1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 8

Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 8

Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 8

montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 8, được biên soạn theo chuẩn chương trình học mới nhất. Đề thi này là tài liệu ôn tập lý tưởng giúp các em học sinh làm quen với cấu trúc đề thi thực tế và rèn luyện kỹ năng giải toán.

Đề thi bao gồm các dạng bài tập đa dạng, từ trắc nghiệm đến tự luận, bao phủ toàn bộ kiến thức trọng tâm của chương trình Toán 7 học kì 2. Kèm theo đề thi là đáp án chi tiết, giúp các em tự đánh giá kết quả học tập và tìm ra những điểm cần cải thiện.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Nếu2.b = 5.c và b, c ≠ 0 thì:

    • A.
      \(\frac{2}{c} = \frac{b}{5}\).
    • B.
      \(\frac{2}{5} = \frac{c}{b}\).
    • C.
      \(\frac{2}{b} = \frac{5}{c}\).
    • D.
      \(\frac{c}{5} = \frac{b}{2}\).
    Câu 2 :

    Với \(a,b,c,d \in Z;{\rm{ }}b,d \ne 0\) kết luận nào sau đây là đúng?

    • A.
      \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d} = \frac{{a + c}}{{b - d}}\).
    • B.
      \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d} = \frac{{a - c}}{{d - b}}\).
    • C.
      \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d} = \frac{{a - c}}{{b - d}}\).
    • D.
      \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d} = \frac{{a - c}}{{b + d}}\).
    Câu 3 :

    Cho y là đại lượng tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k, ta có:

    • A.
      \(y = kx\).
    • B.
      \(y = - kx\).
    • C.
      \(x = ky\).
    • D.
      \(x = - ky\).
    Câu 4 :

    Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch và khi x = 4 thì y = -15. Hệ số tỉ lệ của y đối với x là:

    • A.
      60.
    • B.
      -60.
    • C.
      \(\frac{{ - 15}}{4}\).
    • D.
      \(\frac{{ - 4}}{{15}}\).
    Câu 5 :

    Cho y = 10x thì ta nói

    • A.
      y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ 10.
    • B.
      x tỉ lệ nghịch với y theo hệ số tỉ lệ 10.
    • C.
      y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ 10.
    • D.
      x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ 10.
    Câu 6 :

    Cho tam giác ABC có độ dài ba cạnh là ba số nguyên. Biết AB = 3 cm; AC = 7 cm. Khi đó độ dài cạnh BC không thể bằng

    • A.
      4cm.
    • B.
      5cm.
    • C.
      6cm.
    • D.
      7cm.
    Câu 7 :

    Trong các biểu thức sau, em hãy chỉ ra biểu thức chứa chữ.

    • A.
      \(15 - {2^3}.3\).
    • B.
      \(x - 2y + 3z\).
    • C.
      \(1,75 + \frac{1}{4}.24\).
    • D.
      \(5 + {\left[ {2 - \left( {{{2020}^0} + {2^3}} \right)} \right]^2}\).
    Câu 8 :

    Biểu thức đại số biểu thị công thức tính diện tích hình thang biết độ dài hai đáy lần lượt là: \(a,\;b\) và chiều cao là \(c\).

    • A.
      \(\left( {a + b} \right).c\).
    • B.
      \(abc\).
    • C.
      \(\frac{{\left( {a + b} \right).c}}{2}\).
    • D.
      \(2(a + b).c\).
    Câu 9 :

    Cho \(\Delta MNP\) có MN < MP < NP. Trong các khẳng định sau, câu nào đúng?

    • A.
      \(\widehat M < \widehat P < \widehat N\).
    • B.
      \(\widehat N < \widehat P < \widehat M\).
    • C.
      \(\widehat P < \widehat N < \widehat M\).
    • D.
      \(\widehat P < \widehat M < \widehat N\).
    Câu 10 :

    Giá trị của biểu thức \(A = {x^2} - 2x + 1\) tại \(x = - \frac{2}{3}\) là

    • A.
      \(\frac{{25}}{9}\).
    • B.
      \(\frac{1}{9}\).
    • C.
      \( - \frac{7}{9}\).
    • D.
      \(\frac{{17}}{9}\).
    Câu 11 :

    Cho hình vẽ bên, khoảng cách từ điểm B đến đường thẳng AD là độ dài đoạn thẳng nào?

    Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 8 0 1

    • A.
      AB.
    • B.
      BC.
    • C.
      BD.
    • D.
      CD.
    Câu 12 :

    Cho hình vẽ. So sánh BA, BC, BD, ta được:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 8 0 2

    • A.
      BA > BC > BD.
    • B.
      AB < BD < BC.
    • C.
      AB < BC < BD.
    • D.
      BA > BD > BC.
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Cho hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 5 thì y = -4.

    a) Tìm hệ số tỉ lệ k trong công thức \(y = kx\).

    b) Biểu diễn y theo x.

    c) Tính giá trị của y khi x = -10; x = 2.

    Câu 2 :

    Cho tam giác ABC có số đo các góc A, B, C lần lượt ti lệ với các số 2; 4; 6.

    a) Tính số đo các góc của tam giác ABC.

    b) Sắp xếp các cạnh của tam giác ABC theo thứ tự từ bé đến lớn.

    Câu 3 :

    Cho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác góc B cắt AC tại D. Từ D kẻ DH vuông góc với BC.

    a) So sánh BA và BC.

    b) Chứng minh DA = DH.

    c) So sánh DC và DA.

    Câu 4 :

    Ba đội cùng chuyển một khối lượng gạch như nhau. Thời gian để đội thứ nhất, đội thứ hai và đội thứ ba làm xong công việc lần lượt là 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ. Tính số người tham gia làm việc của mỗi đội, biết rằng số người của đội thứ ba ít hơn số người của đội thứ hai là 5 người.

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Nếu2.b = 5.c và b, c ≠ 0 thì:

      • A.
        \(\frac{2}{c} = \frac{b}{5}\).
      • B.
        \(\frac{2}{5} = \frac{c}{b}\).
      • C.
        \(\frac{2}{b} = \frac{5}{c}\).
      • D.
        \(\frac{c}{5} = \frac{b}{2}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào tính chất của tỉ lệ thức: Nếu \(ad = bc\left( {a,b,c,d \ne 0} \right)\) thì ta có các tỉ lệ thức:

      \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d};\frac{a}{c} = \frac{b}{d};\frac{d}{b} = \frac{c}{a};\frac{d}{c} = \frac{b}{a}\)

      Lời giải chi tiết :

      Nếu \(2.b = 5.c\) thì ta có các tỉ lệ thức:

      \(\frac{2}{c} = \frac{5}{b};\frac{2}{5} = \frac{c}{b};\frac{c}{2} = \frac{b}{5};\frac{5}{2} = \frac{b}{c}\) nên B đúng.

      Câu 2 :

      Với \(a,b,c,d \in Z;{\rm{ }}b,d \ne 0\) kết luận nào sau đây là đúng?

      • A.
        \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d} = \frac{{a + c}}{{b - d}}\).
      • B.
        \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d} = \frac{{a - c}}{{d - b}}\).
      • C.
        \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d} = \frac{{a - c}}{{b - d}}\).
      • D.
        \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d} = \frac{{a - c}}{{b + d}}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào tính chất dãy tỉ số bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Với \(a,b,c,d \in Z;{\rm{ }}b,d \ne 0\) ta có:

      \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d} = \frac{{a - c}}{{b - d}}\).

      Câu 3 :

      Cho y là đại lượng tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k, ta có:

      • A.
        \(y = kx\).
      • B.
        \(y = - kx\).
      • C.
        \(x = ky\).
      • D.
        \(x = - ky\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ thuận.

      Lời giải chi tiết :

      y là đại lượng tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k nên ta có công thức \(y = kx\).

      Câu 4 :

      Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch và khi x = 4 thì y = -15. Hệ số tỉ lệ của y đối với x là:

      • A.
        60.
      • B.
        -60.
      • C.
        \(\frac{{ - 15}}{4}\).
      • D.
        \(\frac{{ - 4}}{{15}}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

      Lời giải chi tiết :

      x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch và khi x = 4 thì y = -15 nên hệ số tỉ lệ của y đối với x là:

      k = 4.(-15) = -60.

      Câu 5 :

      Cho y = 10x thì ta nói

      • A.
        y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ 10.
      • B.
        x tỉ lệ nghịch với y theo hệ số tỉ lệ 10.
      • C.
        y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ 10.
      • D.
        x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ 10.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch.

      Lời giải chi tiết :

      Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = 10x thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ 10.

      Câu 6 :

      Cho tam giác ABC có độ dài ba cạnh là ba số nguyên. Biết AB = 3 cm; AC = 7 cm. Khi đó độ dài cạnh BC không thể bằng

      • A.
        4cm.
      • B.
        5cm.
      • C.
        6cm.
      • D.
        7cm.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Vì 3 + 4 = 7 nên 3cm; 4cm; 7cm không thể là ba cạnh của tam giác ABC hay BC không thể bằng 4cm.

