Chào mừng các em học sinh đến với bài trắc nghiệm Toán 7 Bài 3: Giá trị tuyệt đối của một số thực, thuộc chương trình Cánh Diều. Bài trắc nghiệm này được thiết kế để giúp các em ôn luyện và củng cố kiến thức đã học về giá trị tuyệt đối của một số thực.
Montoan.com.vn cung cấp bộ câu hỏi trắc nghiệm đa dạng, bao gồm nhiều mức độ khó khác nhau, kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hãy cùng thử sức để đánh giá khả năng của bản thân nhé!
Chọn câu đúng. Nếu \(x < 0\) thì
$\left| x \right| = x$
$\left| x \right| = - x$
$\left| x \right| < 0$
$\left| x \right| = 0$
Giá trị tuyệt đối của \( - 1,5\) là
$1,5$
$ - 1,5$
$2$
$ - 2$
Ta tìm được bao nhiêu số $x > 0$ thoả mãn $\left| x \right|{\rm{ }} = {\rm{ }}2?$
$1$ số
$2$ số
$0$ số
$3$ số
Chọn khẳng định đúng:
$\left| {-{\rm{ }}0,4} \right|{\rm{ }} = {\rm{ }}0,4$
$\left| {-{\rm{ }}0,4} \right|{\rm{ }} = -{\rm{ }}0,4$
$\left| {-\,0,4} \right| = \pm {\rm{ }}0,4$
$\left| {-{\rm{ }}0,4} \right| = 0$
Tìm tất cả các giá trị $x$ thoả mãn : $\left| x \right| = \dfrac{1}{2}$.
\(x = 0\)
$x = \pm \;\dfrac{1}{2}$
$x = \;\dfrac{1}{2}$
\(x = - \dfrac{1}{2}\)
Tính $M{\rm{ }} = {\rm{ }}\left| {-2,8} \right|{\rm{ }}:\left( {-0,7} \right).$
\(M = 4\)
$M = - 4$
$M = 0,4$
\(M = - 0,4\)
Tổng các giá trị của \(x\) thỏa mãn \(\left| {x + \dfrac{2}{5}} \right| - 2 = - \dfrac{1}{4}\) là
\(\dfrac{{ - 14}}{5}\)
\(\dfrac{4}{5}\)
\(\dfrac{{ - 4}}{5}\)
\(\dfrac{{14}}{5}\)
Có bao nhiêu giá trị của \(x\) thỏa mãn \(7,5 - 3\left| {5 - 2x} \right| = - 4,5\,?\)
\(0\)
$1$
$3$
\(2\)
Tính nhanh: $21,6 + 34,7 + 78,4 + 65,3$ , ta được kết quả là :
\(100\)
$200$
$300$
\(400\)
Với mọi \(x \in Q.\) Khẳng định nào dưới đây là sai?
\(|x|\, = \,| - x|\)
\(|x| < - x\)
\(|x|\, \ge 0\)
\(|x|\, \ge x\)
Cho biểu thức $A = \left| {x + 2,3} \right| - \left| { - 1,5} \right|$ . Khi $x = - 1$ thì giá trị của $A$ là:
\(1,7\)
\( - 0,2\)
\(0,2\)
\(2,8\)
Thực hiện phép tính \(\left( { - 4,1} \right) + \left( { - 13,7} \right) + \left( { + 31} \right) + \left( { - 5,9} \right) + \left( { - 6,3} \right)\) ta được kết quả là
\(1\)
\( - 1\)
\(0\)
\(2\)
Kết quả của phép tính \(\left( { - 0,5} \right).5.\left( { - 50} \right).0,02.\left( { - 0,2} \right).2\) là
\(1\)
\( - 0,2\)
\(-1\)
\(-0,5\)
Giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(A = 5 + \left| {\dfrac{1}{5} - x} \right|\) là
\(\dfrac{5}{{26}}\)
\(5\)
\(\dfrac{1}{5}\)
\(\dfrac{{26}}{5}\)
Biểu thức \(F = 2 - \left| {x + \dfrac{2}{3}} \right|\) đạt giá trị lớn nhất khi \(x\) bằng
\(x = \dfrac{{ - 2}}{3}\)
\(x = \dfrac{2}{3}\)
\(x = 2\)
\(3\)
Với giá trị nào của \(x,\,y\) thì biểu thức \(C = 4 - \left| {5x - 5} \right| - \left| {3y + 12} \right|\) đạt giá trị lớn nhất?
