1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 7

Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 7

Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 7

Chào mừng các em học sinh đến với đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 7 của montoan.com.vn.

Đề thi này được biên soạn dựa trên chương trình học Toán 7 Kết nối tri thức, giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải toán.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Nếu4.b = 5.c và b, c ≠ 0 thì:

    • A.
      \(\frac{4}{c} = \frac{b}{5}\).
    • B.
      \(\frac{b}{5} = \frac{c}{4}\).
    • C.
      \(\frac{4}{b} = \frac{5}{c}\).
    • D.
      \(\frac{c}{5} = \frac{b}{4}\).
    Câu 2 :

    Nếu các số x, y, z tỉ lệ với các số 6; 4; 3 thì ta có dãy tỉ số bằng nhau nào:

    • A.
      \(\frac{x}{4} = \frac{y}{3} = \frac{z}{6}\).
    • B.
      \(\frac{3}{x} = \frac{4}{y} = \frac{6}{z}\).
    • C.
      \(\frac{x}{3} = \frac{y}{4} = \frac{z}{6}\).
    • D.
      \(\frac{x}{6} = \frac{y}{4} = \frac{z}{3}\).
    Câu 3 :

    Đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ 5. Ta có:

    • A.
      y = 5.x.
    • B.
      \(y = \frac{1}{5}.x\).
    • C.
      y = x.
    • D.
      y = x + 5.
    Câu 4 :

    Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau. Biết hệ số tỉ lệ của x đối với y là 8. Hệ số tỉ lệ của y đối với x là:

    • A.
      5.
    • B.
      8.
    • C.
      \(\frac{1}{8}\).
    • D.
      5.
    Câu 5 :

    Cho biết y và x là hai đại lượng tỉ lệ nghịch theo hệ số tỉ lệ a. Ta có:

    • A.
      y = ax.
    • B.
      \(y = \frac{a}{x}\).
    • C.
      \(x = \frac{y}{a}\).
    • D.
      \(y = a - x\).
    Câu 6 :

    Cho tam giác ABC. Trong các khẳng định sau khẳng định nào sai?

    • A.
      \(AB + AC > BC\).
    • B.
      \(AB + BC > AC\).
    • C.
      \(AC - BC > AB\).
    • D.
      \(AB < AC + BC\).
    Câu 7 :

    Trong các biểu thức sau, em hãy chỉ ra biểu thức số.

    • A.
      \(15 - x + y\).
    • B.
      \(2 - (3.4 + 5)\).
    • C.
      \(3x - 2\).
    • D.
      \(3x - \frac{y}{2} + 1\).
    Câu 8 :

    Biểu thức biểu thị số tiền An phải trả để mua \(x\) quyển sách với giá \(10000\) đồng là:

    • A.
      \(10000.x\).
    • B.
      \(x + 10000\).
    • C.
      \(\frac{{10000}}{x}\).
    • D.
      \(\frac{x}{{10000}}\).
    Câu 9 :

    Cho tam giác ABC có: \(\widehat A = {45^0};\widehat B = {60^0}\). So sánh các cạnh của tam giác ABC là:

    • A.
      AB > AC > BC.
    • B.
      AC > AB > BC.
    • C.
      AB > BC > AC.
    • D.
      AC > BC > AB.
    Câu 10 :

    Biểu thức nào là đa thức một biến?

    • A.
      \( - {y^2} + 3y + 5\).
    • B.
      \(2{y^3} - {x^2} + 5\).
    • C.
      \( - 2y + {x^3} - 1\).
    • D.
      \(x - 2xy + 5\).
    Câu 11 :

    Bậc của đa thức \({x^3} + 2{x^2} + 3x - 5\) là

    • A.
      \(0\).
    • B.
      \(1\).
    • C.
      \(2\).
    • D.
      \(3\).
    Câu 12 :

    Cho hình vẽ, có bao nhiêu đường xiên kẻ từ điểm A đến đường thẳng BF?

    Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 7 0 1

    • A.
      1.
    • B.
      2.
    • C.
      3.
    • D.
      4.
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    1. Tìm x biết: \(\frac{x}{4} = \frac{7}{5}\).

    2. Cho biết đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 20 thì y = 12.

    a) Tìm hệ số tỉ lệ của y đối với x và biểu diễn y theo x.

    b) Tính giá trị của x khi \(y = \frac{{ - 1}}{3}\).

