: \(\frac{a}{b} = \frac{6}{5}\) suy ra \(\frac{a}{6} = \frac{b}{5}\).

      Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

      \(\frac{a}{6} = \frac{b}{5} = \frac{{a - b}}{{6 - 5}} = \frac{3}{1} = 3\).

      Suy ra \(a = 3.6 = 18\); \(b = 3.5 = 15\).

      Vậy a = 16; b = 15.

      b) Ta có: \(\frac{x}{2} = \frac{y}{3} = \frac{z}{5}\)

      Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

      \(\frac{x}{2} = \frac{y}{3} = \frac{z}{5} = \frac{{x - y + z}}{{2 - 3 + 5}} = \frac{{32}}{4} = 8\).

      Suy ra \(x = 8.2 = 16\)

      \(\begin{array}{l}y = 8.3 = 24\\z = 8.5 = 40\end{array}\)

      Vậy \(x = 16;y = 24;z = 40\).

      Câu 3 :

      Ba đơn vị cùng vận chuyển 700 tấn hàng. Đơn vị A có 10 xe trọng tải mỗi xe là 5 tấn; đơn vị B có 20 xe trọng tải mỗi xe là 4 tấn; đơn vị C có 14 xe trọng tải mỗi xe là 5 tấn. Hỏi mỗi đơn vị vận chuyển được bao nhiêu tấn hàng, biết mỗi xe đều chở một số chuyến như nhau?

      Phương pháp giải :

      Dựa vào tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Gọi x, y, z (tấn)lần lượt là khối lượng hàng các đơn vị A, B, C vận chuyển (x, y, z > 0).

      Theo đề bài ta suy ra: \(\frac{x}{{50}} = \frac{y}{{80}} = \frac{z}{{70}}\) và \(x + y + z = 700\)

      Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

      \(\begin{array}{l}\frac{x}{{50}} = \frac{y}{{80}} = \frac{z}{{70}} = \frac{{x + y + z}}{{50 + 80 + 70}} = \frac{{700}}{{200}} = 3,5\\x = 175;\quad y = 280;\quad z = 245\end{array}\)

      Vậy khối lượng hàng các đơn vị A, B, C vận chuyển lần lượt là 175; 280; 245 tấn.

      Câu 4 :

      Cho góc xOy khác góc bẹt có Ot là tia phân giác. Qua điểm H thuộc tia Ot, kẻ đường vuông góc với Ot và cắt Ox và Oy theo thứ tự A và B.

      a) Chứng minh OA = OB.

      b) Lấy điểm C nằm giữa O và H. Chứng minh \(\widehat {ACH} = \widehat {HCB}\).

      c) AC cắt Oy ở D. Trên tia Ox lấy điểm E sao cho OE = OD. Chứng minh ba điểm B, C, E thẳng hàng.

      Phương pháp giải :

      a) Chứng minh được: ∆AHO = ∆BHO (góc – cạnh – góc)

      Suy ra OA = OB (hai cạnh tương ứng)

      b) Chứng minh được: ∆AHC = ∆BHC (hai cạnh góc vuông)

      Suy ra \(\widehat {ACH} = \widehat {HCB}\) (hai góc tương ứng)

      c) Chứng minh được: ∆OEC = ∆ODC (c.g.c)

      Chứng minh được: \(\widehat {ECO} + \widehat {OCD} + \widehat {BCD} = {180^0}\)

      Suy ra ba điểm E, C, B thẳng hàng.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9 1 3

      a) Xét tam giác AHO và tam giác BHO có:

      \(\widehat {AOH} = \widehat {BOH}\) (Ot là tia phân giác của \(\widehat {AOB}\))

      OH chung

      \(\widehat {AHO} = \widehat {BHO}\left( { = {{90}^0}} \right)\)

      Suy ra \(\Delta AHO = \Delta BHO\left( {g.c.g} \right)\)

      Suy ra OA = OB (hai cạnh tương ứng) (đpcm)

      b) \(\Delta AHO = \Delta BHO\) suy ra AH = HB (hai cạnh tương ứng)

      Xét tam giác AHC và tam giác BHC có:

      HC chung

      \(\widehat {AHC} = \widehat {BHC}\left( { = {{90}^0}} \right)\)

      AH = HB

      Suy ra \(\Delta AHC = \Delta BHC\) (hai cạnh góc vuông)

      Suy ra \(\widehat {ACH} = \widehat {HCB}\) (hai góc tương ứng)

      c) Xét tam giác OCE và OCD có:

      OE = OD

      \(\widehat {EOC} = \widehat {DOC}\)

      OC chung

      Suy ra ∆OEC = ∆ODC (c.g.c)

      Suy ra EC = DC (hai cạnh tương ứng)

      Ta có OA = OB và OE = OD nên AE = BD.