\(x = 1;\,y = 4\)
\(x = - 4;\,y = 1\)
\(x = - 1;\,y = 4\)
\(x = 1;\,y = - 4\)
Có bao nhiêu giá trị của \(x\) thỏa mãn \(\left| {x - 3,5} \right| + \left| {x - 1,3} \right| = 0\,?\)
\(1\)
\(2\)
\(3\)
\(0\)
Cho biểu thức \(P = \dfrac{5}{9} - \left| { - \dfrac{3}{5}} \right| + \left| {\dfrac{4}{9}} \right| + \left| {\dfrac{8}{5}} \right|\). Chọn câu đúng.
\(P = 0\)
\(P > 1\)
\(P < 2\)
\(P < 0\)
Rút gọn biểu thức \(A = \left| {x + 0,8} \right| - \left| {x - 2,5} \right| + 1,9\) khi \(x < - 0,8.\)
\( - 1,4\)
\(3,6\)
\(0,2\)
\(5,2\)
Tính giá trị biểu thức: \(K = \left| { - 1,3} \right| + {\left( {\frac{{ - 3}}{5}} \right)^2} - |2,3| - {\left( {\frac{4}{5}} \right)^2} - {2022^0}\)
-3
-2,28
-5,6
-1
Tính giá trị nhỏ nhất của biểu thức: \(A = \left| { - x - 3} \right| + {\left( {y - 1} \right)^2} + {\left( {x + 3} \right)^4} + 2\)
0
-2
2
3
Cho x là 1 số thực bất kì, |x| là:
Một số âm
Một số dương
Một số không âm
Một sô không dương
Tìm x sao cho: |2x + 5| = |-1,5|
x = -1,75
x = 1,75
x = -1,75; x = 1,75
x = -1,75 ; x = -3,25.
Tính: \(\left| { - \sqrt {11} } \right|\)
\(\sqrt {11} \)
-\(\sqrt {11} \)
11
1
Lời giải và đáp án
Chọn câu đúng. Nếu \(x < 0\) thì
$\left| x \right| = x$
$\left| x \right| = - x$
$\left| x \right| < 0$
$\left| x \right| = 0$
Đáp án : B
Sử dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ: \(\left| x \right| = \left\{ \begin{array}{l}x\,\,\,\,{\rm{khi}}\,\,\,x \ge 0\\ - x\,{\rm{khi}}\,\,\,x < 0\end{array} \right.\)
Vì \(\left| x \right| = \left\{ \begin{array}{l}x\,\,\,\,{\rm{khi}}\,\,\,x \ge 0\\ - x\,{\rm{khi}}\,\,\,x < 0\end{array} \right.\)
nên nếu \(x < 0\) thì $\left| x \right| = - x$
Giá trị tuyệt đối của \( - 1,5\) là
$1,5$
$ - 1,5$
$2$
$ - 2$
Đáp án : A
Sử dụng \(\left| x \right| = \left\{ \begin{array}{l}x\,\,\,\,{\rm{khi}}\,\,\,x \ge 0\\ - x\,{\rm{khi}}\,\,\,x < 0\end{array} \right.\)
Ta có \(\left| { - 1,5} \right| = - \left( { - 1,5} \right) = 1,5\)
Ta tìm được bao nhiêu số $x > 0$ thoả mãn $\left| x \right|{\rm{ }} = {\rm{ }}2?$
$1$ số
$2$ số
$0$ số
$3$ số
Đáp án : A
Sử dụng \(\left| x \right| = \left\{ \begin{array}{l}x\,\,\,\,{\rm{khi}}\,\,\,x \ge 0\\ - x\,{\rm{khi}}\,\,\,x < 0\end{array} \right.\)
Ta có \(\left| x \right| = 2\) suy ra \(x = 2\) hoặc \(x = - 2\).
Mà \(x > 0\)(gt) nên \(x = 2\) (TM).