    Câu 2 :

    Ba lớp 7A, 7B, 7C thu tập tặng bạn vùng bão. Biết số vở của ba lớp lần lượt tỉ lệ với 3; 4; 5 và tổng số vở của lớp 7A và 7C là 240 cuốn. Tính số vở của mỗi lớp thu được.

    Câu 3 :

    Một đội công nhân có 15 người làm xong công việc trong 90 ngày. Hỏi cần bổ sung thêm bao nhiêu công nhân để hoàn thành công việc đó chỉ trong 50 ngày.

    Câu 4 :

    So sánh các cạnh của tam giác ABC có \(\widehat A = {50^0},\,\widehat B = {60^0}\).

    Câu 5 :

    Cho tam giác ABC có AB = AC, N là trung điểm của BC.

    a) Chứng minh \(\Delta ABN = \Delta ACN\).

    b) Qua A kẻ đường thẳng a vuông góc với AN. Chứng minh a // BC.

    c) Vẽ điểm F sao cho N là trung điểm của AF. Chứng minh AB + AC > 2AN.

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Nếu4.b = 5.c và b, c ≠ 0 thì:

      • A.
        \(\frac{4}{c} = \frac{b}{5}\).
      • B.
        \(\frac{b}{5} = \frac{c}{4}\).
      • C.
        \(\frac{4}{b} = \frac{5}{c}\).
      • D.
        \(\frac{c}{5} = \frac{b}{4}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào tính chất của tỉ lệ thức: Nếu \(ad = bc\left( {a,b,c,d \ne 0} \right)\) thì ta có các tỉ lệ thức:

      \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d};\frac{a}{c} = \frac{b}{d};\frac{d}{b} = \frac{c}{a};\frac{d}{c} = \frac{b}{a}\)

      Lời giải chi tiết :

      Nếu \(4.b = 5.c\) thì ta có các tỉ lệ thức:

      \(\frac{4}{c} = \frac{5}{b};\frac{4}{5} = \frac{c}{b};\frac{c}{4} = \frac{b}{5};\frac{5}{4} = \frac{b}{c}\) nên B đúng.

      Câu 2 :

      Nếu các số x, y, z tỉ lệ với các số 6; 4; 3 thì ta có dãy tỉ số bằng nhau nào:

      • A.
        \(\frac{x}{4} = \frac{y}{3} = \frac{z}{6}\).
      • B.
        \(\frac{3}{x} = \frac{4}{y} = \frac{6}{z}\).
      • C.
        \(\frac{x}{3} = \frac{y}{4} = \frac{z}{6}\).
      • D.
        \(\frac{x}{6} = \frac{y}{4} = \frac{z}{3}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào tính chất dãy tỉ số bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Nếu các số x, y, z tỉ lệ với các số 6; 4; 3 thì ta có dãy tỉ số bằng nhau:

      \(\frac{x}{6} = \frac{y}{4} = \frac{z}{3}\).

      Câu 3 :

      Đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ 5. Ta có:

      • A.
        y = 5.x.
      • B.
        \(y = \frac{1}{5}.x\).
      • C.
        y = x.
      • D.
        y = x + 5.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ thuận.

      Lời giải chi tiết :

      Đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ 5 ta có công thức \(y = 5x\).

      Câu 4 :

      Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau. Biết hệ số tỉ lệ của x đối với y là 8. Hệ số tỉ lệ của y đối với x là:

      • A.
        5.
      • B.
        8.
      • C.
        \(\frac{1}{8}\).
      • D.
        5.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Khi đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ k (khác 0) thì x cũng tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ \(\frac{1}{k}\) và ta nói hai đại lượng đó tỉ lệ thuận với nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Hệ số tỉ lệ của x đối với y là 8 nên hệ số tỉ lệ của y đối với x là \(\frac{1}{8}\).

      Câu 5 :

      Cho biết y và x là hai đại lượng tỉ lệ nghịch theo hệ số tỉ lệ a. Ta có:

      • A.
        y = ax.
      • B.
        \(y = \frac{a}{x}\).
      • C.
        \(x = \frac{y}{a}\).
      • D.
        \(y = a - x\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

      Lời giải chi tiết :

      Nếu y và x là hai đại lượng tỉ lệ nghịch theo hệ số tỉ lệ a thì \(y = \frac{a}{x}\) hay \(xy = a\).

      Câu 6 :

      Cho tam giác ABC. Trong các khẳng định sau khẳng định nào sai?

