1. Môn Toán
  2. Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 6 - Kết nối tri thức

Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 6 - Kết nối tri thức

Ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức hiệu quả cùng Montoan

Bạn đang tìm kiếm tài liệu ôn tập Toán 6 học kì 2 theo chương trình Kết nối tri thức? Montoan.com.vn cung cấp đề cương ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ, giúp bạn hệ thống lại kiến thức và tự tin bước vào kỳ thi.

Đề cương bao gồm các dạng bài tập trọng tâm, bài tập tự luyện có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, phù hợp với mọi trình độ học sinh.

A. NỘI DUNG ÔN TẬP Số học 1. Phân số - Mở rộng phân số. Phân số bằng nhau - So sánh phân số. Hỗn số dương - Phép tính với phân số (Phép cộng và phép trừ, Phép nhân và phép chia) - Hai bài toán về phân số

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

Số học

1. Phân số

- Mở rộng phân số. Phân số bằng nhau

- So sánh phân số. Hỗn số dương

- Phép tính với phân số (Phép cộng và phép trừ, Phép nhân và phép chia)

- Hai bài toán về phân số

2. Số thập phân

- Số thập phân

- Tính toán với số thập phân

- Làm tròn và ước lượng

- Một số bài toán về tỉ số và tỉ số phần trăm

Hình học

- Điểm và đường thẳng

- Điểm nằm giữa hai điểm. Tia

- Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng

- Trung điểm của đoạn thẳng

- Góc

- Số đo góc

Dữ liệu

- Dữ liệu và thu thập dữ liệu

- Bảng thống kê và biểu đồ tranh

- Biểu đồ cột, biểu đồ cột kép

Xác suất

- Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm

- Xác suất thực nghiệm

B. BÀI TẬP

Đề bài

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Nghịch đảo của \(\frac{{ - 6}}{{11}}\) là:

A. \(\frac{{11}}{{ - 6}}\).

B. \(\frac{6}{{11}}\).

C. \(\frac{{ - 6}}{{ - 11}}\).

D. \(\frac{{ - 11}}{{ - 6}}\).

Câu 2: Rút gọn phân số \(\frac{{ - 27}}{{63}}\) đến tối giản bằng

A. \(\frac{9}{{21}}\).

B. \(\frac{{ - 9}}{{21}}\).

C. \(\frac{3}{7}\).

D. \(\frac{{ - 3}}{7}\).

Câu 3: Viết số thập phân 0,25 về dạng phân số ta được:

A. \(\frac{1}{4}\).

B. \(\frac{5}{2}\).

C. \(\frac{2}{5}\).

D. \(\frac{1}{4}\).

Câu 4: Viết hỗn số 3\(\frac{1}{5}\) dưới dạng phân số

A. \(\frac{3}{5}\).

B. \(\frac{{16}}{5}\).

C. \(\frac{8}{5}\).

D. \(\frac{3}{3}\).

Câu 5: Kết quả của phép tính: \(\frac{9}{{10}} - \left( {\frac{9}{{10}} - \frac{1}{{10}}} \right)\)=

A. \(\frac{{ - 1}}{{10}}\).

B. \(\frac{1}{{10}}\).

C. \(\frac{9}{{10}}\).

D. \(\frac{{ - 9}}{{10}}\).

Câu 6: Tính 25% của 12 bằng

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 6.

Câu 7: Có bao nhiêu phút trong \(\frac{7}{{15}}\) giờ?

A. 28 phút.

B. 11 phút.

C. 4 phút.

D. 60 phút.

Câu 8: Kết quả của phép tính \(\frac{{ - 1}}{5} \cdot \frac{{25}}{8} = \)

A. \(\frac{{ - 5}}{8}\).

B. \(\frac{{ - 1}}{8}\).

C. \(\frac{{25}}{8}\).

D. \(\frac{{ - 1}}{{25}}\).

Câu 9: Kết quả của phép tính \(\frac{{ - 1}}{{13}}:\frac{7}{{ - 13}} = \)

A. \(\frac{{ - 7}}{{169}}\).

B. \(\frac{1}{7}\).

C. \(\frac{7}{{169}}\).

D. \(\frac{{ - 1}}{7}\).

Câu 10: Tích 214,9 . 1,09 là

A. 234,241.

B. 209,241.

C. 231,124.

D. -234,241.

Câu 11: Làm tròn số a = 131,2956 đến chữ số thập phân thứ hai ta được số thập phân nào sau đây:

A. 131,29.

B. 131,31.

C. 131,30.

D. 130.

Câu 12: Số đối của phân số \(\frac{{ - 2}}{3}\) là số.