      Xét \(\Delta ECA\) và \(\Delta DCB\) có:

      EC = ED (cmt)

      EA = DB (cmt)

      CA = CB (\(\Delta AHC = \Delta BHC\))

      Suy ra \(\Delta ECA = \Delta DCB\) (c.c.c)

      Suy ra \(\widehat {ECA} = \widehat {DCB}\) (hai góc tương ứng)

      Mặt khác \(\widehat {ECA} + \widehat {ECD} = {180^0}\) (vì AC cắt Oy tại D)

      Suy ra \(\widehat {DCB} + \widehat {ECD} = {180^0}\) hay B, C, E thẳng hàng (đpcm).

      Câu 5 :

      Cho tỉ lệ thức \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\). Chứng minh: \(\frac{{ab}}{{cd}} = \frac{{{a^2} - {b^2}}}{{{c^2} - {d^2}}}\).

      Phương pháp giải :

      Đặt \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d} = k\).

      Áp dụng dãy tỉ số bằng nhau để chứng minh.

      Lời giải chi tiết :

      Đặt \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d} = k \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a = bk}\\{c = dk}\end{array}} \right.\)

      Do đó ta có:

      \(\frac{{ac}}{{bd}} = \frac{{bkdk}}{{bd}} = {k^2}(1)\)

      Ta cũng có:

      \(\frac{{{a^2} + {c^2}}}{{{b^2} + {d^2}}} = \frac{{{{(bk)}^2} + {{(dk)}^2}}}{{{b^2} + {d^2}}} = \frac{{{b^2}{k^2} + {d^2}{k^2}}}{{{b^2} + {d^2}}} = \frac{{{k^2}\left( {{b^2} + {d^2}} \right)}}{{{b^2} + {d^2}}} = {k^2}(2)\)

      Từ (1) và (2) suy ra:

      \(\frac{{ac}}{{bd}} = \frac{{{a^2} + {c^2}}}{{{b^2} + {d^2}}} = \left( {{k^2}} \right)\) (đpcm)

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9 trong chuyên mục giải bài tập toán 7 trên nền tảng môn toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán trung học cơ sở này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 7 cho học sinh, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9: Tổng quan và hướng dẫn giải chi tiết

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9 là một công cụ hữu ích giúp học sinh đánh giá năng lực và kiến thức đã học trong giai đoạn giữa học kì 2. Đề thi này không chỉ giúp học sinh ôn luyện kiến thức mà còn rèn luyện kỹ năng giải đề, áp dụng kiến thức vào thực tế.

      Cấu trúc đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9

      Đề thi thường bao gồm các phần sau:

      • Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng nhận biết các khái niệm toán học.
      • Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết, thể hiện khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng giải toán.

      Các chủ đề thường xuất hiện trong đề thi:

      • Biểu thức đại số
      • Tam giác
      • Quan hệ giữa các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song
      • Đa thức một biến
      • Nghiệm của đa thức một biến

      Hướng dẫn giải chi tiết một số bài tập trong đề thi

      Bài 1: Tính giá trị của biểu thức

      Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức A = 3x2 - 5x + 2 tại x = -1.

      Lời giải:

      Thay x = -1 vào biểu thức A, ta được:

      A = 3(-1)2 - 5(-1) + 2 = 3(1) + 5 + 2 = 3 + 5 + 2 = 10

      Bài 2: Chứng minh hai tam giác bằng nhau

      Ví dụ: Cho tam giác ABC và tam giác DEF có AB = DE, góc B = góc E, BC = EF. Chứng minh rằng tam giác ABC bằng tam giác DEF.

      Lời giải:

      Xét tam giác ABC và tam giác DEF, ta có:

      • AB = DE (giả thiết)
      • Góc B = góc E (giả thiết)
      • BC = EF (giả thiết)

      Vậy, tam giác ABC bằng tam giác DEF (cạnh - góc - cạnh).

      Bài 3: Giải phương trình

      Ví dụ: Giải phương trình 2x + 3 = 7.

      Lời giải:

      2x + 3 = 7

      2x = 7 - 3

      2x = 4

      x = 4 / 2

      x = 2

      Lưu ý khi làm bài thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9

      • Đọc kỹ đề bài trước khi làm.
      • Sử dụng máy tính bỏ túi khi cần thiết.
      • Kiểm tra lại kết quả sau khi làm xong.
      • Phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu hỏi.

      Tầm quan trọng của việc luyện tập đề thi

      Việc luyện tập thường xuyên các đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9 và các đề thi khác giúp học sinh:

      • Nắm vững kiến thức và kỹ năng giải toán.
      • Làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập thường gặp.
      • Rèn luyện khả năng tư duy logic và giải quyết vấn đề.
      • Tăng cường sự tự tin khi làm bài thi.

      Kết luận

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9 là một phần quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Việc luyện tập và ôn tập kỹ lưỡng sẽ giúp học sinh đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi. montoan.com.vn hy vọng rằng đề thi này sẽ là một công cụ hữu ích cho các em học sinh trong quá trình học tập và ôn luyện.

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 7

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 7