1. Môn Toán
  2. Toán lớp 5 Bài 58. Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ - SGK cánh diều

Toán lớp 5 Bài 58. Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ - SGK cánh diều

Toán lớp 5 Bài 58: Khám phá thế giới hình học

Bài 58 Toán lớp 5 thuộc chương trình SGK Cánh Diều giới thiệu về các hình khối cơ bản trong không gian: hình hộp chữ nhật, hình lập phương và hình trụ. Bài học này giúp học sinh nhận biết, phân loại và hiểu rõ hơn về đặc điểm của từng hình.

Tại montoan.com.vn, chúng tôi cung cấp bài giảng chi tiết, dễ hiểu cùng với các bài tập thực hành đa dạng, giúp học sinh nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải toán một cách hiệu quả.

Trong các hình dưới đây, hình nào là hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ? a) Nêu tên hình, số mặt, số đỉnh, số cạnh của mỗi hình sau: b) Nêu chiều dài, chiều rộng, chiều cao của mỗi hình hộp chữ nhật có ở câu a. Một tòa nhà có chiều dài 80,5 m, chiều rộng 22 m gồm hai khối: khối nhà có dạng hình lập phương cao 22 m và khối nhà có dạng hình hộp chữ nhật cao 15 m. Vào thời cổ đại, khi chưa có máy móc người ta dùng sức người để vận chuyển những tảng đá có khối lượng lớn.

Câu 3

    Video hướng dẫn giải

    Trả lời câu hỏi 3 trang 27 SGK Toán 5 Cánh diều

    Hãy nêu đặc điểm của hình trụ bằng cách chọn cụm từ thích hợp cho ô ? trong mỗi câu dưới đây:

    a) Hai mặt đáy là ?

    b) Hai bán kính của hai mặt đáy có độ dài ?

    Phương pháp giải:

    Dựa vào lý thuyết về hình trụ.

    Lời giải chi tiết:

    a) Hai mặt đáy là hai hình tròn.

    b) Hai bán kính của hai mặt đáy có độ dài bằng nhau.

    Câu 2

      Video hướng dẫn giải

      Trả lời câu hỏi 2 trang 26 SGK Toán 5 Cánh diều

      a) Nêu tên hình, số mặt, số đỉnh, số cạnh của mỗi hình sau:

      Toán lớp 5 Bài 58. Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ - SGK cánh diều 1 1

      b) Nêu chiều dài, chiều rộng, chiều cao của mỗi hình hộp chữ nhật có ở câu a.

      Phương pháp giải:

      Dựa vào lý thuyết về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

      Lời giải chi tiết:

      a)

      Hình

      Tên hình

      Số mặt

      Số đỉnh

      Số cạnh

      Hình A

      Hình hộp chữ nhật

      6

      8

      12

      Hình B

      Hình lập phương

      6

      8

      12

      Hình C

      Hình hộp chữ nhật

      6

      8

      12

      b)

      Hình

      Chiều dài

      Chiều rộng

      Chiều cao

      Hình A

      7 cm

      5 cm

      6 cm

      Hình C

      8 dm

      0,2 m

      0,2 m

      Câu 1

        Video hướng dẫn giải

        Trả lời câu hỏi 1 trang 26 SGK Toán 5 Cánh diều

        Trong các hình dưới đây, hình nào là hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ?

        Toán lớp 5 Bài 58. Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ - SGK cánh diều 0 1

        Phương pháp giải:

        Quan sát hình vẽ và dựa vào cách tính chất của hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ để xác định hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương, hình trụ.

        Lời giải chi tiết:

        - Hình A là hình lập phương.

        - Hình G là hình hộp chữ nhật.

        - Hình B, E là hình trụ.

        Câu 5

          Video hướng dẫn giải

          Trả lời câu hỏi 5 trang 27 SGK Toán 5 Cánh diều

          Vào thời cổ đại, khi chưa có máy móc người ta dùng sức người để vận chuyển những tảng đá có khối lượng lớn. Như hình vẽ, nói cho bạn nghe về hình dạng và cách hoạt động của những công cụ được sử dụng để vạn chuyển tảng đá.