A. \(\frac{{ - 2}}{3}\).

B. \(\frac{2}{3}\).

C. \(\frac{3}{2}\).

D. \(\frac{2}{{ - 3}}\).

Câu 13: So sánh hai số thập phân 2,56 và 2,57 ta được kết quả

A. \({\rm{2,56}}\,{\rm{ > }}\,{\rm{2,57}}\).

B. \({\rm{2,56}}\, < \,{\rm{2,57}}\).

C. \({\rm{2,57}}\, \le \,{\rm{2,56}}\,\).

D. \({\rm{2,56}}\, = {\rm{2,57}}\).

Câu 14: Tỉ số của hai số - 2 và 5 là:

A. \(\frac{5}{{ - 2}}\).

B. \(\frac{{ - 5}}{2}\).

C. \(\frac{2}{5}\).

D. \(\frac{{ - 2}}{5}\).

Câu 15: Tỉ số phần trăm của 3 và 2 được viết là:

A. \(\frac{2}{3}.100\% \).

B. \(\frac{3}{2}\% \).

C. \(\frac{3}{2}.100\).

D. \(\frac{3}{2}.100\% \).

Câu 16: Cho \(\widehat {{\rm{xOy}}}\,{\rm{ = 3}}{{\rm{0}}^0}\) và \(\widehat {{\rm{mOn}}}\,{\rm{ = 5}}{{\rm{0}}^0}\,\). Kết so sánh nào sau đúng?

A. \(\widehat {{\rm{xOy}}}\,\, > \widehat {{\rm{mOn}}}\,\).

B. \(\widehat {{\rm{xOy}}}\,\, \ge \widehat {{\rm{mOn}}}\,\).

C. \(\widehat {{\rm{xOy}}}\,\, = \widehat {{\rm{mOn}}}\,\).

D. \(\widehat {{\rm{xOy}}}\,\, < \widehat {{\rm{mOn}}}\).

Câu 17: Góc có số đo lớn hơn 00 và nhỏ hơn 900 là góc gì?

A. Góc vuông.

B. Góc nhọn.

C. Góc tù.

D. Góc bẹt.

Câu 18: Cho đoạn thẳng AB = 10 cm, C là điểm nằm giữa A, B. Gọi M là trung điểm của AC và N là trung điểm của CB. Tính MN.

A. MN = 20 cm.

B. MN = 5 cm.

C. MN = 8 cm.

D. MN = 10 cm.

Câu 19: Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB nếu:

A. MA = MB.

B. M nằm giữa A và B.

C. \(MA = MB = \frac{{AB}}{2}\).

D. AM + MB = AB.

Câu 20: Cho \(\widehat {ABC} = {45^0}\) và \(\widehat {MON}\) = \(\widehat {ABC}\). Khi đó số đo góc MON bằng

A. \({30^0}\).

B. \({40^0}\).

C. \({45^0}\).

D. \({50^0}\).

Câu 21: Cho điểm E thuộc đoạn thẳng IK. Biết \(IE = 4cm,EK = 10cm.\) Tính độ dài của đoạn thẳng IK.

A. 4 cm.

B. 7 cm.

C. 6 cm.

D. 14 cm.

Câu 22: Lúc 9 giờ thì kim phút và kim giờ của đồng hồ tạo thành góc gì?

Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 6 - Kết nối tri thức 1

A. góc nhọn.

B. góc tù.

C. góc vuông.

D. góc bẹt.

Câu 23: Số đường thẳng đi qua hai điểm A, B cho trước là:

A. vô số.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 24: Trong các hình vẽ sau hình nào có I là trung điểm của đoạn thẳng AB

Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 6 - Kết nối tri thức 2

Câu 25. Khẳng định đúng là

A. Góc có số đo \({89^o}\) là góc vuông.

B. Góc có số đo \(80^\circ \) là góc tù.

C. Góc có số đo \(100^\circ \) là góc nhọn.

D. Góc có số đo \(140^\circ \) là góc tù.

Câu 26: Biểu đồ cột kép ở Hình 13 biểu diễn số học sinh nam và nữ của lớp 6A có sở thích chơi một số môn thể thao: bóng đá, bóng rổ, bơi. Số học sinh nam thích môn bóng đá là:

Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 6 - Kết nối tri thức 3

A. 12 học sinh.

B. 10 học sinh.

C. 6 học sinh.

D. 5 học sinh.

Câu 27: Bạn An đo nhiệt độ cơ thể (đơn vị 0C) của 5 bạn trong lớp thu được dãy số liệu sau:

 37,1 36,9 37 36,9 36,8

An đã dùng phương pháp nào để thu thập số liệu trên:

A. Quan sát.

B. Làm thí nghiệm.

C. Lập bảng hỏi.

D. Phỏng vấn.

Câu 28: Bạn Lương giúp mẹ thống kê số lượng các cỡ giày mà cửa hàng nhà bạn đã bán được trong tháng đầu tiên khai trương cửa hàng như bảng sau:

Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 6 - Kết nối tri thức 4

Quan sát bảng hãy cho biết cỡ giày bán được nhiều nhất là cỡ nào?