      • A.
        \(AB + AC > BC\).
      • B.
        \(AB + BC > AC\).
      • C.
        \(AC - BC > AB\).
      • D.
        \(AB < AC + BC\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Trong một tam giác, tổng độ dài hai cạnh bất kỳ bao giờ cũng lớn hơn độ dài cạnh còn lại nên A, B và D đúng.

      Trong một tam giác, hiệu độ dài hai cạnh bất kỳ bao giờ cũng nhỏ hơn độ dài cạnh còn lại nên C sai.

      Câu 7 :

      Trong các biểu thức sau, em hãy chỉ ra biểu thức số.

      • A.
        \(15 - x + y\).
      • B.
        \(2 - (3.4 + 5)\).
      • C.
        \(3x - 2\).
      • D.
        \(3x - \frac{y}{2} + 1\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào các kiến thức về biểu thức số.

      Lời giải chi tiết :

      Trong các biểu thức trên, biểu thức số là biểu thức \(2 - (3.4 + 5)\).

      Câu 8 :

      Biểu thức biểu thị số tiền An phải trả để mua \(x\) quyển sách với giá \(10000\) đồng là:

      • A.
        \(10000.x\).
      • B.
        \(x + 10000\).
      • C.
        \(\frac{{10000}}{x}\).
      • D.
        \(\frac{x}{{10000}}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào các kiến thức về biểu thức đại số.

      Lời giải chi tiết :

      Biểu thức biểu thị số tiền An phải trả để mua \(x\) quyển sách với giá \(10000\) đồng là:

      \(10000.x\)

      Câu 9 :

      Cho tam giác ABC có: \(\widehat A = {45^0};\widehat B = {60^0}\). So sánh các cạnh của tam giác ABC là:

      • A.
        AB > AC > BC.
      • B.
        AC > AB > BC.
      • C.
        AB > BC > AC.
      • D.
        AC > BC > AB.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác và quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Xét tam giác ABC có:

      \(\begin{array}{l}\widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^0}\\\widehat C = {180^0} - \widehat A - \widehat B\\ = {180^0} - {45^0} - {60^0}\\ = {75^0}\end{array}\)

      Trong tam giác ABC, ta có:

      \(\widehat C > \widehat B > \widehat A\left( {{{75}^0} > {{60}^0} > {{45}^0}} \right)\) suy ra \(AB > AC > BC\).

      Câu 10 :

      Biểu thức nào là đa thức một biến?

      • A.
        \( - {y^2} + 3y + 5\).
      • B.
        \(2{y^3} - {x^2} + 5\).
      • C.
        \( - 2y + {x^3} - 1\).
      • D.
        \(x - 2xy + 5\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về đa thức một biến.

      Lời giải chi tiết :

      Biểu thức một biến là \( - {y^2} + 3y + 5\).

      Câu 11 :

      Bậc của đa thức \({x^3} + 2{x^2} + 3x - 5\) là

      • A.
        \(0\).
      • B.
        \(1\).
      • C.
        \(2\).
      • D.
        \(3\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về bậc của đa thức một biến.

      Lời giải chi tiết :

      Bậc của đa thức \({x^3} + 2{x^2} + 3x - 5\) là 3.

      Câu 12 :

      Cho hình vẽ, có bao nhiêu đường xiên kẻ từ điểm A đến đường thẳng BF?

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 7 1 1

      • A.
        1.
      • B.
        2.
      • C.
        3.
      • D.
        4.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về đường xiên.

      Lời giải chi tiết :

      Trong hình trên, có 4 đường xiên là: AB, AC, AE, AF.

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      1. Tìm x biết: \(\frac{x}{4} = \frac{7}{5}\).

      2. Cho biết đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 20 thì y = 12.

      a) Tìm hệ số tỉ lệ của y đối với x và biểu diễn y theo x.

      b) Tính giá trị của x khi \(y = \frac{{ - 1}}{3}\).

      Phương pháp giải :

      1. Dựa vào tính chất của tỉ lệ thức để tìm x.

      2. Sử dụng kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.

      Lời giải chi tiết :

      1. Ta có:

      \(\begin{array}{l}\frac{x}{4} = \frac{7}{5}\\5x = 7.4\\5x = 28\\x = \frac{{28}}{5}\end{array}\)

      Vậy \(x = \frac{{28}}{5}\).

      2. 

      a) Vì đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau nên \(y = kx\) (\(k \ne 0\))

      Vì khi x = 20 thì y = 12 nên \(20 = k.12\) suy ra \(k = \frac{{20}}{{12}} = \frac{5}{3}\).