          Toán lớp 5 Bài 58. Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ - SGK cánh diều 4 1

          Phương pháp giải:

          Quan sát hình vẽ và nói.

          Lời giải chi tiết:

          Ta thấy:

          + Tảng đá có dạng hình hộp chữ nhật.

          + Các thanh gỗ nằm dưới có dạng hình trụ, có tác dụng lăn tròn để dễ dàng vận chuyển.

          + Dây thừng dùng để kéo tảng đá di chuyển.

          Câu 4

            Video hướng dẫn giải

            Trả lời câu hỏi 4 trang 27 SGK Toán 5 Cánh diều

            Một tòa nhà có chiều dài 80,5 m, chiều rộng 22 m gồm hai khối: khối nhà có dạng hình lập phương cao 22 m và khối nhà có dạng hình hộp chữ nhật cao 15 m. Người ta gắn dây đèn trang trí vào toàn nhà như hình vẽ. Hỏi tổng độ dài của dây đèn sáng màu em nhìn thấy ở hình dưới đây là bao nhiêu mét?

            Toán lớp 5 Bài 58. Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ - SGK cánh diều 3 1

            Phương pháp giải:

            - Tính tổng độ dài của dây đèn sáng = 3 x chiều rộng tòa nhà + 2 x chiều dài tòa nhà + chiều cao hình lập phương + 3 x chiều cao hình hộp chữ nhật + 2 x (chiều cao hình hộp chữ nhật – chiều cao hình lập phương)

            Lời giải chi tiết:

            Độ dài đoạn dây đèn ngắn của khối nhà có dạng hình lập phương là:

            22 - 15 = 7 (m)

            Tổng độ dài dây đèn sáng màu ở khối nhà có dạng hình lập phương là:

            22 x 6 + 7 = 139 (m)

            Chiều dài khối nhà có dạng hình hộp chữ nhật là:

            80,5 - 22 = 58,5 (m)

            Tổng độ dài dây đèn sáng màu ở khối nhà có dạng hình hộp chữ nhật là:

            58,5 x 2 + 22 + 15 x 2 = 169 (m)

            Tổng độ dài dây đèn sáng màu mà em nhìn thấy ở hình là:

            139 + 169 = 308 (m)

            Đáp số: 308 m

            Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
            • Câu 1
            • Câu 2
            • Câu 3
            • Câu 4
            • Câu 5

            Video hướng dẫn giải

            Trả lời câu hỏi 1 trang 26 SGK Toán 5 Cánh diều

            Trong các hình dưới đây, hình nào là hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ?

            Toán lớp 5 Bài 58. Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ - SGK cánh diều 1

            Phương pháp giải:

            Quan sát hình vẽ và dựa vào cách tính chất của hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ để xác định hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương, hình trụ.

            Lời giải chi tiết:

            - Hình A là hình lập phương.

            - Hình G là hình hộp chữ nhật.

            - Hình B, E là hình trụ.

            Video hướng dẫn giải

            Trả lời câu hỏi 2 trang 26 SGK Toán 5 Cánh diều

            a) Nêu tên hình, số mặt, số đỉnh, số cạnh của mỗi hình sau:

            Toán lớp 5 Bài 58. Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ - SGK cánh diều 2

            b) Nêu chiều dài, chiều rộng, chiều cao của mỗi hình hộp chữ nhật có ở câu a.

            Phương pháp giải:

            Dựa vào lý thuyết về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

            Lời giải chi tiết:

            a)

            Hình

            Tên hình

            Số mặt

            Số đỉnh

            Số cạnh

            Hình A

            Hình hộp chữ nhật

            6

            8

            12

            Hình B

            Hình lập phương

            6

            8

            12

            Hình C

            Hình hộp chữ nhật

            6

            8

            12

            b)

            Hình

            Chiều dài

            Chiều rộng

            Chiều cao

            Hình A

            7 cm

            5 cm

            6 cm

            Hình C

            8 dm

            0,2 m

            0,2 m

            Video hướng dẫn giải

            Trả lời câu hỏi 3 trang 27 SGK Toán 5 Cánh diều

            Hãy nêu đặc điểm của hình trụ bằng cách chọn cụm từ thích hợp cho ô ? trong mỗi câu dưới đây:

            a) Hai mặt đáy là ?

            b) Hai bán kính của hai mặt đáy có độ dài ?