Có một số thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Chọn khẳng định đúng:
$\left| {-{\rm{ }}0,4} \right|{\rm{ }} = {\rm{ }}0,4$
$\left| {-{\rm{ }}0,4} \right|{\rm{ }} = -{\rm{ }}0,4$
$\left| {-\,0,4} \right| = \pm {\rm{ }}0,4$
$\left| {-{\rm{ }}0,4} \right| = 0$
Đáp án : A
Sử dụng \(\left| x \right| = \left\{ \begin{array}{l}x\,\,\,\,{\rm{khi}}\,\,\,x \ge 0\\ - x\,{\rm{khi}}\,\,\,x < 0\end{array} \right.\)
Ta có $\left| {-{\rm{ }}0,4} \right|{\rm{ }} = - {\rm{ }}\left( { - 0,4} \right) = 0,4$
Tìm tất cả các giá trị $x$ thoả mãn : $\left| x \right| = \dfrac{1}{2}$.
\(x = 0\)
$x = \pm \;\dfrac{1}{2}$
$x = \;\dfrac{1}{2}$
\(x = - \dfrac{1}{2}\)
Đáp án : B
Sử dụng \(\left| x \right| = \left\{ \begin{array}{l}x\,\,\,\,{\rm{khi}}\,\,\,x \ge 0\\ - x\,{\rm{khi}}\,\,\,x < 0\end{array} \right.\)
Ta có $\left| x \right| = \dfrac{1}{2}$ suy ra \(x = \dfrac{1}{2}\) hoặc \(x = - \dfrac{1}{2}\).
Tính $M{\rm{ }} = {\rm{ }}\left| {-2,8} \right|{\rm{ }}:\left( {-0,7} \right).$
\(M = 4\)
$M = - 4$
$M = 0,4$
\(M = - 0,4\)
Đáp án : B
Sử dụng \(\left| x \right| = \left\{ \begin{array}{l}x\,\,\,\,{\rm{khi}}\,\,\,x \ge 0\\ - x\,{\rm{khi}}\,\,\,x < 0\end{array} \right.\) sau đó thực hiện phép chia.
Ta có $M{\rm{ }} = {\rm{ }}\left| {-2,8} \right|{\rm{ }}:\left( {-0,7} \right)$\( = 2,8:\left( { - 0,7} \right) = - 4\)
Tổng các giá trị của \(x\) thỏa mãn \(\left| {x + \dfrac{2}{5}} \right| - 2 = - \dfrac{1}{4}\) là
\(\dfrac{{ - 14}}{5}\)
\(\dfrac{4}{5}\)
\(\dfrac{{ - 4}}{5}\)
\(\dfrac{{14}}{5}\)
Đáp án : C
Sử dụng qui tắc chuyển vế để đưa về dạng \(\left| A \right| = a\)
TH1: $A = a$
TH2: $A = - a$ .
Ta có \(\left| {x + \dfrac{2}{5}} \right| - 2 = - \dfrac{1}{4}\)
$\left| {x + \dfrac{2}{5}} \right| = - \dfrac{1}{4} + 2$
\(\left| {x + \dfrac{2}{5}} \right| = - \dfrac{1}{4} + \dfrac{8}{4}\)
\(\left| {x + \dfrac{2}{5}} \right| = \dfrac{7}{4}\)
TH1: \(x + \dfrac{2}{5} = \dfrac{7}{4}\)
\(x = \dfrac{7}{4} - \dfrac{2}{5}\)
\(x = \dfrac{{35}}{{20}} - \dfrac{8}{{20}}\)
\(x = \dfrac{{27}}{{20}}\)
TH2: \(x + \dfrac{2}{5} = - \dfrac{7}{4}\)
\(x = - \dfrac{7}{4} - \dfrac{2}{5}\)
\(x = - \dfrac{{35}}{{20}} - \dfrac{8}{{20}}\)
\(x = \dfrac{{ - 43}}{{20}}\)
Tổng các giá trị của \(x\) là \(\dfrac{{27}}{{20}} + \dfrac{{\left( { - 43} \right)}}{{20}} = \dfrac{{ - 16}}{{20}} = \dfrac{{ - 4}}{5}\) .
Có bao nhiêu giá trị của \(x\) thỏa mãn \(7,5 - 3\left| {5 - 2x} \right| = - 4,5\,?\)
\(0\)
$1$
$3$
\(2\)
Đáp án : D
Sử dụng qui tắc chuyển vế để đưa về dạng \(\left| A \right| = a\)
TH1: $A = a$
TH2: $A = - a$ .
