1. Môn Toán
  2. Toán lớp 5 Bài 56. Diện tích hình tròn - SGK cánh diều

Toán lớp 5 Bài 56. Diện tích hình tròn - SGK cánh diều

Toán lớp 5 Bài 56: Diện tích hình tròn - SGK Cánh Diều

Bài học Toán lớp 5 Bài 56: Diện tích hình tròn - SGK Cánh Diều là một phần quan trọng trong chương trình học Toán lớp 5. Bài học này giúp học sinh hiểu rõ khái niệm về hình tròn, các yếu tố của hình tròn và đặc biệt là công thức tính diện tích hình tròn.

Tại montoan.com.vn, chúng tôi cung cấp bài giảng chi tiết, dễ hiểu cùng với các bài tập thực hành đa dạng để giúp học sinh nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải toán.

Tính diện tích của mỗi hình tròn sau: Số? Tính diện tích phần đã tô màu trong mỗi hình sau: Ba hình vuông dưới đây có cùng kích thước. Theo em, diện tích phần được tô màu ở các hình có bằng nhau không? Tại sao? Em có biết? Em hãy tính diện tích của thành giếng.

Câu 3

    Video hướng dẫn giải

    Trả lời câu hỏi 3 trang 21 SGK Toán 5 Cánh diều

    Tính diện tích phần đã tô màu trong mỗi hình sau:

    Toán lớp 5 Bài 56. Diện tích hình tròn - SGK cánh diều 2 1

    Phương pháp giải:

    Tính diện tích phần đã tô màu trong mỗi hình = diện tích hình to – diện tích phần không tô màu.

    Lời giải chi tiết:

    * Hình 1:

    Diện tích hình tròn lớn là:

    $7 \times 7 \times 3,14 = 153,86$(dm2)

    Diện tích hình tròn bé là:

    $4 \times 4 \times 3,14 = 50,24$(dm2)

    Diện tích phần đã tô màu trong hình 1 là:

    153,86 – 50,24 = 103,62 (dm2)

    * Hình 2:

    Diện tích hình vuông là:

    $40 \times 40 = 1600$(cm2)

    Diện tích 2 nửa hình tròn chính là diện tích hình tròn đường kính 40 cm.

    Bán kính của hình tròn là 40 : 2 = 20 (cm)

    Diện tích hình tròn là

    20 x 20 x 3,14 = 1256 (cm2)

    Diện tích phần đã tô màu trong hình 2 là:

    1600 – 1256 = 344 (cm2)

    * Hình 3:

    Diện tích hình tròn lớn là:

    $5 \times 5 \times 3,14 = 78,5$(cm2)

    Hình thoi tạo bởi hai hình tam giác.

    Độ dài đáy mỗi hình tam giác là:

    5 x 2 = 10 (cm)

    Tổng diện tích hai hình tam giác:

    $2 \times \frac{{5 \times 10}}{2} = 50$(cm2)

    Diện tích phần đã tô màu trong hình 3 là:

    78,5 – 50 = 28,5 (cm2)

    Câu 5

      Video hướng dẫn giải

      Trả lời câu hỏi 5 trang 21 SGK Toán 5 Cánh diều

      Em có biết?

      Đình Yên Thái (phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là nơi thờ Nguyên phi Ỷ Lan. Trong đình hiện còn giếng cổ khơi mạch từ năm 1063, đến nay nước vẫn còn trong mát.

      Miệng giếng là một hình tròn có đường kính 66 cm. Người ta xây thành giếng rộng 22 cm bao quanh miệng giếng. Em hãy tính diện tích của thành giếng.