      Câu 7 :

      Trong các biểu thức sau, em hãy chỉ ra biểu thức chứa chữ.

      • A.
        \(15 - {2^3}.3\).
      • B.
        \(x - 2y + 3z\).
      • C.
        \(1,75 + \frac{1}{4}.24\).
      • D.
        \(5 + {\left[ {2 - \left( {{{2020}^0} + {2^3}} \right)} \right]^2}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về biểu thức số và biểu thức đại số.

      Lời giải chi tiết :

      Biểu thức chứa chữ là biểu thức đại số nên chỉ có biểu thức \(x - 2y + 3z\) là biểu thức chứa chữ.

      Câu 8 :

      Biểu thức đại số biểu thị công thức tính diện tích hình thang biết độ dài hai đáy lần lượt là: \(a,\;b\) và chiều cao là \(c\).

      • A.
        \(\left( {a + b} \right).c\).
      • B.
        \(abc\).
      • C.
        \(\frac{{\left( {a + b} \right).c}}{2}\).
      • D.
        \(2(a + b).c\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về biểu thức đại số và công thức tính diện tích hình thang.

      Lời giải chi tiết :

      Biểu thức đại số biểu diễn công thức tính diện tích hình thang là:

      \(\frac{{a + b}}{2}.c = \frac{{\left( {a + b} \right)c}}{2}\).

      Câu 9 :

      Cho \(\Delta MNP\) có MN < MP < NP. Trong các khẳng định sau, câu nào đúng?

      • A.
        \(\widehat M < \widehat P < \widehat N\).
      • B.
        \(\widehat N < \widehat P < \widehat M\).
      • C.
        \(\widehat P < \widehat N < \widehat M\).
      • D.
        \(\widehat P < \widehat M < \widehat N\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      \(\Delta MNP\) có MN < MP < NP nên \(\widehat P < \widehat N < \widehat M\).

      Câu 10 :

      Giá trị của biểu thức \(A = {x^2} - 2x + 1\) tại \(x = - \frac{2}{3}\) là

      • A.
        \(\frac{{25}}{9}\).
      • B.
        \(\frac{1}{9}\).
      • C.
        \( - \frac{7}{9}\).
      • D.
        \(\frac{{17}}{9}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Thay giá trị của x vào biểu thức để tìm giá trị của A.

      Lời giải chi tiết :

      Thay \(x = - \frac{2}{3}\) vào A, ta được:

      \(\begin{array}{l}A = {\left( { - \frac{2}{3}} \right)^2} - 2.\left( { - \frac{2}{3}} \right) + 1\\ = \frac{{25}}{9}\end{array}\)

      Câu 11 :

      Cho hình vẽ bên, khoảng cách từ điểm B đến đường thẳng AD là độ dài đoạn thẳng nào?

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 8 1 1

      • A.
        AB.
      • B.
        BC.
      • C.
        BD.
      • D.
        CD.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Đoạn thẳng ngắn nhất trong các đoạn thẳng kẻ từ B đến AD là khoảng cách từ điểm B đến đường thẳng AD.

      Lời giải chi tiết :

      Độ dài đoạn thẳng AB là khoảng cách từ điểm B đến đường thẳng AD.

      Câu 12 :

      Cho hình vẽ. So sánh BA, BC, BD, ta được:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 8 1 2

      • A.
        BA > BC > BD.
      • B.
        AB < BD < BC.
      • C.
        AB < BC < BD.
      • D.
        BA > BD > BC.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu.

      Lời giải chi tiết :

      Vì AB < AD, C nằm giữa A và D nên AC < AD.

      Do đó AB < BC < BD. (quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu)

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Cho hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 5 thì y = -4.

      a) Tìm hệ số tỉ lệ k trong công thức \(y = kx\).

      b) Biểu diễn y theo x.

      c) Tính giá trị của y khi x = -10; x = 2.

      Phương pháp giải :

      a) Dựa vào kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ thuận để tìm k.

      b) Viết công thức biểu diễn y theo x với k vừa tìm được.

      c) Thay giá trị của x vào công thức biểu diễn để tìm y

      Lời giải chi tiết :

      a) Vì hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 5 thì y = -4 nên ta có:

      \( - 4 = k.5\) suy ra \(k = \frac{{ - 4}}{5}\).

      b) Công thức biểu diễn y theo x là: \(y = \frac{{ - 4}}{5}x\).

      c) Thay x = -10 vào công thức ta được: \(y = \frac{{ - 4}}{5}.\left( { - 10} \right) = 8\).