A. 44.

B.75.

C.40.

D.37.

Câu 29: Mỗi xúc xắc có 6 mặt, số chấm ở mỗi mặt là một trong các số nguyên dương từ 1 đến 6. Gieo xúc xắc một lần. Mặt xuất hiện của xúc xắc là phần tử của tập hợp nào dưới đây?

A. {1; 6}.

B. {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}.

C. {0; 1; 2; 3; 4; 5}.

D. {1; 2; 3; 4; 5; 6}.

Câu 30: Khi tung một đồng xu 13 lần liên tiếp, có 7 lần xuất hiện mặt sấp (S). Khi đó xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt ngửa (N) là bao nhiêu.

A. \(\frac{7}{{13}}\).

B. \(\frac{6}{7}\).

C. \(\frac{6}{{13}}\).

D. \(\frac{7}{6}\). 

II. Phần tự luận

Bài 1. Thực hiện phép tính:

a) \(\frac{8}{5} - \frac{7}{5}\).

b) \(\frac{5}{2} - \frac{3}{2} + 3\).

c) \(\frac{2}{3}.\frac{7}{5} + \frac{2}{3}.\frac{{ - 2}}{5}\).

d) \(\frac{{ - 2}}{{11}} + \frac{3}{5} + \frac{{ - 9}}{{11}} + 2022 + \frac{2}{5}\).

e) \(\frac{{ - 7}}{9}.\frac{3}{{11}} + \frac{{ - 7}}{9}.\frac{8}{{11}} + \frac{{16}}{9}\).

f) \(\frac{2}{5}\,\, - \,30\% \,\, + \,\,0,\,6\).

Bài 2. Tìm x, biết:

a) \(x - \frac{1}{3} = \frac{{ - 2}}{4}\)

b) \(\frac{x}{{15}} = \frac{{ - 2}}{3} + \frac{1}{5}\)

c) \(\frac{5}{2} - \frac{3}{2}(x - 1) = \frac{1}{3}\)

d) \(\frac{{13}}{5}x - \frac{1}{3} = \frac{3}{4}\)

e) \(3,4 - 3x = 5,8\)

f) \(\frac{{x - 1}}{2} = \frac{8}{{x - 1}}\)

Bài 3. Ba bác Đông, Nam, Bắc góp vốn đầu tư mua máy cày hết 24 triệu đồng. Sau khi góp số tiền của bác Đông, Nam lần lượt bằng \(\frac{1}{3}\) và \(25\% \) tổng số tiền thu được. Tính số tiền của mỗi người đã góp.

Bài 4. Lúc 6 giờ sáng thời tiết ở Đồng Văn (Hà Giang) là \( - 0,{8^{\,\,0}}C\), đến 11 giờ trưa nhiệt độ tăng lên được \(0,{5^{\,\,0}}C\) so với lúc 6 giờ sáng. Hỏi nhiệt độ ở Đồng Văn (Hà Giang) lúc 11 giờ trưa là bao nhiêu?

Bài 5. Bạn An đọc một quyển sách có 120 trang trong ba ngày thì xong. Ngày thứ nhất bạn An đọc được \(\frac{1}{3}\) tổng số trang và bằng \(\frac{2}{3}\) ngày thứ hai. Hỏi mỗi ngày bạn An đọc được bao nhiêu trang sách?

Bài 6. Bác nông dân có một mảnh vườn hình chữ nhật. Bác dùng \(80\% \) diện tích mảnh vườn để trồng cây ăn quả. Biết diện tích trồng cây ăn quả là \(460\,{m^2}\). Hỏi diện tích mảnh vườn là bao nhiêu \({m^2}\)?

Bài 7. Làm tròn các số sau đến hàng phần trăm: \(12,057;\,\,40,1534\).

Bài 8. Cho điểm A nằm giữa hai điểm O và B sao cho \(OA{\rm{ }} = {\rm{ }}3{\rm{cm}};{\rm{ }}OB{\rm{ }} = {\rm{ }}6{\rm{cm}}.\)

a) Tính độ dài đoạn thẳng\(AB\)?

b) Điểm \(A\) có là trung điểm của đoạn thẳng \(OB\) không? Vì sao?

Bài 9. Cho hai tia \({\rm{Ox}},{\rm{Oy}}\) đối nhau. Trên tia \({\rm{Ox}}\) lấy điểm \({\rm{A}}\) sao cho \({\rm{OA}} = 4\;{\rm{cm}}\). Trên tia \({\rm{Oy}}\) lấy điểm \({\rm{B}}\) sao cho \({\rm{OB}} = 2\;{\rm{cm}}\). Gọi \({\rm{C}}\) là trung điểm của đoạn thẳng \({\rm{OA}}\).

a) Tính độ dài đoạn thẳng \({\rm{AB}}\).

b) Điểm \({\rm{O}}\) có là trung điểm của đoạn thẳng \({\rm{BC}}\) không? Vì sao?

c) Vẽ tia \({\rm{Oz}}\) khác các tia \({\rm{Ox}},{\rm{Oy}}\). Viết tên các góc có trong hình vẽ.