            Phương pháp giải:

            Dựa vào lý thuyết về hình trụ.

            Lời giải chi tiết:

            a) Hai mặt đáy là hai hình tròn.

            b) Hai bán kính của hai mặt đáy có độ dài bằng nhau.

            Video hướng dẫn giải

            Trả lời câu hỏi 4 trang 27 SGK Toán 5 Cánh diều

            Một tòa nhà có chiều dài 80,5 m, chiều rộng 22 m gồm hai khối: khối nhà có dạng hình lập phương cao 22 m và khối nhà có dạng hình hộp chữ nhật cao 15 m. Người ta gắn dây đèn trang trí vào toàn nhà như hình vẽ. Hỏi tổng độ dài của dây đèn sáng màu em nhìn thấy ở hình dưới đây là bao nhiêu mét?

            Toán lớp 5 Bài 58. Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ - SGK cánh diều 3

            Phương pháp giải:

            - Tính tổng độ dài của dây đèn sáng = 3 x chiều rộng tòa nhà + 2 x chiều dài tòa nhà + chiều cao hình lập phương + 3 x chiều cao hình hộp chữ nhật + 2 x (chiều cao hình hộp chữ nhật – chiều cao hình lập phương)

            Lời giải chi tiết:

            Độ dài đoạn dây đèn ngắn của khối nhà có dạng hình lập phương là:

            22 - 15 = 7 (m)

            Tổng độ dài dây đèn sáng màu ở khối nhà có dạng hình lập phương là:

            22 x 6 + 7 = 139 (m)

            Chiều dài khối nhà có dạng hình hộp chữ nhật là:

            80,5 - 22 = 58,5 (m)

            Tổng độ dài dây đèn sáng màu ở khối nhà có dạng hình hộp chữ nhật là:

            58,5 x 2 + 22 + 15 x 2 = 169 (m)

            Tổng độ dài dây đèn sáng màu mà em nhìn thấy ở hình là:

            139 + 169 = 308 (m)

            Đáp số: 308 m

            Video hướng dẫn giải

            Trả lời câu hỏi 5 trang 27 SGK Toán 5 Cánh diều

            Vào thời cổ đại, khi chưa có máy móc người ta dùng sức người để vận chuyển những tảng đá có khối lượng lớn. Như hình vẽ, nói cho bạn nghe về hình dạng và cách hoạt động của những công cụ được sử dụng để vạn chuyển tảng đá.

            Toán lớp 5 Bài 58. Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ - SGK cánh diều 4

            Phương pháp giải:

            Quan sát hình vẽ và nói.

            Lời giải chi tiết:

            Ta thấy:

            + Tảng đá có dạng hình hộp chữ nhật.

            + Các thanh gỗ nằm dưới có dạng hình trụ, có tác dụng lăn tròn để dễ dàng vận chuyển.

            + Dây thừng dùng để kéo tảng đá di chuyển.

            Bạn đang tiếp cận nội dung Toán lớp 5 Bài 58. Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ - SGK cánh diều thuộc chuyên mục soạn toán lớp 5 trên nền tảng toán học. Bộ bài tập toán tiểu học này được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ khung chương trình sách giáo khoa hiện hành, nhằm tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 5 cho học sinh thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả vượt trội.
            Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
            Facebook: MÔN TOÁN
            Email: montoanmath@gmail.com

            Toán lớp 5 Bài 58: Hình hộp chữ nhật, Hình lập phương, Hình trụ - SGK Cánh Diều

            Bài 58 Toán lớp 5 chương trình Cánh Diều là một bước quan trọng trong việc làm quen với hình học không gian. Học sinh sẽ được tìm hiểu về ba hình khối cơ bản: hình hộp chữ nhật, hình lập phương và hình trụ. Việc nắm vững kiến thức về các hình này không chỉ quan trọng trong môn Toán mà còn ứng dụng trong thực tế cuộc sống.