      Vậy hệ số tỉ lệ của y đối với x là \(k = \frac{5}{3}\) và \(y = \frac{5}{3}x\).

      b) Thay \(y = \frac{{ - 1}}{3}\) vào công thức ta được: \(\frac{{ - 1}}{3} = \frac{5}{3}x\) suy ra \(x = \frac{{ - 1}}{5}\).

      Câu 2 :

      Ba lớp 7A, 7B, 7C thu tập tặng bạn vùng bão. Biết số vở của ba lớp lần lượt tỉ lệ với 3; 4; 5 và tổng số vở của lớp 7A và 7C là 240 cuốn. Tính số vở của mỗi lớp thu được.

      Phương pháp giải :

      Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để tìm số vở của mỗi lớp thu được.

      Lời giải chi tiết :

      Gọi số vở lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là a, b, c \(\left( {a,b,c \in \mathbb{N}*} \right)\) (cuốn)

      Vì số học sinh lớp 7A, 7B, 7C tương ứng tỉ lệ với 3; 4; 5 nên ta có dãy tỉ số bằng nhau:

      \(\frac{a}{3} = \frac{b}{4} = \frac{c}{5}\)

      Do tổng số vở của lớp 7A và 7C là 240 nên áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

      \(\frac{b}{4} = \frac{a}{3} = \frac{c}{5} = \frac{{a + c}}{{3 + 5}} = \frac{{240}}{8} = 30\).

      Từ đó suy ra:

      \(\begin{array}{l}a = 30.3 = 90\\b = 30.4 = 120\\c = 30.5 = 150\end{array}\) (Thỏa mãn)

      Vậy số vở lớp 7A, 7B, 7C thu được lần lượt là 90; 120; 150 cuốn.

      Câu 3 :

      Một đội công nhân có 15 người làm xong công việc trong 90 ngày. Hỏi cần bổ sung thêm bao nhiêu công nhân để hoàn thành công việc đó chỉ trong 50 ngày.

      Phương pháp giải :

      Áp dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Gọi số công nhân mà đội cần để hoàn thành công việc trong 50 ngày là x (người) (\(x \in N*,x > 15\))

      Vì lượng công việc là không thay đổi nên số công nhân và thời gian hoàn thành công việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

      Theo tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có:

      \(15.90 = x.50\) suy ra \(x = \frac{{15.90}}{{50}} = 27\).

      Vậy đội cần bổ sung thêm 27 – 15 = 12 công nhân để hoàn thành công việc trong 50 ngày.

      Câu 4 :

      So sánh các cạnh của tam giác ABC có \(\widehat A = {50^0},\,\widehat B = {60^0}\).

      Phương pháp giải :

      Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác và quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Xét tam giác ABC có:

      \(\begin{array}{l}\widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^0}\\\widehat C = {180^0} - \widehat A - \widehat B\\ = {180^0} - {50^0} - {60^0}\\ = {70^0}\end{array}\)

      Trong tam giác ABC, ta có:

      \(\widehat C > \widehat B > \widehat A\left( {{{70}^0} > {{60}^0} > {{50}^0}} \right)\) suy ra \(AB > AC > BC\).

      Câu 5 :

      Cho tam giác ABC có AB = AC, N là trung điểm của BC.

      a) Chứng minh \(\Delta ABN = \Delta ACN\).

      b) Qua A kẻ đường thẳng a vuông góc với AN. Chứng minh a // BC.

      c) Vẽ điểm F sao cho N là trung điểm của AF. Chứng minh AB + AC > 2AN.

      Phương pháp giải :

      a) Dựa vào các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.

      b) Chứng minh \(AN \bot BC\) suy ra a // BC.

      c) Dựa vào bất đẳng thức tam giác để chứng minh.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 7 1 2

      a) Xét \(\Delta ABN\) và \(\Delta ACN\) có:

      \(\begin{array}{l}AB = AC(gt)\\BN = CN(gt)\\AN\,chung\end{array}\)

      Suy ra \(\Delta ABN = \Delta ACN\)(c.c.c) (đpcm)

      b) Ta có \(\Delta ABN = \Delta ACN\) suy ra \(\widehat {ANB} = \widehat {ANC}\).

      Mà hai góc này là hai góc kề bù nên \(\widehat {ANB} = \widehat {ANC} = \frac{{{{180}^0}}}{2} = {90^0}\).