Bài 10. Hoan gieo một con xúc sắc 100 lần và ghi lại số chấm xuất hiện ở mỗi lần gieo được kết quả như sau:

Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 6 - Kết nối tri thức 5

Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện sau:

a) Số chấm xuất hiện là số chẵn

b) Số chấm xuất hiện lớn hơn 2

Bài 11*. So sánh S với 2, biết \(S = \frac{1}{2} + \frac{2}{{{2^2}}} + \frac{3}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{{2023}}{{{2^{2023}}}}\).

Bài 12*. Cho S = \(\frac{1}{2} + \frac{1}{3} + \frac{1}{4} + ... + \frac{1}{{48}} + \frac{1}{{49}} + \frac{1}{{50}}\) và P = \(\frac{1}{{49}} + \frac{2}{{48}} + \frac{3}{{47}} + ... + \frac{{48}}{2} + \frac{{49}}{1}\). Tính \(\frac{S}{P}\).

-------- Hết --------

Lời giải chi tiết

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1. A

Câu 2. D

Câu 3. A

Câu 4. B

Câu 5. B

Câu 6. B

Câu 7. A

Câu 8. A

Câu 9. B

Câu 10. A

Câu 11. C

Câu 12. B

Câu 13. B

Câu 14. D

Câu 15. D

Câu 16. D

Câu 17. B

Câu 18. B

Câu 19. C

Câu 20. C

Câu 21. D

Câu 22. C

Câu 23. B

Câu 24. A

Câu 25. D

Câu 26. B

Câu 27. B

Câu 28. C

Câu 29. D

Câu 30. C

II. Phần tự luận

Bài 1. Thực hiện phép tính:

a) \(\frac{8}{5} - \frac{7}{5}\).

b) \(\frac{5}{2} - \frac{3}{2} + 3\).

c) \(\frac{2}{3}.\frac{7}{5} + \frac{2}{3}.\frac{{ - 2}}{5}\).

d) \(\frac{{ - 2}}{{11}} + \frac{3}{5} + \frac{{ - 9}}{{11}} + 2022 + \frac{2}{5}\).

e) \(\frac{{ - 7}}{9}.\frac{3}{{11}} + \frac{{ - 7}}{9}.\frac{8}{{11}} + \frac{{16}}{9}\).

f) \(\frac{2}{5}\,\, - \,30\% \,\, + \,\,0,\,6\).

Phương pháp

Áp dụng các quy tắc tính với phân số, số thập phân, phần trăm.

Lời giải

a) \(\frac{8}{5} - \frac{7}{5} = \frac{{8 - 7}}{5} = \frac{1}{5}\).

b) \(\frac{5}{2} - \frac{3}{2} + 3 = \frac{{5 - 3}}{2} + 3 = \frac{2}{2} + 3 = 1 + 3 = 4\).

c) \(\frac{2}{3}.\frac{7}{5} + \frac{2}{3}.\frac{{ - 2}}{5} = \frac{2}{3}\left( {\frac{7}{5} - \frac{2}{5}} \right) = \frac{2}{3}.\frac{5}{5} = \frac{2}{3}.1 = \frac{2}{3}\).

d) \(\frac{{ - 2}}{{11}} + \frac{3}{5} + \frac{{ - 9}}{{11}} + 2022 + \frac{2}{5} = \left( {\frac{{ - 2}}{{11}} + \frac{{ - 9}}{{11}}} \right) + \left( {\frac{3}{5} + \frac{2}{5}} \right) + 2022 = - 1 + 1 + 2022 = 2022\).

e) \(\frac{{ - 7}}{9}.\frac{3}{{11}} + \frac{{ - 7}}{9}.\frac{8}{{11}} + \frac{{16}}{9} = \frac{{ - 7}}{9}.\left( {\frac{3}{{11}} + \frac{8}{{11}}} \right) + \frac{{16}}{9} = \frac{{ - 7}}{9}.1 + \frac{{16}}{9} = \frac{{ - 7}}{9} + \frac{{16}}{9} = \frac{9}{9} = 1\).

f) \(\frac{2}{5}\,\, - \,30\% \,\, + \,\,0,\,6 = \frac{2}{5} - \frac{3}{{10}} + \frac{3}{5} = \left( {\frac{2}{5} + \frac{3}{5}} \right) - \frac{3}{{10}} = 1 - \frac{3}{{10}} = \frac{7}{{10}}\).