            1. Hình hộp chữ nhật

            Hình hộp chữ nhật là hình có sáu mặt, trong đó mỗi mặt là một hình chữ nhật. Các mặt đối diện song song và bằng nhau. Hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh và 12 cạnh.

            • Đặc điểm: Sáu mặt hình chữ nhật, 8 đỉnh, 12 cạnh.
            • Diện tích xung quanh: (a + b + c) x 2 x h (trong đó a, b là chiều dài, chiều rộng; c là chiều cao; h là chiều cao).
            • Diện tích toàn phần: Diện tích xung quanh + 2 x Diện tích đáy.
            • Thể tích: a x b x c.

            2. Hình lập phương

            Hình lập phương là một trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật, trong đó tất cả các mặt đều là hình vuông. Hình lập phương có 6 mặt, 8 đỉnh và 12 cạnh bằng nhau.

            • Đặc điểm: Sáu mặt hình vuông, 8 đỉnh, 12 cạnh bằng nhau.
            • Diện tích xung quanh: a x a x 6 (trong đó a là cạnh của hình lập phương).
            • Diện tích toàn phần: a x a x 6.
            • Thể tích: a x a x a.

            3. Hình trụ

            Hình trụ là hình có hai đáy là hai hình tròn bằng nhau và song song, nối với nhau bằng một mặt cong. Hình trụ có một mặt đáy, một mặt đỉnh và một mặt bên.

            • Đặc điểm: Hai đáy hình tròn bằng nhau, mặt bên là mặt cong.
            • Diện tích xung quanh: 2πrh (trong đó r là bán kính đáy, h là chiều cao).
            • Diện tích toàn phần: Diện tích xung quanh + 2 x Diện tích đáy.
            • Thể tích: πr2h.

            Bài tập vận dụng

            Để hiểu rõ hơn về các hình khối này, chúng ta cùng giải một số bài tập sau:

            1. Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm và chiều cao 2cm. Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật đó.
            2. Một hình lập phương có cạnh 4cm. Tính diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương đó.
            3. Một hình trụ có bán kính đáy 2cm và chiều cao 5cm. Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ đó.

            Lưu ý: Khi giải các bài tập về diện tích và thể tích, cần chú ý đến đơn vị đo và đảm bảo tính chính xác của kết quả.

            Ứng dụng thực tế

            Các hình khối hình hộp chữ nhật, hình lập phương và hình trụ xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ:

            • Hình hộp chữ nhật: Hộp đựng đồ, phòng học, tòa nhà,...
            • Hình lập phương: Khối Rubik, xúc xắc,...
            • Hình trụ: Lon nước ngọt, ống nước,...

            Việc hiểu rõ về các hình khối này giúp chúng ta nhận biết và ứng dụng chúng vào các hoạt động thực tế một cách hiệu quả.

            Kết luận

            Bài 58 Toán lớp 5 đã cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản về hình hộp chữ nhật, hình lập phương và hình trụ. Việc nắm vững kiến thức này là nền tảng quan trọng để học tập các môn học khác và ứng dụng vào cuộc sống. Hãy luyện tập thường xuyên để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải toán nhé!

            HìnhĐặc điểmCông thức tính
            Hình hộp chữ nhật6 mặt hình chữ nhật, 8 đỉnh, 12 cạnhDiện tích xung quanh, Diện tích toàn phần, Thể tích
            Hình lập phương6 mặt hình vuông, 8 đỉnh, 12 cạnh bằng nhauDiện tích xung quanh, Diện tích toàn phần, Thể tích
            Hình trụ2 đáy hình tròn bằng nhau, mặt bên là mặt congDiện tích xung quanh, Diện tích toàn phần, Thể tích