      Thay x = 2 vào công thức ta được: \(y = \frac{{ - 4}}{5}.2 = \frac{{ - 8}}{5}\).

      Câu 2 :

      Cho tam giác ABC có số đo các góc A, B, C lần lượt ti lệ với các số 2; 4; 6.

      a) Tính số đo các góc của tam giác ABC.

      b) Sắp xếp các cạnh của tam giác ABC theo thứ tự từ bé đến lớn.

      Phương pháp giải :

      a) Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để tìm số đo các góc của tam giác ABC.

      b) Dựa vào quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      a) Ta có tam giác ABC có số đo của các góc A, B,C lần lượt tỉ lệ với các số 2; 4; 6 nên ta có:

      \(\frac{{\widehat A}}{2} = \frac{{\widehat B}}{4} = \frac{{\widehat C}}{6}\)

      Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

      \(\frac{{\widehat A}}{2} = \frac{{\widehat B}}{4} = \frac{{\widehat C}}{6} = \frac{{\widehat A + \widehat B + \widehat C}}{{2 + 4 + 6}} = \frac{{{{180}^0}}}{{12}} = {15^0}\)

      Suy ra

      \(\begin{array}{l}\widehat A = {15^0}.2 = {30^0}\\\widehat B = {15^0}.4 = {60^0}\\\widehat C = {15^0}.6 = {90^0}\end{array}\)

      Vậy số đo của góc A, B, C lần lượt là \({30^0};{60^0};{90^0}\).

      b) Xét \(\Delta ABC\) có \(\widehat A < \widehat B < \widehat C\left( {{{30}^0} < {{60}^0} < {{90}^0}} \right)\) nên \(BC < AC < AB\).

      Vậy các cạnh của tam giác ABC theo thứ tự từ bé đến lớn là BC, AC, AB.

      Câu 3 :

      Cho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác góc B cắt AC tại D. Từ D kẻ DH vuông góc với BC.

      a) So sánh BA và BC.

      b) Chứng minh DA = DH.

      c) So sánh DC và DA.

      Phương pháp giải :

      a) Dựa vào quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên.

      b) Chứng minh \(\Delta ABD = \Delta HBD\) nên DA = DH.

      c) So sánh DC và DH dựa vào quan hệ giữa các cạnh trong tam giác, mà DH = DA nên so sánh được DC và DA.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 8 1 3

      a) Xét tam giác ABC vuông tại A nên BA là đường vuông góc kẻ từ B đến AC, BC là đường xiên kẻ từ B đến AC nên BA < BC. (quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên).

      b) Xét tam giác ABD và HBD, ta có:

      \(\widehat {BAD} = \widehat {BHD} = {90^0}\)

      \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}}\) (BD là tia phân giác của góc ABC)

      BD chung

      Suy ra \(\Delta ABD = \Delta HBD\) (cạnh huyền – góc nhọn)

      Suy ra DA = DH (hai cạnh tương ứng) (đpcm)

      c) Trong tam giác DHC có \(\widehat {DHC} = {90^0}\)

      Suy ra DH < DC (cạnh góc vuông nhỏ hơn cạnh huyền)

      Mà DA = DH (cmt)

      Suy ra DA < DC.

      Câu 4 :

      Ba đội cùng chuyển một khối lượng gạch như nhau. Thời gian để đội thứ nhất, đội thứ hai và đội thứ ba làm xong công việc lần lượt là 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ. Tính số người tham gia làm việc của mỗi đội, biết rằng số người của đội thứ ba ít hơn số người của đội thứ hai là 5 người.

      Phương pháp giải :

      Áp dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

      Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để tính x, y, z.

      Lời giải chi tiết :

      Gọi số công dân tham gia làm việc của đội thứ nhất, đội thứ hai, đội thứ ba lần lượt là x, y, z. \(\left( {x,y,z \in \mathbb{N}*,y > z} \right)\)

      Số công nhân của đội thứ ba ít hơn số công nhân của đội thứ hai là 5 người nên \(y - z = 5\).

      Với cùng một khối lượng công việc, số công nhân tham gia làm việc và thời gian hoàn thành công việc của mỗi đội là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.