Bài 2. Tìm x, biết:

a) \(x - \frac{1}{3} = \frac{{ - 2}}{4}\)

b) \(\frac{x}{{15}} = \frac{{ - 2}}{3} + \frac{1}{5}\)

c) \(\frac{5}{2} - \frac{3}{2}(x - 1) = \frac{1}{3}\)

d) \(\frac{{13}}{5}x - \frac{1}{3} = \frac{3}{4}\)

e) \(3,4 - 3x = 5,8\)

f) \(\frac{{x - 1}}{2} = \frac{8}{{x - 1}}\)

Phương pháp

Áp dụng các quy tắc tính với phân số và số thập phân, quy tắc chuyển vế để tìm x.

Lời giải

a) \(x - \frac{1}{3} = \frac{{ - 2}}{4}\)

\(\begin{array}{l}x = \frac{{ - 2}}{4} + \frac{1}{3}\\x = \frac{{ - 6}}{{12}} + \frac{4}{{12}}\\x = \frac{{ - 2}}{{12}} = \frac{{ - 1}}{6}\end{array}\)

Vậy \(x = \frac{{ - 1}}{6}\)

b) \(\frac{x}{{15}} = \frac{{ - 2}}{3} + \frac{1}{5}\)

\(\begin{array}{l}\frac{x}{{15}} = \frac{{ - 10}}{{15}} + \frac{3}{{15}}\\\frac{x}{{15}} = \frac{{ - 7}}{{15}}\\x = - 7\end{array}\)

Vậy x = -7

c) \(\frac{5}{2} - \frac{3}{2}(x - 1) = \frac{1}{3}\)

\(\begin{array}{l}\frac{5}{2} - \frac{{3x}}{2} + \frac{3}{2} = \frac{1}{3}\\\left( {\frac{5}{2} + \frac{3}{2}} \right) - \frac{{3x}}{2} = \frac{1}{3}\\4 - \frac{{3x}}{2} = \frac{1}{3}\\\frac{{3x}}{2} = 4 - \frac{1}{3}\\\frac{{3x}}{2} = \frac{{11}}{3}\\3x.3 = 11.2\\9x = 22\\x = \frac{{22}}{9}\end{array}\)

Vậy \(x = \frac{{22}}{9}\)

d) \(\frac{{13}}{5}x - \frac{1}{3} = \frac{3}{4}\)

\(\begin{array}{l}\frac{{13}}{5}x = \frac{3}{4} + \frac{1}{3}\\\frac{{13}}{5}x = \frac{9}{{12}} + \frac{4}{{12}}\\\frac{{13}}{5}x = \frac{{13}}{{12}}\\x = \frac{{13}}{{12}}:\frac{{13}}{5}\\x = \frac{{13}}{{12}}.\frac{5}{{13}}\\x = \frac{5}{{12}}\end{array}\)

Vậy \(x = \frac{5}{{12}}\)

e) \(3,4 - 3x = 5,8\)

\(\begin{array}{l} - 3x = 5,8 - 3,4\\ - 3x = 2,4\\x = 2,4:\left( { - 3} \right)\\x = - 0,8\end{array}\)

f) \(\frac{{x - 1}}{2} = \frac{8}{{x - 1}}\)

\(\begin{array}{l}{\left( {x - 1} \right)^2} = 8.2\\{\left( {x - 1} \right)^2} = 16\end{array}\)

\(x - 1 = 4\) hoặc \(x - 1 = - 4\)

\(\begin{array}{l}x = 4 + 1\\x = 5\end{array}\) \(\begin{array}{l}x = - 4 + 1\\x = - 3\end{array}\)

Vậy \(x = 5\) hoặc \(x = - 3\)

Bài 3. Ba bác Đông, Nam, Bắc góp vốn đầu tư mua máy cày hết 24 triệu đồng. Sau khi góp số tiền của bác Đông, Nam lần lượt bằng \(\frac{1}{3}\) và \(25\% \) tổng số tiền thu được. Tính số tiền của mỗi người đã góp.

Phương pháp

Tìm \(\frac{m}{n}\) của a, ta tính \(a.\frac{m}{n}\).

Tìm \(m\% \) của a, ta tính \(a.\frac{m}{{100}}\).

Lời giải

Số tiền bác Đông góp là: \(24.\frac{1}{3} = 8\) (triệu đồng)

Số tiền bác Nam góp là: \(24.\frac{{25}}{{100}} = 6\) (triệu đồng)

Số tiền bác Bắc góp là: \(24 - 8 - 6 = 10\) (triệu đồng)

Vậy số tiền bác Đông, Nam, Bắc góp lần lượt là 8 triệu, 6 triệu, 10 triệu.

Bài 4. Lúc 6 giờ sáng thời tiết ở Đồng Văn (Hà Giang) là \( - 0,{8^{\,\,0}}C\), đến 11 giờ trưa nhiệt độ tăng lên được \(0,{5^{\,\,0}}C\) so với lúc 6 giờ sáng. Hỏi nhiệt độ ở Đồng Văn (Hà Giang) lúc 11 giờ trưa là bao nhiêu?