      Toán lớp 5 Bài 56. Diện tích hình tròn - SGK cánh diều 4 1

      Phương pháp giải:

      Tính diện tích của thành giếng = diện tích của cả miệng giếng và thành giếng – diện tích của miệng giếng nhỏ

      Lời giải chi tiết:

      Bán kính của miệng giếng là:

      66: 2 = 33 (cm)

      Bán kính của miệng giếng và thành giếng là:

      33 + 22 = 55 (cm)

      Diện tích của cả miệng giếng và thành giếng là:

      55 x 55 x 3,14 = 9498,5 (cm2)

      Diện tích của miệng giếng nhỏ là:

      33 x 33 x 3,14 = 3419,46 (cm2)

      Diện tích của thành giếng là:

      9498,5 - 3419,46 = 6079,04 (cm2)

      Đáp số: 6079,04 cm2

      Câu 1

        Video hướng dẫn giải

        Trả lời câu hỏi 1 trang 20 SGK Toán 5 Cánh diều

        Tính diện tích của mỗi hình tròn sau:

        Toán lớp 5 Bài 56. Diện tích hình tròn - SGK cánh diều 0 1

        Phương pháp giải:

        Muốn tính diện tích của hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.

        $S = r \times r \times 3,14$

        Lời giải chi tiết:

        Diện tích của hình tròn tâm O là:

        $3 \times 3 \times 3,14 = 28,26$(cm2)

        Diện tích của hình tròn tâm A là:

        $7 \times 7 \times 3,14 = 153,86$(dm2)

        Bán kính của hình tròn tâm D là:

        0,8 : 2 = 0,4 (m)

        Diện tích của hình tròn tâm D là:

        0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (m2)

        Câu 4

          Video hướng dẫn giải

          Trả lời câu hỏi 4 trang 21 SGK Toán 5 Cánh diều

          Ba hình vuông dưới đây có cùng kích thước. Theo em, diện tích phần được tô màu ở các hình có bằng nhau không? Tại sao?

          Toán lớp 5 Bài 56. Diện tích hình tròn - SGK cánh diều 3 1

          Phương pháp giải:

          So sánh phần diện tích không tô màu ở các hình. Từ đó so sánh được diện tích phần tô màu ở các hình đó.

          Lời giải chi tiết:

          Ta thấy: Diện tích 4 nửa hình tròn của hình 6 = Diện tích của 2 nửa hình tròn của hình 5 = Diện tích hình tròn hình 4.

          Nên diện tích phần được tô màu ở các hình bằng nhau.

          Câu 2

            Video hướng dẫn giải

            Trả lời câu hỏi 2 trang 20 SGK Toán 5 Cánh diều

            Số?

            Toán lớp 5 Bài 56. Diện tích hình tròn - SGK cánh diều 1 1

            Phương pháp giải:

            $S = r \times r \times 3,14$; $C = d \times 3,14$; $d = r \times 2$

            Lời giải chi tiết:

            Toán lớp 5 Bài 56. Diện tích hình tròn - SGK cánh diều 1 2

            Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
            • Câu 1
            • Câu 2
            • Câu 3
            • Câu 4
            • Câu 5

            Video hướng dẫn giải

            Trả lời câu hỏi 1 trang 20 SGK Toán 5 Cánh diều

            Tính diện tích của mỗi hình tròn sau:

            Toán lớp 5 Bài 56. Diện tích hình tròn - SGK cánh diều 1

            Phương pháp giải:

            Muốn tính diện tích của hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.

            $S = r \times r \times 3,14$

            Lời giải chi tiết:

            Diện tích của hình tròn tâm O là:

            $3 \times 3 \times 3,14 = 28,26$(cm2)

            Diện tích của hình tròn tâm A là:

            $7 \times 7 \times 3,14 = 153,86$(dm2)

            Bán kính của hình tròn tâm D là:

            0,8 : 2 = 0,4 (m)

            Diện tích của hình tròn tâm D là:

            0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (m2)

            Video hướng dẫn giải

            Trả lời câu hỏi 2 trang 20 SGK Toán 5 Cánh diều

            Số?