      Do đó, ta có: 2x = 3y = 4z suy ra \(\frac{x}{\frac{1}{2}} = \frac{y}{\frac{1}{3}} = \frac{z}{\frac{1}{4}}\)

      Nhân với \(\frac{1}{12}\), ta được: \(\frac{x}{6} = \frac{y}{4} = \frac{z}{3}\)

      Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:

      \(\frac{x}{6} = \frac{y}{4} = \frac{z}{3} = \frac{{y - z}}{{4 - 3}} = \frac{5}{1} = 5\)

      Suy ra

      \(\begin{array}{l}x = 5.6 = 30\\y = 5.4 = 20\\z = 5.3 = 15\end{array}\)

      Vậy số công nhân tham gia làm việc của đội thứ nhất, đội thứ hai, đội thứ ba lần lượt là 30, 20, 15 người.

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 8 trong chuyên mục giải toán 7 trên nền tảng học toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán thcs này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 7 cho học sinh, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 8: Tổng quan và hướng dẫn giải chi tiết

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 8 đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực học tập của học sinh sau một nửa học kì. Đề thi không chỉ kiểm tra kiến thức đã học mà còn rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán thực tế. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc đề thi, các dạng bài tập thường gặp và hướng dẫn giải chi tiết để giúp học sinh đạt kết quả tốt nhất.

      Cấu trúc đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 8

      Thông thường, đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 8 sẽ bao gồm hai phần chính:

      1. Phần trắc nghiệm: Phần này thường chiếm khoảng 30-40% tổng số điểm và bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về các khái niệm, định nghĩa, tính chất và công thức đã học.
      2. Phần tự luận: Phần này chiếm khoảng 60-70% tổng số điểm và bao gồm các bài toán yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết. Các bài toán tự luận thường tập trung vào các chủ đề chính như biểu thức đại số, phương trình bậc nhất một ẩn, bất đẳng thức, hàm số, hình học và thống kê.

      Các dạng bài tập thường gặp trong đề thi

      • Bài tập về biểu thức đại số: Tính giá trị của biểu thức, thu gọn biểu thức, phân tích đa thức thành nhân tử.
      • Bài tập về phương trình bậc nhất một ẩn: Giải phương trình, tìm nghiệm của phương trình, ứng dụng phương trình vào giải bài toán thực tế.
      • Bài tập về bất đẳng thức: Giải bất đẳng thức, tìm tập nghiệm của bất đẳng thức, so sánh các số thực.
      • Bài tập về hàm số: Xác định hàm số, vẽ đồ thị hàm số, tìm giá trị của hàm số tại một điểm cho trước.
      • Bài tập về hình học: Chứng minh các tính chất hình học, tính diện tích và chu vi của các hình, giải các bài toán liên quan đến tam giác, tứ giác, đường tròn.
      • Bài tập về thống kê: Tính các đại lượng thống kê (trung bình cộng, trung vị, mốt), vẽ biểu đồ thống kê, phân tích dữ liệu thống kê.

      Hướng dẫn giải chi tiết một số dạng bài tập

      Dạng 1: Giải phương trình bậc nhất một ẩn

      Để giải phương trình bậc nhất một ẩn, ta thực hiện các bước sau:

      1. Biến đổi phương trình về dạng ax + b = 0.
      2. Chia cả hai vế của phương trình cho a (với a ≠ 0) để được x = -b/a.
      3. Kiểm tra lại nghiệm vừa tìm được bằng cách thay vào phương trình ban đầu.

      Dạng 2: Chứng minh các tính chất hình học

      Để chứng minh các tính chất hình học, ta thường sử dụng các định lý, tính chất đã học và các phép biến hình (tịnh tiến, quay, đối xứng). Cần trình bày lời giải một cách logic và rõ ràng, sử dụng các ký hiệu hình học chính xác.

      Lời khuyên để đạt kết quả tốt trong kỳ thi

      • Nắm vững kiến thức: Đọc kỹ sách giáo khoa, ghi chép bài giảng đầy đủ và làm bài tập thường xuyên.
      • Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều đề thi thử và bài tập khác nhau để làm quen với các dạng bài tập và rèn luyện kỹ năng giải toán.
      • Quản lý thời gian: Phân bổ thời gian hợp lý cho từng phần của đề thi và không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi khó.
      • Kiểm tra lại bài làm: Sau khi làm xong đề thi, hãy kiểm tra lại bài làm để phát hiện và sửa chữa các lỗi sai.

      Kết luận

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 8 là cơ hội để học sinh thể hiện kiến thức và kỹ năng đã học. Bằng cách nắm vững kiến thức, luyện tập thường xuyên và áp dụng các kỹ năng giải bài tập hiệu quả, các em học sinh có thể đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi này. Chúc các em thành công!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 7

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 7