Phương pháp

Dựa vào quy tắc cộng số nguyên.

Lời giải

Nhiệt độ ở Đồng Văn (Hà Giang) lúc 11 giờ trưa là:

\( - 0,8 + 0,5 = - 0,3\left( {^0C} \right)\)

Vậy nhiệt độ ở Đồng Văn (Hà Giang) lúc 11 giờ trưa là \( - 0,{3^0}C\).

Bài 5. Bạn An đọc một quyển sách có 120 trang trong ba ngày thì xong. Ngày thứ nhất bạn An đọc được \(\frac{1}{3}\) tổng số trang và bằng \(\frac{2}{3}\) ngày thứ hai. Hỏi mỗi ngày bạn An đọc được bao nhiêu trang sách?

Phương pháp

Tìm \(\frac{m}{n}\) của a, ta tính \(a.\frac{m}{n}\).

Tìm a khi biết \(\frac{m}{n}\) của nó là b, ta tính \(a = b:\frac{m}{n}\).

Lời giải

Số trang sách mà bạn An đọc ngày thứ nhất là: \(120.\frac{1}{3} = 40\) (trang)

Số trang sách mà bạn An đọc ngày thứ hai là: \(40:\frac{2}{3} = 60\) (trang)

Số trang sách mà bạn An đọc ngày thứ ba là: \(120 - 40 - 60 = 20\) (trang)

Vậy số trang sách bạn An đọc trong ba ngày lần lượt là 40 trang, 60 trang, 20 trang.

Bài 6. Bác nông dân có một mảnh vườn hình chữ nhật. Bác dùng \(80\% \) diện tích mảnh vườn để trồng cây ăn quả. Biết diện tích trồng cây ăn quả là \(460\,{m^2}\). Hỏi diện tích mảnh vườn là bao nhiêu \({m^2}\)?

Phương pháp

Tìm a khi biết m% của nó là b, ta tính \(a = b:\frac{m}{{100}}\).

Lời giải

Diện tích mảnh vườn là: \(460:\frac{{80}}{{100}} = 575\left( {{m^2}} \right)\).

Bài 7. Làm tròn các số sau đến hàng phần trăm: \(12,057;\,\,40,1534\).

Phương pháp

Dựa vào quy tắc làm tròn số.

Lời giải

Số 12,057 làm tròn đến hàng phần trăm là 12,06.

Số 40,1534 làm tròn đến hàng phần trăm là 40,15.

Bài 8. Cho điểm A nằm giữa hai điểm O và B sao cho \(OA{\rm{ }} = {\rm{ }}3{\rm{cm}};{\rm{ }}OB{\rm{ }} = {\rm{ }}6{\rm{cm}}.\)

a) Tính độ dài đoạn thẳng\(AB\)?

b) Điểm \(A\) có là trung điểm của đoạn thẳng \(OB\) không? Vì sao?

Phương pháp

a) Tính độ dài đoạn thẳng AB dựa vào OA và OB.

b) Kiểm tra xem OA và AB có bằng nhau hay không.

Lời giải

Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 6 - Kết nối tri thức 6

a) Vì điểm A nằm giữa hai điểm O và B nên OA + AB = OB suy ra:

AB = OB – OA = 6 – 3 = 3(cm)

b) Vì điểm A nằm giữa hai điểm O và B, OA = AB = \(\frac{1}{2}\)OB (\(3 = \frac{1}{2}.6\)) nên A là trung điểm của OB.

Bài 9. Cho hai tia \({\rm{Ox}},{\rm{Oy}}\) đối nhau. Trên tia \({\rm{Ox}}\) lấy điểm \({\rm{A}}\) sao cho \({\rm{OA}} = 4\;{\rm{cm}}\). Trên tia \({\rm{Oy}}\) lấy điểm \({\rm{B}}\) sao cho \({\rm{OB}} = 2\;{\rm{cm}}\). Gọi \({\rm{C}}\) là trung điểm của đoạn thẳng \({\rm{OA}}\).

a) Tính độ dài đoạn thẳng \({\rm{AB}}\).

b) Điểm \({\rm{O}}\) có là trung điểm của đoạn thẳng \({\rm{BC}}\) không? Vì sao?

c) Vẽ tia \({\rm{Oz}}\) khác các tia \({\rm{Ox}},{\rm{Oy}}\). Viết tên các góc có trong hình vẽ.

Phương pháp

Vẽ hình theo hướng dẫn.

a) Xác định độ dài đoạn thẳng AB qua OA và OB.

b) Chứng minh OB = OC và O nằm giữa B và C nên O là trung điểm của BC.

c) Vẽ tia Oz và kể tên các góc trong hình.