Ta có \(7,5 - 3\left| {5 - 2x} \right| = - 4,5\,\)
\(3\left| {5 - 2x} \right| = 7,5 - \left( { - 4,5} \right)\)
\(3\left| {5 - 2x} \right| = 12\)
\(\left| {5 - 2x} \right| = 12:3\)
\(\left| {5 - 2x} \right| = 4\)
TH1: \(5 - 2x = 4\)
\(2x = 5 - 4\)
\(2x = 1\)
\(x = \dfrac{1}{2}\)
TH2: \(5 - 2x = - 4\)
\(2x = 5 - \left( { - 4} \right)\)
\(2x = 9\)
\(x = \dfrac{9}{2}\)
Vậy có hai giá trị của \(x\) thỏa mãn là \(x = \dfrac{1}{2};\,x = \dfrac{9}{2}\) .
Tính nhanh: $21,6 + 34,7 + 78,4 + 65,3$ , ta được kết quả là :
\(100\)
$200$
$300$
\(400\)
Đáp án : B
Sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng để tính nhanh giá trị biểu thức.
Ta có $21,6 + 34,7 + 78,4 + 65,3$\( = \left( {21,6 + 78,4} \right) + \left( {34,7 + 65,3} \right)\)\( = 100 + 100 = 200.\)
Với mọi \(x \in Q.\) Khẳng định nào dưới đây là sai?
\(|x|\, = \,| - x|\)
\(|x| < - x\)
\(|x|\, \ge 0\)
\(|x|\, \ge x\)
Đáp án : B
Với mọi \(x \in \mathbb{Q}\) ta luôn có: \(\left| x \right| \ge 0;\,\left| x \right| = \left| { - x} \right|\) và \(\left| x \right| \ge x\).
Nên B sai.
Cho biểu thức $A = \left| {x + 2,3} \right| - \left| { - 1,5} \right|$ . Khi $x = - 1$ thì giá trị của $A$ là:
\(1,7\)
\( - 0,2\)
\(0,2\)
\(2,8\)
Đáp án : B
Thay \(x = - 1\) vào \(A\) sau đó tính giá trị biểu thức.
Thay \(x = - 1\) vào \(A\) ta được
\(A = \left| { - 1 + 2,3} \right| - \left| { - 1,5} \right| = \left| {1,3} \right| - \left| { - 1,5} \right|\) \( = 1,3 - 1,5 = - 0,2\).
Thực hiện phép tính \(\left( { - 4,1} \right) + \left( { - 13,7} \right) + \left( { + 31} \right) + \left( { - 5,9} \right) + \left( { - 6,3} \right)\) ta được kết quả là
\(1\)
\( - 1\)
\(0\)
\(2\)
Đáp án : A
Sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng để tính nhanh giá trị biểu thức.
Ta có \(\left( { - 4,1} \right) + \left( { - 13,7} \right) + \left( { + 31} \right) + \left( { - 5,9} \right) + \left( { - 6,3} \right)\)
\( = \left[ {\left( { - 4,1} \right) + \left( { - 5,9} \right)} \right] + \left[ {\left( { - 13,7} \right) + \left( { - 6,3} \right)} \right] + 31\)
\( = - 10 + \left( { - 20} \right) + 31\)
\( = - 30 + 31\)
\( = 1\)
Kết quả của phép tính \(\left( { - 0,5} \right).5.\left( { - 50} \right).0,02.\left( { - 0,2} \right).2\) là
\(1\)
\( - 0,2\)
\(-1\)
\(-0,5\)
Đáp án : C
Sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính nhanh kết quả
Ta có \(\left( { - 0,5} \right).5.\left( { - 50} \right).0,02.\left( { - 0,2} \right).2\)
\( = \left[ {\left( { - 0,5} \right).2} \right].\left[ {\left( { - 50} \right).0,02} \right].\left[ {5.\left( { - 0,2} \right)} \right]\)
\( = \left( { - 1} \right).\left( { - 1} \right).\left( { - 1} \right) = - 1\)
Giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(A = 5 + \left| {\dfrac{1}{5} - x} \right|\) là
\(\dfrac{5}{{26}}\)
\(5\)
\(\dfrac{1}{5}\)
\(\dfrac{{26}}{5}\)
Đáp án : B
Sử dụng tính chất: Với mọi \(x \in \mathbb{Q}\) ta luôn có: \(\left| x \right| \ge 0\)
Và với mọi số hữu tỉ \(a,\,b,c\): Nếu \(a \ge b\) thì \(a + c \ge b + c\) để tìm giá trị nhỏ nhất.