      Do đó \(AN \bot BC\). Mà \(a \bot AN\) (gt)

      Suy ra \(a//BC\) (từ vuông góc đến song song) (đpcm).

      c) Xét \(\Delta ABN\) và \(\Delta FCN\) có:

      \(\begin{array}{l}AN = NF(gt)\\BN = CN(gt)\end{array}\)

      \(\widehat {ANB} = \widehat {FNC}\) (hai góc đối đỉnh)

      Suy ra \(\Delta ABN = \Delta FCN\)(c.g.c) (đpcm)

      Suy ra AB = CF.

      Xét \(\Delta ACF\) có:

      \(\begin{array}{l}CF + AC > AF\\AB + AC > 2AN\end{array}\)

      (vì AB = CF và AF = 2AN) (đpcm).

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 7 trong chuyên mục toán lớp 7 trên nền tảng toán học. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập lý thuyết toán thcs này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 7 cho học sinh, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 7: Tổng quan và Hướng dẫn Giải Chi Tiết

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 7 là một công cụ quan trọng giúp học sinh đánh giá năng lực và kiến thức đã học trong giai đoạn giữa học kì 2. Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, tập trung vào các chủ đề chính như biểu thức đại số, phương trình bậc nhất một ẩn, bất đẳng thức, hàm số và các ứng dụng thực tế của Toán học.

      Cấu trúc Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 7

      Thông thường, đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 7 sẽ có cấu trúc gồm các phần sau:

      • Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng nhận biết các khái niệm Toán học.
      • Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết cho các bài toán, thể hiện khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề.

      Các Chủ đề Chính trong Đề thi

      1. Biểu thức đại số: Các bài tập về thu gọn biểu thức, tìm giá trị của biểu thức, phân tích đa thức thành nhân tử.
      2. Phương trình bậc nhất một ẩn: Giải phương trình, ứng dụng phương trình để giải các bài toán thực tế.
      3. Bất đẳng thức: Giải bất đẳng thức, so sánh các số thực, ứng dụng bất đẳng thức để giải các bài toán.
      4. Hàm số: Xác định hàm số, vẽ đồ thị hàm số, tìm giá trị của hàm số.
      5. Ứng dụng thực tế: Các bài toán liên quan đến các tình huống thực tế, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức Toán học để giải quyết.

      Hướng dẫn Giải Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 7

      Để đạt kết quả tốt trong đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 7, học sinh cần:

      • Nắm vững kiến thức cơ bản: Hiểu rõ các khái niệm, định nghĩa, tính chất và các quy tắc Toán học.
      • Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng giải toán và làm quen với các dạng bài tập.
      • Đọc kỹ đề bài: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài trước khi bắt đầu giải.
      • Trình bày lời giải rõ ràng: Viết các bước giải một cách logic và dễ hiểu.
      • Kiểm tra lại kết quả: Đảm bảo rằng kết quả của mình là chính xác.

      Ví dụ Minh Họa

      Bài toán: Giải phương trình 2x + 3 = 7

      Lời giải:

      1. 2x + 3 = 7
      2. 2x = 7 - 3
      3. 2x = 4
      4. x = 4 / 2
      5. x = 2

      Tầm Quan Trọng của việc Luyện tập

      Việc luyện tập thường xuyên với các đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 7 không chỉ giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi mà còn giúp các em củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải toán và tự tin hơn khi bước vào phòng thi. montoan.com.vn cung cấp nhiều đề thi khác nhau với đáp án chi tiết, giúp học sinh có thể tự học và ôn tập hiệu quả.

      Lời khuyên cho Học sinh

      Hãy dành thời gian ôn tập và luyện tập đều đặn, đừng để đến gần ngày thi mới bắt đầu học. Nên chia nhỏ thời gian học tập thành các khoảng thời gian ngắn, tập trung cao độ và tránh xao nhãng. Nếu gặp khó khăn trong quá trình học tập, hãy hỏi thầy cô giáo hoặc bạn bè để được giúp đỡ. Chúc các em học sinh đạt kết quả tốt trong kỳ thi giữa kì 2 Toán 7!

      Bảng Tóm Tắt Các Chủ Đề Quan Trọng

      Chủ đềNội dung chính
      Biểu thức đại sốThu gọn, tìm giá trị, phân tích đa thức
      Phương trìnhGiải phương trình, ứng dụng
      Bất đẳng thứcGiải bất đẳng thức, so sánh

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 7

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 7