Lời giải

Vẽ hình

Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 6 - Kết nối tri thức 7

a) Theo hình vẽ: \(AB = OA + OB = 4 + 2 = 6\;{\rm{cm}}\)

Vậy \(AB = 6\;{\rm{cm}}\)

b) Vì C là trung điểm của đoạn thẳng \({\rm{OA}}\) nên \(OC = \frac{{OA}}{2} = \frac{4}{2} = 2\;{\rm{cm}}\)

Suy ra \({\rm{OB}} = {\rm{OC}}\)

Lại có \({\rm{O}}\) nằm giữa \({\rm{B}}\) và \({\rm{C}}\)

Do đó O là trung điểm của đoạn thẳng \({\rm{BC}}\)

Vậy \({\rm{O}}\) là trung điểm của đoạn thẳng \({\rm{BC}}\).

c)

Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 6 - Kết nối tri thức 8

Các góc có trong hình vẽ là:

\(\widehat {{\rm{xOz}}};\widehat {{\rm{yOz}}};\widehat {{\rm{xOy}}},\widehat {xAy},\widehat {xCy},\widehat {xBy}\)

Bài 10. Hoan gieo một con xúc sắc 100 lần và ghi lại số chấm xuất hiện ở mỗi lần gieo được kết quả như sau:

Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 6 - Kết nối tri thức 9

Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện sau:

a) Số chấm xuất hiện là số chẵn

b) Số chấm xuất hiện lớn hơn 2

Phương pháp

Xác định số tổng số lần sự kiện xảy ra.

Xác suất thực nghiệm của sự kiện bằng tỉ số giữa số lần sự kiện xảy ra và tổng số lần thực hiện.

Lời giải

a) Số lần số chấm xuất hiện là số chẵn là: 20 + 22 + 15 = 57 (lần).

Xác suất thực nghiệm của sự kiện số chấm xuất hiện là số chẵn là: \(\frac{{57}}{{100}}\).

b) Số lần số chấm xuất hiện lớn hơn 2 là: 18 + 22 + 10 + 15 = 65 (lần)

Xác suất thực nghiệm của sự kiện số chấm xuất hiện lớn hơn 2 là: \(\frac{{65}}{{100}} = \frac{{13}}{{20}}\).

Bài 11*. So sánh S với 2, biết \(S = \frac{1}{2} + \frac{2}{{{2^2}}} + \frac{3}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{{2023}}{{{2^{2023}}}}\).

Phương pháp

Nhân hai vế của S với 2 để rút gọn S.

Lời giải

\(S = \frac{1}{2} + \frac{2}{{{2^2}}} + \frac{3}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{{2023}}{{{2^{2023}}}}\)

\(2S = 1 + \frac{2}{2} + \frac{3}{{{2^2}}} + \frac{4}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{{2023}}{{{2^{2022}}}}\)

\(2S - S = 1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{{{2^2}}} + \frac{1}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{1}{{{2^{2022}}}} - \frac{{2023}}{{{2^{2023}}}}\)

\(S = 1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{{{2^2}}} + \frac{1}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{1}{{{2^{2022}}}} - \frac{{2023}}{{{2^{2023}}}}\)

\(2S = 2 + 1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{{{2^2}}} + \frac{1}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{1}{{{2^{2021}}}} - \frac{{2023}}{{{2^{2022}}}}\)

\(2S - S = 2 - \frac{{2024}}{{{2^{2022}}}} + \frac{{2023}}{{{2^{2023}}}}\)

\(S = 2 - \frac{{4048 - 2023}}{{{2^{2023}}}}\)

Vậy \(S < 2\).

Bài 12*. Cho S = \(\frac{1}{2} + \frac{1}{3} + \frac{1}{4} + ... + \frac{1}{{48}} + \frac{1}{{49}} + \frac{1}{{50}}\) và P = \(\frac{1}{{49}} + \frac{2}{{48}} + \frac{3}{{47}} + ... + \frac{{48}}{2} + \frac{{49}}{1}\). Tính \(\frac{S}{P}\).

Phương pháp

Biểu diễn P theo S bằng cách phân tích số 49 thành tổng của 49 số 1 và nhóm vào các phân số còn lại.

Lời giải

Xét P, ta có:

\(\begin{array}{l}P = \frac{1}{{49}} + \frac{2}{{48}} + \frac{3}{{47}} + ... + \frac{{48}}{2} + \frac{{49}}{1}\\ = \frac{{49}}{1} + \frac{{48}}{2} + ... + \frac{3}{{47}} + \frac{2}{{48}} + \frac{1}{{49}}\\ = 49 + \frac{{48}}{2} + ... + \frac{3}{{47}} + \frac{2}{{48}} + \frac{1}{{49}}\\ = \left( {1 + \frac{{48}}{2}} \right) + ... + \left( {1 + \frac{3}{{47}}} \right) + \left( {1 + \frac{2}{{48}}} \right) + \left( {1 + \frac{1}{{49}}} \right) + 1\\ = \frac{{50}}{2} + ... + \frac{{50}}{{47}} + \frac{{50}}{{48}} + \frac{{50}}{{49}} + \frac{{50}}{{50}}\\ = 50\left( {\frac{1}{2} + ... + \frac{1}{{47}} + \frac{1}{{48}} + \frac{1}{{49}} + \frac{1}{{50}}} \right)\\ = 50.S\end{array}\)

Khi đó \(\frac{S}{P} = \frac{S}{{50S}} = \frac{1}{{50}}\)

Vậy \(\frac{S}{P} = \frac{1}{{50}}\)

Bạn đang tiếp cận nội dung Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 6 - Kết nối tri thức thuộc chuyên mục sgk toán lớp 6 trên nền tảng học toán. Bộ bài tập toán thcs này được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ khung chương trình sách giáo khoa hiện hành, nhằm tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 6 cho học sinh thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả vượt trội.
Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
Facebook: MÔN TOÁN
Email: montoanmath@gmail.com

Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 6 - Kết nối tri thức: Tổng quan và Hướng dẫn

Học kì 2 Toán 6 chương trình Kết nối tri thức tập trung vào các chủ đề quan trọng như số nguyên, phân số, tỉ lệ thức, hình học cơ bản. Việc nắm vững kiến thức và kỹ năng trong từng chủ đề là yếu tố then chốt để đạt kết quả tốt trong kỳ thi học kì.

1. Số nguyên

Chương trình học kì 2 Toán 6 dành nhiều thời gian cho việc ôn tập và củng cố kiến thức về số nguyên. Các em học sinh cần nắm vững các khái niệm cơ bản như:

  • Số nguyên âm, số nguyên dương, số 0
  • Thứ tự của các số nguyên trên trục số
  • Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia số nguyên
  • Tính chất của các phép toán trên số nguyên

Đề cương ôn tập sẽ tập trung vào các bài tập vận dụng các kiến thức này vào giải quyết các bài toán thực tế.

2. Phân số

Phân số là một trong những kiến thức quan trọng của Toán học. Trong học kì 2, các em học sinh sẽ được ôn tập và củng cố kiến thức về:

  • Khái niệm phân số, phân số bằng nhau
  • Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia phân số
  • Rút gọn phân số, quy đồng mẫu số
  • So sánh phân số

Các bài tập trong đề cương sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng giải toán với phân số một cách hiệu quả.

3. Tỉ lệ thức

Tỉ lệ thức là một khái niệm mới được giới thiệu trong chương trình Toán 6. Các em học sinh cần nắm vững:

  • Khái niệm tỉ lệ thức
  • Tính chất của tỉ lệ thức
  • Ứng dụng của tỉ lệ thức trong giải toán

Đề cương ôn tập sẽ cung cấp các bài tập giúp các em hiểu rõ hơn về tỉ lệ thức và cách áp dụng nó vào giải toán.

4. Hình học cơ bản

Chương trình học kì 2 Toán 6 cũng dành thời gian cho việc ôn tập các kiến thức về hình học cơ bản như:

  • Các loại góc (góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt)
  • Các loại đường thẳng (đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc)
  • Các hình cơ bản (tam giác, hình vuông, hình chữ nhật)

Các bài tập trong đề cương sẽ giúp các em củng cố kiến thức về hình học và rèn luyện kỹ năng vẽ hình.

Cấu trúc đề cương ôn tập học kì 2 Toán 6 - Kết nối tri thức

Đề cương ôn tập thường được chia thành các phần sau:

  1. Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng nhận biết các khái niệm.
  2. Phần tự luận: Yêu cầu học sinh giải các bài toán vận dụng kiến thức đã học.
  3. Phần bài tập nâng cao: Dành cho những học sinh có khả năng học tốt, giúp các em phát triển tư duy và kỹ năng giải toán.

Lời khuyên khi ôn tập

Để ôn tập hiệu quả, các em học sinh nên:

  • Học thuộc các định nghĩa, tính chất và công thức quan trọng.
  • Làm đầy đủ các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập.
  • Tìm kiếm các tài liệu ôn tập bổ sung trên internet hoặc tại các trung tâm luyện thi.
  • Hỏi thầy cô giáo hoặc bạn bè khi gặp khó khăn.
  • Lập kế hoạch ôn tập khoa học và thực hiện nghiêm túc.

Montoan.com.vn – Đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục Toán học

Montoan.com.vn tự hào là một trong những website học toán online uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi cung cấp đầy đủ các tài liệu ôn tập, bài giảng video, bài tập trắc nghiệm và các khóa học online giúp các em học sinh ôn tập Toán 6 hiệu quả và đạt kết quả cao.

Hãy truy cập Montoan.com.vn ngay hôm nay để khám phá thêm nhiều tài liệu hữu ích khác!

Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6

Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6