Tổng quát: \(\left| A \right| + m \ge m\) , dấu “=” xảy ra khi \(A = 0\).
Ta có \(\left| {\dfrac{1}{5} - x} \right| \ge 0\) với mọi \(x \in \mathbb{Q}\) nên \(\left| {\dfrac{1}{5} - x} \right| + 5 \ge 5\) với mọi \(x \in \mathbb{Q}\).
Dấu “=” xảy ra khi \(\left| {\dfrac{1}{5} - x} \right| = 0\) suy ra \(\dfrac{1}{5} - x = 0\) suy ra \(x = \dfrac{1}{5}\) .
Giá trị nhỏ nhất của \(A\) là \(5\) khi \(x = \dfrac{1}{5}\) .
Biểu thức \(F = 2 - \left| {x + \dfrac{2}{3}} \right|\) đạt giá trị lớn nhất khi \(x\) bằng
\(x = \dfrac{{ - 2}}{3}\)
\(x = \dfrac{2}{3}\)
\(x = 2\)
\(3\)
Đáp án : A
Sử dụng tính chất: Với mọi \(x \in \mathbb{Q}\) ta luôn có: \(\left| x \right| \ge 0\)
Và với mọi số hữu tỉ \(a,\,b,c\): Nếu \(a \ge b\) thì \(c - a \le c - b\) để tìm giá trị lớn nhất.
Tổng quát: \(m - \left| A \right| \le m\) , dấu “=” xảy ra khi \(A = 0\).
Vì \(\left| {x + \dfrac{2}{3}} \right| \ge 0\) với mọi \(x \in \mathbb{Q}\) nên \(F = 2 - \left| {x + \dfrac{2}{3}} \right| \le 2\)với mọi \(x \in \mathbb{Q}\)
Dấu “=” xảy ra khi \(x + \dfrac{2}{3} = 0\) suy ra \(x = - \dfrac{2}{3}\).
Giá trị lớn nhất của \(F\) là \(2\) khi \(x = - \dfrac{2}{3}\).
Với giá trị nào của \(x,\,y\) thì biểu thức \(C = 4 - \left| {5x - 5} \right| - \left| {3y + 12} \right|\) đạt giá trị lớn nhất?
\(x = 1;\,y = 4\)
\(x = - 4;\,y = 1\)
\(x = - 1;\,y = 4\)
\(x = 1;\,y = - 4\)
Đáp án : D
Sử dụng tính chất: Với mọi \(x \in \mathbb{Q}\) ta luôn có: \(\left| x \right| \ge 0\)
Và với mọi số hữu tỉ \(a,\,b,c\): Nếu \(a \ge b\) thì \(c - a \le c - b\) để tìm giá trị lớn nhất.
Tổng quát: \(m - \left| A \right| - \left| B \right| \le m\) , dấu “=” xảy ra khi \(A = 0\)và \(B = 0\).
Vì \(\left| {5x - 5} \right| \ge 0;\,\left| {3y + 12} \right| \ge 0\) với mọi \(x,\,y\) nên
\(C = 4 - \left| {5x - 5} \right| - \left| {3y + 12} \right| \le 4\) với mọi \(x,y\)
Dấu “=” xảy ra khi \(5x - 5 = 0\) và \(3y + 12 = 0\) suy ra \(x = 1\) và \(y = - 4\).
Vậy giá trị lớn nhất của \(C\) là \(4\) khi \(x = 1;\,y = - 4\).
Có bao nhiêu giá trị của \(x\) thỏa mãn \(\left| {x - 3,5} \right| + \left| {x - 1,3} \right| = 0\,?\)
\(1\)
\(2\)
\(3\)
\(0\)
Đáp án : D
Sử dụng tính chất: Với mọi \(x \in \mathbb{Q}\) ta luôn có: \(\left| x \right| \ge 0\) để đánh giá vế trái.
Từ đó tìm được \(x\).
Tổng quát: \(\left| A \right| + \left| B \right| = 0\) khi và chỉ khi \(A = 0\) và \(B = 0\).
Vì \(\left| {x - 3,5} \right| \ge 0;\left| {x - 1,3} \right| \ge 0\) với mọi \(x\) nên \(\left| {x - 3,5} \right| + \left| {x - 1,3} \right| \ge 0\,\) với mọi \(x\).
Để \(\left| {x - 3,5} \right| + \left| {x - 1,3} \right| = 0\,\) thì \(x - 3,5 = 0\) và \(x - 1,3 = 0\) suy ra \(x = 3,5\) và \(x = 1,3\)(vô lý vì \(x\) không thể đồng thời nhận cả hai giá trị).
Không có giá trị nào của \(x\) thỏa mãn đề bài.
Cho biểu thức \(P = \dfrac{5}{9} - \left| { - \dfrac{3}{5}} \right| + \left| {\dfrac{4}{9}} \right| + \left| {\dfrac{8}{5}} \right|\). Chọn câu đúng.
\(P = 0\)
\(P > 1\)
\(P < 2\)
\(P < 0\)
Đáp án : B
Sử dụng định nghĩa để phá dấu giá trị tuyệt đối sau đó thực hiện phép tính.
Ta có \(P = \dfrac{5}{9} - \left| { - \dfrac{3}{5}} \right| + \left| {\dfrac{4}{9}} \right| + \left| {\dfrac{8}{5}} \right|\)\( = \dfrac{5}{9} - \dfrac{3}{5} + \dfrac{4}{9} + \dfrac{8}{5} = \left( {\dfrac{5}{9} + \dfrac{4}{9}} \right) + \left( {\dfrac{8}{5} - \dfrac{3}{5}} \right)\) \( = 1 + 1 = 2\)
Vậy \(P = 2 > 1.\)
Rút gọn biểu thức \(A = \left| {x + 0,8} \right| - \left| {x - 2,5} \right| + 1,9\) khi \(x < - 0,8.\)
\( - 1,4\)
\(3,6\)
\(0,2\)
\(5,2\)
Đáp án : A
+ Sử dụng: \(\left| x \right| = \left\{ \begin{array}{l}x\,\,\,\,\,\,khi\,\,\,x \ge 0\\ - x\,\,\,khi\,\,\,x < 0\end{array} \right.\) và \(x < - 0,8\) để tính \(\left| {x + 0,8} \right|;\,\left| {x - 2,5} \right|\)
+ Sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng và phép cộng, trừ số thập phân để rút gọn biểu thức.
Ta có: \(x < - 0,8\) hay \(x + 0,8 < 0\) nên \(\left| {x + 0,8} \right| = - (x + 0,8) = - x - 0,8\)
Vì \(x < - 0,8\) nên \(x - 2,5 < 0\). Do đó \(\left| {x - 2,5} \right| = - (x - 2,5) = - x + 2,5\)
Khi đó \(A = \left| {x + 0,8} \right| - \left| {x - 2,5} \right| + 1,9\)
\( = - x - 0,8 - ( - x + 2,5) + 1,9\)
\( = - x - 0,8 + x - 2,5 + 1,9\)
\( = ( - x + x) - (0,8 + 2,5 - 1,9)\)
\( = - (0,8 + 2,5 - 1,9)\)
\( = - 1,4\).
Tính giá trị biểu thức: \(K = \left| { - 1,3} \right| + {\left( {\frac{{ - 3}}{5}} \right)^2} - |2,3| - {\left( {\frac{4}{5}} \right)^2} - {2022^0}\)
-3
-2,28
-5,6
-1
Đáp án : B
+ Tính các giá trị tuyệt đối và lũy thừa
+ Nhóm các số hạng thích hợp với nhau.