            Toán lớp 5 Bài 56. Diện tích hình tròn - SGK cánh diều 2

            Phương pháp giải:

            $S = r \times r \times 3,14$; $C = d \times 3,14$; $d = r \times 2$

            Lời giải chi tiết:

            Toán lớp 5 Bài 56. Diện tích hình tròn - SGK cánh diều 3

            Video hướng dẫn giải

            Trả lời câu hỏi 3 trang 21 SGK Toán 5 Cánh diều

            Tính diện tích phần đã tô màu trong mỗi hình sau:

            Toán lớp 5 Bài 56. Diện tích hình tròn - SGK cánh diều 4

            Phương pháp giải:

            Tính diện tích phần đã tô màu trong mỗi hình = diện tích hình to – diện tích phần không tô màu.

            Lời giải chi tiết:

            * Hình 1:

            Diện tích hình tròn lớn là:

            $7 \times 7 \times 3,14 = 153,86$(dm2)

            Diện tích hình tròn bé là:

            $4 \times 4 \times 3,14 = 50,24$(dm2)

            Diện tích phần đã tô màu trong hình 1 là:

            153,86 – 50,24 = 103,62 (dm2)

            * Hình 2:

            Diện tích hình vuông là:

            $40 \times 40 = 1600$(cm2)

            Diện tích 2 nửa hình tròn chính là diện tích hình tròn đường kính 40 cm.

            Bán kính của hình tròn là 40 : 2 = 20 (cm)

            Diện tích hình tròn là

            20 x 20 x 3,14 = 1256 (cm2)

            Diện tích phần đã tô màu trong hình 2 là:

            1600 – 1256 = 344 (cm2)

            * Hình 3:

            Diện tích hình tròn lớn là:

            $5 \times 5 \times 3,14 = 78,5$(cm2)

            Hình thoi tạo bởi hai hình tam giác.

            Độ dài đáy mỗi hình tam giác là:

            5 x 2 = 10 (cm)

            Tổng diện tích hai hình tam giác:

            $2 \times \frac{{5 \times 10}}{2} = 50$(cm2)

            Diện tích phần đã tô màu trong hình 3 là:

            78,5 – 50 = 28,5 (cm2)

            Video hướng dẫn giải

            Trả lời câu hỏi 4 trang 21 SGK Toán 5 Cánh diều

            Ba hình vuông dưới đây có cùng kích thước. Theo em, diện tích phần được tô màu ở các hình có bằng nhau không? Tại sao?

            Toán lớp 5 Bài 56. Diện tích hình tròn - SGK cánh diều 5

            Phương pháp giải:

            So sánh phần diện tích không tô màu ở các hình. Từ đó so sánh được diện tích phần tô màu ở các hình đó.

            Lời giải chi tiết:

            Ta thấy: Diện tích 4 nửa hình tròn của hình 6 = Diện tích của 2 nửa hình tròn của hình 5 = Diện tích hình tròn hình 4.

            Nên diện tích phần được tô màu ở các hình bằng nhau.

            Video hướng dẫn giải

            Trả lời câu hỏi 5 trang 21 SGK Toán 5 Cánh diều

            Em có biết?

            Đình Yên Thái (phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là nơi thờ Nguyên phi Ỷ Lan. Trong đình hiện còn giếng cổ khơi mạch từ năm 1063, đến nay nước vẫn còn trong mát.

            Miệng giếng là một hình tròn có đường kính 66 cm. Người ta xây thành giếng rộng 22 cm bao quanh miệng giếng. Em hãy tính diện tích của thành giếng.

            Toán lớp 5 Bài 56. Diện tích hình tròn - SGK cánh diều 6

            Phương pháp giải:

            Tính diện tích của thành giếng = diện tích của cả miệng giếng và thành giếng – diện tích của miệng giếng nhỏ

            Lời giải chi tiết:

            Bán kính của miệng giếng là:

            66: 2 = 33 (cm)

            Bán kính của miệng giếng và thành giếng là:

            33 + 22 = 55 (cm)

            Diện tích của cả miệng giếng và thành giếng là:

            55 x 55 x 3,14 = 9498,5 (cm2)

            Diện tích của miệng giếng nhỏ là:

            33 x 33 x 3,14 = 3419,46 (cm2)