\(\begin{array}{l}K = \left| { - 1,3} \right| + {\left( {\frac{{ - 3}}{5}} \right)^2} - |2,3| - {\left( {\frac{4}{5}} \right)^2} - {2022^0}\\ = 1,3 + \frac{9}{{25}} - 2,3 - \frac{{16}}{{25}} - 1\\ = \left( {1,3 - 2,3} \right) + \left( {\frac{9}{{25}} - \frac{{16}}{{25}}} \right) - 1\\ = ( - 1) + \frac{{ - 7}}{{25}} - 1\\ = \frac{{ - 25}}{{25}} + \frac{{ - 7}}{{25}} - \frac{{25}}{{25}}\\ = \frac{{ - 57}}{{25}}\\ = - 2,28\end{array}\)
Tính giá trị nhỏ nhất của biểu thức: \(A = \left| { - x - 3} \right| + {\left( {y - 1} \right)^2} + {\left( {x + 3} \right)^4} + 2\)
0
-2
2
3
Đáp án : C
Đánh giá:
\(\begin{array}{l}|a| \ge 0,\forall a \in \mathbb{R}\\{b^2} \ge 0,{b^4} \ge 0,\forall b \in \mathbb{R}\end{array}\)
Vì \[\left| { - x - 3} \right| \ge 0;{\left( {y - 1} \right)^2} \ge 0;{\left( {x + 3} \right)^4} \ge 0,\forall x,y \in \mathbb{R}\]
\( \Rightarrow \)\(A = \left| { - x - 3} \right| + {\left( {y - 1} \right)^2} + {\left( {x + 3} \right)^4} + 2 \ge 0 + 0 + 0 + 2 = 2\)
Dấu “ = “ xảy ra khi –x – 3 = 0 ; y – 1 = 0 ; x + 3 = 0 \( \Leftrightarrow x = - 3;y = 1\)
Vậy min A = 2 khi x = -3; y = 1
Cho x là 1 số thực bất kì, |x| là:
Một số âm
Một số dương
Một số không âm
Một sô không dương
Đáp án : C
Giá trị tuyệt đối của 1 số thực a là khoảng cách tử điểm biểu diễn a đến gốc O trên trục số.
Giá trị tuyệt đối của 1 số thực khác 0 luôn là 1 số dương. Giá trị tuyệt đối của số 0 là số 0
Giá trị tuyệt đối của 1 số thực bất kì là 1 số không âm.
Tìm x sao cho: |2x + 5| = |-1,5|
x = -1,75
x = 1,75
x = -1,75; x = 1,75
x = -1,75 ; x = -3,25.
Đáp án : D
Bước 1: Tính |-1,5|
Bước 2: |A| = k > 0 thì xảy ra 2 trường hợp:
A = k hoặc A = - k
Ta có: |2x + 5| = |-1,5|
\( \Leftrightarrow \) |2x + 5| = 1,5
\( \Leftrightarrow \left[ {_{2x + 5 = - 1,5}^{2x + 5 = 1,5}} \right. \Leftrightarrow \left[ {_{2x = - 6,5}^{2x = - 3,5}} \right. \Leftrightarrow \left[ {_{x = - 3,25}^{x = - 1,75}} \right.\)
Vậy \(x \in \left\{ { - 1,75; - 3,25} \right\}\)
Tính: \(\left| { - \sqrt {11} } \right|\)
\(\sqrt {11} \)
-\(\sqrt {11} \)
11
1
Đáp án : A
Giá trị tuyệt đối của số - a là số a.
\(\left| { - \sqrt {11} } \right|\) = \(\sqrt {11} \)
Trong chương trình Toán 7, bài học về giá trị tuyệt đối của một số thực đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng vững chắc cho các kiến thức toán học ở các lớp trên. Giá trị tuyệt đối không chỉ là một khái niệm đơn thuần mà còn là công cụ hữu ích để giải quyết nhiều bài toán thực tế.
Giá trị tuyệt đối của một số thực a, ký hiệu là |a|, là khoảng cách từ điểm biểu diễn của a trên trục số đến điểm gốc 0. Nói cách khác:
Ví dụ:
Giá trị tuyệt đối có một số tính chất quan trọng sau:
Giá trị tuyệt đối được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của toán học, bao gồm:
Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm minh họa về bài 3: Giá trị tuyệt đối của một số thực:
Câu 1: Giá trị tuyệt đối của -7 là:
Câu 2: |x| = 5 thì x bằng:
Câu 3: Giá trị của biểu thức |2 - 5| là:
Để nắm vững kiến thức về giá trị tuyệt đối, các em cần luyện tập thường xuyên thông qua các bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận. Montoan.com.vn cung cấp một hệ thống bài tập phong phú, đa dạng, được phân loại theo mức độ khó, giúp các em dễ dàng lựa chọn và luyện tập.
Ngoài kiến thức cơ bản về giá trị tuyệt đối, các em có thể tìm hiểu thêm về các khái niệm liên quan như:
Bài học về giá trị tuyệt đối của một số thực là một phần quan trọng trong chương trình Toán 7. Việc nắm vững kiến thức này sẽ giúp các em giải quyết các bài toán một cách hiệu quả và tự tin hơn. Hãy luyện tập thường xuyên và đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ giáo viên hoặc bạn bè khi gặp khó khăn.