            Diện tích của thành giếng là:

            9498,5 - 3419,46 = 6079,04 (cm2)

            Đáp số: 6079,04 cm2

            Bạn đang tiếp cận nội dung Toán lớp 5 Bài 56. Diện tích hình tròn - SGK cánh diều thuộc chuyên mục học toán lớp 5 trên nền tảng toán math. Bộ bài tập toán tiểu học này được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ khung chương trình sách giáo khoa hiện hành, nhằm tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 5 cho học sinh thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả vượt trội.
            Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
            Facebook: MÔN TOÁN
            Email: montoanmath@gmail.com

            Toán lớp 5 Bài 56: Diện tích hình tròn - SGK Cánh Diều

            Bài 56 trong sách giáo khoa Toán lớp 5 Cánh Diều tập trung vào việc tìm hiểu và vận dụng công thức tính diện tích hình tròn. Đây là một kiến thức nền tảng quan trọng, không chỉ phục vụ cho chương trình học lớp 5 mà còn là cơ sở cho các kiến thức hình học nâng cao hơn ở các lớp trên.

            1. Khái niệm về hình tròn và các yếu tố của hình tròn

            Trước khi đi vào công thức tính diện tích, chúng ta cần nắm vững khái niệm về hình tròn và các yếu tố liên quan:

            • Hình tròn: Là tập hợp tất cả các điểm nằm trên một đường tròn.
            • Đường tròn: Là đường cong khép kín, tất cả các điểm trên đó đều cách đều một điểm cố định gọi là tâm.
            • Tâm (O): Điểm cố định cách đều tất cả các điểm trên đường tròn.
            • Bán kính (r): Đoạn thẳng nối tâm với một điểm bất kỳ trên đường tròn.
            • Đường kính (d): Đoạn thẳng đi qua tâm và nối hai điểm trên đường tròn. (d = 2r)

            2. Công thức tính diện tích hình tròn

            Diện tích hình tròn được tính bằng công thức:

            S = πr2

            Trong đó:

            • S là diện tích hình tròn.
            • π (pi) là một hằng số, có giá trị xấp xỉ 3,14.
            • r là bán kính của hình tròn.

            3. Ví dụ minh họa

            Ví dụ 1: Tính diện tích của hình tròn có bán kính r = 5cm.

            Giải:

            Diện tích hình tròn là: S = πr2 = 3,14 x 52 = 3,14 x 25 = 78,5 cm2

            Ví dụ 2: Một hình tròn có đường kính d = 10cm. Tính diện tích của hình tròn đó.

            Giải:

            Bán kính của hình tròn là: r = d/2 = 10/2 = 5cm

            Diện tích hình tròn là: S = πr2 = 3,14 x 52 = 3,14 x 25 = 78,5 cm2

            4. Bài tập vận dụng

            1. Tính diện tích của hình tròn có bán kính r = 8cm.
            2. Một hình tròn có đường kính d = 12cm. Tính diện tích của hình tròn đó.
            3. Một bánh xe có bán kính 30cm. Tính diện tích tiếp xúc với mặt đất khi bánh xe lăn một vòng.

            5. Mở rộng kiến thức

            Diện tích hình tròn có ứng dụng rất lớn trong thực tế, từ việc tính diện tích các vật thể hình tròn như bánh xe, đồng hồ, đến việc tính diện tích các khu vườn, hồ nước có hình tròn. Việc nắm vững công thức và kỹ năng tính diện tích hình tròn là rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.

            6. Lưu ý khi giải bài tập

            • Đảm bảo đơn vị đo lường nhất quán (cm, m, dm,...).
            • Sử dụng giá trị π (pi) chính xác hoặc xấp xỉ tùy theo yêu cầu của bài toán.
            • Kiểm tra lại kết quả tính toán để đảm bảo tính chính xác.

            Hy vọng với bài viết này, các em học sinh đã hiểu rõ hơn về Toán lớp 5 Bài 56: Diện tích hình tròn - SGK Cánh Diều. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao!